Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bảo vệ quyền sở hữu và quy định khác về quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.25 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng
biện pháp dân sự
1.1. Khái niệm
Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là quy định của pháp luật
dân sự về các phương thức khác nhau và cho phép chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp tài sản tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất của hành vi xâm
phạm để lựa chọn sử dụng một trong các phương thức đó để bảo vệ tài sản
hoặc khôi phục quyền sở hữu trở lại tình trạng ban đầu như lúc chưa bị xâm
phạm.
1.2.

Đặc điểm

Có nhiều phương thức khác nhau để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp tài sản lựa chọn sử dụng để bảo vệ quyền của mình khi quyền sở hữu bị
xâm phạm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài
sản khởi kiện trước Tòa án khi quyền sở hữu bị xâm phạm.
Có khả năng khôi phục, khắc phục các hậu quả về mặt vật chât cho chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản.
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản của mình, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tự bảo vệ
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản
thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện


pháp theo quy định của pháp luật như trông coi, quản lý, chống trả hành vi
xâm phạm tài sản.
- Yêu cầu người khác trả lại tài sản
2


Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của
mình phải trả lại tài sản đó.
- Yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu
của mình khi bị xâm phạm
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền thông qua phương
thức khởi kiện dân sự trước Tòa án, khiếu nại, tố cáo trước cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền khác để yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác
buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại
tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Các phương thức khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu
Tùy theo từng trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình theo một
trong ba phương thức sau đây:
- Kiện đòi lại tài sản
Là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp gửi đơn khởi kiện
đến Tòa án để yêu cầu Tòa án buộc người đang chiếm hữu tài sản không có
căn cứ pháp luật trả lại chính tài sản đó cho mình.
Bản chất của kiện đòi lại tài sản là buộc người đang chiếm hữu bất hợp
pháp một tài sản phải trả lại chính tài sản đó mà không được thay thế bằng tài
sản khác. Vì vậy, chỉ áp dụng phương thức khởi kiện này khi có đủ điều ba
điều kiện sau đây:

+Vật là đối tượng kiện đòi phải là vật đậc định: Chỉ áp dụng phương
thức kiện đòi lại tài sản nếu vật đó là vật đặc định vì bản chất của vật đặc định
là không thể thay thế được cho nhau.
3


+Vật phải còn tồn tại: Nếu vật là đối tượng kiện đòi không còn tồn tại
do bị tiêu hủy hoặc bị mất thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
không thể trả lại chính tài sản đó cho bên kiện đòi. Vì thế, trong trường hợp
này phải áp dụng phương thức kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật: Chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ có thể đòi lại vật khi biết được vật đó
đang do ai chiếm hữu. Vì vậy, khi tài sản đã rời khỏi sự chiếm hữu của bị đơn
thì người khởi kiện phải xác định được người đang thực tế chiếm hữu vật đó
là ai và khởi kiện người đó để đòi lại vật. Trong trường hợp không xác định
được người đang thực tế chiếm hữu vật là ai thì phải áp dụng phương thức
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, bị đơn có thể chính
là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản (người chiếm
hữu hợp pháp). Chẳng hạn, A cho B thuê tài sản, sau đó B bán cho C nhưng C
đã bị mất tài sản đó thì A kiện yêu câu B bồi thường thiệt hại. Có thể bị đơn là
người đã chiếm hữu tài sản không có căn cú pháp luật. Chẳng hạn, A cho B
thuê tài sản, B bị C trộm tài sản đó và một kẻ khác lại trộm tài sản đó từ C mà
không xác định được kẻ trộm tài sản là ai thì A hoặc B kiệ yêu cầu C bồi
thường thiệt hại.
+Thuộc trường hợp được phép đòi lại tài sản theo quy định của pháp
luật: Theo quy định của pháp luật dân sự, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp chỉ được quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu tài sản không có căn
cứ pháp luật nếu pháp luật có quy định. Vì vậy, dù đủ ba điều kiện trên nhưng
không thuộc trường hợp được đòi lại tài sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp chỉ được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp gửi đơn khởi kiện
đến Tòa án để yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở

4


hữu, quyền chiếm hữu tài sản bồi thường thiệt hại cho mình trong trường hợp
không đủ điều kiện để đòi lại tài sản.
- Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu hợp pháp
Là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp gửi đơn kiện đến Tòa
án yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi cản trwor trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình chấm dứt hành vi cản trở đó.
4. Các trường hợp được kiện đòi tài sản
-Đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được quyền đòi lại tài sản
từ người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (trừ trường hợp người
đang chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc
giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ
sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa) trong các trường hợp sau:
+Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu: Trong mọi trường
hợp, nếu tài sản rời khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu ngoài ý chí của họ như
bị mất, bị lấy cắp, bị cưỡng đoạt, bị cướp…, chủ sở hữu đều có quyền đòi lại
tài sản từ người đang chiếm hữu tài sản đó. Trừ trường hợp người đang chiếm
hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấy giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định tài sản nhưng sau đó người này không phải
là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
+Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của người chiếm hữu hợp pháp: Nếu

tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rời khỏi người chiếm
hữu hợp pháp ngoài ý chí của người này thì chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp đều có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu tài sản đó.
Chẳng hạn, A cho B mượn một máy tính, sau đó B bị người khác trộm chiếc
5


máy tính đò thì hoặc là A, hoặc là B đều có quyền đòi lại chiếc máy tính từ
người đang thực tế chiếm hữu.
+Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có được tài sản đó thông
qua hợp đồng không có đền bù với người có quyền định đoạt tài sản: Dù tài
sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp theo ý chí của họ và
người đang chiếm hữu thực tế tài sản đó được coi là chiếm hữu ngay tình thì
chủ sở hữu vẫn có quyền đòi lại tài sản đó nếu người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình có được tài sản đó thông qua một hợp đồng
không có đền bù. Chẳng hạn, A cho B mượn một chiếc máy tính xách tay, B
nói với C chiếu máy tính đó là của B và tặng cho C. Dù C được coi là chiếm
hữu ngay tình vì không biết chiếc máy tính đó là B mượn của A thì vẫn phải
trả lại cho A khi A đòi.
+Người đang chiếm hữu tài sản bị coi là chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật và không ngay tình: Dù có được tài sản thông qua một hợp đồng có
đền bù nhưng người chiếm hữu tài sản đó đã biết hoặc trong trường hợp buộc
phải biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại
tài sản cho chủ sở hữu khi họ đòi lại tài sản. Chẳng hạn, A cho B mượn chiếc
máy tính xách tay, sau đó B bán cho C, dù đã biết chiếc máy tính đó là B
mượn của A nhưng tham rẻ nên C đã mua.
-Đồi với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động
sản:
Chủ sở hữu chỉ không được quyền đòi lại tài sản nhưng trường hợp
người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu

giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải
là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Tất cả các trường hợp
còn lại khác, chủ sở hữu đều có quyền đòi lại tài sản từ nguồi đang thực tế
chiếm hữu.
6


5. Các trường hợp không được kiện đòi tài sản
-Đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Chủ sở hữu không được quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu
thực tế tài sản trong các trường hợp sau:
+Tài sản rời khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp đều theo ý chí của họ và người đang thực tế chiếm hữu được coi là
chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù. Chẳng hạn, A cho B
mượn một chiếc máy xách tay, B bán chiếc máy tính đó cho C. Vì cho rằng
chiếc máy tính đó là của B nên C đã mua chiếc máy tính đó.
+Người chiếm hữu tài sản có được tài sản đó thông qua bán đấu giá.
Chẳng hạn, A mua được một chiếc đồng hồ cổ thông qua bán đấu giá mà
chiếc đồng hồ này là tang vật của vụ án, lâu ngày không có người đến nhận
nên Tòa án quyết định xử lý thông qua bán đấu giá để sung vào ngân sách nhà
nước. Sau đó, B phát hiện chiêc đồng hồ đó là của mình nên đòi A trả lại.
Theo quy định tại Điều 258 BLDS 2005 thì A không phải trả lại cho B chiếc
đồng hồ đó.
+Người chiếm hữu tài sản có được tài sản đó thông qua giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là
chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản
do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Chẳng hạn, trong một vụ tranh chấp quyền
sở hữu tài sản giữa A và B, qua xét xử, A được Tòa án công nhận là chủ sở
hữu của tài sản X bằng một bản án. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A

bán tài sản này cho C. Vì có quyết định kháng nghị nên vụ án trên được xem
xét lại theo trình tự giám đốc thẩm và bản án trên bị hủy. B được công nhận là
chủ sở hữu của tài sản X bằng một bản án của Tòa án có thẩm quyền. Trong
trường hợp này, B chỉ có quyền yêu cầu A bồi hoàn toàn giá trị của tài sản mà
không được quyền đòi lại tài sản đó từ C.
7


-Đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động
sản
Chủ sở hữu được quyền đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền
sở hữu hoặc là bất động sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
đối với tài sản đó trong mọi trường hợp, trừ trường hợp người chiếm hữu tài
sản có được tài sản đó thông qua giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa
và trường hợp họ có được tài sản đó thông qua bán đấu giá.
6. Quy định khác về quyền sở hữu
6.1. Nghĩa vụ của chủ sở hữu
Bên cạnh các quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình chủ sở hữu
tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
-Nghĩa vụ trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người
khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài
sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy
cơ xảy ra.
-Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân
theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trowngf nếu làm ô nhiễm môi
trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để

khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
-Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình,
chủ sở hữu phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm

8


dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
-Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và bảo đảm an toàn đối với công
trình xây dựng liền kề
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp
luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng
cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng
đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho
ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
-Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu bất động sản liền kề
Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái
nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động
sản liền kề.
Chủ sở hữu nhà phải làm cồng ngầm hoặc rãnh thoát nước để nước thải
ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ
sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công
cộng làm ô nhiễm môi trường.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại và các
công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở

hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải đảm bảo
vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề
và xung quanh.

9


Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ
sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật
về xây dựng quy định.
Chủ sở hữu có nghĩa vụ tôn trọng quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề của chủ thể khác.
6.2.

Quyến sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (còn gọi là quyền địa dịch)
là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các động sản của các chủ
sở hữu khác trong việc sử dụng bất động sản vây bọc đó một cách hạn chế
nhằm bảo đảm việc sử dụng bất động sản của mình một cách bình thường.
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề bao gồm:
-Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ
sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở
hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng;
người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi
phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề giá trị quyền sử dụng đất
tương ứng với diện tích của lối đi, nếu không có thỏa thuận khác.
-Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản
liền kề

Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin
liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng
phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
-Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

10


Trong trường hợp do vị trí tự nhiên cảu bất động sản mà việc cấp, thoát
nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có
nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản
trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước
chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây
thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì nguồi sử dụng lối
cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
-Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu
nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình
một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu
có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại
cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

11




×