Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chi pheo tiet 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.82 KB, 5 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHÍ PHÈO – NAM CAO (tiết 4)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ LÀM CÁC ĐỀ LUYỆN TẬP
1. Dạng đề Đọc- hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng:
- Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi thì làm ăn thế nào?
Đột nhiên, thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua
lại…”
(Ngữ văn 11, tập 1, tr.155).
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
2. Nhân vật “thị” và “hắn” trong đoạn văn trên là ai? Xác định mối quan hệ của hai người trong tác
phẩm.
3. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản.
3. Lời thoại của nhân vật thuộc loại nào trong các phương án dưới đây:
a. Độc thoại
b. Đối thoại
c. Độc thoại nội tâm
4. Vì sao nhân vật “thị” phải nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng? Chi tiết đó đã bộc lộ khía
cạnh nào trong tính cách nhân vật?
5. Hình ảnh cái lò gạch cũ ở đoạn văn trên có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi
1: Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Đoạn trích thuộc phần kết của tác phẩm
2. Phương thức tự sự: Độc thoại
3. Vì nhân vật chợt nghĩ đến một điều đáng sợ, nếu “chửa hoang” thì không biết sẽ phải chịu sự
trừng phạt của lệ làng và của bà cô thị như thế nào. Chi tiết bộc lộ khía cạnh nhạy cảm rất đàn bà của
thị. Lúc này, thị rất tỉnh táo, biết lo xa. Về cơ bản, thị vẫn là số phận hoàn toàn bị lệ thuộc vào những
định kiến, luật lệ khắt khe ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ.
4. Hình tượng cái lò gạch:
- Nam Cao có một cái kết đầy ám ảnh, nó không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối


tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác
phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm. Hình ảnh “cái lò
gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên
rằng: Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó
để nối nghiệp. Chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì còn tồn tại hiện tượng Chí
Phèo.
- Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện
tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và
khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm
thương). - Chi tiết này cho thấy số phận người nông dân như rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến
mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát. Đây là một cái kết đầy bi quan,
phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc. Nó khác xa với kết thúc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) với
hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ báo hiệu cách mạng đã trở về. Qua đó, nhà văn ngầm đưa ra một
thông điệp mang tính dự báo: chỉ có cách mạng mới có thể giải phóng cho nỗi thống khổ của nhân
dân.
2. Dạng đề phân tích các nhân vật (Các em dựa vào bài giảng của cô và tư liệu tham khảo)
2.1. Nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị từ chối quyền làm người.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Lưu ý: Việc lựa chọn một nhân vật cùng đinh thống khổ nhất của xã hội làm đối tượng miêu tả và
gửi gắm biết bao thông cảm, suy tư thương xót… tự nó đã mang nội dung nhân đạo. Nhưng giá
trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật bị
tha hóa đến tận cùng. Nam Cao phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút
tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Thị
Nở, Chí Phèo đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải… nhờ tình thương của Thị

Nở, Chí được trở lại làm người với tất cả những năng lực vốn có. Ai đó có thể thích thú theo dõi
cuộc tình này bằng cái nhìn tò mò về cuộc gặp gỡ người ngợm, khúc khích che mặt nhìn đôi lứa
xứng đôi dìu nhau trong văn đàn. Họ không biết rằng những cuộc hẹn hò thơm phức mùi nước hoa
trong văn học lãng mạn đương thời có khi còn chưa bằng một phần cái thẳm sâu nhân bản trong mối
tình CP_TN, chưa hiểu bản chất mối tình này coi như chưa hiểu Chí Phèo.
2.2 Nhân vật Bá Kiến
2.3. Nhân vật thị Nở
3. Dạng đề phân tích giá trị của tác phẩm
3.1. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (Xem tư liệu)
3.2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật: Kết cấu, miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng ngôn ngữ,
giọng điệu, lời văn…
Đề tham khảo:
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám
phá một cách nghệ thuật”. (Hà Minh Đức). Anh chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm
sáng tỏ bằng việc phân tích sơ đồ không gian trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: Cái lò gạch
bỏ không- Nhà tù- Túp lều Chí Phèo- Cái lò gạch bỏ không .
Gợi ý làm bài
a. Giải thích nhận định:
- Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả, hình thức nghệ thuật
hấp dẫn, độc đáo.
- Cái đẹp của sự thật đời sống bắt nguồn từ hiện thực, phản ánh sâu sắc những vấn đề con người quan
tâm, trăn trở, phục vụ và góp phần cải tạo cuộc sống…
- Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: Sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo trong phản ánh
thực tại, tạo nên sự hài hòa giữa nd và ht, đem lại giá trị thẩm mĩ cao. Ý nghĩa khái quát: Khẳng định
tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng nhà văn với việc sáng tạo cái đẹp.
b. Phân tích, chứng minh:
- Ý nghĩa sơ đồ không gian: Đó là hệ thống các chi tiết không gian được nhà văn sắp xếp để phản
ánh những bước ngoặt cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Mỗi chi tiết có ý nghĩa quan trọng khác nhau đối
với số phận nhân vật (Cái lò gạch bỏ không: một cuộc đời bị bỏ rơi; Nhà tù: nơi giam cầm và tha hóa
người lương thiện; Túp lều Chí Phèo tối tăm, nơi Bá Kiến giam cầm linh hồn quỷ dữ, cũng là nơi gặp

gỡ của tình yêu thương và thức tỉnh bản chất lương thiện của Chí; Lò gạch bỏ không được nhắc lại
theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi số phận quẩn quanh, bế tắc của người nông dân trong xã
hội cũ)
- Cái đẹp toát ra từ sơ đồ không gian: các chi tiết này là những hình ảnh cụ thể, trong cuộc sống ở
nông thôn xưa và gắn trực tiếp với cuộc đời nhân vật CP. Nhưng qua tấm lòng và sự tìm tòi, khám
phá sáng tạo của một nhà văn tài năng, đã trở thành những không gian nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp
phần thể hiện sâu sắc nội dung hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, đem lại những giá trị thẩm mĩ
cao.
c. Đánh giá:
- Nhận định trên khẳng định tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm VH chân chính, đưa ra yêu cầu với
người sáng tác, phải phản ánh cái đẹp cuộc sống, nhưng không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái
đẹp Chân Thiện Mĩ.
-Tác phẩm phải đạt phẩm chất nghệ thuật cao.
- Định hướng cho người tiếp nhận tác phẩm.
4. Dạng đề cảm nhận, phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn văn
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Đề bài tham khảo: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao)
từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.
Hướng dẫn làm bài
1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật
a. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ,
độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư sản và
người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứt đến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị
hủy hoại.
Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biến nội tâm nhân vật

vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị.
Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc
cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.
b. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài
năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo.
Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau.
Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội
biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”.
Bi kịch thứ hai là bị từ chối quyền làm người.
Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ
hai.
2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo.
a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu.
“Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những
cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ
mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng
cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”.
Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc
cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm
thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống.
Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách
thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay).
Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị.
Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn: “Chí Phèo dường như đã trông thấy trước
tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
b. Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay
ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất
ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”.
Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình
yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầut tiên Chí Phèo được hưởng đã

đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?
“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho
hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng
sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ
quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp
sống thú vật?
Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô
không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.
Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôi rượu ra uống.
“Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành - hơi của tình yêu
hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là
đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
c. Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà
Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá
Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn.
Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo
chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống.
Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đến tuyệt vọng của
Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” còn làm day dứt hàng triệu
trái tim người đọc: Làm thế nào để được sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập
nhân tính ấy? Đấy cũng chính là bi kịch lớn nhất ở nhân vật yêu quý này.
Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo - hiện tượng hàng vạn
người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân
phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt. Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng

người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình
ảnh này đã nói với ta điều gì đó.
Kết luận
Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà
không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện
trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.
Giáo viên Nguyễn Quang Ninh
Trung tâm Hocmai.vn
- Đoạn buổi sáng tỉnh dậy (Xem tư liệu tham khảo)
- Đoạn kết (Xem đáp án câu III.b. Khối D- 2012- Câu 5 điểm)
5. Dạng đề liên kết
- Tưởng tượng của anh/chị về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Lão Hạc ở thế giới bên kia…
- Cảm nhận về của anh/chị tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng còi tàu trong Hai đứa trẻ.
- Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành ” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí
Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ
(Đời Thừa – Nam Cao). (Xem đáp án câu III.b. Khối D- 2010- Câu 5 điểm)
- Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một
cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết
thúc bằng hình ảnh: Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…Cảm nhận
của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên. (Xem đáp án câu III.b. Khối D- 2012- Câu 5 điểm)
- Qua một nhận định, bày tỏ ý kiến về tình cảm của nhà văn thể hiện trong tác phẩm Chí Phèo và Đời
thừa. (Xem phần cô chữa trong Đời thừa)
6. Dạng đề mới: (hai vấn đề trong một tác phẩm)
- Trong tác phẩm, Nam Cao miêu tả Thị Nở là kẻ đần, dở hơi, ngẩn ngơ, xấu xí, ế chồng, nhưng có
nhà phê bình lại chứng minh được rằng, đó là người thông minh nhân hậu nhất làng Vũ Đại.
Ý kiến của anh, chị?
- Sự đối sánh giữa các nhân vật bà cô thị Nở – thị Nở – bà ba Bá Kiến
- Sự đối sánh giữa bát cháo hành và bữa cơm rượu nhà Bá Kiến (liên hệ bát cháo cám trong Vợ nhặt
của Kim Lân).
- “Chí Phèo giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi, miệng hắn ngáp ngáp như còn muốn nói

điều gì”. Cảm nhận của anh/chị về những điều Chí Phèo muốn nói?
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người hay tự cự tuyệt quyền làm người?
- Có người cho rằng, Chí Phèo là gã mất trí, suốt ngày say xỉn. Cũng lại có ý kiến cho rằng đó là đầu
óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại. Ý kiến của anh/chị?
(Gợi ý: Sự độc đáo của hình tượng Chí Phèo chính là ở trạng thái say tỉnh bất phân:
+ Tiếng chửi: say-tỉnh
+ Quan hệ với hai người đàn bà
+ Cơn say cuối cùng của đời mình, ý thức đươc nỗi đau, Ai cho tao…Sáng suốt nhất khi nhận ra
bi kịch đời mình là do đâu, điều mà dân làng Vũ Đại xôn xao không nhìn thấy: khi xã hội còn
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
cường quyền, bạo ngược, định kiến thì cuộc đời của những người dân lương thiện mãi mãi không
ngóc đầu lên
+ Chí đã đứng dậy sau khi tỉnh, rượu cũng không làm tê liệt được, đứng dậy để trả lời câu hỏi
của Tự Lãng, người ta đứng lên bằng gì? Ai bảo Chí Phèo là người mất trí?
+ Chí Phèo mãi mãi sống trong lòng người đọc cho dù có trở thành bóng ma xiêu vẹo trong các
ngõ tranh lênh láng đói nghèo của làng Vũ Đại ngày ấy, nhàu nát khổ đau nhưng vẫn sáng suốt
với khát vọng cháy bỏng được sống như một con người.
7. Dạng đề tích hợp với Nghị luận xã hội
Ví dụ 1: Viết bài luận trả lời câu hỏi: Ai cho tao lương thiện?
Từ câu trả lời trên, anh/chị hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề giữ gìn nhân phẩm của con người
trong xã hội.
8. Cảm nhận chung về tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của nhà văn
Ví dụ 1: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn
đọc một vấn đề nhân sinh”- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo để làm sáng tỏ nhận định trên
Ví dụ 2: “Nam Cao đã tìm thấy những hạt trân châu lóng lánh trong sâu thẳm những thân phận con

người”. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên
Đề tham khảo: Cảm nhận về bức tranh sơn dầu “Làng Vũ Đại ngày ấy” của Đinh Quang Tỉnh
(Chí Phèo đang quẫy cựa phá phách trong một chiếc chai, bên ngoài là thị Nở bưng bát cháo hành
nghi ngút khói- Phía hậu trường là chân dung nhà văn Nam Cao cùng một số phác họa về làng quê
với nét vẽ đen trắng tỏ mờ)
Gợi ý:
A.Trong cảm nhận của Đinh Quang Tỉnh, ấn tượng về Chí Phèo là:
1.Số phận người nông dân nghèo khổ
2. Ấn tượng mạnh về sự tha hóa, vùng vẫy của Chí Phèo và tình cảm của thị Nở
3. Ẩn sau tất cả số phận ấy là tình yêu thương trìu mến của Nam Cao.
B. Cảm nhận của bản thân:
+ Đề tài
+ Cách khai thác đề tài
+ Những biểu hiện khác nhau của sự tha hóa.
+ Điển hình cho người nông dân bị tha hóa là Chí Phèo. Qua sự miêu tả cuộc đời Chí Phèo, Nam
Cao phát hiện ra sự quan tâm chân thành của con người, những giây phút thăng hoa trong cuộc sống
có sức cảm hóa mạnh mẽ làm thức tỉnh phần thiện, con người bị tha hóa vũng vẫy quyết liệt và có sự
lựa chọn đứng đắn hướng đi cho mình một cách dũng cảm cũng như sự hướng thiện không lời của
tình yêu thương.
+ Trên tất cả là tấm lòng của Nam Cao với cuộc đời. Tấm lòng ấy thổi vào tác phẩm niềm tin về
những con người biết hướng mình đến những điều tốt đẹp. Tấm lòng ấy dẫn đường cho nhà văn lựa
chọn cách thể hiện hữu hiệu nhất, phát huy tối đa tài năng văn chương sẵn có.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×