Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hoạch định chiến lược marketing bằng ma trận BCG của Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.24 KB, 20 trang )

1. Tổng quan về công ty Vinamilk:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint
Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ
cũ để lại.
Trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số cán bộ - công nhân viên:
4.500 người.
Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa.
Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt.Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào
sự phát triển sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai đọan
chính :
 Giai đoạn 1976 – 1986
Tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân
là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa
Bột Dielac (Nestle)
 Giai đoạn 1987 – 2005
-

Công ty đã khôi phục nhà máy sữa bột Dielac vào năm 1988 với kinh phí 200.000 USD. Tháng
8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh Miền
Trung – Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt
động sau 2 năm xây dựng.

-

Thời kỳ 1996 – 2005: Công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung đông, các
nước thuộc khối Đông Âu, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 2003, công ty chuyển sang hoạt


động theo mô hình cổ phần hóa nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước tạo ra loại hình doanh
nghiệp có nhiều sở hữu.

-

Từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng
trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ
1,1 đến 6,5 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng
dần theo từng năm : từ 28 triệu USD (1998) lên 168 triệu USD (2002); Tổng sản lượng sản xuất
hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít. Một số nhà máy mới được xây dựng: Nhà máy sữa Cần
Thơ (tháng 5/2001); Nhà máy sữa Bình Định (tháng 5/2003); Nhà máy sữa Sài gòn (tháng 9/2003);


Nhà máy sữa Nghệ An (tháng 6/2005); Nhà máy sữa Tiên Sơn (tháng 12/2005). Cũng trong giai
đoạn này công ty thành lập Xí nghiệp Kho vận sài gòn ( tháng 3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận
chuyển, phục vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm Vinamilk.
 Giai đoạn 2005 – đến nay
Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất xuất
sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét
duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac
Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%...
Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò sữa:
Trang trại bò sữa Tuyên Quang (2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang trại bò sữa Thanh
Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng (2011); với tổng
lượng đàn bò 5.900 con. Năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn được
Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi
trường.
Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01
năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là
50.01% vốn điều lệ của Công ty. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh là VNM
Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ
cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa
Lam Sơn (tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010); 01 Chi nhánh Cần Thơ
(1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện
đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía Nam (Bình Dương), 02 Nhà máy: sữa bột
Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế
hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và
ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở
thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO.
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
1.2.1. Tầm nhìn:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ
cuộc sống con người “
1.2.2. Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng
chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”


1.2.3. Giá trị cốt lõi
-

Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

-

Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác
trong sự tôn trọng.


-

Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

-

Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công
ty.

-

Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
1.3 Danh mục sản phẩm
 VINAMILK
 Sữa thanh trùng/tiệt trùng
 Sữa chua ăn
 Sữa chua uống
 Sữa chua men sống
 Kem
 Phô mai
 DIELAC
 Dành cho bà mẹ
 Dành cho trẻ em
 Dành cho người lớn
 RIDIELAC: Dành cho trẻ em
 V-FRESH:
 Nước ép trái cây
 Smoothie
 Trà các loại
 Nước nha đam

 ICY:
 Chanh muối
 Nước uống đóng chai
 Sữa đặc:
 Ông Thọ
 Ngôi sao phương Nam
 Sữa đậu nành:


 Sữa đậu nành GoldSoy
 Sữa đậu nành Vfresh
 Cơ cấu doanh thu cho các ngành sữa như sau:

1.4 Tình hình tài chính
-

Tổng tài sản đạt 10.773 tỷ đồng, tăng 27% so với 2009.

-

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 7.964 tỷ đồng, tăng 23 % so với 2009.

-

Tài sản và nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Tài chính:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu


2008

2009

2010

2011

2012

Tổng tài sản

5.852

8.531

10.763

15.564

19.753

Tổng nợ

1.336

1.858

2.806


3.152

4.358

Vốn chủ sở hữu

4.516

6.638

7.956

12.412

15.394

Doanh thu

8.407

10.822

16.174

22.265

27.337

Lợi nhuận sau thuế


1.231

2.376

3.602

4.167

5.786

EPS

3.563

Số lượng nhà máy

6.785

10

6.683 5.082

10

9

6.94
0
9


12

 Đánh giá về tình hình tài chính Vinamilk:
- Giá trị tài sản lớn và gia tăng nhanh qua các năm.
- Tỷ lệ nợ trên vốn thấp nên khả năng tài chính ổn định
- Doanh thu và lợi nhuận gia tăng nhanh
- Tỷ lệ lãi trên vốn ổn định.
- Số lượng nhà máy sản xuất sữa nhiều , đặc biệt trong 2012 đã khánh thành nhà máy sữa
lớn nhất Đông Nam Á
- Hiện nay, Vinamilk đang đầu tư nhà máy sữa tại Lào


- Cơ cấu cổ đông : 45% nhà nước, 49% của nước ngoài, 6% của cổ đông khác.
 Về tình hình đầu tư:
- Vinamilk có 2 dự án trọng điểm là nhà máy sữa bột Việt Nam, dự kiến khai trương vào
30/4/2013 và dự án nhà máy sữa Việt Nam dự kiến chạy thử và vận hành vào quý
II/2013.
- Vinamilk có 5 trang trại bò sữa với tổng đàn là 8.200 con. Theo kế hoạch 2012-2016,
tổng đàn bò sẽ đạt 28.000 con vào năm 2016. Giai đoạn này, Vinamilk sẽ đầu tư xây dựng
tiếp 4 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh và Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư là 1.500 tỷ
đồng.
- Công ty có tài sản lớn và gia tăng qua từng năm
- Lợi nhuận sau thuế cao và có tốc độ gia tăng ổn định
- Công ty có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ nợ trên tài sản thấp=> không chịu nhiều áp lực về tài
chính
- Tài sản chủ yếu nằm dưới dạng tài sản cố định (nhà máy, xí nghiệp, trang trại)
- Lượng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn lớn tạo thế chủ động về tiền cho doanh nghiệp.
Tiêu chí
Lợi nhuận sau thuế
Tồng tài sản

Vốn chủ sở hữu
ROA
ROE

2008
1.231
5.852
4.516
0.21
0.27

2009
2.376
8.531
6.638
0.28
0.45

2010
3.602
10.763
7.956
0.35
0.36

ĐVT: Tỷ đồng
2011
2012
4.167
5.786

15.564
19.753
12.412
15.394
0.27
0.29
0.34
0.38

Chỉ số hoàn vốn đầu tư đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn.Qua bảng trên ta thấy chỉ số
hoàn vốn đầu tư của Vinamilk luôn nằm ở mức cao cho thấy công ty đang sử dụng rất hiệu quả
đồng vốn của mình.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
TS ngắn hạn

2008

2009

2010

2011

2012

3.375

5.099


5.804

9.279

10.928

Tiền

332

415

235

3.101

1.224

Đầu tư tc ngắn hạn

559

2.314

2.092

736

3.909


Phải thu ngắn hạn

677

802

1.119

2.126

2.209

1.189

1.578

2.647

2.993

4.299

Chỉ số tt hiện hành

328

326

224


321

268

Chỉ số tt nhanh

145

242

135

210

184

Nợ ngắn hạn


Qua Bảng trên cho thấy các chỉ số thanh toán cho thấy vinamilk luôn chù động được nguồn tài
chính.Áp lực về nợ rất thấp.
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011


2012

Vòng quay tổng tài sản

144

147

164

164

151

Vòng quay tài sản ngắn
hạn

258

257

287

281

258

Vòng quay vốn chủ sở hữu


183

186

216

212

190

Vòng quay hàng tồn kho

326

436

578

535

518

Bảng vòng quay về tài sản đã cho thấy vòng quay tài sản, vốn, hàng tồn kho cao cho thấy tài
sản đang được vận hành hiệu quả và đang gia tăng nhanh chóng
1.5 Thị trường sữa của Vinamilk

Ngành sữa có giá trị giao dịch đạt 62,2 nghìn tỷ (2,9 triệu đô) trong năm 2013, là một
trong những ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam, tương ứng với mức tăng
17% trong năm 2013 và tốc độ tăng trưởng hằng năm kép là 14%/năm từ năm 2010 đến
năm 2013. Theo Euromonitor International, giá trị thị trường sữa Việt Nam sẽ đạt tăng

trưởng 20% và 23% lần lượt trong năm 2014 và năm 2015.

[Nguồn: Euromonitor international]
Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu dựa vào 2 mảng chính: sữa bột và sữa nước,
chiếm 74% tổng giá trị thị trường, đạt 45,9 ngàn tỷ đồng (2,2 tỷ đô). Sữa chua được xem
như là mảng có lợi nhuận cao nhất do thị trường về cả nhu cầu và nguồn cung vẫn chưa
được khai thác hết.


[Nguồn: Euromonitor International]
Theo Bộ Công Nghiệp và Thương Mại, tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam
đạt 18 lít/năm trong 2013, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (34 lít/năm), Trung Quốc (25
lít/năm) và Anh (112 lít/năm) trong năm 2013, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của thị
trường sữa là rất lớn. Cục Chăn nuôi Việt Nam đã dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 9%/năm
và tiêu thụ 27 đến 28 lít sữa/năm đến năm 2020. Thêm vào đó, cơ sở khách hàng cho các
sản phẩm sữa sẽ mở rộng nhờ vào nỗ lực của các nhà sản xuất trong việc nhắm đến các
phân khúc khách hàng khác nhau như phụ nữ trong độ tuổi đi làm và người già. Trên cơ sở
tiêu thụ sữa theo đầu người thấp, sự gia tăng nhận thức của người dân về sức khỏe, sự hình
thành thói quen mới về uống sữa, kết hợp với cơ sở khách hàng ngày càng gia tăng, thì
ngành sữa trong nước sẽ có động lực tăng trưởng mạnh.

[Nguồn: Eurominitor International]


Sữa tươi đóng góp 29% trong giá trị ngành sữa, tương đương với 18 ngàn tỷ đồng (851,6
triệu đô), đạt sản lượng 670.000 tấn trong năm 2013, là nhóm sản phẩm lớn thứ hai trong
ngành sữa. Vinamilk hiện đang nắm giữ 49% thị phần sữa nước, kế đến là Friesland
Campina Việt Nam với 26%. Sữa tươi được dự báo sẽ đạt giá trị 34 ngàn tỷ đồng (1,6 tỷ
đô) trong năm 2017, tương đương với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép là 18%/năm từ 2010
đến 2017. Theo đó, sản lượng năm 2017 ước tính sẽ đạt 1.000.000 tấn.

1.6 Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều
phải chấp nhận. Mỗi một công ty thì phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đó
có thể là những lực lượng, các công ty, tổ chức đang hoặc có khả năng tham gia vào thị
trường làm ảnh hưởng đến thị trường và khách hàng của công ty.Vì vậy, xác định đúng các
đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công
ty Vinamilk nói riêng.
Hiện nay, khi mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm sữa cũng ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục
tăng. Vì thế, thị trường sữa là một thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ
Năm 2011, thực trạng phân phối trên thị trường sữa đang thuộc về một số “ông trùm”
như Vinamilk chiếm 35%, Dutch Lady chiếm 24%, 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu
như Mead Johnson, Abbott, Nestle…, 19% còn lại là các hãng nội địa như Anco Milk,
Hanoimilk, Nutifood, TH Truemilk… Có thể thấy Vinamilk đang dẫn đầu thị trường sữa
Việt Nam:
+ Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong
nước và nhậ p khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị
phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%
+ Nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%, Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước: Dutch
Lady chiếm 37%, Vinamilk 35%. Sữa bột: Dutch Lady chiếm 20%, Abbott và Vinamilk
cùng chiếm 16%, Mead Johnson 15%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%.
+Dutch Lady có thể xem như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk, khi mà có
một số thị phần đã vượt qua Vinamilk, một số thị phần khác chỉ chênh nhau rất ít hặc xấp xỉ
bằng.
+Ở lĩnh vực sữa tươi, TH true milk, với quy mô đầu tư lớn, bài bản và sologan ghi
điểm với thị trường “thật sự thiên nhiên” đang ngày một chứng tỏ mình là đối thủ đáng
gườm của Vinamilk. Mặc dù mới xuất hiện, nhưng doanh thu thuần năm 2011 của công ty
TH True Milk đã đạt trên 1000 tỷ đồng.
+Sữa chua, vốn gần như là độc quyền của Vinamilk, giờ cũng bị các thương hiệu khác

tấn công ồ ạt, trong đó, nổi lên có sữa chua Ba Vì. Váng sữa bột cũng chịu sự cạnh tranh
ngày một lớn của các thương hiệu sữa lớn đến từ Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc…
Ngoài cạnh tranh với các đối thủ trong ngành thì Vinamilk còn phải cạnh tranh với
những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như : bột ngũ cốc, nước uống dinh dưỡng chống
lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa, nước cam ép Twister..., một số
loại kem tươi nước ngọt… Đây là những sản phẩm thay thế tốt cho sữa trong số những sản
phẩm trên có một số đối thủ lớn và có uy tín trên thị trường, đó là những đối thủ tiềm ẩn
của ngành.


Như vậy, Vinamilk hiện đang là công ty sữa đứng đầu Việt Nam và so với các đối thủ,
Vinamilk có các ưu điểm vượt trội sau:
+ Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt: Kể từ khi bắt đầu
hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa
tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu
thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam và
trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6
đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007.
+Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp: tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009,
Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với hơn 140.000 điểm bán
hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787
nhân viên bán hàng trên khắp đất nước.
+Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy.
+Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường.
+Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền
vững.
+Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế: nhập khẩu công nghệ từ các nước
châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty
duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của
Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.

+Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (gần 200 danh mục) có các dòng sản phẩm
nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng
với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán cafe. Bên cạnh
đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao
bì khác nhau, công ty đã mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm
sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng. Do đó, nắm được hiểu biết về đối thủ cạnh tranh
cùng với những điểm mạnh của mình, công ty cần phải biết phát huy điểm mạnh hơn so với
đối thủ, và hạn chế những điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước và xâm nhập
thị trường trên thế giới.
2. Hoạch định chiến lược marketing bằng ma trận BCG
2.1 Phân tích ma trận BCG của công ty Vinamilk
2.1.1 Mục tiêu chiến lược của công ty Vinamilk
-

Mục tiêu dài hạn
Doanh số dự kiến tăng 4 tỷ usd tới năm 2020
Mức tăng trưởng doanh số : 24-25%
Lợi nhuận dự kiến đạt 17 – 18% năm 2020
Năng suất: trên 95%
Giữ vững vị trí đứng đầu thị trường sữa Việt Nam.
Phần trăm thị phần chiếm giữ thị trường 38%
Thực hiện đúng cam kết về chất lượng: 22000 về chất lượng vệ sinh an toàn vệ
sinh thực phẩm
Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng ổn định
Mục tiêu ngắn hạn:


-

Dự đoán sự thay đổi về các yếu tố vĩ mô do trong quá trình hội nhập của Việt

Nam sẽ ảnh hưởng tới VNM nên tác giả xin được phép chia mục tiêu của
VNM theo các giai đoạn như bảng sau:
Tiêu chí
Lợi nhuận/doanh thu
Mức tăng trưởng doanh số
Thị phần
Năng suất

2013-2015 2015-2017 2017-2020
21%
19%
17-18%
24-25%
24-25%
24-25%
38%
39-40%
38%
85%
90%
95%

MA TRẬN BCG CỦA CÔNG TY VINAMILK
Thị
phần Tốc độ tăng trưởng Doanh thu (tỷ
STT
Bộ phận
tương đối
(%)
đồng)

(1)
Sữa đặc
4.0
4.5
6.003
(2)
Sữa bột
1.12
7.0
7.589
Sữa n ư ớc
18.6
(3)
2.0
20.0
(4)
Sữa chua
4.7
22.0
5.249

MA TRẬN THỊ PHẦN TĂNG TRƯỞNG CỦA BCG (Boston Consulting Group)

2.2 Hoạch định chiến lược marketing bằng ma trận BCG của công ty Vinamilk
a. Chiến lược ngành sữa nước:
 Mục tiêu dài hạn:
- Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 20%, tỉ suất lợi nhuận biên khoảng 30%
- Luôn dẫn đầu về vị thế cạnh tranh : vốn, công nghệ, thương hiệu



- Thị phần tại Việt Nam là 65% (năm 2020)
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa sản xuất ra đạt tiêu chuẩn châu Âu.
 Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng ổn định
 Mục tiêu ngắn hạn:
Tiêu chí
Doanh thu
(tỷ VNĐ)
Lợi nhuận
(tỷ VNĐ)
Thị Phần

2013
18,60
0

2014

2015

2
2,320
6
,696
51.0%

26,784
8,
035
53.3%


Năm
2016
2017
32,
38
140
,568
9,
642
11,570
55.6%
57.9%

2018

2019

46,282

55,539

2020
66,
647

5,580
13,884 16,663
19,994
48.7
60.2%

62.7%
65.0%
%
 Nội dung chiến lược:
- Sản xuất
Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu, là danh dự, uy tín của Vinamilk
Ngày 10/9/2013, Vinamilk khánh thành nhà máy sản xuất sữa nước mới với tổng vốn đầu tư
2.400 tỷ đồng, đặt tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương. Nhà máy này có vừa
hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 400 triệu lít/năm, mức sản lượng bằng sản lượng của 9
nhà máy sữa nước hiện nay của Vinamilk gộp lại.
Giai đoạn 2 của nhà máy (dự kiến được triển khai vào 2015) sẽ nâng sản lượng của nhà máy
này lên 800 triệu lít/năm. Toàn bộ nhà máy được xây dựng theo công nghệ hiện đại, tự động
hóa từ khâu nhận nguyên liệu đầu vào cho đến khi đưa ra sản phẩm.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, Vinamilk sẽ xây dựng thêm 3 trang trại chăn
nuôi bò sữa bên cạnh 5 trang trại đã có.
Đến giai đoạn 2017 – 2020: đầu tư mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế, xây dựng nhà máy
và vùng nguyên liệu ở Myanmar, nam Phi…
- Marketing
Sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung cùng mô hình chiến lược siêu cạnh tranh giúp tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chiến lược
Xâm nhập thị trường
Giai đoạn
2013 –
-Tăng sức mua sản phẩm:
2015
+ Giáo dục cho cộng đồng về tác
dụng tốt của các sản phẩm sữa
+ Từng bước xây dựng, quảng
bá thương hiệu Vinamilk, kênh

phân phối về nông thôn, vùng
sâu, vùng xa.
+ Đối tượng hướng đến chủ yếu
là trẻ em, thiếu niên
-Lôi kéo khách hàng của đối thủ
cạnh tranh
+ Khẳng định về chất lượng
+ Vận động chiến dịch “Người
Việt dùng hàng Việt”

Phát triển thị trường
-Tìm thị trường trên các địa bàn
mới:
+ Phát triển nhanh thị phần của
Vinamilk tại các nước đang phát
triển
Trung
Đông,
Lào,
Philipines, Thái Lan, châu Phi...
+ Tiếp tục đầu tư đưa các sản
phẩm sữa tươi vào thị trường
châu Âu, Mỹ, sự chấp nhận sản
phẩm ở các thị trường này chính
là sự khẳng định về chất lượng
cho các sản phẩm của Vinamilk.
-Tìm thị trường mục tiêu mới:
+ Thị trường người cao tuổi

Phát triển sản p


-Phát triển sản ph
biệt:
+ Nghiên cứu khá
liên tục cải thiện ch
+ Phân loại khách h
cầu sử dụng để là
cải tiến về kiểu d
mã cho phù hợp c
đối tượng khách hà
-Phát triển cơ cấ
hàng
+ Kéo dãn lên phí
sung các loại sản p
tươi


2015 –
2017

2017 –
2020

+ Sử dụng chiến lược cạnh tranh
về giá, đặc biệt đối với các sản
phẩm sữa nước làm từ sữa bột.
+ Đẩy mạnh quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm sữa tươi, sữa đậu
nành, sữa trái cây
-Tăng sức mua sản phẩm:

+ Hoàn thiện hệ thống phân phối
khắp Việt Nam
+ Chăm sóc khách hàng trẻ em,
thiếu niên, phụ nữ, người cao
tuổi.
+ Bảo vệ thị phần tại các quốc
gia châu Âu, Mỹ
+ Đưa hình ảnh và tầm nhìn của
Vinamilk đến với người tiêu
dùng trong và ngoài nước
-Lôi kéo khách hàng của đối thủ:
+ Khẳng định về chất lượng
+ Cạnh tranh về giá, chất lượng
dịch vụ
-Tăng sức mua sản phẩm:
+Nâng cao chất lượng hệ thống
phân phối trên thị trường Việt
Nam và trên thị trường quốc tế
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ
chăm sóc khách hàng
+ Phát triển thị phần tại các quốc
gia châu Âu, Mỹ
-Lôi kéo khách hàng của đối thủ:
+Bằng chất lượng
+ Cạnh tranh về giá do lợi thế về
quy mô, quy trình sản xuất khép
kín

+ Thị trường chăm sóc sắc đẹp
+ Thị trường dành cho người

gầy
+ Thị trường dành cho người
béo
-Tìm thị trường trên các địa bàn
mới:
+ Thâm nhập thêm vào các thị
trường khó tính bằng các sản
phẩm sữa tươi, sữa cho người
cao tuổi như Anh, Nhật, Pháp,

+ Thâm nhập thêm vào thị
trường của các nước đang phát
triển bằng các sản phẩm sữa
tươi, sữa trái cây như châu Phi,
Nam Mỹ, Đông Nam Á, Trung
Quốc…

-Phát triển sản ph
biệt:
+ Nghiên cứu khá
liên tục cải thiện ch
+ Phân loại khách h
cầu sử dụng để là
cải tiến về kiểu d
mã cho phù hợp c
đối tượng khách hà
-Phát triển cơ cấ
hàng
+ Kéo dãn lên phí
sung các loại sản p

tươi

-Tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị
trường tại châu Phi, Nam Mỹ,
Trung Đông
-Tham gia các chiến dịch nhân
đạo vì người nghèo khổ trên
toàn thế giới

-Phát triển sản ph
biệt:
+ Nghiên cứu khá
liên tục cải thiện ch
+ Phân loại khách h
cầu sử dụng để là
cải tiến về kiểu d
mã cho phù hợp c
đối tượng khách hà
-Phát triển cơ cấ
hàng
+ Kéo dãn lên phí
sung các loại sản p
tươi


b. Chiến lược sản phẩm sữa bột của Vinamilk:
• Mục tiêu dài hạn
-

Doanh số dự kiến tăng 1.12 tỷ USD tới năm 2020

Mức tăng trưởng doanh số: 19 -21%/năm
Lợi nhuận dư kiến đạt 34 - 35%/doanh thu năm 2020
Giữ vững vị trí đứng đầu thị trường sữa bột Việt Nam.
Phần trăm thị phần chiếm giữ thị trường 32%
Thực hiện đúng cam kết về chất lượng: 22000 về chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh
thực phẩm

• Mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng ổn định
• Mục tiêu ngắn hạn:
Tiêu chí
Doanh thu
Lợi nhuận
Thị Phần
Nhà phân
phối
Kênh bán lẻ

2013
7,58
2,5809

Năm
2016
2017
13,005 15,735
4,422
5,507
28.0% 28.0%
310
320


2014
2015
9,107
10,837
3,096
3,685
28.0% 28.0%
28.0%
280
290
300
200,00 210,00
0
0
232,00 246,20

252,82

2018
18,804
6,581
28.0%
330
262,10

2019
2020
22,753 27,303
7,963

9,556
28.0% 28.0%
340
350
274,312
289,743

• Các phương án chiến lược cho sản phẩm sữa bột:
 Chiến lược sản phẩm:
• Giai đoạn 2013 – 2015:
- Đa dạng hóa sản phẩm: Đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm đáp ứng từng phân

-

đoạn thị trường.
+ Sữa dành cho trẻ em từ 0 – 6 tháng tuổi
+ Sữa dành cho trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi
+ Sữa dành cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi
+ Sữa dành cho trẻ em từ 4 – 6 tuổi
+ Sữa chức năng: dành cho người già, người thiếu canxi, trẻ biến ăn…
Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng hình ảnh chất lượng trong tâm trí của khách

hàng, tạo lợi thế trước các đối thủ nước ngoài.
• Giai đoạn 2015 – 2017:
Nghiên cứu các dòng sản phẩm chức năng mới: dành cho người béo phì, dành cho
người ăn kiêng, dành cho người tiểu đường…, đồng thời tiếp tục cải tiến chất lượng sữa
ngang tầm với các sản phẩm sữa nổi tiếng thế giới.
• Giai đoạn 2017 – 2020:



Đưa ra các sản phẩm sữa và sản phẩm chức năng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc nguồn
nguyên liệu nước ngoài mục đích hạ giá thành, đưa ra thị trường lượng sản phẩm lớn
 Chiến lược giá:
Mặc dù sữa ngoại đã có uy tín từ lâu và vẫn còn nhiều người tiêu dùng có xu hướng
chuộng hàng ngoại, tuy nhiên chất lượng sữa của Vinamilk hoàn toàn không thua kém các
sản phẩm ngoại khác. Do là sữa nội, nên để cạnh tranh với các nhãn hiệu nước ngoài, giá
các sản phẩm sữa bột của Vinamilk trong giai đoạn sắp tới sẽ được định giá thấp hơn từ
10% đến 20% so với các đối thủ để có thể tăng lợi thế cạnh tranh.
 Chiến lược kênh phân phối:
• Giai đoạn 2013-1015: mở rộng kênh phân phối trên khắp cả nước, tập trung ở khu
vực nông thôn, nơi chiếm 70% dân số. Củng cố hệ thống và nâng cao chất lượng
phân phối để gia tăng thị phần. Mục tiêu cuối năm 2015 sẽ có 300 nhà phân phối và


hơn 200.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc
Giai đoạn 2015-2017: tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống trong nước, tìm kiếm, đầu
tư phát triển kênh phân phối ở một số quốc gia đang phát triển trong khu vực nhằm

duy trì và phát triển doanh thu xuất khẩu.
• Giai đoạn 2017-2020: củng cố hệ thống trong nước và tiếp tục vươn ra thế giới.
 Chiến lược quảng cáo, chiêu thị:
- Đẩy mạnh quảng bá chiến dịch “Người Việt dùng hàng Việt”
- Quảng cáo trên internet, TV và các tạp chí chăm sóc sức khỏe, các kênh, phương tiện
-

thu hút sự chú ý của các bà mẹ.
Đưa những nhận định, bài báo phân tích của các chuyên gia, các bà mẹ đã dùng sản
phẩm về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất sữa đạt chất lượng tốt, giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm… đến công chúng thông qua các kênh quảng cáo.Tặng quà đi

kèm như các vật dụng cho trẻ em, thủ nhồi bông…. khi mua sản phẩm sữa bột để thu
hút người tiêu dùng.

c. Chiến lược sản phẩm sữa đặc Vinamilk:
 Sản phẩm:
- Tiếp tục củng cố chất lượng của các loại sữa đặc mà công ty hiện có, luôn đảm bảo
sản phẩm sữa đặc của công ty được sản xuất từ sữa bò cao cấp, bột sữa, chất béo,
đường kính và vitamin A,D,B1 theo tiêu chuẩn quốc tế về giá trị và vệ sinh thực
phẩm. Sữa ông thọ Vinamilk có thể phục vụ cho tất cả mọi lựa tuổi. Nhấn mạnh đến
các lợi ích khi uống sữa Ông Thọ Vinamilk mỗi ngày sẽ giúp chống suy dinh dưỡng,
giải độc, tăng tuổi thọ, phát triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng cho khách


hàng.Hiện nay, Sữa đặc Ông Thọ có các loại như : Nắp mở nhanh nhãn trắng, nắp
khui nhãn đỏ, nắp khui nhãn xanh, loại hộp nhựa 50g.
- Công ty có thể đầu tư vào khâu nghiên cứu, phát triển, dây chuyền và công nghệ để
có thể phát triển sản phẩm có thể dễ sử dụng hơn, có thể bảo quản lâu hơn.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm để ngoài việc đảm bảo chất lượng còn tiếp tục nâng
cao chất lượng, có thể phát triển theo hướng khi sản phẩm sữa đặc được dùng kèm
với các sản phẩm khác như café, sinh tố vẫn đảm bảo được độ thơm ngon của sản
phẩm. Ngoài ra có thể phát triển thêm loại sữa đặc đóng hộp giấy nhằm tiết kiệm chi
phí, dễ sử dụng cho khác hàng, có thể tăng thêm lợi hộp giấy 1 lít để đáp ứng số
lượng sử dụng của các khách hàng là nàh hàng, quán café cần sử dụng với số lượng
nhiều
Theo bảng giá so sánh có thể thấy sản phẩm sữa đặc của Vinamilk rải điều ở các
phân khúc từ bình dân đến khá, nhưng nhìn chung giá sữa đặc của Vinamilk có giá
cao hơn các sản phẩm cùng laoij của các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng hiện tại thị
phần sữa đặc của Vinamilk đang chiếm phần lớn trên thị trường nhưng để tiếp tục giữ
vị trí này Vinamilk cần đảm bảo giá không tiếp cao hơn nữa so với đối thủ cạnh
tranh.

 Phân Phối:
Đầu tư thêm để phát triển các kênh phân phối độc quyền cho sữa đặc Vinamilk, phát
triển thêm kênh phân phối cho các nhà hàng, quán café… những nơi cần số lượng lớn
sản phẩm sữa đặc để chế biến các lợi thực uống cũng như các lợi đồ ăn khác
 Xúc Tiến:
Hiện nay việc quảng bá sản phẩm sữa đặc của Vinamilk chưa được chú trọng cũng như
đầu tư xác đáng vì vậy cần đầu tư thêm cho việc quảng cáo cho sản phẩm sữa đặc của
công ty, dù người tiêu dùng đã quá quen thuộc với nhãn hiệu Sữa ông Thọ nhưng hiện
nay các đối thủ cũng đưa ra các sản phẩm khác vì vậy công ty cần đưa ra các chiến lược
quảng cáo, xúc tiến để khách hàng tiếp tục quen thuộc với các sản phẩm sữa đặc của
công ty.
 Mục tiêu ngắn hạn:
Tiêu chí
2013 2014 2015
Doanh thu (tỷVNĐ) 6003 7,20 8,64
Lợi nhuận (tỷ
1,14 1,364 1,645
VNĐ)
1
9
2

Năm
2016 2017
10,37 12,44
4
8
1,971 2,365

2018

14,93
8
2,838

2019
17,92
5
3,406

2020
21,51
1
4,087


Thị Phần

35%

35%

35%

35%

35%

35%

35%


35%

d. Chiến lược sản phẩm sữa chua:
 Mục tiêu dài hạn
- Giữ vững vị trí đứng đầu thị trường về sản phẩm sữa chua
- Thị phần năm 2020 : 92%
- Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm: 20-21%/năm
- Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu: 18%
 Mục tiêu ngắn hạn
Năm
Tiêu chí
Doanh thu (tỷ
VNĐ)
Lợi
nhuận (tỷ
VNĐ)
Thị Phần

201
3
2014 2015 2016
5249 6,29 7,55 9,07
1,198 1,438 1,720
997
7
6
3
95% 95% 94% 94%


2017
10,88
4
2,068
94%

2018
13,06
0
2,481
93%

202
2019
0
15,67 18,8
3 3,57
07
2,978
3
92
93%
%

 Chiến lược sản phẩm sữa chua:
Chiến lược chính của dòng sản phẩm sữa chua là phát triển ổn định với mức giá
được định là bình dân, phù hợp với túi tiền người Việt.
• Giai đoạn 2013-2015:
Tiếp tục duy trì thị phân hiện có trong nước, do sữa chua là sản phẩm bình dân và
không kén người dung nên sản phẩm này phù hợp với mọi lứa tuổi. Tiếp tục

nghiên cứu ra một số hương vị mới bên cạnh các hương vị sẵn có để cho phù hợp
với nhu cầu của người tiêu dung. Phát triển dòng sản phẩm sữa chua uống và sữa
chua đóng chai.
• Giai đoạn 2015-2017:
Đưa hệ thống dây chuyền mới vào hoạt động, đồng thời nâng cao năng suất của
các dây chuyền hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do sữa chua là sản phẩm
bảo quản ngắn ngày, khó vận chuyển đi xa nên trong giai đoạn này sẽ đầu tư dây
chuyền sản xuất sữa chua tại Lào với trị giá ước tính 10 triệu USD. Đồng thời


trong giai đoạn này vẫn phải giữ vững vị thế trong nước.
Giai đoạn 2017-2020:
Giữ vững vị thế độc chiếm thị trường trong nước, nghiên cứu hợp tác với các đối
tác nước ngoài để đưa sản phẩm sữa chua VNM sang các thị trường tiềm năng
như EU, Mỹ, Trung Quốc…

4.2.3.4. Các chiến lược chức năng:


Tận dụng lợi thế kinh doanh là Chi phí thấp so với các đối thủ cạnh tranh nên Chúng ta
sẽ có các chiến lược chức năng hỗ trợ cho các chiến lược của các SBU và chiến lược của
các công ty.
- Chiến lược marketing:
 Phân tích khách hàng:
Khách hàng mục tiêu: Khách hàng có thu nhập trung bình/khá
Thị trường mục tiêu: Việt Nam, tập trung vào các thành phố
 Hoạch định sản phẩm: tiếp tục giữ ổn định chất lượng sản phẩm hiệu tại, đa
dạng hóa sản phẩm để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của khách
hàng, hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sữa bò tự nhiên, tốt cho
sức khỏe.

 Đánh giá, phân tích cơ hội (Lợi nhuận và rủi ro):
Cơ hội khai thác thị trường vẫn còn vì nhu cầu về sữa của thị trường vẫn chưa được đáp
ứng hoàn toàn, người dân Việt Nam chưa có thói quen sủ dụng sữa như 1 sản phẩm thiết
yếu, sử dụng hàng ngày theo tính toán của các tổ chức quốc tế đưa ra về lượng sữa cần
cho 1 người.
Rủi ro có thể gặp phải: ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực về tài chính,
công nghệ, marketing, hình ảnh thương hiệu mạnh; sữa là một sản phẩm đòi hỏi công
nghệ cao nhằm đảm bảo chất lượng và độ thơm ngon
 Phân phối/tiêu thụ: Đẩy mạnh các kênh phân phối trong nước đến các khu vực vùng
xa vẫn có nhu cầu về sữa nhưng chưa được đáp ứng
 Khuyến mãi: đưa ra các hoạt động khuyến mãi tên quy mô lớn, chi phí thấp, khuyến
khích gia tăng mức mua của người tiêu dùng đối với sữa Vinamilk, có các chiến
dịch khuyến mãi vào các ngày đặc biệt: khai giảng năm học mới, tết, các ngày lễ
lớn…
 Trách nhiệm đối với xã hội: đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, sữa cho trẻ em nghèo,
vùng xâu, vùng xa.
- Chiến lược nghiên cứu và phát triển:
 Đổi mới kỹ thuật: hàng năm dành một khoản chi phí để đổi mới kỹ thuật nhằm theo
kịp kỹ thuật tiên tiến của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
 Phát triển kỹ thuật: Đầu tư, phát triển đội ngũ kỹ thuật của công ty để góp phần
nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật mới nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh


 Công nghệ: Cần tìm hiểu công nghệ của đối thủ cạnh tranh và cập nhật các công
nghệ mới có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng nhưng có chi phí thấp nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và nâng dần vị thế của công ty so với đối thủ
- Chiến lược quản trị nguyên vật liệu và mua hàng:
 Nhiệm vụ mua hàng: nhận diện những nhà cung ứng tiềm năng, đánh giá họ, mời
thầu và yêu cầu chào giá, đám phán giá cả và phương thức thanh toán, lập đơn đặt
hàng, theo dõi những đơn đặt hàng này, giám định việc giao hàng sắp tới và thnah

toán cho nhà cung ứng
 Chiến lược mua hàng của công ty thay đổi tùy theo chiến lước chung mà công ty
theo duổi. Nếu công ty sử dụng chiến lược chi phí đặc biệt thấp hoặc chi phí thấp
thì chú trọng vào việc mua hàng với chi phí thấp. Công ty có thể mua hàng với chi
phí thấp nhờ khả năng giảm giá theo số lượng lớn.
 Nếu Công ty áp dụng chiến lược khác biệt hóa thì chú trọng đến việc mua các đầu
vào có chất lượng cao, thậm chí với chi phí cao hơn những nguồn cung ứng khác.
 Khi công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa chi phí thấp thì cần mua đầu vào
vừa có chất lượng cao vừa có chi phí thấp, công ty có thể theo đuổi mục tiêu chủ
động nguồn cung ứng sữa thông qua hệ thống trang trại của công ty và hệ thống liên
kết các hộ dân nuôi bò sữa cá thể.
- Chiến lược vận hành/ sản xuất:
 Chất lượng: chất lượng sữa phải luôn được kiểm tra nghiêm ngặt và tuân theo tiêu
chuẩn 220000 của TT Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
 Vị trí đặt nhà máy: tiếp tục hoàn thiện công trình nhà máy sữa nước hiện đại nhất
khu vực Việt Nam tại Bình Dương, tiếp tục hoàn thành giai đoạn 2.
 Quy trình: được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9002 – 2008 cho cả quy trình vận
hành, sản xuất, mua hàng, quản lí hàng tồn kho và lịch trình sản xuất.
- Chiến lược tài chính:
 Đểcó thể mở rộng được hình ảnh hiện tại và duy trì được sự tăng trưởng ổn định
Vinamilk cần chủ động được nguồn tiền. Với giai đoạn 2 của dự án nhà máy sữa
ước tính sẽ cần tới 80 triệu USD, khoản tiền này sẽ được trích từ lợi nhuận sau thuế
và một phần từ quy phát triển khoa học của công ty. Đối với hệ thống cửa hàng giới
thiệu sản phẩm chi phí ước tính cho giai đoạn này là 20 tỷ đồng. Chi phí quảng
cáo,tiếp thị, chi cho các hoạt động xã hội sẽ gia tăng 20% để tích cực đánh bóng
thương hiệu Vinamilk do sự gia nhập ngày càng nhiều của các hãng sữa nước ngoài.


 Về việc chia cổ tức: Vinamilk sẽ giảm mức chia cổ tức để có nguồn tiền phục vụ
cho việc mở rộng sản xuất. Việc này trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của

các cổ đông nhưng xét về mặt dài hạn sau khi các dự án được hoàn thành sẽ làm
tăng doanh số của công ty qua đó tăng thêm lợi nhuận cho công ty và gia tăng cổ
tức chi trả cho cổ đông.
- Chiến lược nguồn nhân lực:
 Tập trung vào chiến lược cạnh tranh bằng chi phí
 Đặc điểm quản lí chung:
 Lấy quyết định tập trung chỉ để 1,2 người quyết định.
 Giảm thiểu chi phí chung và chi phí gián tiếp
 Giảm chi phí sản xuất và nhân viên bằng cách giảm nhân công và kiểm tra giảm




mọi chi phí
Tìm lợi thế qui mô
Tự động hóa gia tăng tăng
Gia công gia tăng
Thái độ của nhân viên cần có khi làm việc tại Vinamilk:
Chú ý chi phí ngắn hạn hơn
Chú ý chất lượng và số lượng
Luôn luôn tìm cách dự đoán những gì sẽ xảy ra
Chú ý hoạt động các nhân hơn từng nhóm
Trong chiến lược chiến lược chi phí không nên mạo hiểm
Cách quản lí nguồn nhân lực:
Đơn giản tối đa công việc
Tuyển thêm nhân lực giỏi trong một số chuyên môn: Marketing, Kinh Doanh,



Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm.

Chú ý các khóa đào tạo ngắn hạn về mặt chuyên môn cho nhân viên để họ có thể



làm việc một cách hiệu quả
Thù lao: sẽ được giữ mức cố định nhưng sẽ gia tăng các khoản thù lao khác cho



nhân viên.
Đánh giá nhân sự: quan tâm đến chất lượng làm việc của các nhân và số lượng





công nhân viên tham gia công việc
Quản lí tập trung
Quan hệ với nhân viên được chú ý đến quản lí xung đột
Quan hệ công việc thì dựa phần lớn vào quy chế













4.2. Dự báo về các chỉ số đến năm 2020:

Tiêu chí
Doanh thu (tỷ

2013
37,441

2014
44,929

2015
53,824

Năm
2016
2017
64,589 77,636

2018
93,085

2019
111,89

2020
134,26



VNĐ)
Lợi nhuận (tỷ
VNĐ)
Lợi nhuận/doanh
thu

2

9

10,298

12,358

14,799

17,758

21,510

25,784

31,010

37,210

28%

28%


27%

27%

28%

28%

28%

28%

Doanh thu năm 2020 ước đạt 134 nghìn tỷ, với tỷ lệ trượt giá của VND so với USD vào
khoảng 10% thì mức doanh thu này đạt trên mức 4 tỷ USD mà VNM hướng tới. Tỷ suất lợi
nhuận/ doanh thu cũng cao hơn so với dự kiến. Nếu duy trì sự ổn định và nâng cao hiệu
suất của các nhà máy xây mới cũng như hiện tại VNM có khả năng phát triển ngày càng
lớn mạnh trong tương lai.
3. Kết luận



×