Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng tại địa bàn xã tam sơn từ sơn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.64 KB, 80 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam, nông nghiệp là nền móng cho sự phát triển kinh tế nói chung. Hiện
nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có một
tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông
nghiệp, chúng ta đang từng bước xây dựng nền nông nông nghiệp theo hướng
cơ giới hóa. Tức là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng,
phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt
hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị giữa các vùng miền, góp phần
giữ vững ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hiện nay. Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn là
phải có một thị trường tài chính nông thôn phát triển, trong đó hoạt động tín
dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hoạt động tín dụng vừa đem lại thu nhập cho các tổ chức tín dụng vừa
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vay vốn phát triển sản xuất, kinh
doanh, mở rộng quy mô, khơi dậy những ngành nghề truyền thống đồng thời
mở mang các ngành nghề mới tạo thêm việc làm nâng cao đời sống cho nhân
dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên để tồn tại, tín dụng đối với hộ nông dân cũng phải vận hành theo
cơ chế thị trường không thể theo cơ chế bao cấp. Song do đặc điểm cho vay
vốn hộ nông dân có những khó khăn riêng như: món vay nhỏ, khách hàng ở
địa bàn rộng, đi lại khó khăn, lãi suất cho vay thấp, trả lãi không đúng kỳ hạn
làm cho nợ quá hạn tăng lên, nguồn vốn bị thiếu hụt làm ảnh hưởng đến vòng

1



luân chuyển vốn. mặt khác, các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín
dụng ở khu vực kinh tế nông thôn. Nhiều hộ nông dân cần vốn với số lượng
lớn thì chưa được cho vay do gặp vướng mắc về tài sản thế chấp hoặc được
vay nhưng lại sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả kinh tế thấp. Dẫn đến
chất lượng tín dụng chưa cao, quy mô tín dụng chưa được mở rộng. Do vậy
vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao kết quả hoạt động của các tổ chức tín
dụng và để đồng vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.
Tam Sơn là một xã đi đầu trong xu hướng phát triển ngành nghề dịch
vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp của huyện Từ Sơn. Chính vì vậy nhu
cầu về vốn tín dụng tại địa bàn xã rất lớn, tương đương xu hướng phát triển
trên thì sự phát triển của thị trường tài chính trong nông thôn, với nhiều tổ
chức tín dụng khác nhau đang hoạt động trong xã, cả về tổ chức tín dụng
chính thống và không chính thống đã giải quyết được một phần nào đó nhu
cầu về vốn sản xuất cho các hộ, giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tình
trạng cho vay nặng lãi và tệ nạn xã hội. Hoạt động tín dụng nông thôn trong
xã Tam Sơn máy năm gần đây đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh
mẽ. Số lượt hộ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản
xuất tăng dần qua các năm. Mức vốn vay của hộ trong xã cũng như là số tiền
gửi của các hộ nông dân vào các tổ chức tín dụng ngày một lớn. Hoạt động
tín dụng trong xã diễn ra một cách sôi nổi với sự kết hợp hoạt động của hai tổ
chức tín dụng chính thống và không chính thống. Các hộ nông dân xã Tam
Sơn đã sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả hơn, qua đó các hộ nông
dân đã vươn lên làm giàu tạo diện mạo mới cho quê hương của mình.
Một số vấn đề đặt ra trong nông thôn là làm thế nào để huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân? Vai trò, vị trí và mức độ tham gia của các tổ
chức tín dụng gồm cả chính thống và không chính thống vào sự phát triển
kinh tế của người dân? Làm thế nào để các tổ chức tín dụng đáp ứng được
nhu cầu cần thiết về vốn của nông dân để phát triển kinh tế? Khả năng tiếp

2



cận nguồn vốn tín dụng của các hộ nông dân? Mục đích và hiệu quả sử dụng
nguồn vốn tín dụng của các hộ nông dân?
Từ đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng

tại địa bàn xã Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh.”

3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trên địa bàn xã
Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng trên địa bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng nông thôn
và hoạt động tín dụng nông thôn.
- Thực trạng các hoạt động tín dụng trên địa bàn xã Tam Sơn - Từ Sơn –
Bắc Ninh.
- Các yếu tố ảnh hưởng trong hoạt động tín dụng trên địa bàn xã Tam
Sơn- từ sơn - Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn xã.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động vốn vay và cho vay của các tổ chức tín dụng.
- Các hộ nông dân xã Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian:

+ Đề tài được nghiên cứu từ ngày: 10/01/2010 đến 10/05/2010.
+ Số liệu được thu thập trong 3 năm 2007 – 2009.
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Tam sơn - Từ Sơn
- Bắc Ninh.
- Nội dung: Nghiên cứu các hoạt động huy động vốn và cho vay vốn
trên địa bàn xã. Hiệu quả sử dụng vốn vay đến các hộ nông dân.

4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TRONG NÔNG THÔN
2.1 Một số vấn đề chung về tín dụng
2.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
“Tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh là Creditium có nghĩa là tin tưởng.
Tiếng anh là Credit . Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam , “ Tín dụng” có
nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng
một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang
người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng có giá trị lớn hơn.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế rất đa dạng, thể hiện quan hệ giữa
người đi vay và người cho vay. Người đi vay nhận của người vay một khoản
vốn nào đó và sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định, người đi vay phải
trả lại món tiền gốc và kèm theo một khoản gọi là lợi tức tín dụng của người
cho vay.
Nhìn chung vấn đề tín dụng được hiểu theo nhiều quan điểm khác
nhau, mỗi quan điểm đều thể hiện được những điểm cơ bản về tín dụng. Tuy
nhiên có hai quan điểm sau đây được coi là tiêu biểu nhất.
Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả.
Quan hệ vay mượn này ra đời và ngày càng mở rộng theo sự phát triển của

nền sản xuất hàng hoá. Đây là một quan niệm hết sức khái quát nên phạm vi
nghiên cứu của nó rất rộng trong mọi lĩnh vực hoạt kinh tế. Tuy những quan
hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả đều là tín dụng. Như vậy
theo hình thức đó chưa phản ánh một cách chính xác về quan niệm này.
Theo quan điểm thứ hai thì tín dụng được biểu hiện là tổng số tiền
được gửi vào các tổ chức tín dụng là quyền kiểm soát số tiền đó đã bị chuyển
đổi cho đối tượng khác có quyền kiểm soát số tiền gửi. Một rổ chức tín dụng
có hai bộ phận rõ rệt: Một bên là người vay, một bên là người cho vay. Nó

5


cũng gồm cả giá của sự chuyển số tiền đó, chính lãi suất giữa người cho vay
và người vay. Người cho vay trong kinh doanh tín dụng là một cá nhân hay tổ
chức, người vay trong tín dụng cũng có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp có
nhu cầu về tiền tệ để phát triển sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
hoặc đầu tư cho tương lai.
Nhìn chung quan niệm này đã phản ánh một cách cụ thể về quan hệ tín
dụng, thông qua các đối tượng tín dụng, các tổ chức tín dụng giúp cho nhận
thức trong quan hệ tín dụng, do vậy quan hệ này được sử dụng phổ biến trong
các lĩnh vực kinh tế khi có nhu cầu vay mượn tín dụng.
2.1.1.2 Bản chất của tín dụng
Trong sự phát triển của xã hội loài người, tín dụng đã ra đời và cùng
với sự ra đời của nền sản xuất hang hoá. Do đó, tín dụng là một phạm trù
kinh tế vừa là phạm trù lịch sự. Từ khi ra đời, tín dụng đã gắn liền với
phương thức sản xuất nhất định. Bản chất của tín dụng phản ánh phản hồi của
các quan hệ sản xuất và do bản thân của quan hệ sản xuất quyết định.
Thật vậy, các phương thức sản xuất trước CNTB , tín dụng thể hiện
quan hệ bóc lột tàn bạo, phi kinh tế của tầng lớp cho vay nặng lãi đối với
những người sản xuất nhỏ. Trong phương thức sản xuất TBCN tín dụng phản

ánh và thực hiện sự bóc lột của giai cấp công nhân và các tần lớp lao động
khác. Trong xã hội mới được thực thể hiện cụ thể trong các mối quan hệ tín
dụng trong nền kinh tế XHCN.
Sở dĩ tín dụng phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất và do bản chất
của quan hệ sản xuất định là do tín dụng biểu diễn quan hệ về mặt kinh tế
giữa những người thiếu vốn và những người chủ vốn trong xã hội. Hai tầng
lớp này cũng là những đại diện trong những quan hệ sản xuất. Mối quan hệ
giữa họ phụ thuộc vào quan hệ sản xuất của xã hội đó và phản ánh quan hệ
sản xuất của xã hội đó và phản ánh quan hệ sản xuất giữa các đối tượng có
quan hệ với nhau trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế trong xã hội. Do đó

6


bản chất của tín dụng là rất quan trọng nó phản ánh rõ nét mọi góc độ trong
quan hệ sản xuất trong xã hội ngày nay.
2.1.2 Các hình thức tín dụng
Tín dụng được chia làm nhiều hình thức theo các tiêu thức nhất định
như: Thời gian, đối tượng cho vay, mục đích và hình thức biểu hiện cuả vốn,
chủ thể của các hoạt động tín dụng.
a. Theo thời hạn cho vay
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn trong vòng 1
năm như tín dụng theo tháng, theo vụ (3 – 9 tháng)
- Tín dụng trung han (1 – 3 năm): Thường là những khoản vay để nuôi
đại gia súc, trồng cây lưu gốc, đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật vào sản xuất…
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 3 năm. Tínn dụng
dài hạn trong nông nghịêp là để trồng và chăm sóc vây dài ngày, cây lâm
nghiệp, chăn nuôi gia súc cơ bản, mua sắm tàu thuyền, máy móc thiết bị sản
xuất, chế biến nông – lâm - thuỷ hải sản, mở rộng cơ sở sản xuất…

b. Theo đặc điểm của vốn
- Tín dụng vốn lưu động: Là những khoản vay để mua các yếu tố đầu
vào cho sản xuất, trang trải chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi đại gia súc…
- Tín dụng vốn cố định: Là những khoản vay để mua máy móc, thiết bị,
trồng cây lâu năm, nuôi gia súc cơ bản…Đây là những khoản vay nhằm tạo
ra tài sản cố định trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Đây là cách phân
loại dễ hiểu nhất vì mỗi khoản vay đều cho một loại mục đích sử dụng. Có
tác dung phân tích lợi nhuận của những loại tín dụng hoặc từng món nợ cũng
như cung cấp các thông tin khác trong đánh giá tài chính
c. Theo mục đích sử dụng vốn

7


- Tín dụng sản xuất, lưu thông hàng hoá: Đây là những khoản vay để
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp hay trong lưu thông
hang hoá như buôn bán dịch vụ thương mại.
- Tín dụng tiêu dùng : Là những khoản vay dung để xây dựng nhà cửa
mua sắm…
Qua mục đích sử dụng vốn có thể đánh giá được hiệu quả của từng loại tín
dụng.
d. Theo hình thức biểu hiện vốn vay
- Tín dụng bằng tiền: Là những khoản vay bằng tiền.
- Tín dụng bằng hiện vật: Là những khoản vay bằng hiện vật như vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho bảo vệ thực vật…
Phân loại theo hình thức này đa dạng hơn, thuận tiện hơn theo từng mục
đích sử dụng vốn vay, phù hợp hơn với hộ nông dân
e. Theo chủ thể quan hệ tín dụng
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp

dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá .
- Tín dụng ngân hàng: Là loại tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức tín
dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tầng
lớp dân cư hoặc với các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Tín dụng tư nhân, cá nhân: Là loại quan hệ tín dụng giữa cá nhân và tư
nhân cho vay nặng lãi hoặc giữa cá nhân với nhau.
- Tín dụng thuê mua: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với các
tổ chức tín dụng thuê mua, được áp dụng với các khoản đầu tư vào tài sản cố
định.
g. Theo phương diện tổ chức
- Tín dụng chính thống: Là hình thức huy động vốn và cho vay vốn
thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thống có đăng ký hoạt động

8


công khai theo pháp luật, hoặc chịu sự quản lý của chính quyền nhà nước các
cấp. Các tổ chức tín dụng chính thống bao gồm hệ thống ngân hàng, kho bạc
nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, các tổ chức
đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước, các chương trình, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của
chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á ( ADB)…
- Tín dụng không chính thống: Là tổ chức tín dụng cho các tổ chức, các
cá nhân nằm ngoài các tổ chức chính thống. Hiện nay có rất nhiều quan điểm
khác nhau xung quanh vấn đề này. Các nhà kinh tế Đức cho rằng tín dụng
không chính thống là: “ Việc huy động các nguồn không thuộc ngân hàng
giám sát như bạn bè, họ hàng, hụi họ…, việc cung ứng vốn phi chính thồng
không chịu sự quản lý của Nhà nước nhưng vẫn theo một nguyên tắc nhất

định”. Hầu hết các nghiên cứu về tín dụng không chính thống rất phổ biến ở
các nước Châu á. Các nhà kinh tế Indonexia cho rằng tín dụng là hình thức
tín dụng chưa được thể chế hóa. Ở Việt Nam có tác giả cho rằng tín dụng
không chính thống là hình thức hoạt động ngoài ngoài khuôn khổ luật định.
Tuy nhiên, hình thức tín dụng này có ý nghĩa to lớn trong việc cung ứng bổ
sung vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhất là ở trong nông hộ khi thị trường vốn
chính thống chưa đủ mạnh. Hình thức này bao gồm cả việc cho vay nặng lãi,
chơi hụi họ, vay mượn bạn bè, người thân...
2.1.3 Các chức năng của tín dụng
Tín dụng có chức năng quan trọng đối với hoạt động kinh tế thể hiện ở 3
chức năng chính:
- Tập trung và phân phối lại vốn ( chủ yếu là vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi theo nguyên tắc hoàn trả).
Đây là chức năng quan trọng nhất của tín dụng, với chức năng này tín
dụng sẽ tập trung hay huy động đại bộ phận vốn nhàn rỗi trong xã hội để

9


phân phối lại với hình thức cho vay để giúp phát triển kinh tế nâng cao đời
sống nhân dân. Thông qua hình thức này tín dụng đưa đại bộ phận vốn vừa
giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn ở nơi khác, đảm bảo quá trình,
tăng nhanh tốc độ luân chuyển xã hội.
- Tiết kiệm chi phí phát hành tiền:
Việc sử dụng các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi tham gia ngay vào
quá trình chu chuyển xã hội sẽ làm giảm bớt khối lượng tiền mặt trong lưu
thông và do đó giảm được các chi phí phát hành tiền.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Chức năng này chủ yếu được thể hiện trong hình thức tín dụng ngân hàng.
Thông qua các hoạt động của mình, tín dụng ngân hàng theo dõi các hoạt

động của đơn vị, các ngành trong nền kinh tế, từ đó có kế hoạch thực hiện các
vấn đề kinh tế , có kế hoạch thực hiện các vấn đế kinh tế, có kế hoạch cụ thể
đối với những vấn đề đầu tư cung cấp vốn cho quà trình sản xuất. Đồng thời
thông qua những chính sách, chế độ, thể lệ, những nguyên tắc và điều kiện
cũng như các biện pháp nghiệp vụ để đôn đốc hướng dẫn các ngành kinh tế
hoạt động đúng hướng và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, hướng các
hoạt động kinh tế của các tổ chức, các đơn vị đi đúng mục đích phát triển
kinh tế xã hội. Với chức năng kiểm soát đối với từng đơn vị và các tổ chức
kinh tế, vừa thực hiện chức năng kiểm soát đối với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Và qua đó thúc đẩy sử dụng vốn hợp lý và đúng mục đích, tiết kiệm, tạo
điều kiện để khắc phục tình trạng mất cân đối của nền kinh tế.
Tín dụng với 3 chức năng chính này thực sự là một công cụ quan trọng
trong việc phân phối và quản lý các hoạt động của kinh tế, nhất là kinh tế
nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
2.1.4 Vai trò của tín dụng trong nông nghiệp nông thôn
- Tăng cường hiệu quả kinh doanh: Tín dụng có thể coi là nguồn thay
thế các điều kiện sản xuất. Chẳng hạn: dung vốn tín dụng để mua máy móc

10


thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian lao động thủ
công nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian lao động. Tín dụng cũng có thể cải
thiện điều kiện đầu tư cho sản xuất như mua được giống tốt hơn, mua được
phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng hơn… nhờ đó góp phần tăng hiệu
quả kinh doanh.
- Góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh: Kỹ thuật mới thay đổi và
các điều kiện thị trường thay đổi đòi hỏi các cơ sở kinh doanh nông nghiệp
phải có những điều chỉnh trong kinh doanh. Giống mới, công nghệ mới, quy
trình canh tác mới, nguồn năng lượng mới…Luôn là các yếu tố để tăng hiệu

quả, nhưng lại là yếu tố cần đầu tư thêm nhiều vốn. Yêu cầu thị trường về sản
phẩm cũng buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng cho phù hợp. Tín dụng là
nguồn quan trọng cho các chương trình điều chỉnh kinh doanh của các doanh
nghiệp.
- Giải quyết các biến động trong kinh doanh: Hoạt động kinh doanh
nông nghiệp có tính chất thời vụ rõ rệt, do đó nhu cầu về chi tiêu và thu nhập
nông nghiệp tạo ra thường không trùng khớp về thời gian . Sử dụng tín dụng
có thể làm giảm bớt những căng thẳng về vốn và chênh lệch về thu chi giữa
các thời điểm trong năm.
- Hạn chế những bất lợi trong kinh doanh nông nghiệp, thời tiết, bệnh
tật, giá cả…luôn gây ra những bất lợi ảnh hưởng tới kinh doanh. Tín dụng
được coi là yếu tố góp phần ngăn ngừa những điều kiện bất lợi trong kinh
doanh, chống lại những rủi ro có thể sảy ra: giảm xút thu nhập, thiếu khả
năng thanh toán, thiếu dự trữ sản xuất…
Tín dụng có thể còn nhiều vai trò khác tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng tín
dụng của từng doanh nghiệp, từng hộ nông dân. Điều đó phụ thuộc vào khả
năng quản lý và những điều kiện kinh doanh cụ thể của các cơ sở sản xuất.

11


2.2 Lãi suất tín dụng
2.2.1 Nguồn gốc lợi tức tín dụng
Vào thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi chế độ tư hữu ra
đời thì trong nội bộ công xã đã phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Khi đó,
việc điều hòa các sản phẩm thừa từ tầng lớp này sang tầng lớp khác chủ yếu
bằng hình thức cho nhau vay mượn. Lúc đầu việc cho vay chỉ mang tính
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của một số người trong cùng một công xã, về sau
những người giàu có vốn tiền tệ nhàn rỗi chưa có nhu cầu tiêu dùng hay đầu
tư thì họ vẫn có thể cho vay và sử dụng vốn này tuy nhiên họ vẫn có quyền sở

hữu số vốn này. Trong đó người đi vay phải chấp nhận một khoản thỏa thuận
nào đó với người vay đặt ra thì họ mới được vay vốn, người đi vay được sử
dụng số vốn này trong một thời gian thỏa thuận, tuy nhiên họ không có quyền
sở hữu số vốn trên. Như vậy trong quan hệ tín dụng, quyền sở hữu và quyền
sử dụng vốn tách rời nhau, do đó để đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình,
những người chủ vốn phải rang buộc người vay bằng những cơ chế tín dụng
chặt chẽ. Người đi vay sử dụng vốn vào mục đích sản xuất của mình, lợi
nhuận được tạo ra trong quá trình snar xuất được phân chia rõ rang theo tỷ lệ
đã thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay tương ứng với số vốn mà
người cho đi vay sử dụng. Phần lợi nhuận mà người cho vay được hưởng lợi
tức.
2.2.2 Khái niệm, chức năng, vai trò lãi suất tín dụng
Lãi suất có ảnh hưởng rất lớn từng cá nhân, đơn vị sản xuất hay doanh
nghiệp vì lãi suất ở các mức khác nhau đều dẫn đến những quyết định khác
nhau của mỗi cá nhân, đơn vị sản xuất hay doanh nghiệp.
Trong các hoạt động kinh tế, tiền lãi là chênh lệch giữa vốn tích luỹ trong
một giai đoạn, thời gian nào đó so với số vốn đầu tư ban đầu.
Tiền lãi = Tổng số tiền tích luỹ - Số tiền ban đầu

12


Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền mà người đi vay phải trả
cho người cho vay ( lợi tức ) trên tổng số tiền vay sau một thời gian nhất định
sử dụng số tiền đó. Lãi suất tính theo tháng hoặc năm.
Tiền Lãi trong một giai đoạn thời gian
X 100

Lãi suất(%) =
Số tiền ban đầu


Sau một thời gian hoạt động sản xuất nào đó ( có thể là một chu kỳ theo
quý hoặc theo năm). Số tiền lãi thu được so với số tiền ban đầu bỏ ra gọi là
lãi suất. Số tiền lãi càng lớn thì lãi suất càng cao và ngược lại.
Lãi suất tín dụng có thể được quy định cho tháng cho quý hoặc năm tùy
theo tính chất của nguồn vốn tín dụng.
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đơn vị doanh
nghiệp quy định phân chia ra làm 2 loại là lãi kép.
+ Lãi đơn: Là số tiền lãi đạt được chỉ tính theo số tiền ban đầu không tính
thêm tiền lãu tích luỹ phát sinh từ tiền lãi các giai đoạn trước thì nó gọi là lãi
đơn.
Lãi đơn được biểu thị bằng công thức:
M=SxIxn
Trong đó:
M

: Là tiền lãi tính theo lãi suất đơn

S

: Là số lượng tiền đầu tư ban đầu

I

: Là lãi suất

n

: Giai đoạn tính lãi


Trong các hoạt động kinh tế của các tổ chức doanh nghiệp lãi đơn thường
được áp dụng cho các khoản vay đơn hoặc vay ngắn hạn.
+ Lãi kép: Khi tính tiền lãi ở các giai đoạn trước gộp chung vào số tiền ban
đầu để tính lãi cho giai đoạn tiếp theo thì đó là lãi kép.
Công thức tính lãi kép:

13


S = s x (1+i)n
Trong đó :
S

: Là số tiền tính theo n kỳ cho vay

S

: Là lượng tiền ban đầu

i

: Là lãi suất

n

: Giai đoạn tính lãi

Đối với các hoạt động kinh tế thì lãi kép được áp dụng đối với tín dụng
trung và dài hạn. Lãi kép đòi hỏi việc tính toán tiền lãi phức tạp hơn nhiều so
với lãi đơn.

Nhìn chung trong các hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp thì lãi suất
là một vấn đề chủ yếu mà tất cả các ngành kinh tế đều quan tâm. Nó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nhịp độ chung trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế. Chính vì vậy thì lãi suất có chức năng và vai trò quan trọng.
Trong nền kinh tế, lãi suất có chức năng phân phối. Đối với chức năng này
thì lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ các khoản tiết kiệm hay nguồn vốn
nhàn rỗi vào những cách đầu tư và sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đối
với người tiết kiệm thì lãi suất là tiền thưởng cho hạn chế tiêu dung và chờ
đợi tiêu dung hay đầu tư vào sản xuất trong tương lai. Mức lãi suất tiết kiệm
càng cao thì càng khuyến khích được nhiều thành viên có vốn dự trữ gửi vào
tiết kiệm. Còn đối với người đi vay vốn để đầu tư vào sản xuất hay tiêu dung
nên mức lãi suất càng cao thì việc đầu tư hay tiêu dung càng ít. Chính vì vậy
chức năng này của lãi suất đảm bảo tốt cho việc huy động vốn và vay vốn
diễn ra một cách bình thường thuận lợi đối với sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế.
Bên cạnh đó, lão suất còn có chức năng kiểm soát trong chính sách tiền tệ
của chính phủ. Lãi suất có vai trò là trung tâm, nó được sử dụng như một
công cụ rất quan trọng để tác động lên toàn bộ nền kinh tế, kiểm soát được
lượng cung cầu tiền tệ không bị thất thoát hay làm mất giá đồng tiền.

14


Do vậy, nếu lãi suất càng cao thì lượng tuền cung ứng ra càng ít, nhu cầu
đảm bảo vốn để sản xuất kinh doanh chỉ đạt được một phần nhỏ trên toàn bộ
nền kinh tế. Và ngược lại nếu lãi suất thấp thì lượng tiền cung ứng ra được
nhiều hơn giải quyết tốt được vấn đề đầu tư các ngành nghề sản xuất trong
toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo tốt được vấn đề vốn cho người lao động.
Trong toàn bộ nền kinh tế thì lãi suất còn có vai trò hết sức quan trọng vì:
- Lãi suất là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa cung và

cầu tiền tệ, đồng thời lãi suất còn phản ánh thực trạng kinh tế của một nước
phát triển hay đang phát triển hay suy thoái. Và thông qua sự biến động của
lãi suất người ta có thể dự đoán được vấn đề kinh tế của một nước.
- Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong
nền kinh tế vì nó tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi người
cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Lãi suất tác động đến quyết định của từng cá nhân như chi tiêu hay để
dành tiết kiệm.
- Lãi suất cũng có tác động đến những quyết định của các doanh nghiệp
hoặc gia đình như dùng vốn để đầu tư vào nhà máy mới, mua thêm tư liệu sản
xuất hay gửi tích kiệm vào ngân hàng. Mỗi mức lãi suất đều có tác động
mạnh mẽ, trực tiếp đến tiết kiệm, đầu tư cho sản xuất, giá cả, tỷ giá hối đoái,
lạm phát.
Như vậy lãi suất rất quan trọng nó quyết định đến sự phát triển kinh tế của
đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.3 Hoạt động tín dụng trong nông thôn
2.3.1 Khái niệm
Hoạt động tín dụng trong nông thôn bao gồm tất cả các hoạt động tín dụng
trên địa bàn nông thôn, rất phong phú và đa dạng. Bao gồm các hoạt động
như huy động vốn và cho vay vốn của các tổ chức tư nhân, chơi hụi, mua bán
chịu, bán non sản phẩm…

15


2.3.2 Các hoạt động tín dụng nông thôn
2.3.2.1 Huy động vốn tín dụng
Đây là hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống như NHNN &
PTNT, hệ thống QTDND… Các tổ chức huy động vốn nhàn rỗi trong dân với
mục đích kinh doanh lấy lãi cùng với phương châm “ đi vay để cho vay”.

Hoạt động này đem lại lợi ích qua giá trị thời gian của số tiền gửi ( lãi suất ),
bên nhận hưởng lợi ích qua chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra.
2.3.2.2 Cho vay vốn tín dụng
Đây là hoạt động của tổ chức tín dụng ( chính thồng và không chính thống
). Các tổ chức này đưa ra vốn đến tay những người cần vốn và được trả công
bằng lãi suất tiền vay ( đối với các tổ chức chính thống là lãi suất đầu ra ),
những người cần vốn thì có vốn để sản xuất, sinh lợi nhiều hơn là rất nhiều so
với giá mà họ phải trả khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng ( lãi suất tiền vay ).
Lãi suất vay của các tổ chức tín dụng không chính thống rất nhiều nhưng thủ
tục cho vay đơn giản nên cả hình thức cho vay này cẫn song song tồn tại và
bổ sung cho nhau.
2.4 Những chủ trương, chính sách của Nhà Nước ta đối với công tác tín
dụng trong nông thôn trong những năm gần đây
Trong vùng nông thôn Việt Nam, hộ nông dân chủ yếu làm nông nghiệp.
Vì vậy, muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải tập trung vào sự phát triển
nông nghiệp nông thôn. Ngoài những chủ trương chính sách tác động trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp, Nhà nước ta còn ban hành các chính sách
thông qua hệ thống NHNN & PTNT nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất
nông nghiệp bằng quan hệ tín dụng với người sản xuất. Những năm qua, Nhà
nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách về việc cho các hộ nông dân
vay vốn để phát triển sản xuất.
Hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu sự hướng
dẫn của văn bản có tính pháp luật cao nhất là Luật ngân hàng Nhà nước Việt

16


Nam ( NHNN Việt Nam) số 01/1997 – QĐ 10 và luật tổ chức tín dụng số
02/1997 về quy trình tổ chức hoạt động của các tổ chức sao cho có hiệu quả,
đảm bảo tốt trong quá trình hoạt động. QĐ 10 đã ban hành ngày 12/12/1997,

Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm 7 chương, 63 điều gồm các vấn đề
về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tài chính hạch
toán và báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thanh tra, kiểm soát của NHNN
nói chung là toàn bộ vấn đề tổ chức hoạt động của ngân hàng, trong đó mọi
cơ chế hoạt động của ngân hàng được quy định một cách cụ thể đúng theo
quy định đã được ban hành và đây là văn bản có tính pháp lý cao, là cơ sở
chuẩn mực nhất để hệ thống ngân hàng hoạt động theo Từ đây tạo điều kiện
cho sự phát triển một hệ thống ngân hàng ngày càng mạnh mẽ và hoạt động
trong mọi lĩnh vực.
Từ khi Luật NHNN Việt Nam ra đời, hàng loạt các văn bản hướng dẫn
thực hiện cũng được ban hành, đó là Quyết đính số 67/1997/ QĐ – TTg của
thủ tướng chính phủ ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng
phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Quyết định này nhằm quy
định về nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn, những
mức vốn hợp lý đáp ứng được đủ mọi ngành nghề sản xuất. Bên cạnh đó hình
thức huy động nguồn vốn được quy định về cơ chế tín dụng cho nông nghiệp
nông thôn, cơ chế này đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với hoạt động tín
dụng của ngân hàng và khách hàng.
Qua tình hình thực tế thì QĐ số 67 sau khi vào thực hiện được một thời
gian đã làm cho tín dụng trong nông thôn tăng lên đáng kể, số hộ nông dân
vay vốn để phát triển sản xuất tăng lên. Ngoài ra, Quyết định số
148/1999/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 7/7/1999 cho phép
thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng xác nhận của chính quyền
địa phương về việc đang sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh tại địa
phương đối với trường hợp có nhu cầu vay vốn đến 10 triệu đồng nhưng chưa

17


có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp với ngân hàng để vay vốn

phát triển sản xuất.
Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT – 1999 giữa Trung ương Hội nông
dân Việt Nam và Ngân hàng NN&PTNT ngày 9/10/1999 về tổ chức thực
hiện Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông
thôn. Qua đây hội nông dân các cấp kết hợp với Ngân hàng NN&PTNT các
cấp để cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, với quy định các hộ
nông dân vay dưới 10 triệu đồng phải được sự bảo lãnh của Hội nông dân tại
vơ sở đó và với điều kiện người đứng tên vay là thành viên của hội thì không
cần thế chấp tài sản với ngân hàng và Hội nông dân sẽ đứng ra gánh một
phần trách nhiệm cùng với Ngân hàng NN&PTNT trong việc đầu tư và phát
triển sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Quyết định số 718/2001/QĐ – NHNN ngày 29/5/2001 của Thống đốc
ngân hàng về việc thực hiện cơ chế cho vay lãi thỏa thuận giữa tổ chức tín
dụng và khách hàng bằng ngoại tệ. Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN
ngày 31/122001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam của tổ chức
tín dụng đối với chế độ lãi suất cho vay thỏa thuận bằng đồng Việt Nam của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Cùng với các quy chế, cơ chế đã đổi
mới trước đó, văn bản trên đã tạo khung pháp lý mới thuận lợi hơn cho hoạt
đọng tín dụng nói chung và tín dụng nông thôn nói riêng làm cho hoạt động
mang tính thị trường hơn. Nhờ vậy, quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ
pháp luật, tự quyết và chịu trách nhiệm của ngân hàng và của khách hàng
cũng như quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng được cải thiện đáng kể.
Thông qua hoạt động, hệ thống ngân hàng đã cố gắng huy động vốn và đáp
ứng nhu cầu vốn đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế nông thôn
với nhiều thành quả quan trọng. Dư nợ cho vay khu cực này khu vực này
luôn chiếm khoanrg 30% tổng dư nợ cho vay kinh tế. Vốn tín dụng ngân
hàng đã được sử dụng hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nông

18



nghiệp nông thôn phát triể đảm bảo an ninh lương thực, từng bước tăng kim
ngạch xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định.
Ngày 28/6/2002 có Quyết định số 687/2002/QĐ – NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc công bố lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Ngày 4/7/2002 có Quyết định số 700/2002/QĐ – NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc gửi tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam
đối với các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử ngân hàng.
Ngày 17/7/2002 có Quyết định số 742/2002/QĐ- NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quyết định ủy thác về nhận ủy thác
cho vay vốn của tổ chức tín dụng.
Ngày 3/7/2002 có Thông tư số 4/2002/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam: hướng dẫn việc thực hiện giảm lãi suất cho vay của Ngân
hàng Thương mại Nhà nước đối với thương nhân khu vực II, III miền núi, hải
đảo và vùng đồng bào dân tộc theo quyết định số 2/2002/NĐ – Cp ngày
3/1/2002 của Chính phủ.
Ngày 29/7/2002 có Quyết định số 789/2002/QĐ – NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước: về việc giảm 30% lãi suất cho vay của Ngân hàng
thương mại Nhà nước đối với khách hàng vay thuộc phạm vi chương trình cá
xã đặc biệt khó khăn ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc.
Ngày 2/8/2002 Có Thông tư số 65/2002/TT – BTC của Bộ tài chính:
Hướng dẫn cấp chênh lệch lãi suất cho các ngành thương mại Nhà nước khi
thực hiện nhiệm vụ cho thương nhân vay dự trữ, bán lẻ cá mặt hàng thiết yếu
và mua nông, lâm sản tại khu vực II,III miền núi hải đảo và vùng đồng bào
dân tộc.
Ngày 4/10/2002 có Nghị định số 78/2002/NĐ – CP của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

19



2.5 Tình hình tín dụng nông thôn trong nông nghiệp nông thôn ở một số
nước trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình tín dụng trong nông nghiệp ở một số nước
2.5.1.1 Tín dụng nông nghiệp nông thôn Nhật Bản
Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến
khích mạnh mẽ phát triển nông nghiệp bằng cách thành lập Ngân hàng cầm
đồ thế nợ bất động sản ( Ngân hàng Hypoche) và những ngân hàng công –
nông nghiệp ở địa phương. Đến nay, những tổ chức này đã được thay thế
bằng các tổ hợp tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (AFFFC). Các
tổ hợp này đã cung cấp tiền vay cho nông nghiệp với một số lượng lớn, lãi
suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông
dân và các trang trại nông nghiệp. Các AFFFC cung cấp tiền vay chủ yếu
thông qua các HTX nông nghiệp. Có tới 60% số dư nợ của tổ hợp này là qua
ngân hàng HTX trung tâm nông nghiệp, lâm nghiệp.
Từ đầu năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay nông
nghiệp (GPALs) để tăng đầu tư cơ bản cho nông nghiệp. Nguồn vốn của
những chương trình này là từ Nhà nước và tư nhân thông qua HTX nông
nghiệp. Số lượng GPALs ngày càng tăng qua các năm, số lượng tiền vay
cũng ngày càng tăng lên, từ 156 tỷ yên năm 1965 lên đến 693 tỷ năm 1984.
Trong tổng sô tiền vay này, hơn 80% dùng cho gia tăng đất đai, hiện đại hóa
hoạt động trang trại và cơ giới hóa nông nghiệp. Chương trình cho vay nông
nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hiện nay được cho là khá hoàn hảo.
2.5.1.2 Tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở Thái Lan
Tín dụng nông nghiệp Thái Lan gồm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn ( thời gian là từ 6 – 12 tháng) cung cấp tín dụng cho
những chi phí hoạt động nông nghiệp trong một vụ.
- Tín dụng trung hạn ( thời gian cho vay từ 1 – 5 năm) cung cấp cho việc
mua trang thiết bị sản xuất.


20


- Tín dụng dài hạn ( thời gian vay từ 5 – 30 năm) cung cấp cho việc đầu tư
những tài sản lớn của trang trại.
Hầu hết những tổ chức chính thống ở Thái Lan cung cấp tín dụng ngắng
hạn và trung hạn, chỉ có một số tổ chức tín dụng chính thống đã được đăng
ký với Nhà nước thì mới cung cấp tín dụng dài hạn.
Tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất chuyên cung cấp tín dụng cho nông
nghiệp và nông dân Thái Lan là BAAC. Ngân hàng này được thành lập từ
cuối năm 1966, đến nay đã có 657 chi nhánh và 850 văn phòng trải rộng khắp
khu vực nông thôn. BAAC là ngân hàng của Chính phủ Thái Lan, 99,7%
nguồn vốn của BAAC là từ bộ tài chính. Hiện nay ngân hàng này cung cấp
tín dụng cho nông dân với lãi suất là 13%/năm bằng hai cách: Thông qua
HTX tín dụng nông nghiệp trực tiếp cho những nông dân cá thể không phải là
thành viên của HTX tín dụng. Tổ chức tín dụng chính thống thứ hai là cung
cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các ngân hàng thương
mại. Trong hệ thống này bao gồm Ngân hàng Băng – cốc, Ngân hàng
Ayudhya, Ngân hàng nông dân Thái Lan. Nhìn chung cách thức cho nông
dân vay vốn của các ngân hàng này là: cho vay có tài sản thế chấp đối với
nông dân cá thể và cho vay không thế chấp ( tín chấp) đối với nhóm hộ nông
dân.
Ngân hàng Nhà nước Thái Lan là một ngân hàng quốc gia. Ngân hang này
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp.
Tín dụng nông nghiệp từ nguồn này chủ yếu là từ lãi suất thấp nhằm hỗ trợ
cho sản xuất nông nghiệp.
Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức tín dụng trên bằng nhiều cách
khác nhau. Những nông dân giàu có, có tài sản thế chấp có thể vay trực tiếp
tại các tổ chức tín dụng chính thống họ muốn. Những nông dân nghèo, không
có tài sản thế chấp có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống một


21


cách gián tiếp bằng cách tham gia các HTX, các hiệp hội các nhóm hộ nông
dân.
2.5.2 Tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam tập trung
khoảng 70% dân số, trên 50% lao động nhưng đời sông của đa số nông dân
còn khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Trong đó chính sách nhằm cung cấp vốn, hỗ trợ vốn cho
nông dân phát triển sản xuất kinh doanh là một chính sách quan trọng. Tuy
nhiên, trải qua từng thời kỳ lịch sử thì chính sách này có những đặc điểm
khác nhau. Hiện nay, để phát triển suất, hộ nông dân có thể vay vốn từ các tổ
chức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy mô sản xuất của hộ.
Nhưng chủ yếu là từ các nguồn sau:
a. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được thành lập tháng 10 năm 1990 với
tư cách là một tổ chức tài chính tín dụng lớn nhất ở nông thôn. Năm 1997,
được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNN
& PTNT). Đến nay, NHNN & PTNT có tới gần 2600 chi nhánh lớn, nhỏ với
gần 10500 nhân viên. Nguồn vốn tự huy động tăng hàng năm và chiếm tỷ
trọng lớn, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước giảm hàng năm. Lượng vốn cho
vay hàng năm đều tăng.
Ngân hàng nông nghiệp đã tăng cường cho hộ sản xuất vay vốn. Thủ tục
cho vay ngày càng đơn giản và hợp lý, lãi suất cho vay từ ngày 1/1/2002 là
1.0%/tháng đối với vay ngắn hạn và 1,1%/tháng đối với ngân vay trung hạn
và dài hạn. Đối với kinh tế quốc doanh thì ngân hàng cho vay tập trung vào
một số ngành như: Kinh doanh lương thực, thu mua cà phê, công nghiệp chế

biến.

22


b. Ngân hàng phục vụ người nghèo (NHCSXH)
Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm
1996. Đây là ngân hàng của Nhà nước, là một bộ phận làm dịch vụ cho hộ
nghèo vay vốn. Nguồn vốn chủ yếu từ chính phủ và vay của NHNN &
PTNT. Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất
thấp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo sát nhập với Quỹ quốc gia hỗ
trợ việc làm thành một tổ chức có tên là Ngân hàng chính sách xã hội
(NHCSXH). Việc xét duyệt cho vay và thu hồi vốn được thực hiện thông qua
ban xóa đói giảm nghèo ở địa phương, Hội nông dân, Hội phụ nữ… mức vốn
vay khoảng từ 1 – 10 triệu đồng, lãi suất trung bình 0,5%/tháng. Lượng vốn
hàng năm NHCSXH đã cho 4.31 triệu lượt hộ nghèo vay vốn, với tổng số
tiền là 5.96 ngàn tỷ đồng. Nhờ đó nhiều hộ nghèo đã có vốn để mua sắm vật
tư, phương tiện sản xuất tăng thu nhập ổn định cuộc sống.
c. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân thành lập theo nghị quyết 390 TTg ngày 27/7/1993
của Thủ tướng chính phủ, ở thời điểm cao nhất cả nước có 978 quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở. Sau một thời gian chấn chỉnh, củng cố theo chỉ thị 57 –
CT/TW của bộ chính trị, nhiều quỹ tín dụng đã bị giải thể, đến nay còn
khoảng 893 quỹ cơ sở, quỹ tín dụng trung ương và vài chục chi nhánh
QTDTW; trong số đó có trên 96% quỹ hoạt động khá bình thường, gần 4%
quỹ hoạt động yếu kém cần phải tiếp tục củng cố về mọi mặt. Các quỹ tín
dụng hoạt động khá bình thường đang đóng vai trò có hiệu quả trong việc cho
vay vốn , các hộ nghèo, cho nhu cầu bức thiết cuộc sống ở nông thôn
d. Chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ

Trong những năm qua Nhà nước đã thực hiện chương trình tín dụng ưu
đãi bao gồm: chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (327), chương trình
giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo (120), chương trình xóa đói giảm

23


nghèo 135, hiện nay đang thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng. Các chương
trình cung cấp tín dụng cho nông dân với sự ưu đãi về mặt lãi suất, thủ tục
vay vốn đơn giản . Nguồn vốn cho các chương trình này một phần là từ ngân
chính sách Nhà nước, một phần khác là các khoản viện trợ của chính phủ
nước ngoài hay các tổ chức phi chính phủ. Việc cho vay được giao cho hệ
thống kho bạc Nhà nước phối hợp cùng một số ngành chức năng.
e. Tín dụng không chính thống
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh tín dụng chính thống còn
có sự tồn tại của tín dụng không chính thống. Các tổ chức tín dụng không
chính thống hoạt động không chịu sự chi phối, giám sát của pháp luật. Có
nhiều hình thức tín dụng không chính thống ở Việt Nam. Các hình thức tín
dụng này rất đa dạng và phong phú. Tín dụng không chính thống thường bao
gồm: Vay tư nhân; chơi hụi, họ; vay của anh em; vay của bạn bè, hàng xóm,
cầm đồ, mua bán chịu… Mức cho vay và lãi suất ở các hình thức tín dụng
này khác nhau. Có thể lãi suất rất thấp thậm chí là 0 nhưng cũng có cao gấp
mấy lần lãi suất tín dụng chính thống.
Những năm gần đây, tín dụng chính thống phát triển rất mạnh song không
thể phủ nhân vai trò của các tổ chức tín dụng không chính thống. Hai hệ
thống tổ chức này luôn tồn tại song song, hỗ trợ lẫn nhau và bổ xung cho
nhau hoạt động ngày càng có hiệu quả.
2.6 Tóm tắt một số nghiên cứu trước đây
Kim Thị Dung 1999 “ Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn
của hộ nông dân huyện gia lâm – Hà Nội”. Tác giả đã đề cập tới một số vấn

đề lý luận về thị trường vốn tín dụng nông thôn, mục đích và hiệu quả vốn tín
dụng của các hộ nông dân.
Vũ Tài Dũng 2003 “ Thực trạng cho hộ nông dân vay vốn tại NHNN &
PTNT huyện Gia Lâm – Hà Nội”. Tác giả đã cho thấy được thực trạng cho
vay vốn của NHNN & PTNT huyện Gia Lâm và một số giải pháp và kiến

24


nghị nhằm nâng cao chất lượng vay vốn của các hộ nông dân với NHNN &
PTNT.
Trần Văn Thân “ Thực trạng và những biện pháp nâng cao hiệu quả huy
động và cho vay vốn của NHNN & PTNT huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”
Luận văn tốt nghiệp Đại học, Hà Nội, 2002
Hoàng đình thuận “ Tìm hiểu các hoạt động tín dụng trong nông thôn ở xã
Lạc Dương – huyện Đô Lương – Nghệ An” Báo cáo tốt nghiệp, Hà Nội,
2006. Tác giả đã nêu ra được thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Mục đích, hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân và đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị.

25


×