Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH và CHỨNG MINH TÍNH hạn CHẾ, PHÁI SINH TRONG QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC tế của tổ CHỨC QUỐC tế LIÊN CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.5 KB, 8 trang )

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

BÀI LÀM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh quốc gia (chủ thể đầu tiên và cơ bản
của Luật quốc tế), một mô hình hợp tác mới đã dần dần được hình thành thể hiện sự
gắn kết và quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế trong việc hợp tác cùng phát triển, đó
chính là các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Từ khi xuất hiện cho đến nay, các tổ chức
quốc tế ngày càng hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức, phạm vi và chức năng hoạt động,
các tổ chức này ngày càng đóng một vai trò quan trọng là trung tâm phố hợp hành
động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa…của các thành viên. Tuy
nhiên, xét về phương diện quyền năng chủ thể luật quốc tế thì các tổ chức này vẫn chỉ
là những chủ thể có quyền năng hạn chế và phái sinh. Vậy, tính hạn chế và phái sinh
trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ thể hiện như
thế nào và nó khác biệt gì so với quyền năng chủ thể của Quốc gia là một vấn đề đáng
quan tâm nghiên cứu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tính “hạn chế” và “phái sinh” trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của
tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ (tổ chức quốc tế) là thực thể liên kết chủ yếu các
quốc gia độc lập, có chủ quyền được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc
tế, phù hợp với luật quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống
cơ cấu, tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích, tôn chỉ
của tổ chức.
Tổ chức quốc tế ra đời là sản phẩm của ý chí và sự tự nguyện trao quyền của các
thành viên, do đó, tổ chức quốc tế cũng có quyền năng chủ thể luật quốc tế nhưng
quyền năng này có điểm khác biệt rõ ràng so với quyền năng của các chủ thể luật quốc
tế khác. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế mang tính chất phái sinh
và hạn chế. Cụ thể:
1



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

a. Tính “hạn chế”
Tính “hạn chế” trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên
chính phủ được thể hiện ở phạm vi quyền và nghĩa vụ của tổ chức bị giới hạn trong
thỏa thuận trao quyền của các thành viên. Nghĩa là, các thành viên thỏa thuận trao
quyền đến đâu thì tổ chức quốc tế sẽ có được quyền năng đến đó. Số lượng quyền và
nghĩa vụ của mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ tùy thuộc vào quyết định của các
thành viên. Vì vậy, mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ lại có những quyền năng riêng
biệt và nó được ghi nhận trong điều lệ của của tổ chức.
Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế có tính “hạn chế” là do sự hình thành của
tổ chức quốc tế hoàn toàn xuất phát từ các nhu cầu, lợi ích và mục đích nhất định của
các thành viên, chính vì vậy, quyền năng chủ thể mà các thành viên trao cho các tổ
chức này cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi các hoạt động để nhằm đáp ứng các nhu
cầu và mục đích này. Hơn nữa, vì quyền năng chủ thể của luật quốc tế của tổ chức
quốc tế phát sinh trên cơ sở điều lệ nên phạm vi các quyền năng chủ thể luật quốc tế
của từng tổ chức quốc tế do các thành viên của tổ chức này xác định ngay trong điều
lệ hình thành tổ chức quốc tế. Do đó, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ chỉ giới hạn trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể đã được ghi nhận
trong điều lệ của tổ chức.
Ví dụ: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), theo thỏa thuận của các thành
viên, chỉ tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. WIPO
không được tham gia kí kết các điều ước quốc tế liên quan đến các vấn đề an ninh
quốc phòng…
b. Tính “phái sinh”
Tính “phái sinh” trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên
chính phủ được thể hiện thông qua việc các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được
quyền năng chủ thể luật quốc tế không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có như
quốc gia mà do thỏa thuận của các quốc gia thành viên tự trao cho để thực hiện các

mục tiêu, tôn chỉ của từng tổ chức.
2


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Sở dĩ, quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính
“phái sinh” xuất phát từ cơ sở xác định quyền năng chủ thể của luật quốc tế đó là
thuộc tính chủ quyền. Bản chất luật quốc tế là điều chỉnh quan hệ quốc tế mang tính
liên quốc gia, phát sinh giữa những chủ thể có đặc thù trong quyền năng chủ thể là
thuộc tính chủ quyền. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế lại do các quốc gia thỏa thuận
thành lập nên nó là chủ thể không có chủ quyền. Vì vậy, quyền năng chủ thể luật quốc
tế của tổ chức quốc tế sẽ không đương nhiên có như quốc gia (chủ thể có chủ quyền)
mà muốn có quyền năng này thì tổ chức quốc tế phải được các quốc gia thành viên
chấp nhận và trao quyền. Do đó, quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế
phi chính phủ chính là quyền năng phái sinh từ quyền năng chủ thể luật quốc tế của
quốc gia.
Ví dụ: Liên minh Châu Âu (EU) được thành lập nhằm mục đích hình thành một
không gian cần thiết cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước và cả khu vực, đồng thời
tạo ra một sức mạnh đáng kể để cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới. Để đạt
được mục đích này, các quốc gia thành viên buộc phải trao cho EU những thẩm quyền
nhất định và có thể tước đi những quyền đó nếu họ muốn. Điều này cho thấy, bản thân
EU không có một thẩm quyền vốn có nào hết mà các thẩm quyền của EU là do các
quốc gia thành viên thống nhất trao cho để thực hiện các mục đích nói trên.
Như vậy, tính hạn chế và phái sinh trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của các
tổ chức quốc tế liên chính phủ thể hiện ở việc các tổ chức này có được quyền năng chủ
thể không phải căn cứ vào những thuộc tính tự nhiên vốn có mà do thỏa thuận của các
quốc gia thành viên tự trao cho và cũng chỉ được giới hạn trong các quyền năng mà
các thành viên đã trao.
2. Sự khác biệt giữa quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên

chính phủ với quốc gia.

3


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Tổ chức quốc tế liên chính phủ và quốc gia tuy đều là những chủ thể của luật
quốc tế nhưng quyền năng chủ thể luật quốc tế của hai chủ thể này lại có một số điểm
khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất, về cơ sở quyền năng chủ thể. Trong luật quốc tế, cơ sở lý luận để xác
định quyền năng chủ thể đó là thuộc tính chủ quyền. Thuộc tính chủ quyền gắn với địa
vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tạo nên sự phân
biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chức quốc
tế liên chính phủ. Nếu như cơ sở quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia chính là
chủ quyền thì cơ sở quyền năng của các tổ chức quốc tế là do các quốc gia quốc gia
thành viên trao cho để thực hiện các mục tiêu tôn chỉ của tổ chức .
Thứ hai, về tính chất của quyền năng chủ thể, chính vì sự khác nhau về cơ sở
quyền năng đã khiến cho tính chất quyền năng chủ thể luật quốc tế giữa tổ chức quốc
tế và quốc gia khác hẳn nhau. Nếu như quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia
là quyền năng nguyên thủy và cơ bản thì quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức
quốc tế liên chính phủ lại là quyền năng hạn chế và phái sinh. Điều này thể hiện ở việc
quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ là do các thành viên trao cho và
chỉ giới hạn trong phạm vi quyền và nghĩa vụ cho các thành viên trao cho, trong khi
đó, quyền năng chủ thể của quốc gia xuất phát từ thuộc tính tự nhiên vốn có, không
cần bất cứ chủ thể nào trao cho và quốc gia chính là chủ thể tự xác định phạm vi
quyền và nghĩa vụ cho mình. Đây chính là sự khác biệt cơ bản trong quyền năng chủ
thể luật quốc tế của hai chủ thể này.
Thứ ba, về phạm vi quyền năng chủ thể, quốc gia thực hiện quyền năng chủ thể
trong phạm vi rộng hơn so với tổ chức quốc tế. Với các yếu tố cấu thành như lãnh thổ,

dân cư… quốc gia có điều kiện và khả năng tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác khác
nhau. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia có thể tự hạn chế hoặc mở rộng thêm ccs quyền
và nghĩa vụ của mình. Trong khi đó, mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành
lập vì những mục đích nhất định (chính trị, quân sự, kinh tế…) nên quyền năng chủ
thể luật quốc tế mà các quốc gia thành viên trao cho chúng cũng chỉ giới hạn trong
4


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

phạm vi các hoạt động để đảm bảo đạt được các mục đích đã được quy định trong điều
lệ của tổ chức.
Ví dụ: một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn có thể được kí kết các điều ước quốc
tế liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế như. Tuy nhiên một tổ
chức quốc tế thì chỉ có thể được kí kết các điều ước liên quan đến lĩnh vực đã được
quy định trong điều lệ của tổ chức. cụ thể như: tổ chức thương mại thế giới (WTO) chỉ
được kí kết các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực thương mại mà không được kí
kết các điều ước liên quan đến chính trị, quốc phòng…
Thứ tư, về nội dung quyền năng chủ thể, theo như phân tích trên, có thể thấy,
quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia rộng hơn quyền năng của tổ chức quốc
tế, do đó, số lượng các quyền và nghĩa vụ của quốc gia cũng nhiều hơn so với các tổ
chức quốc tế. Có những quyền năng chủ thể chỉ thuộc về các quốc gia mà tổ chức
quốc tế không thể có được như: quyền thành lập các tổ chức quốc tế liên chính phủ,
quyền sở hữu đối với lãnh thổ và thực thi quyền trong phạm vi lãnh thổ.
Có thể thấy rằng, mặc dù đều là chủ thể luật quốc tế nhưng quyền năng chủ thể
luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ và quốc gia lại hoàn toàn khác biệt
nhau. Sự khác biệt trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của hai chủ thể này này hoàn
toàn xuất phát từ cơ sở quyền năng chủ thể của chúng.
3. Vấn đề quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ hiện tại và tương lai.

Hiện nay, những quyền năng mà các quốc gia trao cho các tổ chức quốc tế phi
chính phủ còn ở mức độ khá hạn chế, chủ yếu là các quyền năng trong lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật; rất ít tổ chức quốc tế được chuyển giao các
quyền về chính trị và quân sự. Tuy nhiên, với những tổ chức được chuyển giao quyền
năng về chính trị và quân sự thì quyền năng này cũng chỉ được thực hiện trong một
pham vi rất hạn chế. Cụ thể như trong hoạt động bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới
của Liên hợp quốc (một tổ chức quốc tế phi chính phủ quan trọng nhất trong thời đại
5


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

ngày nay), dù đã được trao các quyền năng về chính trị và quân sự để thực hiện hoạt
động bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới nhưng ngay cả trong thời kì hoạt động có
hiệu quả nhất, tổ chức này cũng gần như chỉ là một diễn đàn quốc tế mà trong đó các
quốc gia bày tỏ những mong muốn của mình thông qua việc đưa ra vô vàn những
tuyên bố và nghị quyết để giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh mà
phần lớn không được thực hiện.
Hay như đối với Liên minh Châu Âu, đây là một tổ chức quốc tế có thẩm quyền
khá rộng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật. Nhiều luật lệ trong những
lĩnh vực trên do tổ chức này thông qua còn có giá trị cao hơn luật quốc gia và áp dụng
trực tiếp trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu
thực ra chỉ là sự liên kết ở mức độ cao giữa các thành viên và sự liên kết này cũng chỉ
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Chưa có một dấu hiệu nào cho thấy các quốc
gia thành viên liên kết với nhau về ngoại giao, an ninh và quốc phòng.
Qua những phân tích về hai tổ chức quốc tế nêu trên, có thể thấy rằng, ngay cả
đối với những tổ chức tiêu biểu nhất trên thế giới hiện nay (Liên hợp quốc và Liên
minh châu Âu) cũng chưa được các quốc gia thành viên chuyển giao quyền năng về
ngoại giao, chính trị, quân sự hoặc chuyển giao chưa đầy đủ thì những tổ chức kém
phát triển hơn càng khó có khả năng được chuyển giao những quyền năng này. Bên

cạnh đó, các quyền năng này còn liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ quyền của các
quốc gia. Vì vậy, trong tương lai, các quốc gia sẽ không bao giờ chuyển giao thêm
quyền năng về ngoại giao, chính trị, quân sự cho các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia – chủ thể đầu tiên và cơ bản
của Luật quốc tế thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
ngày càng đóng vai trò quan trọng là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi
ích về chính trị, kinh tế, văn hóa… của các thành viên. Mặc dù phải thừa nhận rằng,
vai trò của các tổ chức quốc tế liên chính phủ ngày càng tăng lên và làm suy giảm
6


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

đáng kể vai trò của các quốc gia, nhưng các quốc gia vẫn có vị trí chủ chốt và quyết
định nhất trong quan hệ quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế - trường Đại học Luật Hà Nội – Nxb công an nhân dân
2. Luật quốc tế những điều cần biết – TS. Nguyễn Thị Thuận – NXB công an
nhân dân 2010.
3. Giáo trình Luật quốc tế - ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân, ThS Chu Mạnh Hùng
(đồng chủ biên) – NXB giáo dục Việt Nam – 2010
4. Những phát triển của luật pháp quốc tế trong thế kỉ 21 – Nguyễn Trường
Giang – NXB chính trị quốc gia – 2008

7


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


DÀN BÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tính “hạn chế” và “phái sinh” trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của
tổ chức quốc tế liên chính phủ.
a. Tính “hạn chế”
b. Tính “phái sinh”
2. Sự khác biệt giữa quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên
chính phủ với quốc gia.
3. Vấn đề quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ hiện tại và tương lai.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

8



×