Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây gia vị của các cộng đồng dân địa phương tại xã khâu tinh, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

LẠI THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN CÂY GIA VỊ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

LẠI THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI


NGUYÊN CÂY GIA VỊ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Lớp
: 43 - LN - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

LẠI THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN CÂY GIA VỊ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
XÃ KHÂU TINH, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Lớp
: 43 - LN - N02
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá quá trình học tập, cũng như chương trình đào tạo tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận: “Nghiên cứu tri thức
bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây gia vị của các cộng đồng
dân địa phương tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc đến nay khóa
luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.
Đàm Văn Vinh, cùng các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đàm

Văn Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, cùng các thầy cô giáo, cán
bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, UBND xã Khâu Tinh - huyện Na
Hang - tỉnh Tuyên Quang, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và sự giúp đỡ
nhiệt tình, quý báu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức và thời gian có hạn nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Hải Yến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo 3 loại rừng................. 15
Bảng 2.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý ............... 15
Bảng 4.1. Mức độ phổ biến của các loài cây gia vị được nhắc đến tại
xã Khâu Tinh................................................................................. 22
Bảng 4.2. Danh mục các loài thực vật được sử dụng làm gia vị tại
xã Khâu Tinh................................................................................. 23
Bảng 4.3. Một số đặc điểm môi trường sống của các loài thực vật được sử
dụng làm gia vị tại xã Khâu Tinh................................................... 32
Bảng 4.4. Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng các loài thực vật làm
gia vị tại xã Khâu Tinh .................................................................. 35
Bảng 4.5. Phân hạng cây gia vị theo mức độ đe dọa của loài

tại xã Khâu Tinh - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang................. 43
Bảng 4.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu cộng đồng của các loài cây gia vị ......... 44
Bảng 4.7. Những cây gia vị có giá trị thương mại tại xã Khâu Tinh huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang .............................................. 46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Gừng đá ........................................................................................ 25
Hình 4.2. Sấu................................................................................................ 26
Hình 4.3. Mác mật ........................................................................................ 26
Hình 4.4. Dây dang ...................................................................................... 27
Hình 4.5. Sâm đại hành ................................................................................ 27
Hình 4.6. Cây Màng tang ............................................................................. 28
Hình 4.7. Cây Hẹ rừng ................................................................................. 28
Hình 4.8. Cây Núc nác ................................................................................. 29
Hình 4.9. Hạt Giổi ........................................................................................ 29
Hình 4.10. Mác tộc ....................................................................................... 30
Hình 4.11. Cò cau......................................................................................... 30
Hình 4.12. Dây Mơ lông............................................................................... 31
Hình 4.13. Phắc láp ...................................................................................... 31
Hình 4.14. Tỷ lệ dạng sống của các loài thực vật làm gia vị
tại xã Khâu Tinh ......................................................................... 34


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs


: Cộng sự

BPSD

: Bộ phận sử dụng

BQL

: Ban quản lý

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

NCCT

: Người cung cấp tin

Nxb

: Nhà xuất bản

sp

: Chưa xác định được tên khoa học, họ thực vật


STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học......................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4

2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu...................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm về tri thức bản địa ..................................................... 4
2.1.2. Một số khái niệm về lâm sản ngoài gỗ .................................................. 6
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................... 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 11
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 12
2.3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 12
2.3.2. Địa hình địa thế .................................................................................. 13
2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn .............................................................................. 13
2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................... 14
2.3.5. Tài nguyên rừng ................................................................................. 14


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Đàm Văn Vinh.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung
thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,… đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày…... tháng….. năm 2015

Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

(Ký, ghi rõ họ và tên)


(Ký, ghi rõ họ và tên)

TS. Đàm Văn Vinh

Lại Thị Hải Yến

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ và tên)


vii

4.4.1. Những loài cây gia vị có giá trị thương mại có khả năng cần phải mở
rộng, phát triển ............................................................................................. 45
4.4.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững những loài
thực vật dùng làm gia vị tại xã Khâu Tinh .................................................... 47
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 49
5.1. Kết luận ................................................................................................. 49
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu nước ngoài
III. Tài liệu từ Internet
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng
không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu,
phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, cung cấp lương thực thực phẩm, ngăn
chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo
an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng.
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một nhóm tài nguyên quan trọng của Việt
Nam. Trước đây LSNG thường được coi như nguồn lâm sản thứ yếu, lâm sản
phụ của rừng, nó gần như được coi là nguồn lâm sản mở cung cấp lương thực,
thực phẩm, tinh dầu, nhựa dính, tananh, dược liệu... Hiện nay, vai trò của
LSNG đã được chính phủ và ngành lâm nghiệp Việt Nam đánh giá đúng mức.
Ngoài giá trị to lớn về kinh tế LSNG còn có giá trị quan trọng về mặt xã hội,
sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, nhất là với các tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa.
Trong quá trình phát triển, loài người đã biết sử dụng những sản phẩm
của rừng mà đặc biệt là thực vật rừng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Sự
tích luỹ kinh nghiệm khiến cho con người hiểu rõ hơn về tác dụng của các
loài thực vật rừng, từ đó chọn lọc và sử dụng chúng trong các hoạt động đời
sống. Tuỳ từng đất nước, dân tộc, cộng đồng mà các loài cây, các bộ phận của
cây được sử dụng theo những mục đích khác nhau, tác dụng khác nhau.
Các loài thực vật dễ dàng được thu hái trong rừng, không tốn nhiều
công sức để tìm kiếm và do chưa ý thức được hết về giá trị của các loài
LSNG, sự tái sinh tự nhiên, sự bảo tồn đa dạng sinh học mà người dân đã khai


2


thác bừa bãi, tận thu, không đảm bảo tái sinh, dần làm mất đi nhiều loài thực
vật quý.
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
và ẩm, với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống đặc biệt là các dân tộc ở
vùng núi. Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với tự nhiên, mỗi dân tộc đã hình
thành cho mình một kho tàng kiến thức riêng, đặc sắc và phong phú về nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống.
Đặc biệt phải kể đến là ẩm thực dân tộc nó tạo nên sự độc đáo, bản sắc
và một nét văn hóa riêng cho từng vùng miền, từng dân tộc, trong đó gia vị là
thứ quyết định làm nên sự khác biệt đó. Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ được
lưu truyền trong nội bộ các cộng đồng riêng lẻ. Trong số đó có rất nhiều
tri thức kinh nghiệm có thể sử dụng để phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của người dân. Theo quá trình phát triển của đất nước sự tích luỹ về
kiến thức, kinh nghiệm quý báu này đang dần bị mai một và lãng quên.
Khâu Tinh là một xã khó khăn của huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang,
là một trong bốn xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Người dân
chủ yếu là dân tộc H’mông, Dao và Tày sinh sống với tập quán du canh, địa
hình đồi dốc khó dẫn nước cho nông nghiệp, lúa chỉ cấy được một vụ không
đủ cho nhu cầu về lương thực nên người dân vẫn thường xuyên phá rừng làm
nương rẫy. Ở đây vẫn còn hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh trên
núi đá vôi, núi đá và núi đất. Dẫn đến nguồn tài nguyên rừng đang bị suy
giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả
cây làm gia vị có giá trị cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo
tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây gia vị là một vấn đề rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo
viên hướng dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tri thức bản địa
về khai thác và sử dụng tài nguyên cây gia vị của các cộng đồng dân địa
phương tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”.



3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Phát hiện được từ cộng đồng các loài thực vật được khai thác, sử dụng
làm gia vị.
- Xác định được kinh nghiệm của đồng bào dân tộc trong việc khai thác
và sử dụng các loài cây làm gia vị.
- Lựa chọn được các loài cây gia vị có giá trị kinh tế, quan trọng để phát
triển nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác bền vững các loài thực vật
được người dân sử dụng làm gia vị.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, củng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
Đây là điều kiện tốt để sinh viên tiếp xúc và học hỏi kiến thức, kinh
nghiệm ngoài thực tế, giúp sinh viên có một phương pháp làm việc khoa học
gắn liền với thực tiễn sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu và đánh giá về hiện trạng khai thác, sử
dụng các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ để làm gia vị, nắm bắt được các loài
thực vật có giá trị kinh tế, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển
nguồn tri thức bản địa.


4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề đặt ra để phát triển bền vững luôn cần
phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa tri thức bản địa của
cộng đồng và tri thức khoa học. Tri thức bản địa đã và đang góp phần quan
trọng trong việc ổn định đời sống cộng đồng, do đó cần thiết phải nghiên cứu
bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa. Hiện nay, trong nước và trên thế
giới đã và đang sử dụng các loài thực vật rừng làm gia vị. Các loài cây được
thu hái và sử dụng dựa trên cơ sở từ những kinh nghiệm kiến thức tích lũy qua
nhiều thế hệ, cho đến ngày nay những kiến thức này đang có nguy cơ mai một.
Do đó gìn giữ vốn kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài
thực vật rừng làm gia vị là việc hết sức cần thiết.
Gia vị, theo định nghĩa của các nhà khoa học và sinh học, là những loại
thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho
thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ
quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực. Gia vị làm cho thức
ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến
thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời có thể chế hóa theo những nguyên lý tương
sinh, âm dương phối triển đối với các loại thực phẩm đặc biệt.
2.1.1. Một số khái niệm về tri thức bản địa
Khái niệm tri thức bản địa được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn hay theo các mục đích sử dụng. Mặc
dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối tượng tri thức bản địa được
nghiên cứu luôn là một hệ thống các tri thức đặc hữu của cộng đồng người địa
phương, liên quan đến cách thức cộng đồng này quan hệ với môi trường tự
nhiên xung quanh.



5

Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ tri thức bản địa
(Indigenous Knowledge) hay tri thức địa phương (Local Knowledge) dùng để
chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời
gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự
nhiên. Đó là một phần của tổng hoà văn hoá, tập hợp những hiểu biết tri thức
bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử
dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế
giới quan... Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều
phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái
lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và
sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với
kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng
từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại.
Tri thức bản địa là hệ thống thông tin làm cơ sở của một hệ thống xã
hội, được làm thuận tiện trong sự truyền đạt thông tin và ra quyết định. Hệ
thống thông tin bản địa là động lực và sự tác động liên tục bởi sự sáng tạo từ
nội lực, sự thực nghiệm, cũng như sự giao diện với hệ thống bên ngoài (Theo
Flavier và ctv. 1995) [17].
Theo Johnson, 1992, tri thức bản địa là nhóm tri thức được tạo ra bởi
một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẻ với thiên nhiên
trong một vùng nhất định. Nói một cách khái quát, tri thức bản địa là những
tri thức được rút ra từ môi trường địa phương, vì vậy nó gắn liền với nhu cầu
của con người và điều kiện địa phương (Theo Langil và Landon, 1998) [16].
Ngày nay, tri thức bản địa được xem như là một trong những vấn đề
then chốt trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và sự cân bằng
trong phát triển (Theo Brokensha và ctv., 1980; Compton, 1989; Gupta, 1992;
Niamir, 1990; Warren, 1991a) [17].



i

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá quá trình học tập, cũng như chương trình đào tạo tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận: “Nghiên cứu tri thức
bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây gia vị của các cộng đồng
dân địa phương tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc đến nay khóa
luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.
Đàm Văn Vinh, cùng các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đàm
Văn Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, cùng các thầy cô giáo, cán
bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, UBND xã Khâu Tinh - huyện Na
Hang - tỉnh Tuyên Quang, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và sự giúp đỡ
nhiệt tình, quý báu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức và thời gian có hạn nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Hải Yến



7

vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa,
mây song, gỗ nhỏ và sợi (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2012) [9].
Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng
6/1999 đã đưa ra định nghĩa về LSNG như sau: Lâm sản ngoài gỗ bao gồm
những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ được khai thác từ rừng, đất
có rừng và các cây thân gỗ (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2012) [9].
Ở Việt Nam, theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003): “Lâm sản
ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ
thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự,
loại trừ gỗ lớn ở tất cả các hình thái của nó” (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa,
2012) [9].
“Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây
cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một
số loài cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn
phải qua gia công chế biến như cây nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho
dầu” (Theo Lê Mộng Chân, 1993) [1].
Theo Trần Ngọc Hải (2000): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng
tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài
thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp,
nhựa dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất báo, cây cảnh, nguyên
liệu giấy, sợi.... (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2012 )[9].
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lịch sử của các loài cây hương liệu và gia vị dài như chính lịch sử của
nhân loại. Người ta đã sử dụng các loại thực vật để làm hương liệu và gia vị từ
rất sớm. Không có mặt hàng nào có thể so sánh với vai trò của hương liệu và gia



8

vị trong sự phát triển của nền văn minh hiện đại. Cuộc sống của người dân và
các loài cây này ngày càng gắn bó và chi phối lẫn nhau. Theo quá trình lịch sử
và kinh tế, vị thế của cây hương liệu và gia vị không ngừng được nâng lên,
chúng là những thành phần thiết yếu của các sản phẩm như: thuốc men, nước
hoa, mỹ phẩm, thực phẩm. Các kiến thức về các loại cây này được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác trong hàng ngàn năm (Theo Brown D, 1995) [10].
Đã từng có những cuộc chiến tranh xảy ra để chinh phục những vùng
đất có các loại cây hương liệu và gia vị vì những lợi ích chúng mang lại. Cho
đến tận ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục dựa vào các loại cây này để sản xuất
những loại thuốc, hóa chất, hương vị mới và các sản phẩm này được sử dụng
trong thức ăn, nước hoa, mĩ phẩm. Nhiều dược liệu cũng là cây thực phẩm,
dầu và chất xơ đã luôn luôn được phát triển cho hàng loạt các mục đích khác
nhau (Theo Parry, 1969; Rosengarten, 1973; Andi et al., 1997) [15].
Người dân trên khắp thế giới đã chọn và khai thác các loại cây hương
liệu và gia vị trong tự nhiên từ thời cổ đại. Những kiến thức về nơi chúng phát
triển và thời gian tốt nhất để thu thập chúng đã hình thành một truyền thống
truyền miệng quan trọng giữa những người sản xuất của nhiều quốc gia khác
nhau trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Những truyền thống cổ xưa đã cân
bằng thành công giữa cung và cầu, cho phép thực vật có thể tái sinh và tái sản
xuất để khai thác theo mùa. Ngày nay, do sức ép thương mại mạnh mẽ của
ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm, sự cân bằng đã bị phá vỡ bởi
việc thu thập không được kiểm soát, dẫn đến xói mòn di truyền nghiêm trọng.
Một số loài thường được sử dụng như ớt (Capsicum annuum) và Húng quế
(Ocimum basilicum) có một lịch sử sử dụng và canh tác rất lâu dài, nhưng
những loài này thực sự hoang dã trong tự nhiên đã không bao giờ được ghi
nhận. Chúng có lẽ đã tuyệt chủng vì lạm thu (Theo K.V.Peter, 2004) [12].



9

Gia vị đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các nền văn minh cổ đại
tiêu biểu như Trung Quốc - ấn Độ, Hy Lạp - La Mã, Babylon - Ai Cập, và từ
lâu chúng đã được đánh giá là có khả năng chống lại bệnh tật. Điều này được
xác thực trong thời đại kim tự tháp ở Ai Cập. Trong giai đoạn này, hành tây
và tỏi được cho người lao động ăn để bảo vệ sức khỏe và quế của họ đã được
sử dụng để ướp người chết. Sử dụng thuốc là các loại gia vị được đề cập trong
“Charaka Samhita and Sushruta Samhita”. Ban đầu con người sử dụng các
loại gia vị trong thực phẩm là để bảo quản thịt, do đặc tính kháng khuẩn của
chúng. Với sự ra đời của điện lạnh, nhu cầu đối với các loại gia vị như một
chất bảo quản trong thế giới phương Tây giảm. Tuy nhiên, theo thời gian, các
loại gia vị đã trở thành không thể thiếu trong nghệ thuật ẩm thực để tăng
cường hương vị và khẩu vị của các loại thực phẩm và đồ uống, vì vậy việc sử
dụng chúng không ngừng ở phương Tây. Với sự phát triển của các quy trình
tách, chiết xuất gia vị, gia vị đã được sử dụng rộng rãi hơn trong nước hoa,
mỹ phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm. Trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa, nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng với các loại phụ gia hóa
học, gia vị trở nên ngày càng quan trọng hơn vì nguồn gốc tự nhiên, hương vị,
chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Cũng có một sự tăng trưởng mạnh
trong việc sử dụng các sản phẩm thực vật tự nhiên và thảo dược trong ngành
công nghiệp mỹ phẩm, các loại gia vị như nghệ, nghệ tây, rau mùi, húng quế,
cỏ cà ri,… đã trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực này. Trong ngành công
nghiệp dinh dưỡng mới nổi, các loại hương liệu và gia vị có thể đóng một vai
trò quan trọng, vì có thế ứng dụng, sử dụng điều trị đã được khoa học chứng
minh và xác nhận, các đánh giá an toàn cần thiết đã được thực hiện (Theo
K.V.Peter, 2012) [13].
Các loại gia vị và hương liệu được sử dụng trong ẩm thực để tạo ra
hương vị, vị cay và màu sắc. Chúng cũng có chất chống oxy hóa, kháng



10

khuẩn, dược phẩm và tính chất dinh dưỡng. Ngoài những tác động trực tiếp
được biết đến, việc sử dụng những cây này cũng có thể dẫn đến tác các dụng
phụ phức tạp như giảm muối và đường, cải thiện kết cấu và phòng ngừa hư
hỏng đối với thực phẩm. Chúng được sử dụng để làm bánh kẹo hợp khẩu vị
hơn và ngon miệng hơn. Một số gia vị như nghệ và ớt bột, được sử dụng
nhiều hơn cho việc truyền đạt một màu sắc hấp dẫn hơn để tăng cường hương
vị. Vì chất chống oxy hóa và tính kháng khuẩn, nên các loại gia vị có chức
năng kép, ngoài truyền đạt mùi vị và hương vị, chúng còn đóng một vai trò
quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm bằng cách trì hoãn sự hư hỏng của
thực phẩm. Nhiều loại cây hương liệu và gia vị đã được sử dụng trong mỹ
phẩm, nước hoa và chăm sóc vẻ đẹp cơ thể từ thời cổ đại. Các ngành công
nghiệp sử dụng các loại dầu thơm của những loài cây này để sản xuất xà
phòng, kem đánh răng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu… Ngoài ra, chúng là thành
phần thiết yếu trong chăm sóc sắc đẹp như các tác nhân làm sạch, dịch truyền,
kem dưỡng ẩm, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, các loại kem mỹ phẩm,
kem khử trùng, chống khô da, cải thiện làn da và lọc máu (Theo Pamela,
1987; Ravindran et al., 2002) [11][14].
Ấn Độ được biết đến trên toàn thế giới như là “vùng đất của các loại gia
vị”. Các loại gia vị đã được trồng ở Ấn Độ từ thời cổ đại và đã nổi tiếng trên
khắp thế giới. Điều này thu hút các nhà thám hiểm, những kẻ xâm lược và
thương nhân từ các vùng đất khác nhau để bờ biển Ấn Độ. Ấn Độ với điều kiện
khí hậu và đất đai đa dạng, là quê hương của nhiều loại gia vị và là nơi sản xuất
các loại gia vị chất lượng nội tại cao. Gia vị đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc gia của Ấn Độ. Ấn Độ là nước sản xuất lớn nhất, góp (86%),
sản lượng gia vị toàn cầu theo sau là Trung Quốc (4%), Bangaladesh (3%),
Pakistan (2%), Thổ Nhĩ Kỳ (2%) và Nepal (1%). Thị trường nội địa ở Ấn Độ

tiêu thụ 90% các loại gia vị sản xuất trong nước và phần còn lại được xuất


11

khẩu. Ấn Độ có một vị trí đáng gờm trong thương mại gia vị thế giới với thị
phần 48% về khối lượng và 44% thị phần về giá trị. Ấn Độ độc quyền trong
việc cung cấp các loại dầu gia vị và nhựa dầu và là nơi cung cấp chính bột cà ri,
bột gia vị, hỗn hợp gia vị và gia vị trong gói tiêu dùng. Gia vị xuất khẩu đã tăng
trưởng đáng kể trong 5 năm qua, tốc độ trung bình hàng năm tăng 21% về giá
trị và 8% về khối lượng. Trong năm 2010 -2011 xuất khẩu gia vị của Ấn Độ là
525,750 tấn so với 502,750 tấn, trị giá trong năm 2009-2010. Gia vị từ ấn Độ
chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, tiếp theo là EU, Đông Âu, Đông và Tây á và Châu
Phi. Các kim ngạch xuất khẩu cao nhất là bạc hà tiếp theo là ớt, nghệ, thì là và
hạt tiêu đen (Theo K.V.Peter, 2012) [13].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, việc phát
triển cây gia vị đã có những bước tiến nhất định. Gia vị là sản phẩm đặc biệt,
do vậy sự cạnh tranh trên thị trường cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm
của toàn xã hội. Hoạt đông sử dụng cây gia vị đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh
thuận lợi về mặt môi trường đầu tư và tiếp cận công nghệ mới, thì phát triển
cây gia vị còn có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú sẵn có
tại các khu rừng tự nhiên trên cả nước. Trong những năm gần đây, sử dụng cây
gia vị ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo đủ cho
nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý.
Thực vật của Việt Nam có lẽ vào khoảng 12.000 loài. Đó là chỉ kể cây
có mạch chứ chưa kể đến rong, rêu, nấm. Nguyên nhân của sự phong phú,
phức tạp ấy là do Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, thuận hợp cho sự phát
triển của các loài cây cỏ. Việt Nam không có sa mạc. Lại nữa, Việt Nam nằm

trên khối Indosinias của vỏ trái đất bền vững từ mấy triệu năm, không bị ngập
dưới nước bao giờ. Vào Nguyên đại đệ tứ, Việt Nam không bị băng giá bao


12

phủ xua đuổi các loài thực vật. Sau cùng, Việt Nam là đường giao lưu hai
chiều của các thực vật chúng phong phú của miền Nam Trung Quốc,
Malaysia, Indonesia (Theo Phạm Hoàng Hộ, 1999) [4].
Các loài cây gia vị được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ đất nước,
trải dài trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, từ khí
hậu nhiệt đới núi cao đến vùng trung du phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, vùng núi cao Tây Nguyên, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt là ở khu vực phía Bắc.
Trong các loài cây cây gia vị hiện đã được công bố, nước ta có nhiều
loài cây được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới. Với hệ thực vật phong
phú về thành phần loài và khả năng cung cấp các cây gia vị quý. Việt Nam
được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về mặt cây gia vị trong khu vực
Đông Nam Á.
- Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Thính đã có những
nghiên cứu và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc,
gia vị ở địa phương, 1995 (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [8].
- Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân xã Tân Dương - huyện
Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên trong việc khai thác, sử dụng thực vật rừng làm
thực phẩm, gia vị (Theo Nguyễn Thị Phượng và cs, 2008) [6].
Tác giả đã xác định được kinh nghiệm của người dân xã trong việc sử
dụng các loài lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm, gia vị.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Xã Khâu Tinh cách trung tâm huyện lỵ Na Hang 75km về phía Bắc, có

tổng diện tích đất tự nhiên là 8.445,8 ha, có vị trí tiếp giáp với các đơn vị sau:
- Phía Bắc giáp các xã: Côn Lôn, Yên Hoa.


13

- Phía Nam giáp với thị trấn Na Hang.
- Phía Đông giáp các xã: Sơn Phú, Đà Vị.
- Phía Tây giáp với xã Năng Khả.
2.3.2. Địa hình địa thế
Địa hình xã Khâu Tinh chủ yếu là núi, núi cao nhất có độ cao 1200m,
độ cao trung bình khoảng 600m - 700m so với mực nước Biển. Mang đặc
điểm của vòng cung núi đá vôi Lô Gâm ở vùng Đông Bắc Việt Nam có địa
hình dốc, các dãy núi đá vôi hiểm trở và các bãi phù sa xâm lấn trong thung
lũng dọc theo con sông Năng, với các hệ thống hang động rộng khắp.
2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu tại địa bàn xã Khâu Tinh được chia thành hai mùa rõ rệt mùa
mưa và mùa khô, trong đó mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm: 220240C; Nhiệt độ cao nhất: 350- 380C; Nhiệt độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ
xuống tới 10C. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng
giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Xã Khâu Tinh có hai hệ thống sông chính là sông Năng và sông Gâm,
có một hồ ngăn nước để phục vụ tưới tiêu cây nông nghiệp ngoài ra còn có hệ
thống ao, đầm, khe suối nhỏ chảy từ các dãy núi cao.
Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa
các mùa trong năm. Khu bảo tồn có nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ đầu nguồn
của 2 con sông này, cùng các nhánh của chúng. Sông Năng (hiện bị ngập lũ
do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Khu bảo tồn thành 2 khu
vực, còn sông Gâm phía trên đập trở thành hồ và tạo thành ranh giới phía Tây
của Khu bảo tồn. Các vùng ngập lũ của cả hai sông này tạo thành lũ cắt ngang

vùng núi Pác Ta ở phía Tây bờ đập, dưới đập sông Gâm chảy về phía Nam và
gặp sông Lô.


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo 3 loại rừng................. 15
Bảng 2.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý ............... 15
Bảng 4.1. Mức độ phổ biến của các loài cây gia vị được nhắc đến tại
xã Khâu Tinh................................................................................. 22
Bảng 4.2. Danh mục các loài thực vật được sử dụng làm gia vị tại
xã Khâu Tinh................................................................................. 23
Bảng 4.3. Một số đặc điểm môi trường sống của các loài thực vật được sử
dụng làm gia vị tại xã Khâu Tinh................................................... 32
Bảng 4.4. Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng các loài thực vật làm
gia vị tại xã Khâu Tinh .................................................................. 35
Bảng 4.5. Phân hạng cây gia vị theo mức độ đe dọa của loài
tại xã Khâu Tinh - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang................. 43
Bảng 4.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu cộng đồng của các loài cây gia vị ......... 44
Bảng 4.7. Những cây gia vị có giá trị thương mại tại xã Khâu Tinh huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang .............................................. 46


15

Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo 3 loại rừng
Loại đất
loại rừng


Phân theo chức năng (ha)

Tổng cộng
(ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Đất lâm nghiệp

7.457,5

I. Đất có rừng

7245,70

1. Rừng tự nhiên

7.041,10

6.241,0

466,90

333,20

2. Rừng trồng


204,60

91,20

14,10

99,30

II. Đất chưa có rừng

211,80

149,50

27,70

34,60

1. Nương rẫy

26,20

17,20

2. Đất Ia, Ib

163,90

127,30


3. Đất Ic
4. Núi đá không cây
5. Đất khác trong LN

9,0
27,70

16,70

8,90
16,70

5,0

5,0

916,48
(Nguồn: Trạm Kiểm lâm xã Khâu Tinh)

Bảng 2.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý

STT

1

Loại chủ quản lý

BQL rừng


Tổng cộng
(ha)
6554,30

Đất chưa

Có rừng (ha)
Cộng

Rừng

Rừng có rừng

tự nhiên trồng

6.388,20 6.297,0 91,20

(ha)
166,10

Doanh nghiệp nhà
2

nước

0

3

Tổ chức kinh tế khác


0

4

Đơn vị vũ trang

0

5

Hộ gia đình

6

Cộng đồng thôn bản

0

7

Tập thể, tổ chức khác

0

8

UBND (Chưa giao)

91,6


811,6

73,60

0

73,60

18,0

783,90

744,10

39,80

27,7

(Nguồn: Trạm Kiểm lâm xã Khâu Tinh)


×