Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Đồng chí của Chính
Hữu
Cuộc kháng chiên chống Pháp trường kì là điểm hội tụ của những người
chiến sĩ có cùng nhiệt huyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Ở đó có hàng
triệu trái tim yêu nước đã giã từ bờ tre, giếng nước của quê nhà ra đi
đánh giặc. Cuộc sống vất vả, gian nan trong chiến đấu đã gắn kết họ lại
với nhau trong tình đồng chí. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã ghi lại
tình cảm cao q ấy của những người chiến sĩ một cách sâu sắc.
Lời thơ thật mộc mạc, tự nhiên như những lời tâm sự. Những thành
ngữ đi vào trong thơ làm cho ta cảm giác như chính cuộc sống hàng
ngày của người lính được hiện lên trước mắt ta vậy. Họ đến từ những
miền quê khác nhau, người thì từ đồng bằng ven biển lên, kẻ thì từ
vùng trung du xuống, nhưng họ đã dễ dàng gần gũi, thông cảm với nhau
bởi cùng ra đi từ những vùng quê nghèo khó, vất vả:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri ki.
Mặc dù chẳng hẹn nhưng họ lại gặp nhau và trở thành đồng chí. Họ
cảm nhận được sự gắn bó keo sơn khi sát cánh bên nhau trong cuộc
chiến đấu đầy gian khổ. Lời thơ thật mộc mạc mà gần gũi nghe như văn
kể chuyện về cuộc đời của những người lính trong lửa đạn chiến tranh.
Câu thơ Súng bên súng đầu sát bên đầu vừa có ý nghĩa tả thực, vừa
mang ý nghĩa tượng trưng. Những người lính ln gắn bó bên nhau lúc
chiến đấu cũng nhứ lúc sinh hoạt cùng đồng đội, “súng bên súng” là
cùng chung hành động, “đầu sát bên đầu” là cùng chung lí tưởng tạo
nên một nguồn sức mạnh.
Người lính đã cùng nhau sẻ chia gian lao, vất vả trong buổi đầu của
cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ thiếu thốn:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Họ cùng sẻ chia những giá trị vật chất tuy chẳng là bao nhưng thấm
đẫm tình đồng đội. Cùng đắp chung một chiếc chăn bông trong những
đêm rừng sương lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để người lính dễ dàng
trao đổi tâm tình cho nhau. Vì thế mà họ trở thành “tri kỉ” của nhau.
Hai tiếng “Đồng chí” được đột ngột tách thành một câu thơ riêng biệt
có đi kèm một dấu chấm cảm, chia bài thơ thành hai nửa. Nửa trên là
qui nạp, nữa dưới là diễn dịch. Hai nửa ấy như muốn làm rõ thêm tình
cảm thiêng liêng của người chiến sĩ, làm lay động hàng triệu trái tim
người đọc.
Những vần thơ như mang nặng bâng khuâng, thương nhớ của những
người chiến sĩ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng, mặc kệ gió lung lay.
Đây là sự hi sinh cao cả của người lính. Họ lên đường ra mặt trận mặc
dù ruộng vườn nhà cửa phải bỏ hoang. Người lính đã vì cái chung mà hi
sinh cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản
thân mình. Thật cảm động hình ảnh Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay.
Hai chữ “mặc kệ” được cất lên, đó là một sự nỗ lực về tâm lí, một sự cố
gắng để vượt lên trên những tình cảm nhớ thương dằn lịng bởi họ
thấm nhuần cái chân lí “nước mất nhà tan”.
Chính tình yêu quê hương của người chiến sĩ đã làm cho những vật vô
tri vô giác cũng như dâng lên một nỗi nhớ:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đây cũng là cớ để gợi lên nỗi nhớ quê hương, nhớ cái giếng nước trong
mát lành, nhớ gốc đa rợp bóng mát của q mình. Họ ln mang theo
bên mình cả q hương vào trong cuộc chiến đấu gian nan.
Mặc dù buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cịn nhiều khó khăn,
thiếu thốn nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt qua:
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Họ đã động viên nhau, sưởi ấm cho nhau bằng hơi ấm của tình người,
tình đồng đội để vượt qua những cơn sốt rét, vượt lên những khó khăn
của thời tiết khắc nghiệt:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong cảnh “rừng hoang sương muối” người lính đứng bên nhau phục
kích chờ giặc, Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả
mọi khó khăn.
Trong khó khăn, những người lính vẫn ung dung, chủ động, vẫn sát
cánh bên nhau “chờ giặc tới”. Người lính càng u đời hơn bởi nơi đây
cịn có một người bạn tri âm tri kỉ, người bạn đó là vầng trăng thơ
mộng. Đối với những người lính ra đi từ chốn đồng quê, trăng đã trở
nên gần gũi, giờ đây họ lại mang vầng trăng ấy vào trong chiến trường
ác liệt. Nó như thức cùng người chiến sĩ trong những đêm khuya chờ
giặc tới.
Khơng những thế, hình ảnh vầng trăng thơ mộng còn tượng trưng cho
vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Trong khơng khí căng thẳng vì đối đầu
với địch, người lính vẫn ln hướng về ánh sáng trong trẻo của vầng
trăng và hướng về lí tưởng chiến đấu vì hịa bình của dân tộc.
Bằng những chi tiết, hình ảnh, ngơn ngữ giản dị, bài thơ Đồng chí của
Chính Hữu đã thể hiện vẻ đẹp tinh thần và sự gắn bó keo sơn của người
cách mạng, vẻ đẹp của họ đáng được nâng niu, trân trọng.
Đề bài: Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật đã gợi cho
em những suy nghĩ gì?
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các
nhà thơ trưởng thành trong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính là một trong những bài thơ tiêu biểu
cho phong cách thơ của ông: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên,
tinh nghịch mà sâu sắc.
Câu thơ tự nhiên như một lời nói thường ngày, mang đậm chất văn
xi:
Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính.
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Chiến tranh khốc liệt của giặc Mĩ, “bom giật”, “bom rung” đã gây ra bao
tổn hại cho những chiếc xe ấy. Và nó cịn gợi lên cảm giác rằng tính
mạng của người lính cũng luôn bị đe dọa.
Một sự đối lập khá độc đáo được tác giả sử dụng trong đoạn thơ này: đi
trong mưa bom bão đạn mà người lính vẫn ln ung dung, bình thản.
Người lính thật khẳng khái, bất chấp bom đạn:
Ung dung buồng lái ta ngồi!
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Đây là một cái nhìn tự do như coi thường tất cả những hiểm nguy và
vất vả trong cuộc chiến. Đây là cái nhìn của những con người bản lĩnh.
Cái nhìn của người lính trong tiểu đội xe khơng kính là cái nhìn ung
dung, bình thản, tập trung cao độ. Mặc dù xe khơng kính như thế
nhưng người lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn
ngạo mạn trước hiểm nguy. Người lái xe khơng kính thật bản lĩnh. Lịng
căm thù giặc đã giúp họ vững vàng tay lái để đưa tiểu đội ra tiền tuyến.
Tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp mọi khó khăn, gián khổ
của cuộc chiến tranh. Ý chí chiến đấu đã làm người lính lái xe khơng
cảm thấy vất vả khi xe khơng có kính. Xe khơng kính đã làm người chiến
sĩ gần gũi với thiên nhiên, hịa nhập với thiên nhiên trên đường ra trận:
Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.
Vì khơng có kính chắn gió nên người lính nhìn thấy rõ hơn. “Con đường
chạy thẳng vào tim” – con đường vừa mang giá trị hiện thực vừa mang
ý nghĩa tượng trưng thật độc đáo: con đường đi đã được nâng lên
thành con đường cách mạng, con đường ở trong tim của mỗi người
chiến sĩ, con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khơng
có kính là một mất mát lớn nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người
lính có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên. Không chỉ là mặt đất
mà cả bầu trời đầy sao, cánh chim như ùa vào buồng lái:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chính tình u thiên nhiên và cả vẻ
đẹp lãng mạn trong tâm hồn đã giúp người chiến sĩ vượt qua những
khó khăn.
Khổ sở là như thế, nhưng đối với người lính thì có hề chi, họ bất chấp
mọi hiểm nguy:
Khơng có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Hai tiếng “ừ thì” chắc nịch nhưng nhẹ nhàng, không hề phàn nàn, kêu
ca. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh cũng không
ảnh hưởng đến tinh thần đầy lạc quan của người lính.
Vì xe khơng có kính nên nắng thì có bụi mà mưa thì xối xả. Ngồi trong
buồng lái nhưng chẳng khác nào là ở ngoài trời. Hai chữ “ừ thì” được
lặp lại đã khẳng định được thái độ sẵn sàng bất chấp khó khăn, cũng
như có bụi thì chưa cần rửa, khi có mưa, áo có ướt cũng chưa cần thay:
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khơ mau thơi.
Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam tạo ra sức mạnh vơ biên thúc giục
người lính chạy thêm “trăm cây số nữa”. Một qui luật tự nhiên khơng gì
thay thế được: mưa rồi sẽ tạnh, gió sẽ lùa vào, áo sẽ “khơ mau thơi”.
Những người lính hiện lên trong câu thơ thật hồn nhiên, vui vẻ, lạc
quan.
Chính tình u Tổ quốc, tinh thần giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước đã tạo ra một sức mạnh lớn lao dể người lính vượt qua mọi gian
khổ hiểm nguy trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
Chiếc xe khơng kính ấy đã chở tiểu đội ra chiến trường miền Nam đánh
Mỹ, thống nhất nước nhà. Tuy tác giả khơng nói ra ngồi trên chiếc xe bị
quân thù tàn phá đi ra từ chốn bom rơi ấy là những người lính như thế
nào nhưng người đọc đều hình dung được rằng đó là những người dạn
dày và gan góc trong bom đạn:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Một sự trẻ trung, yêu đời lại được thể hiện trong một chi tiết ngộ
nghĩnh. Họ lại gặp nhạu trên đường đi tới và đã ‘‘bắt tay qua cửa kính
vỡ rồi”. Tình bạn, tình đồng chí khơng bị ngăn cách bởi cái khơng thuận
lợi của hồn cảnh mà trái lại nó càng khăng khít hơn, tiếp thêm sức
mạnh cho nhau để hồn thành nhiệm vụ.
Tình đồng chí, đồng đội giữa những người, lính Trường Sơn đã được
thể hiện một cách sâu sắc, họ là những người cùng chí hướng:
Bếp Hồng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
Giữa đất trời tự do phóng khống, họ cùng nhau dựng bếp Hồng Cầm,
cùng nhau xây dựng lí tưởng, cùng nhau nhóm ngọn lửa cách mạng.
Khơng cần lạ quen, chỉ cần “chung bát đũa” là những người lính có thể
họp lại thành một gia đình, Vì thế mặc dù xa nhà, xa quê hương đi chiến
đấu nhưng người lính không hề cảm thấy cô đơn. Họ mắc võng để nghỉ
ngơi, chuyện trò cùng nhau trong những giây phút thanh thản ngắn
ngủi rồi lại đi. Điệp ngữ “lại đi” nối tiếp nhau như cuộc đời của những
người lính cứ đi về phía trước. Chính nhờ những chuyến đi ấy mà họ lại
có cảm giác “trời xanh thêm”. Nó khơng chỉ có ý nghĩa tả thực mà cịn
mang ý nghĩa tượng trưng: đó khơng chỉ là màu xanh của bầu trời mà
cịn là màu xanh của hịa bình, của hi vọng về một tương lai tốt đẹp
hơn.
Sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và
bên trong chiếc xe đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ
Hồ. Các anh đã vượt qua tất cả:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn
Khơng có mui xe, thùng xe có xước.
Những chiếc xe cịn thiếu nhiều thứ mà đáng lẽ ra nó cần phải có.
Nhưng đó chỉ là những thứ vật chất, nếu thiếu thì các anh vẫn khắc
phục được. Các anh đã nhấn mạnh thêm một cái “có” thật cần, đó là lí
tưởng cộng sản, lí tưởng yêu nước căm thù giặc:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Đây là “trái tim” của một con người đầy nhiệt huyết chiến đấu vì miền
Nam yêu thương, và vì thế xe vẫn băng ra tiền tuyến, mặc dù: “Bom
giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.
Với những câu thơ gần gũi như những lời nói thường ngày đậm chất
văn xi, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được một hình tượng độc đáo:
những chiếc xe khơng kính vẫn băng băng trên con đường ra trận. Và
qua hình ảnh những chiếc xe, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh của
những người lính gan góc, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm ở
Trường Sơn thời chống Mĩ.
Đề bài: Đoàn thuyền đánh cá là một tác phẩm hay của nhà thơ Huy Cận.
Anh chị hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm
rõ điều này.
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
Ông đã để lại chó đời nhiều áng văn hay, nổi tiếng. Bài thơ Đồn thuyền
đánh cá được viết khi ơng đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh,
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, tiếp xúc với cuộc
sống lao động và niềm vui trước cuộc sống mới của nhân dân.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh “mặt trời”, nó được ví như quả cầu lửa
khổng lồ đang dần dần chìm xuống biển khơi. Ánh sáng rực rỡ, huy
hồng được bùng cháy trước khi lịm tắt. Theo nhịp tuần hoàn của thời
gian, vũ trụ đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, được tác giả nói rõ hơn trong
các phép nhân hóa:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Cảnh trời biển quê hương đã được Huy Cận giới thiệu một cách tài tình.
Mặt trời lặn, sóng cài then giữ chặt cánh cửa đêm. Màn đêm buông
xuống, con người đã bắt dầu một buổi lao động đầy hăng say, náo nức.
Công việc đánh, cá vốn rất nguy hiểm, lại vào ban đêm nên càng nhọc
nhằn gấp bội. Nhưng người đánh cá trong bài thơ này hiện lên với tinh
thần sôi nổi bởi họ làm chủ được công việc, làm chủ thiên nhiên và cả
bản thân mình. Họ cất lên tiếng hát để quên đi cực nhọc và như muốn
góp cùng với gió làm căng những cánh buồm để chiếc thuyền băng
băng trên biển cả:
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Vùng biển quê hương thật giàu và đẹp. Biển lấp lánh những đàn cá thu
như đoàn thoi dệt vào lịng biển. Đấy là một lồi cá ngon nổi tiếng.
Khơng những thế, những đàn cá ấy còn mang một vẻ đẹp diệu kì với
mn luồng sáng loang lống dưới đại dương. Câu cầu khiến “Đến dệt
lưới ta đàn cá ơi!” đã thể hiện một niềm hi vọng, ao ước của những
người chài lưới muốn có một chuyến đi bội thu. Người dân chài đã bộc
lộ niềm vui trước, biển trời.
Thuyền càng lướt ra khơi, biển cả càng rộng lớn, tràn ngập ánh trăng.
Trăng đang lơ lửng trên khơng và gió càng lồng lộng. Tất cả đã tạo nên
một bức tranh trên biển thật đẹp và tráng lệ. Bầu trời, biển cả như cùng
tham gia vào công việc lao động của con người. Con thuyền càng lướt
ra xa thì càng khơng hề nhỏ bé mà lại rất hùng dũng, hiên ngang.,
Trên biển có mn ngàn lồi cá khác nhau: nào cá chim, cá đé, cá nhu,
cá song… Các loài cá ấy đã tạo nên rất nhiều màu sắc khác nhau trong
lòng biển cả:
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Nhờ có trí tưởng tượng như thế nên Huy Cận đã miêu tả các loài cá hết
sức đẹp và đặc sắc. Cá vốn là một con vật hết sức bình thường nhưng
ơng đã chắp cánh cho nó trở nên hết sức huyền ảo. Sự tài hoa của ngòi
bút Huy Cận đã được phát huy khá rõ nét. Tất cả tiếng sóng biển, tiếng
cá quẫy, tiếng gió thổi đã tạo thành một hợp âm rì rào ở biển Hạ Long
về đêm. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã được vẽ nên bằng ngôn từ,
nhờ cây bút tài hoa của Huy Cận.
Từ “hát” trong bài thơ được lặp lại ba lần. Nêu như đầu bài thơ chỉ là
một câu hát thì đến đây, câu hát ấy đã trở thành bài ca gọi cá vào:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự buổi nào.
Khi đoàn thuyền ra khơi, con người cất lên tiếng hát; khi đoàn thuyền
đánh cá trên biển và kể cả lúc trở về bên thì người lao động cũng đều
hát. Họ vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm để cất lên những câu hát yêu
đời.
Hụy Cận đã sử dụng phép so sánh thật độc đáo: biển cả rộng lớn như
lòng mẹ bao dung. Biển cả hào phóng ln cho con người bao sản vật
q hiếm, ni lớn chúng ta khơng biết tự khi nào.. Khi mới lọt lòng mẹ,
biển đã cho chúng ta cá và cứ tiếp tục mãi như người mẹ cho con không
lấy lại bao giờ.
Trời càng về sáng thì nhịp điệu lao động càng hối hả hơn: “Sao mờ, kéo
lưới kịp trời sáng”. Lúc này con người càng cảm thấy vui bởi họ vừa có
được chuyến đi biển bội thu. Nhờ vào thành quả lao động, người dân
chài hình dung một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với họ trong tương
lai. “Rạng đông" vè “nắng hồng” khơng những là hình ảnh thiên nhiên
mà cịn biểu tượng cho một tương lai tươi sáng, một cuộc sống ấm no
hạnh phúc.
Mặt trời lúc này đã bừng sáng, đoàn thuyền hăng hái ra về như chạy
đua cùng mặt trời. Nó đã tạo nên một hình ảnh hết sức sống động, lãng
mạn.
Trong không gian thiên nhiên rộng lớn, con người đã làm chủ, chinh
phục được thiên nhiên để khẳng định mình. Bài thơ có kết cấu đầu cuối
tương đồng về hình ảnh thiên nhiên và người lao động. Mở đầu bài thơ
là hình ảnh mặt trời và câu hát, kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh mặt
trời và câu hát, nhưng ở đầu bài thơ là tiếng hát hăng hái ra khơi, còn
cuối bài thơ là tiếng hát thắng lợi trở về. Hình ảnh “mặt trời” ở đầu bài
thơ thì chìm xuống đỏ ối, kết thúc bài thơ thi rực rỡ như xua tan đi màn
đêm đen tối, một ngày mới lại bắt đầu.
Bằng sự liên tưởng và tựởng tượng phong phú, Huy Cận đã khắc họa
nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ và đã thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên
và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với
đất nước và cuộc sống xây dựng đang mỗi ngày một đi lên.
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Bếp lửa của
Bằng Việt
Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm
với người mẹ thân yêu, với người cha tơn kính, có thể là với người bà
trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là
hình ảnh người bà tần tảo sớm hơm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp
lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua
bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.
Mở đầu bài thờ là hình ảnh bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Ba tiếng “một bếp lửa đã trở thành điệp khúc, gợi lại một hình ảnh thân
thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh “bếp lửa” thật
ấm áp giữa cải giá lạnh của sương sớm. Đó khơng chỉ là cái chờn vờn
của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà cịn là cái chờn vờn
trong tâm trí của người chầu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân
quen với biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự săn sóc,
lo lắng, chăm chút, che chở cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình
ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, thể hiện tình cảm của người
cháu dành cho bà. Bà vất vả, lặng lẽ trong khung cảnh “biết mấy nắng
mưa”, làm sao tính được có bao nhiêu mưa nắng khổ cực đã đi qua đời
bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức
của cháu hiện về những gian khổ thời còn bé!
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi
Bố đi đánh xe khơ rạc ngựa gầy.
Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải
chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hồn cảnh ấy
thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia
tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và
cịn làm khô cạn sức người lẫn gia súc. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với
người cháu là khói bếp, luồng khói được hun từ bếp lửa thân thuộc:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói …
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Giờ đây nghĩ lại, cháu như đang sống lại những năm tháng ấy. Câu thơ
ấy sức truyền cảm đặc biệt khiến người đọc khơng khỏi có cảm giác cay
cay nơi sống mũi. Tuổi thơ ấy lớn lên trong cảnh hoang tàn của chiến
tranh. Quê hương, xóm làng bị giặc tàn phá. Cuộc sống khó khăn song
hai bà cháu cũng được an ủi bởi tình cảm hàng xóm láng giềng. Bởi
trong hồn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam lúc ấy, những
người lớn phải tham gia kháng chiến, ở nhà chỉ còn cụ già và cháu nhỏ:
Mẹ cùng cha công tác bận không về.
Và vì thế chỉ có hai bà cháu cơi cút bên nhau. Bà kể chuyện ở Huế cho
cháu nghé, bà dạy cháu học, chỉ cháu làm. Bao công việc bà đều lo hết
vì bố mẹ bận cơng tác khơng về. Bà là chỗ dựa cho cháu, và đứa cháu
ngoan ngoãn là nguồn vui sống của bà. Những kỉ niệm của tuổi thơ đều
gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”, bởi “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi
khói", đã sớm phải lo toan. “Cháu cùng bà nhóm lửa” trong tám năm
rịng rã. Tám năm đó nó cũng khơng phải là dài lắm nhưng sao cứ kéo
dài lê thê trong lòng cháu. Cho nên, nhớ về tuổi thơ, người cháu lại “chỉ
nhớ khói hun nhèm mắt”. Cảm giác ấy chân thật và xúc động. Cái làn
khói bếp của ngày xưa ấy như bay đến tận bay giờ làm cay nơi sống
mũi. Ngày xưa cay vì khói cịn giờ đây sống mũi lại cay khi nhớ về tuổi
thơ và cũng vì thương nhớ đến người bà.
Người cháu nghĩ đến bà rồi nghĩ đến quê hương, đến loài chim tu hú.
“Tu hú” được nhắc lại bốn lần, tiếng kêu của nó trên đồng xa như sự
cảm thơng cho cuộc sống đói nghèo trong chiến tranh của hai bà cháu.
Và trong lời kể của bà có cả “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tâm hồn
trẻ thơ của cháu chợt dậy lên một mong mỏi:
Tù hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Kỉ niệm của tuổi thơ đã được đánh thức, ở đó có hình ảnh người bà tần
tảo sớm hơm và có hình ảnh cả quê hương.
Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời
của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa
ln ấm áp, tỏa sáng trong gia đình:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm
mai khơng chỉ bằng rơm rạ mà cịn được nhen lên bằng chính ngọn lửa
trong lịng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin
tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì
diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được nhóm lên từ chính bàn tay bà đã
ni lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà lặng
lẽ chịu đựng, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố”. Chính vì thế,
đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà thân thuộc có
nỗi vất vả, gian lao của người bà.
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui.
Trong bài thơ có tới mười lần người bà hiện diện cùng bếp lửa với vẻ
đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ “bếp lửa”, tác giả đã đi
đến hình ảnh “ngọn lửa”:
Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt có những
“niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế
giới rộng lớn với bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn
không ngừng hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày
đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh
người bà ln làm ấm lịng và nâng đỡ cháu trên bước đường đi tới.
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa
mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy
tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như
một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân
trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hánh trình dài rộng của cuộc
đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lịng
biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi
đã đi xa.
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của
Nguyễn Duy.
Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Bài thơ Ánh trăng của ông rất hay và đặc sắc. Nó
gợi nhắc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và đánh thức trong mỗi con
người chúng ta những kí ức đã lãng quên và nhắn nhủ chân tình với
mình cũng như mọi người về lẽ sống chung thủy, nghĩa tình.
Bài thơ mở đầu bằng bốn dịng thơ ngắn, Nguyễn Duy như đã tìm về
với tuổi thơ mình:
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sơng rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.
Câu thơ làm sông dậy hình ảnh cậu bé hồn nhiên, lớn lên nơi ruộng,
đồng, sông, bể. Rồi cậu bé ấy lớn lên, trở thành người chiến sĩ. Chữ
“hồi” được lặp lại như một ranh giới giữa những tháng ngày ấu thơ và
lúc trưởng thành, cảnh vật theo dòng ngày tháng đã đổi thay nhưng
vầng trăng vẫn cịn đó, là gạch nối vắt qua giữa hai thời và con người đã
xem trăng là bạn tri kỉ. Vầng trăng trở nên bình dị, gần gũi, gắn chặt với
những gì thân thương nhất của làng quê Việt Nam:
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ.
Có phải chăng trong hồn cảnh khó khăn, gian khổ, con người ta sống
và đối xử với nhau chân thành hơn, vị tha hơn. Đó lá cái thời sống hồn
nhiên, trong sáng như cây cỏ, không biết dối trá, giả tạo. Những tình
cảm tự nhiên, chân thực thì sẽ vững bền theo dòng thời gian. Mối quan
hệ thắm thiết giữa người và trăng làm cho nhân vật trữ tình tự khẳng
định một tâm niệm:
Ngỡ khơng bao giờ qn
Cái vầng trăng tình nghĩa.
Nhưng có nào ngờ nhân vật trữ tình ấy đã vội lãng quên. Ngỡ là như
thế nhưng đâu hay:
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngỡ
Như người dưng qua đường.
Chính sự thay đổi khi hịa bình lập lại, người lính trở lại xây dựng quê
hương, cuộc sống mỗi người ngày càng tốt tốt đẹp hơn để rồi họ quên
đi những tháng ngày gian khổ đã qua. Ánh trăng được thay bằng ánh
điện, có những tiện nghi, vật chất đầy đủ làm cho con người mau thích
nghi và đồng thời cũng mau qn. Tác giả khơng có ý phê phán “ánh
điện”, “cửa gương” mà muốn nhắc nhở mọi người rằng đừng để những
giá trị vật chất ấy điều khiển chúng ta, đừng coi vầng trăng – người bạn
tri kỉ ngày nào – chỉ như người qua đường.
Nhưng khi những gía trị vất chất kia tan biến thi cũng là lúc “người
dưng” trở về:
Thình lình đèn điện tắt
Phịng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng trịn.
Với tình huống này, bao nhiêu kỉ niệm hồn nhiên của thời ấu thơ, kỉ
niệm với vầng trăng thời chiến tranh ở rừng lại trở về. Nó gợi lên bao
niềm ân hận khơn ngi khi đã nhận ra sự bạc bẽo, vơ tình của mình.
Cái đơi mặt giữa người và trăng thật cảm động, khiến người đọc phải
hịa mình vào tâm trạng cua nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Ngỡ như một giấc chiêm bao, những kỉ niệm đẹp xưa kia những tưởng
đã mất nhưng nay lại hiện về, khiến nhân vật trữ tình xấu hổ, chỉ dám
nhận lại của trăng một nửa quá khứ đẹp đẽ, còn nửa kia dành cho sự ăn
năn vì đã quên đi vầng trăng vầng trăng ấy còn mang một ý nghĩa tượng
trưng: là biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc và biểu tượng cho quá khứ
nghĩa tình khơng thể nào qn và cũng khơng được qn. Đó có lẽ là lời
hối cải sâu kín của Nguyễn Duy cho những “lãng quên” của mình.
Mặc cho con người ta vơ tình, lãng qn nhưng ánh trăng mn đời
trịn vành vạnh, khơng trách móc hay địi hỏi điều gì:
Trăng cứ trịn vành vạnh
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.