mở đầu
lẳ Tính cấp thiết của đề tài
Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then
chốt trong công tác Xây dựng Đảng”. V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong lịch sử
chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo
ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên
phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Là một chính đảng
tiên phong cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, hơn 76
năm qua, thấm nhuần lời dạy của Người: “Cán bộ là cái gốc của công việc”.
“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. “Huấn luyện
cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Đảng ta đã luôn coi trọng vấn đề xây
dựngđội ngũ cán bộ có chất lượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị ở các cấp đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang diễn ra sâu
sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thòi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đạithắnghóa đất nước, tiến đến mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị các cấp có chất lượng tốt. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã là vấn đề rất quan trọng. Trong đội ngũ
cán bộ đó thì bí thư đảngủy xã có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định mọi
hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã và các lĩnh vực của đời sống xã hội.Vì
thế, xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu
công cuộc đổi mới trong những năm tới là vấn đề rất cấp thiết.
Trong những năm qua, các cấpủy đảng của tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn quan
tâm xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã, coi đó là một công tác trọng tâm của
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng, là một nhiệm vụ trọng yếu trong
chương trình công tác của các cấpủy đảng. Nhờ đó, đã xây dựng được đội ngũ
bí thư đảngủy xã của tỉnh bước đầu đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới trên
địa bàn từng xã. Cụ thể là, đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước
những khó khăn và thử thách mới, dần dần thích ứng với cơ chế thị trường, nỗ
lực thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị
của tỉnh.
Tuy nhiên, đội ngũ ấy vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nhiều cán bộ
còn hạn chế về trình độ, năng lực lãnh đạo, có nơi còn có những biểu hiện mất
đoàn kết nội bộ, cán bộ chủ chốt của xã không giữ đúng kỷ cương, phép nước
dẫn đến vi phạm pháp luật. Nhìn chung, đội ngũ bí thư đảngủy xã của tỉnh
còn bất cập với yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệphóa,
hiện đạihóa trên địa bàn tỉnh, nhất là sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đạihóa
nông nghiêp, nông thôn. Tỉnhủy và các cấpủy đảng trong tỉnh đã nhận thức rõ
vấn đề này, nhất là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương (Khóa IX), về đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở, xã, phường, thị trấn, các cấpủy đã có những chủ trương, giải pháp xây
dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã. Các chủ trương giải pháp đó, đang được tổ
chức thực hiện đem lại kết quả bước đầu. Để góp phần xây dựng đội ngũ bí
thư đảngủy xã của tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu mới, tôi đã chọn và thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xãtỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ
quan khoa học nghiên cứu, được các cấpủy tổng kết. Kết quả nghiên cứu đã
được công bố trên sách, báo, tạp chí và trong các báo cáo tại các cuộc hội thảo
khoa học, trong các luận án tiến sĩ, thạc sĩ. Trong số các công trình và bài viết
liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đáng chú ý là:
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Mầu hình và con đường hình thành người lãnh đạo chủ chốt cấp cơ
sở(1992) của Học Viện nguyễn ái Quốc, Hà Nội.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX05-11: “Xác định cơ cấu và tiêu
chuẩn cản bộ lãnh đạo cấp cơ sở xã, phường, thị fran”. (1993) do TS. Phan
văn Tích làm chủ nhiệm.
Đề tài: Khoa học cấp bộ “về những yêu cầu của đội ngũ cản bộ chủ chốt
cấp huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”. (1999), do Tiến sĩ
Nguyễn văn Sáu làm chủ nhiệm.
Đề tài: Khoa học cấp nhà nước “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cản bộ
lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chỉnh trị đổi mới”, thuộc chương trình KX5 do PGS,TS Trần Xuân sầm làm chủ nhiệm. (1999)
Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ:
“Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cản bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã hiện nay (1994) của Hồ Bá Thâm, luận án tiến sĩ, (bảo vệ tại Học Viện
Chính ừị Quốc Gia Hồ Chí Minh).
“Xây dựng đội ngũ cản bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở
Tây Nguyên hiện nay”.{ 1996) của Nguyễn Mậu Dựng luận án tiến sĩ, (bảo vệ
tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh).
“Xây dựng đội ngũ cản bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay”. Luận án tiến sĩ (2000) của Phạm Công Khâm, (bảo
vệ tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh).
“Xây dựng đội ngũ cản bộ chủ chốt của hệ thống chỉnh trị cấp xã ở
huyện Phú Bình tình Thải Nguyên trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc
sĩ (2002) của Nguyễn Văn Côi, bảo vệ tại Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh.
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chỉnh trị cấp xã ở huyện
Bình Chảnh, thành phổ Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”ề Luận văn thạc sĩ
(2005) của Trần Trung Trực, (bảo vệ tại Học ViệnChính trị quốc gia Hồ chí
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Minh).
“Xây dựng đội ngũ chủ tịchủy ban nhân dân xã của tỉnh Ninh Bình giai
đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ (2005) của Đinh Ngọc Giang, bảo vệ tại Học
Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến đội ngũ bí thư đảngủy xã
ở những địa phương khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau và
từ những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về xây dưng đội ngũ bí thư
đảngủy xã ởtỉnh Vĩnh Phúc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vỉ nghiên cứu
*Mục đích của luận vãn:
Trên cơ sở vận dụng lý luận của chủnghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối của Đảng, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bí thư đảngủy
xã của tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ này, luận văn đề
xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã ở tỉnh Vĩnh
Phúc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị củatỉnh đến năm
2010.
*Nhiệm vụ của luận vãn:
Làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm các đảng bộ xã của
tỉnh Vĩnh Phúc; vai trò; đặc điểm của đội ngũ bí thư đảngủy xã; đưa ra quan
niệm về xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai
đoạn hiện nay và tiêu chí đánh giá.
Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ bí thư đảngủy xã của tỉnh Vĩnh
Phúc và thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này củatỉnh tò năm 1999
đến nay, chỉ ra những ưu khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu, để xây dựng đội ngũ
bí thư đảngủy xã củatỉnh đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới trên địa bàn
tỉnh đến năm 2010.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
*Phạm vỉ nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu đội ngũ bí thư đảngủy xã và hoạt động xây dựng
đội ngũ cán bộ này từ năm 1999 đến nay.
*Đổi tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu đội ngũ bí thư đảngủy xã và công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ này của tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và các quan điểm đường lối, chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đào tạo bồi dưỡng cán
bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
* Cơ sở thực tiễn:
Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, kết hợp điều
tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp về đội ngũ bí thư đảngủy xã và công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ này của tỉnh hiện nay.
* Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận mác -xít (duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử)kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc và lịch
sử, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp và thống kê so sánh.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Những kinh nghiệm về xây đựng đội ngũ bí thư đảngủy xã của tỉnh Vĩnh
Phúc.
Những giải pháp khả thi xây dựng đội ngũ bí thư đảngủy xã của tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2010.
6ẳ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu giúp các
cấp lãnh đạo ở tỉnhxã Phúc thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã
nói chung và đội ngũ bí thư đảngủy xã nói riêng.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập bộ môn Xây dựng Đảng cho cán bộ cơ sở ở Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện và Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu luân văn
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
Chương 1 Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ bí thư
đảngủy xã ở tỉnh Vĩnh Phúc
lẵl. Các xã, đảng bộ xã và đội ngũ bí thư đảngủy xã ở tỉnh Vĩnh Phúc - vai trò và
đặc điểm
l.l.lẳ Vai trò của các xã, đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc
l.l.l.l.
Vai trò của các xã ở tình Vĩnh Phúc
* Khải quát về đặc điểm tự nhiên - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc:
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng
sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc
với thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên,
phía Đông và phíaNam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh
Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên lài .371 km 2 dân số 1,16 triệu
người, trong đó người dân tộc ít người chiếm 2,7%, toàn tỉnh gồm 9 đơn vị
hành chính cấp huyện, thị là: Huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Mê
Linh, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, hai thị xã là Vĩnh Yên, Phúc yên
(trong đócó hai đơn vị mới thành lập tháng 01 năm 2004 là huyện Tam Đảo,
thị xã Phúc Yên). Vĩnh Phúc là tỉnh được Trung ương xác định là trong vùng
trọng điểm kinh tế phía bắc, là vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Quảng Ninh. Tỉnh có đường giao thông thuận tiện, có đường bộ, đườngthủy,
đường sắt, đường hàng không (tiếp giáp sân bay Nội Bài).
Tỉnh có thế mạnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và nông
nghiệp. Từ năm 1996 trở về trước, kinh tế của tỉnh tảng trưởng chậm, nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 1997 đến nay do có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, địa kinh tế, địa chính
trị, mặt bằng dân trí và sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng, chính quyền
các cấp nên tỉnh có bước đột phá về thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào
Vĩnh Phúc. Kinh tế của tỉnh trong một vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng
khá cao so với mức bình quân của cả nước.
về mặt xã hội, Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng có đồng bằng miền núi và
trung du, có nguồn lao động dồi dào, trên 80% lao động trong ngành nông
nghiệp - dịch vụ. Nhân dân Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng lâu đời,
cần cù chịu khó, vượt qua những gian khổ để chiến thắng thiên nhiên, nghèo
đói và kẻ thù xâm lăng từ bên ngoài. Trước khi đổi mới, từ năm 1996 chủ
trương khoán hộ đối với nông dân đã được tìm tòi, thử nghiệm ở các xã của
tỉnh Vĩnh Phúc và đã được người dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ. Ngày nay
sự kiện đó đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh
vựcsản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi
công nghiệphóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân các xã trong tỉnh tiếp tục
phát huy tinh thần sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động thực tiễn; có niềm
tin vững chắc vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, vào sự lãnh đạo
của các cấpủy đảng, Chính quyền trong tỉnh, tạo nên động lực để nhân dân
các xã tham gia phát triển các loại hình kinh tế; góp phần đưa nền kinh tế của
tỉnh những năm qua phát triển với tốc độ nhanh, năm sau cao hơn năm trước.
Nhờ đó đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên cả về vật
chất lẫn tinh thần, xã hội ổn định, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
toàn xã hội có nhiều mặt tiến bộ, lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ
ngày càng được củng cố. Nhờ thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân
dân cùng làm nên mạng lưới điện đã đến với 100% các xã ở tỉnh; ngóihóa
toàn bộ các trường tiểu học, trung học; hệ thống giao thông nông thôn trong
xóm đã hoàn thành trên 80%; diện tích cấy lúa từ một vụ chuyển sang hai vụ;
đời sống nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 240
USD năm 2000 lên 500 USD năm 2005, không còn hộ đói, hộ nghèo ngày
càng giảm đi (từ 12,26% năm 2000, xuống còn 5,6% năm 2005.)
*
Vai trò các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc:
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền bốn cấp
của Nhà nước, đồng thời là một đơn vị kinh tế, là hình ảnh thu nhỏ của một xã
hội, ở đó các hoạt động của đời sống xã hội được diễn ra hàng ngày; là nơi
thực hiện phần lớn các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà
nước; nơi trực tiếp quản lý và tổ chức lao động, sản xuất phát triển kinh tế xã
hội, phát huy nội lực thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các xã nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đều có vị trí quan trọng,
là nơi sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, mà trọng tâm là lương
thực, thực phẩm. Xã là nơi cung cấp nguyên liệu chongành công nghiệp, đồng
thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm củangành công nghiệp, tạo cơ sở vật chất
cho công cuộc đổi mới của Đảng, cấp xã là nơi mà đảng trực tiếp liên hệ với
quần chúng, nơi kiểm nghiệm đường lối, chủ trương chính sách của Đảng đối
với nông dân, nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo,
đảng ta đều coi trọng cấp xã và tăng cường xây dựng các xã. Lý luận và thực
tiễn cũng đều khẳng định rằng, các xã vững mạnh góp phần quan trọng vào sự
vững mạnh của địa phương. Ngược lại các xã yếu kém, có nhiều vấn đề phức
tạp thì địa phương không ổn định, kinh tế - xã hội kém phát triển. Thực tế ở
Thái Bình và một số địa phương trong thời gian qua đã chứng tỏ điều đó.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Trong những năm chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi
mới hiện nay, các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn là chiếc cầu nối liền Đảng, Nhà
nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị với nhân dân để nắm bắt những tâm
tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, làm cho đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước thành hiện thực, đồng thời là nơi cung cấp
cho huyện, tỉnh, Trung ương những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo cũng
như đề ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tế.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc
đang tập trung cho phát triển kinh tế, đồng thời cũng cảnh giác với nhiều âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng.
Việc xây dựng các khu vực phòng thủ chiến lược, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân nhằm chống lại “âm mưu diễn biếnhòa
bình” của các thế lực thù địch là hết sức quan trọng, trong đó, các xã đang trở
thành khu vực phòng thủ vững chắc, chủ động với mọi tình huống, mọi diễn
biến từng ngày, từng giờ diễn ra ở địa phương; là noi xây dựng các tổ chức,
các lực lượng dự bị, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, góp phần giữ vững
an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo điều kiện để nhân dân xây dựng cuộc
sống mới, phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về: “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc đang từng
bước thể hiện rõ vai trò, nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành. Vai trò
của các xã trong quản lý Nhà nước về đất đai, thu chi ngân sách, quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư được tăng
cường. Chính quyền các cấp đã quan tâm giải quyết các vụ việc phức
tạp,khiếu nại tố cáo của công dân; chỉ đạo tích cực công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng; tập trung giải quyết các vấn đề xã hội (phòng chống tội
phạm, tệ nạn matúy, mại dâm); giảm tỷ lệ tai nạn giao thông; từng bước lập
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
lại trật tự kỷ cương xã hội theo pháp luật. Hệ thống chính quyền cơ sở triển
khai thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở. Hoạt động của chính
quyền các cấp đã được đổi mới theo hướng gần dân và sát dân hơn, dần dần
khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, phát triển vănhóa xã hội, giữ
vững an ninh quốc phòng. Nhiều xã đã trở thành những điển hình tốt trong sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.ở các xã đã xuất hiện nhiều các
mô hình kinh tế giỏi, nhất là kinh tế trang trại điển hình như: các xã TháiHòa,
Bắc Bình ở huyện Lập Thạch, xã Ngọc Thanh huyện Mê linh, xã Tam Quan ở
huyện Tam Đảo
.V.V..
đã góp phần đưa tỉnh trở thành một điểm sáng về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, và là một trong bảy tỉnh dẫn đầu cả
nước về giáo dục. Thực tế đó càng khẳng định sự đúng đắn lời khẳng định của
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Nền tảng của mọi công tác là cấp xã”[42, tr. 458] và “cấp xã là gần dân
nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều
xong xuôi”[41, tr. 317]
Trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đạihóa đất
nước, vai trò của xã, phường, thị trấn được nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới, nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, khẳng định:
Các cơ sở xã, phường là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú,
sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn
dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư[2, tr. 166].
Các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc có vững mạnh, phát triển được hay không phụ
thuộc và được quyết định rất lớn vào năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
các đảng bộ xã.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
7Ệ7.7Ệ2Ệ Vai trò, đặc điểm, nhiệm vụ của các đảng bộ xã ở tình Vĩnh
Phúc
* Vai £rò.ẽ
Trong hệ thống tổ chức chính trị của đảng thì đảng bộ cấp xã nói chung
và đảng bộ các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là hệ thống chân rết cực kỳ quan
trọng đó là nền tảng, nền móng, vì không có đảng bộ cơ sở thì không hình
thành nên cảtòa nhà xã hội, nền móng có vững thìtòa nhà mới mạnh. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ
thống ấy”[14, tr.21]. Trong hệ thống chính trị ở xã, đảng bộ xã là một bộ
phận, đồng thời lãnh đạo hệ thống chính trị, cấp xã là một loại hình tổ chức cơ
sở đảng. Các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc có những đặc điểm đặc thù riêng,
do tính đặc thù của cấp xã quy định.
Cũng như các tổ chức cơ sở đảng khác, đảng bộ các xã ở tỉnh Vĩnh Phúc
là người trực tiếp đưa đường lối, nghị quyết, chủ trương của cấp trên đến với
nhân dân và lãnh đạo nhân dân tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương, nghị quyết ấy; lãnh đạo toàn bộ các hoạt động ở xã nhằm bảo đảm cho
các hoạt động đi đúng với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết của tỉnhủy; đồng thời phản
ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng.
Thông qua các hoạt động của đảng bộ xã, nhân dân tin tưởng chấp hành tốt
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng bảo vệ Đảng.
Theo Quyết định số 95/QĐ- TW ngày 03 - 03 - 2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, các đảng bộ xã có vai trò:
Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện
đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lãnh
đạo thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, xây
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
dựng hệ thống chính trị sơ sở vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất vàtinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
Là hạt nhân chính trị, các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn vận dụng
sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
cho phù hợp với địa phương mình; cụ thể thành nhiệm vụ, những mục tiêu,
chương trình hành động, bảo đảm cho các hoạt động đó đúng với đường lối,
quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các đảng bộ xã trực tiếp lãnh
đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội
nghề nghiệp, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong xây dựng, tổ chức và hoạt
động của những tổ chức đó. Đồng thời lãnh đạo chính quyền xã tham gia
giám sát hoạt động của các cơ quan, văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế
đóng trên địa bàn của xã.
Là cấp cơ sở, các đảng bộ xã ở Vĩnh Phúc là cấp chấp hành nghị quyết
của cấp trên, ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết ở cấp mình. Đảng
bộ xã đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của xã mình, xác định những vấn đề gì
cần tập trung giải quyết trong nhiệm kỳ, trong đó chú ý những vấn đề có tính
mũi nhọn, những vấn đề cần tập trung cho quy hoạch chiến lược, những vấn
đề có tính đột phá để phát triển kinh tế, như xác định chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệphóa, hiện đạihóa hiện đang là những
vấn đề bức xúc đặt ra ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc; lãnh đạo nhân dân xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triểnngành
nghề, lồng ghép các chương trình kinh tế với thực hiện chính sách xãhội ở
nông thôn, phấn đấu đưa mức sống ở nông thôn đạt 60% so với ở thành thị.
*Đặc điểm:
Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc được tái lập ngày1/1/1997, Toàn tỉnh có 13
Đảng bộ trực thuộc với trên 46.537 đảng viên; 568 chi, đảng bộ cơ sở và 2569
chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đảng bộ các xã của tỉnh hoạt động ở 3 vùng
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi.
Khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế - xã hội chưa
phát triển. Đời sống của cán bộ và nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sau 9
năm kể từ khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các xã có những bước
phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng từ nông, lâm
nghiệp,thủy sản, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng sang cơ cấu kinh tế công
nghiêp, xây dựng, dịch vụ, nông, lâm nghiệp,thủy sản. Đời sống nhân dân dần
dần được cải thiện và nâng lên, thế và lực đảng bộ các xã được khẳng định
đang trên đà phát triển bền vững. Hệ thống chính trị được kiện toàn, củng cố
ngày càng phát huy có hiệu quả và đi vào hoạt động có nề nếp.
Nằm trên đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng nhưng Vĩnh Phúc là tỉnh
đồng bằng có cả trung du và miền núi. về diện tích tự nhiên Vĩnh Phúc là một
tỉnh nhỏ, xếp thứ 56 trong số 64 tỉnh của cả nước. Dựa lưng vào dãy núi Tam
Đảo phía Bắc, với đỉnh núi Đạo Trù cao 1435 m, phía tây nam bao bọc bởi
sông Lô và sông Hồng, các xã ở của tỉnh có địa hình đa dạng, thấp dần tò
Đông Bắc xuống Tây nam; có 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng,
trung du và miền núi. Vùng đồng bằng có 76 đảng bộ xã, phường, thị trấn
thuộc các huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Lạc và phần lớn huyện Mê Linh (21 đảng
bộ xã, phường ) và huyện Tam Dương (9 đảng bộ xã) với diện tích 46,8 nghìn
ha, trong đó đất nông nghiệp 32,9 nghìn ha. Là khu vực có đất đai bằng
phẳng, có nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc, có truyền thống trồng lúa
nước lâu đời, trồng cây vụ đông, trồng rau và chăn nuôi phát triển. Đây là
vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp thâm canh cao.
Vùng trung du chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Đảo (15 xã ),
Lập Thạch (10 xã) Vĩnh Yên (6 phường) và huyện Mê linh (2 xã) với diện tích
24,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp 14 nghìn ha. Vùng này có quỹ đất
tương đối khá, đặc biệt là đất đồi, có thể phát triển cây công nghiệp, cây ăn
quả và trồng màu kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, tạo điều kiện thuận lợi
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
cho việc chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tảng sản xuất
hànghóa thực phẩm.
Vùng núi chiếm phần lớn diện tích của huyện Lập Thạch gồm (28 xã) và
một phần huyện Tam Đảo (9 xã) 1 xã của huyện Mê Linh, một xã của thị xã
Vĩnh yên. Diện tích là 65,3 nghìn ha trong đó đất nông nghiệp là 17,4 nghìn
ha, đất lâm nghiệp 20,3 ha. Địa hình vùng này phức tạp, có nhiều sông suối, là
noi có nhiều dân tộc sinh sống. Một số xã vùng cao do địa hình phức tạp, điều
kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đặc biệt là giao thông tuyến huyện. Do vị trí
địa lý như vậy nên chất lượng hoạt động của các đảng bộ xã chưa đồng đều,
một số đảng bộ xã có mật độ dân cư cao như Vân Hội, Khai quang (Vĩnh
Yên) nhưng lại có đảng bộ dân cư thưa thớt, địa bàn lại rộng như đảng bộ xã
yên dương, quang yên, (Lập Thạch) Đại Đình (Tam Đảo) V.V..
Hiện nay trong quá trình phát triển, các đảng bộ xã không ngừng mở
rộng về quy mô dân số, về địa giới hành chính. Quá trình đô thịhóa diễn ra
nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt củatỉnh. Một trong những điều thấy rõ nhất
là việc chia tách, thành lập các huyện mới dẫn đến sự ra đời của các xã và các
đảng bộ xã trên cơ sở tách, nhập, chuyển đổi địa giới hành chính. Các xã
thuộc các huyện:Tam Đảo, Tam Dương, Mê Linh, Bình Xuyên... có điều kiện
cơ sở hạ tầng tốt, là nơi tập trung nhiều các nhà máy, xí nghiệp, các khu công
nghiệp, công trình an ninh, quốc phòng. Xuất phát từ những đặc điểm đó các
đảng bộ xã phải xác định đúng đắn nhiệm vụ lãnh đạo các mặt như kinh tế- xã
hội, quản lý quy hoạch trên địa bàn sao cho phù hợp, tạo nên sự vững mạnh
và ổn định của cấp xã. Đó là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho các hoạt
động kinh tế, chính tri, vănhóa, xã hội, an ninh và quốc phòng củatỉnhổn định
và phát triển.
Toàn tỉnh có 2569 chi bộ trực thuộc đảng bộ xã. Qua kết quả đánh giá
của Ban Tổ chức tỉnhủy, chi bộ đạt trong sạch vững mạnh là 2059, chiếm
80,1% tổng số chi bộ, trong đó số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
là 243 chiếm 16,5%, hoàn thành nhiệm vụ 505, chiếm 19,7%, yếu kém 5,
chiếm 0,19%. Các đảng bộ xã có 32.505 đảng viên; đảng viên được miễn
đánh giá chất lượng là 2672; đảng viên chưađược đánh giá chất lượng là
1000; đảng viên đã được đánh giá chất lượng 28.922, trong đó, đảng viên đủ
tư cách hoàn ứiànhxuất sắc nhiệm vụ 3330; đảng viên đủ tư cách hoàn thành
nhiệm vụ 11.676; trong số đảng viên đủ tư cách nhưng còn số mặt còn hạn
chế là 1.651. Cụ thể là: đảng viên hạn chế về năng lực 1.545; còn khuyết điểm
trong công tác sinh hoạt đảng 359; là người đứng đầu mà chưa hoàn thành
nhiệm vụ đảng viên là 5. số đảng viên ở các đảng bộ xã chủ yếu là nông dân,
người về hưu, bộ đội phục viên. Đảng viên ở trường học và trạm y tế đóng
trên địa bàn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đại đa số đảng viên ở các đảng bộ xã trưởng thành, được rèn luyện, thử
thách trong đấu tranh cách mạng, nên họ vững vàng về tư tưởng, chính trị, có
năng lực, tâm huyết với Đảng với cách mạng; gương mẫu trong lối sống,
trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Nhiều đồng chí đã qua các cương vị lãnh đạo, quản lý từ sơ
cấp, trung cấp đến cao cấp. Nhiều đảng viên cựu chiến binh là cấp tá, cấp
tướng. Những đảng viên này có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh
nghiệm công tác, đã có nhiều đóng góp cho lãnh đạo và quản lý của đảng bộ,
chính quyền và đoàn thể. Tuy nhiên, số đảng viên này tuổi cao, sứckhỏe yếu,
lại không còn trực tiếp công tác nên có những hạn chế nhất định trong việc
tiếp thu những vấn đề mới của cuộc sống và trong việc đóng góp những vấn
đề cụ thể trong lãnh đạo quản lý của tổ chức đảng, chính quyền.
Số đảng viên trẻ xuất thân từ nông dân có kiến thức, sứckhỏe, năng động sáng
tạo luôn là nòng cốt trong các phong trào của địa phương. Đảng viên trẻ công
tác trong các trường học, trạm y tế, đội ngũ này tuy số lượng nhỏ nhưng thực
sự là lực lượng tiên phong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và làm công tác tư
tưởng trong nhân dân,
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Trình độ của đội ngũ đảng viên đã được nâng lên. Trong những năm gần
đây, những đảng viên có trình độ thấp hầu hết đã nỗ lực học tập và đã tốt
nghiệp bổ túc vănhóa trung học phổ thông. Hầu hết đảng viên mới có trình độ
vănhóa 12/12, trình độ lý luận của đa số đảng viên được nâng lên rõ rệt do
được các cấpủy đảng và các cơ quan chức năng cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại
trường Chính trị của tỉnh, của huyện hoặc thông qua những lớp học nghị
quyết, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng.v.v.. các lớp lý luận dành cho đảng viên
trẻ, lớp lý luận cho đối tượng đảng để họ đạt trình độ khi ra nhập Đảng.
Các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm túc việc quán triệt
nghị quyết của các cấpủy đảng, chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên,
nâng cao trình độ cho cán bộ đảng viên thông qua các cuộc thi như: thi bí thư
chi bộ giỏi; thi tuyên truyền viên tư tưởng Hồ Chí Minh; thi tìm hiểu về
Đảng.V.V.. Các cuộc thi đó thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp để
lại những ấn tượng tốt đẹp. Thông qua các cuộc thi đó mà trình độ của cán bộ,
đảng viên được nâng lên rõ rệt.
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, sinh hoạt đảng của
các đảng bộ xã đã đi dần vào nền nếp, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, trực tiếp thảo luận đóng góp ý kiến vào nghị quyết của cấp mình, vận
dụng sáng tạo những biện pháp thực hiện nghị quyết của cấp trên phù hợp với
thực tiễn của địa phương.
*Nhiệm vụ:
Quy định số 95 - QD/TW, ngày 3 tháng 3 năm 2004 của Ban Bí thư, các
đảng bộ xã có nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,lãnh đạo nhiệm vụ phát ừiển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc
phòng.
Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ xã và của cấp trên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế và hộ gia đình sản xuất,
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
kinh doanh đúng chính, sách pháp luật của Nhà nước, tạo việc làm cho người
lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên
nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, xây dựng địa phương giàuđẹp,
văn minh.
Lãnh đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp, quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ
tầng theo quy hoạch, chăm lo phát triển sự nghiệp vănhóa, giáo dục, y tế, bảo
vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội,xóa đói, giảm nghèo.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện tốt phương
châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo
đúng đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, mở rộng dân
chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời giải quyết những vướng
mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng pháp luật, không để
tích tụ mâu thuẫn trở thành điểm nóng, không để xẩy ra tình trạng khiếu kiện
tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trí trên
địabàn .
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, và chính sách hậu
phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật an toàn xã hội, đề cao tinh
thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập
thể, tính mạng và tài sản của nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
nhất là matúy, mại dâm.
Hai là, ỉãnh đạo công tác tư tưởng
Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo
đức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, xây
dựng tình đoàn kết gắn bó thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng môi trường
vănhóa lành mạnh ở thôn, bản, trong từng gia đình, chú trọng, tuyên truyền,
nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trong mọi lĩnh vực.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Tuyên truyền vận động làm cho nhân dân hiểu và làm đúng đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ
của địa phương, kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng,
cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan,
phòng chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Ba là, Đảng bộ xã lãnh đạo công tác tố chức cán bộ.
Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị,
các đơn vị kinh tế sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh, xây dựng và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ,
từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức xã.
cấpủy xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ, nhận xét, đánh giá,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc
quyền quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở
theo phân cấp, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng
và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân,ủy ban
nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ
của mỗi tổ chức.
cấpủy đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào
các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cấp
trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cáp trên quản lý.
Bổn là, lãnh đạo mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Lãnh đạo xây dựng Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã vững
mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi
đoàn thể. Thực hiện tốt chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của các tầng
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
lớp nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng và bảo
vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
các nhiệm vụ của địa phương, trước hết là chủ trương, chính sách về nông
nghiệp, nông thôn và các chính sách xã hội khác.
Năm là, xây dựng tổ chức đảng.
Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong
sạch vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng
viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí và các biểu hiện tiêu cực khác, chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao
chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, tổ đảng ở thôn, bản...thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, thực hiện có
nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo
đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.
Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương
mẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực,nghiêm
chỉnh chấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hànhnghị quyết của
tổ chức đảng, quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các
đoàn thể nhân dân. cấpủy xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên
thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
cấpủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo
điều kiện để đảng viên hoàn ứiànhnhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác động
viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ,
đảng viên vi phạm điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu
chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên, thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Xây dựng cấpủy và bí thư cấpủy bảo đảm tiêu chuẩn vềphẩm chất năng
lực,thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và
nhân dân tín nhiệm. Định kỳ hàng năm, cấp uỷ tổ chức để nhân dân tham gia,
góp ý kiến xây dựng Đảng, bí thư cấp uỷ cơ sở, chủ tịch hội đồng nhân dân,
chủ tịch uỷ ban nhân dân tự phê bình trước đại diện của nhân dân và chịu
trách nhiệm khi để xẩy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương.
Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành
Điều lệ.Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của
Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Phối họp với các tổ
chức cơ sở đảng trên địa bàn và các tổ chức cơ sở đảng có đảng viên, cán bộ,
công chức đang cư trú trên địa bàn thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.
lẳ1.2ẳ Đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở tình Vĩnh Phúc - vai trò và đặc
điểm
1.1.2.1.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ cửa bíthư đảng uỷ xã ở tỉnh
Vĩnh Phúc
Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ và công tác
cán bộ đều giữ vai trò đặc biệt quan trọng, cán bộ luôn là nhân tố quyết định
sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Vai trò của cán bộ, nhất
là cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt của các tổ chức, nghành ở địa phương
trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động đã
được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luận chứng và khẳng định, được thực tiễn cách mạng nước ta khẳng định và
chứng minh.
Khi nói về vai trò người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, V.I Lênin
đãchỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống
trị nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị, những đại biểu tiền phong có kả năng tổ chức và lãnh đạo phong
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
trào” [29, tr. 145]. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước. Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ngày càng đựoc bổ
sung, hoàn thiện hơn. Đường lối đó đã được Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc quán triệt, cụ
thể hoá thành nhiệm vụ chính trị của mình; các huyện, xã đã cụ thể hoá thành
nhiệm vụ chính trị và xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh, quốc phòngcủa huyên và xã. Để nhiệm vụ đó được thực hiện
thành hiện thực phải có đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị các xã có chất
lương tốt, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các tổ chức đảng, chính quyền,
đoàn thể, trong đó vai trò của bí thư đảng uỷ xã là rất quan trọng. Nếu không
có đội ngũ bí thư đảng uỷ xã“Những người sử dụng lực lượng thực tiễn” thì
theo quan điểm của V.I Lênin, nhiệm vụ chính trị, mục tiêu đó sẽ “chỉ là mớ
giấy lộn” [29, tr. 145].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc” [35, tr. 269].“Công việc thành công hoặc thấtbại đều do cán bộ tốt hay
kém” [35, tr, 269]. Như vậy người đánh giá rất cao vai trò của cán bộ và
khẳng định: “cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ
chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thìthành công tức là có lãi. Không có
cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [36, ứ. 46].
Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua đã chứng minh, tầm quan trọng
của cán bộ; và công tác cán bộ.ở đâu có đội ngũ cán bộ vững vàng về chính
trị, có năng lực về chuyên môn, năng động, vận dụng tốt đường lối, chính
sách, các chủ trương của Đảng, Nhà nước và dám chịu trách nhiệm trước
Đảng, trước dân thì ở đó an ninh chính trị ổn định và được giữ vững, kinh tế xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên.
Cán bộ mỗi cấp, mỗi ngành đều có vai trò quan trọng. Đối với đội ngũ cán bộ
chủ chốt cơ sở xã nhất là đội ngũ bí thư đảng uỷ, đó là người trực tiếp
hàng ngày tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến thành hành động cách mạng của
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
quần chúng nhân dân, là trung tâm, nòng cốt bảo đảm sự đoàn kết trong đảng
bộ, chi bộ và trong nhân dân.Vai trò và uy tín của Đảng được nâng lên có
phần đóng góp của đội ngũ bí thư đảng uỷ xã.
Bí thư đảng uỷ xã là cán bộ chuyên trách ở cơ sở, là “cán bộ phải dành
phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao”
[13, tr.178].
Bí thư đảng uỷ xã là người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn và
là người đại diện cho đảng bộ, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi mặt
công tác của đảng uỷ, đảng bộ và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên.
Bí thư đảng uỷ xã là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là người đứng đầu đảng
bộ, ban thường vụ và đảng uỷ xã, là linh hồn của cơ quan lãnh đạo xã. Đó là
người đề xướng, chủ trì tổ chức mọi hoạt động của ban thường vụ đảng uỷ xã,
ban chấp hành đảng bộ xã, từ xây dựng nội bộ Đảng đến lãnh đạo các lĩnh vực
của đời sống xã hội trên địa bàn xã, lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính
trị, lãnh đạo các tổ chức xã hội trên địa bàn xã.
Đó là người trực tiếp chăm lo xây dựng các chi bộ trực thuộc đảng uỷ xã
trong sạch vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ xã, bồi dưỡng và cung cấp
cán bộ cho huyện và tỉnh. Bí thư đảng uỷ xã có phẩm chất đạo đức tốt, có
phong cách làm việc dân chủ khoa học, gần gũi cán bộ, đảng viên và nhân
dân, có năng lực tổ chức thực hiện tốt thì xã mới mạnh, mọi hoạt động mới đi
vào nền nếp theo đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Đối với toàn bộ hoạt động của cấp uỷ và đảng bộ xã người bí thư đảng
uỷ xã giữ vai trò chủ chốt nhất, có tác dụng quyết định đến năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của đảng bộ xã.
Bí thư đảng uỷ xã có trách nhiệm trong xây dựng nội bộ đảng, nâng cao
trình độ mọi mặt cho đội ngũ đảng viên. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng làm
tốt công tác đảng viên, phát triển đảng viên mới, giáo dục đảng viên, phân
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
công đảng viên. Thông qua hoạt động thực sự hiệu quả của đội ngũ đảng viên,
Đảng bộ giáo dục cho nhân dân nhận thức được tầm quan trong của việc tham
gia xây dựng đảng bộ. Qua đó,động viên nhân dân giám sát đảng viên và tổ
chức đảng, cung cấp thông tin kịp thời chính xác nhằm góp phần xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh.
Tập thể cấp uỷ và bí thư đảng uỷ xã phải thật sự chuyên tâm đoàn kết,
là hạt nhân lãnh đạo trong tất cả các công việc của đảng bộ. Chỉ bằng sự nỗ
lực của chính mình thì nhân dân mới thừa nhận sự vững mạnh của đảng bộ và
tầm quan trong của cá nhân bí thư đảng uỷ. Bí thư đảng uỷ là người chịu trách
nhiệm chính trong công tác tổ chức và cán bộ, người trực tiếp làm công tác tư
tưởng, quan tâm tới công tác kiểm ưa... và ký các quyết định theo thẩm quyền.
Bí thư đảng uỷ trực tiếp nắm các chủ trương về an ninh quốc phòng và
những nhiệm vụ trọng yếu ở cơ sở. Ngoài công việc của cấp uỷ viên người bí
thư đảng uỷ còn là người chủ trì toàn bộ công việc của cấp uỷ đảng, trực tiếp
nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh,
đồng thời chăm lo xây dựng mối quan hệ mật ứiiếtgiữa đảng với dân... tất cả
các mối quan hệ đó đòi hỏi phải được giải quyết thấu tình đạt lý.
Xã là nơi hội tụ sự chỉ đạo của hầu hết các nghành, các cấp, các đoàn thể
theo hệ thống ngành dọc từ trên xuống, chính vì vậy, bí thư đảng uỷ xã là
trung tâm, chủ thể lĩnh hội và thực hiện sự chỉ đạo đó, thực hiện chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên, nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
Như vậy, vai trò, nhiệm vụ của bí thư đảng uỷ xã là rất lớn, trong đấu
tranh giành chính quyền họ vốn đã rất quan trọng, trong điều kiện đảng cầm
quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong
giai đoạn hiện nay họ lại càng quan trọng hơn. Vai trò, nhiệm vụ ấy được tăng
lên cùng với tính chất, quy mô rộng lớn của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi vai trò
trách nhiệm ngày càng cao của bí thư đảng uỷ xã. Do vậy, phải xây dựng được
đội ngũ bí thư đảng uỷ xã có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
kỳ đổi mới.
1.1.2ậ2ậ Đặc điểm đội ngũ đội ngũ bỉthư đảng uỷ xã ở tinh Vĩnh Phúc
- Bí thư đảng uỷ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nhìn chung đáp ứng tiêu
chuẩn chức danh do Bộ nội vụ quy định.
Nếunhư trước đây cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và
bí thư đảng uỷ xã nói riêng thường là cán bộ hưu trí, thì hiện nay việc bố trí
cán bộ nghỉ hưu làm bí thư chỉ ở một số xã có trường hợp đặc biệt. Đội ngũ
này, tuy có những mặt tích cực về tri thức kinh nghiệm, song cũng có những
hạn chế.
Nhiệm kỳ 2000 - 2005 có 9 đồng chí bí thư đảng uỷ xã là cán bộ hưu trí.
Hiện nay toàn tỉnh còn 6 đồng chí cán bộ hưu trí đang làm bí thư đảng uỷ xã,
chủ yếu ở những xã có nhiều vấn đề nổi cộm cần phải tập trung giải quyết dứt
điểm như vấn đề giải phóng mặt bằng, mất đoàn kết nội bộ.v.v...ở những xã
đó cần có những cán bộ cao tuổi, giàu kinh nghiệm trong lãnh, chỉ đạo và uy
tín trong cộng đồng để ổn định và phát triển.
Theo quy định của Bộ Nội vụ năm 2004, quy định tiêu chuẩn đối với bí
thư đảng uỷ xã là: tuổi đời không quá 45 khi tham gia giữ chức vụ lần đầu;
trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông; trình độ chính trị: trung cấp
chính trị trở lên, so với tiêu chuẩn trên thì đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở tỉnh
Vĩnh Phúc nhìn chung đáp ứng tiêu chuẩn chức danh.
Song, cũng có những trường hợp bố trí bí thư đảng uỷ xã phải tính đến
đặc điểm cụ thể của địa phương. Bởi vậy, trên thực tế, đội ngũ bí thư có trình
độ cao hơn trước nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn theo Trung ương quy định,
đòi hỏi trong nhiệm kỳ tới phải chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ nguồn đạt tiêu
chuẩn về trình độ cũng như độ tuổi bố trí làm bí thư đảng uỷ xã. Mặt khác sự
tín nhiệm của bí thư đảng uỷ xã cao, mặc dù chưa đạt chuẩn nhưng có năng
lực, đựơc sự tín nhiệm của cán bộ đảng viên và nhân dân. Đội ngũ này đã có
nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nên một số nơi vẫn bố trí những
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
cán bộ đó làm bí thư đảng uỷ.
Qua thực tế, việc bố trí bí thư đảng uỷ xã theo đúng tiêu chuẩn đã tạo ra
một động lực lớn để cán bộ phấn đấu, rèn luyện, am hiểu thực tế, chủ động,
sáng tạo trong công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời tạo động
lực phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ trẻ đặc biệt là giúp cho các cấp uỷ
đảng, nhất là cấp uỷ cơ sở phải chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kế
hoạch đào tạo cán bộ nguồn, tránh tình trạng hẫng hụt trong việc bố trí cán bộ.
-Bí thư đảng uỷ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc thực sự là những đảng viên ưu tú
nhất trong đảng bộ.
Khi được bầu làm bí thư đảng uỷ xã đội ngũ cán bộ này đã thể hiện rõ sự
nỗ lực quyết tâm trong việc thi hành nhiệm vụ, mong được đóng góp sức mình
vào sự lớn mạnh của đảng bộ. Trước khi làm bí thư đảng uỷ bản thân họ đã là
đảng viên ưu tú, có uy tín, có phương pháp làm việc tốt, đã từng tham gia
công tác và giữ chức vụ chủ chốt của tổ chức đảng hay chính quyền, hoặc
đoàn thể, và khi được tín nhiệm bầu làm bí thư đảng uỷ xã đó là cơ hội để đội
ngũ cán bộ này thể hiện năng lực công tác của mình góp phần xây dựng quê
hương giàu đẹp, văn minh.
Đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở tỉnh vĩnh Phúc chủ yếu xuất thân từ nông
dân, hiện tại sống và làm việc ở nông thôn, đa số có tác phong giản dị, gần gũi
với quần chúng, là chỗ dựa tin cậy để quần chúng đề đạt tâm tư nguyện vọng
của mình. Gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là, trong việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trồng trọt.
Tuy nhiên, do đặc điểm sống cùng bà con thân hữu, mối quan hệ họ tộc
gắn kết chặt chẽ ở địa phương, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính
trị cấp xã ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đội ngũ bí thư đảng uỷ xã nói riêng
vẫn còn mang nặng những yếu tố tâm lý truyền thống. Khi có quyền trong
công tác họ thường hay ưu ái, thiên vị bố trí những người bà con trong họ tộc,
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử