Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập về sự điện phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 4 trang )

BÀI TẬP VỀ SỰ ĐIỆN PHÂN
Câu 1(ĐH A 2008).
Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-.
B. sự oxi hoá ion Cl -.
C. sự oxi hoá ion Na +.
D. sự khử ion Na +.
Câu 2.
Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn x ốp một dung dịch chứa các ion Fe 3+,
Cu2+ và Cl-. Thứ tự điện phân các ion xảy ra ở catot là
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+.

B. Cu2+, Fe3+.

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+.

D. Fe3+, Fe2+, Cu2+.

Câu 3.
Điện phân dung dịch hỗn hợp A gồm amol Cu(NO 3)2 và b mol KCl ( biết b < 2a) đến
khi catot bắt đấu xuất hiện bọt khí thì dừng, dung dịch thu được có
A. pH < 7.
B. pH = 7.
C. pH > 7.
D. pH ≥ 7.
Câu 4.
Điện phân dung dịch CuSO 4 với anot bằng Cu. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Phương trình biểu diễn toàn bộ quá trình điện phân là:
CuSO 4 + H2O
Cu +1/2O2 + H2SO4.
B. Catot bị hòa tan.


C. Có khí không màu thoát ra ở anot.
D. Dung dịch không đổi màu.
Câu 5.
Cho các dung dịch sau:
A1: [ Cu2+, Ag+, NO3- ] A2: [ Na+, SO42-, NO3- ]
A 3: [ Na+, K+, OH- ]
A4 : [ K+, Ba2+, NO3- ]
A 5 : [ Cu2+, Zn2+, SO42-] A6: [ Na+, K+, Br -,Cl-]
Lần lượt điện phân các dung dịch trên với điện cực trơ, trong khoảng thời gian t.
1) Sau khi điện phân dung dịch nào có môi trường axit:
A. A1, A2, A6.
B. A2, A5.
C. A3, A4.
D.A1, A5
2). Sau khi điện phân, dung dịch nào sau đây có môi trư ờng trung tính:
A. A2,A4.
B. A1, A5
C. A3, A5
D. A2, A4, A6.
3) . Sau khi điện phân dung dịch nào trên đây có tính bazơ:
A. A2, A4
B. A1, A3.
C. A2, A4, A6.

D. A3, A6

Câu 6.
Chọn câu sai về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong khi điện phân:
A. Anion nhường electron ở anot.
C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot

Giáo viên ào Th Ti p

www.hoc360.vn


B. Cation nhận electron ở catot.

D. Sự oxi hóa xảy ra ở catot

Câu 7.
Điện phân với điện cực trơ (có màng ngăn) m ột dung dịch chứa các ion sau : Fe2+;
Fe3+; Cu2+; H+. Thứ tự phóng điện tại catot của các ion sẽ là :
A. Fe2+; Fe3+; Cu2+; H+.
B. Cu2+; Fe3+; Fe2+; H+.

C. H+; Fe2+; Fe3+; Cu2+.
D. Fe3+; Cu2+; H+; Fe2+.

Câu 8.
Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, CuCl 2, NaCl với điện cực trơ
có màng ngăn. Kết luận nào sau đây là không đúng:
A. Kết thúc điện phân pH của dung dịch tăng so với ban đầu.
B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl 2, HCl, NaCl, H 2O.
C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của dung dịch.
D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của dung dịch.
Câu 9.
Điện phân dung dịch muối MSO4 với điện cực trơ, I = 1,5A. Sau 965 giây chưa
th ấy khí thoát ra ở catot, dừng điện phân thấy khối lượng catot tăng thêm 0,48
gam (đ ã làm khô catot). Kim loại M là
A. Fe.

B. Cu.
C. Zn
D. Ni.
Câu 10.
H ò a tan 50 gam tinh th ể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung d ịch HCl 0,6M
được 200 ml dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, I = 1,34 A
trong th ời gian 4 giờ được m gam kim loại thoát ra ở catot và V lít khí (đktc)
thoát ra ở anot. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 6,4 và 1,792.
B. 6,4 và 1,12.
C. 12,8 và 4,48
D. 9,6 và 3,36.
Câu 11.
Điện phân 200 ml dung d ịch A gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3)2 0,2M với điện cực trơ, I =
5A.Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là
A. 2,16.
B. 1,08.
C. 2,81.
D. 3,44.
Câu12.
Điện phân dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl 2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn
và đi ện cực trơ) trong 2 giờ với I = 5,1 A. Dung d ịch sau điện phân được trung
hòa bởi V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,18.
B. 0,70
C. 0,90.
D. 0,50
Câu 13.
Dung dịch X chứa HCl, CuSO 4 và Fe2(SO4)3. Điện phân 400 ml dung d ịch X với
điện cực trơ với I = 7,724 A đến khi ở catot thu được 5,12 gam Cu thì d ừng lại. Khi

đó ở anot có 0,1 mol 1 chất khí thoát ra. Thời gian điện phân (giây) và tr ị số nồng độ
mol/l của ion Fe 2+ trong dung dịch sau điện phân là
A. 2300 và 0,10.
B. 2500và 0,10.
C. 2300 và 0,15.
Giáo viên ào Th Ti p

D. 2500 và 0,15
www.hoc360.vn


Câu 14.
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl đến khi ở catot bắt
đầu xuất hiện bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 0,02 mol khí thoát ra, dung d ịch
sau phản ứng có thể hòa tan tối đa 0,005 mol Fe 3O4. Giá trị của m là
A. 5,64.

B. 7,98.

C. 5,97.

D. 6,81.

Câu 15.
Điện phân dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ, I = 9,65A đến khi khí thoát ra ở hai
điện cực đều bằng 1,12 lít (đktc) th ì dừng lại. Khối lượng kim loại (gam) sinh ra ở
catot và thời gian điện phân (giây) là
A. 6,4 và 2000.

B. 3,2 và 2000.


C. 3,2 và 1000.

D. 6,4 và 1000.

Câu 16.
Điện phân 1 lít dung dịch A gồm HCl 0,01M; CuCl 2 0,01M và NaCl 0,01Mv ới điện cực
trơ màng ngăn xốp. Khi ở anot thu được 0,336 lít khí thì dừng điện phân. Dung dịch sau
điện phân có pH bằng
A. 2,0.
B. 2,3.
C. 7,0.
D. 11,0.
Câu 17.
Điện phân 500ml dung d ịch CuSO 4 với cường độ dòng điện không đổi thì sau
600s, nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực. Nếu thời gian điện phân là 300s
thì kh ối lượng Cu thu được bên catốt là 3,2g. Nồng độ mol của CuSO 4 trong dung
dịch ban đầu và cường độ dòng điện là:
A. 0,1M; 16,08A
B. 0,25M; 16,08A

C. 0,2M; 32,17A

D. 0,12M; 32,17A

Câu 18.
Cho một dòng điện có cường độ I không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp,
bình 1 chứa 100ml dung dịch CuSO 4 0,01M, bình 2 chứa 100ml dung dịch AgNO 3
0,01M. Biết rằng sau thời gian điện phân 500s thì bên bình 2 xu ất hiện khí bên catốt.
Cường độ I, khối lượng Cu bám bên catốt của bình 1 và thể tích khí (đkc) xuất hiện

bên anốt của bình 1 là:
A. 0,193A; 0,032g Cu; 5,6ml O 2
B. 0,193A; 0,032g Cu; 11,2ml O 2
C. 0,386A; 0,064g Cu; 22,4ml O 2

D. 0,193A; 0,032g Cu; 22 ,4ml O2

Câu 19.
Điện phân 100ml CuSO 4 0,12M thu được 0,384g Cu bên cat ốt lúc t1 = 200s.
Nếu tiếp tục điện phân với cường độ dòng I2 bằng 2 lần I1thì phải tiếp tục điện
phân một thời gian để bắt đầu sủi bọt bên catốt là:
A. 150s
B. 200s
C. 180s

D. 100s

Câu 20.
Để tạo một lớp mạ Cr, người ta điện phân một dung dịch Cr2O72-, ở môi
trường axit, Cr 6+ biến thành Cr ở catôt. Vật được đặt bên catôt. Nếu điện phân với
cường độ 3,86A trong thời gian 10.000s với hiệu suất 50%. Vậy bề dày lớp mạ (biết
rằng diện tích bề ngoài của vật mạ là 1dm 2, cho Cr = 52, D = 7g/cm 3) là:
Giáo viên ào Th Ti p

www.hoc360.vn


A. 0,0247mm

B. 0,297mm


C. 0,0495mm

D. 0,207cm

Câu 21.
Để bảo vệ Fe người ta nhúng vật vào dung dịch muối Ni2+, vật phải
mạ được dùng làm catôt, anôt là điện cực làm bằng Ni. Điện phân với I =
1.93A trong thời gian là 20.000s. V ậy bề dày lớp mạ (nếu diện tích ngoài của
vật là 2dm 2, Ni = 58,7; D = 8,9g/cm 3) là:
A. 0,066mm

Giáo viên ào Th Ti p

B. 0,066cm

C. 0,033mm

D. 0,033cm.

www.hoc360.vn



×