Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại một doanh nghiệp cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.39 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng thì tính cạnh tranh
của nền kinh tế cũng ngày một tăng. đối với bất kì doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, yếu tố
cạnh tranh là một yếu tố mang tính quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trong ngành đặc biệt
là đối với doanh nghiệp sản xuất. Để có thể trở thành nhà cung ứng hàng hóa mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất không chỉ đơn giản là tìm kiếm khách hàng hay
tùy ý sản xuất một số lượng hàng hóa nhất định. Việc xác định rõ ràng nhu cầu nguyên vật liệu
không chỉ giúp cho doanh nghiệp xác định được việc phải làm mà còn xác định được năng lực
của mình. Bằng việc hoạch định rõ ràng nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất,
doanh nghiệp không chỉ thuận lợi trong việc sản xuất mà còn giúp cho doanh nghiệp tránh được
tổn thất với những chi phí không cần thiết. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có công tác
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất một cách chi tiết, rõ ràng và phù hợp với điều kiện
kinh tế của doanh nghiệp.
Để làm rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất,
thông qua nội dung lý thuyết xoay quanh công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất,
từ đó nhóm 6 đã tìm hiểu và thảo luận về đề tài: “Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu tại một doanh nghiệp cụ thể”. Để làm rõ hơn đề tài nhóm đã tìm hiểu về hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm tã giấy BINBIN của công ty CP KYVY.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU
NGUYÊN VẬT LIỆU (MRP)
1.1. Khái niệm, vai trò và các yêu cầu trong úng dụng MRP
1.1.1. Khái niệm:

MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết
sản phẩm và linh kiện cho sản xuất trong tùng giai đoạn.
MRP được thiết kế nhằm trả lời cho các câu hỏi:
• Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản xuất nào để sản xuất sản phẩm







và dịch vụ
Số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản xuất?
Khi nào cần và khoảng thời gian nào?
Khi nào đặt hàng?
Khi nào nhận được hàng?

Kết quả của MRP là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ
phận sản phẩm với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết, đáp ứng đúng

1.1.2.

nhu cầu sản xuất với chi phí nhỏ.
Vai trò của MRP
MRP có vai trò quan trọng trong quản trị sản xuất với các lợi ích cụ thể sau:
Quản trị sản xuất


Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng nhu
cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm để không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, tiết
kiệm tối đa chi phí liên quan đến hoạt động cung ứng các yếu tố của doanh nghiệp
Năng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực như máy móc thiết bị, cơ sở vật
chất kỹ thuật, lao động… của doanh nghiệp.
Đảm bảo cho hoạt động sản xuất các sản phẩm dịch vụ được tiến hành thường xuyên, liên
tục, không bị gián đoạn, đáp ứng nhu cầu khách hàng, qua đó tạo sự thỏa mãn và tin tưởng của
khách hàng.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy đầy đủ, đồng bộ, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ
giữa các hoạt động, các bộ phận trong quá tình sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.3. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP:
Có chương trình phần mềm MRP và đầy đủ hệ thống mày tính toán và lưu trữ thông tin có
liên quan đến MRP
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ và năng lực sử dụng hệ
thống máy tính và ứng dụng MRP trong quản lý cung ứng vật liệu
Biết rõ về lịch trình sản xuất với các thông tin về thời điểm sản xuất, khối lượng và chủng
loại sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có, các thông tin này cần phải được cập nhật thường
xuyên, liên tục nếu có sự thay đổi.
Có hệ thống danh mục nguyên vật liệu, chi tiết và bộ phận sản phẩm tạo ra một sản phẩm
hoặc chi tiết cuối cùng của quá trình sản xuất.
Có hệ thống hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, bao gồm các thông tin về tổng nhu cầu,
lượng tiếp nhận theo tiến độ, dự trữ sẵn có, nhà cung ứng, thời gian thực hiện đơn hàng, kích cỡ
lô hàng, các thông tin liên quan khác… của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận sản
phẩm.
Các báo cáo về tồn kho phải đầy đủ, chính xác đối với mỗi loại nguyên vật liệu, chi tiết và
bộ phận sản phẩm
Nắm bắt chính xác và kịp thời gian cần thiết phải cung ứng hoặc sản xuất nguyên vật liệu
1.2. Mô hình họa động nhu cầu nguyên vật liệu
1.2.1. Mô hình MRP tổng quát

Đơn hàng

Lịch trình sản xuất

Dự báo nhu cầu sản phẩm

Thiết kế sp

Bảng danh mục NVL


Những thay đổi thiết kế
Quản
trịhồ
sảnsơxuất
Tiếp
nhận
Xây dựng hồ sơ

Hồ sơ dự trữ NVL

Chương
trình
máy tính
MRP

Các kết
quả cần đạt
được


1.2.2

Các bước của quá trình hoạch định nguyên vật liệu

Từ mô hình MRP tổng quát như phân tích ở trên, ta có thể tiến hành việc hoạch định theo các
bước như sau:
Bước 1: phân tích kết cấu sản phẩm
Việc phân tích được dựa trên “ kết cấu thân hình cây” để làm rõ kết cấu sản phẩm
Kết cấu hình cây của sản phẩm bao gồm các hạng mục tương ứng với từng chi tiết bộ phận
cấu thành sản phẩm

Bước 2: Tính tổng nhu cầu
Tổng nhu cầu là tổng số lượng dự kiến đối với 1 loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu trong
từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có hoặc lượng sẽ tiếp nhận được. Tổng nhu cầu ở
hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất, tổng cầu của các hạng mục thấp hơn được tính toán trực
tiếp từ số lượng phát đơn hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước nó, được tính bằng số lượng
đặt hàng theo kế hoạch của các bộ phận trung gian trước nó nhân với hệ số nhân nếu có.
Bước 3: Tính nhu cầu thực
Nhau cầu thực là tổng số lượng chi tiết, nguyên vật liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong
từng giai đoạn, tức là tổng nhu cầu có tính đến lượng dự trữ hiện có và lượng dự trữ bảo hiểm.
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu – Dữ trữ hiện có + Dữ trữ bảo hiểm
Dữ trự hiện có là lượng dữ trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của thời kỳ sản xuất. Dữ trữ
sẵn có theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến, có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của
sản xuất. Đó là tổng dự trữ còn lại từ thời ký trước , cộng với lượng nguyên vật liệu, chi tiếp sẽ
tiếp nhận trong thời kỳ sản xuất nhưng chưa hoàn thành hoặc là số lượng đặt hàng mong đợi sẽ
nhận được tại thời điểm bắt đầu của mỗi thời kỳ sản xuất.
Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất.
Thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất là thời gian phân phối hay thời gian cung
cấp, sản xuất các bộ, chi tiết, nguyên vật liệu bao gồm thời gian chờ đợi, chuẩn bị, bốc dỡ, vận
chuyển sắp xếp hoặc sản xuất các bộ phận, chi tiết hay nguyên vật liệu đó. Như vậy từ thời điểm
cần có sản phẩm để cung cấp cho khách hàng, tính ngươc lại để xác định khoảng thời gian cần
thiết cho từng chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu. Khi đó thời gian phải đặt hàng hay tự sản xuất
được tính bằng cách lấy thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất các bộ
phận, chi tiết cần thiết đủ để cung cấp đúng số lượng yêu cầu.
1.3. Xác định kích cỡ lô hàng nguyên vật liệu trong MRP
Quản trị sản xuất


Trogn MRP, khi mua những nguyên vật liệu dự trữ nhu cầu phụ thuộc, có rất nhiều cách
xác định cỡ lô hàng được xác định:
Thực tế cho thấy không có một cách nào có ưu điểm nổi trội hơn tất cả các cách khác, vì

vậy tùy từng trường hợp cụ thể mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho doanh nghiệp mình một
cách hợp lý.
1.3.1. Mua theo nhu cầu
Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ mua một lượng nguyên vật liệu hay chi tiết, bộ
phận sản phẩm đúng bằng nhu cầu tại thời điểm cần.
Để xác định kích thước lô hàng, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu, chi
tiết, bộ phận sản phẩm cần thiết để phục vụ cho sản xuất ở mỗi giai đoạn để xác định số lượng
mua vào, đặt hàng bên ngoài hoặc tự sản xuất.
Ưu điểm: Thích hợp với những lô hàng kích thước nhỏ, đặt thường xuyên, lượng dự trữ để
cung cấp đúng lúc thấp, chi phí lưu kho thấp hoặc sản phẩm có cấu trúc phức tạp gồm nhiều chi
tiết, bộ phận, vì khi đó chi phí đặt hàng sẽ lớn.
Nhược điểm: Không thích hợp với phương tiện vận chuyển đã được tiêu hóa chuẩn.
1.3.2. Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn
Là phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của một số cố định các giai đoạn sản xuất
vào một dơn hàng hình thành một chu kỳ đặt hàng, nhằm giảm số lần đặt hàng và đơn giản hơn
trong theo dõi, ghi chép nguyên vật liệu dự trữ.
Nội dung của phương pháp: muốn cung cấp nguyên vật liệu 2 giai đoạn 1 lần thì lấy tổng
nhu cầu thực của 2 giai đoạn liên tiếp để xác định kích thước lô hàng.
Thời điểm cần có hàng = thời điểm có hàng của thời kỳ đầu tiên – thời điểm có hàng
chu kỳ cuối.
Ưu điểm: Phương pháp này tiện lợi, đơn giản, tiết kiệm chi phí đặt hàng
Nhược điểm: Khối lượng của đơn hàng rất khác biệt, để phục vụ người ta dùng phương
pháp mua hàng kinh tế hay phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận.
1.3.3. Phương pháp mua hàng kinh tế
Là phương pháp ghép lô nhưng với chu kỳ không cố định các giai đoạn. Các lô được ghép
với nhau trên cơ sở tổng chi phí liên quan đến dự trữ đạt đến mức thấp nhất, hay phương pháp
này không cho phép xác định cỡ lô hàng tối ưu mà nhằm giảm thiểu chi phí dự trữ.
Công thức xác định kích thước lô tới của phương pháp này là:
Q* = Chi phí thiết lập đơn hàng / Chi phí lưu kho của 1 đơn vị hàng trong một giai
đoạn

Trên cơ sở xác định được kích thước lô tối ưu (Q*), kích thước lô tìm được sau khi ghép
các giai đoạn theo nguyên tắc cộng dồn sẽ là tổng lượng nhu cầu gần nhất với Q*.
Ưu điểm: Tạo sự linh hoạt trong hình thành các đơn đặt hàng mà vãn đảm bảo giảm thiểu
được chi phí dự trữ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CP KYVY
Quản trị sản xuất


2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần KYVY

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN KY VY
Địa chỉ: Lô II-7 Đường số 8, Nhóm CN 2, KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, Tp.HCM, VN.
Điện thoại: (84-8) 3815 5041
Fax: (84-8) 3815 5040
Email: Website: kyvy.com.vn
Tầm nhìn - Sứ mệnh Tầm nhìn: "Trở thành một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam và
khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm Inco Product". Sứ
mệnh: Góp phần nâng cao đại đa số cuộc sống người dân thông qua việc cung cấp các loại tã
giấy và khăn ướt có chất lượng cao với giá cả hợp lý.
- Với khách hàng thì luôn luôn đứng trong tầm nhìn của khách hàng để phục vụ, lắng nghe khách
hàng để không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Xem lợi ích của khách hàng là mục tiêu và
động lực của công ty.
- Với cộng đồng Trở thành một đơn vị kinh doanh vững mạnh để góp phần phát triển nền kinh tế
quốc gia. Góp sức xây dựng môi trường kinh doanh và bảo vệ môi trường sống. Chia sẻ những
lợi ích với cộng đồng xã hội thông qua các hoạt động của Công ty.
- Với nhân viên Xem đội ngũ nhân viên là hình ảnh tố chức và hoạt động của Công ty. Thực hiện
đầy đủ các chế độ, không ngừng phát triển các chính sách chăm sóc vật chất và tinh thần đối với
nhân viên trong các điều kiện khả thi của Công ty. Luôn tạo ra cơ hội để đào tạo và thăng tiến

nhân viên trong tiến trình phát triển kinh doanh của Công ty.
Lịch sử hình thành
Công ty KyVy được thành lập vào năm 2001 với đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại của
Ý, toàn bộ nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất và tự phân phối các sản phẩm chăm sóc Bà mẹ và
trẻ em. Công ty có Nhà máy tại Khu công nghiệp Tân Bình với tổng diện tích 7.000 m2 với 1 dây
chuyền sản xuất tã em bé, 2 chuyền sản xuất tấm lót và tã người lớn, 3 chuyền khăn ướt. Vốn
điều lệ của Công ty là 34 tỷ đồng, với đội ngũ hơn 260 cán bộ công nhân viên. Công ty tự sản
xuất và phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu: Tã em bé (dạng tã mở) nhãn hiệu BINO,
BINBIN. Tã người lớn nhãn hiệu KYHOPE NEW và KYHOPE SAFEGUARD. Tấm lót nhãn
hiệu HAPPY, tấm lót dành cho sản phụ nhãn hiệu MOMMY, tấm lót dành cho bé sơ sinh nhãn
hiệu BINBIN NEWBORN. Khăn ướt mang nhãn hiệu OMELY, FAMILY. Từ năm 2013, Công
ty KyVy nhập khẩu từ Indonesia và phân phối tã quần em bé nhãn hiệu BINO PANTIES.
Các giai đoạn lịch sử của Kyvy như sau:
Năm 2001 Tháng 01/2001: Đầu tư dây chuyền sản xuất tã giấy.
Quản trị sản xuất


Tháng 07/2001: Tã giấy dành cho bé nhãn hiệu BINO ra đời
Năm 2002 Tháng 02/2002: Tã giấy nhãn hiệu Binbin được chào bán.
Tháng 11/2002: Tã giấy nhãn hiệu Bibo có mặt trên thị trường
Năm 2003:
+ Tháng 01/2003: Khăn ướt thương hiệu BINO chính thức tham gia thị trường
+Tháng 03/2003: Đa dạng hóa sản phẩm với tấm lót nhãn hiệu Happy
+Tháng 04/2003: Tã người lớn KyHope bổ sung thêm vào thị trường tã giấy
Năm 2005: Khai sinh tã quần BINO (Tháng 06/2005)
Năm 2008
+Tháng 04/2008: Khăn ướt Omely tham gia thị trường.
+Tháng 12/2008: KyVy chính thức chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần.
Năm 2009: Đầu tư dây chuyền sản xuất khăn ướt (Tháng 12/2009).
Năm 2010: KYVY mở rộng thêm lĩnh vực phân phối hàng hóa cho các đối tác chiến lược tại thị

trường Việt Nam.
Năm 2011: Tã người lớn kyhope safeguard bổ sung thêm vào thị trường tã giấy (Tháng 11/2011).
Năm 2012
+Tháng 06/2012: Tấm lót sản phụ MOMMY
+Tháng 07/2012: Miếng lót cho bé sơ sinh BinBin Newborn
Năm 2013
+Tháng 01/2013: Tã dán cho bé BinBin Extra
+Tháng 03/2013: Tã quần cho bé Bino Panties.
+Tháng 05/2013: Tã dán Bino Sumo dành cho bé có trọng lượng từ 18kg trở lên.
+Tháng 08/2013: Tã người lớn Kyhope Anti kháng khuẩn, khử mùi và chống hăm hiệu quả.
+Tháng 09/2013: Quần tã ngườ+Tháng 01/2013: Tã dán cho bé BinBin Extra

2.1.2. Các dòng sản phẩm chính của công ty kyvy
* Sản phẩm tã giấy dành cho trẻ em ( BINBIN)

Quản trị sản xuất


Sản phẩm BINBIN với màng vải thoáng mát và băng gián thông minh giúp bé yêu của bạn luôn
sạch sẽ, khô thoáng để bé vui chơi thoải mái và ngủ ngon giấc. BINBIN có bốn cỡ tương ứng với
các trọng lượng của bé.
Vách chống tràn: Ngăn chặn hiệu quả chất lỏng tràn ra ngoài. Lõi hút siêu thấm: Thấm hút thật
nhanh để bé ngủ ngon suốt đêm. Lớp bề mặt mềm mại và thông thoáng. Màng đáy thoáng mát,
thoát hơi ẩm dễ dàng giúp da bé luôn khô thoáng.
*Sản phẩm tã người lớn KYHOPE và tấm lót HAPPY
Tã KYHOPE là sản phẩm được sử dụng phổ biến tại nhà, bệnh viện và được các hộ lý tin dùng để
chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho người bệnh
KYHOPE luôn mang lại sự thoáng mát, giúp giũ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gây dị ứng, nhiễm
khuẩn, viêm da và giúp bạn bài tiết kiệm được nhiều thời gian.
*Khăn ướt dạng gói và dạng lon

Khăn ướt dạng lon với dáng trụ vững trắc, thích hợp cho bạn sử dụng và trưng bày trên bàn, tủ.
Được sản xuất từ nguyên liệu đã qua kiểm nghiệm và chứng nhận đạt tiêu chuẩn An Toàn Sức
Khỏe của Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam.
2.2. Công tác hoạch định nguyên vật liệu tại công ty CP KYVY
2.2.1. Đặc điểm các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tã giấy BINBIN
Theo ứng dụng của sản phẩm mà công ty sản xuất ra thì sản phẩm tã giấy của công ty CP KYVY
là sản phẩm thuộc hành công nghiệp nhẹ, số lượng san phẩm của công ty sản xuất ra là rất lớn.
Do đó, vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm cũng rất lớn. Vật liệu của công ty toàn bộ nhập 100%
từ nước ngoài,chủ yếu là các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.... Công ty chưa tận
dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, vì vậy rất khó khăn khi cạnh tranh về giá thành
sản phẩm. Do vậy công ty phải đầu tư vốn lớn cho dự trữ NVL. Gía cả NVL không chỉ biến động
theo giá thị trường mà còn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ giá ngoại tệ. Do đó, công tác hoạch
định có hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lơn cho doanh nghiệp.
Sản phẩm của công ty là sản phẩm sản xuất phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân,
những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp tới cơ thể người tiêu dùng. Do đó đòi hỏi sản phẩm phải có
chất lượng cao, phải đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn tuyệt đối.
Như vậy vật liệu để sản xuất ra sản phẩm phải được kiểm tra kỹ lưỡng theo quy định trước khi
hoạch định mua, đối với vật liệu đã mua về nhập kho phải được bảo quản tốt.
Chính vì vậy những đặc điểm này của vật liệu đã có không ít ảnh hưởng đến sản xuất và quản lý
sản xuất của công ty, từ đó ảnh hưởng đến chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm.

2.2.2 Thu thập các yếu tố đầu vào của MRP
Để thu thập được những yếu tố đầu vào của MRP phải tiến hành các bước sau:
Quản trị sản xuất


Bước 1: Thu thập thông tin sơ bộ
Sau khi trao đổi với nhân viên phòng sản xuất , thu thập được những thông tin sau:













Thời điểm sản xuất: Thời điểm sản xuất cho một đơn hàng là sau khi xét duyệt đơn đặt
hàng thành công, khoảng một tuần kể lúcnhận đơn hàng.
Thời hạn cung ứng cho từng đơn đặt hàng: Thời hạn cung ứng cho từng đơn đặt hàng phụ
thuộc vào thời hạn đã thỏa thuận trên đơn đặt hàng, thông thường khoảng 2 tuần kể từ lúc
nhận đơn đặt hàng
Mức phế phẩm cho phép: Mức phế phẩm cho phép của công ty là 5%.
Cấu trúc sản phẩm: Các nguyên liệu trong quá trình sản xuất tã giấy được đưa vào theo thứ
tự thời gian cụ thể. Tuy nhiên, tổng thời gian để sản xuất một sản phẩm tã giấy chỉ mất
35s. Chính vì đặc thù sản phẩm như vậy nên trước khi bắt đầu sản xuất phải chuẩn bị tất cả
các nguyên vật liệu cần thiết để ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, công tác hoạch định phải
đảm bảo cho tất cả các nguyên liệu đều sẵn sàng khi bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất
sản phẩm tã giấy.
Chi phí tồn kho: bao gồm các chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng tồn kho như: chi phí
sử dụng vốn, bảo trì, tỷ lệ hao hụt, thất thoát do hư hỏng,...PULP và SAP được chứa tại
kho và tại phân xưởng sản xuất với diện tích 250m2
Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc đặt hàng như: giao dịch bằng
điện thoại, email, fax, chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp đến kho của công ty, chi phí
kiểm tra nguyên vật liệu..
Thời gian đặt hàng: Sau khi KYVY đặt hàng qua email, điện thoại... sẽ nhận được và xem
xét trong một tuần để xác nhận cung cấp đủ lượng đặt hàng của KYVY hay không và

thông báo cho KYVY. Sau đó, nguyên vật liệu sẽ được xếp lên tàu tại cảng của nhà cung
cấp, khoảng 10 ngày sau tới cảng Hồ Chí Minh và sau đó 3 ngày KYVY sẽ nhận được
hàng tại kho. Tổng thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng là 3 tuần. Lượng nguyên
vật liệu này được sử dụng và sản xuất trong tháng để đáp ứng nhu cầu cho tháng sau. Ví
dụ, nhu cầu của tháng 01/2015 sẽ được sản xuất trống tháng 12/ 2014( xuất hàng vào
những ngày cuối tháng 12/ 2014). Nguyên vật liệu của đơn hàng này nhận tại KYVY vào
tuần cuối của tháng 11/2014. KYVY đặt nguyên vật liệu vào tháng 11/ 2014.

Bước 2: Thu thập bảng dự báo nhu cầu sản phẩm tã giấy BINBIN 2014 năm 2015
Sau khi thu thập những thông tin sơ bộ về quy trình sản xuất tã giấy, tiến hành thu thập bảng dự
báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tã giấy BINBIN 2014 trong năm 2015 từ phòng sản xuất.

Quản trị sản xuất


Bảng1: Dự báo sản lượng tiêu thụ sảm phẩm tã giấy “BINBIN 2014” năm 2015.

Nguồn: Phòng sản xuất
Bước 3: Thu thập danh sách nguyên vật liệu chính và nhà cung cấp
Có được nhu cầu dự báo cho sản phẩm tã giấy BINBIN 2014, bước tiếp theo là thu thập danh
sách nguyên vật liệu chính và nhà cung cấp cho sản phẩm tã giấy “BINBIN 2014” từ phòng sản
xuất.
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tã giấy BINBIN 2014 chủ yếu là nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể, chi phí tồn trữ rất ít. Do đó chi phí
bỏ ra để áp dụng mô hình MRP cho vật liệu phụ không mang lại giá trị lợi ích kinh tế cao tương
xứng. Chính vì vậy, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu áp dụng MRP cho nguyên vật liệu chính.
Danh sách nguyên vật liệu và nhà cung cấp được thể hiện trong bảng 2 sau :

Nguyên vật liệu
Pulp

SAP

Quản trị sản xuất

Nhà cung cấp
Hua Bao , Kimberly-Clark, Cell Mark
ZhenJiang, Degussa, Itochu


Bảng 2 : Nguyên vật liệu và nhà cung cấp sản phẩm tã giấy “ BINBIN 2014” (Nguồn: Phòng sản
xuất)

Bước 4: Lập bảng định mức nguyên vật liệu và mức tồn trữ tháng 12 năm 2014
Sau khi thu thập được danh sách nguyên vật liệu nhà cung cấp, tiếp tục thu thập bảng định mức
và mức tồn trữ vào cuối tháng 12 năm 2014 của từng nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra một sản
phẩm tã giấy hoàn chỉnh. Bảng định mức nguyên vật liệu và mức tồn trữ được thể hiện trong
Bảng 3:
Nguyên vật liệu
Pulp
SAP

Định mức
Lượng
Đơn vị
5,525
g
9,055
g

Tồn trữ

Lượng
Đơn vị
1.456
kg
1.664
kg

Bảng 3 : Bảng định mức nguyên vật liệu và mức tồn trữ cuối tháng 12 năm 2014 (Nguồn: Phòng
sản xuất)
Dựa vào bảng danh sách nguyên liệu chính và bảng định mức ở trên, chúng ta nhận thấy rằng:
Pulp và SAP là hai nguyên liệu quan trọng nhất, Pulp được cung cấp bởi Hua Bao và SAP được
cung cấp bởi ZhenJiang, cả hai nhà cung cấp chính này đều là của Trung Quốc. Do đó, phải mất
một tháng kể từ ngày đặt hàng cho tới khi nhập kho tại KYVY. Hơn nữa, do yêu cầu đặc thù của
sản phẩm tã giấy này, buộc phải sử dụng Pulp và SAP từ Trung Quốc vì ở Việt Nam chưa có nhà
cung cấp hai nguyên liệu này. Hơn nữa, nhà cung cấp hiện tại mang lại chất lượng nguyên liệu tốt
với giá cả hợp lý. Nên tính chất linh động, thay thế bởi các nhà cung ứng khác ở Việt Nam cũng
như các nước khác không được KYVY lựa chọn.
Hiện tại, việc dành kho bãi để chứa Pulp và SAP là khá lớn, gây nên chi phí tồn kho lớn. Do đó,
rất cần thiết phải áp dụng kết quả dự báo để hoạch định nguyên vật liệu Pulp và SAP nhập về. Do
đó, chọn Pulp và SAP để làm hai nguyên liệu điển hình cho việc nghiên cứa và lựa chọn phương
án đặt hàng tối ưu. Các nguyên vật liệu chính còn lại sẽ dựa vào phương án được lựa chọn.
 Xác định nguyên vật liêu mua ngoài.
Từ sản luợng dự báo bảng 1 kết hợp định mức nguyên vật liệu trong bảng 3, ta có nhu cầu nguyên
vật liệu được xác định như sau:


Nguyên liệu Pulp: .

Lượng dự báo nguyên liệu pulp được thể hiện trong bảng 4:
Tháng

1
2
3
Quản trị sản xuất

Số lượng dự báo (sản
phẩm)
7 141 269
7 343 222
7 545 175

Lượng nguyên vật liệu dự báo
Gam (g)
Kilogam (kg)
39 455 890
39 456
40 571 691
40 572
41 687 492
41 687


4
5
6
7
8
9
10
11

12
Tổng

7 747 128
7 949 081
8 151 034
8 352 987
8 554 940
8 756 893
8 958 846
9 160 799
9 362 752
99 024 126

42 803 293
43 919 094
45 034 895
46 150 696
47 266 497
48 382 298
49 498 099
50 613 900
51 729 701
547 113 544

42 803
43 919
45 035
46 151
47 266

48 382
49 498
50 614
51 730
547 114

Bảng 4: Nhu cầu nguyên vật liệu năm 2015.
(Nguồn phòng sản xuất).


Nguyên liệu SAP:

Lượng dự báo nguyên liệu SAP được thể hiện trong bảng 5:
Tháng

Số lượng sản phẩm dự
Lượng nguyên vật liệu dự báo
báo(sản phẩm)
Gam (g)
Kilogam(kg)
1
7 141 269
64 663 819
64 664
2
7 343 222
66 492 493
66 492
3
7 545 175

68 321 167
68 321
4
7 747 128
70 149 841
70 150
5
7 949 081
71 978 515
71 979
6
8 151 034
73 807 189
73 807
7
8 352 987
75 635 863
75 636
8
8 554 987
77 464 537
77 465
9
8 756 893
79 293 211
79 293
10
8 958 846
81 121 884
81 122

11
9 160 799
82 950 558
82 951
12
9 362 752
84 779 232
84 779
Tổng
99 024 126
896 658 309
896 658
Bảng 5: hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu SAP năm 2015.
(nguồn phòng sản xuất).
Xác định kích thước lô hàng:
Nhu cầu nhiên vật liệu
Mặt hàng pulp: nhu cầu
Mặt hàng SAP: nhu cấu

= định mức*sản lượng dự báo
= 99 024* 5,525
= 99 024* 9,055

= 547 114 kg (bảng 4)
= 896 658 kg (bảng 5)

2.3. Mô hình đặt hàng đề xuất (Mô hình cấp hàng theo lô)
Chi phí tồn trữ trong một năm và chi phí đạt hàng cho từng loại nguyên vật liệu cụ thể
được thể hiện trong bảng 6


Quản trị sản xuất


Nguyên vật liệu

Chi phí tồn trữ đơn vị (đồng)

Chi phí một lần đặt hàng
(đồng)
Pulp
260
575.000
SAP
210
850.000
Bảng 6: Chi phí tồn trữ đơn vị trong một năm và chi phí đặt hàng của các NVL
(Nguồn: Phòng kế toán)

Nguyên vật liệu Pulp và SAP, khi công ty nhận đơn đặt hàng chính thức thì công ty đã tiến hành
đặt hàng chính thức trước đó một tháng cho các đơn đặt hàng chính thức và đơn đặt hàng dự báo
hai tháng tiếp theo.
Bảng kế hoạch đặt hàng theo mô hình cấp hàng theo lô: số tồn kho như trong bảng 3.
 Nguyên liệu Pulp

(Đvt: kg)
Năm

Thán
g


Nhu cầu
NVL

Tồn
kho

KH nhận
hàng

Nhu cầu
mua ngoài

11
2014

12

1.456

KH đặt hàng

Làm tròn

38.000

38.000

40.571

41.000


1

39.456

0

38.000

38.000

40.830

41.000

2

40.572

429

40.572

40.571

42.464

42.500

3


41.687

170

41.259

40.830

43.847

44.000

4

42.803

36

42.634

42.464

44.730

45.000

5

43.919


153

43.883

43.847

45.610

46.000

6

45.035

270

44.882

44.730

46.487

46.500

7

46.151

390


45.880

45.610

48.356

48.500

8

47.266

13

46.877

46.487

49.210

49.500

9

48.382

144

48.369


48.356

50.033

50.500

10

49.498

290

49.354

49.210

50.796

51.000

11

50.614

467

50.324

50.033


12

51.730

204

51.263

50.796

Tổng cộng

547.114

2.566

543.296

540.934

540.934

543.500

2015

Bảng 7: Kế hoạch đặt hàng nguyên liệu Pulp theo mô hình cấp hàng theo lô
Quản trị sản xuất



Theo số liệu bảng trên, số lần đặt hàng trong năm: 12 lần.
Dựa vào các số liệu về chi phí cho mỗi lần đặt hàng và chi phí tồn trữ đơn vị ở Bảng 6 và số
dự trữ trong năm ở Bảng 7, có được kết quả như sau:
Chi phí đặt hàng = Số lần đặt hàng trong năm x Chi phí một lần đặt hàng Pulp
= 12 x 575.000 = 6.900.000 VND

Chi phí tồn trữ = số lượng tồn trữ trong năm (Bảng 7) x chi phí tồn trữ đơn vị Pulp
=2.566 x 260 = 590.180 VND.
Tổng chi phí = 6.900.000 + 590.180 = 7.490.180 VND.
 Nguyên liệu SAP.

(Đvt: kg)
Năm

Tháng

Nhu cầu
NVL

Tồn kho

KH nhận
hàng

Nhu cầu
mua
ngoài

11

2014

2015

12

1.664

KH đặt
hàng

Làm
tròn

63.000

63.000

66.492

67.000

1

64.664

0

63.000


63.000

67.305

68.000

2

66.492

508

66.492

66.492

68.761

69.000

3

68.321

695

67.813

67.305


71.500

72.000

4

70.150

239

69.455

68.761

72.807

73.000

5

71.979

500

71.739

71.500

75.250


76.000

6

73.807

193

73.307

72.807

75.964

76.000

7

75.636

750

75.443

75.250

79.222

80.000


8

77.465

36

76.714

75.964

79.566

80.000

9

79.293

778

79.258

79.222

82.082

83.000

10


81.122

434

80.344

79.566

82.943

83.000

11

82.951

918

82.516

82.082

12

84.779

57

83.861


82.943

Quản trị sản xuất


Tổng cộng

896.658

5.108

889.943

884.892

884.892

890.000

Bảng 8: Kế hoạch đặt hàng nguyên vật liệu SAP năm 2015 theo mô hình cấp hàng theo lô

Theo bảng số liệu ở bảng trên, số lần đặt hàng trong năm: 12 lần.
Dựa vào chi phí cho mỗi lần đặt hàng và chi phí tồn trữ đơn vị ở Bảng 6 và số tồn trữ trong
năm ở Bảng 8, có được kết quả như sau:
Chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm x chi phí một lần đặt hàng SAP
=12 x 850.000 = 10.200.000 VND
Chi phí tồn trữ = số lượng tồn trữ trong năm (bảng 8) x chi phí tồn trữ đơn vị SAP
= 5.180 x 210 = 1.072.260 VND
Tổng chi phí = 10.200.000 + 1.072.260 = 11.272.680 VND


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CP KYVY
3.1 Ưu điểm của công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của công ty CP KYVY
Mô hình hiện tại của KYVY mang lại mức độ an toàn cao hơn trong khâu vận chuyển.
Phần lớn nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tã giấy đều nhập khẩu từ nước ngoài. Quá
trình vận chuyển bằng tàu biển chịu nhiều rủi ro dẫn đến hàng có thể bị giao trễ so với kế
hoạch. Do đó, với mô hình đặt hàng hai tháng mua hàng một lần sẽ mang lại độ an toàn
cho NVL dùng cho hai tháng mà không lo NVL dùng cho tháng thứ hai gặp bất cứ rủi ro
gì.
• Giảm bớt sự ảnh hưởng của biến động về giá cả thị trường đang ngày càng tăng cao. Mô
hình mua hàng hai tháng mua một lần sẽ giúp công ty tiết kiệm được phần giá tăng lên của
tháng thứ hai.
• Nhà cung cấp cho công ty hưởng chiết khấu trên mỗi lần mua hàng nếu đạt trên mức quy
định đối với từng loại nguyên vật liệu. Việc mua hàng một lần cho hai tháng giúp công ty
dễ dàng đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, đối với riêng các NVL dùng sản xuất tã giấy,
nhà cung cấp đưa ra mức chiết khấu rất nhỏ, phần lợi ích mang lại từ các khoản chiết khấu
này không đáng kể. Do đó đề tài không đi sâu vào phân tích từng mức chiết khấu của từng
loại NVL để tính toán số liệu cụ thể phần lợi ích thu được này.
• Phòng sản xuất không phải mất nhiều thời gian cho công tác liên hệ đặt hàng với các nhà
cung cấp so với việc phải hàng tháng liên hệ đặt hàng.


3.2 Một số nhược điểm trong công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của công ty CP
KYVY
Quản trị sản xuất


Theo mô hình của công ty, mỗi lần đặt hàng cho hai tháng sử dụng. Mà vật tư dùng trong
sản xuất đều phải nhập từ nước ngoài nên thời gian chờ hàng từ 25 – 30 ngày. Do vậy để
đảm bảo cho một đơn đặt hàng được triển khai thì vật tư cần cho sản xuất đơn đặt hàng đó

phải được lên kế hoạch trước hai tháng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc hoạch
định phải thực sự hữu hiệu để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất luôn thực hiện tốt.
• Hơn nữa, chi phí tồn trữ theo mô hình hiện tại của công ty chiếm một tỉ lệ khá lớn, chiếm
khoảng 90-92% tổng chi phí. Do đó cần phải có mô hình hoạch định nguyên vật liệu tốt
hơn để giảm thiểu chi phí tồn trữ cũng như đảm bảo tổng chi phí giảm xuống.
• Lượng vốn ứ đọng trong hàng tồn kho chiếm tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty.
Do đó dẫn đến khả năng quay vòng vốn chậm, đồng vốn chưa được sử dụng có hiệu quả.
Trong khi lượng vốn dùng để trữ NVL tồn kho trong hai tháng đó có thể mang đầu tư vào
những kế hoạch kinh doanh khác


3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
 Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu chính xác mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Do đó

công ty nên đề ra các phương pháp tính toán nhu cầu và lên kế hoạch đặt hàng phù hợp sao
cho lượng hàng tồn kho thấp nhất, giảm thiểu việc tồn đọng vốn trong hàng tồn kho cũng
như giảm thiểu chi phí tồn trữ và phần nào cũng chủ động hơn trong việc cung ứng nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất.
 Bên cạnh đó bộ phận cung ứng của công ty vẫn phải thường xuyên liên lạc tìm kiếm các
nguồn cung cấp mới, ưu tiên cho nhà cung cấp nội địa, để rút ngắn thời gian đặt hàng, tạo
sự linh động trong việc biến đổi bất thường của việc sản xuất thực tế so với số liệu dự báo,
đồng thời giảm được chi phí vận chuyển một cách đáng kể.
 Hiện tại, mọi việc tính toán, quản lý lượng hàng tồn kho của công ty đang được thực hiện
một cách thủ công, chỉ được hỗ trợ trên phần mềm Excel cơ bản. Do đó, trong tương lai,
khi quy mô sản xuất ngày càng phát triển mạnh, công ty nên hướng tới việc sử dụng các
loại phần mềm chuyên dụng cho việc quản lý kho. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả công
việc, giảm thời gian, công sức, chi phí trong việc quản lý kho, góp phần phục vụ tốt hơn
trong việc đặt hàng

Quản trị sản xuất




×