Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 92 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
BÁO CÁO TÓM TẮT

QUẢNG NINH –năm 2014


MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. v
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH ........................ 1
1. Giới thiệu .......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian qua ........................................................................................................ 2
2.1

Tăng trưởng và cơ cấu GDP giai đoạn 2003-2013 .................................................... 2

2.2

Các chỉ số kinh tế khác giai đoạn 2003 - 2013 ......................................................... 2

2.3

Đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2003-2013 .............................................................. 3

3. Khảo sát thông tin thực trạng nhân lực và cơ sở hạ tầng đào tạo tại


Quảng Ninh .......................................................................................................... 4
3.1.
Xu hướng dân số tại Quảng Ninh ......................................................................... 4
3.2

Các lộ trình đào tạo và cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh ......................................... 5

3.3.

Khảo sát thông tin cơ sở đối với những cơ chế chính sách phát triển nhân lực .................. 6

3.4

Nguồn kinh phí cho đào tạo lực lượng lao động ....................................................... 7

3.5

Điểm mạnh và điểm yếu của hệ giáo dục bậc phổ thông và sau phổ thông ...................... 7

3.6. Những tiêu chuẩn so sánh về thực tiễn giáo dục tốt nhất ở các nước ..... 8
3.6.1 So sánh hệ thống giáo dục của Việt Nam và lực lượng lao động với các
nước khác ............................................................................................................. 8
3.6.2.
Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nhân lực tốt nhất .................................... 10
3.6.3

Những bài học quan trọng và ý nghĩa đối với tỉnh Quảng Ninh .................................. 12

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2011 - 2020 ............................................................................................. 14

1. Định hướng phát triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 .... 15
1.1.
Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và đường lối phát triển của Quy hoạch phát triển nhân
lực tỉnh Quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. ................................................. 15
Đánh giá sự hấp dẫn của nngành kinh tế trọng điểm là mục tiêu tăng trưởng (sau đây gọi là
"các Ngành kinh tế trọng điểm) ..................................................................................... 16
1.2.
Đánh giá nhu cầu nhân lực của Quảng Ninh cho các Ngành kinh tế trọng điểm và các chủ thể
phát triển nhân lực ..................................................................................................... 18
1.3

Các lợi thế và hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh ..................................... 23

Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục và nhân lực tỉnh Quảng Ninh so với yêu cầu
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế ................................................................................. 23
i


Đánh giá hạn chế về nhân lực hiện tại và cơ sở hạ tầng đào tạo hiện tại so với dự kiến nhân
lực ngành và kỹ năng yêu cầu đến năm 2020 ..................................................................... 25
1.4
Đánh giá hiện trạng và dự báo về nhu cầu nhân lực để hỗ trợ sự phát triển của các Khu kinh
tế, Khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp đến năm 2020 ................................................. 27
1.5
Những yêu cầu chuyên môn và yêu cầu đào tạo dự kiến phục vụ các Ngành kinh tế trọng
điểm trong tương lai ................................................................................................... 28

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ............................ 30
1. Những sáng kiến và chính sách đề xuất đối với chính phủ đề phù hợp với
những yêu cầu của nhân lực và của các ngành .............................................. 30

1.1

Các giải pháp phát triển nhân lực ....................................................................... 30

1.2

Ban Quy hoạch nhân lực (MPA) ........................................................................ 33

1.3

Những đề xuất về giải pháp đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý nhân lực .............. 35

1.4

Thứ tự ưu tiên đầu tư nhân lực cho các Ngành kinh tế trọng điểm............................... 38

1.5

Đề xuất định hướng giáo dục và nghề nghiệp cho các ngành kinh tế ưu tiên .................. 39

1.6

Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong mô hình hợp tác công – tư (PPP) ..... 39

2. Yêu cầu nguồn lực để triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................ 43
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ................................................. 46
1. Lộ trình thực hiện ......................................................................................... 46
1.1


Sự tham gia của các bên liên quan ...................................................................... 46

1.2

Dự án ưu tiên ............................................................................................... 47

1.3

Cơ chế theo dõi dự án ..................................................................................... 48

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 50

ii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNTT

Công nghệ thông tin

DACUM

Phát triển một chương trình

EMS


Dịch vụ sản xuất điện tử

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

Tổ chức lao động Quốc tế

ITE

Học viện đào tạo kỹ thuật (Singapore)

KCN

Khu công nghiệp

LĐTBXH

Lao động, Thương binh và Xã hội

LLLĐ

Lực lượng lao động


MPA

Ban Quy hoạch nhân lực tỉnh Quảng Ninh

NLTTG

Nhân lực toàn thời gian

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

PMO

Phòng quản lý chương trình/dự án

PPP

Hợp tác công - tư

SCID

Xây dựng chương trình và tài liệu giảng dạy một cách hệ thống

TCCN


Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Đồng Việt Nam

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Những yêu cầu về đầu tư đối với 18 dự án nhân lực của Quảng Ninh . 43
Bảng 2: Chi tiết dự án Chương trình phát triển chuyên môn toàn diện dành cho
đội ngũ giảng viên ............................................................................................... 50
Bảng 3: Chi tiết dự án Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo
các cơ sở đào tạo ................................................................................................. 52
Bảng 4: Chi tiết dự án Tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong
doanh nghiệp ....................................................................................................... 54
Bảng 5: Chi tiết dự án Thiết lập quy trình xây dựng chương trình đào tạo có kết
hợp những tham gia đóng góp từ phía ngành...................................................... 55
Bảng 6: Chi tiết dự án Thiết lập chương trình thực tập tại doanh nghiệp cho học
viên đào tạo nghề................................................................................................. 56
Bảng 7: Chi tiết dự án Nâng cấp những cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có
............................................................................................................................. 58
Bảng 8: Chi tiết dự án Học bổng cho học viên học nghề dài hạn ..................... 60
Bảng 9: Chi tiết dự án chiến dịch nâng cao nhận thức xã hội nhằm thay đổi quan
niệm về đào tạo nghề ........................................................................................... 62
Bảng 10: Chi tiết dự án Trung tâm nghề nghiệp có cố vấn nghề nghiệp tại các cơ
sở đào tạo nghề .................................................................................................... 64
Bảng 11: Chi tiết dự án Đào tạo kỹ năng liên tục ............................................. 65
Bảng 12: Chi tiết dự án Định hướng hoạt động và hiệu quả hoạt động ............ 67
Bảng 13: Chi tiết dự án Nhà ở cho người lao động ......................................... 69
Bảng 14: Chi tiết dự án trang web dành cho người lao động ........................... 71
Bảng 15: Chi tiết dự án các sự kiện tiếp cận mục tiêu nhằm thu hút lao động
lành nghề ............................................................................................................. 73
Bảng 16: Chi tiết dự án những chế độ ưu đãi dành cho lao động tay nghề cao 74
Bảng 17: Chi tiết dự án Thành lập Ban Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh....... 76
Bảng 18: Chi tiết dự án Nâng cao năng lực đội ngũ công chức tỉnh Quảng Ninh
............................................................................................................................. 77
iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tiến độ thực hiện các dự án trong nhóm giải pháp Xây dựng năng lực
cho các cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý ....................................................... 81
Hình 2: Tiến độ thực hiện các dự án trong nhóm giải pháp Chương trình đào tạo
phù hợp với ngành ............................................................................................... 81
Hình 3: Tiến độ thực hiện các dự án trong nhóm giải pháp Xây dựng sự quan
tâm về định hướng học nghề ............................................................................... 82
Hình 4: Tiến độ thực hiện các dự án trong nhóm giải pháp Xây dựng một lực
lượng lao động có hiệu quả ................................................................................. 83
Hình 5: Tiến độ thực hiện các dự án trong nhóm giải pháp Tạo điều kiện về cơ
sở hạ tầng ............................................................................................................. 84
Hình 6: Tiến độ thực hiện các dự án liên quan đến nhóm giải pháp Lập quy
hoạch và điều phối............................................................................................... 85
Hình 7: Tiến độ thực hiện các dự án liên quan đến nhóm giải pháp Quản lý hiệu
quả hoạt động của các chủ thể liên quan trong hệ thống nhân lực ..................... 86

v


I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC
CỦA TỈNH
1. Giới thiệu
Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên
6.102 km2, đứng thứ 21 về diện tích và thứ 31 về tổng dân số so với cả nước,
với số dân 1,188 triệu người (theo thống kê năm 2012).
Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra những kỳ vọng, mục tiêu phát triển
kinh tế cho Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
12-13%/năm, với sự tăng trưởng trong cả hai lĩnh vực: Dịch vụ và các hoạt động

Công nghiệp Phi khai khoáng khác. Để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra, tỉnh
Quảng Ninh sẽ cần thêm khoảng 366.000 lao động vào năm 2020, trong đó
khoảng 136.000 lao động đến từ tỉnh ngoài.
Khả năng đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của Quảng Ninh phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn nhân lực của tỉnh. Vì vậy, việc lập Quy hoạch phát triển nhân
lực là cần thiết, đảm bảo Quảng Ninh sẽ có đủ nhân lực đáp ứng tốc độ tăng
trưởng nêu trên.
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh được xây dựng tuân thủ
theo những quy định pháp lý tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý các Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng
Ninh được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương và các định hướng phát
triển nhân lực của cả nước, vùng lãnh thổ và các địa phương.
Báo cáo được lập dựa trên các số liệu đầu vào được cung cấp từ các Sở,
ban, ngành của Tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Cục thống kê tỉnh;
Sở Nội vụ...
Ngoài ra, trong quá trình thu thập thông tin lập Quy hoạch, Tổ tư vấn được
sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đã tiến hành phỏng vấn và khảo sát thực
địa trên 30 doanh nghiệp có doanh thu và lao động cao nhất trên địa bàn, 12 cơ
sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh và 01 cơ sở dạy nghề tại tỉnh Hải Dương;
phỏng vấn qua mạng 300 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau ở các
địa bàn khác nhau trên 14 huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đề nghị các Sở,
ngành và 44 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cung cấp thông
tin, số liệu về thực trạng về cơ sở vật chất và đào tạo; tham vấn lãnh đạo Viện
Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Khoa học Lao động và Xã
1



hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 02 lần lấy ý kiến bằng văn bản đến
70 các cơ quan, sở, ban, ngành của Tỉnh; lấy ý kiến tham gia của 04 Bộ chuyên
ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Lao động Thương binh và Xã hội; Nội Vụ; Giáo
dục và Đào tạo). Quy hoạch đã được thông qua và xin ý kiến của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy vào ngày 26/3/2014 (ngày 02/4/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có
kết luận tại Thông báo số 1298-TB/TU); Ngày 09 và 10/7/2014, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã báo cáo ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ thông
qua Quy hoạch (ngày 01/8/2014, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có thông báo
Kết luận số 61-KL/TU). Ngày 04/8/2014, Quy hoạch đã được Hội đồng thẩm
định Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh bỏ phiếu thông qua.
2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian qua
2.1 Tăng trưởng và cơ cấu GDP giai đoạn 2003-2013
Theo định hướng tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh kỳ vọng xây
dựng một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Quảng Ninh đã đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hơn 10
năm qua. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013, GDP danh nghĩa của tỉnh
Quảng Ninh tăng khoảng 24%/năm; năm 2003, GDP tỉnh Quảng Ninh theo thời
giá hiện hành là 8.911 tỷ đồng và đạt mức 73.984 tỷ đồng vào năm 2013. GDP
thực tế tỉnh Quảng Ninh có điều chỉnh lạm phát tăng khoảng 12%/năm; năm
2003, GDP tỉnh Quảng Ninh tính theo thời giá 1994 đạt 5.716 tỷ đồng, tăng lên
17.166 tỷ đồng vào năm 2013.
Quảng Ninh đã đạt được những tiến bộ theo hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ra khỏi sự phụ thuộc vào ngành Nông nghiệp và Khai khoáng. Ngành
Công nghiệp Khai khoáng, chiếm 38% hoạt động kinh tế của Quảng Ninh trong
năm 2006, chỉ đóng góp 21% GDP năm 2013. Tương tự, đóng góp của ngành
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng giảm, chiếm 8% GDP vào năm 2003,
nhưng chỉ đạt 6% GDP trong năm 2013. Ngược lại, sự đóng góp của các ngành
khác lại tăng (ví dụ, ngành điện đóng góp không đáng kể năm 2003, nhưng năm

2013 lại đạt mức 15% GDP).
2.2 Các chỉ số kinh tế khác giai đoạn 2003 - 2013
Lực lượng lao động tỉnh Quảng Ninh phát triển với một tốc độ vừa phải
hơn, trung bình tăng 2%/năm kể từ năm 2003. Lao động ở Quảng Ninh đã tăng
từ 522.750 người năm 2003 lên tới 649.580 người vào năm 2013. Mức tăng này
chủ yếu là do sự gia tăng 5%/năm của lực lượng lao động trong ngành Công
nghiệp và Xây dựng.
2


Hàng năm, Quảng Ninh đã bố trí ngân sách đáng kể cho sự nghiệp giáo
dục và đào tạo. Trung bình giai đoạn 2003-2013, tổng chi cho sự nghiệp giáo
dục, đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng 35% tổng chi thường xuyên của tỉnh.
Năm 2013, Quảng Ninh đã chi 2.539 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và
dạy nghề, chiếm 32% tổng chi thường xuyên toàn tỉnh.
Quảng Ninh là điểm đến của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ
năm 2003, tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh đạt 3,6 tỷ US, trong đó: Hoa Kỳ
đóng góp FDI nhiều nhất trong 10 năm qua, đóng góp hai phần ba FDI vào tỉnh
Quảng Ninh, tương đương khoảng 2,4 tỷ USD. Singapore là nhà đầu tư lớn thứ
hai, theo sau là Trung Quốc. Đầu tư FDI chiếm nhiều nhất là cho các ngành
công nghiệp với tổng mức đầu tư 2,7 tỷ USD, tương đương khoảng 74% tổng
đầu tư FDI. Ngành Du lịch nhận được 24% FDI và ngành Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản nhận được FDI thấp nhất.
Trong vòng 10 năm qua, Quảng Ninh đã chuyển sang hướng nhập khẩu
ròng hàng hóa. Xuất khẩu tăng ở mức 20%/năm trong giai đoạn 2003 - 2013,
trong khi nhập khẩu tăng ở mức 30%/năm so với cùng kì. Trong năm 2013, tổng
giá trị kim ngạch nhập khẩu Quảng Ninh ở mức 2,3 tỷ USD, trong khi tổng giá
trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt mức 1,8 tỷ USD.
2.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2003-2013
Quảng Ninh đã duy trì số dư ngân sách dương từ năm 2003 đến năm 2012.

Kết dư ngân sách vẫn đạt mức 40% đến 65% tổng thu ngân sách.
Theo danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập mới đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ninh sẽ có 11
khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 9.526 ha1. Hiện nay, trong số
11 khu công nghiệp này, 4 khu đã đi vào hoạt động, nghĩa là đã thực hiện xây
dựng và mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào thuê đất trong Khu công nghiệp,
(Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng, khu công nghiệp Đông
Mai và khu công nghiệp Hải Yên), 3 khu đã hoàn thành quy hoạch xây dựng,
trong đó: 01 KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng (KCN cảng biển Hải
Hà – triển khai giai đoạn 1 với diện tích 660 ha), 02 KCN đang trong giai đoạn
giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư (KCN Hoành Bồ, KCN Phương Nam); 04
KCN còn lại – chưa được lập quy hoạch xây dựng, đang thu hút đầu tư (KCN
Tiên Yên, KCN Quán Triều, KCN phụ trợ ngành than và KCN Đầm Nhà Mạc).
Tính đến ngày 30/5/2014, trong các khu công nghiệp, hiện có 25 dự án đầu tư
nước ngoài (trong đó có 01 chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, 01 dự án của chủ đầu tư hạ tầng KCN cảng biển Hải Hà), gồm 19 dự án
1

Như đề cập trong Quyết định 110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3


đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 04 dự án đang triển khai xây dựng, 01 dự
án chậm triển khai và 01 dự án tạm dừng sản xuất kinh doanh.
Quảng Ninh có 4 khu kinh tế: Vân Đồn và 3 khu kinh tế cửa khẩu2. Quảng
Ninh coi các khu kinh tế này là phương tiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong các khu kinh tế, hiện có 22 dự án đầu tư nước ngoài (không tính 03 dự án
FDI tại KCN Hải Yên nằm trong ranh giới của khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái).
Quảng Ninh sở hữu mạng lưới giao thông vận tải đa phương thức, bao

gồm 1 cảng biển gồm 11 bến cảng; 73 cảng và bến thủy nội địa. Quảng Ninh
cũng có 6 quốc lộ với tổng 401 km chiều dài và 1 tuyến đường sắt quốc gia với
tổng 64 km chiều dài chạy qua địa bàn tỉnh. Quy hoạch xây dựng cảng hàng
không nội địa tại Vân Đồn đã được Chính phủ phê duyệt. Sân bay dự kiến sẽ đi
vào hoạt động trước năm 2020, với năng lực trung chuyển 2 triệu hành
khách/năm.
Quảng Ninh hiện có 1 trường đại học, 6 trường cao đẳng và có 2 trường
trung cấp chuyên nghiệp, tổng cộng có 9 cơ cở giáo dục chuyên nghiệp. Tỉnh
cũng có 44 cơ sở dạy nghề (2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 6
trung tâm dạy nghề, 7 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tham gia dạy nghề, 10 trung
tâm giáo dục thường xuyên và 16 cơ sở dạy nghề khác).
3. Khảo sát thông tin thực trạng nhân lực và cơ sở hạ tầng đào tạo tại
Quảng Ninh
3.1. Xu hướng dân số tại Quảng Ninh
Dân số tỉnh Quảng Ninh hàng năm tăng ở mức trung bình 1,24% trong
khoảng thời gian từ 2001 đến 2013, đạt mức 1,196 triệu người vào cuối năm
2013. Đến 2020, dự báo mức tăng dân số đạt trung bình 1,01%/năm và đạt tổng
dân số 1,285 triệu người. Cơ cấu dân số Quảng Ninh tương đối trẻ: hơn một nửa
dân số có độ tuổi dưới 30 và chỉ có 8,7% dân số có độ tuổi trên 60. Đến năm
2013, Quảng Ninh có 760.475 người, chiếm 63% dân số ở độ tuổi lao động.
Trong đó, 649.580 người, tức 85% dân số ở độ tuổi lao động, hiện có việc làm,
chiếm 54% tổng dân số. Tựu chung, dự báo quy mô dân số ở độ tuổi lao động
trong tỉnh sẽ tăng lên 835.250 người vào năm 2020.
Tỉnh Quảng Ninh với 21 thành phần dân tộc thiểu số cùng sinh sống,
chiếm 11, 4% dân số toàn tỉnh3 trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là dân tộc Dao
(5,05%), dân tộc Tày (2,98%), dân tộc Sán Dìu (1,58%), dân tộc Sán chay
(1,20%), dân tộc Hoa (0,46%) và các thành phần dân tộc thiểu số khác. Theo

2
3


Hoành Mô – Đồng Văn, Bắc Phong Sinh và Móng Cái
Kết quả điều tra dân số và nhà ở Quốc gia năm 2009 (xuất bản 2011),

4


Nghị quyết số 07-NQ/TU4, Quảng Ninh đặt mục tiêu đào tạo nghề cho lực lượng
lao động là người dân tộc là 15% vào năm 2015, sau đó tiếp tục phát triển lực
lượng lao động là người dân tộc của Quảng Ninh đến năm 2020. Phần lớn lực
lượng lao động là người dân tộc đều tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và
lâm nghiệp, điều này mang lại cơ hội cho tỉnh Quảng Ninh để xây dựng các
chương trình đào tạo cho lao động nông nghiệp có tay nghề cho thành phần
người dân tộc, để tận dụng các lợi thế cạnh tranh về địa lý cho sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp trên từng địa bàn cụ thể. Ngoài ra, sự phát triển của du
lịch sinh thái và du lịch cộng đồng cũng sẽ đòi hỏi đồng bào dân tộc thiểu số
phải được đào tạo về kỹ năng du lịch và dịch vụ, nội dung đào tạo chủ yếu sẽ là
đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo chuyên môn và đào tạo thông tin và truyền thông.
Quảng Ninh trong tình hình chung của khu vực đồng bằng sông
Hồng
So với khu vực, Quảng Ninh đã cho thấy kì vọng lớn trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, ví dụ, kì vọng GDP bình quân đầu người đạt 4.000 USD vào
năm 2015 và đạt 8.000 USD vào năm 2020, gần gấp đôi kì vọng toàn vùng trong
năm 2020. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh cũng đang có sự chuyển dịch theo
hướng gia tăng đóng góp từ lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ. Tình hình phát
triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh cũng tương ứng với các kết quả trong khu
vực. Trong năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo và được cấp bằng ở Quảng
Ninh đạt 54%, chỉ tiêu này ngang bằng với tỉnh Bắc Ninh trong năm 2013 và
thấp hơn chỉ 1% so với mục tiêu 55% của Hà Nội vào năm 2015.
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, khuynh

hướng di cư liên vùng, liên tỉnh đã diễn ra đáng kể trong vùng đồng bằng sông
Hồng. Trong số 11 tỉnh / thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ có ba
điểm đến được ghi nhận di cư thuần là dương, đó là Hà Nội, Hải Phòng và
Quảng Ninh. Từ năm 2004 đến năm 2009, Quảng Ninh đứng trong tốp 10 điểm
đến di cư trong nước trong giai đoạn này, bổ sung khoảng 11.000 lao động di cư
thuần.
3.2 Các lộ trình đào tạo và cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh
Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh Việt Nam có hai định hướng giáo dục
nếu có mong muốn học tiếp sau bậc phổ thông, đó là đào tạo chuyên nghiệp và
đào tạo nghề.
Hệ đào tạo chuyên nghiệp: bao gồm đào tạo ở bậc trường trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Nhìn chung, chương trình học của đào tạo
4

Ban chấp hành Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nghị quyết 07 - NQ / TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về
công tác dân tộc để hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững gắn với quốc phòng an ninh của tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

5


chuyên nghiệp thường đa ngành, đa lĩnh vực, dựa nhiều hơn vào nghiên cứu và
cơ bản mang tính lý thuyết hàn lâm (70% của chương trình là lý thuyết và 30%
thực hành). Quảng Ninh cũng có các cơ sở hệ đào tạo chuyên nghiệp và đại học
bao gồm 1 trường đại học, 6 trường cao đẳng và 2 trường TCCN. Trong số đó 5
trường trực thuộc quản lý của Trung ương, 4 trường trực thuộc quản lý của tỉnh.
Trong số 9 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp này có 7 cơ sở đồng thời tham gia đào
tạo nghề.
Lộ trình đào tạo nghề liên quan tới phát triển tay nghề kĩ thuật và bao gồm
đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Cùng với 3 bậc đào tạo

nghề trên, hệ đào tạo nghề cũng bao gồm những khóa học ngắn hạn, đào tạo
thường xuyên dưới 3 tháng. Đào tạo nghề chú trọng hơn vào đào tạo thực hành
so với đào tạo lý thuyết (70% thực hành so với 30% lý thuyết) và học viên sau
khi tốt nghiệp tham gia vào lực lượng lao động với tư cách lao động có tay nghề.
Quảng Ninh hiện có 44 cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo nghề: 2 trường cao
đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 7 trường chuyên
nghiệp và đại học, 10 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên và 16
cơ sở đào tạo khác.
Nhìn chung, tỷ lệ phổ cập giáo dục của toàn tỉnh Quảng Ninh là tương đối
cao với tỷ lệ 70% đối với bậc trung học phổ thông trong đó phần lớn (91%) sẽ
tiếp tục học tiếp lên theo hệ đào tạo chuyên nghiệp và hệ đào tạo nghề. Hàng
năm, nguồn cung lao động của Quảng Ninh đáp ứng khoảng 23.000 lao động,
trong đó khoảng 4.600 (20%) lao động thuộc hệ đào tạo chuyên nghiệp, khoảng
4.900 (21%) lao động đào tạo bậc cao đẳng/trung cấp nghề và khoảng 6.900
(30%) lao động được đào tạo sơ cấp nghề. Ước tính khoảng 6.600 (29%) lao
động là lao động phổ thông không tiếp tục học sau bậc phổ thông.
3.3. Khảo sát thông tin cơ sở đối với những cơ chế chính sách phát
triển nhân lực
Trước khi tiến hành lập Quy hoạch này, trong những năm vừa qua, tỉnh
Quảng Ninh bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong công tác phát triển nhân lực của tỉnh
nhà. Đó là những nỗ lực thực hiện những chính sách, chương trình phát triển
nhân lực cấp quốc gia và cả những dự án ở cấp địa phương.
Ở cấp độ quốc gia, Luật giáo dục (38/2005/QH11) năm 2005 hiện nay là
khung pháp lý của hệ thống giáo dục Việt Nam. Năm 2012, Luật giáo dục đại
học (08/2012/QH13) đã cải cách hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, Luật
dạy nghề năm 2006 (76/2006/QH11) và Thông tư quy định về đăng ký hoạt
động dạy nghề năm 2011 (Thông tư số 29/2011/TT-Bộ LĐTBXH) đã đưa ra
khuôn khổ pháp lý đối với tất cả các bậc đào tạo nghề.
6



Hơn nữa, Nghị định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực Giáo
dục năm 2012 (73/2012/ND-CP ngày 26/9/2012) đã giải quyết một cách cụ thể
về các dự án đầu tư và hợp tác nước ngoài trong giáo dục và đào tạo nghề.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã thông qua chính sách đối với một số đối
tượng hưởng phúc lợi của dân số Việt Nam bao gồm lao động nông thôn, phụ nữ
và người tàn tật.
Ở cấp tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội đã soạn thảo Quy hoạch tổng thể cho giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030,
dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh.
3.4 Nguồn kinh phí cho đào tạo lực lượng lao động
Các cơ sở đào tạo bậc sau phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoặc là
thuộc quản lý và cấp kinh phí bởi Nhà nước ở cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh (33
cơ sở đào tạo), quản lý và cấp kinh phí bởi doanh nghiệp nhà nước như
VINACOMIN (2 cơ sở đào tạo) hoặc hoàn toàn thuộc quản lý và cấp kinh phí
bởi thành phần tư nhân (11 cơ sở đào tạo).
Tỉnh Quảng Ninh phân bổ khoảng 32% chi phí hoạt động hàng năm cho
sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Hiện tại, Sở Tài chính là cơ quan chính
chịu trách nhiệm quản lý các thông tin tài chính từ các cơ sở đào tạo công lập.
Sở GD&ĐT và sở LĐTBXH không theo dõi các hoạt động phân bổ ngân sách
tới các cơ sở đào tạo chịu sự quản lý của họ.
3.5 Điểm mạnh và điểm yếu của hệ giáo dục bậc phổ thông và sau phổ
thông
Khả năng tiếp cận: Quảng Ninh đã đạt được những thành tích đáng kể
trong khả năng tiếp cận giáo dục, với tỉ lệ phổ cập tương đối cao, bậc THCS
(78%) và bậc THPT (70%). Để đáp ứng cho các học sinh người dân tộc thiểu số,
trên toàn địa bàn tỉnh hiện có 10 trường dân tộc nội trú và trường nội trú. Hơn
nữa, từ năm 2009, Quảng Ninh đào tạo hơn 19.000 lao động nông nghiệp nông
thôn trong khuôn khổ đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2009
(1956/QD-TTg). Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với hệ đào tạo chuyên nghiệp và

đào tạo nghề với lao động nông thôn còn là một thách thức đối với Quảng Ninh
vì các cơ sở đào tạo có xu hướng tập trung ở các khu đô thị, khu vực hành chính
phía đông nam tỉnh như tại Hạ Long và Uông Bí.
Thành tích: Quảng Ninh đã thể hiện thành công mạnh mẽ trong lĩnh vực
giáo dục cơ sở; khoảng 89% học sinh theo học bậc THCS tốt nghiệp và 91%
theo học bậc THPT thi đỗ kì thi tốt nghiệp cấp Quốc gia bậc THPT. Cho dù ghi
nhận mức tăng nói chung ở trình độ học vấn đạt được, vẫn có một sự mất cân
7


đối trong chất lượng giáo dục giữa khu vực thành thị và khu vực vùng sâu vùng
xa, vùng khó khăn. Điều này có thể thấy ở khu vực nông thôn khi số lượng học
sinh đăng kí thì cao nhưng số lượng học sinh theo học thực tế lại thấp và kết quả
của giáo dục (như tỉ lệ biết chữ và mức thành công ở các kì thi cấp Quốc gia)
còn tương đối thấp.
Chất lượng giảng dạy: Quảng Ninh có cơ hội để tăng cường năng lực
của lực lượng cán bộ giảng dạy để có thể cung cấp dịch vụ đào tạo có chất lượng
tốt nhất cho học viên trong tỉnh. Khi so sánh với hệ đào tạo chuyên nghiệp ở
Việt Nam nói chung, giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp của Quảng Ninh nhìn
chung có trình độ đào tạo thấp hơn đáng kể ở bậc đào tạo sau phổ thông (51%
giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam có trình độ sau đại học, so với
tỷ lệ Quảng Ninh chỉ đạt được là 43%). Điều này nêu lên một thách thức lớn đối
với các cơ sở đào tạo dạy nghề là hiện nay họ còn thiếu giảng viên có tay nghề
và kinh nghiệm thực tế.
Nhận thức của công chúng: Một số thách thức khác mà hệ thống giáo
dục Quảng Ninh gặp phải liên quan tới sự nhìn nhận tiêu cực đối với đào tạo
nghề so với hệ đào tạo chuyên nghiệp. Học sinh và phụ huynh thường nhìn nhận
đào tạo hệ chuyên nghiệp là con đường tốt nhất sau khi hoàn thành bậc THPT,
ví dụ bằng cao đẳng và đại học được coi là yếu tố cốt yếu để có việc làm lương
cao và sự nghiệp thành đạt. Đào tạo nghề được coi là lựa chọn dự phòng hoặc là

phương án cuối cùng đối với những học sinh không thi đỗ kì thi tuyển sinh đại
học cao đẳng.
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước: Vẫn còn cơ hội
cho hoạt động phối kết hợp tốt hơn nữa giữa những cơ quan quản lý hoạt động
đào tạo sau bậc phổ thông. Tuy vậy, sự tách trách nhiệm, giám sát và sự chịu
trách nhiệm giải trình trong hệ thống đào tạo nghề còn không rõ ràng, đặc biệt
khi tính cả những cơ quan quản lý khác tham gia vào hoạt động quản lý đào tạo
sau bậc phổ thông, bao gồm các bộ ngành dọc ở cấp Trung ương và các cơ quan
địa phương như Sở GD&ĐT và Sở LĐTBXH.
3.6. Những tiêu chuẩn so sánh về thực tiễn giáo dục tốt nhất ở các
nước
3.6.1 So sánh hệ thống giáo dục của Việt Nam và lực lượng lao động
với các nước khác
Ba trụ cột chèo lái cỗ máy nhân lực của một nước, đó là: sự tiếp cận giáo
dục, chất lượng giáo dục, phát triển lực lượng lao động và năng lực cạnh tranh
của lực lượng lao động. Nội dung sau đây đưa ra những so sánh giữa Việt Nam
với các nước có đặc điểm tương đồng khác trong khối ASEAN và một số nước
8


Châu Á, để thấy được thứ hạng của một quốc gia khi so sánh với các quốc gia
khác có cùng nét tương đồng.
Tỷ lệ nhập học của Việt Nam so với các nước có đặc điểm tương đồng
khác như sau5:
 Tỷ lệ nhập học ròng trong giáo dục tiểu học trong năm 2011:
99,3%, đứng vị trí cao thứ ba trong khối ASEAN và đứng thứ mười lăm trên
toàn thế giới.
 Tỷ lệ nhập học gộp trong giáo dục trung học trong năm 2011:
77,2%, đứng vị trí cao thứ sáu trong khối ASEAN và đứng thứ chín mươi lăm
trên toàn thế giới.

 Tỷ lệ nhập học gộp trong giáo dục bậc 3 trong năm 2011: 24,4%,
đứng vị trí cao thứ sáu trong khối ASEAN và đứng thứ tám mươi chín trên toàn
thế giới.
Thành tích Việt Nam đạt được về tỷ lệ nhập học cao là nhờ vào chiến dịch
Chính phủ Trung ương đã phát động trong những năm 1990 thực hiện phổ cập
giáo dục tiểu học cho tất cả trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập học trong giáo dục
trung học cơ sở và giáo dục bậc 3 của Việt Nam thấp, điều đó phản ánh chi phí
cơ hội để tiếp tục theo học trong giáo dục bậc 3.
Tiêu chuẩn so sánh chất lượng giáo dục của Việt Nam với các nước có đặc
điểm tương đồng khác như sau:
 Chất lượng hệ thống giáo dục của Việt Nam năm 2013: đạt 3,4
điểm trong thang điểm từ 1-7,6 đứng vị trí cao thứ chín trong khối ASEAN và
đứng thứ chín mươi lăm trên toàn thế giới.
 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2012: Điểm
số bình quân về năng lực làm toán của học sinh Việt Nam đạt 511 điểm (so với
điểm số bình quân của OECD là 494 điểm), điểm số bình quân về năng lực khoa
học là 528 điểm (so với điểm số bình quân của OECD là 496 điểm) và điểm số
bình quân về năng lực đọc hiểu là 508 điểm (so với điểm số bình quân của
OECD là 501 điểm)7. Vượt trội so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia và điểm số
trung bình của OECD trong tất cả 3 môn.
So với các nước trong khối ASEAN và châu Á, Việt Nam cần cải thiện
chất lượng của hệ thống giáo dục của mình. Mặc dù vậy, Việt Nam thực hiện tốt
trong cuộc kiểm tra được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Đánh giá học
sinh quốc tế (PISA) năm 2012. Thành công của Việt Nam có thể chính là nhờ
những nỗ lực của chính phủ trong thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn chất
5

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2013 - 2014 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2013 - 2014 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố
7

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012 của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Thế
giới)
6

9


lượng tối thiểu đối với giáo dục tiểu học, hoặc có thể lý giải từ thực tế tỷ lệ “thôi
học” cao giữa bậc tiểu học và trung học cơ sở. Điều này dẫn đến thực tế số học
sinh điều kiện hạn chế sẽ ít hơn và tỷ lệ học sinh có học lực tốt hoặc có điều
kiện thuận lợi hơn về mặt kinh tế xã hội sẽ cao hơn.
Năng suất lao động của Việt Nam tương đối thấp, cần được cải thiện bởi vì
GDP của quốc gia sẽ tiếp tục ngày càng tăng lên. Năng suất lao động của Việt
Nam năm 2012 đạt mức 5.300 Đô la quốc tế, đứng vị trí cao thứ tám trong số
mười nước ASEAN. Đây là con số năng suất lao động cao hơn so với Lào
(5.100 Đô la quốc tế) và Campuchia (3.800 Đô la Quốc tế) nhưng lại thấp hơn
các nước ASEAN và các nước châu Á khác.
Mức lương bình quân tháng thực tế và GDP tính theo đầu người của Việt
Nam nằm trong nhóm các nước thấp nhất trong khối ASEAN. Việt Nam có mức
lương bình quân tháng thấp nhất so với những nước khác (65 USD/tháng năm
2010) và mức GDP bình quân đầu người cũng ở mức thấp nhất (1.334 USD năm
2010). Mặc dù lực lượng lao động của Việt Nam hiện đang là một trong những
lực lượng lao động có thu nhập thấp nhất ở Đông Nam Á, nhưng với sản lượng
lao động tiếp tục tăng và GDP bình quân đầu người tăng lên, chắc chắn thu nhập
của lực lượng lao động cũng sẽ tăng theo.
Khả năng cạnh tranh về lực lượng lao động của Việt Nam so với những
nước có đặc điểm tương đồng như sau8:
 Năng lực thu hút nhân tài: đạt 3,5 điểm trong thang điểm từ 1-7,
đứng vị trí thứ sáu trong số mười nước ASEAN và đứng thứ sáu mươi chín trên
toàn thế giới.

 Năng lực giữ chân nhân tài: đạt 3,0 điểm trong thang điểm 1-7, đứng
vị trí thứ chín trong số mười nước ASEAN và đứng thứ chín mươi lăm trên toàn
thế giới.
 Những dịch vụ nghiên cứu và đào tạo hiện có: đạt 3,3 điểm trong
thang điểm 1-7, đứng vị trí thứ chín trong số mười nước ASEAN và đứng thứ
một trăm hai mươi lăm trên toàn thế giới.
 Mức độ đào tạo nhân viên: đạt 3,7 điểm trong thang điểm 1-7, đứng
vị trí thứ chín trong số mười nước ASEAN và đứng thứ chín mươi tám trên toàn
thế giới.
Những kết quả này cho thấy rằng, Việt Nam có những hạn chế về năng lực
thu hút và giữ nhân lực kỹ thuật có kiến thức và tay nghề kỹ thuật, gây cản trở
năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động của Việt Nam trong khu vực.

8

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2013 - 2014 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố

10


3.6.2. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nhân lực tốt nhất
Có 5 yếu tố thành công quan trọng góp phần hướng tới bộ máy phát triển
nguồn nhân lực mạnh mẽ. Mỗi yếu tố được giải thích và minh họa bởi những ví
dụ thực tiễn tốt nhất đã áp dụng ở khắp nơi trên thế giới.
1) Hệ thống liên kết: một hệ thống liên kết sẽ hội tụ lợi ích của 4 nhóm
liên quan chính (đơn vị đào tạo, đơn vị sử dụng lao động, Chính phủ và học
viên) và đề xuất những định hướng chiến lược của tất cả các chủ thể liên quan.
Ví dụ: Cơ quan năng suất và lao động Úc là một cơ quan độc lập tư vấn
chuyên môn cho Chính phủ Úc – về nhu cầu phát triển kỹ năng, lực lượng lao
động hiện nay, mới nổi lên và trong tương lai của Úc, thông qua một loạt các

vấn đề ảnh hưởng đến nhân lực tại Úc.
2) Sự hỗ trợ ngành bền vững: hỗ trợ ngành và những mối liên kết
chính thức với các đơn vị đào tạo để đảm bảo chương trình giảng dạy phù hợp,
kỹ năng của giảng viên được liên tục cập nhật và học viên có việc làm liên quan
đến ngành nghề đào tạo.
Ví dụ: Hệ thống đào tạo nghề của Đức đã thiết lập sự hỗ trợ lâu đời; các
nhà quản lý của các ngành cung cấp phần lớn tài trợ cho đào tạo dạy nghề của
Đức (hơn 70%), đổi lại họ nhận được một nguồn nhân lực bổ sung: học viên
chính là lao động của các công ty ngay từ giai đoạn đầu đào tạo.
Ví dụ: Hệ thống đào tạo nghề của Đan Mạch nhận được đóng góp từ các
ngành ở cả cấp Quốc gia và địa phương và bởi từng ngành khác nhau.
3) Cấp ngân sách dựa trên hiệu quả hoạt động: Thước đo hiệu quả
đánh giá kết quả của hệ thống đào tạo và tăng cường thành công.
Ví dụ: Bốn mô hình cấp kinh phí dựa trên hiệu quả:
i. Hợp đồng dựa trên hiệu quả công việc, hoặc những thỏa thuận pháp lý
với các tổ chức đưa ra các mục tiêu dựa trên hiệu quả.
ii. Hợp đồng dựa trên hiệu quả có khoản giữ lại, giữ lại số kinh phí phân
bổ cho tổ chức, phần kinh phí này sẽ được phân bổ sau dựa trên cơ sở nhiều biện
pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả công việc.
iii. Quỹ cạnh tranh là Quỹ được thành lập cho các mục đích cụ thể và là
quỹ mở cho việc thi đua giữa các tổ chức.
iv. Trả tiền theo kết quả sử dụng, các biện pháp dựa trên đầu ra hoặc kết
quả để xác định tất cả kinh phí cấp cho các tổ chức.
Ví dụ: Các trường cao đẳng tại Ontario: sử dụng các biện pháp đánh giá
hiệu quả hoạt động để thúc đẩy tính minh bạch và cải tiến liên tục. Trường đã

11


đưa ra 5 chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quan trọng9 của các trường thành

viên và công bố các kết quả hằng năm.
4) Sự quan tâm mạnh mẽ của học viên: tạo sự quan tâm trong học viên
đối với hệ đào tạo chuyên nghiệp bằng cách tối đa hóa tỷ lệ tham gia.
Ví dụ: Viện đào tạo kỹ thuật (ITE) tại Singapore đã đối mặt với nhận thức
của công chúng về đào tạo kỹ thuật và dạy nghề còn thấp và có thành kiến trong
xã hội đối với giáo dục dạy nghề qua chiến lược toàn diện 15 năm để thay đổi
nhận thức của công chúng về đào tạo nghề, nâng cao uy tín và thu hút học viên.
Vốn sở hữu thương hiệu đã tăng 33% điểm số trong giai đoạn từ 1997 - 2010.
5) Môi trường thuận lợi: những điều kiện hỗ trợ bao gồm: các rào cản
thấp đối với đầu vào, cơ sở hạ tầng nhân lực phù hợp và định hướng và văn hóa
đúng đắn.
Ví dụ: Chính phủ Canada chủ động tuyển dụng những người nhập cư là
lao động có tay nghề cao, thông qua các Chương trình người lao động liên bang
có tay nghề và Chương trình thương mại có kỹ năng, để giải quyết tình trạng
thiếu lao động mà một số ngành và lĩnh vực của nền kinh tế phải đối mặt và là
một công cụ khác để đơn vị sử dụng lao động dễ dàng tìm được lao động.
3.6.3 Những bài học quan trọng và ý nghĩa đối với tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả trong sử dụng
năm giải pháp đòn bẩy trọng yếu đã nêu rõ ở nội dung phần trước khi phân tích
những ví dụ điển hình về các thực tiễn phù hợp nhất:
 Phối hợp hệ thống giáo dục giữa các chủ thể liên quan: Về phía
tỉnh Quảng Ninh, tỉnh cần điều phối những phương hướng dài hạn, chiến lược
tỉnh dựa trên các mục tiêu phát triển nhân lực đến năm 2020, thấu hiểu được sự
tác động của những mục tiêu phát triển đó đối với từng chủ thể liên quan và
từng chủ thể liên quan đóng góp để cùng nhau phát triển.
 Tăng cường thêm và chính thức hóa những hỗ trợ ngành và các
mối quan hệ liên kết với các đơn vị đào tạo, để đảm bảo sự phù hợp của
chương trình giảng dạy và tăng khả năng tìm được việc làm của học viên.
 Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách nâng cao chất lượng của
đội ngũ giáo dục của tỉnh Quảng Ninh và bắt đầu quản lý kết quả và đầu ra các

chủ thể liên quan đến nhân lực.
 Xây dựng mối quan tâm và sự tham gia của học viên trong giáo
dục bằng cách tạo dựng sự linh hoạt và cân bằng trong nhận thức của tất cả
hướng đào tạo chuyên nghiệp.

9

Tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, tỷ lệ hài lòng của học viên, tỷ lệ hài lòng của học viên tốt
nghiệp và tỷ lệ hài lòng của người sử dụng lao động.

12


 Xây dựng môi trường thích hợp: tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng
trưởng và phát triển nguồn nhân lực bền vững bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng,
hạ thấp các rào cản nhập cư vào Quảng Ninh đối với những người dân tỉnh
ngoài nhập cư; thay đổi quan niệm và văn hóa của người lao động để vun đắp
những cảm giác sâu sắc hơn về quyền sở hữu trong lao động.
Như vậy nhìn nhận một cách tổng quan, trong thời gian từ 2003-2013
hiện trạng phát triển nhân lực Quảng Ninh đã đạt những thành tựu cơ bản,
những tồn tại chủ yếu do một số nguyên nhân chính,
Những thành tựu cơ bản
Từ năm 2003 đến năm 2013, cơ cấu lao động của Quảng Ninh chuyển
dịch ra khỏi lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, trong đó, tỷ lệ lao động
trong lĩnh vực Nông nghiệp đã giảm từ 45% trong năm 2003 xuống còn 36%
vào năm 2013; trong khi đó, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây
dựng và lĩnh vực Dịch vụ tăng tương ứng từ 22% lên đến 31% và từ 33% lên
đến 34%. Thêm vào đó, với lĩnh vực đào tạo lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo
của Quảng Ninh tăng tương đối trong giai đoạn 10 năm trở lại đây với mức tăng
từ 267.000 lên đến 352.000 người. Trong đó, số học viên tốt nghiệp đại học và

trung cấp/sơ cấp nghề đã tăng tương đối nhanh. Năng suất lao động của nhân lực
tỉnh Quảng Ninh cũng tăng nhanh chóng trong 7 năm vừa qua với mức tăng
trung bình hàng năm là 8,4% và tương ứng đạt 110 triệu đồng vào năm 2013.
Đồng thời, cùng với hai thành phố lớn trong khu vực là Hà Nội và Hải Phòng,
Quảng Ninh đã trở thành một trong những trung tâm chính thu hút lao động
nhập cư trong vùng đồng bằng sông Hồng với số lượng khoảng 11.000 lao động
nhập cư thuần vào Quảng Ninh trong giai đoạn 2004-2009.10
Những tồn tại chính
Trong vòng 10 năm qua, nhân lực Quảng Ninh đã có sự cải thiện, tuy
nhiên, tỉnh Quảng Ninh vẫn cần khắc phục nhiều thiếu hụt, hạn chế trong hệ
thống nhân lực.
Thứ nhất, về mặt chất lượng và kỹ năng của người lao động, có khoảng
cách đáng kể giữa yêu cầu về những kỹ năng đối với lao động của các doanh
nghiệp Quảng Ninh và trình độ thực tế của người lao động, đặc biệt là kỹ năng
của người lao động như ngoại ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ
năng mềm tại nơi làm việc và kĩ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng. Điều
này cho thấy việc đào tạo tại các cơ sở đào tạo hiện vẫn chưa đáp ứng được các
kỹ năng yêu cầu trong công việc thực tế.

10

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở được công bố vào năm 2011

13


Thứ hai, tỉnh còn thiếu nhiều cả về chất lượng và số lượng lao động tại
các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu như Công nghiệp Chế biến và Dịch vụ lưu trú &
ăn uống. Thêm nữa, xét về bậc đào tạo của học viên, số học viên tốt nghiệp từ
các bậc cao đẳng / trung cấp nghề vẫn còn thấp so với nhu cầu của các doanh

nghiệp và phần lớn lại chỉ tập trung trong lĩnh vực Khai khoáng.
Thứ ba, năng suất làm việc của lao động tại Quảng Ninh nói riêng và tại
Việt Nam nói chung vẫn còn thấp so với lao động tại các nước khác trong khu
vực, thấp hơn 2,7 lần so với năng suất lao động của Thái Lan, 6,6 lần so với
năng suất lao động của Malaysia và thấp hơn 18 lần so với năng suất lao động
của Singapore.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống nhân lực Quảng Ninh được
xác định là do các yếu tố:
(1) Giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo vẫn còn yếu về
chất lượng và thiếu về năng lực để cung cấp dịch vụ đào tạo phù hợp cho học
viên.
(2) Chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo vẫn còn chưa
phù hợp với thực tế làm việc sản xuất tại các doanh nghiệp.
(3) Nhận thức của công đồng đối với định hướng đào tạo nghề còn thấp.
(4) Các doanh nghiệp vẫn chưa đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ hay nỗ
lực để truyền tính chuyên nghiệp vào trong thực tế làm việc.
(5) Quảng Ninh vẫn thiếu hạ tầng hỗ trợ nhằm thu hút tốt hơn hồ sơ lao
động nhập cư phù hợp nhằm giải quyết những hạn chế về nhân lực của Quảng
Ninh.
(6) Việc lập kế hoạch và phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh còn
yếu và đồng thời, các hoạt động nhằm tăng cường kết nối giữa các chủ thể liên
quan trong hệ thống nhân lực, bao gồm đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở đào
tạo và người lao động/học viên còn không thường xuyên và kém hiệu quả.
(7) Tỉnh hiện gần như chưa có hệ thống thông tin phản hồi toàn diện và
nhạy bén để giúp đưa ra can thiệp hiệu quả và kịp thời với hệ thống nhân lực
phục vụ quan điểm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

14



II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
1. Định hướng phát triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020
1.1. Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và đường lối phát triển của
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
Các quan điểm








Phát triển nhân lực nhằm đáp ứng việc thực hiện thành công các mục
tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát triển nhân lực phải đáp ứng chính sách phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh theo hướng hiện đại hóa và chuyển dịch kinh tế từ “nâu” sang
“xanh”11.
Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích
hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối
nhân lực theo ngành/lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ.
Phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh phải gắn với yêu cầu của hội
nhập quốc tế.


Các mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đội ngũ nhân lực tỉnh Quảng Ninh có quy mô, cơ cấu, chất
lượng nhân lực cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện
hội nhập và phát triển mạnh mẽ đến năm 2020 và 2030.
Mục tiêu cụ thể
Lao động trong lĩnh vực Dịch vụ sẽ tăng từ 34% của tổng lao động trong
năm 2013 lên mức 44% vào năm 2020, lĩnh vực CN-XD tăng từ 30% lên 35%
vào năm 2020, và lĩnh vực Nông nghiệp được dự báo sẽ giảm từ 36% của tổng
11

Theo Quan điểm phát triển trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg
ngày 31/12/2013: "Cơ cấu nền kinh tế từng bước dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”, ưu tiên phát
triển các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than
được sạch hơn và bền vững hơn".

15


lao động trong năm 2013 xuống 22% vào năm 2020. Nhu cầu lao động dự báo
tăng từ 650.000 người trong năm 2013 lên đến 856.000 người vào năm 2020.
Theo dự báo đến năm 2030, lĩnh vực Dịch vụ sẽ chiếm 51% GDP, lĩnh vực
Công nghiệp Phi khai khoáng sẽ chiếm 34% GDP, trong khi đó ngành Công
nghiệp Khai khoáng đóng góp 12% GDP của tỉnh, bên cạnh đó, lĩnh vực Nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ đóng góp khoảng 3% GDP của tỉnh.
Về vấn đề nhân lực, tỉ lệ lao động qua đào tạo của lực lượng lao động có
việc làm của tỉnh dự báo sẽ tiếp tục giữ mức này trong giai đoạn đến năm 2030
và sẽ gắn liền với sự tăng năng suất lao động trong tỉnh từ mức dự báo 197 triệu

VND/người/năm vào năm 2020 lên mức 286 triệu VND/người/năm đến năm
2030. Với mức tăng về năng suất của lao động dự báo nhu cầu lao động đến năm
2030 của Quảng Ninh tăng trung bình khoảng 1,26%/năm lên mức khoảng
961.000 lao động.
Định hướng phát triển của Quảng Ninh được dựa vào tổng thể chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước và ý chí của lãnh đạo và nhân
dân tỉnh nhằm đạt được một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đồng
thời tiêu chuẩn sống ngày một tăng lên và công bằng xã hội được đảm bảo.
Mục tiêu song song này đạt được nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quảng Ninh theo hướng phát triển Dịch vụ và các ngành Công nghiệp Phi khai
khoáng. Năm 2012, Quảng Ninh đã lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đưa ra mục tiêu phát
triển kinh tế cho Quảng Ninh: tăng trưởng GDP của tỉnh đạt từ 3,4 tỷ USD năm
2013 lên 6,3 tỷ USD vào năm 2020. Tỉnh dự kiến tăng trưởng này đến từ cả
Dịch vụ (chiếm 51,4% GDP vào năm 2020) và các hoạt động Công nghiệp Phi
khai khoáng, bao gồm Sản xuất điện và Công nghiệp Chế biến (chiếm 33,2%
GDP).
Đánh giá sự hấp dẫn của nngành kinh tế trọng điểm là mục tiêu tăng
trưởng (sau đây gọi là "các Ngành kinh tế trọng điểm)
Đến năm 2020, động lực phát triển chính của nền kinh tế Quảng Ninh sẽ là
11 Ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp 95% GDP của tỉnh Quảng Ninh trong
năm 2020. Trong đó, 11 Ngành kinh tế trọng điểm có thể được chia ra làm 3 lĩnh
vực kinh tế dưới đây.
Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đóng một vai trò trọng yếu
trong nền kinh tế Quảng Ninh, đóng góp 5,7% GDP vào năm 2013. Kì vọng
tăng trưởng ở mức 7,9% vào năm 2020. Mức tăng này phần lớn do tăng năng
suất nhờ vào đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi sang giống cây có giá trị cao
và tăng năng suất đất do thâm canh. Trong khi đó quy mô lao động ngành Nông
16



nghiệp được dự báo có xu hướng giảm (giảm 4,8%/năm trong giai đoạn từ 2010
đến 2013).
Đối với lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng:
 Ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt, hiện đóng góp
15,7% GDP trong năm 2013. Kì vọng tăng trưởng của ngành này ở mức
25.3%/năm trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 và 22,1%/năm trong giai đoạn từ
2015 đến 202012.
 Công nghiệp Chế biến, chế tạo hiện đóng góp vào 5% GDP trong năm
2013. Kì vọng mức tăng trưởng của ngành đến năm 2020 là 14%/năm 13. Điều
này phần lớn dựa vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại và sự
tiếp tục phát triển của các ngành hiện có như khoáng sản phi kim, gốm sứ và sản
xuất thủ công.
 Ngành Xây dựng đóng góp 5% GDP vào năm 2013. Kì vọng tăng
trưởng của ngành ở mức 4,4%/năm đến năm 2020.14 Tăng trưởng của ngành chủ
yếu nhờ động lực của tăng trưởng kinh tế chung.
 Ngành Khai khoáng đóng góp 20,6% GDP vào năm 2013. Kì vọng
tăng trưởng của ngành trong thời gian tới là 3,5%/năm trong giai đoạn 20102015 và 3,1%/năm trong giai đoạn 2015-202015.
Trong lĩnh vực Dịch vụ:
 Ngành Vận tải và Kho bãi đóng góp 5% GDP vào năm 2013. Kì vọng
tăng trưởng của ngành là ở mức 18,8%16. Động lực phát triển của ngành là do
mức tăng các hoạt động thương mại nội địa và quốc tế.
 Ngành Bán buôn- bán lẻ đóng góp 13,3 % GDP trong năm 2013. Kì
vọng tăng trưởng trong lĩnh vực này vào khoảng 7,2%/năm17. Động lực phát
triển của ngành sẽ do tình hình phát triển chung về kinh tế cũng như sức mua
của người tiêu dùng.
 Ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 3,3% GDP năm 2013. Kì
vọng tăng trưởng của ngành ở mức 22,8%/năm tới năm 202018. Động lực phát
triển của ngành phần lớn đến từ lượng khách du lịch tăng từ 4,2 triệu lượt khách
năm 2011 lên 10,5 triệu lượt khách năm 2020.
 Ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đóng góp 3,9% GDP trong

năm 2013 và được dự báo tăng hàng năm ở mức 20%.

12
13

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến

2030.
14

Theo tăng trưởng GDP hàng năm của ngành trong giai đoạn 2010 – 2013
Theo tăng trưởng GDP hàng năm của ngành trong giai đoạn 2010 – 2013.
16
Theo tăng trưởng GDP hàng năm của ngành trong giai đoạn 2010 – 2013
17
Dựa vào số liệu tăng trưởng GDP thực trong thời gian 2010-2013
18
Theo dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn
đến 2030 đối với ngành Du lịch
15

17




Ngành Thông tin và Truyền thông đóng góp 2,2% GDP vào năm
2013. Kỳ vọng tăng trưởng của của ngành đến năm 2020 là ở mức 6,1%19.
Động lực tăng trưởng trong thời gian tới của ngành là cả sự phát triển internet

băng thông rộng và các sản phẩm di động.
 Ngành Giáo dục và Đào tạo chiếm 2,9% GDP trong năm 2013. Ngành
được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 11,1%/năm 20.
1.2. Đánh giá nhu cầu nhân lực của Quảng Ninh cho các Ngành kinh
tế trọng điểm và các chủ thể phát triển nhân lực
Dựa theo phân nhóm công việc của Quyết định 1216/ QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020, dự báo nhu cầu nhân lực của những nhóm công việc này tương ứng là:
 Đội ngũ doanh nhân: Đội ngũ doanh nhân bao gồm những người tổ
chức và vận hành một hoặc nhiều doanh nghiệp, chấp nhận những rủi ro tài
chính lớn hơn mức thường. Dự báo đối với nhóm công việc này vào năm 2020
sẽ cần khoảng 15.000 người.
 Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ: Đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ bao gồm những người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thúc
đẩy và mở rộng hiểu biết của mình trong lĩnh vực này. Dự báo đối với nhóm
công việc này năm 2020 sẽ cần khoảng 5.600 người.
 Nhân lực để phát triển các ngành kinh tế biển: Nhân lực để phát
triển các ngành kinh tế biển là nhân lực làm việc trong các ngành như vận tải
biển, đóng tàu, du lịch biển, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu hải sản,
dịch vụ cảng biển và nghiên cứu khoa học - công nghệ biển. Dự báo đối với
nhóm công việc này năm 2020 sẽ cần khoảng 32.700 người.
 Cán bộ lãnh đạo: Là những người đứng đầu (cấp trưởng và phó)
củacác cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung
ương, cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở, Ban, Ngành
và tương đương, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Dự báo đối với nhóm công việc này năm 2020 sẽ cần khoảng
1.400 người.
 Đội ngũ công chức: đội ngũ công chức là những cán bộ làm việc
trong bộ máy hành chính công, như hoạch định và quản lý những chính sách của
Chính phủ ở các Sở, Ban, Ngành. Dự báo đối với nhóm công việc này năm 2020

sẽ cần khoảng 7.200 người.
 Đội ngũ giảng viên, giáo viên: đội ngũ giảng viên, giáo viên là những
người phụ trách công tác giảng dạy trong các bậc đào tạo chuyên nghiệp khác
nhau, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và cải cách hoặc xây dựng những khái

19
20

Dựa theo số liệu tăng trưởng GDP thực tế trong giai đoạn 2010-2013
Dựa theo số liệu tăng trưởng GDP thực tế trong giai đoạn 2010-2013.

18


niệm, các phương pháp luận và biện pháp thực hiện và viết sách và tài liệu giảng
dạy. Dự báo đối với nhóm công việc này năm 2020 sẽ cần khoảng 21.900 người.
 Đội ngũ cán bộ y tế: Đội ngũ cán bộ y tế là những người làm công
tác nghiên cứu, cải thiện hoặc xây dựng những khái niệm, phương pháp luận và
biện pháp thực hiện và áp dụng những kiến thức liên quan tới y học, điều dưỡng,
nha khoa, thú y, dược và nâng cao sức khỏe. Dự báo đối với nhóm công việc
này năm 2020 sẽ cần khoảng 7.700 người.
 Đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao: Đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao
là những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa thể thao. Dự báo đối với nhóm
công việc này năm 2020 sẽ cần khoảng 2.100 người.
Ngoài ra, trong Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ - phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020,
chưa phân loại những nhóm công việc khác. Đến năm 2020, tổng cộng những
nhóm đó chiếm khoảng 757.000 người trong 9 nhóm công việc phân loại theo
ILO. Cụ thể, gồm khoảng 32.000 là cán bộ quản lý, khoảng 36.400 chuyên viên,
khoảng 119.100 kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên, khoảng 77.700 lao động

nhân viên hỗ trợ văn phòng, khoảng 81.500 nhân viên dịch vụ và bán hàng,
khoảng 61.500 lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tay nghề,
khoảng 99.100 lao động nghề thủ công hoặc các nghề tương tự, khoảng 113.300
công nhân vận hành máy, nhà máy và thợ lắp ráp và khoảng 137.000 lao động
nghề sơ cấp.
Đối với những ngành kinh tế, phân nhóm công việc theo Tổ chức Lao
động Quốc tế ILO sẽ được sử dụng để đánh giá nhân lực tỉnh Quảng Ninh, do
cách phân loại này là đầy đủ, bao hàm toàn bộ những nhóm trong nhân lực Tỉnh;
và do hệ thống phân loại của ILO đã được công nhận rộng rãi, phục vụ việc
nghiên cứu tham chiếu với các quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung lao động lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được
dự báo sẽ giảm khoảng 3%/năm từ 234.000 lao động năm 2013 xuống còn
186.000 lao động năm 2020. Với sự gia tăng cơ giới hóa trong ngành Nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đòi hỏi một bộ phận lớn hơn lao động nông
nghiệp có tay nghề, mức tăng hàng năm 1,1% đến năm 2020 và giảm về nhu cầu
lao động thủ công cho các nghề sơ cấp, giảm 6%/năm đến năm 2020.
Đối với lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng;
 Tổng lao động ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí được dự báo tăng khoảng 4%/năm, từ 11.000
lao động trong năm 2013 lên 15.000 lao động năm 2020. Trong ngành Sản xuất
và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, nâng
cao năng suất chủ yếu nhờ vào đầu tư cơ bản nâng cao quy mô sản xuất điện
năng. Nhóm công việc được dự báo tương đối ổn định do tính lâu đời của ngành,
19


×