Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận bộ ba bất khả thi ứng dụng và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.11 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VĨ MÔ II

ĐỀ TÀI: BỘ BA BẤT KHẢ THI. ỨNG DỤNG VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN

MÃ SV

1.
2.
3.
4.
5.
6.

1411110296
1411110304
1411110321
1411110322
1411110325
1411110334

LÊ HÀ KHÁNH HUYỀN
HỒ THỊ MỸ HUYỀN
PHẠM TRUNG KIÊN
HOÀNG TUẤN KIỆT


NGUYỄN PHƯƠNG LÂM
NGUYỄN THỊ LINH LAN

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
1


MỤC LỤC

2


A. LÍ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
I. Ba nhân tố của lý thuyết bộ ba bất khả thi
Giáo sư Robert Mundell được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi.
Và “mô hình Mundell-Fleming” được xem là điểm khởi đầu của bộ ba bất khả thi,
là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming (1962)
trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được
cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hóa dòng vốn (hội
nhập tài chính hoàn toàn)
Tại sao không thể tiến hành đồng thời cả ba yếu tố trên?
Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng
trưởng nhanh, vốn nước ngoài chảy vào trong nước sẽ gây ra áp lực tăng giá nội tệ.
Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm tăng lượng cung tiền, điều tiết tỉ lệ đồng ngoại tệ
và đồng VN. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn
đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách
thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều.
(Chính sách thanh khoản đối ứng, còn được gọi theo cách khác là chính

sách vô hiệu hóa, là chính sách thu hồi bớt nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hóa
hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ).

1. Chính sách tiền tệ độc lập
Chính sách tiền tệ độc lập là những chính sách mà nhà nước thực hiện nhằm
mục đích điều tiết kinh tế, nhưng không quan tâm đến chính sách tỉ giá hay tăng
giảm, hay các biến số vĩ mô khác.
Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách
tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kì kinh tế. Chẳng hạn nếu nền kinh tế có
dấu hiệu phát triển nóng, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung tiền và
ngược lại. Trong các trường hợp này chính phủ không quan tâm đến tỷ giá tăng hay
giảm và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Chính vì sự độc lập tiền tệ này mà nhiều
3


nhà kinh tế tin rằng chúng sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn. Tuy nhiên
độc lập tiền tệ quá mức có thể là một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các
chiến lược tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn.
2. Ổn định tỷ giá
Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện
pháp ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro
của nền kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ.
Tất cả giúp làm cho môi trường đầu tư tốt lên. Tuy nhiên tỷ giá cố định hay ổn định
quá mức có mặt trái của nó. Tỷ giá quá ổn định làm cho chính phủ mất đi một công
cụ để hấp thụ các cú sốc bên trong và bên ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế.
Ví dụ lạm phát cao trong nước mà tỷ giá gần như cố định sẽ dẫn đến nguy cơ
hàng hóa mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hậu quả là xuất khẩu giảm và
nhập khẩu tăng lên.Ngoài ra tính quá cứng nhắc của tỷ giá còn ngăn cản không cho
những nhà làm chính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với thực tế diễn
biến của nền kinh tế, nhất là khi đang có dấu hiệu bong bóng tài sản.Nhìn chung tỷ

giá quá cứng nhắc chẳng những có khả năng dẫn đến bất ổn trong thị trường, rủi
ro lạm phát cao mà còn dẫn đến phân bổ sai nguồn lực và tăng trưởng không bền
vững.
3. Hội nhập tài chính (tự do hóa dòng vốn)
Hội nhập tài chính hợp tác giữa các nền kinh tế, hay có thể nói là sự luân
chuyển dòng vốn giữa các nền kinh tế.
Lợi ích:
+ Hữu hình:
Quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bố nguồn lực tốt hơn.
Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư.
+ Vô hình:
Tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt
hơn để theo kịp những thay đổi từ hội nhập.

4


Lợi ích lớn nhất- lợi ích vô hình- mang lại từ hội nhập tài chính là tạo ra động
lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp
những thay đổi từ hội nhập. Trên thực tế chính nhờ vào quá trình tự do hóa tài chính
cuối những thập niên 1990, nhất là sau trở thành thành viên WTO 2007 mà chính
phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng, trong đó có cải cách thủ tục
hành chính và chất lượng thể chế.
Mặt trái: Hội nhập tài chính cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bất ổn
kinh tế những năm gần đây. Dòng vốn gián tiếp chảy vào nền kinh tế đa phần là
ngắn hạn và mang tính đầu cơ.
4. Sự kết hợp bộ ba bất khả thi
+ Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ
tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ.Điều này có nghĩa chính phủ đã mất
đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.

+ Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế
độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với lựa chọn này, chính
phủ (NHTW) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành
theo những nguyên tắc của thị trường.
+ Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường
vốn đóng.Lựa chọn này có nghĩa chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn.Khi có
kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỉ giá sẽ bị phá vỡ.

II. Chứng minh bộ ba bất khả thi

1. Dùng mô hình tam giác đều
Hình 1 là sự minh họa về nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi.
Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập,
sự ổn định của tỉ giá và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh ( hay
mỗi mục tiêu ) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính
đối nghịch với đỉnh kiểm soát vốn; mục tiêu ổn định tỉ giá đối nghịch với đỉnh thả
nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối nghịch với đỉnh liên minh tiền
5


tệ.Bất kì cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa.Ví dụ, mục
tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỉ giá cố định có thể đạt được bởi đỉnh kiểm soát
vốn hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội nhập tài chính hoàn toàn
có thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn.Cuối cùng mục tiêu tỉ giá ổn định và hội
nhập tài chính hoàn toàn đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ.Hoàn toàn không khả
thi để đạt đồng thời cả ba mục tiêu.

Hình 1: Nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi
Bảng 1. Tóm tắt nguyên lí hoạt động của bộ ba bất khả thi
Dòng vốn lưu

động hoàn toàn
Kiểm

Chính sách
tiền tệ độc lập

Hệ thống tỉ
giá cố định

Không







Không







Không

soát vốn
Liên
minh tiền tệ

Tỉ giá hối
đoái
2. Dùng đồ thị (r, Y)

Các kí hiệu đường trên hình vẽ :
BP: Tập hợp các tổ hợp giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó có sự cân bằng
cán cân thanh toán.
6


LM: Đường LM biểu diễn kết hợp giữa lãi suất và thu nhập/sản lượng để thị
trường tiền tệ cân bằng.
IS: Đường IS biểu diễn kết hợp giữa lãi suất và thu nhập/sản lượng để thị
trường hàng hóa cân bằng
Y: Thu nhập/sản lượng
r: Lãi suất

1. Ổn định tỉ giá

và độc lập tiền tệ

Thịtrường

vốn đóng

A(r; Y) là

giao điểm của

đường IS và LM

Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, LM dich chuyển sang phải => LM’. B
nằm dưới đường BP => dòng vốn chảy ra + thâm hụt ngân sách => ít ngoại tệ =>
ngoại tệ tăng giá, nội tệ mất giá => e giảm, mất cân bằng tỉ giá, NX tăng. Nếu nhà
nước cho hội nhập tài chính làm cho áp lực càng lớn đối với cố định tỉ giá => hội
nhập tài chính sẽ không tồn tại.
2. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính

Xét tại điểm A nếu nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì
đường LM dịch sang phải thành LM’. Đường LM’ cắt IS tại B thấp hơn đường BP
làm dòng vốn dịch chuyển ra nước ngoài => ít ngoại tệ => ngoại tệ tăng giá, nội tệ
mất giá => e giảm, NX tăng => không thể ổn định tỉ giá.
3. Ổn định tỉ giá và hội nhập tài chính

Xét tại điểm A thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng đường LM dịch chuyển
xuống thành LM’. Đường LM’ cắt IS tại B thấp hơn BP => dòng vốn dịch chuyển
ra nước ngoài => ít ngoại tệ. Nhà nước phải bù đắp khoản ngoại tệ này bằng cách
7


bơm ngoại tệ vào thị trường => LM’ có xu hướng dich chuyển về LM => chính
sách tiền tệ vô tác dụng.
B. VẬN DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một nước áp dụng thành công bộ ba bất khả thi vẫn chưa tự do
hóa dòng vốn. Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc
độ rất nhanh. Vậy, Trung Quốc đã vận dụng bộ ba bất khả thi như thế nào?
1. Kiểm soát vốn

Trung Quốc trước đây lựa chọn mở cửa tài khoản vốn thấp (chỉ số tự do chu chuyển
vốn năm 1970-2007 là -1,13) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định cùng 1 chính sách
tiền tệ độc lập. Từ năm 2008, Trung Quốc đã và đang phấn đấu để giữ mức tỷ giá

hối đoái ít linh hoạt kết hợp với chính sách mở cửa tài
khóa vốn. Theo Lý thuyết tam giác mở rộng của
Yigang và Tangxian thì Trung quốc trước đây lựa chọn
điểm A nhưng đã thay đổi sang điểm D do việc mở dần
cánh cửa hội nhập theo xu hướng chung của nền kinh tế
thế giới là hội nhập kinh tế, tự do di chuyển vốn.
2. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, người
dân Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn và khoản tiền gửi tiết kiệm nội địa của
quốc gia này tăng lên đến một con số khổng lồ. Lượng vốn nội địa sẵn có này đã và
đang biến thành các khoản đầu tư, vốn đã quá cao so với nhu cầu nội địa.Trong khi
đó, phần lớn nhất trong khối lượng dự trữ ngoại hối tăng lên có nguồn từ các dòng
FDI chứ không phải từ thặng dư thương mại. Bởi vậy, đồng Nhân dân tệ luôn bị đặt
dưới áp lực tăng giá, đặc biệt kể từ khi cơ chế cố định tỷ giá NDT/USD được thay
thế bằng cơ chế cho phép tăng giá đồng nhân dân tệ dần so với đồng đô la từ năm
2005. Hệ quả là, nắm giữ đồng Nhân dân tệ đang có chiều hướng lên giá cũng chính
là một cách đầu tư sinh lãi hiệu quả của dân chúng.
Ngược với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế và sự bùng phát của dòng vốn
ngoại, Trung Quốc lại duy trì chế độ tỷ giá cố định trong một thời gian dài. Trong
giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á, dải băng giao dịch tỷ giá đã được thu hẹp
8


hơn và tỷ giá 8,28 NDT/USD được duy trì cho đến ngày 21/7/2005. Do đó, mặc dù
về mặt công bố chính thức cơ chế tỷ giá là tỷ giá thả nổi có quản lý, nhưng thực tế
Trung Quốc hoạt động trong một cơ chế tỷ giá cố định so với đồng USD từ đầu năm
1994 cho đến giữa tháng7/2005. Sau một đợt tăng giá đồng Nhân dân tệ so với đồng
đô la, từ tháng 4 năm 2008- tháng 4 năm 2010, tỷ giá đồng Nhân dân tệ được giữ cố
định ở mức xấp xỉ 6.8 NDT/USD. Sau khi bị Mỹ chỉ trích về việc giảm giá đồng nội
tệ thì tỷ giá đồng nhân dân tệ có mức tăng nhẹ và xoay quanh mức 6.5 NDT/USD.

Có lẽ, việc kiềm giữ tỷ giá và định giá thấp đồng tiền để tăng lợi thế về thương mại
quốc tế đã không còn là một giải pháp hữu hiệu đối với quốc gia này.
3.Chính sách tiền tệ của Trung Quốc
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, khi là 1 nền kinh tế hướng nội, Trung Quốc
có thể có 1 chính sách tiền tệ độc lập. Tuy nhiên với sự mở rộng dần của tài khoản
vốn theo xu hướng toàn cầu, thì mục tiêu của việc giữ cho chính sách tiền tệ độc lập
và sự ổn định tỉ giá đang đối mặt với nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng. Chính sách tỷ
giá cố định với đồng USD đang tác động đến sự độc lập của chính sách tiền tệ.

Hình:Mức độ độc lập của CSTT ở Trung Quốc (1990-2010)

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc 1994-2007
Năm

Số tiền
(tỷ USD )

Gia tăng
hàng năm (tỷ
USD )

Phần trăm
với GDP (%)

Tỷ lệ gia
tăng
(%)
9



1994

51,6

0

0

0

1995

73,6

22

3,0

42,6

1996

105,0

31,4

3,7

42,7


1997

139,9

34,9

3,7

33,2

1998

145,0

5,1

0,5

3,6

1999

154,7

9,7

0,9

6,7


2000

165,6

10,9

0,9

7,0

2001

212,2

46,6

3,5

28,1

2002

286,4

74,2

5,1

35,0


2003

403,3

116,9

7,1

40,8

2004

609

205,7

10,7

51,0

2005

818,9

209,9

9,5

34,5


2006

1066,3

247,4

9,4

30,2

2007

1520

453,7

13,7

42,5

Nguồn: Ủy ban quản lý nhà nước về ngoại hối Trung Quôc SAFE
Để duy trì tỉ giá cố định trong thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã
phải mua 1,5 tỷ USD ngoại tệ mỗi tháng trong năm 2003 và 17,3 tỷ USD mỗi tháng
trong năm 2004-2005. Năm 2003, thậm chí tính cả việc chính phủ Trung Quốc bơm
45 tỷ USD vào Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, thì dự
trữ ngoại hối của quốc gia này vẫn tăng 161,9 tỷ USD (56,5%) trong năm đó. Năm
2007, dự trữ ngoại hối của TQ đạt đến con số 1520 tỷ USD. Như vậy, tỷ số gia tăng
hàng năm của dự trữ ngoại hối/GDP tăng từ trung bình 3% vào năm 1995 đến xấp
xỉ 14% vào năm 2007. Tính đến năm 2011, con số này lên đến 3044.7 tỷ USD và
tăng đến 3950 tỷ USD vào năm 2014. Chính sự gia tăng trong quỹ dự trữ ngoại hối

đã dấy lên những bất ổn tiền tệ và lạm phát ở Trung Quốc. Vì cung tiền và giá cả
tăng nhanh chóng. Khi đó NHTW đã có những can thiệp vô hiệu hoá để bù đắp ảnh
hưởng của tích luỹ dự trữ bằng cách bán ra những công cụ như trái phiếu chính phủ,
hối phiếu hoặc các nghiệp vụ hoán đổi hay mua lại để thu lại lượng nội tệ đã tung
ra. Cụ thể tháng 5/2006, NHTW Trung Quốc đã phát hành tín phiếu bằng một kế
10


hoạch “phát hành chỉ định” buộc các NHTM phải mua tín phiếu với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường. Đây chính là những chính sách can thiệp vô hiệu hóa của
Trung Quốc thực hiên trong một thời gian dài và đạt được nhiều thành tựu đáng kể
và đây cũng là cách thức để chống lại bộ ba bất khả thi trong ngắn hạn.
4. Những thành tựu của Trung Quốc dưới áp lực bộ ba bất khả thi

Suy thoái kinh tế vào năm 2008 bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ, khi đó nền kinh
tế Trung Quốc Trung Quốc bị suy giảm tốc độ tăng trưởng nhưng lại hồi phục
nhanh chóng trong năm 2009 do đã thực hiện những chính sách đúng đắn, suy thoái
đã chứng tỏ khả năng phục hồi và sự hồi âm của các chính sách vĩ mô đúng đắn khi
nền kinh tế vẫn giữ động cơ tăng trưởng toàn cầu mặc cho sự trì trệ trên thế giới.
Trung Quốc thực hiên chương trình kích thích kinh tế lớn bao gồm đầu tư cơ sở hạ
tầng, giảm thuế. Hơn nữa, Trung Quốc cũng khuyến khích tăng tín dụng rất lớn để
thúc đẩy nền kinh tế. Số lượng những khoản vay mới trong năm 2009 tăng gần gấp
đôi so với năm trước. Các kế hoạch kích thích kinh tế đã đạt được mục tiêu tăng
trưởng mặc dù xuất khẩu giảm mạnh.
Trung Quốc đã minh chứng cho tính đúng đắn của sự lựa chọn chính sách tiền
tệ và duy trì kiểm soát vốn một cách đầy thuyết phục: Trong hơn 20 năm trở lại đây,
Trung Quốc luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao (khoảng 10%/năm),
vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ và thậm
chí theo thẩm định của Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều định chế tài chính quốc
tế khác, từ đây đến năm 2025, Trung Quốc có thể sẽ giành luôn cả vị trí cường quốc

kinh tế số một của Mỹ. Một phần nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là
do có bàn tay chính phủ nắm chắc công cụ tiền tệ, kiểm soát các ngân hàng, nên có
thể quản lý được lượng cung tiền trong xã hội, dẹp bỏ các nợ xấu sang một bên. Do
vậy, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái,
hạn chế đầu tư ở nhiều quốc gia thì ở đầu tư Trung Quốc vẫn không bị giảm sút.
Chính sách vô hiệu hóa của Trung Quốc

11


Vô hiệu hóa là một phương cách để thoát khỏi bộ ba bất khả thi chính sách,
nếu chỉ là tạm thời. Chính sách vô hiệu hóa là các chính sách được thực hiện nhằm
đảm bảo ổn định tỷ giá, lạm phát và lãi suất trong nước trong bối cảnh có sự biến
động trong cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Trung quốc thực thi can thiệp được vô hiệu hóa trong khoảng một thập niên,
từ 2001 đến khoảng 2010. Từ 2003 đến 2009, Ngân hàng trung ương Trung Quốc
PBoC đã can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, tích lũy hơn 2 ngàn tỷ USD
dự trữ ngoại hối, nhưng đã tránh những hậu quả tiền tệ thông qua mua dự trữ bù trừ
bằng cách đồng thời bán “trái phiếu vô hiệu hóa” và tăng dự trữ bắt buộc của ngân
hàng. Trong giai đoạn này Trung Quốc đã tích lũy được hàng ngàn tỷ USD tài sản
dự trữ ngoại hối chính thức.Bằng cách kết hợp các chính sách kiểm soát vốn và vô
hiệu hóa các dòng vốn vào ra, đã góp phần tạo dụng một Trung Quốc hùng mạnh về
kinh tế.
C. VẬN DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM
1. Hướng đi cho kinh tế Việt Nam.

Dưa vào thực tế VN hiện nay cũng như triển vọng của kinh tế VN, chúng tôi
đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế VN:
Kịch bản 1, VN sẽ theo hướng của T.Q, tức là kiểm soát chặt chẽ tài khoản
vốn để tránh những rủi ro vốn có của những nước có thị trường mới nổi. Đây là kịch

bản có lẽ nhiều người cho rằng khả thi nhất, khi mà VN và TQ có những nét tương
đồng về chính trị cũng như tình hình kinh tế hiện nay.Có lẽ, VN cũng sẽ chọn con
đường này.Tuy nhiên, về lâu dài, xu hướng tự do hóa tài khoản vốn là một xu
hướng của thế giới.Khi mà một quốc gia khả năng sản suất là giới hạn và họ cần
nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Ngay cả những nước đã phát
triển như Hoa Kỳ, họ cũng cần đầu tư từ bên ngoài để bù đắp cho khoản thâm hụt
khổng lồ cán cân thương mại của họ. Đó là ngắn hạn, như đã nói, nhưng về lâu dài,
VN cần có hướng đi riêng cho mình, khi mà tương quan kinh tế giữa VN và TQ là
quá chênh lệch về dân số, thị trường lẫn tiếng nói trên trường quốc tế.

12


Kịch bản 2: VN sẽ làm như Nhật. Tức là, VN sẽ để tỷ giá thả nổi. Sau 2 chế
độ tỷ giá cố định là Gold Standard và hệ thống Bretton Woods sụp đổ, xu hướng
chung của thế giới là để cho tỷ giá linh hoạt, tùy vào từng quốc gia sẽ có những
mức độ linh hoạt khác nhau. Hiện nay, việc VN chọn tỷ giá "thả nổi có quản lý"
(mà thực chất là ổn định tỷ giá trong một biên độ dao động cho phép so với tỷ giá
bình quân liên ngân hàng) là nhằm tạo sự ổn định cho xuất nhập khẩu.Nhưng XNK
của chúng ta có quá nhiều điều rủi ro nếu chịu áp lực tỷ giá, nếu nhìn vào cơ cấu
hàng XNK như hiện nay. Giải pháp lâu dài là tăng trưởng VN đừng quá dựa vào
XK hàng nông sản và nguyên liệu thô như hiện nay mà hãy cơ cấu lại sản phẩm
XNK. Khi đó, việc dòng vốn FPI ồ ạt đổ vào thì tình hình biến động tỷ giá cũng
không làm ảnh hưởng đến XNK quá nhiều.Một quốc gia có sự ổn định về chính
sách tiền tệ, luồng vốn đầu tư nhiều để phát triển kinh tế và không sợ rủi ro về biến
động tỷ giá, đó là hướng đi tích cực cho VN.
Kịch bản 3: hướng theo Hồng Kông. Đây là kịch bản được đánh giá ít xảy ra
nhất.Điều đó chỉ thành hiện thực khi Đông Nam Á trở thành một Liên minh châu
Âu thứ hai.
II. Tác động của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

1. Chính sách tỷ giá
Giống như các nền kinh tế nhỏ mới mở cửa thì Việt Nam cũng sử dụng chính
sách thả nổi có điều tiết. Nghĩa là Ngân hàng nhà nước duy trì biên độ giao động
của tỷ giá, tuy nhiên với áp lực của thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối thấp, áp
lực duy chuyển vốn thấp và ngân hàng nhà nước vẫn chưa độc lập trong chính sách
tiền tệ đã dẫn đến áp lực phá giá tỷ giá. Mọi người điều biết nền kinh tế nước ta có
độ mở và tăng trưởng kinh tế dựa vào xuât khẩu, nên việc phá giá VND luôn được
ủng hộ để có thể hổ trợ suất khẩu. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam là một nền
kinh tế thâm dụng vốn và lao động, và các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nhiều cũng
hướng tới giảm giá thành và xuất khẩu nên tôi cho rằng khả năng phá giá 2% của
chính phủ để ủng hộ mục tiêu tăng trưởng và duy trì lạm phát mục tiêu của Chính

13


phủ là cần thiết khi tình hình Dự trữ ngoại hối đã ở mức an toàn, thâm hụt thương
mại đã ở mức thấp so với các năm trước và lạm phát đã ổn định dưới 7%.

2. Dòng vốn tự do luân chuyển
Hiện tại, khi thông tin nới rộng cửa đối với các doanh nghiệp trong nước là
một bước thay đổi chính sách thu hút dòng vốn hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn rất
tốt, giúp làm giảm rủi ro lạm phát. Việc tái cơ cấu kinh tế nhà nước cũng được đánh
14


giá khá cao khi giảm sự phụ thuộc trong việc sử dụng ngân sách cho các khoản đầu
tư tư không hiệu quả và làm hạn chế chính sách tài khóa của Chính phủ. Mặc khác
việc sớm đám phán về hiệp định TTP sẽ thúc đẩy xu hướng xuất khẩu và dòng vốn
đầu tư trực tiếp từ trong và ngoài khối TPP sẽ tác động đến việc tư do luân chuyển
vốn như tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân vãn lai và thương mại, giảm bội chi

và nợ nước ngoài cũng như gián tiếp cho sự ổn định của hệ thống tài chính quốc
gia. Việc dòng vốn đầu tư FDI đạt 19 tỷ USD vượt mục tiêu là một minh chứng cho
sự đón nhận xu hướng đón đầu từ dòng vốn đi vào Việt Nam để đầu tư và tiềm kiếm
đối tác, các dòng vốn thông qua kênh thị trường chứng khoán như các hoạt động
M&A hay đầu tư tài chính… Mặc khác các chính sách làm tăng tự do luân chuyển
vốn còn giúp chúng ta giải quyết các vấn đề nợ xấu trong nước mà chủ yếu là BĐS.

3. Độc lập chính sách tiền tệ
Việc Ngân hàng nhà nước là một cơ quan ngang bộ đã ảnh hưởng lớn tới sự
độc lập của chính sách tiền tệ khi tung ra hai gói QE gần 10 tỷ USD vào năm 2008
đã gây lạm phát mạnh tác động tiêu cực về mặt dài hạn đối với nền kinh tế và dự trữ
ngoại hối thấp. Hiệu quả của độc lập chính sách tiền tệ dựa vào khả năng kiểm soát
lượng tiền cung ứng và lãi suất. Bên cạnh các chính sách tác động đến hoạt động
bình ổn thị trường ngoại tệ, vàng trong nước khi cấp bách và mang tính cưỡng chế
là một điều cần thiết trong ngắn hạn, tuy nhiên các chính sách hiệu quả thì về dài
hạn Ngân hàng nhà nước nên có những hành động mang tính định hướng và quy
15


chuẩn cho chính phủ để làm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, vàng và tăng dự trữ
ngoại tệ lên mức 32 tỷ để tạo an toàn cho cán cân thanh toán thương mại theo
hướng có lợi cho suất khẩu. Việc sử dụng chính sách tiền tệ hiện nay đang rất cần
yếu tố độc lập để có thể kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng một cách ổn định,
cũng như các công cụ kiểm soát hiệu quả mà đặt biệt là vấn đề nợ xấu ở hệ thống
ngân hàng đang tác động đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia khi số
nợ xấu đang là một ẩn số và trông chờ sự hiệu quả từ công ty xử lý nợ VAMC từ
lĩnh vực BĐS, cũng như kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bên cạnh
các chính sách lập lại trật tự huy động vốn. Chúng ta cần nhìn nhận rằng các chính
sách tài khóa đang bị kiềm hãm tác dụng do yếu tố doanh nghiệp nhà nước kém
hiệu quả, nợ xấu và áp lực bội chi ngân sách.


III. Thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô
Những quốc gia nhỏ như Việt Nam khi điều hành chính sách vĩ mô theo góc
độ bộ ba bất khả thi thì việc duy trì chính sách tiền tệ một điều cần thiết còn hai yếu
tố còn lại thì có thể điều chỉnh linh hoạt cho nhau. Tuy nhiên khi quá trình hội nhập
sâu thì bắt buộc chúng ta phải phá giá VND là một điều cần thiết để duy trì các hoạt
động thương mại. Mặt khác khả năng nhập siêu lớn vào các tháng cuối năm cũng là
yếu tố tiêu cực và ảnh hưởng tới khả năng phá giá để điều chỉnh cán cân thương
mại. Bên cạnh đó các cam kết về nới rộng cho nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm cổ
phần tại Việt Nam và gia nhập TPP sẽ làm dòng vốn luân chuyển vào trong nước
16


ngày một nhiều điển hình là FDI và FPI tăng trở lại trong thời gian gần đây. Tóm lại
việc điều hành các chính sách trọng bộ ba bất khả thi nên được điều hành một cách
sáng tạo thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, Dự trữ ngoại hối ở mức
an toàn, và quan trọng nhất là các giải pháp cụ thể và đặt thù nhằm tạo ra sự ổn định
trong ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.
IV. So sánh về sự giống nhau của Chính sách tiền tệ của Việt Nam và Trung
Quốc thông qua bộ ba bất khả thi.
Xét về Bộ ba bất khả thi, các lựa chọn chính sách tiền tệ của Việt Nam về tổng
thể có nhiều điểm giống Trung Quốc.
Về tỷ giá, từ tháng 7/2005, Trung Quốc thực thi cơ chế neo tỷ giá có điều
chỉnh. Nhờ vậy, trong những năm sau đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng
mạnh. Trung Quốc cũng đã phải phát hành nhiều giấy tờ có giá để hút về lượng
cung tiền tăng thêm do mua vào dự trữ ngoại hối.
Tại Việt Nam, dự trữ ngoại hối cũng đã tăng mạnh, từ 13,5 tỷ USD vào cuối
năm 2011, lên 36 tỷ USD vào giữa năm 2014. Khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước phát hành cũng tăng tới 138% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo nhiều nhà phân tích, điểm khác biệt nổi bật giữa Việt Nam và Trung

Quốc trong quản lý tỷ giá là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc luôn bị giữ ở mức
thấp hơn giá trị thực so với USD, trong khi tại thời điểm giữa năm 2010, VND bị
định giá cao hơn 20% so với USD, dù ước lượng theo phương pháp tỷ giá cân bằng
(PEER) hay tỷ giá thực hữu hiệu (REER) và luôn tăng giá thực kể từ năm 2010 đến
nay.
Việc phá giá nội tệ trong thời gian dài của Trung Quốc là một trong những yếu
tố quan trọng giúp cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư lớn và đóng góp
phần lớn vào lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này.

17


18



×