Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tìm hiểu tập thơ nhật ký trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.42 KB, 11 trang )

NHÓM 1:
1.
2.
3.
4.
5.

Đồng Thị Huyền Trân
Lê Thị Ngọc Trân
Trương Mỷ Huyền
Thái Kim Ngân
Dương Ngọc Đại

Câu hỏi: Giới thiệu Nhật ký trong tù, chọn giảng một bài thơ trong tập
thơ để thấy rõ phong cách thơ Hồ Chí Minh.

I.
1.

GIỚI THIỆU NHẬT KÝ TRONG TÙ:
Hoàn cảnh ra đời:
Ngày 28/01/1941 sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người trực tiếp về
nước lãnh đạo CM giải phóng dân tộc. Ngày 13/08/1942 Người đổi tên là
HCM sang Trung QUốc với danh nghĩa là đại biểu của VN độc lập đồng
minh hội để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Ngày 27/08/1942, Người bị
chính quyền Tưởng Giới bắt ở Túc Vinh Thạch vì tình nghi là gián điệp.
Chúng giam cầm và đày đọa Người trong 13 tháng, giải qua gần 18 nhà
lao của 13 huyện ở Quảng Tây. Trong cảnh ngộ ấy Người làm thơ vừa để
giải trí, vừa để trang trải nỗi lòng của mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây


Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Ngày 10/09/1943 Người được trả tự do và tập Nhật Ký kết thúc.

* Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán (gồm cả bài đề từ):
+ Xét về thể thơ: 126 bài theo thể tứ tuyệt Đường luật, 8 bài còn lại theo thể
thơ khác.
+ Xét về đề tài: tập thơ có 4 đề tài chính:
1







Phê phán những hiện tượng ngang trái trong XH và trong nhà tù TQ.
Những nỗi niềm và tâm trạng của Bác.
Những gải bày về nhiệm vụ sang TQ và mục đích CM mà bị bắt oan.
Những bài thơ thủ tiếp.

Trong đó, hai đề tài đầu chiếm tỉ lệ cao nhất - là nội dung chính của tập thơ.
Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và sau được in và dịch ở các nước Nga,
Mông Cổ, Ba Lan….

2. Nội dung và nghệ thuật:
2.1.Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc:
Nội dung chủ yếu của tập nhật kí là những ghi chép về những điều tai
nghe mắt thấy trong nhà tù và trên đường chuyển lao, đem đến cho nhiều
bài thơ tính hướng ngoại và yếu tố tự sự, tả thực. Nhờ thế tác phẩm đã tái

hiện được chân thực bộ mặt đen tối của nhà tù quốc dân TQ (nói riêng) và
tình trạng XH TQ (1942-1943) (nói chung). Đó là một chế độ nhà tù rất
hà khắc, vô cùng bất nhân, tàn bạo, không khác gì địa ngục với những
cảnh tra tấn, đọa đày dã man. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức
rằng vào đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể như một súc vật. Người tù
phải chịu biết bao cảnh cực khổ đọa đày: ăn đói, mặc rét, phải ngủ với
rận, rệp, hàng ba bốn tháng trời không được tắm giặt, luôn bị cùm trói và
bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Tất cả những điều này được
nhà thơ Hồ Chí Minh phản ánh qua bài “Bốn tháng rồi”, “Một người tù
cờ bạc vừa chết”, “Cơm tù”, “Đêm lạnh”, “Giải đi sớm”,… Đó là chế
độ xã hội Trung Quốc rất bất công và hà khắc, một xã hội mục nát thói
rửa, lạm dụng quyền hành đến khốn nạn, bắt giam cả nhũng người vô tội
như em bé, phụ nữ. Ngoài ra nơi đó còn có nạn hối lộ tham ô xảy ra hằng
ngày như một việc hiển nhiên, nhưng lại được che đậy bằng sự giả tạo
của bộ máy cai trị dường như đã mục rỗng từ lâu, điều này cũng được nhà
thơ ghi rõ trong bài “Phu làm đường”, “Lai Tân”,…
Ở đây bút pháp châm biếm được sử dụng rộng rãi vời nhiều cung bậc,
giọng điệu khác nhau, khi thẳng thừng, bốp chát, khi giễu cợt, nhẹ nhàng,
khi mỉa mai, chua chát, cười đấy mà cay đắng đau xót.
2




Nhìn chung nhà thơ không dùng lối đao to búa lớn, nhưng những đòn
châm biếm thường rất sâu sắc, thấm thía:
Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.

(Lai Tân)
2.2. Bức chân dụng tự họa của HCM:
Nội dung tiếp theo của tác phẩm chính là những ghi chép về tâm sự của
tác giả. Vì vậy quyển nhật ký mang tính trữ tình độc đáo, hướng nội sâu
sắc. Nhờ vậy, qua tập thơ người đọc thấy hiện lên rõ nét bức chân dung tự
họa của HCM – hình tượng chính của tập thơ
2.2.1. Đó là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại,
không gì có thể lung lạc được. Đúng là “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở
ngoài lao”. Một con người có thể vượt lên trên mọi sự đau đớn của thể
xác bằng phong thái ung dung, tâm hồ thanh thoát trẻ trung trong mọi tình
huống:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm Trăng)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà sao khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh)
Tinh thần ấy đã làm cho chất chiến sĩ – chất thi sĩ hòa quyện ở nhiều bài
thơ (Giải đi sớm, Tự khuyện mình).
2.2.2. Đó còn là một tâm hồn yêu nước thiết tha, khao khát tự do, khao
khát chiến đấu. Những ngày tháng Bác ở trong tù không một ngày nào
Người không hướng về Tổ quốc (Không ngủ được, Nhớ bạn….). Đau
đớn, bực bội, sốt ruột từng ngày, từng giờ (Tiếc ngày giờ, Tám tháng
hao mòn với xiềng gông…).
3



2.2.3. Đó còn là bức chân dung của một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, trí tuệ
linh hoạt, nhọn sắt, rất dễ nhạy cảm với thiên nhiên và dễ xúc động trước
những cảnh ngộ thương tâm của con người. Mỗi việc trong đời sống Bác
đều có thể rút ra những bài học về đấu tranh CM hay rèn luyện đạo đức
(Học đánh cờ, Tự khuyên mình). Hoặc phát hiện ra những mâu thuẫn hài
hước của chế độ XH thối nát để tạo nên những tiếng cười đầy trí tuệ
(Tiền đèn, Đánh bạc, Chia nước..).
2.2.4. Nhưng bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu thương bao la đối với
nhân loại cần lao, đau khổ bất hạnh. Ấy là tấm lòng nhân đạo đến mức
độ quên mình, quan tâm chia sẻ mọi vui buồn sướng khổ với những người
xung quanh. Trên đường bị giải đi hết sức gian khổ nhìn thấy cảnh đời
lam lũ, bất hạnh của những người nông dân và người dân lao động, Người
đã bày tỏ nỗi cảm thông sâu sắc. Có thể nói mọi vui buồn của Người đều
gắn liền với mọi vui buồn của người dân lao động. Người vui với niềm
vui được mùa của người nông dân:
Khắp chốn nông dân cười hớn hở,
Đồng vui vang dội tiếng ca vui.
(Cảnh ngoài đồng)
Và buồn cùng nỗi buồn mất mùa của nông dân:
Nghe nói xuân nay trời đại hạn
Mười phân thu hoạch chỉ vài phân.
(Từ Long An đến Đồng Chính)
Hồ Chí Minh vẫn quên đi nỗi đau riêng của mình, đồng cảm,
thương yêu sâu sắc, thấu hiểu nhiều cảnh ngộ thương tâm trong chốn lao
tù và trên chặng hành trình hơn một nghìn cây số mà Người bị giải đi từ
thị trấn Túc Vinh đến tỉnh lỵ Quế Lâm. Người ngậm ngùi, ái ngại chứng
kiến cảnh một người vợ tù đến thăm chồng:
Anh đứng trong song sắt,
Em ở ngoài song sắt,

Gần nhau trong tấc gang,
Mà cách nhau trời vực.
(Vợ người bạn tù đến thăm chồng)
4


Ngòi bút nhân đạo của Hồ Chí Minh không thể bỏ qua tình trạng
phụ nữ bị xúc phạm, trẻ em bị đầy đoạ:
Oa…!Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà;
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến nhà pha.
(Cháu bé ở nhà lao Tân Dương)
Con người Hồ Chí Minh bình dị, nhưng luôn toả sáng một nhân
cách lớn lao vĩ đại. Người rưng rưng cho mỗi cảnh đời, cảnh người, thấy
khổ thì thương, bất kể quá khứ của họ có lỗi lầm gì, Hồ Chí Minh làm
một bài “văn tế” bằng thơ khóc người tù cờ bạc vừa chết:
Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi;
Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!
(Người tù cờ bạc vừa chết)

Trên đường bị giải tù, Người xúc động thương cảm trước nỗi vất vả
cực nhọc của phu làm đường:
Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi,
Phu đường vất vả lắm ai ơi.
(Phu làm đường)
Tập nhật kí dùng để tâm tình trong ngục nhưng đã làm sống dậy một nhân
loại với biết bao số phận đáng thương. Và hình ảnh HCM đã hiện ra giữa

cái nhân loại cùng khô ấy không hề có chút gì phân biệt, trái lại còn chan
hòa với họ trong tình bạn bè (nạn hữu) và như người “cùng hội cùng
thuyền” (Đồng chu cộng tế).
Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp
Viết thay báo cáo dám từ nan.
(Viết hộ báo cáo cho người bạn tù)
5


HCM còn tỏ ra hết sức khoan hòa, độ lượng khi tỏ thái độ trân trọng đối
với những người trong hàng ngũ kẻ thù nếu họ còn giữ chút ánh sáng tâm
hồn (Trưởng ban họ Mạc…). Tình thương của Người còn bao trùm lên
cả những vật vô tri, vô giác từng gắn bó với mình (Rụng mất một chiếc
răng, Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta…).
 Đã có một nhà hơ TQ tên là Viên Ưng, ông ta đã nói rất đúng về Bác đây
quả thực là: Bức chân dung của một bậc đại nhân (cơ sở), đại trí, đại dũng.
2.3. Một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo:
Nhật Kí Trong Tù là một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung
đến hình thức. Tập thơ được viết trước hết là cho chình mình vậy nên nó đã thể
hiện sâu sắc tư tưởng và phong cách nghệ thuật của HCM. Trước hết độc đáo,
phong phú ở chổ có nhiều điều tưởng như trái ngược nhau, nhưng lại rất thống
nhất, hài hòa. Chẳng hạn như:
+ Một tinh thần thép kiên cường lại đi với chất thơ trữ tình đằm thắm.
+ Một thái độ ung dung, thi sĩ lại kết hợp với một nhiệt tình sôi nổi, một
khí thế “tháo cũi sổ lòng”.
+ Một màu sắc cổ điển đậm đà lại chứa đựng một tinh thần thời đại.
Bút pháp thì rất đa dạng, linh hoạt:
+ Lãng mạn –hiện thực.
+ Tả thực – trữ tình.
+ Cổ điển - hiện đại.

Nghệ thuật trào lộng thì có đủ sắc thái.
+ Vui đùa nhẹ nhàng.
+ trào phúng, tự trào hóm hỉnh.
+ Mỉa mai chua chát.
+ Châm biếm sắc sảo.
+ Đả kích quyết liệt.
Hầu hết các bài thơ đều hàm súc, lời ít ý nhiều (ý tại ngôn ngoại).
+ Dùng thể thất ngôn tứ tuyệt.
+ Có sáng tạo về câu. Chữ, cấu trúc.

6


 Chất cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù:
- Cổ điển:
+ Thể loại: chủ yếu viết theo thất ngôn tứ tuyệt đường luật (đặc điểm của
thể loại này là ngắn gọn, hàm súc), làm cho bài thơ lời ít ý nhiều (hay còn
gọi là ý tại ngôn ngoại).
+ Đề tài: thường mượn đề tài trong thơ cố (Chiều tối, Lên cao nhớ bạn)
thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn giống thi nhân xưa.
+ Bút pháp: Tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh, lấy điểm tả diện, tả từ xa
đến gần. Dùng thủ pháp đối lập: lấy cái nhỏ bé đặt cạnh cái rộng lớn.
Dùng điểm nhãn.
- Hiện đại:
+ Tinh thần cách mạng trong mọi hoàn cảnh luôn vững vàng.
+ Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Đó cũng chính là sự vận động của tư tương, tình cảm HCM.
+ Tính chiến đấu cao.
+ Chất chiến sĩ hòa quyện cùng với chất thi sĩ.
II.


Giảng một bài thơ trong tập thơ để thấy rõ phong cách thơ Hồ Chí
Minh: (Mộ)
GIỚI THIỆU
Để hiều rõ hơn phong cách sáng tác của nhà thơ, nhà chiến sĩ CM
HCM chúng ta cần phải tìm hiểu một bài thơ cụ thể trong tập thơ.
Trong số 134 bài thơ của Bác có một bài được viết vào mùa thu năm
1942 khi Bác đang ở nơi đất khách quê người, bị trói dật khuỷu tay,
vòng vướng cổ nhưng Người vẫn mở rộng tâm hồn của mình với
không gian mênh mông và sự sống xung quanh để làm nên những vần

7


thơ tuyệt tác đó chính là bài thơ “Chiều Tối” mà chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu trong ngày hôm nay.
NỘI DUNG
I. TÌM HIỂU CHUNG
a. Tác giả
SGK
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại
- Đề tài
- Bố cục.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Để có thể giảng dạy bài này hiệu quả trước hết người dạy cần phải giúp
HS nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài
thơ. Cụ thể là dẫn dắt cho HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên
nhiên và bức tranh cuộc sống trong bài thơ và vẻ đẹp của tấm lòng, của

tâm hồn HCM: dù cho hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng
về sự sống, hướng về ánh sáng và tương lai, vẫn luôn kiên cường, lạc
quan thông qua những thủ pháp nghệ thuật độc đáo.
Đầu tiên: nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại:




Cổ điển

Hiện đại

Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt đường
luật (đặc điểm của thể loại này là
ngắn gọn, hàm súc), làm cho bài thơ
lời ít ý nhiều (hay còn gọi là ý tại
ngôn ngoại
- Đề tài: Được thể hiện ngay trong
nhan đề “Chiều tối”. Đây là một đề
tài quen thuộc trong thi ca xưa.
- Hình ảnh: sử dụng hình ảnh cổ điển
“cánh chim”, “chòm mây” bởi đây
là những hình ảnh quen thuộc
thường xuất hiện trong thơ của thi
nhân xưa.
Thông qua những hình ảnh này
cho ta thấy được sự hòa hợp cảm
-

8


-

Những vẻ đẹp tình cảm, tâm
hồn của người chiến sĩ CS
HCM: đầy lòng khát khao tự
do, không chỉ tự do cho chính
mình, mà còn tự do cho dân tộc
cho Tổ quốc. Bằng ý chí, nghị
lực phi thường cho dù phải đối
mặt với chặng đường đày ải
Bác cũng để lại sau lưng tất cả
để có thể ung dung, tự tại
ngắm cảnh làm thơ, tỏ thái độ
tự chủ trong mọi tình huống, là
một người yêu thiên nhiên, yêu
con người, cuộc sống, luôn lạc
quan. Những vẻ đẹp đó toát ra


thông giữa hồn người và cảnh vật
thiên nhiên. Vừa miêu tả không gian
vừa lột tả được tâm trạng
- Bút pháp nghệ thuật
+ Tả cảnh ngụ tình: mở ra một KG
tâm trạng, làm cho bức tranh thiên
nhiên mang đậm màu sắc cổ điển.

-


+ Lấy động tả tĩnh: lấy sự chuyển
động nhỏ bé của cánh chim, nhẹ
nhàng của “chòm mây” để làm nổi
bật sự hoang vắng, tĩnh lặng của KG.
+ Lấy điểm tả diện: chỉ vài nét chấm
phá: cánh chim, chòm mây, rừng,
bầu trời…đã vẽ lên toàn bộ khung
của cảnh núi rừng bao la, thoáng
đãng, man mác buồn.
+ Đối lập: lấy cái nhỏ bé đặt cạnh cái
rộng lớn. Cánh chim, chòm mây ><
đối lập KG. Không chỉ có sự đối lập
giữa cảnh vật >< thiên nhiên mà còn
giữa cảnh vật (tự do) >< con người
(mất tự do)
+ Dùng điểm nhãn kết hợp + lấy ánh
sáng để gợi tả bóng tối: bằng một từ
“Hồng”, vừa là hình ảnh tả thực vừa
là hình ảnh biểu tượng. Giúp cho
chúng ta dù không có một từ “tối”
nào trong bài vẫn có thể cảm nhận
được bước đi của thời gian từ chiều
đến tối. Làm cho câu thơ sáng lên.
Đem lại hơi ấm, nguồn vui và sức
mạnh cho người tù đang cất bước
trên đường xa.
+ Tả từ xa đến gần, từ cao xuống
thấp. Từ cánh chim – chòm mây, từ
bầu trời – mặt đất.
9


-

từ chiều sâu của ý thơ đã làm
nên vẻ đẹp hiện đại cho bài thơ,
đồng thời gợi cảm giác êm ả,
tươi vui, nhẹ nhàng cho người
đọc. Chính vì vậy câu thơ tuy
buồn nhưng không phải là cái
buồn bi lụy.
Phép điệp đầu và cuối “ma
bao túc…mao túc ma”: gợi
lên cái vòng quay mải miết của
chiếc cối xay và sự cần mẫn
nhẫn nại của cô gái, làm bức
tranh trẻ trung, khỏe khoắn,
sống động Nét hiện đại và
quan niệm về cái đẹp: cái đẹp
nằm ở cuộc sống lao động và
người thiếu nữ xay ngô - đại
diện cho người lao động cũng
chính là trung tâm chủ thể của
bức tranh.
Bằng cách sử dụng từ “Hồng”
đã làm cho hình tượng thơ
luôn vận động hướng về sự
sống, ánh sáng và tương lai.
Đó cũng chính là sự vận động
của tư tưởng, tình cảm HCM



Ở cả bốn câu thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút
pháp hiện đại


Tiếp theo là chất thép và chất tình hòa quyện vào nhau:

Chất thép

Chất tình

Tinh thần lạc quan CM cao độ: qua
hình ảnh thơ người tù hiện lên với
dáng vẻ và phong thái ung dung, tự
tại của 1 bậc tao nhân mặc khách
đang thưởng ngoạn cảnh chiều hôm
nơi rừng núi. Tuy Bác đã trải qua
biết bao đắng cay, rồi lại phải đối
mặt với chặng đường đày ải sắp tới
thế nhưng Người vẫn có thể ngắm
cảnh làm thơ,
- Để có được tinh thần lạc quan như
thế đòi hỏi người tù phải có ý chí ý
chí, tinh thần kiên cường. Bởi vì
nếu không có ý chí, nghị lực phi
thường vượt lên trên hoàn cảnh thì
Bác khó có thể viết lên những vần
thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc
tinh tế như vậy trong cảnh tù đày
khắc nghiệt.

 Làm cho thơ của Bác đậm chất
chiến sĩ, mang tính chiến đấu cao

Những hình ảnh như: “quyện
điểu”, “cô vân” là hình ảnh rất
quen thuộc, đã được tác giả miêu
tả một cách rất thực và sinh động.
Phải là người vô cùng yêu thiên
nhiên, có tấm lòng nhân đạo bao
la, hiểu nhiều về loài vật mới có
được sự cảm nhận tinh tế như
vậy.

-

- Lòng nhân ái bao la, yêu nhân
loại cần lao: đồng cảm với cảnh
cực nhọc của người lao TQ,
không hề phân biệt giai cấp, dân
tộc, rất bao dung và nhân hậu.
Cho dù chính quyền của họ đang
bắt giam Người vô cớ. Đây chính
là nét đẹp của, là nét đáng quý
của người CS HCM.



 Chất thép – chất tình hài hòa
 Chất NCS HCM



Một số điểm ần lưu ý:
10

Làm cho thơ của Bác mang
đậm tâm hồn thi sĩ


+ Giải thích những từ khó.
+ So sánh nguyên tác với bản dịch để làm rõ ý thơ.
+ Mở rộng một số chổ: tại sao hình ảnh “quyện điểu”, “cô vân” là hình
ảnh cổ điển, giảng giải thêm ở hình ảnh “cô thiếu nữ xay ngô” và “lò
than rực hồng”, những bút pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng, những
điểm nào thể hiện chất hiện đại trong thơ Bác cũng cần được đào sâu,
từ “Hồng” là điểm nhãn của bài thơ, chỉ một từ hồng đã làm sáng tinh
thần của bài thơ cho nên cần giảng giải nhiều hơn chổ này. Đi từ nghệ
thuật đến nội dung, giúp HS rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm thơ
trữ tình.

11



×