Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TÁO NHO NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 173 trang )

DỰ ÁN HỖ TRỢ TAM NÔNG
TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
CÁC SẢN PHẨM TÁO, TỎI VÀ NHO
TỈNH NINH THUẬN

Trưởng nhóm nghiên cứu: Ts Nguyễn Phú Son
Thành viên tham gia:

PGs. Ts. Võ Thị Thanh Lộc
Ths. Võ Thanh Dũng
Cn. Nguyễn Thị Thu An
Cn. Phạm Hải Bửu
Ths. Đặng Minh Mẫn
Ks. Lê Bửu Minh Quân
Cn. Võ Thái Tuấn
Cn. Nguyễn Thị Kim Thoa
Ths. Đoàn Hoài Nhân
Ts. Huỳnh Trường Huy

Tháng 6/2012


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 4
2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................................. 4


2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 7
5.1 Phương pháp tiếp cận ........................................................................................................ 7
5.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................................ 10
5.2.1 Số liệu nghiên cứu .................................................................................................... 10
5.2.2 Mẫu điều tra .............................................................................................................. 11
5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 12
6. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 14
6.1 Điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận ............................................................................. 14
6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận ................................................................. 16
7. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ ........................................................................ 20
7.1 Sản phẩm táo ................................................................................................................... 20
7.1.1 Sản xuất.................................................................................................................... 20
7.1.2 Chế biến và Tiêu thụ ................................................................................................ 23
7.2 Sản phẩm tỏi .................................................................................................................... 24
7.2.1 Sản xuất..................................................................................................................... 24
7.2.2 Chế biến và Tiêu thụ ................................................................................................. 25
7.3 Sản phẩm nho .................................................................................................................. 25
7.3.1 Sản xuất..................................................................................................................... 25
7.3.2 Chế biến & Tiêu thụ.................................................................................................. 28
8. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị táo ...................................................... 31


8.1 Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các Tác nhân .............................................. 31
8.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân ............................................................................ 32
8.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị ..................................... 43
8.4 Mô tả chuỗi giá trị của sản phẩm táo .............................................................................. 44
8.5 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị ................................ 47

8.5.1 Thuận lợi ................................................................................................................... 47
8.5.2 Khó khăn ................................................................................................................... 48
8.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị táo của Ninh Thuận ......................................................... 50
8.6.1 Chi phí sản xuất của người trồng táo ........................................................................ 50
8.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần .................................................... 52
8.6.3 Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân ...................... 57
8.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị táo .............................................................. 62
8.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi........................................................................................ 62
8.7.2 Tầm nhìn chiến lược ................................................................................................. 62
8.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm táo ...................................................................... 62
8.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi ........................................................................... 63
9. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị tỏi ....................................................... 75
9.1 Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các tác nhân ................................................ 75
9.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân ............................................................................ 75
9.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị ..................................... 84
9.4 Mô tả chuỗi giá trị của sản phẩm tỏi ............................................................................... 85
9.5 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị ................................. 87
9.5.1 Thuận lợi ................................................................................................................... 87
9.5.2 Khó khăn ................................................................................................................... 88
9.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận ......................................................... 89
9.6.1 Chi phí sản xuất của người trồng tỏi ......................................................................... 89
9.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần .................................................... 91
9.6.3 Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân ...................... 97


9.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tỏi ............................................................ 104
9.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi...................................................................................... 104
9.7.2 Tầm nhìn chiến lược ............................................................................................... 104
9.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm tỏi..................................................................... 104
9.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi ......................................................................... 105

10. Chức năng và hoạt động thị trường chuỗi giá trị nho ................................................. 113
10.1 Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các tác nhân ............................................ 113
10.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân ........................................................................ 113
10.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị ................................. 122
10.4 Mô tả chuỗi giá trị của sản phẩm nho ......................................................................... 123
10.5 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị ............................. 124
10.5.1 Thuận lợi ............................................................................................................... 124
10.5.2 Khó khăn ............................................................................................................... 126
10.6 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận ................................................... 127
10.6.1 Chi phí sản xuất của người trồng nho ................................................................... 127
10.6.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần ................................................ 129
10.6.3 Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân .................. 132
10.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nho......................................................... 135
10.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi .................................................................................... 135
10.7.2 Tầm nhìn chiến lược ............................................................................................. 135
10.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm nho ................................................................. 135
10.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi ....................................................................... 136
11. Kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị táo giai đoạn 2012-2015 .................. 143
11.1 Xác định các hoạt động cần thực hiện để thực thi các chiến lược .............................. 143
11.2 Kế hoạch hành động cho việc nâng cấp chuỗi giá trị táo giai đoạn 2012-2015 .......... 144
12. Kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị tỏi giai đoạn 2012-2015 ................... 152
12.1 Xác định các hoạt động cần thực hiện để thực thi các chiến lược .............................. 152
12.2 Kế hoạch hành động cho việc nâng cấp chuỗi giá trị tỏi giai đoạn 2012-2015 .......... 152


13. Kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị nho giai đoạn 2012-2015 ................. 161
13.1 Xác định các hoạt động cần thực hiện ......................................................................... 161
13.2 Kế hoạch hành động .................................................................................................... 161



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu ............................................................................................................... 12
Bảng 1.2 Mô hình phân tích SWOT ......................................................................................... 14
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận năm 2011 .............................. 17
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng táo và nho giai đoạn 2006-2011 ........................................... 21
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng táo phân theo huyện giai đoạn 2008 – 2010 ........................ 22
Bảng 3.1 Đặc điểm về chủ hộ của những hộ trồng táo ............................................................. 33
Bảng 3.2 Thông tin hoạt động mua bán của thương lái............................................................ 36
Bảng 3.3 Thông tin hoạt động mua bán của chủ vựa/người bán sỉ .......................................... 37
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn chất lượng táo theo yêu cầu của người tiêu dùng ................................... 39
Bảng 3.5 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ ........................................................ 40
Bảng 3.6 Nguyên nhân dẫn đến hao hụt của người bán lẻ ....................................................... 41
Bảng 3.7 Chi phí trồng táo của người trồng táo ....................................................................... 51
Bảng 3.8 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ............................................ 53
Bảng 3.9 Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ............................... 57
Bảng 3.10 Phân tích SWOT sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận .................................................... 73
Bảng 4.1 Đặc điểm của chủ hộ của những hộ trồng tỏi............................................................ 76
Bảng 4.2 Thông tin hoạt động mua bán của chủ vựa/người bán sỉ .......................................... 80
Bảng 4.3 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ ........................................................ 82
Bảng 4.4 Nguyên nhân dẫn đến hao hụt của người bán lẻ ....................................................... 83
Bảng 4.5 Cơ cấu chi phí 1 kg tỏi .............................................................................................. 90
Bảng 4.6 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của chuỗi giá trị tỏi ....................................... 91
Bảng 4.7 Tổng hợp phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ............................ 98
Bảng 4.8 Phân tích SWOT sản phẩm tỏi tỉnh Ninh Thuận..................................................... 111
Bảng 5.1 Đặc điểm chủ hộ trồng nho ..................................................................................... 114
Bảng 5.2 Thông tin hoạt động mua bán nho của thương lái................................................... 117
Bảng 5.3 Thông tin hoạt động mua bán của người bán sỉ/chủ vựa ........................................ 118
Bảng 5.4 Thông tin hoạt động mua bán của người bán lẻ ...................................................... 121



Bảng 5.5 Nguyên nhân dẫn đến hao hụt của người bán lẻ ..................................................... 121
Bảng 5.6 Chi phí của người trồng nho ................................................................................... 128
Bảng 5.7 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần kênh tiêu thụ ngoài tỉnh .............................. 129
Bảng 5.8 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần kênh tiêu thụ trong tỉnh ............................... 131
Bảng 5.8 Tổng hợp phân tích phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân
tham gia chuỗi giá trị .............................................................................................................. 133
Bảng 5.9 Phân tích ma trận SWOT ngành hàng nho tỉnh Ninh Thuận .................................. 140
Bảng 6.1 Kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận........... 145
Bảng 6.2 Kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng tỏi ................................... 153
Bảng 6.3 Kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị nho ..................................................... 161


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 6
Hình 1.2 Các thành phần chung của một bản đồ chuỗi giá trị tuyến tính cơ sở ......................... 7
Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ...................................................................................... 10
Hình 2.1 Diện tích gieo trồng táo và nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006-2011 .................... 21
Hình 2.2 Cơ cấu diện tích trồng táo phân theo huyện giai đoạn 2008-2010 ............................ 22
Hình 2.3 Cơ cấu sản lượng táo phân theo huyện giai đoạn 2008-2010 .................................... 23
Hình 2.4 Cơ cấu diện tích và sản lượng nho theo huyện giai đoạn 2009-2011 ........................ 28
Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị táo tỉnh Ninh Thuận .................................................................... 44
Hình 3.2 Giá trị gia tăng thuần và phân phối giá trị gia tăng thuần của các tác nhân .............. 61
Hình 3.3 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ............................... 64
Hình 4.1 Các đối tượng vay vốn của người trồng tỏi ............................................................... 77
Hình 4.2 Tiêu chuẩn chất lượng và khả năng đáp ứng của người trồng tỏi ............................. 78
Hình 4.3 Sơ đồ chuỗi giá trị tỏi tỉnh Ninh Thuận năm 2012 .................................................... 85
Hình 4.4 Giá trị gia tăng thuần và phân phối giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ............ 103
Hình 4.5 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ............................. 106
Hình 5.1 Sơ đồ chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận ................................................................. 123
Hình 5.2 Biểu đồ phân phối giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân ..................................... 135

Hình 5.3 Mô hình phân tích để đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ............................. 137


1


1. Đặt vấn đề
Táo của Ninh Thuận mặc dù đã nổi tiếng từ lâu do chất lượng thơm ngon của nó.
Với diện tích trồng tính đến năm 2011 là 988 ha, rãi đều sáu trong bảy huyện thị của
Tỉnh. Mức sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước hàng năm lên đến khoảng 19
ngàn tấn. Sản phẩm táo của Ninh Thuận đã hiện diện cả hai thị trường Miền Bắc và
Miền Nam của Việt Nam. Tổng giá trị sản phẩm táo hàng năm mang lại cho Ninh
Thuận khoảng 75 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt được khoảng 30-50 tỷ đồng (Báo
cáo ngành Nông nghiệp, 2011). Một giá trị không nhỏ đối với một Tỉnh chưa được
phát triển như Ninh Thuận so với các tỉnh, thành trong nước.
Cây táo được phát triển ở Ninh Thuận do nó là loại cây ăn trái dễ canh tác, phù
hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và phù hợp với năng lực vốn và trình độ sản
xuất của các hộ nghèo. Táo của Ninh Thuận hầu như có quanh năm, với năng suất đạt
trung bình từ 35-45 tấn/ha, đây là một lợi thế của táo Ninh Thuận so với các tỉnh có
trồng táo khác trong cả Nước, đặc biệt so với các Tỉnh ở phía Nam như Tiền Giang,
Long An, Vĩnh Long.
Cây tỏi là loại cây có nhiều gắn bó với người nông dân tỉnh Ninh Thuận. Tỏi là
loại cây dễ chăm sóc, nên việc gieo trồng các loại cây họ hành như là hành tím, hành
tây, tỏi,... ở đây là rất thích hợp. Do điều kiện khô hạn ở Ninh Thuận nên tỏi được
trồng ở Phan Rang có hương vị cay, nồng rất đặc trưng. Tỏi Phan Rang củ nhỏ, vỏ
màu trắng, có rất nhiều tép nhỏ; mùi tỏi thơm nồng, khi ăn có vị cay và hơi nóng. Tỏi
có thể được bảo quản trong bao lưới, treo nơi thoáng mát để dùng dần. Tỏi là một loại
rau củ gia vị cao cấp được dùng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, bên
cạnh đó, nó cũng được sử dụng để bào chế dược liệu trị một số bệnh. Do vậy, nó là
loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cho đến nay việc chế biến và tiêu thụ sản

phẩm tỏi vẫn còn nhiều hạn chế, như tỏi phần lớn được bán dưới dạng tỏi tươi và
trong khâu tiêu thụ đang bị cạnh tranh mạnh với loại tỏi Lý Sơn. Thêm vào đó, trình
độ canh tác tỏi của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Nho cũng là một trong những sản phẩm đã có truyền thống trồng lâu đời ở Ninh
Thuận. Do điều kiện tự nhiên khô và nóng ẩm nên phù hợp cho việc sinh trưởng của
cây Nho, chính vì vậy diện tích trồng Nho chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng diện tích
2


canh tác của Ninh Thuận và là một trong những nơi có diện tích trồng Nho lớn của cả
nước. Diện tích trồng Nho tính đến năm 2011 là 662 ha. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây (2006 – 2011) diện tích trồng Nho đã giảm đến 15,2% do năng suất có xu
hướng giảm, sâu bệnh xảy ra nhiều, đặc biệt là bệnh thán thư trên Nho (chưa tìm ra
cách trị hiệu quả).
Thêm vào đó, vấn đề kỹ thuật trồng Nho hiện tại cũng đang còn gặp nhiều khó
khăn trong khâu sử dụng phân bón không cân đối, cộng với thu hoạch không đúng
thời điểm nên đã dẫn đến tình trạng giảm chất lượng. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ còn
rất bấp bênh và hệ thống phân phối thực sự chưa hoàn chỉnh, cộng với thiếu hẵn
những hoạt động quảng bá sản phẩm nên đã làm cho sự hiện diện của sản phẩm Nho
trên thị trường thực sự chưa tạo ấn tượng trong tâm trí của người tiêu dùng.
Đối với ba loại sản phẩm này, Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính
sách ưu đãi để kích thích cho người trồng tham gia sản xuất và cung cấp cho thị
trường. Ngoài ra, vấn đề phát triển cây táo còn có cơ hội hỗ trợ từ dự án Hỗ trợ Tam
Nông do tổ chức IFAD tài trợ. Một điểm thuận lợi khác cho việc phát triển ba loại sản
phẩm này nói chung và của Ninh Thuận nói riêng đó là nhu cầu tiêu dùng trái cây của
người dân trong nước đã gia tăng, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ sức khỏe gia tăng mỗi
khi thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.
Bên cạnh những lợi điểm nêu trên, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao người
trồng ba loại sản phẩm này của Tỉnh vẫn chưa thực sự làm giàu được trên mãnh đất
của họ? Phần lớn sản lượng được sản xuất ra được tiêu thụ qua thương lái và tiêu thụ

dưới dạng tươi. Có phải đây là “điểm nghẽn” cho việc nâng cao thu nhập cho người
trồng hay không? Còn nhiều vấn đề nữa xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ
đang được đặt ra cho 3 ngành hàng này, nhằm để có thể giúp cho toàn bộ các tác nhân
tham gia trong chuỗi giá trị như thương lái, nhà chế biến táo khô, các bộ phận buôn lẻ,
buôn sỉ có thể gia tăng thu nhập. Chính những lý do này dẫn đến sự cần thiết phải
“Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Táo, Tỏi và Nho tỉnh Ninh Thuận” để đạt được mục
tiêu dưới đây.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét hoạt động thị trường của các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị, thông qua đó phát hiện ra những lỗ hỏng cần thiết được
cải thiện nhằm để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, cũng như để nâng cao thu nhập
cho người trồng và các tác nhân khác trong chuỗi, đặc biệt cho người trồng thuộc diện
hộ nghèo và cận nghèo.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm táo, tỏi và
nho ở tỉnh Ninh Thuận.
(2) Lập bản đồ chuỗi giá trị và phân tích kinh tế 3 chuỗi giá trị: táo, tỏi và nho.
(3) Phân tích lợi thế cạnh tranh của 3 loại sản phẩm.
(4) Phân tích ma trận SWOT của 3 loại sản phẩm.
(5) Đề xuất các chiến lược nâng cấp các chuỗi giá trị.
(6) Xây dựng kế hoạch hành động 2012-2015 để nâng cấp các chuỗi giá trị nêu
trên.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây

được đặt ra:
(1) Tình trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của ba loại sản phẩm trên
của Tỉnh ra sao?
(2) Đường đi của các sản phẩm trên như thế nào? Tác nhân nào tham gia trên
đường đi của các sản phẩm? Và chức năng của họ ra sao?
(3) Phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế
nào?
(4) Những lợi điểm của các sản phẩm táo, tỏi và nho của Ninh Thuận là gì?
Những khó khăn hiện tại cho việc phát triển các sản phẩm này là gì?

4


(5) Cần làm gì để phát triển chuỗi giá trị táo, tỏi và nho của Ninh Thuận đến
2015?

4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đối với sản phẩm táo, Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 3
huyện Ninh Hải, Ninh Phước và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Hình 1). Đối với
các tác nhân ngoài Tỉnh, nghiên cứu đã tiến hành trên các thành phố lớn là Đà Lạt và
Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với sản phẩm tỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát hộ sản
xuất trên địa bàn 2 huyện: Ninh Hải và Ninh Phước và một số người bán sỉ, bán lẻ tại
tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ và
tỉnh An Giang. Đối với sản phẩm nho, nghiên cứu được tiến hành tại huyện Ninh
Phước, Ninh Hải và Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ngoài ra, còn phỏng vấn các
tác nhân bán sỉ, bán lẻ , siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Lâm
Đồng, An Giang và Đồng Nai.
- Thời gian: được tiến hành từ 13/12/2011 đến 13/06/2012.
- Nội dung: Nghiên cứu chỉ khảo sát chủ yếu các tác nhân từ Nhà sản xuất đến
tác nhân phân phối cuối cùng trong chuỗi (không khảo sát người tiêu dùng). Ngoài ra,

còn tham khảo ý kiến thêm một số Nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, cây giống). Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên chỉ áp dụng
nghiên cứu mẫu, thay vì nghiên cứu tổng thể. Cụ thể các tác nhân được khảo sát thể
hiện trong Bảng 1.1.

5


Do nhà cung cấp đầu vào chưa tạo ra sản phẩm ban đầu và các khoản chi phí đầu
vào này được phản ánh trong chi phí sản xuất của người trồng, do vậy giá trị gia tăng,
giá trị gia tăng thuần và phân phối lợi ích chi phí của những người cung cấp đầu vào
cho việc trồng táo, tỏi và nho không phản ánh chung trong toàn chuỗi.

Hình 1.1 Địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp
chọn mẫu thuận tiện do đối tượng phỏng vấn rãi trên phạm vi quá rộng. Thêm vào đó,
ngoại trừ tác nhân là người trồng thì các tác nhân còn lại tính sẵn lòng tham gia phỏng
vấn rất thấp, do họ không có thời gian trong quá trình phỏng vấn.

6


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận
• Nghiên cứu vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của
Eschborn GTZ và “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá
trị” M4P (2007).
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ
chặt chẽ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho đến sản xuất và phân phối một
sản phẩm nào đó đến người tiêu dùng cuối cùng. Theo định nghĩa trên, phân tích

chuỗi giá trị được tiến hành theo các bước sau: 1) Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Sơ đồ chuỗi
giá trị thể hiện các chức năng của chuỗi được thực hiện bởi những nhà vận hành chuỗi
và nó cũng mô tả được mối liên hệ của các tác nhân trong chuỗi như Hình 1.2, 2) Mô
tả và lượng hoá chi tiết các chuỗi giá trị - chuỗi giá trị nhà cung ứng, chuỗi giá trị nhà
sản xuất, chuỗi giá trị thị trường và chuỗi giá trị khách hàng và 3) Tính giá trị gia tăng,
hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị và
chung cho ngành hàng.
Các chức năng căn bản (liên kết chuỗi)
Cung cấp
đầu vào
cụ thể

Sản
xuất

Cung cấp trang thiết
bị và đầu vào

Trồng trọt
Thu hoạch
Sấy khô

Thương
mại

Vận
chuyển

Phân loại
đóng gói


Vận chuyển
Phân phối
Bán

Bán
hàng

Thị trường
tiêu dùng cụ thể

Các loại nhà vận hành chuỗi và mối quan hệ của họ
Các nhà cung
cấp đầu vào
cụ thể

Các nhà
sản xuất sơ
cấp

Các trung
tâm hậu
cần, công
nghiệp

Các
thương gia

Điểm bán
cuối cùng

Người bán lẻ

Hình 1.2 Các thành phần chung của một bản đồ chuỗi giá trị tuyến tính cơ sở

7


• Phương pháp tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng của
Micheal Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter còn gọi là mô hình “Năm lực
lượng của Porter” là công cụ hữu dụng và hiệu quả để định vị sản phẩm trên thị
trường và đồng thời mô hình này còn cung cấp thêm các thông tin về đối thủ cạnh
tranh tiềm tàng và quyền lực thị trường của Nhà cung cấp, cũng như Người mua. Theo
Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ
chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh tiềm tàng)
Theo M-Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt
trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều
hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào sức hấp dẫn của ngành,
những rào cản gia nhập ngành như kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn
lực đặc thù.
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành)
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau
tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Những yếu tố sau đây sẽ
làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên ngành:
-

Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ
cạnh tranh.


-

Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán. Ngành phân tán là ngành có
nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có
đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung là ngành có
một hoặc vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ngành.

-

Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi
ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn.
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua)

8


Khách hàng ở đây được hiểu là người tiêu dùng trực tiếp hoặc những nhà phân
phối sản phẩm. Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành
sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa
khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền
mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong
điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng
mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành
giảm. Khách hàng có sức mạnh lớn trong những trường hợp sau:
-

Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần
lớn.

-


Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân
phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa.

-

Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất.

Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Năng lực thương lượng của nhà cung
cấp)
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các
bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua –
bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để
chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều
kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải
chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được
chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây
sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao
để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản
phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện
khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa
thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi
9


giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu
sản phẩm có độ co giãn càng cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản
phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua

có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế
khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được thể hiện ở Hình 3 như sau:
Đối thủ tiềm ẩn
(Những doanh nghiệp có thể gia
nhập ngành trong thời gian tới)
Đe doạ của các đối thủ
chưa xuất hiện

Nhà cung cấp
(Những yếu tố đầu
vào của ngành)

Cạnh tranh nội bộ ngành

Khách hàng

(Cạnh tranh giữa những doanh
nghiệp đang có mặt trên thị trường)

(Người tiêu dùng, nhà
phân phối)

Quyền lực
đàm phán

Quyền lực
đàm phán

Thách thức của sản

phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế
(Sản phẩm thuộc các ngành
sản xuất khác)

Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
5.2.1 Số liệu nghiên cứu
• Số liệu thứ cấp: Các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm táo, tỏi và nho, cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng của chúng được
tạo ra ở tỉnh Ninh Thuận và các huyện, xã của tỉnh; những chương trình, dự án
hỗ trợ ngành hàng nông nghiệp của tỉnh nói chung và đối với các sản phẩm này
nói riêng; Những nghiên cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông
nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau.
• Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
tham gia chuỗi ngành hàng bằng bảng câu hỏi cấu trúc. Phỏng vấn những nhà

10


quản lý có am hiểu về các ngành hàng này ở địa phương (phỏng vấn chuyên gia
– KIP) bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc.
5.2.2 Mẫu điều tra
• Đối tượng của nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu là những tác nhân tham
gia vào chuỗi giá trị của các sản phẩm trên, bao gồm nhà cung cấp đầu vào
(giống, vật tư nông nghiệp), người trồng, thương lái, chủ vựa/bán sỉ, bán lẻ,
siêu thị và công ty chế biến có hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
trên ít nhất một năm. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã khảo sát một số đơn
vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ của các Sở

ban ngành có liên quan và các Nhà khoa học, Ngân hàng, cán bộ của các Dự án
đang hoạt động tại Ninh Thuận.
• Phương pháp chọn mẫu/địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu được chọn
theo hai tiêu chí diện tích và sản lượng. Theo số liệu thứ cấp, đến năm 2011 thì
3 địa bàn được chọn để tiến hành nghiên cứu đối với tác nhân người sản xuất
táo là Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang Tháp Chàm. Đây là 3 địa bàn có diện
tích và sản lượng táo, tỏi và nho lớn của tỉnh. Đối với các tác nhân khác được
tiêns hành điều tra tại Ninh Thuận và một số Thành phố lớn trong nước.
• Phương pháp chọn quan sát mẫu: Tổng quan sát mẫu điều tra tất cả các tác
nhân là 280. Quan sát mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
trên địa bàn nghiên cứu. Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn có tính chất
liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng. Kế đến người trồng bán cho những đối
tượng nào, ở đâu thì sẽ tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối
tượng tham gia trong chuỗi.

11


Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu
Sản phẩm táo

Sản phẩm tỏi

Sản phẩm nho
Tổng

Tác nhân

Trong


Ngoài

Trong

Ngoài

Trong

Ngoài

tỉnh

tỉnh

tỉnh

tỉnh

tỉnh

tỉnh

Người cung cấp cây
giống

7

Đại lý/cửa hàng vật tư
nông nghiệp


7

Người trồng/Tổ chức

60

Thương lái

6

Chủ vựa/Người bán sỉ

10

10

Người bán lẻ

13

11

Công ty chế biến

7

7

21


7

7

21

20

28

108

6

3

15

8

7

8

9

52

9


5

8

9

55

1

1

Siêu thị

1

1
Tổng

104

22

số

57

13

62


2
4

6

22

280

5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
• Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình
bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích
cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.
• Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi,
kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.
• Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, chi phí tăng
thêm, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân và của
toàn chuỗi.
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được
tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được
12


tạo ra bởi những nhà vận hành chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà mỗi tác
nhân bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua nguyên vật liệu
đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân
theo sau trong chuỗi.
Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian


Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm

Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để
mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao
động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v…
• Phân tích tỷ số tài chính: Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chi
phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
• Phân tích ma trận SWOT được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ
bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ
ngành hàng, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị.
Mô hình phân tích SWOT để đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản
phẩm táo được thể hiện ở Bảng 2.

13


Bảng 1.2 Mô hình phân tích SWOT
Cơ hội (O)
Điểm
mạnh (S)

Thách thức (T)

SO: Giải pháp công kích

ST: Giải pháp thích ứng (Nhóm


(Nhóm giải pháp này tận dụng

giải pháp này tận dụng điểm mạnh

điểm mạnh để đeo đuổi cơ hội)

để hạn chế những đe dọa có thể
xảy ra)

Điểm yếu
(W)

WO: Giải pháp điều chỉnh

WT: Giải pháp phòng thủ (Nhóm

(Nhóm giải pháp này tận dụng

giải pháp này đưa ra các hoạt động

cơ hội để khắc phục điểm yếu)

chủ động khắc phục điểm yếu và
hạn chế những rủi ro có thể xảy ra)

6. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
6.1 Điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh ven biển miền nam Trung bộ được bao bọc 3 mặt là núi, với
diện tích tự nhiên là 3.358 km2, bao gồm 6 huyện (Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải,
Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái) và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm với 65

xã/phường. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam
giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông giáp biển Đông (Hình 1). Tổng chiều dài bờ biển
của tỉnh khoảng 105 km, là nút giao thông quan trọng của Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc
– Nam và Quốc lộ 27 đi Tây nguyên.
Ninh Thuận có địa hình rất đa dạng, bao gồm vùng núi, đồng bằng bán sơn địa
và đồng bằng ven sông ven biển, trong đó địa hình vùng núi chiếm hơn 60% diện tích
cả tỉnh. Địa hình có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thế lòng chảo
khu vực sống cái, khu vực Thành Phố Phan Rang - Tháp Chàm. Vùng miền núi có độ
cao phổ biến từ 200-500 mét, phần tiếp giáp với Lâm Đồng có độ cao đến hơn 1.000
mét. Phía Bắc có dãy núi Chúa, E Lâm Hạ, E Lâm Thượng với các đỉnh cao từ 1.0001.700 mét, phía Nam dãy Cà Ná, Mũi Dinh với các đỉnh cao từ 800-1.500 mét, các
dãy núi này tạo thành một bồn trũng khuất gió mùa Tây Nam, đây có thể xem là điều
14


kiện không thuận lợi cho việc gió mùa Tây Nam có khả năng mang hơi ẩm tới. Vùng
đồng bằng bán sơn địa có xen lẫn đồi núi thấp với độ cao 50-100 mét, ít màu mỡ.
Vùng đồng bằng ven biển được tạo thành do sự bồi đắp phù sa của Sông cái thành phố
Phan Rang và Sông Lu, có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao từ 2-15 mét, đây
là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh.
Đối với vùng biển và vùng ven biển tập trung phát triển các dịch vụ hậu cần
nghề cá, nuôi tôm giống, tôm sú và phát triển ngành diêm nghiệp. Vùng đồng bằng tập
trung đầu tư phát triển thăm canh cây lúa, trồng nho và các loại hoa màu khác. Còn
vùng miền núi thì chủ yếu tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc có sừng.
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chỉ có 2 mùa đó là mùa
mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8), trong khoảng
thời gian này vẫn có mưa, nhưng lượng mưa trung bình thấp chỉ chiếm 15-20% lượng
mưa cả năm. Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85% tổng lượng bốc hơi
cả năm. Bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai khô
hạn và cây trồng thiếu nước. Mùa mưa kéo dài 3 tháng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng
11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa trong cả năm. Ngược

lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô.
Khí hậu nơi đây khô hạn với nắng nóng vào loại cao nhất so với cả nước, nhiệt
độ trung bình mùa hè 28-360C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả nước,
nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 21-250C. Ninh Thuận ít có bão nhưng khi có bão thì
thường kết hợp với dông, gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời
sống của nhân dân trong vùng (thường xảy ra vào tháng 10 và 11).
Tài nguyên đất của Ninh Thuận được phân thành 9 loại: đất cát mặn 10.100 ha,
đất mặn 5.190 ha, đất phù sa 30.760 ha, đất xám và xám bạc màu 39.670 ha, đất đỏ,
xám nâu vùng bán khô hạn 35.600 ha, đất đỏ vàng (đất núi) 170.616 ha, đất mùn vàng
đỏ trên núi 26.260 ha, đất thung lũng do sản phẩm bồi tụ 5.470 ha, đất sỏi mòn trơ sỏi
đá 12.340 ha. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có các loại đất tổ hợp phù sa có độ phì khá và
đất dinh dưỡng.
Do đặc điểm địa hình, địa chất thổ nhưỡng và khí tượng thuỷ văn không thuận
lợi, nên phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất lâm nghiệp 249.895 ha, trong đó đất có
15


rừng là 156.563 ha, chiếm khoảng 63% diện tích, còn lại là đất trống đồi trọc; đất
nông nghiệp khoảng 58.213 ha, còn lại là đất chuyên dùng 12.673 ha, đất ở 2.880 ha,
đất thuỷ sản 1.899 ha, đất khác 10.443 ha. Ninh Thuận có trữ lượng nước ngầm tương
đối ít, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và tưới
cây nông nghiệp.
Với những điều kiện tự nhiên như được trình bày ở trên cho thấy rất phù hợp
cho Ninh Thuận phát triển 3 loại cây trồng: táo, tỏi và nho. Đây là một trong những
lợi điểm của 3 loại cây trồng so với các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, để
phát triển tốt chúng, chúng ta cũng cần phải xem xét những điều kiện kinh tế, xã hội
có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm
này
6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
Về kinh tế

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Ninh Thuận sẽ
tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực dựa trên 6 trụ cột chính là: năng lượng sạch,
du lịch, nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp sạch, xây dựng và kinh doanh bất
động sản, phát triển đô thị và giáo dục đào tạo. Những lĩnh vực này đến năm 2020 sẽ
đóng góp hơn 90% GDP và giải quyết 85% lao động của Ninh Thuận.
Ninh Thuận sẽ tạo bước đột phá phát triển, nhất là phát triển công nghiệp năng
lượng, dịch vụ du lịch, nông nghiệp đặc thù, nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải sản
và các cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng hiện đại.
Trong chiến lược biển Việt Nam, Ninh Thuận có thể trở thành một đầu mối kinh
tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt, Ninh Thuận là nơi được chọn để
xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nước với tổng vốn đầu tư khoảng
16 tỷ USD bằng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn nhất của thế giới.
Tốc độ tăng GDP của tỉnh Ninh Thuận năm 2011 là 10,6%, GDP bình quân đầu
người đạt 16,3 triệu đồng/năm. Giá trị gia tăng so với năm 2010 của các ngành: nông,
lâm nghiệp tăng 6,2%, thủy sản tăng 4,8%, công nghiệp-xây dựng tăng 13,5%, dịch vụ
tăng 13,7%. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh tập trung vào nông, lâm nghiệp và
16


thủy sản, chiếm 43,1%, công nghiệp-xây dựng chiếm 21,9%, dịch vụ chiếm 35% GDP
của tỉnh.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 ước đạt 1.156 tỷ đồng, đạt 123,6% dự
toán năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 72 triệu USD tăng 53,4% so với cùng
kỳ; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.350 tỷ đồng, tăng 17%.
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận năm 2011
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng GDP (%)

Kế hoạch
(theo Nghị quyết)


Thực hiện

14,0-15,0

10,6

- Tăng nông, lâm nghiệp (%)

4,0-5,0

6,2

- Tăng thủy sản (%)

5,0-6,0

4,8

25,0-26,0

13,5

13-14

13,7

39,0-40,0
23,0-24,0
36,0-37,0


43,1
21,9
35,0

Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

70,0

72,0

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành
(triệu đồng/người)

13,6

16,3

- Tăng công nghiệp, xây dựng (%)
- Tăng các ngành dịch vụ (%)
Cơ cấu GDP theo giá thực tế (%)
- Khu vực I: Nông - Lâm - Thuỷ sản (%)
- Khu vực II: Công nghiệp - Xây dựng (%)
- Khu vực III: Thương mại - Dịch vụ (%)

Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận năm 2011

Về xã hội: Tỷ lệ sinh của Ninh Thuận năm 2011 giảm 0,3‰ so với năm 2010, tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên 1,19%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn
22%, giải quyết việc làm mới cho 15.051 lao động, đào tạo nghề cho 6.406 người, tỷ

lệ hộ nghèo giảm 2,01%, còn 13,47%.
Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng chiếm 43,8%, tỷ lệ dân cư nông thôn có
nước sạch sinh hoạt đạt 82%, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có công trình hợp vệ sinh đạt
62%, tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 92%, 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp
trong các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý môi trường.
Những điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường như đã được trình bày ở trên cho
thấy ngành sản xuất và kinh doanh 3 sản phẩm: tỏi, táo và nho đóng vai trò quan
17


×