Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Phân tích cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã quang thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.2 KB, 124 trang )

TRNG I HC NễNG NGHIP H NI

KHOA KINH T V PHT TRIN NễNG THễN
_______________ *** _______________

BO CO TểM TT
KHO LUN TT NGHIP

PHN TCH C HI SINH K CA CNG NG DN C
NHM MC TIấU M BO AN NINH LNG THC
TRấN A BN X QUANG THNH, HUYN YấN THNH,
TNH NGH AN

"Tìm hiểu tình hìn
h phát triển kinh tế Nông hộ

huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình"
tại xã Qnh Bảo,

Tờn sinh viờn
Chuyờn ngnh o to
Lp
Niờn khoỏ
Ging viờn hng dn

:
:
:
:
:



Trn Nguyờn Khỏnh
Kinh t nụng nghip
KTNNC K51
2006 2010
ThS. Quyn ỡnh H

H NI - 2010


LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình học đại học
chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, và tiến
hành thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Phân tích cơ hội sinh kế của cộng đồng
dân cư nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã Quang Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ”.
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu của mình trong thời gian vừa qua, tôi xin
trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Thầy - Cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, những người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu các kiến thức chuyên môn
trong suốt bốn năm đại học và cả thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự đồng ý và giúp đỡ của ban lãnh đạo UBND Quang
Thành cũng như sự đồng thuận của bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực tập, phỏng vấn thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Thạc sĩ Quyền Đình Hà
là người đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.


Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện khóa luận

Trần Nguyên Khánh

i


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Mặc dù đã bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, tuy nhiên tại Việt Nam
vẫn còn rất nhiều bộ phận dân cư bị thiếu đói hàng năm. Quang Thành là một trong số
những xã nghèo của huyện Yên Thành, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn bởi
tình trạng cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất lạc hậu, dân số đông và kinh tế nghèo nàn.
Ưu thế duy nhất của xã là có diện tích rừng và diện tích đất canh tác khá dồi dào.
Các nguồn vốn sinh kế của các nhóm hộ tương ứng với các thôn đều thấp: lao
động chưa qua đào tạo chiếm tới 90%, vốn tài chính ít ỏi, các hội đoàn thể hoạt động
chưa thực sự tích cực; chỉ có nguồn vốn tự nhiên là phong phú và thuận lợi với diện
tích đất canh tác bình quân khoảng 1700 m 2/hộ và đa số hộ có rừng sản xuất. Kết quả
được tính toán theo phương pháp chỉ số cho thấy các nhóm hộ có điều kiện về nguồn
vốn sinh kế khá đồng đều: nguồn vốn con người, tài chính, vật chất, xã hội chỉ ở mức
xấp xỉ 0,5; còn nguồn vốn tự nhiên có chỉ số xấp xỉ 0,9 trên mức tối đa là 1. Với những
nguồn vốn đó, hộ còn phải sống trong điều kiện có nhiều bất ổn từ biến động lao động,
dịch bệnh và thu nhập theo thời vụ.
Vì thế, mặc dù đã huy động hết mức các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn
lực tự nhiên và con người cho các hoạt động sinh kế: trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê,
làm dịch vụ; vẫn có một tỷ lệ cao số hộ không đảm bảo được nhu cầu lương thực: Năm
2010 có 53,3% hộ dân thiếu đói tại các thôn. Số hộ thiếu lương thực tập trung chủ yếu
ở vùng công giáo của xã với tỷ lệ trên 50% và ở nhóm hộ có diện tích đất canh tác ít
và thiếu tài nguyên rừng là 40%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng này là tình
hình dân số đông, gia đình nhiều con, lao động lại thiếu việc làm tại các hộ điều tra.

Thiếu nước, dịch bệnh và mất mùa là nguy cơ thường trực khiến cho năng suất lúa của
hộ không ổn định, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực của
các hộ dân, đặc biệt là nhóm hộ nghèo nơi đây.
Để nghiên cứu cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư tại các thôn trên địa bàn, đề
tài sử dụng phương pháp phân tích về: khả năng tận dụng các cơ hội sinh kế của hộ;
khả năng đảm bảo ANLT trong các tình huống giả định: khi có dịch bệnh và mất
mùa; khi có sự biến động của các nguồn vốn sinh kế theo thời gian; khi có sự thay đổi
các chính sách tác động lên sinh kế người dân.
ii


Các nguồn trợ cấp cho hộ không đáng kể để có thể giải quyết vấn đề mất ANLT
của hộ và hộ phải dựa chủ yếu vào các nguồn lực của mình để tạo thu nhập. Trên thực
tế, thu nhập của các hộ trên năm lớn hơn rất nhiều so với số tiền phải chi cho mua
lương thực. Vì thế, tình trạng thiếu lương thực của hộ có nguyên nhân chính từ việc hộ
không sử dụng các nguồn thu nhập một cách hợp lý: chi tiêu cho lương thực được xếp
mức ưu tiên thấp, thóc gạo dự trữ thường bị lạm dụng để chi tiêu, các khoản thu nhập
lớn từ rừng cũng thường được dùng để xây nhà, mua tài sản chứ không dùng vào mục
đích phòng bị lúc gặp rủi ro.
Nếu mất mùa xảy ra trên cả hai vụ lúa, chi cho mua lương thực của các hộ
nhóm thôn nghèo tăng lên tới trên 4 triêu đồng/năm/hộ và có tới trên 60% số hộ sẽ lâm
vào tình trạng phải mua lương thực, chỉ có các hộ thôn khá là có thể tương đối ổn định
được cuộc sống của mình nhờ nguồn thu nhập phụ.
Dựa vào thực tế về quan niệm sinh đẻ của người dân trong cộng đồng, chúng
tôi giả định về thời gian tách hộ của các nhân khẩu trong hộ, và số khẩu sinh thêm của
hộ theo thời gian. Từ đó, kết quả phân tích dự báo sẽ có nhiều hộ dân ở đây tiếp tục
lâm vào cảnh thiếu lương thực và tỷ lệ hộ thiếu lương thực tăng lên do diện tích đất
nông nghiệp giảm đi chỉ còn từ 700 ÷ 1200 m 2/hộ. Nhóm hộ giáo dân sẽ lâm vào thiếu
đói trầm trọng nhất do có số con đông và quan niệm sinh đẻ tự do, với 90% số hộ vào
năm 2025 sẽ không đảm bảo được lượng lương thực mình cần. Nhóm hộ khá cũng sẽ

có tới 55% hộ thiếu lương thực. Đặc biệt, các hộ có đảm bảo tốt KHHGĐ thì có xu
hướng thoát ra khỏi tình trạng thiếu lương thực. Lương thực bình quân đầu người tại
các hộ nghiên cứu trong 10 năm tới đã thấp hơn mức nghèo là 2,4 tạ/người/năm, và
đến năm 2025 thì con số đó còn thấp hơn mức 2 tạ/người/năm, cho nên chi tiêu cho
mua lương thực của hộ tăng cao.
Các chính sách thay đổi cũng sẽ tác động đến khả năng đảm bảo sinh kế của hộ.
Các chính sách có tầm quan trọng đặc biệt là chính sách cho sinh viên vay vốn, chính
sách về lâm nghiệp. Nếu không có rừng để sản xuất nữa, các hộ sẽ có thu nhập giảm đi
nghiêm trọng, đồng thời nếu không được hưởng lợi từ nguồn vốn cho sinh viên đi học,
cũng có thêm nhiều hộ lâm vào tình trạng thiếu đói.
Bởi thế, cộng đồng dân cư xã rất cần được sự hỗ trợ của chính quyền về cơ sở
hạ tầng, tạo việc làm và giúp đỡ trong việc thực hiện các biện pháp kìm hãm sự ra tăng
iii


dân số. Trong đó dân số là vấn đề quan trọng nhất phải giải quyết ngay bằng việc tăng
cường tuyên truyền vận động người dân tại vùng công giáo, tăng cường sự tham gia
của người dân vào các tổ chức đoàn thể xã hội thông qua những lợi ích về kinh tế, hạn
chế số trẻ nghỉ học sớm. Giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng và đối với việc
tạo sinh kế bền vững cho người dân trong việc đảm bảo an ninh lương thực, vì thế cần
cho các hộ dân vay vốn để sản xuất với thời hạn và số lượng hợp lý hơn, đào tạo nghề
cho lao động nông thôn và khuyến khích giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng
như đường giao thông rất đáng được đầu tư để tạo điều kiện cho người dân phát triển
dịch vụ, buôn bán và sản xuất hàng hoá; đầu tư xây dựng các đập thuỷ lợi để đảm bảo
sản xuất ổn định. Nhà nước cần có chính sách tăng cường sự hoạt động của các ban cơ
sở như thú y, dân số, khuyến nông. Người dân cũng nên chủ động phát triển kinh tế
rừng và học tập kĩ thuật tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh để có nguồn thu nhập ổn
định hơn cho mục tiêu ANLT.

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI......................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN..............................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN......................x
DANH MỤC CÁC HỘP SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN..................................x
DANH MỤC ............................................................................................................... xi
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN.......................................xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................3
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................................3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
1.3.1 Phạm vi về nội dung................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi không gian.................................................................................................3
1.3.3 Phạm vi về thời gian................................................................................................3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................4
CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................................ 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm hộ và cộng đồng.....................................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm hộ.........................................................................................................4
2.1.1.2 Khái niệm về cộng đồng.......................................................................................4
2.1.2 Khái niệm về sinh kế, cơ hội sinh kế và khung sinh kế bền vững..........................5
2.1.2.1 Khái niệm về sinh kế ...........................................................................................5
2.1.2.2 Cơ hội sinh kế.......................................................................................................6

2.1.2.3 Khung sinh kế bền vững.......................................................................................6
2.1.2.4 Tài sản sinh kế......................................................................................................8
2.1.2.5 Kết quả sinh kế và chiến lược sinh kế................................................................13
2.1.2.6 Chính sách, tiến trình và cơ cấu.........................................................................14
2.1.2.7 Bối cảnh dễ tổn thương.......................................................................................14
v


2.1.3 An ninh lương thực................................................................................................15
2.1.3.1 Khái niệm về an ninh lương thực đối với hộ gia đình.......................................15
2.1.3.2 Phương pháp xác định mức độ đảm bảo an ninh lương thực của hộ.................16
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................17
2.2.1 Thành tựu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong
giai đoạn gần đây............................................................................................................17
2.2.1.1 Những thành tựu.................................................................................................17
2.2.1.2 Những tồn tại và thách thức...............................................................................19
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................22
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................22
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................................22
3.1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................22
3.1.1.2 Điều kiện địa hình và thổ nhưỡng......................................................................22
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu - thủy văn..............................................................................23
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................................................23
3.1.2.1 Điều điện đất đai và tình hình phân bố, sử dụng đất đai....................................23
3.1.2.3 Tình hình dân số - lao động................................................................................25
3.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng......................................................................................27
3.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản....................................................................................29
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................32
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.....................................................................32

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................................32
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp................................................................................................32
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp..................................................................................................33
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin.................................................................................35
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin...........................................................................35
3.2.4.1 Phương pháp định lượng....................................................................................35
3.2.4.2 Phương pháp định tính........................................................................................36
3.2.4.3 Phương pháp phân tích bối cảnh - dự báo.........................................................36
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài..................................................................39
3.2.5.1 Các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình..............................................................39
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................45
4.1 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ QUANG THÀNH
.........................................................................................................................................45
vi


4.1.1 Bối cảnh dễ tổn thương và hình thức đối phó.......................................................45
4.1.1.1 Khan hiếm và dư thừa lao động theo thời vụ.....................................................45
4.1.1.2 Xu hướng biến động thu nhập chi tiêu không cân xứng....................................46
4.1.1.3 Xu hướng biến động của thiên tai, dịch bệnh....................................................47
4.1.2 Thực trạng các nguồn vốn sinh kế của các nhóm hộ điều tra...............................47
4.1.2.1 Vốn con người....................................................................................................47
4.1.2.2 Vốn vật chất........................................................................................................50
4.1.2.3 Vốn tài chính.......................................................................................................52
4.1.2.4 Vốn xã hội...........................................................................................................54
4.1.2.5 Vốn tự nhiên.......................................................................................................56
4.1.3 Các chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư xã Quang Thành..........................58
4.1.3.1 Chiến lược kết hợp các nguồn vốn sinh kế để tạo hoạt động sinh kế................58
4.1.3.2 Chiến lược phân công lao động và sử dụng thời gian........................................61
4.1.4 Ảnh hưởng của thể chế và chính sách lên sinh kế của cộng đồng dân cư............63

4.1.4.1 Các chính sách của nhà nước..............................................................................63
4.1.4.2 Ảnh hưởng của các thể chế tại địa phương........................................................65
4.2 PHÂN TÍCH CƠ HỘI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ NHẰM MỤC
TIÊU ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC..............................................................68
4.2.1 Thực trạng an ninh lương thực trong cộng đồng dân cư xã Quang Thành..........68
4.2.1.1 Tình hình sản xuất lương thực............................................................................68
4.2.1.2 Tình trạng an ninh lương thực tại các nhóm hộ điều tra...................................69
4.2.2 Phân tích cơ hội của cộng đồng dân cư trong việc tận dụng các nguồn vốn sinh
kế nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực ............................................................71
4.2.2.1 Tổng hợp các nguồn vốn sinh kế của hộ............................................................71
4.2.2.2. Phân tích khả năng đảm bảo an ninh lương thực của cộng đồng dân cư.........74
4.2.3 Phân tích các cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư trong các trường hợp rủi ro về
sản xuất nông nghiệp......................................................................................................78
4.2.3.1 Các giả định........................................................................................................78
4.2.3.2 Kết quả phân tích về khả năng đảm bảo an ninh lương thực của cộng đồng....78
4.2.4 Phân tích cơ hội đảm bảo an ninh lương thực của cộng đồng dân cư trong sự biến
động của nhân khẩu theo thời gian.................................................................................81
4.2.4.1 Các giả định........................................................................................................81
4.2.4.2 Kết quả phân tích về khả năng đảm bảo an ninh lương thực của cộng đồng....82
4.2.5 Phân tích cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư với mục tiêu đảm bảo an ninh
lương thực trong các điều kiện thay đổi về chính sách .................................................85
vii


4.2.5.1 Chính sách về giao rừng sản xuất.......................................................................85
4.2.5.2 Chính sách về cho sinh viên vay vốn.................................................................86
4.2.5.3 Chính sách về giao khoán ruộng đất..................................................................87
4.2.5.4 Chính sách hỗ trợ các xã nghèo – phát triển cơ sở hạ tầng và tạo việc làm và
các chính sách phát triển khác........................................................................................87
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG

DÂN CƯ XÃ QUANG THÀNH TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG
THỰC..............................................................................................................................88
4.3.1 Căn cứ của các giải pháp.......................................................................................88
4.3.2 Các nhóm giải pháp...............................................................................................90
4.3.2.1 Nhóm giải pháp về dân số..................................................................................90
4.3.2.2 Nhóm giải pháp về việc làm...............................................................................93
4.3.2.3 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng.......................................................................94
4.3.2.4 Nhóm giải pháp về sản xuất và phòng trừ dịch bệnh.........................................96
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................98
5.1 KẾT LUẬN...............................................................................................................98
5.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................101
PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................103
Phụ lục 2: Các nguồn tạo thu nhập của các nhóm hộ điều tra.....................................111
Phụ lục 3: Các loại đầu tư cho sinh kế của nhóm hộ điều tra......................................112
Phụ lục 4: Các khoản chi sinh hoạt thiết yếu của các nhóm hộ điều tra......................113

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN
Bảng 2.1 Ngưỡng nghèo của Bộ Lao động – TB&XH quy đổi ra thóc và tiền......16
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Quang Thành........................24
Bảng 3.2 Tình hình dân số vào lao động của xã Quang Thành qua các năm........26
Bảng 3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã Quang Thành.......................................28
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất của xã Quang Thành qua các năm..............................30
Bảng 3.5 Các giả định về sự biến động nhân khẩu của hộ theo thời gian..............38
Bảng 3.6 Hệ thống chỉ tiêu nhà ở - Vốn tài sản........................................................40
Bảng 3.7 Hệ thống chỉ tiêu tài sản lâu bền - Vốn tài sản.........................................40
Bảng 3.8 Hệ thống chỉ tiêu Dịch vụ thiết yếu - Vốn tài sản.....................................41

Bảng 3.9 Hệ thống chỉ tiếu số nhóm xã hội có tham gia tích cực - Vốn xã hội......41
Bảng 3.10 Hệ thống chỉ tiêu Quan điểm về địa phương - Vốn xã hội....................42
Bảng 3.11 Hệ thống chỉ tiêu vốn tài chính................................................................43
Bảng 3.12 Hệ thống chỉ tiêu vốn tự nhiên ...............................................................43
Bảng 3.13 Hệ thống các chỉ tiêu vốn con người.......................................................43
Bảng 4.1 Các chỉ số nguồn vốn con người của các nhóm hộ điều tra.....................48
Bảng 4.2 Chỉ số vốn vật chất của các nhóm hộ điều tra..........................................51
Bảng 4.3 Chỉ số vốn tài chính của các nhóm hộ điều tra........................................53
Bảng 4.4 Chỉ số vốn xã hội của nhóm hộ điều tra...................................................55
Bảng 4.5 Chỉ số vốn tự nhiên của nhóm hộ điều tra................................................57
Bảng 4.6 Tình hình sản xuất lương thực của các nhóm hộ.....................................68
Bảng 4.7 Tình hình an ninh lương thực của xã Quang Thành tháng 4 hàng năm69
Bảng 4.8 Tình trạng thiếu lương thực và các biện pháp đối phó của các nhóm hộ
..................................................................................................................................... 70
Bảng 4.9 Phân tích SWOT cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của cộng
đồng............................................................................................................................. 72
Bảng 4.10 So sánh thu nhập và mức chi cho lương thực thiếu của hộ..................75
Bảng 4.11 Kết quả xếp hạng mức độ ưu tiên của các khoản chi tiêu của hộ.........76
Bảng 4.12 Dự báo về sự suy giảm diện tích lương thực của hộ theo thời gian......82

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN
Sơ đồ 2.1 Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID)....................................................7
Sơ đồ 4.1 Cây vấn đề của tình trạng an ninh lương thực thiếu đảm bảo ..............89
Đồ thị 4.1 So sánh các chỉ số nguồn vốn sinh kế giữa các nhóm hộ.......................72
Đồ thị 4.2 Tình trạng thiếu lương thực của hộ khi có rủi ro .................................79
Đồ thị 4.3 Dự báo về sản lượng lương thực bình quân đầu người trong tương lai
..................................................................................................................................... 83

Đồ thị 4.4 Dự báo về tình trạng thiếu lương thực trong tương lai.........................84
Đồ thị 4.5 Hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại các hộ giáo dân
..................................................................................................................................... 92

DANH MỤC CÁC HỘP SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN
Hộp 4.1 Mong muốn của các hộ được có việc làm...................................................60
Hộp 4.2 Ý thức chăm lo học hành cho con cái của các hộ dân nhóm I..................62
Hộp 4.3 Quan niệm về sinh đẻ của người dân Trung Bắc, Trung Nam ................67
Hộp 4.4 Thói quen bán lương thực dự trữ để tiêu dùng của hộ.............................77
Hộp 4.5 Vai trò của rừng đối với kinh tế của xã và của hộ gia đình......................86

x


DANH MỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN

ANLT
CPRGS
GTSX
HĐND
KHCNNN
KHHGĐ
KV
KV2 – NT
SP
SWOT
TB & XH
UBND
VBARD

WTO

An ninh lương thực
Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo
Gía trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Khoa học Công nghệ Nông nghiệp
Kế hoạch hóa gia đình
Khu vực
Khu vực 2 – Nông thôn
Sản phẩm
Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
Thương binh và xã hội
Ủy ban nhân dân
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức thương mại thế giới

xi


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển đất nước tại mọi quốc gia, dù là nước đang phát triển hay
phát triển, thì mục tiêu nâng cao mức sống người dân luôn là trọng tâm hàng đầu. Yếu
tố con người lúc nào cũng là động lực cơ bản cho sự phát triển, đồng thời cũng là đối
tượng mà sự phát triển cần phải hướng tới. Làm cho đời sống của nhân dân được đảm
bảo hay không, chính là điều kiện tiên quyết để đánh giá chất lượng của các kế hoạch
phát triển tại các quốc gia.
Muốn có được kết quả đó, chính phủ ở mỗi nước phải có sự quan tâm phù hợp
cho cả những vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề xã hội, mà trong đó sự quan tâm

đối với cuộc sống của người nghèo rất cần được đặc biệt chú trọng. Người nghèo, đặc
biệt là người nghèo ở những vùng kinh tế còn kém phát triển như nông thôn, miền núi
là những người dễ bị tổn thương nhất trước bất kỳ một sự thay đổi tiêu cực nào của
điều kiện ngoại cảnh. Với đặc điểm trình độ dân trí thấp, ít vốn, nguồn lực sản xuất ít
ỏi, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông liên lạc khó khăn, lại ít cơ hội tiếp xúc với
những dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá và thị trường, các hộ dân nghèo thường là đối
tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.
Ở nước ta hiện nay, mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được thành tựu
cực kỳ xuất sắc được thế giới ghi nhận, song hiện tại vẫn còn một bộ phận không nhỏ
người dân phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống tối thiểu
hàng ngày. Mặc dù công cuộc đổi mới trong sản xuất nông nghiệp đã giúp nước ta đã
giải quyết được vấn đề an ninh lương thực, nhưng vẫn còn rất nhiều hộ dân thuộc diện
phải “lo ăn từng bữa”. Chỉ cần một tác động nhỏ từ nền kinh tế thị trường và thể chế
chính sách cũng có thể khiến họ lâm vào những vấn đề khó mà giải quyết được. Vì
vậy, công tác giải quyết những khó khăn và tăng cường khả năng đảm bảo đời sống
của các cộng đồng dân cư ở những vùng nghèo vẫn rất đáng được đặt lên hàng đầu
trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trên thực tế, những chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã có những
sự quan tâm rõ rệt nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho những cộng đồng người dân ở các
khu vực đặc biệt khó khăn, qua các chương trình 134 ,135, 143 và các chính sách phát
1


triển nông thôn, ưu đãi đầu tư... Nhiều sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ cũng
đã hướng tới các cộng đồng này với mục đích tương tự. Tuy nhiên, để tạo được sinh kế
bền vững cho cộng đồng, vấn đề cốt lõi phải là hướng họ vào việc sử dụng hiệu quả
những nguồn lực bản địa vốn có sẵn tại địa phương, chứ không phải là sự trợ giúp về
mặt tài chính hay vật chất trong ngắn hạn. Nhiều chương trình và dự án của cả chính
phủ và các tổ chức phi chính phủ đã gặp phải hiện tượng: khi các dự án hoàn thành và
rút đi, chỉ sau vài năm người dân lại trở lại với tập quán sản xuất cũ, thu nhập giảm đi

và lại lâm vào hoàn cảnh khốn khó; không hiếm địa phương sau khi không còn là đối
tượng của dự án 135 thì cộng đồng dân cư ở đó tái nghèo nhanh chóng, thường xuyên
lâm vào tình trạng thiếu đói. Đó là một thực trạng mà đòi hỏi những nhà chính sách
cần có cái nhìn hết sức toàn diện và trung thực, khách quan về kết quả của những nỗ
lực giảm nghèo đã thực hiện được. Chúng ta vẫn tự hào rằng Việt Nam đã giữ vững
được an ninh lương thực, thậm chí xuất khẩu gạo, nhưng ai dám phủ nhận rằng toàn bộ
các khu vực khó khăn như trung du, miền núi Việt Nam còn rất nhiều cộng đồng dân
cư thiếu đói. Hiện nay, với bối cảnh Việt Nam mới gia nhập WTO và sự suy giảm của
tài nguyên thiên nhiên song hành với biến đổi khí hâu, sẽ có nhiều hơn nữa những tác
động tiêu cực đe doạ đến sinh kế bền vững của những cộng đồng dân cư này.
Nếu lấy ví dụ về vấn đề bất ổn trong mức sống người dân thì xã Quang Thành,
Yên Thành, Nghệ An là một địa bàn rất điển hình. Dựa vào kết quả phát triển kinh tế
và xã hội trên địa bàn, Quang Thành đã được UBND xã đăng ký ra khỏi dự án hỗ trợ
các xã nghèo của huyện năm 2007, tuy nhiên chỉ một mùa vụ mất trắng năm 2009, tất
cả các hộ trong xã đã phải nhận trợ cấp lương thực cứu đói trực tiếp từ UBND tỉnh
Nghệ An. Thực trạng đó đã phản ánh một vấn đề hết sức cấp thiết trong công cuộc
phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội ở
nước ta hiện nay: đó là làm sao cho người dân nghèo được thoát nghèo, đảm bảo được
mức sống tối thiểu dựa trên việc sử dụng bền vững những nguồn lực mà họ có thể tiếp
cận được một cách lâu dài. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh
lương thực trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.

2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích cơ hội của sinh kế của cộng đồng dân cư tại xã Quang Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
(2) Tìm hiểu thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư tại xã Quang Thành, Yên
Thành, Nghệ An.
(3) Phân tích cơ hội của sinh kế của cộng đồng dân cư tại xã QuangThành, Yên
Thành, Nghệ An nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư xã
Quang Thành trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là (1) Các hộ dân trên địa bàn xã Quang Thành, Yên
Thành, Nghệ An; (2) Các tổ chức hành chính, kinh tế và xã hội tại địa phương có tác
động tới sinh kế của cộng đồng dân cư; (3) Nhà nước và các tổ chức quốc tế có ảnh
hưởng tới sinh kế cộng đồng dân cư ở tầm vĩ mô.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về nội dung
(1) Sinh kế của cộng đồng dân cư với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.
(2) Phân tích các cơ hội sinh kế của cộng đồng dân cư.
(3) Sinh kế bền vững dựa trên các nguồn lực: vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con
người, vốn vật chất, vốn tài chính.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Thành, Yên Thành, Nghệ An.
1.3.3 Phạm vi về thời gian
-

Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được lấy trong giai đoạn từ 2000
-2009; số liệu sơ cấp từ phỏng vấn điều tra trong giai đoạn từ 2007 – 2010.

-


Thời gian thực hiện đề tài: từ 23/12/2009 đến 26/5/2010.
3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm hộ và cộng đồng
2.1.1.1 Khái niệm hộ
Theo nghiên cứu và tổng hợp của TS. Đỗ Kim Chung, (1997), có một số khái
niệm về hộ như sau:
Theo Weberster - từ điển kinh tế, 1990: hộ là những người cùng sống chung
dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
Theo Martin năm 1998: hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác.
Theo Raul, năm 1989: hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có quan
hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân
mình và cộng đồng.
Theo Megee năm 1989: hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc
không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Theo hệ thống quản lý nhân khẩu của Nhà nước Việt Nam, hộ gồm những
người cùng sống dưới một mái nhà. Những thành viên của hộ là những người thực tế
thường trú dài – trên 6 tháng.
Tổng cục thống kê sử dụng để tiến hành trong cuộc tổng điều tra dân số: Hộ
gồm những người có quan hệ hôn nhân hoặc ruột thịt hoặc nuôi dưỡng có quỹ thu chi
chung và cùng chung sống lâu dài.
Trong đề tài của mình, chúng tôi sử dụng khái niệm hộ bao gồm những người
có đặc điểm chung sau:
- Có chung huyết tộc hoặc có quan hệ hôn nhân hoặc nuôi dưỡng
- Cùng chung nguồn thu nhập

- Cùng tiến hành sản xuất chung
2.1.1.2 Khái niệm về cộng đồng
Theo Phạm Thanh Hải (2009), có nhiều quan điểm về cộng đồng. Tuy nhiên, có
thể hiểu 1 cách chung nhất, đó là 1 tập hợp những người sống thành xã hội, có quan
điểm chung với nhau, gắn bó thành một khối. Cộng đồng bao gồm 2 loại hình cơ bản:
4


(1) Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng 1 địa bàn
với các đặc điểm xã hội thống nhất và có 1 quan hệ ràng buộc với nhau. Họ được áp
dụng chính sách chung.
(2) Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không
gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích
hợp tác hay hiệp hội có tổ chức.
Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng, quy định: Cộng đồng dân cư thôn là toàn
bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum,
sóc... hoặc đơn vị tương đương.
Có nhiều quan điểm cho rằng: Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn
bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng văn hóa, kinh tế, xã hội,
truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó
với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn, bản. Theo quan điểm này,
cộng đồng chính là “cộng đồng dân cư thôn bản”.
Như vậy, khái niệm cộng đồng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Tùy thuộc và khía
cạnh xem xét, đánh giá (tổ chức, tiêu chuẩn) mà có thể có cộng đồng lớn hoặc cộng
đồng nhỏ, liên kết lỏng hay chặt chẽ ( cộng đồng trong cộng đồng). Mặt khác, những
tính chất hay tiêu chuẩn đánh giá này cũng chỉ là tương đối (thậm chí là thay đổi theo
thời gian) nên khái niệm cộng đồng thường mang tính chất bao quát chung mà thôi.
2.1.2 Khái niệm về sinh kế, cơ hội sinh kế và khung sinh kế bền vững
2.1.2.1 Khái niệm về sinh kế
Sinh kế (Livelihood) hay còn gọi là kế sinh nhai. Sinh kế bao gồm tất cả các

khả năng, tài sản (tư liệu sản xuất, xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương
thức sống [1].
Sinh kế tuỳ thuộc vào các khả năng và của cải (nguồn lực vật chất, xã hội) và
những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh [1].
Sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng của
con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ [1].

5


Sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu
dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như: các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
các nguồn tài chính, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ...
Sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực,
cú sốc và duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai
nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở tài nguyên tự nhiên [1].
Sinh kế của một người hay của một gia đình là bền vững khi họ có thể đương
đầu và phục hồi trước các căng thẳng, chấn động và tồn tại được hoặc nâng cao thêm
các khả năng và của cải của họ hiện nay và cả trong tương lai mà không làm tổn hại
đến các nguồn lực môi trường [7].
Như vậy, sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia đình phải
thực hiện dựa trên các khả năng và tài sản sinh kế để kiếm sống. Một sinh kế được coi
là bền vững nếu sinh kế đó có thể duy trì được và phát triển ở cả hiện tại và tương lai
trước những bối cảnh dễ gây tổn thương tới nó nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới tài
nguyên tự nhiên.
2.1.2.2 Cơ hội sinh kế
Cơ hội có thể hiểu là tất cả những gì mà con người có khả năng huy động để
thỏa mãn mục đích của mình mình. Nó có thể là những điều kiện thuận lợi sẽ đem lại
những kết quả tốt nếu con người biết tận dụng hợp lý [7]. Ví dụ, khi Việt Nam gia

nhập WTO thì cơ hội của nước ta là điều kiện cạnh tranh với các quốc gia trên thế
giới, tự do hoá thương mại, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế.
Kết hợp với khái niệm về sinh kế thì cơ hội sinh kế là những khả năng của con
người, của hộ về nguồn lực sinh kế, khả năng kết hợp các nguồn lực này trong các
hoạt động sinh kế để nhằm mục tiêu vượt qua những áp lực, cú sốc và duy trì hoặc
nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai nhưng không gây ảnh
hưởng xấu đến cơ sở tài nguyên tự nhiên.
2.1.2.3 Khung sinh kế bền vững
Bộ Phát triển quốc tế của Chính phủ Anh (DFID) đã xây dựng Khung sinh kế
bền vững (Sơ đồ 2.1). Trong khung này thể hiện những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới
6


sinh kế của người dân và sự liên quan giữa các nhân tố đó. Con người được lấy làm
trung tâm trong khung sinh kế bền vững. Khung sinh kế giải thích mối quan hệ giữa
con người, sinh kế, môi trường, chính sách và các thiết chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
2003).

Bối cảnh
dễ tổn
thương

Chính sách,
Vật thể

Con người

- Chiều
hướng


Vốn
sinh kế

- Thời vụ
- Chấn
động

tiến trình và cơ

Tự nhiên

Tài chính

cấu
Cấu trúc:
- Các cấp chính
quyền

Xã hội

- Khu vực tư
nhân

(Sốc)

Quy trình thực
hiện:

Kết quả
sinh kế

- Tăng thu
nhập
- Cuộc sống
đầy đủ hơn
CHIẾN
- Giảm khả
LƯỢC năng tổn
SINH thương


- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lực tự
nhiên

- Chính sách
- Pháp luật
- Thể chế
- Văn hoá

Sơ đồ 2.1 Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID)
Khung sinh kế đã đơn giản hoá cuộc sống thực. Trong khung thể hiện sự tương
tác giữa các tác nhân đã tạo ra những ảnh hưởng đến sinh kế của người dân theo từng
mức độ tương tác nhất định. Có 5 nhóm nhân tố chính trong khung sinh kế bền vững:
Bối cảnh dễ tốn thương; Vốn sinh kế; Chính sách, tiến trình và cơ cấu; Chiến lược sinh
kế; Kết quả sinh kế.
Khi sử dụng khung phân tích sinh kế không nên theo kiểu quan sát tuyến tính,
từ trái qua phải... Nên sử dụng khung theo phân tích tương tác móc xích giữa các
nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Kết quả sinh kế có ảnh hưởng
lớn tới Tài sản sinh kế (khả năng và của cải) thông qua Chiến lược sinh kế. Chiến lược

sinh kế ngoài chịu tương tác từ Tài sản sinh kế còn chịu tương tác từ Chính sách, Tiến
trình và Cơ cấu. Bối cảnh dễ gây tổn thương trong khung sẽ tạo ra những ảnh hưởng
7


nhất định đến Tài sản sinh kế; đồng thời, nó lại chịu ảnh hưởng từ sự chi phối của
Chính sách, tiến trình và cơ cấu. Giữa Tài sản sinh kế và Chính sách, tiến trình và cơ
cấu cũng có sự tương tác với nhau. Rõ ràng quan hệ giữa các tác nhân trong khung
sinh kế bền vững là quan hệ móc xích rất phức tạp.
Chiến lược sinh kế có sự trùng lặp với Chính sách, Tiến trình và Cơ cấu đã thể
hiện mối quan hệ trực tiếp và gần gũi giữa Chiến lược của người dân, Thiết chế xã hội
và Chính sách của nhà nước. Quan hệ giữa Chính sách, Tiến trình và Cơ cấu với Bối
cảnh dễ tổn thương cho thấy con người tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến Bối cảnh
đó. Bối cảnh dễ tổn thương sẽ được giảm nhẹ mức độ gây tổn thương thông qua sự
thay đổi Chính sách của chính phủ, đặc biệt là những cái có liên quan đến chiều hướng
và chấn động phi tự nhiên [1].
Khung sinh kế bền vững giúp cho các nhà quản lý, cán bộ phát triển, người
hưởng lợi... có chung một ngôn ngữ và một phương pháp tư duy về sinh kế. Khung
sinh kế bền vững thường phù hợp với tính chất tổng thể, phức tạp mà những người dân
nghèo kỳ vọng về sinh kế của họ. Tuy nhiên, không nên sử dụng khung sinh kế bền
vững trực tiếp với người dân và cộng đồng mà chỉ nên dùng những câu hỏi theo danh
mục chung của khung để xác định nhu cầu và vấn đề của địa phương; đồng thời, chỉ ra
nguyên nhân và cơ hội cải thiện sinh kế của cộng đồng.
2.1.2.4 Tài sản sinh kế
Tài sản sinh kế hay còn gọi là vốn sinh kế. Vốn sinh kế là những nguồn lực cụ
thể cũng như những khả năng của con người trong khai thác, sử dụng, tái tạo, bồi
dưỡng và bảo vệ vốn.
Vốn sinh kế bao gồm: Vốn con người, vốn xã hội, vốn vật thể và vốn tự nhiên.
Tuy nhiên, chỉ có hai nguồn quan trọng để hình thành nên các loại vốn trên là tự nhiên
và con người (sức lao động, sự sáng tạo trong lao động).

Trong thực tế, khó có thể lượng hoá thành tiền đối với những dự trữ vốn vật thể
do con người tạo nên. Vốn liên tục chu chuyển. Trong quá trình chuyển sở hữu, vốn sẽ
được định giá theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo tình hình thực tế. Loại vốn
này có thể thay thế cho loại vốn khác, hay nói cách khác là vốn có khả năng chuyển
hoá (thay thế) rất linh hoạt. Chẳng hạn khi bán vốn tự nhiên, vốn tự nhiên đã chuyển
8


thành vốn tài chính đối với người bán, còn đối với người mua thì vốn tự nhiên đó lại
chuyển thành vốn vật thể. Các loại vốn sinh kế được giải thích như sau [1].
a. Vốn con người
Trong một gia đình, vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của
lực lượng lao động hiện có trong gia đình đó. Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy
thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao
động, giói tính của các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏe của các
thành viên gia đình, tiềm năng về lãnh đạo. Vì vây, vốn con người là một yếu tố trọng
yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lý các
nguồn vốn. Vốn con người của hộ được thể hiện qua các chỉ số:
-

Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ/ gia đình gồm tỷ lệ giữa người
trong độ tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giói tính.

-

Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình bao gồm trình độ
học, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống…

-


Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm
linh và tình cảm của họ.

-

Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng.

-

Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian một cách hiệu
quả.

-

Hình thức phân công lao động cho cả người lớn và trẻ em.

b. Vốn xã hội
Vốn xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các
nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức, mà họ xây
dựng lên do có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng nhau cộng tác.
Thành viên của các tổ chức chính thức (như các tổ chức đoàn thể, hợp tác xã, các
nhóm tín dụng tiết kiệm) thông thường phải tuân thủ những quy định và luật lệ đã
được chấp nhận. những mối quan hệ tin cẩn, thúc đẩy sự hợp tác có thể mang lại sự
giúp đỡ cho con người qua việc tạo ra những mạng lưới an toàn phi chính thức (ví dụ
hỗ trợ của mọi người trong những thời kỳ gặp khó khăn) và giảm chi phí (ví dụ qua
9


các hoạt động cùng nhau tiếp thị). Vốn xã hội của hộ gia đình được thể hiện qua các
chỉ số:

-

Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được
lập nên do có chung mối quan hệ hoặc cùng sở thích).

-

Các cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường (ví dụ các hợp tác xã và
các hiệp hội).

-

Những luật lệ, quy ước của thôn, bản về các hành vi ứng xử, sự trao đổi và
quan hệ qua lại trong cộng đồng.

-

Các sự kiện, lễ hội và niềm tin xuất phát từ truyền thống, tôn giáo.

-

Những cơ hội để tiếp cận thông tin như các buổi họp thôn, câu lạc bộ
khuyến nông, câu lạc bộ phụ nữ.

-

Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương
như tham gia vào các tổ chức đoàn thể và chính quyền xã.

-


Những cơ chế hòa giải mâu thuẫn của địa phương.

Vốn xã hội có thể có hiệu quả trong tăng cường quản lý các nguồn lực chung
(vốn tự nhiên) và bảo dưỡng các công trình hạ tầng (vốn vật chất).
Một vài lợi ích quan trọng khác có được từ nguồn vốn xã hội đó là khả năng
tiếp cận thông tin, khả năng tạo ảnh hưởng đến công việc của địa phương và đòi hỏi
nghĩa vụ của người khác đối với mình. Vốn xã hội có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực.
c. Vốn tự nhiên
Các nguồn lực tự nhiên bao gồm: 1) Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng
và sản phẩm từ đất, rừng và chăn nuôi); 2) Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ
chống bão và xói mòn rừng…). Những tài sản và dịch vụ này cũng có thể cho cả hai
loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Nguồn vốn tự nhiên của hộ được thể hiện ở
các chỉ số:
-

Các nguồn tài sản chung như các khu đất bảo tồn của xã và các khu rừng
cộng đồng.

-

Các loại đất của hộ gia đình bao gồm đất ở, đất trồng cây mùa vụ, đất lâm
nghiệp, đất vườn hộ…

10


-

Nguồn cung cấp thưc ăn và nguyên liệu từ tự nhiên và nguồn do con người

sản xuất ra.

-

Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi, trồng
của hộ và từ rừng trong tự nhiên.

-

Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn
nuôi.

-

Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi,
nuôi trồng thủy sản…

-

Các nguồn đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và chu kỳ dinh dưỡng.

-

Các yếu tố khí hậu và những may rủi thời tiết.

-

Giá trị cảnh quan cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và giải trí.

Vốn tự nhiên thường kéo theo sự tương tác phức hợp giữa các nguồn lực do cá

nhân hoặc hộ gia đình làm chủ và quản lý với các nguồn lực công cộng do cộng đồng
hoặc nhà nước làm chủ và quản lý.
d. Vốn tài chính
Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để đạt
được mục tiêu của mình. Những nguồn vốn này bao gồm nguồn dự trữ tài chính và
dòng tài chính.
Dự trữ tài chính: Tiết kiệm là một loại vốn tài chính được ưa chuộng do nó
không kèm theo trách nhiệm liên quan và không phải dựa vào những nguồn khác. Tiết
kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác như
vật nuôi, đồ trang sức…Các nguồn tài chính cũng có thể có được qua các đơn vị hoạt
động tín dụng.
Dòng tiền theo định kỳ: cộng thêm với nguồn thu nhập thường xuyên, các dòng
tiền theo định kỳ thường là lương hưu, hoặc những chế độ khác của nhà nước và tiền
thân nhân gửi về.
Vốn tài chính của hộ được thể hiện dưới các chỉ số:
-

Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản
phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về.

11


-

Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các
nguồn chính thức (ví dụ ngân hàng) và các nguồn phí chính thức (ví dụ chủ
nợ, họ hàng…)

-


Tiết kiệm (bằng tiền mặt, gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và những
dạng tích lũy khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất.

-

Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ gia
đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau.

-

Các hoạt động tạo thu nhập phụ như thu lượm lâm sản ngoài gỗ.

-

Những cho trả từ phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí)
và một số dạng trợ cấp của nhà nước.

Nhìn chung, để có được đóng góp tích cực cho vốn tài chính, các dòng tiền mặt
cần đáng tin cậy (cho dù không thể đảm bảo mức tin cậy tuyệt đối nhưng vẫn có sự
khác nhau giữa việc được trả một lần và tiền thu nhập theo định kỳ mà trên cơ sở đó
con người có thể vạch kế hoạch đầu tư).
Vốn tài chính là một loại tài sản sinh kế mà người nghèo thường có it nhất.
Trên thực tế, do thiếu vốn tài chính nên đã làm cho các tài sản sinh kế khác trở nên có
giá trị đối với người nghèo.
e. Vốn vật chất
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản cũng như các tài
sản và công cụ sản xuất của hộ gia đình. Vốn vật chất của hộ gia đình được thể hiện
dưới các chỉ số:
-


Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống ,
công trình thủy lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh, các mạng
lưới cung cấp năng lượng, nơi làm việc của chính quyền xã và nơi tổ chức
các cuộc họp của thôn bản.

-

Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, vệ sinh.

-

Các tài sản trong gia đình như đồ nội thất, dụng cụ nấu nướng, đồ chơi trẻ
em.

-

Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến.

-

Các hệ thống vận tải công cộng như xe chở khách và các phương tiện giao
thông của gia đình như xe máy, ngựa…
12


-

Cơ sở hạ tầng về truyền thông và thiết bị truyền thông của gia đình như đài,
ti vi,….


Một số nghiên cứu đã cho thấy việc thiếu hạ tầng cơ bản, nơi trú ngụ đảm bảo
và hoàng hóa tiêu dùng là những vấn đề cốt lõi của nghèo đói. Nếu không có sự trợ
giúp của công cụ và thiết bị, sẽ không khai thác hết được tiềm năng sản xuất của con
người.
Để đánh giá được sự tác động của cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng lên các
loại hình sinh kế, cần xem xét các vấn đề về khả năng tiếp cân, khả năng chi trả và
chất lượng. Ví dụ, các nguồn cung cấp năng lượng cần phải sạch và nằm trong khả
năng chi trả của người dân. Việc cấp nước sinh hoạt cần đủ về số lượng và chất lượng.
-

Những công cụ sản xuất như mấy khâu, thiết bị nông nghiệp và phương tiện
giao thông có thể có những tác động trưc tiếp đến việc nâng cao thu nhập.

-

Một số công cụ sản xuất như các máy móc nông nghiệp lớn hoặc thiết bị chế
biến có khả năng tiếp cận sử dụng thông qua việc chia sẻ chi phí (cùng sở
hữu), đi thuê hoặc trả tiền dịch vụ.

Năm loại vốn sinh kế giúp cho các nhà phân tích nhìn nhận cái mà người dân có
là gì, cái gì người dân cần có, để giúp họ cải thiện vốn sinh kế.
2.1.2.5 Kết quả sinh kế và chiến lược sinh kế
Kết quả sinh kế mang tính chất tiêu chí cao nhất trong khung sinh kế bền vững.
Cụ thể hoá kết quả sinh kế là những vấn đề thuộc về an sinh xã hội, thu nhập, an ninh
lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước những thay đổi (an ninh sinh kế), cải
thiện công bằng xã hội cho hiện tại và cả trong tương lai [7]. Kết quả tiêu biểu cho
những thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong
muốn đạt được.
Chiến lược sinh kế là cách thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của

họ. Nam giới cũng như nữ giới, các hộ, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa
sinh kế. Các chiến lược đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường và việc làm trong nền kinh tế. Người
dân có thể sử dụng những gì họ có thể tiếp cận được để tồn tại hoặc cải thiện tình hình
hiện tại.

13


×