Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Ảnh hưởng của quảng cáo tới người tiêu dùng những quảng cáo không phù hợp với đạo đức Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.24 KB, 21 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

NHÓM 8
LỚP HP: 1521101010004
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ

BÀI TẬP NHÓM (TUẦN 2)
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Hoàng Chi
DANH SÁCH NHÓM:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Nguyễn Thị Việt Trinh – 13DMA2
Lê Thị Thùy Linh – 13DMA2
Trịnh Xuân Ngọc Hà – 13DMA2
Nguyễn Thiện Ngân – 13DMA2
Đặng Văn Sơn – 13DMA2
Bùi Phương Thảo – 13DMA2
Huỳnh Xuân Nhựt – 13DMA2
Nguyễn Thị Mỹ Tiên – 13DMA2
Nguyễn Thị Bích – 13DMA2


10. Nguyễn Văn Trường – 13DMA4

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


PHẦN BÀI LÀM
PHẦN LÝ THUYẾT
A. Phân tích ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng

Quá trình sống của con người là một chuỗi những nhu cầu và sự thỏa mãn những
nhu cầu đó. Một khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu kia lập tức xuất hiện. Thỏa
mãn nhu cầu đó của con người, hàng hóa ngày càng ra tăng rầm rộ, phát triển về cả số
lượng và chất lượng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà sản xuất ra
sức tìm mọi chiến lược để cạnh tranh nhằm bán được nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cho
công ty. Một trong những chiến lược cạnh tranh lành mạnh đó là quảng cáo.
Từ thế kỉ trước, quảng cáo đã luôn được coi là phương pháp cạnh tranh đem lại
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh chính là bởi nó đã tác động tới tâm lý người tiêu
dùng bằng cách kích thích tâm lý và dựa trên cơ sở cơ chế lây lan.
Một thực tế cho thấy là ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó có quảng
cáo. Quảng cáo đem lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh bằng cách thúc đẩy nhu cầu mua
hàng của người dân. Càng xây dựng được chiến dịch quảng cáo ấn tượng thì hàng hóa
càng bán được nhiều, thị trường càng được mở rộng. Trái lại hàng hóa có tốt đến mấy mà
không quảng cáo thì thị trường cũng không thể mở rộng vì người tiêu dùng không biết
đến sản phẩm mà mua. Như vậy có thể thấy giữa quảng cáo và hành vi tiêu dùng có mối
liên hệ chặt chẽ, quyết định đến nhau. Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo là
nhà kinh doanh đã thành công được một nửa.
Quảng cáo là một hình thức cơ bản của tiếp thị, một trong những khía cạnh của
truyền thông đại chúng, nó góp phần liên quan đến đạt được sự quan tâm đối với doanh
nghiệp của bạn, đối với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Trên thực tế nó xây
dựng thương hiệu thông qua giao tiếp hiệu quả và bản chất là một công nghiệp dịch

vụ.Quảng cáo là một thành phần của quá trình tiếp thị, giúp tạo ra nhu cầu, thúc đẩy hệ
thống tiếp thị và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2

NHÒM 8


Quảng cáo là phương tiện thông tin cũng tác động đến công chúng mua sản phẩm
hay dịch vụ nào đó qua hình ảnh hoặc truyền tải bằng thông điệp. Một sản phẩm hay dịch
vụ được quảng cáo là để gây sự quan tâm, chú ý và nhận thức trong tâm trí của khách
hàng hiện tại (người mua) và khách hàng tiềm năng. Các thay đổi xu hướng xã hội của
ngành công nghiệp quảng cáo đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng. Một số phương tiện
truyền thông được sử dụng phổ biến cho quảng cáo như truyền hình, đài phát thanh, các
trang web, báo chí, tạp chí, bảng hiệu, pano quảng cáo ...
Ảnh hưởng của quảng cáo tới tâm lý người tiêu dùng
 Theo hướng tiêu cực

Quảng cáo lôi kéo khách hàng mua sắm những thứ không cần thiết: thuyết phuc
lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng, sự lo âu, nhu cầu về tình cảm, khát khao địa vị, được
tôn trọng, sự hấp dẫn đối với người khác…, để khuyến khích họ mua các sản phẩm và
dịch vụ để giải quyết vấn đề.
Tác động lên sự lựa chọn của người tiêu dùng:quảng cáo có kích thích nhu cầu
hay không là một vấn đề phức tạp không dễ giải đáp. Quảng cáo có sức mạnh điều khiển,
nó kích động vào người ta mua mà không lựa chọn và mua những gì họ thấy quảng cáo
(và đôi khi họ không có nhu cầu thực sự với những sản phẩm này). Người tiêu dùng đang
bị những nhà quảng cáo điều khiển, họ lợi dụng sự yếu đuối, quan tâm, khao khát, hy
vọng và sợ hãi của con người để thuyết phục, họ sử dụng những phương pháp thu hút tâm
lý và làm cho người tiêu dùng cảm thấy những sản phẩm quảng cáo cho họ có uy tín,
được sự tán thành, chấp nhận của xã hội, do đó họ mua những sản phẩm họ chưa thực sự

cần.
 Theo hướng tích cực thì quảng cáo lại mang lại những lợi ích nhất định.

Như việc với thông tin quảng cáo, người tiêu dùng có thể tiết kiệm rất
nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm và mua sắm sản phẩm.
Quảng cáo có thể kích thích nhu cầu, tạo ra sự tiêu thụ bằng cách đưa ra những
thông tin về sản phẩm, sự tiện dụng của sản phẩm…thông qua đó kích thích sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng có lựa chọn tốt hơn.

3

NHÒM 8


Những người bảo vệ quảng cáo thì cho rằng: Quảng cáo có thể thu hút người ta
đến cửa hàng nhưng nếu họ không tìm thấy những sản phẩm thích hợp họ sẽ không mua.
Hơn thế, để chống lại sức mạnh thuyết phục của quảng cáo một cách chủ động, người ta
có thể bỏ qua hoặc giảm thông điệp bằng cách đổi kênh, vặn nhỏ, lật sang trang khác…
Quan điểm phê phán cho rằng quảng cáo cản trở sự lựa chọn của người tiêu dùng,
khi các nhà quảng cáo lớn sử dụng quyền lực của mình để giới hạn sự lựa chọn của một
vài nhãn hiệu được quảng cáo thành công, quảng cáo được sử dụng tạo sự phân biệt, độc
quyền, họ làm cho thương hiệu của họ tốt hơn các đối thủ, điều đó khuyến khích các nhà
quảng cáo lớn chiếm lấy sự kiểm soát thị trường. Vì vậy mà, sự nhận biết của khách hàng
về các nhãn hiệu nhỏ lẻ là rất ít khiến cho sự lựa chọn của khách hàng bị giới hạn lại.
Sự ảnh hưởng của quảng cáo tới người tiêu dùng dù theo hướng tích cực hay tiêu
cực thì nhìn nhận chung, quảng cáo mang lại lợi ích cho cả hai phía đó là doanh nghiệp
và khách hàng. Doanh nghiệp nhờ quảng cáo mà mang sản phẩm tới gần khách hàng hơn,
còn với khách hàng họ có thêm kiến thức về những sản phẩm trên thị trường mà họ có thể
quan tâm hay không. Nói chung là nó chỉ đem đến lợi ích chứ không gây ra hại. Mức độ
ảnh hưởng của quảng cáo đối với người tiêu dùng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như

sự quan tâm, sự nhìn nhận vấn đề quảng cáo, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm....vì vậy mà
để có sự lựa chọn thông minh thì mỗi người trước một hình thức quảng cáo nên có sự tiếp
cận đúng đắn, tránh trường hợp quá kì vọng vào sản phẩm nhưng không được thỏa mãn.
B. Ý kiến “Rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và không lừa dối trong

quảng cáo?” Nguyên tắc giúp người tiêu dùng nhận diện được nội
dung quảng cáo của các doanh nghiệp là lừa dối hoặc không lừa dối
“Rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và không lừa dối trong quảng cáo”
Quan điểm trên hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện thực tế từ xưa đến nay.“Đi
buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối” - câu thành ngữ dân gian này có lẽ không được
công bằng cho lắm nhưng lại rất đáng để cho các nhà kinh doanh phải suy nghĩ, bởi lẽ
doanh nghiệp phải thường xuyên “nói” với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
4

NHÒM 8


Quảng cáo, với tư cách là những tuyên bố, những cam kết của doanh nghiệp với
người tiêu dùng, rất đáng được chúng ta suy xét kỹ lưỡng về nội dung nhưng tiếc rằng lại
thường bị coi nhẹ. Nhà quảng cáo thường chú trọng nhiều hơn đến hình thức.Mâu thuẫn
giữa quảng cáo và thực tế là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều sản phẩm tàn
lụi trên thị trường. Vì thế rất khó để xác định quảng cáo đó có hay không có sự lừa dối
nếu khách hàng chưa trải nghiệm hoặc dùng thử sản phẩm hay dịch vụ đó trong một thời
gian nhất định.
Cũng xin trích dẫn một ví dụ về vấn đề này: phần lớn những người làm quảng cáo
chuyên nghiệp có lẽ đều đã đọc qua cuốn “22 quy luật bất biến của marketing” (22
Immutable Laws of Marketing) của hai tác gia nổi danh là Al Ries và Jack Trout. Tuy
nhiên, có lẽ rất ít người đọc quy luật thứ 23 in ở trang bìa cuối của bản tiếng Anh - đó là
Quy luật Trung thực (Law of Candor).
Đại ý, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không đáp ứng được những mong đợi

mà quảng cáo đã tạo ra trong đầu khách hàng thì sớm muộn sản phẩm đó sẽ thất bại vì
đối thủ cạnh tranh luôn biết phải làm gì với sai lầm của bạn.Có thể nói các công ty lớn
trên thế giới phát triển được như vậy là nhờ lòng tin mà họ có được nơi khách hàng.
Thế nhưng, dường như các công ty quảng cáo chưa thấm lắm nguyên tắc này – họ
chú tâm làm cho quảng cáo mang tính “sáng tạo” bất kể chúng có phóng đại, nói quá, bỏ
sót thông tin, làm người tiêu dùng hiểu sai hay thậm chí nói sai sự thật, lừa dối khách
hàng gây hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích và sức khỏe của công chúng.
Qua nhiều quảng cáo phóng đại, “sai sự thật”, các chuyên gia đã tìm ra được
những biểu hiện thường thấy nhất trong những quảng cáo này đó là:
Quảng cáo bỏ sót thông tin: Lẽ ra quảng cáo phải ghi rõ những thông tin quan
trọng (thông số kĩ thuật, chức năng, tiện ích…) nhưng thường là bỏ sót và gây phẫn
nộ cho khách hàng
Quảng cáo “phân biệt đối xử”: quảng cáo so sánh sản phẩm dịch vụ này với sản
phẩm dịch vụ khác.

5

NHÒM 8


Quảng cáo loại “khuyên dùng”: Đây là những quảng cáo lấy “bên thứ ba” là các
Sở ban ngành, hội… liên quan chứng thực, đã kiểm tra và khẳng định là tốt cho sức
khỏe.
Quảng cáo về những tính năng mà sản phẩm không hề có
Quảng cáo tuyên bố “xanh” có lợi cho môi trường nhưng thực tế trong quá trình
sản xuất sản phẩm thì ngược lại
Trong đó có thể thấy, những quảng cáo “khuyên dùng” hay những quảng cáo về
những tính năng không hề có của những sản phẩm nhất là những sản phẩm đồ ăn, mỹ
phẩm, sữa… mà vi phạm “tính xác thực qua sự phóng đại” sẽcó tác động tiêu cực đến
công chúng, mà đặc biệt là với sức khỏe của họ.

Hậu quả của việc thiếu trung thực trong quảng cáo
Những hậu quả của quảng cáo “thiếu trung thực” là: khách hàng cảm thấy mình bị
lừa dối, hoặc ồn ào hoặc lẳng lặng, từ bỏ, quay lưng lại với sản phẩm. Quá trình này
thường không diễn ra “tắp lự” mà từ từ khiến doanh nghiệp khó nhận ra ngay. Câu
chuyện không chỉ dừng ở đây mà nó còn được ghi dấu trong tâm trí họ, nó được tổng kết
thành một “bài học” - bài học này chính là liều thuốc độc tiêu diệt thương hiệu đã được
quảng cáo kia đồng thời được dùng làm “nền” để khách hàng xem xét thương hiệu của
đối thủ, nếu thương hiệu của đối thủ không mắc phải lỗi tương tự thì thương hiệu đó sẽ
được nâng cao hơn, tô đậm hơn trong nhận thức khách hàng mà không phải tốn một xu
quảng cáo nào - đây chính là tình trạng của nhiều thương hiệu nội địa trong tương quan
với các thương hiệu quốc tế có uy tín.
Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì?
Doanh nghiệp cần phải tìm được những khác biệt vượt trội so với đối thủ - việc
tìm kiếm này nói chung không phụ thuộc vào phương diện kỹ thuật của sản phẩm như
nhiều người nghĩ mà lại tùy thuộc vào những mong đợi thầm kín của khách hàng tiềm
năng về sản phẩm đó. Cụ thể hơn, sự khác biệt có tìm ra được hay không phụ thuộc nhiều
vào mức độ hiểu biết khách hàng của nhà kinh doanh và khả năng sáng tạo linh hoạt của
6

NHÒM 8


người thực hiện quảng cáo (tức là người tạo ra quảng cáo cho sự khác biệt đó). Khác biệt
này có thể không phải là độc nhất nhưng phải có thực.
Ví dụ:
Có nhiều công ty bán áo sơ mi chất lượng cao nhưng công ty của bạn có khác biệt
là sản phẩm chỉ dùng vải 100% cotton mà không có pha sợi tổng hợp thì bạn cần tập
trung mạnh để quảng cáo về những lợi điểm của loại áo này và thực hiện thật tốt các cam
kết đã được quảng cáo. Đối thủ cũng có thể có loại áo như vậy nhưng bạn là người
“chuyên nghiệp” và bạn có thể dùng đặc tính này để cạnh tranh mà không cần phải quảng

cáo quá rườm rà.
Mới đây, một đoạn video clip quảng cáo sản phẩm Trà xanh C2 Ô Long hoa hồng
với nội dung "Chuyên gia trà C2 khám phá bí quyết tạo nên trà Ô Long đích thực, từ
những búp trà Ô Long tươi ngon Thái Nguyên được lên men cẩn thận để lưu giữ hàm
lượng polypenol, giúp hạn chế hấp thu chất béo, được ủ và đóng chai trong cùng một
ngày, tạo nên C2 Ô Long Hoa hồng cho bạn sức khỏe căng tràn” đã xuất hiện trên nhiều
phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, đối với đoạn video clip quảng cáo sản phẩm Trà
xanh C2 Ô Long hoa hồng vừa qua, nhiều độc giả cho rằng đoạn quảng cáo đang “dối
trá” để lừa bịp người tiêu dùng.Sự thật nguồn gốc trà Ô Long: tất cả các câu trả lời đều
khẳng định trà Ô Long khó có thể trồng được ở Thái Nguyên và nếu có trồng ở Thái
Nguyên thì chất lượng cũng không cao bằng các vùng khác vì vậy quảng cáo trên truyền
hình làm từ “Những búp trà Ô Long tươi ngon Thái Nguyên” là lừa dối khách hàng. Và
hiện ở Thái Nguyên chỉ có 1 vùng nhỏ ở Tân Cương có trồng loại trà Ô Long này do bà
Nguyễn Thị Hương - Giám đốc của Công ty Cổ phần sản xuất - chế biến trà an toàn Vạn
Tài (Thái Nguyên) phát triển. Ngoài doanh nghiệp này cung cấp ra hiện Thái Nguyên
không có đơn vị nào trồng loại trà Ô Long nhưng doanh nghiệp này khẳng định “Ở Thái
Nguyên chỉ có công ty bà có trồng loại trà Ô Long này nhưng không cung cấp nguyên
liệu cho bất cứ đơn vị nào khác” và bà Hương cũng cho biết không biết Công ty TNHH
URC Việt Nam – chủ của nhãn hàng trà xanh C2 Ô Long hoa hồng là đơn vị nào.

7

NHÒM 8


Ngoài nguồn gốc xuất xứ, trong video quảng cáo sản phẩm này còn khẳng định trà
xanh C2 TNHH URC Việt Nam hoa hồng “Được ủ và đóng chai trong cùng một ngày”.
Sự thật về nội dung này đến đâu?
Ví dụ:
1. Quảng cáo thuốc lá của hãng Lucky Strike và Camel:

Năm 1930, hãng thuốc lá Lucky Strike quảng cáo với slogan: “When tempted to
over-indulge, reach for a Lucky instead” đã khẳng định rằng hút thuốc lá Lucky sẽ giúp
giảm ho, ít có hại cho cổ họng và đặc biệt còn giúp bạn giảm cân đáng kể.Còn trong
quảng cáo của thuốc lá Camel năm 1937, họ đã mời nhân vật là một lính cứu hỏa có tên
Patton lên tiếng khẳng định: “Hút thuốc lá có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn”, vì trong thuốc
lá Camel có chất tăng sự chuyển động của chất lỏng trong hệ tiêu hóa.Những quảng cáo
sai sự thật này đã khiến công chúng tin tưởng sử dụng và hậu quả là sức khỏe của họ suy
giảm một cách nghiêm trọng. Nghiên cứu cho biết, sau quảng cáo của Lucky Strite, tỉ lệ
phụ nữ mắc ung thư sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 30 năm từ năm 1930 trở đi. Với thuốc
lá Camel Ủy ban Thương mại Liên bang đã gửi lệnh cấm và yêu cầu quảng cáo này phải
ngừng hoạt động.
2. Quảng cáo Sữa Enfamil Lipil – Ngũ cốc Kellogg:
Năm 2004, sữa Enfamil Lipil – một sản phẩm của nhãn sữa Enfamil cho trẻ nổi
tiếng ở Mỹ có đưa ra một quảng cáo gây tranh cãi về sự thật trong tác dụng của sữa đối
với trẻ. Đánh vào tâm lí của các bà mẹ luôn muốn tìm kiếm một loại sữa thích hợp với
trẻ, tăng sức đề kháng và giúp trẻ lớn nhanh, hãng này đã quảng cáo “Sữa Enfamil Lipil
được chức minh lâm sàng là giúp cải thiện não mà mắt của trẻ” với công thức đặc biết
khác với các dòng sản phẩm trước. Sau khi sử dụng và không nhận thấy được sự phát
triển của trẻ như mong muốn, nhiều bà mẹ đã kiểm tra và phát hiện rằng sữa này không
hề tốt như lời quảng cáo, trái lại còn khiến cho trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất và chậm
lớn. Cuối cùng giám đốc hãng sữa này đã phải nhận tội danh lừa gạt và chịu án phạt
13.500.000$

8

NHÒM 8


Trường hợp của ngũ cốc Kellogg cũng tương tự. Năm 2010, hãng ngũ cốc hàng
đầu của Mỹ phát hành một quảng cáo có chi phí khổng lồ cho dòng sản phẩm Kellogg

với thông điệp sử dụng ngũ cốc này sẽ tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, tăng 25% giá trị
của chất chống oxy hóa, tăng các vitamin A, B, C và E . Trước tuyên bố “đáng ngờ” này,
nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc và kết quả lâm sàng cho thấy số trẻ có thể tăng khả
năng miễn dịch sau khi sử dụng ngũ cốc này chiếm một phần trăm vô cùng nhỏ, số còn
lại không thể hấp thu được những vitamin như hãng đã tuyên bố. Ủy ban thương mại
Liên bang cũng đã yêu cầu hãng này chấm dứt ngay quảng cáo, bồi thường và chịu trách
nhiệm trước những khẳng định sai sự thật này.
3. Quảng cáo Hóa – Mỹ phẩm: Nivea và Litterine
Năm 2001, dòng sản phẩm Nivea “Bio-Slim Complex” được tung ra thị trường với
tuyên bố “sử dụng Nivea thường xuyên có thể giảm kích thước cơ thể”. Ngay lập tức sản
phẩm này nhận được sự hưởng ứng từ phái đẹp, doanh số bán hàng tăng nhanh từ ngày
đầu tiên ra mắt.Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều người nhận thấy chẳng
những kích thước cơ thể không giảm mà da của họ bị sạm, nổi mẩm đỏ do sản phẩm này
không phù hợp với tất cả các loại da.Cuối cùng Nivea đã phải trả 900.000$ để giải quyết
hậu quả của quảng cáo gây hiểu nhầm này và ngừng sản xuất cũng như bán sản phẩm này
trên toàn thế giới.
Một quảng cáo khác của Litterine, thương hiệu nước súc miệng diệt khuẩn được
phân phối bởi Johnson & Johnson cũng đã gặp rắc rối khi tuyên bố sản phẩm của mình có
thể “ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh viêm họng”. Thực chất, nếu chỉ nói sử dụng Litterine
có hiệu quả như sử dụng chỉ nha khoa thì công chúng vẫn có thể chấp nhận, còn tuyên bố
sử dụng Litterine như một loại thuốc chữa bệnh trong thực tế không được hỗ trợ về mặt
lâm sàng đã khiến nhiều công chúng nghi ngờ, quay lưng với sản phẩm vì cho rằng nó có
hại cho sức khỏe của mình. Tất yếu, Litterine đã phải thay đổi quảng cáo và không bao
giờ lập lại một tác dụng nào khác của sản phẩm này với sức khỏe con người.
Những hậu quả của quảng cáo “thiếu trung thực” là: khách hàng cảm thấy mình bị
lừa và, hoặc ồn ào hoặc lẳng lặng, từ bỏ, quay lưng lại với sản phẩm. Quá trình này
9

NHÒM 8



thường không diễn ra “tắp lự” mà từ từ khiến doanh nghiệp khó nhận ra ngay. Câu
chuyện không chỉ dừng ở đây mà nó còn được ghi dấu trong tâm trí họ, nó được tổng kết
thành một “bài học” - bài học này chính là liều thuốc độc tiêu diệt thương hiệu đã được
quảng cáo kia đồng thời được dùng làm “nền” để khách hàng xem xét thương hiệu của
đối thủ, nếu thương hiệu của đối thủ không mắc phải lỗi tương tự thì thương hiệu đó sẽ
được nâng cao hơn, tô đậm hơn trong nhận thức khách hàng mà không phải tốn một xu
quảng cáo nào - đây chính là tình trạng của nhiều thương hiệu nội địa trong tương quan
với các thương hiệu quốc tế có uy tín.
Không ai nghĩ rằng chúng ta nên quảng cáo kiểu đơn điệu và “khiêm tốn” cho các
sản phẩm của mình, nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa thông
điệp ra thị trường, bởi lẽ chúng ta không có cơ hội thứ hai để “sửa lỗi” đã gây ra trong
tâm trí khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Một khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã
gây thất vọng cho người tiêu dùng thì việc giải quyết hậu quả là cực kỳ khó, trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh tự do thì các chuyên viên còn cho là bất khả thi. (Đây là một
lý do ra đời chiến lược “đa thương hiệu”, khi một thương hiệu nào đó có “vấn đề” thì
thay vì sửa lỗi, người ta loại nó luôn không luyến tiếc và đưa thương hiệu mới ra thị
trường, nhờ đó uy tín của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều).
Việc chúng ta nên làm là phải tìm được những khác biệt vượt trội so với đối thủ việc tìm kiếm này nói chung không phụ thuộc vào phương diện kỹ thuật của sản phẩm
như nhiều người nghĩ mà lại tùy thuộc vào những mong đợi thầm kín của khách hàng
tiềm năng về sản phẩm đó. Cụ thể hơn, sự khác biệt có tìm ra được hay không phụ thuộc
nhiều vào mức độ hiểu biết khách hàng của nhà kinh doanh và khả năng sáng tạo linh
hoạt của người thực hiện quảng cáo (tức là người tạo ra quảng cáo cho sự khác biệt đó).
Khác biệt này có thể không phải là độc nhất nhưng phải có thực.
Ví dụ: có nhiều công ty bán áo sơ mi chất lượng cao nhưng công ty của bạn có
khác biệt là sản phẩm chỉ dùng vải 100% cotton mà không có pha sợi tổng hợp thì bạn
cần tập trung mạnh để quảng cáo về những lợi điểm của loại áo này và thực hiện thật tốt
các cam kết đã được quảng cáo. Đối thủ cũng có thể có loại áo như vậy nhưng bạn là
10


NHÒM 8


người “chuyên nghiệp” và bạn có thể dùng đặc tính này để cạnh tranh mà không cần phải
quảng cáo quá rườm rà.
Các sản phẩm Việt Nam không phải là không có những cơ hội, là lúc này vấn đề
chất lượng cũng không phải là không thể giải quyết được. Điều đáng tiếc là đa phần các
thương hiệu của chúng ta lại đang được quảng cáo theo những cách thức tài tử, sáo mòn,
thiếu sáng tạo và gần đây do thị trường ngày một đông đúc, quảng cáo nói chung ngày
một ồn ã nên chúng ta có khuynh hướng thổi phồng quá mức, dùng những thông điệp quá
kêu, thậm chí những cách thức thiếu trung thực để “câu kéo” khách hàng.
Kết cục của cách quảng cáo thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp là đại đa số các
thương hiệu của chúng ta mới chỉ dừng lại ở chỗ “được người đời biết đến” chứ chưa có
“cá tính” đi kèm - bởi lẽ những thông điệp, những cam kết để tạo ra “cá tính” luôn bị
khách hàng lẳng lặng “trừ phần trăm” mà không bao giờ nói thẳng với doanh nghiệp. Có
lẽ đây là nguyên nhân khiến khi gặp đối thủ chuyên nghiệp là thương hiệu của ta lập tức
có vấn đề, không thể chống đỡ rồi bị thôn tính hoặc dần mai một.
Nguyên tắc giúp người tiêu dùng nhận diện được nội dung quảng cáo của các doanh
nghiệp là lừa dối hay không lừa dối
1.Nhạy bén phân tích, đánh giá các thông điệp mà các nhà quảng cáo, doanh nghiệp
truyền tải nhằm hiểu mục đích của thông điệp rồi đưa ra những hành động thích hợp.
2. Tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó qua bạn bè, người thân hoặc người đã từng sử dụng
chúng trước khi mua về nhằm đưa ra những thông tin chính xác.
3. Tìm hiểu sơ lược về sản phẩm, dịch vụ đó qua mạng, trang thông tin chính của sản
phẩm.
4. Không nên tin hoàn toàn vào những lời quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
5. Cảnh báo người tiêu dùng trước những chiêu trò sử dụng từ ngữ dễ bị nhằm lẫn trong
quảng cáo, ví dụ như:
 “Miễn phí”: Cụm từ “miễn phí” hay bị lạm dụng trong các mẫu quảng cáo

nhiều nhất, bên cạnh đó còn có các cách diễn đạt tương tự như “không tốn tiền”,
11

NHÒM 8


“không mất phí đầu tư”, “không ràng buộc về tài chính”, “được miễn các chi
phí cần thiết”… Các cụm từ như vậy là những cái bẫy mà người ta dễ bị mắc
lừa nhất vì nó tạo ra sức hút rất mạnh đối với bất kỳ ai đọc được.
 “Bảo đảm”:
Yếu tố đặc biệt quan trọng trong quảng cáo là đánh vào tâm lý muốn được an
toàn và đáng tin cậy của khách hàng. Vì thế không khó hiểu khi nhiều doanh
nghiệp sử dụng cụm từ “bảo đảm” một cách rất tùy tiện, chẳng hạn như “bảo
đảm hài lòng”, “bảo đảm hoàn lại tiền”, “chất lượng bảo đảm” và rất nhiều biến
thể khác như “cam kết trả lại tiền” hay “cam đoan về hiệu quả sản phẩm”…
“Giá thấp nhất”:
Khách hàng quan tâm nhiều nhất tới giá cả.Thực tế, giá cả là một trong những
yếu tố đơn giản nhất để các doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm và
dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng việc định giá cần phải rõ
ràng và áp dụng cho một số lượng hàng hóa cụ thể, có như vậy khách hàng mới
cảm thấy đáng tin. Thực tế cho thấy việc định giá thường không chính xác và
nhiều người hay lạm dụng các chiêu thức giá cả để câu khách.
 “Không có rủi ro”:
Đây lại là một ví dụ khác cho thấy việc một cụm từ khi bị lạm dụng nhiều quá
sẽ trở nên vô tác dụng. Trong xã hội hiện nay, nhiều người tin rằng việc mình
làm bao giờ cũng đem lại lợi ích nhất định cho cá nhân khác, thậm chí họ còn
cho rằng mình bị lợi dụng. Chính vì thế, họ khó mà tin được một sự đầu tư hay
mua bán nào đó lại không ẩn chứa rủi ro trong đó
 “Lên tới” hay “ít nhất”:
Bản thân hai cụm từ này nếu đứng một mình thì chẳng có gì đáng bàn.Nhưng

nếu chúng đi kèm với một lời chào hàng thì chúng ta phải coi chừng.Chẳng hạn,
“giảm giá lên tới 75%” có nghĩa là chỉ có một vài mặt hàng được giảm 75%,
còn đại đa số thì chỉ được giảm rất ít thậm chí chẳng được giảm tí nào. Khách
hàng khi nhìn thấy giảm 75% thì lập tức nhào vô, nhưng sẽ nhanh chóng thất
12

NHÒM 8


vọng khi phát hiện ra rằng đó chỉ là mánh khóe của quảng cáo, và những mặt
hàng được giảm nhiều như vậy đều cũ kỹ và chẳng ra gì.
Một ví dụ khác đó là quảng cáo “giao hàng chậm nhất trong vòng 24 giờ”.Khi
mua hàng mà lại được giao tận nơi nhanh chóng như vậy, ai cũng cảm thấy hài
lòng nhưng thực ra, thời hạn giao hàng này chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa
đặc biệt mà thôi. Điều này sẽ gây ra tâm lý thất vọng và chẳng mấy ai còn muốn
mua hàng ở đó lần thứ hai nữa
6. Quan sát thái độ của người xung quanh khi xem quảng cáo đó, để đưa ra những nhận
xét phù hợp.

PHẦN THỰC HÀNH
1.

Những phê phán của xã hội về mặt đạo đức trong quảng cáo tại Việt

Nam hiện nay
Quảng cáo là hoạt động bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề
cao những ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thu hút sự chú ý của xã hội. Do đó:
Thông tin quảng cáo thường được in và trình bày ở những nơi công cộng. Quảng
cáo có rất nhiều ưu điểm, như là phương tiện cho việc hỗ trợ người tiêu dùng trong việc
lựa chọn hàng hóa qua thông tin quảng cáo, đồng thời quảng cáo còn là công cụ cạnh

tranh quan trọng để tạo thị trường trung thành và thị trường mới cho các đơn vị sản xuất
kinh doanh. Không những thế, quảng cáo còn là công cụ giao tiếp quan trọng của chủ thể
kinh doanh với xã hội.
Các hoạt động quảng cáo đến tay người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền
thông như: Tivi, Internet… có tác động rất nhanh chóng và rộng rãi. Không những thế
quảng cáo làm thay đổi nhận thức xã hội, thay đổi thói quen của người tiêu dùng, thu hút
họ bằng những mục đích mà quảng cáo hướng tới, thậm chí còn điều chỉnh và định
hướng thị trường. Vì vậy tại nhiều nước, những quy tắc chung cùng các chuẩn mực đạo
đức và trách nhiệm trong quảng cáo được đề cao, được xem xét kĩ lưỡng dưới mọi góc
độ, đồng thời cũng có những chế tài kiểm duyệt, quản lý giám sát các hoạt động cũng
như sản phẩm quảng cáo. Việc hiểu rõ các giá trị đạo đức và văn hóa.
13

NHÒM 8


Văn hóa trong quảng cáo là yếu tố quan trọng và nhạy cảm. Trong các điều luật về
quảng cáo tại Việt Nam có quy định rõ các nguyên tắc đạo đức, văn hóa mà doanh nghiệp
cần phải tuân theo. Nhưng lĩnh vực quảng cáo còn thiếu chuyên nghiệp, những quy định
pháp lý trong quảng cáo còn chưa được chặt chẽ, thiếu các quy định mang tính ràng buộc
về trách nhiệm cũng như đạo đức trong quảng cáo… Vì vậy, hiện nay xuất hiện nhiều
quảng cáo “ kém duyên” hoặc có thế gọi là thiếu văn hóa, phản cảm nhận được các phản
hồi tiêu cực từ người tiêu dùng. Sau đây là một số phê phán để làm rõ các vấn đề văn hóa
trong quảng cáo:
 Phê Phán 1: Quảng cáo sai sự thật, lừa bịp

Việc quảng cáo sai sự thật, thổi phồng luôn là vấn đề nhạy cảm trong ngành quảng
cáo. Việc hình tượng hóa và phóng đại về công dụng gây ra hiệu ứng mạnh cho quảng
cáo. Không những thế khi đưa thông tin sai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tay người tiêu
dùng và đó cũng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Một ví dụ để làm

rõ vấn đề trên đó là công ty máy lọc nước Ro Kangarro:
Công ty cổ phần điện máy, điện lạnh Việt Úc quảng cáo sản phẩm máy lọc nước RO
Kangaroo có chức năng ngăn ngừa mỡ máu, dựa trên kết quả nghiên cứu bước đầu của
Bệnh viện Tim Hà Nội.
Trước đó, máy lọc nước đã thổi phồng thông tin đến mức như: “Gia tăng tuổi thọ
cho bạn”, “Ngăn chặn vi khuẩn Amip ăn não người”, thậm chí “Máy lọc nước hàng đầu
Việt Nam”. Tiếp theo đó Kangaroo đã tăng sức nặng cho quảng cáo của mình bằng việc
trưng ra “Thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng máy lọc nước RO Kangaroo” của Bệnh
viện Tim Hà Nội.
Nhưng khi nghiên cứu trên 20 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này thì kết quả đưa
ra không hề giống như những gì thông tin mà công ty đưa đến người tiêu dùng, với với
kết quả mỡ máu giảm chưa đến 1% - mà theo các chuyên gia y tế là không có giá trị về
thực tiễn lẫn khoa học, nhưng trong quảng cáo của mình, Kangaroo đã khẳng định: “Viện
tim mạch đã xác nhận máy lọc nước Kangaroo KG110-Omega có khả năng ngăn ngừa và
hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ”.
14

NHÒM 8


Qua đó cho thấy ngay lúc đầu Kangroo đã làm người tiêu dùng tin tưởng và ồ ạt đi
mua sản phẩm để phòng bệnh cũng như chữa bệnh. Nhưng khi đưa ra thị trường được
một thời gian thì các kết quả nghiên cức bước đầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội về đánh giá
hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ máu của máy lọc nước Ro Kangaroo trên các bệnh nhân rối loạn
mỡ máu là chỉ chiếm 1%.
Do đó đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng vì quảng cáo quá thổi phồng sự
thật nên người tiêu dùng có cảm giác bị lừa nên những sản phẩm tiếp theo của Tập đoàn
Điện lạnh Điện máy Việt Úc sẽ rất khó được chấp nhận và thậm chí còn ảnh hưởng tới uy
tín của Bệnh viện Tim Hà Nội.
 Phê Phán 2: Các ứng xử phản cảm của những nhân vật trong quảng cáo


Hình thức quảng cáo thông qua các mẫu quảng TVC trên kênh truyền hình khá phổ
biến. Các mẫu quảng cáo đa số đều xây dựng trên các câu chuyện giữa các nhân vật để từ
đó làm nổi bật lên sản phẩm.
Tuy nhiên việc xây dựng nhân vật và cách ứng xử của nhân vật lại được đầu tư cẩu
thả dẫn tới phản cảm. Việc ăn nói vô lễ, vô duyên, thiếu lễ độ xuất hiện ngày càng nhiều
trên các mẫu quảng cáo gây khó chịu cho người xem. Ngoài ra các hành động và lời nói
vô lễ cũng ảnh hưỏng không nhỏ tới trẻ nhỏ, khi các bé là đối tượng thích và thường
xuyên xem quảng cáo truyền hình. Một ví dụ điển hình như sau:
Quảng cáo dầu gội đầu Rejoice với nội dung: Mai Phương Thúy đóng vai cô gái
xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai
ấn tượng với mái tóc dài suôn mượt của cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp
của cô gái: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”.Đáp lại câu hỏi niềm nở của mẹ chồng tương lai,
cô gái được HH Mai Phương Thúy thủ vai nói: “À không, chỉ là Rejoice!”.
Với câu trả lời “À không, chỉ là Rejoice” đó là câu trả lời thiếu tôn trọng với người
lớn tuổi, mà câu trả lời đó chỉ phù hợp với những đối tượng bằng vai phải lứa.
Do đó khi xem đoạn video quảng cáo của Mai Phương Thúy nhiều người tỏ ra bất
bình với cách hành xử “vô lễ” mà một có học thức như Mai Phương Thúy vẫn làm ngơ để
nhân vật nói trống không cho hàng nghìn người xem truyền hình chứng kiến. Rất nhiều
15

NHÒM 8


người phản ứng dữ dội thậm chí có người còn nói :”Đưa con bé này về nhà mình thì chỉ
có đuổi thẳng cổ”. Đồng thời như vậy cũng làm xấu đi hình ảnh con gái Việt Nam, do đó:
Vẫn biết rằng chỉ là quảng cáo, nhưng quảng cáo thì càng cần đề cao văn hóa ứng
xử để hàng trăm, hàng nghìn khán giả truyền hình đang xem họ trên Tivi, chớ không phải
khi quảng cáo thì thích nói gì cũng được vì nó ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của
người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi, đặc biệt là các em nhỏ người thường rất thích xem

quảng cáo trên truyền hình.
 Phê Phán 3: Lợi dụng lòng tin, lòng nhân ái của con người để kiếm tiền.

Việc kết hợp yêu tố nhân ái, lòng thương người vào các mẫu quảng cáo ngày càng
được sử dụng nhiều vì mang lại hiệu ứng tích cực và có độ lan tỏa lớn. Tuy nhiện việc
lam dụng yếu tố tình thương, lòng nhân ái lại gây hâu quả tiêu cực.
Điển hình cho phê phán này là quảng cáo của mỳ gấu đỏ khi công ty muốn gây quỹ
từ thiện để giúp em bé bị ung thư với nội dung hết sức cảm động và vô cùng ý nghĩa đó là
kể về kí ức của cậu bé Tuấn. Đó là ký ức câu chuyện của bệnh nhân tên Long, về nụ cười
ấm áp của cô y tá Mai, sự ân cần, hóm hỉnh của bác sĩ Quang. Tuy nhiên, với bố mẹ
Tuấn, ngày ra viện lại là ký ức buồn vì họ không đủ kinh phí để tiếp tục điều trị cho con”.
Với nội dung câu chuyện khá sâu sắc đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả và
họ không đắn đo gì để mua mấy thùng mì về nhà nhằm ủng hộ cậu bé đáng thương,
những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Thế nhưng sau một thời gian ngắn khi bị phanh phui rằng Tuấn cậu bé xuất hiện
trong clip hoàn toàn là một diễn viên đóng thế thì quảng cáo này lập tức bị đưa lên bàn
cân mức độ lừa dối khán giả vì mục đích lợi nhuận. Nhiều người đã không kiềm chế
được cảm xúc đã thốt ra những lời lẽ không hay ho lên các diễn đàn, mạng xã hội và tạo
hiệu ứng không tích cực về clip quảng cáo.
Do đó, khi kết hợp các yếu tố nhân ái còn kết hợp một cách tinh tế, đúng sự thật để
tạo nên sự tin tưởng tốt từ phía khách hàng đối với sản phẩm của mình.
 Phê phán 4: Quảng cáo có các hình ảnh, nội dung nhạy cảm, thiếu văn hóa:

16

NHÒM 8


Để tạo nên sức hấp dẫn, tò mò trong quảng cáo là điều hết sức cần thiết. Xong với
đặc điểm văn hóa Á Đông như Việt Nam thì các hình ảnh, nội dung cần được lựa chọn kĩ

lưỡng. Bên cạnh đó việc đựa vào quảng cáo hình ảnh nhạy cảm, khiêu dâm là trái pháp
luật và gây ảnh hương tiêu cực tới người xem. Nội dung quảng cáo không phù hợp như
mất vệ sinh, trái với thuần phong mĩ tục của Việt Nam cũng gây ra khó chịu cho người
xem.
Với nội dung đoạn quảng cáo có độ dài 1 phút 02 giây với danh nghĩa hướng về
Hoàng Sa – Trường Sa như phía nhà sản xuất đưa tin. Nhưng nội dung đoạn quảng cáo
khá phản cảm, đi ngược với văn hóa của người Á Đông đó là:
Hai kẻ áo đen lẻn vào căn hộ của người đẹp Ngọc Trinh để ăn trộm. Chưa kịp thực
hiện hành vi thì chủ nhà bất ngờ trở về. Hai tên lưu manh chuồn sang phòng khác, vô tình
được ngắm ngắm người đẹp qua camera quay trộm. Trên màn hình, Ngọc Trinh tung tẩy
trong chiếc váy đỏ hở lưng, trút bỏ xiêm y bước vào phòng tắm. Ống kính chuyển sang
quay đặc tả cảnh Ngọc Trinh tắm. Người đẹp say sưa xoa sữa tắm dưới vòi sen. Bàn tay
lướt qua những điểm nhạy cảm trên cơ thể. Gần như toàn bộ thân hình bốc lửa của Ngọc
Trinh được phơi bày trong clip này. Điều đáng nói hơn nữa ở đây đó là, mỗi chai sữa tắm
NuWhite mà Ngọc Trinh quảng cáo sẽ góp 1000 đồng cho Quỹ thiện nguyện ủng hộ biển
đảo quê hương. Đã gây bức bức xúc mạnh mẽ với công chúng khi sử dụng những hình
ảnh phản cảm câu khách để gắn vào một mục đích thiêng liêng là hướng về Trường Sa –
Hoàng Sa.
Clip Quảng cáo này của Ngọc Trinh đã hứng không ít “gạch đá” từ dư luận từ cách
trút bỏ xiêm y tới các động tác khiêu gợi của cô khiến cho nhiều người “dị ứng” không
những vậy hai nhân vật phụ trong clip cũng gây khá nhiều phản cảm.
Do đó, khi đưa ra các ý tưởng các nhà làm quảng cáo cần chú ý đến phong tập, tập
quán ở mỗi quốc gia để đưa ra các mẫu quảng cáo phù hợp với văn hóa, tránh đưa ra các
mẫu quảng cáo phản cảm gây bức xức trong xã hội. Vì mỗi quốc gia đều có các chuẩn
mực, quy tắc đạo đức xã hội riêng. Nên cần xem xét kĩ càng để đưa ra các mẫu quảng cáo
phù hợp với người tiêu dùng.
17

NHÒM 8



 Phê Phán 5: Quảng cáo đưa hình ảnh mất vệ sinh, gây ảnh hưởng tới trẻ em.

Khi các nhà quảng cáo sử dụng hình ảnh quá thật khi quảng cáo sản phẩm đến tay
tiêu dùng, điều đó đã gây nên những hình ảnh xấu cho sản phẩm, điển hình như:
Để thể hiện sự tẩy rửa đến gần như tuyệt đối của Vim, nhà quảng cáo đã cho nhân
vật chính quẹt tay xuống bồn cầu mà không cần đeo găng tay vì…không còn phải lo đến
vi khuẩn xâm hại? Hình ảnh trên ngay lập tức đã bị dư luận “để ý” bởi nó gây cho người
xem thấy “ghê ghê” vì quảng cáo này thường phát vào đúng những lúc bữa cơm đang
ngon lành, đó là buổi trưa và buổi tối. Không nhưng vậy người phụ nữ đó còn đập tay với
một cô bé ở bên cạnh đó là một hành động không thể chấp nhận được
Qua theo dõi trên các diễn đàn và các ý kiến của nhiều độc giả khác đã phản ánh tới
đây, tôi thấy đã có không ít cháu nhỏ xem những hình ảnh hết sức phản cảm này và tai
hại hơn là các cháu đã học theo những hình ảnh này.
Đó là những phê phán của xã hội về mặt đạo đức trong quảng cáo tại Việt Nam hiện
nay. Bởi khi ta đưa ra các mẫu quảng cáo không phù hợp với văn hóa sẽ gây ra những
hiểu lầm không nhỏ đến tay người tiêu dùng, mặc khác nó cũng ảnh hưởng đến danh
tiếng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã làm mất chữ tín trong lòng khách hàng thì
khi đưa ra sản phẩm mới hay đưa ra các biện pháp để khắc phục những lỗi lầm thì cũng
khó lấy lại được lòng tin từ người tiêu dùng.
2.

Những mẫu quảng cáo không phù hợp với quan điểm về đạo đức tại Việt

Nam trong thời gian gần đây
a. SAMURAI (Mừng xuân tràn đầy sức sống)

Từ xưa đến nay người phụ nữ Việt Nam luôn được đánh giá với chuẩn mực đó là:
công, dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất hiền lành, đoan trang, ăn
mặc kín đáo luôn lo cho gia đình. Nhưng với lối sống xã hội hiện đại ngày nay thì người

phụ nữ không chỉ lo chuyện gia đình mà họ còn tham gia vào các hoạt động xã hội. Cùng
với đó là lối sống xã hội ngày càng hiện đại và việc tiếp nhận phong cách Tây đã ảnh
hưởng đến lối sống và tư duy của người Việt Nam. Không ít nhà quảng cáo đã sử dụng
những phong cách phóng khoáng của phương Tây để đưa ra các mẫu quảng cáo không
18

NHÒM 8


phù hợp với đạo đức của người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ. Khi sử dụng hình
ảnh khoe thân câu like, khoe thân PR cũng được diễn ra rầm rộ trên các trang mạng xã
hội.
Điển hình là chiến dịch quảng cáo cho một hãng nước giải khát Samurai (mừng
xuân tràn sức sống năm 2012) với người mẫu Ngọc Trinh, Yến Trang và Hoàng Yến làm
đại diện đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong xã hội vì đã không đi theo những nguyên tắc
xã hội với nội dung như sau:
Trong trang phục màu trắng trẻ trung, vừa gợi nét tinh khôi nhưng cũng không kém
phần nỏng bỏng, ba người đẹp đã thể hiện xuất sắc ý tưởng tôn vinh vẻ đẹp hình thể của
người phụ nữ với thông điệp “Mừng xuân tràn sức sống”. Bộ lịch này sẽ không bán mà
chỉ trưng bày và phát miễn phí tại các quán cà phê trên toàn quốc.
Một chi tiết hậu trường khá thú vị khác được tiết lộ, đây có lẽ là bộ lịch tiêu tốn
nhiều quần áo nhất dù trong những shoot hình, người mẫu xuất hiện khá “kiệm vải”. Giải
thích điều này, một người trong ekip làm việc cho biết: “Các người đẹp luôn phải thay
quần áo trong những shoot hình tưới nước Samurai lên người. Đó cũng là những shoot
hình khó nhất. Để đạt tới sự hoàn hảo, Ông Rajip Gupta, Giám đốc sáng tạo của Grey
Group đã yêu cầu người mẫu phải chụp đi chụp lại rất nhiều lần mới hài lòng.”
Ngọc Trinh bị ‘ném đá’ không thương tiếc vì cách tạo dáng khêu gợi quá đà. Thậm
chí nhưng biểu cảm của Ngọc Trinh và hai mỹ nhân Hoàng Yến, Yến Trang được cho là
khá phản cảm, có tính dung tục. Clip ghi lại cảnh hậu trường của buổi chụp hình quảng
cáo nước giải khát của Ngọc Trinh cũng khiến sư luận “vỡ òa”. Xem clip, nhiều người

không khỏi “nhức mắt” với gương mặt biểu cảm quá khêu gợi của ba người đẹp. Ngọc
Trinh không ngần ngại khoe thân hình hấp dẫn trong bộ đồ mỏng tang khoe nội y với ánh
mắt lả lơi và những tư thế nằm, ngồi đầy khiêu khích.
Với mẫu quảng cáo về nước giải khát Samurai đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều
trong xã hội vì những hình ảnh mang tính chất không phù hợp với văn hóa của người
phương Đông, đặc biệt là không phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Không những thế
khi đưa ra mẫu quảng cáo này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các bộ phận xã hội đăc
biệt là các trẻ em đang trong độ tuổi vị thành viên , độ tuổi với nhiều sự tò mò.
19

NHÒM 8


b. MÌ ĐŨA TRE

Gần đây công ty Acecook Việt Nam đã giới thiệu ra thị trường một sản phẩm mì ăn
liền mới – mì Đũa Tre. Khi đưa ra sản phẩm mới, công ty cũng đã đưa ra TVC cho sản
phẩm này nhưng khi đưa ra TVC đã nhận không ít ý kiến trái chiều từ khách hàng đó là:
Với ưu điểm của đoạn clip quảng cáo mì đũa tre có nhạc nền rất vui vẻ và sôi động
rất dễ gây thiện cảm và ấn tượng cho người xem. Tiếng đũa tre lách cách cũng những
hình ảnh minh họa đầy màu sắc về những tô mì khá hấp dẫn người xem. Tuy nhiên clip
quảng cáo này mắc phải khá nhiều lỗi và đặc biệt đó là lỗi ứng xử khi ăn uống của người
Việt Nam.
Thứ nhất người Việt nam chúng ta rất kiêng kỵ khi đang ăn uống mà gõ đũa hay đập
đũa vào nhau để phát ra những âm thanh lách cách trong bữa ăn vì điều đó đem lại điều
không may mắn và thể hiện là thức ăn không ngon hoặc không có món ăn hợp khẩu vị thì
mới đập đũa vào nhau. Đó là một sai lầm lớn khi mì Đũa tre đã dùng hình ảnh đập đũa
vào nhau để quảng bá cho sự hấp dẫn của món mì.
Thứ hai, trong ăn uống người Việt chúng ta bao giờ cũng cư xử văn hóa và lịch
thiệp, có sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới tuyệt nhiên không bao giờ có sự tranh

dành vì miếng ăn. Vậy mà trong clip quảng cáo mì Đũa tre đã lấy hình ảnh hai người nam
và nữ cùng lấy đũa tranh dành nhau những sợi mì một cách quyết liệt và tung hứng lên
trần nhà. Dấu biết rằng chủ ý của người làm quảng cáo muốn thông qua hình ảnh hai
người tranh dành nhau mì để đưa ra thông điệp đằng sau đó là sự ngon và hấp dẫn của mì
đũa tre. Tuy nhiên hành động không đẹp mắt như vậy đã đi ngược lại văn hóa ăn uống
của người Việt Nam, gây thiện cảm không tốt cho người xem.
c. QUẢNG CÁO CỦA SỮA ANELEN

Khi nhắc tới văn hóa của người Việt Nam không ai là không nhớ tới văn hóa “ đạo
làm con” của người Việt Nam đó là luôn biết chăm sóc, tôn trọng, quan tâm tới ông bà,
cha mẹ người đã nuôi dạy ta khôn lớn.
Nhãn hiệu sữa Anlene của tập đoàn Fonterra, một công ty dẫn đầu toàn cấu trong
ngành hàng các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa (bao gồm cả Anmun, Anchor, Chesdale và
20

NHÒM 8


Baker’s Mix) đã chi ra hàng tỷ đồng cho quảng cáo của mình nhưng đã bị nhận khá nhiều
chỉ trích về đoạn quảng cáo với nội dung như sau:
Đoạn phim được mở đầu bằng hình về Thúy Hằng đang chăm sóc vườn cây với mẹ
với đoạn thông tin về cô “35 tuổi, Giám đốc miền Bắc công ty Elite Việt Nam”. Sau đó
có cảnh người mẹ bước lên cầu thang khá khó khăn, Thúy Hằng nhìn mẹ lo lắng và
nói: “Nghe bác sĩ nói mẹ có nguy cơ loãng xương, mình lo lắm. Nên mình quyết định
uống Anlene vì nghe nói Anlene giúp làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần” Chính
lời thoại này đã khiến cho kịch bản đoạn TVC trở nên bất hợp lý một cách phản cảm.
Thay vì lo lắng cho người mẹ có nguy cơ loãng xương và mua sữa cho mẹ thì Thúy Hằng
lại “quyết định uống” một mình. Vô hình người mẹ đã trở thành một hình ảnh xấu để
người con gái nhìn và phòng chống cho bản thân.
Qua đó cho thấy, đoạn TVC đã không đi theo đúng quy mực đạo đức của người Việt

Nam đó là con cái phải biết chăm lo cho sức khỏe cha mẹ chớ không phải hình ảnh tự
chăm sóc cho bản thân như vậy. Với hình ảnh nhỏ trong đoạn quảng cáo như vậy có thể
ảnh hưởng đến những thế hệ sau, những thế hệ của đất nước lúc đó họ chỉ thích sống một
mình không biết quan tâm tới những xung quanh, đặc biệt là ba mẹ mình. Trong khi đó
đối tượng xem quảng cáo hiện nay nhiều nhất đó chính là trẻ em. Trẻ em thì luôn dễ bị
ảnh hưởng bởi những thứ được phát trên TV. Nếu hằng ngày trẻ em tiếp xúc với những
đoạn quảng cáo phản cảm, vô lý như thế này thì liệu tâm lý và nhận thức của các bé có bị
ảnh hưởng hay không ?
Do đó các nhà làm quảng cáo đặc biệt là những người chuyên sau trong mãn truyền
thông cần chú ý việc thực hiện những chiêu trò để tạo dựng sự chú ý là một cách nhanh
nhất, tuy nhiên với mỗi nhà làm truyền thông, quảng cáo cần phải tỉnh táo để không lạm
dụng, đồng thời cần đặt đạo đức nghề nghiệp lên đầu để không tạo nên những tác động
xấu cho xã hội.
HẾT.

21

NHÒM 8



×