Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học Ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.03 KB, 14 trang )

TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC NGỮ VĂN 12 Ở TRƯỜNG THPT
THƯỜNG XUÂN 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là
mối quan tâm của Đảng, nhà nước ta trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa
quốc tế. Định hướng vấn đề này Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra phương
hướng “Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Bảo
tồn và phát huy những di sản vǎn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá
trị vǎn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc
sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, vǎn minh
là một quá trình cách mạng đầy khó khǎn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian”.
Nước ta từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ, giao
lưu hợp tác quốc tế về văn hóa. Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội,
đồng thời cũng đặt ra cả những thách thức đối với nền văn hóa. Cho nên, vấn đề đặt
ra là, chúng ta hội nhập như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa,
hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình
và từng bước khẳng định vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế.
Trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của
mỗi người, trong đó có học sinh THPT. Ý thức được vai trò của học sinh THPT,
trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thường Xuân 2 tôi đã thực
hiện thiết kế dạy học một số bài ở chương trình lớp 12 năm học 2012 – 2013 theo
hướng giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sau một năm thực hiện thử
nghiệm, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc cho học sinh qua dạy học một số bài trong chương trình
Ngữ Văn 12 ở trường THPT Thường Xuân 2”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của đề tài.
Bản sắc văn hóa dân tộc ta là những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu


tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế
trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống…
Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được đề cập đến trong hầu khắp
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ các văn kiện lãnh đạo của Đảng, quản lí của
các cơ quan nhà nước đến các hoạt động cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, việc triển
khai, cụ thể hóa vấn đề này có lúc, có nơi chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong


muốn. Chúng ta cần có những giải pháp thiết thực, đồng bộ hơn. Thiết nghĩ trong
dạy học cần phải thường xuyên đề cập hơn nữa để vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc trở thành nội dung cấp thiết trước hiện tượng một bộ phận thế hệ trẻ đang
dần xa rời các giá trị văn hóa truyền thống.
Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT vì vậy
cần coi trọng vai trò của đối tượng này. Tôi thấy rằng quá trình này cần bắt đầu từ
những vấn đề căn bản nhất như nói năng, viết, giao tiếp, ứng xử cho đến những
biểu hiện ở các tầng sâu của đời sống như nhân văn, nhân đạo… Vì học sinh THPT
là thế hệ nối tiếp trực tiếp của chúng ta; là lực lượng chính trong việc gìn giữ, phát
huy và tiếp cận với văn hóa thế giới đang từng bước phát triển. Dạy – học môn Ngữ
Văn là quá trình giáo dục cách sống, cách ứng xử, nghĩa là dạy làm người có văn
hóa. Môn học này có vai trò và khả năng tác động mạnh đến quá trình hình thành
nhân cách của học sinh; tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong hội
nhập và giao lưu quốc tế. Theo đó, trong dạy học Ngữ Văn nói chung, dạy hoc
chương trình Ngữ Văn 12 nói riêng cần chú ý đến cách nói, cách viết, cách giao
tiếp, xử sự… của học sinh để ý thức các em dần được mở mang trong quá trình
hình thành nhân sinh quan, nền tảng văn hóa con người hiện đại.
II. Thực trạng của vấn đề
Sự hội nhập giao lưu quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho quá
trình bảo ồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm
điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - từ lối sống, nếp sống
năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ,
công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân
tộc và hiện đại. Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè khắp
năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc. Việc thực hiện những
cam kết với thế giới tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt
Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh những cơ hội đó, cũng có không ít thách thức. Thách thức lớn chủ
yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII nhấn mạnh: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị vǎn hóa
dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp
lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp”. Những thách
thức của quá trình hội nhập quốc tế có thể nhìn thấy rõ ở một vài hoạt động văn hóa
cụ thể, đáng chú ý là lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn. Không khó khăn gì để nhận thấy
rằng các chương trình truyền hình nước ngoài đang giành ưu thế trên truyền hình
Việt Nam. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại tình hình thực tế rất nhiều học sinh


THPT chăm chú theo dõi các bộ phim của Trung Quốc, Hàn Quốc, Mĩ… đến mức
nghiện; học sinh có thể nhớ lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn lịch sử dân tộc; các
trò chơi truyền hình nước ngoài trở thành nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận
học sinh THPT. Nhưng chúng ta cũng không nên quy kết vấn đề đó là tại ý thức
học sinh.
Trong các trường học hiện nay đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, hạn
chế: Học sinh nói năng thô tục; không tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi; viết
sai chính tả, ngữ pháp; xa rời những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chưa

thật sự gắn bó sâu sắc với quê hương, bản quán; giao tiếp, ứng xử chưa tế nhị…
Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh, nhất là trong tạo lập các
văn bản viết, nhiều vấn đề về ngữ pháp, lôgic đã khiến cho những người có trách
nhiệm phải lo ngại. Chẳng hạn như câu chuyện một sinh viên Hàn Quốc sang học
tiếng Việt ở nước ta. Sinh viên này luôn tự tin về vốn tiếng Việt của mình sau hai
năm theo học, nhưng lại trở nên hoang mang khi đọc một đoạn hội thoại ở trên
mạng Internet. Sinh viên nọ phải cầu cứu đến thầy giáo của mình, nhưng chính thầy
giáo – một vị giáo sư cũng lắc đầu không thể biết đoạn ngôn ngữ : “chát” ở trên
mạng kia là gì.
Đây là những vấn đề có dấu hiệu gia tăng, đòi hỏi chúng ta cần nâng cao ý thức
cảnh tỉnh, giáo dục để chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện
đại, đậm đà bản sắc dân tộc được thực hiện mạnh bắt đầu ở học sinh THPT.
Trong dạy học môn Ngữ Văn, nhiều giáo viên còn coi việc giáo dục ý thức
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ
quan chuyên trách về văn hóa. Một bộ phận giáo viên Ngữ Văn mơ hồ về vai trò
của mình, xem vấn đề này là của cấp vĩ mô, cho rằng vấn đề xa rời giá trị văn hóa
truyền thống của học sinh là biểu hiện chung, không gắn với con người và nhiệm
vụ cụ thể của mình. Đó là kiểu tư duy giáo dục thiếu tính thực tiễn. Người giáo
viên Ngữ Văn trước hết cần đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện được Đảng,
nhà nước ta định hướng. Cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng học sinh để xây dựng
các giải pháp, biện pháp giáo dục, dạy học gắn với nhiệm vụ xây dựng một nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp cho vấn đề
1.1. Làm cho tiếng Việt trong nhà trường THPT ngày càng giàu đep, trong
sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý giá,
chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và làm cho nó ngày càng giàu đẹp. Vì vậy trong quá
trình dạy học, giáo viên cần thường xuyên làm cho học sinh yêu quý, trân trọng và
ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc giữ gìn, làm giàu cho tiếng Việt.

1.2. Luôn nâng cao nhận thức của học sinh về các giá trị văn hóa truyền thống.


Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT
Thường Xuân 2 có vẻ là một bài toán khó trong khi việc tiếp thu hệ thống tri thức
môn học đối với các em học sinh đa số là người dân tộc thiểu số đã gặp khó khăn.
Xét trên phương diện tiếp thu, lĩnh hội những tri thức mới, khó thì đúng là các em
gặp nhiều khó khăn. Nhưng giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc không phải là
điều quá lớn lao, khó khăn, càng không phải là điều mới nếu giáo viên biết khơi
dậy tinh thần dân tộc ở các em. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần chú ý
những biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa dân tộc cho dù nhỏ nhất và kịp thời chỉ ra,
uốn nắn thì việc hình thành ở các em thói quen “có văn hóa” sẽ dễ dàng hơn. Các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải luôn luôn được đề cập đến trong quá
trình dạy học và các hoạt động giáo dục ở nhà trường THPT.
1.3. Nâng cao trình độ chính trị về giữ gìn bản sắc dân tộc qua tuyên truyền
đường lối lãnh đạo của Đảng về văn hóa.
Đảng ta luôn quan tâm đến công cuộc phát triển của đất nước trên cả các
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa… Trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc thường xuyên được đề cập đến. Trong quá trình dạy
học, việc phổ biến các văn bản của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trong, giúp cho học sinh hiểu
được quan điểm xuyên suốt của Đảng, nhà nước ta về lĩnh vực này.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.1. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua kĩ năng sử dụng có
hiệu quả tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
2.1.1. Dạy học sinh phát âm chuẩn tiếng Việt qua dạy học bài Giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12(tr 30) khẳng định: “Sự trong sáng của tiếng Việt
trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ
các chuẩn mực và quy tắc đó”. Hoạt động nói của học sinh cần được giáo dục, rèn

rũa nhiều mức độ, trong đó phát âm là mức độ đầu tiên. Khi dạy học bài Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt tôi đã chú ý việc hướng dẫn học sinh phát âm theo
chuẩn mực và quy tắc mà các em chưa đạt tới.
- Ở trường THPT Thường Xuân 2, như đã trình bày đa số các em học sinh là người
dân tộc thiểu số, việc phát âm chuẩn tiếng Việt cũng là một khó khăn. Do đặc thù
bản ngữ và phương ngữ, khi phát âm tiếng Việt các em thường có một số sai sót cơ
bản, chẳng hạn: âm “b” phát thành “v” và ngược lại; dấu “.” (nặng) phát thành dấu
“?” (hỏi) và ngược lại… Đây là những lỗi phát âm cơ bản và phổ biến ở học sinh
miền núi Thanh Hóa nói chung và trở thành lỗi khó sửa chữa ở học sinh trường
THPT Thường Xuân 2.
- Để khắc phục tình trạng này, trong thiết kế bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học
bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tôi đã cố gắng rèn luyện phát âm chuẩn
cho các em lớp 12A2 và 12A5. Ở mục I – Sự trong sáng của tiếng Việt, tôi chuẩn


bị trước cho học sinh ba đoạn văn ngắn rồi chia nhóm học sinh đọc 3 đoạn văn, sau
đó yêu cầu các em tự nhận xét lẫn nhau. Với cách làm này các em đã nhận thức rõ
cách phát âm đúng, sai và trực tiếp sửa chữa ngay trong giờ học. Đến những bài
học sau, và cả những buổi học phụ đạo tôi yêu cầu các em tiếp tục rèn luyện phát
âm đúng chuẩn và bắt đầu gắn với việc đánh giá, cho điểm miệng. Chỉ có thể gắn
với việc đánh giá, cho điểm thì các em mới nâng cao ý thức tự giác và hình thành
thói quen phát âm chuẩn.
2.1.2. Luyện tập để hình thành thói quen cho học sinh viết đúng chính tả tiếng
Việt.
Viết đúng chính tả tiếng Việt là một yêu cầu cơ bản, học sinh được học tập
rèn luyện ngay từ khi mới đi học lớp một. Trong thực tế học tập và sử dụng tiếng
Việt, học sinh trường THPT Thường Xuân 2 còn mắc lỗi chính tả trong nói và viết,
nhất là khi viết. Ngày nay cùng với việc được tiếp cận với một số ngôn ngữ nước
ngoài (nhưng cái chính vẫn là lỗi do chủ quan), các em thường có biểu hiện viết sai
chính tả tiếng Việt nhiều hơn trước. Trước thực trạng đó, tôi đã tập hợp những học

sinh thường xuyên mắc lỗi chính tả khi viết thành lớp để phụ đạo riêng. Giáo viên
cho học sinh luyện viết bằng cách đọc chép; phát hiện và sửa chữa lỗi chính tả
trong một văn bản cho sẵn… Kết quả là các em đã khắc phục được hiện tượng tùy
tiện dẫn đến sai chính tả khi viết. Theo khảo sát của tôi trong năm học: trong tổng
số 75 em được kiểm tra chính tả thì có tới 29 em thường xuyên mắc các lỗi cơ bản.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là các em chưa tạo được thói quen, còn tùy
tiện trong sử dụng tiếng Việt, chưa chú ý sửa chữa khi sai và do cả áp lực học tập
nữa. Trong số 29 em viết sai chính tả thì có 25 em đã viết đúng sau khi giáo viên
chỉ ra và cho viết lại. Như vậy căn nguyên của vấn đề không nằm ở chỗ trình độ
học sinh mà là do ý thức.
2.1.3. Luyện tập viết đúng ngữ pháp văn bản và diễn đạt lôgic cho học sinh
qua các buổi dạy học phụ đạo học sinh yếu.
- Từ xưa chúng ta đã có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Điều đó chứng tỏ ngữ pháp tiếng Việt là rất khó. Đối với học sinh trường THPT
Thường Xuân 2 thì việc viết đúng ngữ pháp tiếng Việt càng nhiều khó khăn. Nắm
bắt được thực trạng viết câu trong văn bản còn mắc những lỗi về ngữ pháp và lỗi
diễn đạt lôgic của học sinh, tôi thường xuyên đưa ra những biện pháp sửa chữa,
định hướng cho các em. Trong các buổi dạy học phụ đạo, tôi đã thống kê, phân loại
thành các nhóm học sinh và ra các bài tập phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng thường
mắc lỗi về câu, lỗi diễn đạt chưa lôgic.
Đối với lỗi câu, tôi đưa ra những câu sai ngữ pháp để các em phát hiện và đề
xuất cách sửa chữa rồi hướng dẫn các em có cách đặt câu đúng. Ví dụ: em hãy chỉ
ra lỗi về ngữ pháp trong câu văn sau đây: “Qua tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân đã cho ta thấy tình cảnh bi thảm của người nông dân nước ta trước
cách mạng tháng Tám”. Giáo viên hướng dẫn các em xác định các thành phần


chính – phụ, chủ ngữ - vị ngữ, rồi chỉ ra lỗi trong câu này là không phân biệt được
chủ ngữ và trạng ngữ.
Đối với lỗi lôgic, tôi đưa ra các cặp quan hệ từ để yêu cầu học sinh đặt câu

với các cặp quan hệ từ ấy. Sau khi học sinh đặt câu giáo viên tiến hành nhận xét,
sửa chữa, chỉ ra chỗ đúng, sai. Ở khâu này giáo viên cần chú ý giảng giải cho các
em hiểu kĩ các cặp quan hệ từ (vì – nên; tuy – nhưng; không những – mà còn…),
các biện pháp tu từ… để các em luôn ý thức được mối quan hệ giữa các ý, các vế,
các thành phần trong câu…
2.2. Giáo dục ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống qua dạy học một
số bài cụ thể.
- Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là một di sản vô cùng quý giá. Đó
là một kho tàng bao gồm những yếu tố của đời sống tinh thần và đời sống vật chất
được tạo dựng, đúc kết, tinh luyện và chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử. Những
giá trị văn hóa truyền thống nếu được bảo tồn và phát huy tốt sẽ là nguồn tài sản vô
giá để đời sau được thụ hưởng, để khẳng định giá trị của người Việt trong cộng
đồng thế giới. Giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn nét văn hóa này tức là
hướng các em gắn bó với nguồn cội, không quay lưng lại với lịch sử trên con
đường hội nhập quốc tế.
- Giáo dục ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh lớp 12, tôi
đã thực hiện lồng ghép trong nội dung dạy học đối với những bài học sau đây:
2.2.1. Bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Bài học này không chỉ giáo dục học sinh giữ gìn vốn ngôn ngữ tiếng Việt mà
còn có ý nghĩa hướng học sinh đến những giá trị khác nữa. Khi hướng dẫn học sinh
phần Luyện tập (trang 44 - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1), ngoài những bài tập trong
sách giáo khoa, tôi đưa thêm bài tập dưới dạng đề văn nghị luận như sau: Anh chị
hãy giải thích ý nghĩa của câu “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn,
nước ta còn” của Võ An Ninh. Với đề bài này, học sinh khẳng định được nhận
định trên đề cập đến vai trò của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với
giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. Đấy chính là vị thế của ngôn ngữ tiếng Việt
trong tâm hồn người Việt và trong hội nhập với thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng từng viết: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của
dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp …”

2.2.2. Bài Việt Bắc
- Ở đoạn trích trong sách giáo khoa 12 giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung bài học kết hợp với việc nhấn mạnh một số vấn đề thuộc giá trị văn hóa lâu
đời của dân tộc. Ở phần Đọc hiểu văn bản, tôi nêu vấn đề:
Theo em đoạn trích đề cập đến những giá trị truyền thống gì của dân tộc
ta? Những giá trị đó có ý nghĩa gì đối với bản thân em?


Học sinh nêu được những giá trị đó là nghĩa tình đoàn kết keo sơn giữa con
người với con người; là tinh thần chia ngọt sẻ bùi giữa nhân dân với người lãnh
đạo; là lòng căm thù giặc sâu sắc; là tinh thần vượt khó và lòng chung thủy vững
bền.
Sau khi tìm hiểu xong đoạn trích, tôi giao bài tập về nhà cho học sinh để các
em tự tìm hiểu những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc được đúc kết,
thể hiện trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Em suy nghĩ gì về câu thơ: “Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ
nửa chăn sui đắp cùng”? Trong cuộc sống ngày nay có cần thiết xử sự như vậy
nữa không? Em hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có nội
dung tương tự
Những câu hỏi như vậy sẽ tạo điều kiện để học sinh có dịp bày tỏ suy nghĩ,
thái độ của bản thân về tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau – một giá trị sống
đầy tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.
2.2.3. Bài Đất Nước (Nguyễn Khóa Điềm)
- Khi dạy học bài này, tôi nêu vấn đề để cho học sinh tìm hiểu một số nét văn hóa
truyền thống của dân tộc do nhịp sống hiện đại mà nhiều em chưa hiểu rõ. Khi
giảng những câu thơ như “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”,
tôi đã sưu tầm và chụp ảnh lại một số dụng cụ mà các em đã không còn nhìn thấy
trong cuộc sống hiện nay nữa. Những hình ảnh tôi trình chiếu trên bảng đã thực sự
thu hút các em như: cối giã gạo, cối xay lúa, chiếc nia, sàng… Tôi thấy cách làm
này sẽ còn hấp dẫn học sinh hơn nữa nếu mỗi giáo viên luôn sưu tầm những vật

dụng trong đời sống trước đây của người Việt.
- Trong dạy học, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ: nét quan trọng trong văn
hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam là sự gắn bó với ruộng đồng làng quê cùng nét ăn
ở chân chất mộc mạc. Vì vậy khi hướng dẫn cho học sinh học bài này cần làm cho
các em ý thức được những vẻ đẹp đó. Muốn vậy, người giáo viên cần phải thực sự
am hiểu và có tinh thần tự tôn, nghĩa là phải luôn đề cao những nét văn hóa của cư
dân nông nghiệp. Phải làm cho học sinh hiểu và tự hào về những phong tục, tập
quán truyền đời của người Việt. Đó là những vẻ riêng, độc đáo được Nguyễn Khoa
Điềm đề cập đến trong đoạn trích: miếng trầu trong giao tiếp; trồng tre bảo vệ làng
xóm quê hương; tóc mẹ thì bới sau đầu; cái kèo, cái cột. Đặc biệt trong đoạn trích,
tác giả nhắc tới những giá trị truyền thống thiêng liêng trong đời sống tâm linh
người Việt. Đó là truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng để bây
giờ dân ta gọi nhau là đồng bào, là ngày cả nước hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương; là
tình đoàn kết tạo nên sức mạnh toàn dân tộc; là sự hi sinh máu xương để bảo toàn
bờ cõi; là sự truyền giữ những kinh nghiệm sản xuất, những giọng điệu thân thuộc,
những tên làng tên xã…
2.2.5. Bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc


- Tác giả Trần Đình Hượu trong bài nghiên cứu này đã hết sức khách quan chỉ ra
những đặc điểm của văn hóa Việt Nam trên một số lĩnh vực. Những vấn đề tác giả
nêu ra và khái quát lại trong văn bản giúp học sinh hiểu được nét đặc sắc của văn
hóa dân tộc một cách trọn vẹn, hệ thống.
Ở bài này khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1- Những đạc điểm văn
hóa của người Việt, tôi đã đưa ra một số minh chứng tiêu biểu để học sinh soi vào
và hiểu rõ những đặc điểm tác giả trình bày. Chẳng hạn để giúp học sinh hiểu sâu
hơn ý kiến của tác giả: “Của cải vẫn được quan niệm là của chung…” thì giáo viên
nêu ra câu thành ngữ “Đất vua chùa làng” thì sẽ thuyết phục các em. Từ đây giáo
viên mở rộng vấn đề ra bằng cách yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Theo em quan
niệm có tính truyền thống nói về ý thức sở hữu của người Việt mà tác giả nêu ra

trên đây có còn tồn tại trong cuộc sống hiện nay không?
Hay, tác giả đưa ra nhận định: “Con người được ưa chuộng là con người
hiền lành, tình nghĩa”, em thấy đó có phải là tính cách người Việt không? Tính
cách đó có cần phát huy không?
- Khi đọc – hiểu phần 3- Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đặt
vấn đề: em hãy lấy ví dụ chỉ ra một nét văn hóa dân tộc ta được hình thành do
sự dung hợp giữa cái vốn có của người Việt với cái tiếp nhận từ bên ngoài?
Về phương diện giao lưu và tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai, tác giả
nêu ra vấn đề: “Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự
tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè
dặt, giữ mình”. Giáo viên cần cho học sinh thảo luận rồi chỉ ra: người Việt đã tiếp
thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại phù hợp với mình, biến thành cái của
mình, nhưng cũng kiên quyết bài trừ các yếu tố lai căng, không hợp với bản tính
của mình. Học sinh sẽ có cơ hội thể hiện quan điểm của mình về tiếp thu văn hóa
nước ngoài, giữ gìn bản sắc của dân tộc mình trong thời đại mở rộng quan hệ quốc
tế.
2.3. Giáo dục ý thức tôn trọng, gìn giữ các di sản
- Giáo dục học sinh nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ các di tích tại địa phương:
nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Thành; đền thờ Cầm Bá Thước…
- Ở trường THPT Thường Xuân 2, học sinh là con em người dân tộc Thái chiếm đa
số. Đời sống kinh tế biến đổi, một số yếu tố bản sắc văn hóa của người Thái cũng
có nguy cơ không đứng vững được, nhất là những yếu tố về cung cách sinh hoạt
hàng ngày. Người Thái ở Thường Xuân cũng giống như người Thái nói chung,
thường có những bộ trang phục rất đẹp, thế nhưng học sinh ở đây gần như không
còn hứng thú với nó nữa. Có thể khẳng định trong tương lai gần sẽ không còn xuất
hiện những bộ váy Thái duyên dáng nữa, mà nó sẽ trở thành một thứ để trưng bày
tại một số nơi. Đó là điều đáng tiếc. Bên cạnh đó, một số hoạt động văn hóa giải trí
độc đáo của người Thái cũng đang dần biến mất, nếu chúng ta không quyết tâm bảo
tồn.



- Trước thực trạng này, tôi đã thử đưa vấn đề ra để mong muốn được lắng nghe tâm
sự, ý kiến, quan điểm và thái độ của học sinh. Trong một số tiết học, tôi đã đặt vấn
đề dưới dạng đề văn nghị luận, thuyết minh để cho học sinh bày tỏ tư tưởng của
mình. Tôi đã cho học sinh viết một bài văn với đề bài như sau: Nếu một ngày có
một nhóm bạn học sinh nước ngoài đến tham quan quê em và muốn biết quy trtình
để là hoàn thành được bộ áo váy Thái, em sẽ nói với bạn như thế nào? Hãy viết bài
văn nói lời tâm sự của em. Kết quả thu được từ những lời tâm sự của các em là:
hiện nay các em không biết quy trình để có được bộ áo váy của người Thái ra sao.
Tôi cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng. Trang phục dân tộc là một di sản quý giá
và quan trọng hơn là nó khẳng định nét văn hóa của mỗi dân tộc. Vậy nhưng, sự
thờ ơ, thiếu trách nhiệm của học sinh dân tộc Thái ở trường THPT Thường Xuân 2
hiện nay vẫn đang hiện diện một cách đáng báo động. Vấn đề đặt ra là người lớn,
nhất là các thầy cô giáo cần nêu cao vai trò định hướng, cảnh tỉnh, giáo dục các em,
tác động tích cực vào ý thức học sinh để các em thấy rõ sự cần thiết của thái độ đó.
Với phương chấm đó, tôi chỉ ra cho các em thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn
các di sản văn hóa của dân tộc mình. Tôi thường xuyên yêu cầu học sinh viết bài
văn, hoặc đoạn văn ngắn nói về những nét văn hóa dân tộc của mình để đọc trước
lớp khi kiểm tra bài cũ. Đây là hoạt động giúp các em có cơ hội thể hiện bản chất,
tính cách, đời sống tâm hồn của mỗi tộc người; nó giúp mỗi người giữ được nếp ăn,
ở của bản thân, của gia đình và rộng hơn là của quê hương mình.
2.4. Lồng ghép giáo dục quan điểm của Đảng về hội nhập văn hóa quốc tế
trong dạy học
Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại. Phát triển kinh tế đáng được ưu tiên,
nhưng không vì vậy mà hạ thấp vai trò của sự hội nhập và phát triển văn hóa. Bởi
nhân loại có thể xây dựng một mô hình chung cho phát triển nền kinh tế, song khó
có thể định hướng nền văn hóa của dân tộc này đi theo nền văn hóa của dân tộc
khác. Quá trình phát triển của nước ta gần đây có biểu hiện coi trọng lợi ích kinh tế
trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình
thức, khuôn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa

vốn có của dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển
nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự
phát.
Giáo dục có vai trò định hướng cho thế hệ hiện tại phát triển hài hòa giữa
phát triển kinh tế và văn hóa, hướng đến mục tiêu xây dựng một nhà nước giàu
mạnh, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. Trong dạy học môn Ngữ Văn, giáo
viên cần thể hiện được tính tiên phong, đột phá đối với việc giáo dục học sinh bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thực tiễn dạy học Ngữ Văn 12
năm học qua, tôi đã lồng ghép nội dung này vào trong một số bài và đã bước đầu có
hiệu quả. Tôi thực hiện việc dẫn những nội dung trong các văn kiện chỉ đạo của


Đảng, nhà nước ta để học sinh thấy được tính nhất quán, đồng bộ của vấn đề xây
dựng nền văn hóa hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo viên và giáo viên Ngữ Văn nói riêng cần truyền đạt cho học sinh nắm
vững những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, nhà nước ta về vấn đề
này. Cách truyền đạt tốt nhất là vận dụng vào trong các bài: Nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí; bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống; bài Nhìn về vốn văn hóa
dân tộc; bài Phát biểu tự do; Phát biểu theo chủ đề (nâng cao)…
Một số ví dụ tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học:
Trong dạy học bài Phát biểu theo chủ đề ở lớp 12A2 (nâng cao) tôi đã đưa ra
các chủ đề và hướng dẫn học sinh lập đề cương phát biểu những nội dung sau:
2.4.1. Về công tác lãnh chỉ đạo của Đảng đối với văn hóa, tôi đưa ra các yêu
cầu:
Anh/chị hãy phát biểu những nhận thức và suy nghĩ của bản thân về
quan niệm lãnh đạo của Đảng ta đối với định hướng phát triển nền văn hóa
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ yêu cầu này, tôi cung cấp những thông tin
cần thiết cho học sinh lập đề cương như sau:
Quan niệm của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là bản sắc
văn hóa dân tộc không thể tách khỏi quan hệ với thế giới. Chúng ta đang chứng

kiến xu thế toàn cầu hóa đời sống loài người. Đó là xu thế khách quan, tất yếu
mang tính thời đại, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa tạo điều
kiện cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung cho nhau,
làm phong phú và hỗ trợ lẫn nhau. Đất nước ta nhất định nắm lấy xu thế này coi
như là một thời cơ lớn, ra sức tận dụng mọi điều kiện có lợi do xu thế ấy tạo ra, đặc
biệt để tranh thủ những khả năng vật chất, kĩ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm
và tri thức hiện đại rất cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể đứng biệt lập
mà có thể tồn tại và phát triển. Mặt khác, phải thấy toàn cầu hóa là một quá trình
đầy mâu thuẫn phức tạp. Nghị quyết Trung ương 5 (Đại hội VIII) “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đâm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng
những đòi hỏi, bức xúc của cuộc sống vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự
nghiệp xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội ta
trên con đường phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong Nghị quyết Trung ương 5, Đảng ta đã nhận định rõ về thực trạng văn hóa
nước ta, những mặt yếu kém và những nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, Đảng đề
ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa “Phương hướng chung
của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại
đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể


và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội.”
2.4.2 Anh/chị hãy xây dựng đề cương diễn thuyết với nội dung được cung cấp

như sau: Một số phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta
hiện nay được Đảng chỉ ra là:
1 - Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
2- Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
3 - Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam .
4 - Xây dựng và phát triển vǎn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
5 - Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Đây là một số định hướng để học sinh xây dựng đề cương và diễn thuyết
trước lớp
Trong đời đại ngày nay, chúng ta không thể nói rằng đầu tư cho phát triển
kinh tế là trên hết. Nhưng đáng tiếc là thực tế vấn đề này đã từng diễn ra. Đầu tư
cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có điều kiện đầu tư cho
phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng.
Nếu đầu tư cho văn hóa không tương xứng sẽ làm cho văn hóa dân tộc không theo
kịp được xu thế quốc.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn sống lạc quan. Thực tế, tinh thần lạc
quan là một trong những động lực mạnh mẽ giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, vững vàng vượt qua mọi sóng gió để trường tồn đến ngày nay. Đó là một
đức tính đáng quý của một dân tộc luôn đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất ở
phía trước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ, nhất là lứa tuổi học sinh THPT
hiện nay có biểu hiện tinh thần ấy chưa đúng mức, chưa gắn với trình độ văn hóa.
Bên cạnh đó sự lạc quan quá trớn, sự sùng ngoại một cách mù quáng đã làm cho
giới trẻ hiện nay đang bị lai căng, pha tạp văn hóa.
2.4.3. Hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về quan niệm của Đảng về hội nhập
và giữ gìn bản sắc dân tộc

Giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về quan niệm của
Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chúng ta đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa đời sống loài người. Đó là xu
thế khách quan, tất yếu mang tính thời đại. Xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện cho


các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung cho nhau, làm
phong phú và hỗ trợ lẫn nhau. Đất nước ta nhất định nắm lấy xu thế này coi như là
một thời cơ lớn, ra sức tận dụng mọi điều kiện có lợi do xu thế ấy tạo ra, đặc biệt để
tranh thủ những khả năng vật chất, kĩ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm và tri
thức hiện đại rất cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể đứng biệt lập mà có thể
tồn tại và phát triển. Mặt khác, phải thấy toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu
thuẫn phức tạp. Mặt tất yếu kĩ thuật – kinh tế là mặt tích cực, có lợi, ta phải tận
dụng. Song, mặt khác không thể bỏ qua là mặt xã hội – kinh tế, mặt bản chất giai
cấp của quá trình toàn cầu hóa. Xét về mặt này, trên thế giới hiện nay đang có
những lực lượng nuôi tham vọng lớn toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản, họ áp đặt hệ
giá trị của riêng họ lên cả toàn cầu. Quên điều đó là ngây thơ về chính trị và trong
thực tiễn không tránh khỏi phải trả giá đắt. Trong những điều kiện nêu trên về xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta càng thấy đường lối mở rộng quan hệ quốc tế
trên cơ sở độc lập tự chủ của Đảng ta nói chung và nói riêng trong xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
là hết sức đúng đắn và sáng suốt.
Nghị quyết Trung ương 5 (Đại hội VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiến tiến, đâm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng những đòi hỏi, bức
xúc của cuộc sống vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựng,
củng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội ta trên con đường
phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong Nghị quyết
Trung ương 5, Đảng ta đã nhận định rõ về thực trạng văn hóa nước ta, những mặt
yếu kém và những nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, Đảng đề ra phương hướng,

nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn
hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý
thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu
tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn
dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”
Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể
1 - Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
2 - Xây dựng môi trường vǎn hóa.
3 - Phát triển sự nghiệp vǎn học - nghệ thuật
4 - Bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa
5 - Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ


6 - Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng
7 - Bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số
8 - Chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo
9 - Mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa
Trên cơ sở những định hướng này, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn một
nội dung phù hợp, có ý nghĩa với bản thân để triển khai thành một bài thuyết trình.
Khi khâu chuẩn bị đã hoàn thành, giáo viên tiến hành cho học sinh thi trong lớp.
4.3. Nêu vấn đề để kích thích học sinh thể hiện quan điểm về vấn đề: Anh/chị
hãy nêu một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội
nhập?
Giáo viên định hướng những giải pháp với nội dung sau để học sinh viết bài:
- Cải thiện đời sống vǎn hóa ở những vùng đời sống vǎn hóa còn quá thấp kém.

- Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và
phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá".
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.
- Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân tộc khác.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục,
tập quán, lề thói cũ.
IV. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Tình trạng nói, viết trong sử dụng tiếng Việt đã được cải thiện và nâng cao hiệu
quả. Tỉ lệ học sinh tiến bộ trong sử dụng tiếng Việt đã tăng rõ rệt. Số học sinh viết
sai chính tả trước và sau khi áp dụng đề tài như sau:
- Trước khi áp dụng: 29/75 học sinh thường xuyên mắc lỗi chính tả khi viết.
- Sau khi áp dụng: 5/75 học sinh còn viết sai chính tả
2. Ý thức, thái độ đối với những truyền thống văn hóa của dân tộc của học sinh đã
được nâng cao qua từng bài kiểm tra, bài phát biểu, diễn thuyết trước lớp và trong
giao tiếp, ứng xử hàng ngày.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
Chúng ta đang sống trong một thế giới có những thành tựu kì diệu về khoa
học kĩ thuật, trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến. Trong thế giới ấy, con người đã
luôn rút ngắn khoảng cách về văn hóa. Điều ấy có nghĩa là sự hội nhập, hòa nhập
của con người đang diễn ra rất sâu rộng ở nhiều phương diện. Xu thế này là tất yếu,
khách quan, không một dân tộc nào có thể nằm ngoài quỹ đạo nếu không muốn bị
tụt hậu. Đứng trước xu thế ấy, chúng ta phải hội nhập như thế nào để bản sắc văn
hóa dân tộc không bị “hòa tan”, không bị mai một đi? Có chủ trương, đường lối, cơ
chế hội nhập quốc tế rõ ràng là một yêu cầu rất cần thiết.
Nhưng những vấn đề thuộc chính sách vĩ mô đã có mà việc chỉ đạo thực hiện
chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, nhất quán thì liệu vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc có thể đi sâu vào đời sống được không? Câu trả lời là một vấn đề cần nhiều cơ



quan, tổ chức và nhiều cấp chung tay thực hiện một cách có hiệu quả. Việc đưa vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vào trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn, bản
thân tôi thấy rằng: những biểu hiện nhỏ nhất trong đời sống tinh thần của con người
cũng mang trong nó những đặc điểm giá trị văn hóa của cộng đồng người đó sinh
tồn. Bởi vậy, chúng ta cần có nhiều biện pháp để giáo dục thế hệ học sinh của mình
luôn nâng cao ý thức bảo tồn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa của nhân loại, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Với suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng để tác động vào nhận thức của học
sinh bằng một cách thường xuyên để các em hình thành nền tảng ý thức bền vững.
Có như vậy thì những chủ trương, đường lối của Đảng ta mới đi sâu vào thế hệ
tương lai. Và như vậy trường học mới trở thành môi trường thực sự có văn hóa. Đó
cũng là vấn đề phát huy nội lực trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa
dân tộc hiện nay như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một dân tộc không tự lực
cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập".
Trên tinh thần đó, công tác giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong các nhà trường. Giáo viên và giáo viên
Ngữ Văn nói riêng cần nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của mình để nâng cao
hơn nữa hiệu quả dạy học bộ môn đặc thù này. Lãnh đạo các nhà trường cần dành
quỹ thời gian nhiều hơn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề nảy.

Tác giả: Cầm Bá Đường



×