Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tổng hợp các phương thức thanh toán ở các website bán lẻ điện tử phân loại và tần suất các phương thức thanh toán được sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.1 KB, 26 trang )

Bài thảo luận B2C – Nhóm 4
Đề tài: Tổng hợp các phương thức thanh toán ở các website bán lẻ điện tử. Phân loại
và tần suất các phương thức thanh toán được sử dụng.
Danh sách thành viên:
1. Trương Ngọc Hoa ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hương (thư kí)
3. Lữ Bá Hoàng
4. Cao Hoài Hương
5. Mai Thị Huế
6. Phạm Văn Huế
7. Phạm Đỗ Hoàng
8. Nguyễn Văn Huấn
9. Phạm Xuân Hòa

1


A. Mở đầu:
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, nếu cuối năm 2003
số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, thì đến nay con số này
đã tăng lên gấp mười tức khoảng 33.4 triệu người, chiếm tỷ lệ khoảng trên 40% dân số cả
nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển thương mại
điện tử (TMĐT) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012.
Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện
tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng,
hàng thủ công mỹ nghệ.
Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin
(thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Các doanh nghiệp
cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing,
bán hàng qua mạng...
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là


kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó
doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại
cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết
đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều
website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số
các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất
“lớn” (trên 500.000).
Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được
định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho
TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh
nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện
tử (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện
tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực
sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam
hiện nay xuất phát từ các doanh nghiệp. Đây là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển
TMĐT. Để nắm bắt được thị trường rộng lớn và không biên giới qua mạng Internet, các
doanh nghiệp phải có những chiến lược đầu tư hợp lý hơn. Việc đào tạo nguồn nhân lực
để đáp ứng được những yêu cầu của TMĐT phải được tiến hành nhanh chóng, việc đầu
2


tư cho công nghệ thông tin cũng phải được dành nhiều ngân sách và có một tỷ lệ đầu tư
hợp lý hơn…
Để TMĐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như: cơ sở hạ tầng công
nghệ, số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet, nhân lực chuyên môn, kiến
thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, nhận thức của nhà đầu tư, nhận thức
của cộng đồng và đặc biệt là phải có vai trò quản lý, định hướng của nhà nước…. Trong
tương lai, TMĐT của nước ta sẽ phát triển rất mạnh.
Bên cạnh sự phát triển của TMĐT, các phương thức thanh toán là một phần rất quan

trọng không thể thiếu. Chính vì vậy mà nhóm 4 lớp Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C
(1202ECOM0411) đã nghiên cứu về các phương thức thanh toán ở các website bán lẻ
điện tử. Bài thảo luận của nhóm có hai phần nội dung chính là phân loại các hình thức
thanh toán và đánh giá tần suất sử dụng các hình thức thanh toán tại Việt Nam và trên thế
giới.

3


B. Nội dung:
1. Phân loại các phương thức thanh toán:
1.1 Phương thức thanh toán truyền thống:
1.1.1 Tiền mặt khi giao hàng (hay dịch vụ nhờ thu):
Người bán có thể sử dụng nhân viên giao hàng hoặc thuê đơn vị chuyển phát và nhờ
họ thu tiền.
Ưu điểm:






Thuận tiện cho các giao dịch hàng ngày, đặc biệt là các giao dịch nhỏ và phạm
vi hẹp.
Chi phí thấp (so với phương thức thanh toán thẻ tín dụng)
Giảm thiểu rủi ro trong khâu thanh toán cho người bán
Có thể có sự hỗ trợ của ngân hàng (nếu doanh nghiệp yêu cầu thanh toán qua
ngân hàng) trong việc tra soát và yêu cầu thanh toán.
Thanh toán nhanh gọn


Nhược điểm:
Chi phí lưu thông cao (chi phí cho nhân viên giao hàng, chi phí thuê bên thứ 3
thu tiền)
• Kém an toàn trong việc giữ tiền, dễ bị mất cắp (đối với nhân viên giao hàng)
• Khó thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa.


1.1.2. Chuyển khoản qua ATM, quầy giao dịch:
Người mua có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản qua thẻ ATM, hoặc tới các
quầy giao dịch ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản của người bán.
a. Qua thẻ ATM
Ưu điểm:




Tiện lợi và nhanh chóng với cả người mua và người bán.
Giao dịch mọi lúc mọi nơi
An toàn khi thanh toán cho người bán

Nhược điểm:

4


Yêu cầu chính xác khi chuyển khoản (chính xác về số tài khoản của người
bán).
• Khi chuyển khoản xong, phải gọi điện thoại để xác nhận với người bán.
• Chỉ có thể tiếp cận thẻ tại máy rút tiền tự động.



b. Quầy giao dịch ngân hàng:
Ưu điểm:



An toàn, chính xác với số tiền khách hàng thanh toán.
Tạo được lòng tin khách hàng (khi tiếp cận trực tiếp).

Nhược điểm:



Tốn thời gian đi lại và thực hiện các giao dịch.
Gây cho khách hàng cảm giác khi phải chờ đợi.

1.1.3.Chuyển tiền qua bưu điện (Western Union):
Ưu điểm:



An toàn.
Mạng lưới thanh toán rộng, phạm vi toàn thế giới.

Nhược điểm:




Tốn thời gian.

Hạn chế khi thanh toán khác quốc gia.
Nhiều thủ tục rắc rối.

1.2 Phương thức thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán trực tuyến qua mạng khi mua bán trao
đổi là hình thức thanh toán các chi phí mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các hệ
thống thanh toán thay vì giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.
Dưới đây một số ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử xét từ góc độ vai trò của
thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm và
dịch vụ:
Ưu điểm:



Tính an toàn cao, đặc biệt khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn.
Tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quá trình thanh toán.

5


Các doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm dịch vụ bất cứ khi nào khách hàng
có nhu cầu mà không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý.
• Mất thẻ nhưng vẫn còn tiền.


Nhược điểm:
An ninh thanh toán của các ngân hàng nếu chưa thực sự hoàn thiện sẽ còn tiềm
ẩn ủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
• Khó kiểm soát chi tiêu.



1.2.1.Phương thức thanh toán sử dụng E – Banking:
Phương tiện thanh toán là thẻ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tín dụng phát hành.
Thẻ mang thương hiệu quốc tế phổ biến là Visa, MasterCard, American Express… Đây là
loại thẻ được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, tại hàng triệu điểm chấp nhận thẻ có gắn
logo thương hiệu thẻ.
Tại Việt Nam, có 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc
tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank… Các ngân hàng trong
nước còn phát hành riêng thẻ ghi nợ nội địa, người Việt Nam quen gọi là thẻ ATM, thẻ
này có phạm vi hoạt động trong quốc gia.
Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: Cung cấp thông tin, vấn tin, chuyển
khoản, thanh toán, đăng ký, tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác.
Phân loại:
E-Banking bao gồm các loại hình như:
6






Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet.
Mobile Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại.
SMS Banking: giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động.

VD : Để sử dụng dịch vụ này, thuê bao VinaPhone sẽ phải chuyển đổi sang loại
simcard đặc biệt thay vì simcard thường hiện nay và đăng ký một tài khoản với Ngân
hàng ACB.
Khách hàng sẽ được cấp mã số bí mật, khi cần chi trả các khoản tiền mua sắm, chỉ cần
nhập mật khẩu trên điện thoại di động rồi gửi yêu cầu về tổng đài của ngân hàng. Sau khi

kiểm tra các thông tin hợp lệ, số tiền cần thanh toán sẽ được chuyển từ tài khoản của
khách hàng tới người cần thanh toán (cũng sử dụng tài khoản tại ngân hàng ACB).
ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM.
WAP Banking: giao dịch ngân hàng qua web trên điện thoại di động.
Call Center / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao
dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại.
• Mail Banking, Fax Banking, Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thư điện
tử, Fax, Video.




Ưu điểm của E – Banking


Nhanh chóng, thuận tiện

E-Banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng
một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ
thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều này đặc biệt
có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch
với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với
ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao
dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với
ngân hàng điện tử.


Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu

Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền

thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động cho
ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:
STT

Hình thức giao dịch

Phí bình quân một giao dịch
7


(USD)
1

Giao dịch qua nhân viên ngân
hàng

1.07

2

Giao dịch qua điện thoại

0.54

3

Giao dịch qua ATM

0.27


4

Giao dịch qua Internet

0.015



Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

E-Banking là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả
hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Điều quan trọng hơn là EBanking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm
chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài. E-Banking cũng là công cụ quảng bá,
khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.


Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách
hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực
hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng
hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch
vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với
ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng

hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối
tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của E-banking là rất cao.


Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo
đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty
tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu
8


cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân
hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...
Nhược điểm của E – Banking:


Vốn đầu tư lớn

Để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá
lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí
cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ
sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận
hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu
tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống
hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung
của cả một quốc gia chứ không riêng gì một NHTM nào.


Rủi ro cao


Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng cũng có thể khắc
phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking.
Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy
nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị “Hacker” ăn cắp bằng công nghệ
cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình
nhầm lẫn hay tại NHTM. Còn về phía NHTM ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là
“nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “nỗ
hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả
năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Vius, sâu máy tính, phần
mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh
cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ”
(DDoS) làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Ngày nay những tấn công ác ý và tin tặc
đã chuyển biến từ chỗ chỉ là sở thích của một số sinh viên đã trở thành một lĩnh vực tội
phạm hoàn chỉnh. Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động EBanking của các NHTM Việt Nam còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ
thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực
tiễn.


Thiếu thông tin “nóng”
9


Qua E-Banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán
bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn
hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng.

1.2.2.Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, ví điện tử:
Cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò “ kết nối” giữa các ngân hàng và các website
bán hàng, hay nói cách khác là trung gian giữa người mua và người bán hàng, để đảm

bảo không có rủi do kinh doanh.
Thay vì trước đây khi mua hàng trực tuyến khách hàng thanh toán bằng hình thức
chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp sau đó nhận hàng, rủi do là rất lớn. Chính vì thế
các công thanh toán trung gian đã ra đời. Khi áp dụng cổng thanh toán trung gian, nếu
người mua không nhận được sản phẩm như thỏa thuận có thể thông báo lại với “người
giữ tiền trung gian” để có thể bảo toàn được khoản tiền đã thanh toán. Ngược lại, người
bán hàng cũng dễ dàng loại trừ được các vị khách có tính “ăn quỵt”. Hơn nữa, thông qua
hình thức thanh toán này, các giao dịch qua mạng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi
hơn rất nhiều.
Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó giống như "ví tiền" của bạn trên Internet và
đóng vai trò như 1 chiếc ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp bạn thực hiện công
việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản
và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc.
Sự an toàn và tiện lợi chính là mục tiêu mà ví điện tử nhắm tới.
- Chức năng của ví điện tử :




Thanh toán trực tuyến.
Nhận và chuyển tiền qua mạng.
Lưu giữ tiền trên mạng Internet.

- Vai trò của ví điện tử :
Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại
những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội.





Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán.
Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến.
Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng.
10





Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý.
Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát...

Ưu điểm:


Tăng doanh số bán hàng

VD : Doanh số tăng trung bình 14% khi sử dụng cổng thanh toán trực tuyến Paypal


An toàn

Khách hàng không phải lo lắng về việc lưu trữ các thông tin tài chính.
Tự động + Thủ công  Tuân thủ PCI DSS (tiêu chuẩn bảo mật an ninh dành cho thẻ
thanh toán) + Các chuyên gia làm việc 24/7 để phòng chống lại việc gian lận trong thanh
toán trực tuyến.


Thu hút nhiều người mua hàng


VD : Cổng thanh toán trực tuyến Paypal : thu hút 94 triệu thành viên đang sử dụng tại
190 thị trường, với 24 đơn vị tiền tệ trên toàn thế giới.



Chi phí hiệu quả: Miễn phí tích hợp, miễn phí duy trì và phí giao dịch thấp.
Thuận tiện

VD : Không cần cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đăng ký tài khoản qua cổng thanh toán
trực tuyến PayPal chỉ trong vài phút.
Nhược điểm:








Điểm hạn chế lớn nhất của cổng thanh toán điện tử có lẽ nằm ở sự tích hợp bởi
hệ thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh và bày bán hàng hóa, dịch vụ.
Để ví điện tử hoạt động tốt cần có cộng đồng sử dụng.
Điểm hạn chế lớn nhất của ví điện tử có lẽ nằm ở sự tích hợp bởi hệ thống các
cửa hàng, đại lý kinh doanh và bày bán hàng hóa, dịch vụ. Và quan trọng hơn
là ví điện tử rất khó sử dụng.
Phương thức sử dụng ví điện tử hầu như chỉ áp dụng tốt với những hợp đồng,
giao dịch giá trị nhỏ, lẻ, còn những đơn hàng thường xuyên thì các bên giao
dịch không chọn phương thức thanh toán này.
Bị giới hạn khả năng thanh toán và thanh khoản.


1.2.3. Thanh toán trực tuyến qua mobile:

11


Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì các
khoản chi trả sẽ được thực hiện thông qua điện thoại cầm tay.
Không cần tài khoản ngân hàng, không cần đăng ký loại sim đặc biệt, người tiêu dùng
vẫn có thể mua hàng và thanh toán qua điện thoại di động.
Người mua sử dụng 1 ví điện tử di động (sim đăng ký ví ) dùng để thanh toán các đơn
hàng trên website. Khi người mua thực hiện một cú pháp tin nhắn để thanh toán đơn
hàng, tiền từ tài khoản NH ngừoi mua kết nối với ví điện tử sẽ được chuyển sang tài
khoản ví điện tử di động người bán.
Áp dụng: Chưa áp dụng nhiều cho các webiste bán hàng, chỉ mới áp dụng nhiều cho
thanh toán nạp thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn cước di dộng, internet...
Ưu điểm:
Người tiêu dùng yên tâm, bằng công nghệ hiện đại bảo mật khi SMS xuất
phát từ người dùng đến tổng đài được tổ hợp và mã hóa thành dạng code
riêng biệt (thay vì text) nên hạn chế được việc nhân viên nhà mạng hoặc kỹ
thuật viên, nhà cung cấp DV vào xem...
• Trình duyệt giao thức ứng dụng không dây, hoặc năng lực ứng dụng độc
quyền của một thiết bị di động.


Nhược điểm :



Bị giới hạn khả năng thanh khoản.
Người dùng phải nhớ quá nhiều ID như: số CMND, số ĐTDĐ, mã số học sinh

- sinh viên, mã số thuế cá nhân, thẻ VIP member của từng cửa hàng, từng hệ
thống, số TK tại từng NH….Một bất tiện khác của các hình thức thanh toán
này là, người dùng phải nhớ quá nhiều cú pháp tin nhắn.

1.3 Phương thức thanh toán ứng dụng cả điện tử và truyền thống:
Sử dụng các thẻ quà tặng ( gift card ), thẻ trả trước, được phát hành bởi các nhà bán lẻ
hoặc ngân hàng, được sử dụng như là một món quà phi tiền tệ. Gift card rất phổ biến từ
những năm 2006.
Cách thức áp dụng : thẻ quà tặng, thẻ trả trước của mỗi doanh nghiệp bán lẻ có chứa 1
đoạn mã. Người sử dụng tạo tài khoản tại website bán lẻ, sau đó nhập đoạn mã để có thể

12


sử dụng. Mỗi thẻ sẽ có 1 số dư nhất định, mỗi lần mua hàng, số tiền mua sẽ trừ dần vào
số dư đó.
Ưu điểm :







Tăng sức mua của khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Củng cố, giữ vững vị trí dẫn đầu hay xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị
trường bán lẻ.
Tăng cường lợi thế cạnh tranh trong tương lai so với các đối thủ cạnh tranh.
Cải thiện lợi nhuận của Doanh nghiệp thông qua giải pháp phân tích CRM
(Customer Relationship Management)

Luôn thấu hiểu và có thể tác động đến thói quen mua sắm của khách hàng.
Tiếp xúc và tiếp cận các khách hàng đã được phân khúc phù hợp với các chiến
dịch tiếp thị khác nhau.

Thẻ Quà tặng có lợi thế ưu việt là các doanh nghiệp có thể phát hành thẻ với mệnh giá
rất linh động, tiền trong thẻ có thể được sử dụng nhiều lần. Cách làm này tiên tiến và tiết
kiệm hơn cách dùng phiếu voucher thông thường, vốn không thể kiểm tra được bao nhiêu
phiếu voucher đã đến tay người tiêu dùng và số tiền sử dụng cụ thể.
Nhược điểm :



Số tiền mỗi lần đặt hàng bị giới hạn trong số dư của thẻ
Khi bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản hoặc thông tin thẻ, rất khó có thể đòi lại
được.

2. Tần suất các phương thức giao dịch được sử dụng:
2.1 Đối với Việt Nam:
Tần suất sử dụng phương thức thanh toán truyền thống nói chung: Thanh toán bằng
tiền mặt vẫn ở mức cao. Việt Nam vẫn là một thị trường tiền mặt, nếu muốn chuyển dịch
sang thanh toán trực tuyến thì đòi hỏi phải có một quá trình và hiện nay đang trong giai
đoạn quá độ. Không sai khi nói việc sử dụng TMĐT làm cầu nối mua bán thực sự chỉ
giống như “cưỡi ngựa xem hoa”. Bất cập trong khâu thanh toán đã phá vỡ ý nghĩa to lớn
của phép tính “cứ 10 người sử dụng Internet thì đến 8 người đã từng thực hiện mua bán
trao đổi qua mạng”. Và hệ quả là “7 trong số 8 người này luôn thực hiện hình thức thanh
toán trực tiếp sau khi gián tiếp trao đổi hàng hóa qua các trang mua bán điện tử”. Như

13



vậy, phương thức thanh toán đang là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát
triển TMĐT tại Việt Nam.
Kết quả điều tra 1.000 doanh nghiệp được tiến hành trong năm 2009 cho thấy, tỷ lệ
doanh nghiệp có website là 25.4%. Tuy nhiên, tính năng thương mại điện tử của các
website này rất khác nhau, website thực sự có giao dịch tương tác với thương mại điện tử
(ở mức độ cho phép người tiêu dùng, đối tác có thể đặt hàng trực tuyến) chỉ chiếm
khoảng 27.4%. Còn website tích hợp tính năng thanh toán trực tiếp còn thấp hơn, với tỷ
lệ 3.2%. Những con số đó đã nói lên phần nào về phương thức thanh toán tại Việt Nam.
Không chỉ trở ngại từ phía nhà cung ứng và doanh nghiệp, khó khăn còn được tạo ra
từ lối mòn suy nghĩ và thói quen thanh toán trực tiếp theo kiểu thương mại truyền thống
của người dân Việt. Những khái niệm “thanh toán điện tử”, “thẻ tín dụng”, “dịch vụ
eBanking”... xem chừng còn khá lạ lẫm đối với đại đa số người tiêu dùng. Mua bán và
thanh toán gián tiếp tạo cảm giác bất an cho người tiêu dùng bởi lối áp đặt “người thật
việc thật” và “tiền trao thì cháo mới múc”. Bởi lẽ chưa từng trải qua việc “cháo đưa trước
tiền lấy sau” nên “thà không bán cháo chứ không thể nhận tiền sau”. Và như vậy, câu
chuyện của cái vòng luẩn quẩn giữa “tiền” và “cháo” cứ thế tiếp diễn xoay tròn.
Tại các nước phát triển, tài khoản của người mua hàng là bộ sưu tập những chiếc thẻ
thanh toán nhỏ gọn Master Card, Visa, American Express,.. Và động tác thanh toán cho
mỗi món đồ đơn giản chỉ là một cú click chuột hoặc động tác xoẹt thẻ. Với việc mua
hàng qua mạng, khách hàng có thể yên tâm thanh toán bằng tài khoản ngân hàng và sản
phẩm sẽ chắc chắn đến tay mình với sự an toàn tuyệt đối.
Năm 2010 Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã thử nghiệm triển khai
khảo sát một số lượng các hộ gia đình tại thành phố Hà Nội, làm tiền đề và tiếp thu kinh
nghiệm để có thể mở rộng khảo sát trong các năm tiếp theo. Trong số các hộ gia đình
được khảo sát, có 3% hộ gia đình có thành viên trong gia đình đã mở website riêng, trong
số này đã có một số website cung cấp và rao bán sản phẩm trực tuyến. Tỷ lệ hộ gia đình
có thành viên dự định mở website cá nhân là 5%. Tỷ lệ các hộ gia đình đã quan tâm và
tham gia vào giao dịch TMĐT là 15%. Trong đó, mặt hàng được chú ý tới nhiều nhất là
quần áo, giày dép. Một số sản phẩm khác như sách và đồ điện tử cũng có tỷ lệ quan tâm
khá cao. Ngoài ra, những sản phẩm khác như nội dung số, thẻ nạp tiền, băng đĩa, v.v...

cũng được giao dịch qua TMĐT với tỷ lệ khiêm tốn. Về lý do chưa tham gia mua hàng
trực tuyến, đa phần các hộ gia đình cho biết là do “thích mua hàng theo cách truyền
14


thống”. Mặt khác, lý do thứ hai chính là do nhiều hộ gia đình “chưa có cơ hội”. Ngoài ra,
một số lý do khác cũng có tỷ lệ cao như lo ngại về vấn đề bảo mật (21%), không biết
cách (19%), không tiện lợi (16%). Để giải quyết các vấn đề này, các doanh nghiệp cần
chú trọng hơn nữa vào việc phát triển công nghệ, sản phẩm của việc kinh doanh trực
tuyến. Lý do “chưa nghe nói đến” được rất ít hộ gia đình lựa chọn cho thấy việc tuyên
truyền, phổ biến về thương mại điện tử nói chung và mua bán hàng trực tuyến cũng đã
được phổ biến khá rộng khắp. Về hình thức thanh toán, 60% các hộ gia đình được khảo
sát đã mua hàng trực tuyến sử dụng phương thức thanh toán là trả tiền mặt khi giao hàng.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp thanh toán qua thẻ tín dụng và chuyển tiền tương ứng là 15% và
25%. Chưa có hộ gia đình tham gia khảo sát nào sử dụng hình thức ví điện tử để thanh
toán trực tuyến. Qua kết quả này có thể khẳng định các doanh nghiệp TMĐT cần nỗ lực
hơn nữa trong việc triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, tiện dụng và hiệu
quả. Đồng thời, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục tuyên truyền sâu
rộng về các lợi ích của TMĐT nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng. Khi được hỏi
về các dịch vụ thanh toán điện tử, hai dịch vụ được nhiều hộ gia đình biết đến nhất là
Vcoin và Paypal. Các dịch vụ còn lại như Mobivi, Ngân lượng, Payoo cũng bắt đầu được
biết đến. Tỷ lệ hộ gia đình được khảo sát sử dụng ngân hàng trực tuyến là 5%. Hoạt động
chủ yếu các hộ gia đình thực hiện khi sử dụng ngân hàng trực tuyến là xem tình trạng tài
khoản (60%), xem thông tin giao dịch (44%) và chuyển tiền (50%). Việc thanh toán và
gửi tiết kiệm trực tuyến hiện đã được triển khai tại một số ngân hàng song mới chỉ có một
tỷ lệ khiêm tốn hộ gia đình sử dụng các dịch vụ này. Tỷ lệ hộ gia đình đã sử dụng ngân
hàng trực tuyến để thanh toán hóa đơn là 18% và gửi tiết kiệm là 14%.
2.1.1 Tần suất sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng tại các
website ở Việt Nam:
Thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở mức cao. Thời gian qua, VN đã đạt bước tiến dài

trong việc hạ tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức 20% (cao gấp
gần 2,5 lần Thái Lan, gấp gần 4 lần Malaysia và gấp hơn 5 lần các nước châu Âu).
Các số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, chúng
ta đã đạt được các bước tiến dài trong việc hạ tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên thị
trường khi mà vào năm 2009, tỷ lệ này là trên 17,2% thì vào cuối năm 2010 xuống còn
13,5%.

15


Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2010 cho thấy thanh toán bằng tiền
mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ
trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán
của khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì
các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ
được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì
tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện
qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền
mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền
mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân
nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp
lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và
ổn định. Từ năm 2001 đến 2008, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với
tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19%;
năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%; tuy tỷ trọng hàng năm đã
giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như
Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng
cũng chỉ ở mức là 10%.
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, trong những năm gần đây, TMĐT đã
được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ

31% năm 2005 lên 45% năm 2009, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm
2010 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết
nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán
khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực hiện theo
phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không
dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn. Tâm lý dùng tiền mặt, trao hàng
trực tiếp thì trong TMĐT ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc. Vướng mắc về giấy tờ
thanh toán với yêu cầu hoá đơn đỏ, chữ ký, con dấu tươi trong phương thức thanh toán
truyền thống đã được các chuyên gia TMĐT nhắc đến như một lý do tiên quyết.
Theo kết quả điều tra có tới 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là
khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển
khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu
điện.
16


Mặc dù từ năm 2007 đến nay, hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử
ra đời và phát triển, nhưng tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao và tỷ lệ thanh toán
trực tuyến vẫn còn thấp. Tỷ lệ 35% doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán trực
tuyến là rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu thanh toán của TMĐT.

2.1.2. Tần suất sử dụng phương thức thanh toán bằng cách chuyển khoản qua thẻ
ATM, quầy giao dịch ngân hàng:
Vẫn xa lạ với thanh toán trực tuyến qua ATM, quầy giao dịch, thu tiền bao giờ cũng
đông khách nhưng hình thức thanh toán trực tuyến rất ít khách hàng sử dụng. Sử dụng thẻ
ATM để thanh toán khi mua hàng trực tuyến, hay mua hàng tại các cửa hàng, siêu thị, vẫn
còn xa lạ với người dùng, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công thương, tính đến thời điểm này,
cả nước có khoảng 5 triệu thẻ và tài khoản cá nhân, trong đó có hơn 4 triệu thẻ ATM và
300.000 thẻ Visa, Master Card, giao dịch tại 2.500 máy ATM và 15.000 POS.

Chuyên viên của Vụ thương mại điện tử cho chúng tôi biết, hiện người sử dụng thẻ
ATM hoặc tài khoản chủ yếu dùng để gửi tiền và rút lương hằng tháng. Còn việc giao
dịch thanh toán thông qua thẻ hoặc tài khoản chủ yếu diễn ra dưới hình thức B2B
(business to business), các hình thức B2C (business to customer) hoặc C2C (customer to
customer) chưa phổ biến.
Theo phân tích của Vụ Thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến tại Việt Nam có rất
nhiều lợi thế. Số thuê bao Internet ở Việt Nam hiện đã vượt qua con số 13 triệu, trong đó,
độ tuổi từ 20-34 chiếm đến 52%. Trong nước hiện có nhiều website hoạt động theo hình
thức C2C, như 1001shoppings.com, chodientu.vn, aha.com.vn, vietco.com,
sieuthihangchatluong.com… Đây là những thông số hấp dẫn, tạo nền tảng cho thương
mại điện tử phát triển, trong đó có thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, khó khăn nhất là các
website bán hàng trong nước chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toán quốc tế như visa,
Master, American Experss. Các loại thẻ nội địa như ATM (connect 24) lại không có trong
phương thức thanh toán này.
Việc thanh toán trực tuyến rất đơn giản, các loại tiền chi tiêu cố định hằng tháng như
tiền điện, nước… có thể thực hiện một cách dễ dàng. Nhưng các công ty cung cấp dịch
vụ này lại không mấy chú trọng. Tại Hà Nội, tiền điện, nước của các hộ sinh hoạt vẫn
17


phải thanh toán trực tiếp bằng hoá đơn cho nhân viên đến thu phí tại nhà. Muốn sử dụng
hệ thống thanh toán trực tuyến, khách hàng chỉ cần có tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ
tại một ngân hàng gọi là Merchant Account. Với chủ nhận thanh toán, chỉ cần có một
cổng chấp nhận thanh toán gọi là Payment Gateway. Khi mở cổng thanh toán và chấp
nhận thanh toán, thông qua thẻ thanh toán trực tuyến là có thể sử dụng được thanh toán
trực tuyến.
Ngày 7/8/2007, PayNet khai trương dịch vụ ePOS – giải pháp thanh toán trực tuyến
cho một số dịch vụ. Hiện tại PayNet có trên 600 điểm thanh toán bằng POS đặt tại HN,
TP.HCM, với số lượng mỗi ngày đạt trên 10.000 giao dịch. Giải pháp ePOS sẽ giúp
PayNet tiếp tục mở rộng 5.000 điểm là các đại lý bưu điện, bệnh viện, trường học, chuỗi

siêu thị, cửa hàng Internet, iCafe, game online… Hy vọng thời gian tới cùng với việc trả
lương qua tài khoản thì hình thức thanh toán này sẽ phổ biến hơn.
Tháng 4/2006, Bưu điện Hà Nội (BĐHN) đã triển khai tiếp nhận thanh toán bằng thẻ
ATM. BĐHN đã tiếp nhận thanh toán thẻ ATM của Vietcombank, Vietinbank cho dịch vụ
điện thoại cố định, di động, Internet. Tổng số tiền thanh toán qua ATM của BĐHN
khoảng hơn 57 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ chiếm chưa đến 0,04% so với tổng
doanh thu hàng tháng của BĐHN. BĐHN rất muốn mở rộng hình thức thanh toán các loại
phí trực tuyến, hay qua ATM, nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn do các ngân hàng chưa
liên thông với nhau.
Với khách hàng sử dụng di động, họ cũng không mấy mặn mà với hình thức thanh
toán này, “nhà mạng” cũng không chú trọng quảng bá, tiếp thị. Trong 4 mạng di động sử
dụng hình thức thanh toán trực tuyến là Viettel, S-Fone, Mobifone, Vinaphone, thì Viettel
được coi là mạng triển khai có hiệu quả nhất. Công ty Viễn thông Viettel hiện tại có 20%
số lượng khách hàng thanh toán trực tuyến qua Pay199, 60% thanh toán qua thẻ trả trước,
20% thanh toán trực tiếp tại quầy giao dịch hay tại nhà. Khó khăn của Viettel là việc
quảng bá cho khách hàng biết tiện ích của hình thức thanh toán này.
Một khó khăn khác mà nhiều doanh nghiệp viễn thông gặp phải là hệ thống chấp nhận
thanh toán bằng thẻ ATM có rất ít ngân hàng liên thông với nhau. Khi thanh toán bằng
thẻ thì khách hàng phải đáp ứng được hai yếu tố: Thứ nhất, khách hàng sử dụng mạng di
động có triển khai chấp nhận thanh toán qua ATM; Thứ hai, khách hàng có thẻ ATM mà
ngân hàng phát hành thẻ phải có thoả thuận chấp nhận thanh toán với mạng di động
khách hàng đang sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng, rất nhiều khách hàng đang sử
18


dụng di động, có thẻ ATM nhưng không phải khách hàng nào cũng có thể thanh toán
được bằng thẻ ATM của mình.

2.1.3. Tần suất sử dụng phương thức thanh toán bằng cách chuyển tiền qua bưu điện:
Theo kết quả điều tra có tới 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là

khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển
khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu
điện.
Giao hàng là khâu cuối cùng song cũng không kém phần quan trọng trong quy trình
kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có 55,4% doanh nghiệp có
đội ngũ giao hàng, 49,9% doanh nghiệp để người mua đến nhận hàng, 25,8% doanh
nghiệp thành lập đại lý giao nhận và 12,8% giao hàng qua đường bưu điện.
Từ những kết quả điều tra trên cho ta thấy phương thức thanh toán bằng cách chuyển
tiền qua bưu điện là ít phổ biến và chiếm tỷ lệ thấp nhất trong ba phương thức thanh toán
truyền thống trên.

2.2 Đối với thế giới:
Tần suất sử dụng phương thức thanh toán truyền thống nói chung không được ưa
chuộng và tỷ lệ thanh toán truyền thống nói chung rất thấp. Chủ yếu là thanh toán trực
tuyến qua các phương tiện điện tử theo các hình thức chủ yếu như:
- E-Banking bao gồm các loại hình như:





Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet.
Phone Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại.
SMS Banking: giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động.
Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử

- Thanh toán qua ví điện tử
- Thanh toán trực tuyến qua mobile
Có 6 xu hướng thanh toán rõ ràng hiện nay ở khu vực Liên minh Châu Âu và tại các
nước phát triển:


19


Thanh toán không tiền mặt đang thay thế thanh toán tiền mặt.
Thanh toán điện tử đang thay thế các thanh toán dựa trên giấy.
Dịch vụ tự phục vụ đang thay thế hoạt động ngân hàng chi nhánh.
Lượng sử dụng ATM đang giảm xuống trong khi lượng tiêu thụ thẻ gia tăng.
Lượng sử dụng thẻ ghi nợ tăng trưởng nhanh hơn so với lượng sử dụng thẻ tín
dụng nhưng xu hướng này đang thay đổi.
• Ghi nợ trực tiếp đang phát triển chậm chạp.






Tại nhiều nước phát triển, người dân khi mua đồ không có thói quen xài tiền mặt. Tài
khoản của họ là bộ sưu tập những chiếc thẻ thanh toán nhỏ gọn MasterCard, Visa,
American Express,... Và động tác thanh toán cho mỗi món đồ đơn giản chỉ là một cái
xoẹt thẻ.

20


C. Kết luận:
Các hệ thống thanh toán hiện tại đã trải qua một giai đoạn đoạn phát triển lâu dài. Tuy
nhiên, cũng như tất cả những ngành công nghiệp khác, các hệ thống thanh toán đang trải
qua giai đoạn phát triển chóng mặt kể từ khi những dịch vụ điện tử ra đời. Điều này có
khả năng sẽ mang lại những thay đổi lớn trong các dịch vụ thanh toán trong những năm

tiếp theo. Kết quả cuối cùng của tất cả các hình thức thanh toán khác nhau là tài khoản
của người trả tiền được ghi nợ và tài khoản của người được trả tiền tăng thêm. Điều này
cũng phù hợp với các hình thức thanh toán tiền mặt hiện đại, khi những người trả tiền rút
tiền từ ATM và các cửa hàng gửi thẳng khoản tiền này tới tài khoản ngân hàng của họ.
Tiến trình phát triển hiện tại có nghĩa là chúng ta có thể hy vọng được chứng kiến những
sự cải thiện trong các hình thức thanh toán:
- Nhanh chóng hơn.
- Chi phí thấp hơn.
- An toàn hơn.
- Dễ gửi và nhận hơn.
- Hòa nhập tốt hơn với các hệ thống và các chu trình khách hàng.
Tại các nước phát triển, phương thức thanh toán điện tử đang chiếm ưu thế. Còn tại
Việt Nam, phương thức thanh toán truyền thống chiếm tỉ trọng cao. Hy vọng rằng trong
tương lai, tại Việt Nam, phương thức thanh toán truyền thống sẽ được thay thế bằng
phương thức thanh toán điện tử hiện đại, linh hoạt, phù hợp với sự phát triền của nền kinh
tế nói chung và lĩnh vực Thương mại điện tử nói riêng.

21


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*

*
*

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Lớp: Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C (1202ECOM0411)
Nhóm: 04

1. Thời gian: 28/03/2012
2. Địa điểm: G602
3. Số thành viên có mặt: 09/09, bao gồm:
1. Trương Ngọc Hoa ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hương (thư kí)
3. Lữ Bá Hoàng
4. Cao Hoài Hương
5. Mai Thị Huế
6. Phạm Văn Huế
7. Phạm Đỗ Hoàng
8. Nguyễn Văn Huấn
9. Phạm Xuân Hòa
Số thành viên vắng: 0
4. Nội dung: Nhóm trưởng triển khai đề tài thảo luận đến các thành viên.
Cả nhóm tìm hiểu đề tài, đưa ra ý kiến xây dựng đề cương bài thảo luận.
Hà Nội, 28/03/2012
Nhóm trưởng

22


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*

*
*

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Lớp: Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C (1202ECOM0411)

Nhóm: 04
1. Thời gian: 02/04/2012
2. Địa điểm: Thư viện đại học Thương Mại
3. Số thành viên có mặt: 09/09, bao gồm:
1. Trương Ngọc Hoa ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hương (thư kí)
3. Lữ Bá Hoàng
4. Cao Hoài Hương
5. Mai Thị Huế
6. Phạm Văn Huế
7. Phạm Đỗ Hoàng
8. Nguyễn Văn Huấn
9. Phạm Xuân Hòa
Số thành viên vắng: 0
4. Nội dung:
23


Cả nhóm thông nhất, hoàn chỉnh đề cương bài thảo luận.
Các thành viên góp ý, bàn bạc, đưa ra ý kiến để làm từng phần bài
Dựa vào khả năng, chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phân công công việc cho từng
thành viên trong nhóm.
Các thành viên về hoàn thành phần nhiệm vụ của mình và gửi cho nhóm trưởng bài làm
qua mail để nhóm trưởng tổng hợp, chỉnh sửa.

Hà Nội, 02/01/2012
Nhóm trưởng

24



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*

*
*

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3
Lớp: Quản trị tác nghiệp TMĐT B2C (1202ECOM0411)
Nhóm: 04
1. Thời gian: 09/04/2012
2. Địa điểm: Sân thư viện đại học Thương Mại
3. Số thành viên có mặt: 09/09, bao gồm:
1. Trương Ngọc Hoa ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hương (thư kí)
3. Lữ Bá Hoàng
4. Cao Hoài Hương
5. Mai Thị Huế
6. Phạm Văn Huế
7. Phạm Đỗ Hoàng
8. Nguyễn Văn Huấn
9. Phạm Xuân Hòa
Số thành viên vắng: 0
4. Nội dung: Sau khi tập hợp đầy đủ các phần bài làm của thành viên, họp nhóm để sửa
lại nội dung bài làm.
Các thành viên đọc bài của nhau và đưa ra ý kiến để hoàn thiện bài làm của nhóm.
Hà Nội, 09/04/2012
Nhóm trưởng


25


×