Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VẬN DỤNG các KIẾN THỨC LIÊN môn để tìm HIỂU địa lí địa PHƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.56 KB, 19 trang )

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH
I.
MỤC TIÊU DẠY HỌC.
1. Kiến thức.
- Thông qua việc dạy học địa lí địa phương, giúp học sinh:
+ Vận dụng các kiến thức Địa lí để tìm hiểu các đặc điểm Tự nhiên, Kinh tế, Dân cư,
xã hội tỉnh Nam Định.
+ Vận dụng các kiến thức Lịch sử để tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Nam Định và
các giai đoạn phát triển của nó.
+ Vận dụng các kiến thức văn học để nắm được văn hóa, xã hội và con người Nam
Định
+ Vận dụng các kiến thức toán thống kê để nắm bắt các đặc điểm về số liệu diện tích,
TNTN, dân cư, kinh tế… của tỉnh.
+ Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu về đời sống văn nghệ con người Nam
Định
Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát và cụ thể về đất và người
Nam Định
- Giải thích được các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
3. Thái độ.
- Có tình cảm yêu quý quê hương Nam Định nói riêng và đất nước, con người Việt
Nam nói chung.
- Có hành động thiết thực, cụ thể để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
4. Năng lực vận dụng của học sinh..
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong
cuộc sống hành ngày, ví dụ:
- Biết xác định vị trí địa phương để xác định các khoảng cách.
- Xác định vị trí Nam Định để nghe dự báo thời tiết
- Biết các đặc điểm KTXH địa phương để có sự lựa chọ nghề nghiệp bản thân…
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC


Hs Khối lớp 9
IV. Ý NGHĨA :
1. Ý nghĩa của bài giảng đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu
và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về địa lí tỉnh Nam Định.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình
học tập.
- Học sinh yêu thích môn học
2. Ý nghĩa của bài giảng đối với thực tế.
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông
qua các hành động hàng ngày.
- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù
hợp trong cuộc sống.

1


V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu dạy học.
- SGK, SGV Địa lí 9.
- Tài liệu địa lí Tỉnh Nam Định
- Tài liệu Lịch sử Tỉnh Nam Định
- Số liệu thống kê KTXH tỉnh Nam Định
- Tài liệu văn hóa văn nghệ Tỉnh Nam Định
2. Phương tiện thực hiện.
- Phấn trắng, bảng viết.
- Đầu, đĩa VIDEO
3. Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mạng Internet

- Máy chiếu
- Máy quay phim.
VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và
Nội dung
trò
A. Mở bài.
Giáo viên cho học sinh
xem một đoạn video của
Sở Văn hóa Nam Định
- Thể thao và du lịch
giới thiệu sơ lược về đất
và người Nam Định
- GV: Qua đoạn phim
trên phần nào cho ta
thấy được các đặc điểm
về địa lí Tỉnh Nam
Định, tuy nhiên để hiểu
cụ thể, chi tiết hơn,
chúng ta cùng nhau tìm
hiểu bài này.
Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1. Sử dụng Vị trí: Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc
kiến thức Địa lí để xác Bộ. Phía đông nam là biển Đông, phía đông giáp tỉnh Thái
định vị trí địa lí, địa Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp tỉnh Hà
hình tỉnh Nam Định
Nam.
Toạ độ địa lý: 19o53'-20o vĩ độ Bắc, 105o55'-106o37' kinh độ
- GV sử dụng bản đồ

Đông
hành chính Việt Nam và Diện tích: 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn
bản đồ Tỉnh Nam Định quốc), chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố
- Học sinh quan sát
Nam Định và 9 huyện, tính từ bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ
Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ,

2


Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn.
Địa hình: tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp
trũng và đồng bằng ven biển. Khu vực phía tây bắc tỉnh tập
trung một số ít đồi núi thấp như Bảo Đài, Ngô Xá (còn gọi là
Thương Sơn, Mai Sơn – Ý Yên), Côi Sơn (còn gọi là núi Gôi),
Non Côi, Hổ Sơn, Kim Bảng nay là Kim Thái, Trang Nghiêm
tức núi Ngăm (Vụ Bản)… Dưới chân núi thường có những
dòng sông nhỏ chảy quanh tạo nên cảnh trí hữu tình. Non Côi
– sông Vị là những danh thắng đại diện cho Nam Định mà cả
nước nhiều người biết đến. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ
cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, một số nơi có bãi cát thoải mịn thích
hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển.
* Bài tập: Trong các bản tin dự báo thời tiết trên ti vi và đài
phát thanh, em thường vận dụng thời tiết của địa phương
mình vào nội dung vùng nào?
*Hoạt động 2 . Vận
dụng kiến thức Lịch
sử, tìm hiểu sự phân
chia hành chính
- Quá trình thành

lập.
- Sự phân chia hành
chính

A, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Nam Định - mảnh đất Xứ Nam, quê hương nhà Trần, lừng lẫy
hào khí Đông A – “ non sông muôn thủa vững âu vàng“. Một
mảnh đất có vị thế hết sức đặc biệt trong suốt tiến trình lịch sử
Việt Nam. Đó là miền đất văn hiến,” địa linh, nhân kiệt”, nơi
sinh dưỡng biết bao trạng nguyên, khôi nguyên và nhiều trí
thức làm rạng danh non sông đất nước; một vùng văn hoá đặc
sắc, hoà quyện và đan sen văn hoá biển và văn hoá châu thổ,
văn hoá bác học và văn hoá dân gian. Mảnh đất Xứ Nam đất
hẹp người đông, đầu sóng ngọn gió ấy đang vươn lên hội nhập
vào xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, miền đất Nam Định
hình thành cách đây khoảng 70 triệu năm do ảnh hưởng tạo
sơn thời kỳ Đại Tân Sinh, nâng ghềnh phía nam sông Hồng
cao lên, biển Đông lùi dần và từng bước hình thành đồng bằng
châu thổ Sông Hồng. Dấu tích các loài động - thực vật có ở
các vùng biển và những hóa thạch tìm thấy trong lòng đất cho
thấy: đây là vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu, tạo cơ hội cho con
người quần tụ thành cộng đồng đông vui và khá sầm uất.
Mảnh đất Nam Định đựơc chia thành hai vùng tự nhiên. Phía
tây bắc trước đây là những ô trũng thường bị ngập úng quanh
năm và có một số đồi núi đứng chơ vơ: núi Gôi (Côi Sơn), núi
Ngăm (Trang Nghiêm), núi Nề (Thanh Nê), núi Hồ (Hồ Sơn);

3



núi Tiên Hương, núi Phương Nhi, núi Ngô Xá, núi Mai Sơn
thuộc hai huyện Vụ Bản, Ý Yên. Đồi núi của Nam Định
không cao và có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo lên cảnh
non nước hữu tình. Non Côi - Sông Vị là biểu tượng của Nam
Định được cả nước biết đến. Phía nam tỉnh được phù sa Sông
Hồng, Sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng
phẳng, phì nhiêu.
Song để làm nên vùng non nước hữu tình, mồ hôi, nước mắt
và cả máu của biết bao thế hệ người dân đã đổ xuống nơi đây
để quai đê, ngăn mặn, khai phá sông ngòi, đào ao, vượt thổ tạo
nên vùng đồng quê trù phú. Từ xa xưa, người nguyên thuỷ từ
miền núi cao đã di cư xuống vùng đồng bằng do biển lùi dần
về phiá nam. Các dấu vết con người ở đây được xác định
thuộc hậu thời kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ thời đồ đồng cách đây
chừng 5.000 năm. Công cuộc di cư và những tiến bộ trong
trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối..... đã tạo nên làng ấp. Dần dà, dân cư đến quần tụ tại
vùng đất này ngày một đông, góp phần hình thành cộng đồng
cư dân có chung mục đích, đoàn kết, hợp sức đấu tranh với
thiên nhiên. Vì thế, cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên của
con người nơi đây là bản anh hùng ca của nhiều thế hệ kế tiếp
nhau, làm phong phú thêm nét đẹp truyền thống văn hoá làng,
xã, tuy bình dị nhưng giàu tính nhân văn và liên tục phát triển.
Thời thuộc Đường, Nam Định thuộc huyện Chu Duyên. Đời
Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm 3 lộ: Kiến
Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh, vùng đất
này được chia làm 3 phủ: Trấn Nam, Phụng Hoá, Kiến Bình.
Đời lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2
năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều

Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh Nam Định, với 4 phủ, 18
huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890,
Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng. Nam Định còn lại 2 phủ và
9 huyện.
Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng,
708 xã (phủ là cấp trung gian, tương đương với cấp huyện).
Riêng thành phố Nam Định có 10 phường, đến những năm
1930, địa giới hành chính của tỉnh Nam Định không có nhiều
thay đổi.
Sau cách mạng tháng tám - 1945, các đơn vị hành chính trong
tỉnh luôn có sự thay đổi. Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, tỉnh Nam Định thuộc liên khu ba. Năm 1953, 7 xã Bắc
sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện

4


Ý Yên. Đồng thời, 03 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập
vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4-1956, 03 huyện này lại được
cắt trả cho tỉnh Nam Định.Tháng 5-1965, Nam Định hợp nhất
với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Cuối năm 1967, 02
huyện Giao Thuỷ và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân
Thuỷ. Tháng 3 - 1968, 07 xã phía nam sông ninh Cơ thuộc
huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 02 huyện Trực
Ninh, Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh. Năm 1976,
Nam Hà và tỉnh Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Đến năm 1991, lại chia tách và tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh
Ninh Bình.Tháng 11 – 1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 02
tỉnh là Nam Định và Hà Nam. Sau đó, trong nội bộ tỉnh Nam
Định, các huyện hợp nhất trước đây lại được chia tách và tái

lập như cũ, đó là: Xuân trường, Trực Ninh, Giao Thuỷ, Nam
Trực và tái lập huyện Mỹ Lộc (gồm 10 xã). Năm 1997, xã
Nam Vân, Nam Phong được cắt nhập từ huyện Nam Trực về
thành phố Nam Định. Như vậy, đến cuối thế kỷ XX, tỉnh Nam
Định có 10 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố và 9
huyện, 225 xã phường, thị trấn.
B, Hành chính
Tỉnh Nam Định (Việt Nam) có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện, trong đó bao gồm 9 huyện và 1 thành phố thực thuộc
tỉnh. Toàn tỉnh có diện tích 1652,29 km2 , dân số 1,828,100
theo thống kê dân số năm 2009 và mật độ đạt 1,116
người/ km². Tỉnh lỵ của Nam Định là thành phố Nam Định.
Nam Định có tất cả là 214 xã phường cùng 15 thị trấn, trong
đó có 9 thị trấn là huyện lỵ và 6 trị trấn độc lập khác trực
thuộc huyện.
Nam Định có 3 huyện duyên hải thuộc Vịnh Bắc Bộ là Giao
Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Danh sách các đơn vị hành
chính cấp huyện của Nam Định theo địa lý và hành chính bao
gồm 6 đề mục liệt kê: đơn vị hành chính cấp huyện, thủ phủ,
diện tích, dân số và mật độ dân số được cập nhật từ cuộc điều
tra dân số năm 2009, các đơn vị hành chính cấp xã - phường thị trấn.
- 1. Thành phố Nam Định 46,4 Diện tích ( km²) 243.200
Dân số (người) Mật dộ dân số 5.241 (người/ km²)
20 phường: Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Du,
Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc, Vị Xuyên, Vị Hoàng,
Hạ Long, Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Văn
Miếu, Phan Đình Phùng, Trường Thi, Trần Quang Khải,

5



Thống Nhất, Lộc Hạ, Lộc Vượng (phía Bắc Sông Đào), Cửa
Nam (phía Nam Sông Đào)
5 xã ngoại thành: Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá (phía
Bắc Sông Đào), Nam Phong, Nam Vân (phía Nam Sông Đào)
- 2. Huyện Giao Thủy Diện tích ( km²) 232,1; Dân số
188.900 (người); Mật dộ dân số 814 (người/ km²);
2 thị trấn: Ngô Đồng và Quất Lâm
20 xã: Giao Hà, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao
Hương, Hồng Thuận, Hoành Sơn, Giao Thanh, Giao Nhân,
Giao Châu, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Tân, Bạch Long, Giao
Long, Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Lạc, Giao An, Bình Hòa,
Giao Hải
- 3: Huyện Hải Hậu: Diện tích 230,2 ( km²); Dân số 256.900
(người); Mật dộ dân số 1.116 (người/ km²);
3 Thị trấn: Yên Định, Thịnh Long và Cồn
32 xã là: Hải An, Hải Anh, Hải Bắc, Hải Châu, Hải
Chính, Hải Cường, Hải Đông, Hải Đường, Hải Giang, Hải Hà,
Hải Hòa, Hải Hưng, Hải Lộc, Hải Long, Hải Lý, Hải Minh,
Hải Nam, Hải Ninh, Hải Phong, Hải Phú, Hải Phúc, Hải
Phương, Hải Quang, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Tây, Hải Thanh,
Hải Toàn, Hải Triều, Hải Trung, Hải Vân, Hải Xuân.
- 4: Huyện Mỹ Lộc Diện tích 73,7 ( km²); Dân số 69.100
(người); Mật dộ dân số 938 (người/ km²);
1 Thị trấn: Mỹ Lộc
10 xã: Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ
Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân
- 5: Huyện Nam Trực Diện tích 161,7 ( km²); Dân số
192.300 (người); Mật dộ dân số 1,189 (người/ km²)
1 Thị trấn: Nam Giang

19 xã: Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Tân Thịnh,
Nam Toàn, Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Dương, Nam Hùng,
Nam Hoa, Nam Hồng, Bình Minh, Nam Tiến, Đồng Sơn, Nam
Lợi, Nam Cường, Nam Thái, Nam Hải, Nam Thanh
- 6: Huyện Nghĩa Hưng Diện tích 250,5 ( km²); Dân số
178.500 (người); Mật dộ dân số 713 (người/ km²).
3 Thị trấn: Liễu Đề, Rạng Đông và Quỹ Nhất
22 xã: Nghĩa Đồng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh,
Hoàng Nam, Nghĩa Châu, Nghĩa Thái, Nghĩa Trung, Nghĩa
Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa

6


Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng,
Nghĩa Hải, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền
* Bài tập: Huyện Trực
Ninh có những đơn vị
hành chính nào? Giáp
các huyện nào? nếu
muốn đi đến thành phố
Nam Định ta nên đi
theo đường nào?

- 7: Huyện Trực Ninh Diện tích 143,5 ( km²); Dân số
176,600 (người); Mật dộ dân số 1.231 (người/ km²).
2 Thị trấn: Cổ Lễ và Cát Thành
19 xã: Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực
Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực
Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực

Tuấn, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt
Hùng
- 8: Huyện Vũ Bản Diện tích 147.7 ( km²); Dân số 129,700
(người); Mật dộ dân số 878 (người/ km²).
1 Thị trấn: Gôi
17 xã: Hiển Khánh, Minh Thuận, Tân Khánh, Hợp
Hưng, Trung Thành, Quang Trung, Đại An, Kim Thái, Minh
Tân, Tam Thanh, Liên Minh, Thành Lợi, Liên Bảo, Vĩnh Hào,
Tân Thành, Cộng Hòa, Đại Thắng
- 9: Huyện Xuân Trường Diện tích 112,9 ( km²); Dân số
165,700 (người); Mật dộ dân số 1.468 (người/ km²).
1 Trị trấn: Xuân Trường
19 xã: Xuân Thượng, Xuân Ngọc, Xuân Kiên, Xuân
Tiến, Xuân Ninh, Xuân Vinh, Xuân Trung, Xuân Phương, Thọ
Nghiệp, Xuân Đài, Xuân Bắc, Xuân Thủy, Xuân Phú, Xuân
Hồng, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Thành, Xuân Hòa, Xuân
Châu
- 10: Huyện Ý Yên: Diện tích 240,0 ( km²); Dân số 227,200
(người); Mật dộ dân số 947 (người/ km²).
1 Thị trấn: Lâm
31 xã: Yên Thọ, Yên Thành, Yên Trung, Yên Nghĩa,
Yên Phương, Yên Tân, Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng, Yên
Phong, Yên Bình, Yên Minh, Yên Lợi, Yên Xá, Yên Hồng,
Yên Quang, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Thắng, Yên Cường,
Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Dương, Yên Khánh, Yên Ninh, Yên
Khang, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Trị, Yên Nhân, Yên Lương

*Hoạt động 3. Vận
dụng kiến thức toán
thống kê, tìm hiểu các

đặc điểm về Điều kiện

Khí hậu: Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu
vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình: 23o–24oC.
- Độ ẩm trung bình: 80–85%.

7


tự nhiên, TNTN và sự
phát triển kinh tế
- Bài tập: Tính nhiệt độ
và lượng mưa trung
bình của địa phương
trong 3 năm(Trạm khí
hậu Cầu chuối).

- Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650–1700
giờ.
- Lượng mưa trung bình: 1750–1800 mm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Tốc độ gió trung bình: 2–2,3 m/s.
- Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm
Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt
đới, bình quân 4–6 cơn bão/ năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng
10).
Thuỷ văn: Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con
sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy.
- Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ

Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực
Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba
Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định
với tỉnh Thái Bình.
- Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương,
huyện Ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy,
trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình.
- Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ
nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn
ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ) và vùng Cồn Trời,
Cồn Mờ (Nghĩa Hưng).
- Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của
sông Hồng chảy sang sông Đáy hoặc đổ ra biển. Từ bắc xuống
nam có sông Đào làm địa giới quy ước cho hai vùng nam bắc
tỉnh, sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác (thường gọi là Gót Chàng),
sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa Hà Lạn.

- Bài tập: Xác định
dạng địa hình chính
và giá trị kinh tế của
nó tại địa phương

Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm
các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất
phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi.
2. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng trồng năm 2000 là 4.723 ha, chủ yếu là trồng
rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê

biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi
ven biển.
3. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra
khảo sát của Cục Địa chất – Khoáng sản, trên địa bàn có một
số loại:

8


em?.

Nhiên liệu: gồm than nâu ở Giao Thuỷ, được phát triển dưới
dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dưới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở
thềm lục địa Giao Thuỷ đang được Nhà nước ký hợp tác với
các công ty khai thác dầu mỏ của một số nước để thăm dò tìm
kiếm.
Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon,
mônazit, mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa
Hưng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn
phân bố dưới dạng “vết”, trữ lượng ít.
Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi
Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo
Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng
Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trường)
trữ lượng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm
bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực). Các mỏ sét mới được
nghiên cứu sơ bộ, chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ
lượng, chất lượng.
Tiềm năng kinh tế

1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và trên 70
km bờ biển cùng với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm của
nhân dân đã tạo cho Nam Định có tiềm năng rất lớn về phát
triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
2. Tiềm năng du lịch
Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được
Nhà nước xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi
bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu. Các
tiềm năng du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh hiện có:
- Quần thể di tích Đền Trần - Bảo Lộc: nơi thờ 14 vị Vua Trần
trong thế kỷ XIII và XIV; tượng đài Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn, lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm
lịch.
- Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, người chiến
sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực tại xã Xuân Hồng – Xuân
Trường.
- Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy: thờ bà chúa Liễu Hạnh,
lễ hội được mở vào thánh 3 âm lịch. Chùa Keo Hành Thiện,
chùa Cổ Lễ với những kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội tổ
chức vào tháng 9 âm lịch; ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Chu,
đền Thánh Phú Nhai…
- Vùng đất bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (Giao Thuỷ): cách Nam
Định 60 km về phía Đông, là sân ga cho nhiều loài chim quý
hiếm từ phương Bắc đến cư trú vào mùa đông. Vùng này đã

9


được tổ chức quốc tế RAMSA xếp hạng là vùng du lịch sinh

thái của những người yêu thiên nhiên.
- Vùng ven biển còn có 2 bài tắm Quất Lâm và Thịnh Long
đang được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng để đón khách về
tham quan du lịch nghỉ mát và tắm biển.
Dân số: 1,828,100 theo thống kê dân số năm 2009 và mật độ
đạt 1,116 người/ km².Dân tộc sinh sống tại Nam
Định chủ yếu là dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là
Phật giáo và Thiên chúa giáo.

- Bài tập: Tìm hiểu số
dân và các đặc điểm
dân số của xã Trực
Đạo?.

Kinh tế: Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất
lương thực, thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có
nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều
ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt
may hàng đầu của cả nước.
- Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 9458 tỷ đồng, tăng 7,1%
so với năm 2008 (kế hoạch tăng 7%).
- GDP bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng (kế hoạch 10,5
triệu đồng).
- Năm 2008 Cơ cấu kinh tế là: Nông lâm thuỷ sản: 30,5 %;
Công nghiệp, xây dựng: 35,1%; Dịch vụ: 34,4%.
-Năm 2009 Cơ cấu kinh tế kế hoạch là: Nông lâm thuỷ sản:
29,8% (Ước thực hiện: 30,1%); Công nghiệp, xây dựng:
35,8% (Ước TH: 35,6%); Dịch vụ: 34,4% (Ước TH:
34,3%).Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 210 triệu
USD (kế hoạch 200 triệu USD). Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội

trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 8800 tăng 19,4% (kế hoạch
tăng 10%).
Văn hóa truyền thống

*Hoạt động 4. Vận
dụng các kiến thức
chung … tìm hiểu
đời sống văn hóa,
tinh thần.

Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày
8 tháng giêng Tết Âm lịch hằng năm. Chợ Viềng Nam
Giang (Thị Trấn Nam Giang Nam Trực) vào ngày 7
tháng giêng Âm lịch hằng năm,
- Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
- Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch.
- Nhà hát Chèo Nam Định là một trung tâm văn hóa lớn của

10


tỉnh, nằm trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà văn hóa 3-2 Thành
phố Nam Định.
- Nhà văn hóa 3-2 là nơi tổ chức những sự kiện văn hóa lớn
của cả tỉnh cạnh Quảng trường Vị Xuyên.
Tượng đài Trần Quốc Tuấn tại Quảng trường 3/2
Di tích lịch sử
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa
phận phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định. Nơi
đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai

Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng
năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự.
Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam
Định dự và xin lộc vua Trần.

- Đền An Lá (còn gọi là đình Cả), nằm trên mảnh đất rộng hơn
3000m2, xung quanh là cánh đồng thuộc thôn An Lá, xã
Nghĩa An, huyện Nam Trực, cách trung tâm thành phố Nam
Định gần 4 km theo tỉnh lộ 490C (quốc lộ 55 cũ). Đền thờ ông
Nguyễn Tấn, một danh tướng thời Đinh. Lễ hội hàng năm tổ
chức vào ngày 9 đến 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội
chính vào ngày 10-3 âm lịch.
- Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
- Chùa Keo Hành Thiện: Cách Hà Nội 108 km về phía nam,
thẳng cầu Đò Quan 18 km, đến Làng Hành Thiện, Xã Xuân
Hồng, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ở đây có một di
tích lịch sử được xếp hạng của Bộ văn hóa là Chùa Keo (Hành
Thiện) – “Thần Quang Tự” được xây dựng năm 1062 vào thờ
nhà Lý. Ngoài ra còn có khu nhà ở của bác Trường Chinh.

- Bài tập: Địa
phương có những lễ
hội nào được tổ chức - Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng
ở đâu? khi nào? ý
với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam
nghĩa của những lễ
tổ)
hội đó?
- Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh,
giáng sinh lần thứ nhất ở xã Yên Đồng, Ý Yên


- Quần thể các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nam Định
gồm Đền Vua Đinh (Yên Thắng), đền Thượng, đình Thượng
Đồng, đình Cát Đằng ở Yên Tiến, Ý Yên và đền Vua Đinh ở

11


làng việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản.
- Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là
một trong An Nam tứ đại khí, chùa Vọng Cung.
- Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương
Nhi, xã Yên Lợi phía bắc huyện Ý Yên.
- Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố
Nam Định.
Làng Tức Mặc, Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa
là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một
trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam
với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông.
Đặc sản ẩm thực
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như:
- Gạo tám xoan, Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng
để tiến vua thời phong kiến.
- Gỏi nhệch, gỏi sứa, cá nướng thơm Hải Hậu.
- Làng giò truyền thống với đa dạng các loại giò lạc, giò
xào,giò mỡ, mộc, chả quận, chả đĩa thuộc'''Hùng Uyển- Thị
Trấn Cồn- Hải Hậu'''.
- Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu.
- Thịt cầy, tiểu hổ Nam Trực,Hải Hậu, Giao Thủy,Nghĩa Hưng
- Phở bò Nam Định, Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, Bánh

chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ
ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Bánh đậu
xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (Là kẹo
lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần
một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là
kẹo Sìu Châu);
- Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao
Xuân - Giao Thủy, gỏi
Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy,Nem Tung Hải Hậu, Các

12


đặc sản biển Hải Hậu, Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn
quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế
giới cũng rất ưa thích.
- Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với Rượu
Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại
gạo nếp thơm ngon của Huyện Giao Thủy.
Các làng nghề.
Làng nghề ươm tơ Cổ Chất : Xã Phương Đình, Huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định.
Làng nghề nón lá Nghĩa Châu : Xã Nghĩa Châu huyện Nghĩa
Hưng cách thành phố Nam Định khoảng 17 km theo đường
tỉnh lộ 490. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá
truyền thống.
Làng nghề phở Đồng Sơn: Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng
14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là
xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định (nơi có 3 làng
nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).

Làng nghề La Xuyên: Xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định. Là làng nghề nổi tiếng về nghề chạm khảm gỗ có từ lâu
đời.
Làng sơn mài Cát Đằng: Nói đến làng quê từng có sản phẩm
sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn
mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một
làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời.
Làng nghề cây cảnh Vị Khê: Làng nghề cây cảnh Vị Khê
thuộc xã Điền Xá, huyện Nam Trực.Làng Vị Khê nằm bên bờ
sông Hồng cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía
Đông Nam. Đây là một làng nghề truyền thống có tuổi nghề
trên 700 năm.
Làng nghề đúc đồng Tống Xá: Làng nghề đúc đồng Tống Xá
thuộc xã Yên Xá, Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Vào
cuối thế kỷ XII ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không đã
truyền nghề cho nhân dân địa phương, trải qua 900 năm làng
nghề ngày càng phát triển.

13


Làng nghề nấu rượu Kiên Lao: Rượu Kiên Lao đã có từ thời
nào thì không ai nhớ, chỉ biết rằng, thời chống Pháp rượu ở
khu vực này đã nổi tiếng ngon, thơm.
- Bài tập: Xã Trực Đạo
được công nhận là làng
nghề gì? Bao giờ? Ý
nghĩa của việc giữ gìn
và phát triển làng nghề
ở địa phương như thế

nào?

Làng nghề nước mắm Sa Châu: Làng Sa Châu (còn gọi là làng
Gòi) thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy có nghề làm nước
mắm nổi tiếng từ thời Minh Mạng
Làng "nghề phở": Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta
đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng
Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề
chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Nghề thêu ren thủ công: Từ xưa Nam Trực đã có thế mạnh về
sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: mây, đan, dệt,
đúc. Đặc biệt là nghề thêu ren thủ công truyền thống đã có từ
lâu ở nhiều xã của huyện Nam Trực.

* Hoạt động 5: Vận
dụng kiến thức văn
học tìm hiểu đời
sống văn hoá, nhân
văn.

Các nhà văn nhà thơ nổi tiếng Nam Định
A, NGUYỄN THI
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn,
Nguyễn Thi. Sinh năm 1928 tại Nam Định. Vào Sài Gòn từ
nhỏ. Là nhà văn quân đội, hy sinh trong cuộc Tổng tiến công
tết Mậu Thân, tại mặt trận Sài Gòn (1968).
Tác phẩm: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), “Người mẹ
cầm súng”, “Những sự tích ở đất thép”, “Mẹ vắng nhà”,
“Những đứa con trong gia đình”,…
B, NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918
tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã
được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở
Miền Nam. Đến
Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn
Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong
Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM
HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);
Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định
và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ

14


giã cõi đờị
Nguyễn Bính mất ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất
Tị;
TÁC PHẨM : chuyên viên ở Hội Văn nghệ Quảng Trị.
- Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
- Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
- Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
- Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
- Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
- Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
- Mây Tần (Thơ 1942)
- Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
- Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
- Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)

- Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
- Trả Ta Về (Thơ 1955)
- Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
- Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
- Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
- Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
- Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
- Cô Son (Chèo cổ 1961)
- Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
- Người Lái Đò Sông Vỵ (Chèo 1964)
...
C, ĐẶNG NGUYỆT ANH
Các bút danh khác: ĐẶNG DIỆU HẰNG,
NINH GIANG, ĐẶNG TÚY HỒNG
Họ và tên khai sinh: Đặng Nguyệt Anh. Sinh ngày 7 tháng
Giêng năm Mậu Tý (1948). Quê quán: Ninh Cường, Trực
Ninh, Nam Định.
* Tác phẩm:
Tập thơ: Trường ca mẹ (1994); Nếu anh biết được (1995);
Sông Ninh (1997); Bâng khuâng chiều (1998); Ru lời ngàn
năm (2000); Ai đẻ ra trời (thơ thiếu nhi, 2002); Trời Em áo lụa
(2006).
* Giải thưởng Văn học :
Giải thưởng thơ lục bát báo Giáo dục và thời đại năm 19961998.

15


D, CHU THIÊN (1913 - 1992)
Tên khai sinh: Hoàng Minh Giám, sinh ngày 2 tháng 9 năm

1913, tại quê gốc: thôn Đô Hoàng, xã Phú Khê, huyện ý Yên,
tỉnh Nam Định, mất ngày 1 tháng 6 năm 1992, tại Hà Nội. Hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư và viết văn ở Hà
Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào
Thanh Hóa, vừa dạy học (tại trường cấp III Cù Chính Lan của
Liên khu III), vừa viết báo (cho các báo: Nam Định, Kháng
chiến, Báo Cứu quốc thủ đô, và Cứu quốc Liên khu III. Sau
hòa bình (1954), ông lần lượt đảm nhiệm công việc: Hiệu
trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý; Tổ trưởng tổ phiên
dịch Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, và cán bộ giảng dạy
lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội. Trong sáng tác ông tâm huyết với thể
loại tiểu thuyết lịch sử. Ngoài ra, ông còn là nhà nghiên cứu
văn học có nhiều công trình được công bố.
* Các tác phẩm đã xuất bản:
Lê Thái Tổ (tiểu thuyết lịch sử, 1941); Bà Quận Mỹ (tiểu
thuyết lịch sử, 1942); Bút nghiên (tiểu thuyết lịch sử, 1942);
Lê Thánh Tông (nghiên cứu, 1943); Nhà nho (tiểu thuyết lịch
sử, 1943); Văn Thiên Tường (nghiên cứu, 1954); Tuyết Giang
Phu Tử (nghiên cứu, 1946); Hùng khí Thăng Long (nghiên
cứu, 1954); Bóng nước Hồ Gươm (tiểu thuyết lịch sử, 2 tập,
1970); và tham gia biên soạn nhiều giáo trình lịch sử giá trị:
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam; Chế độ ruộng đất thời
Nguyễn; Sử liệu học Việt Nam; Trung Quốc thời cổ trung
đại...
E, TRẦN DẦN
Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần (23 tháng 8 năm 1926-17
tháng 1 năm 1997) là một nhà thơ, nhà văn. Nguyên quán
thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cha ông là một viên

chức kho bạc Nam Định. Ông học qua bậc Thành chung ở quê
rồi lên Hà Nội học tiếp và đỗ Tú tài Triết.
Tác phẩm
- Chiều mưa trước cửa (Thơ - 1943)
- Hồn xanh dị kỳ (Thơ - 1944)
- Người người lớp lớp (Truyện dài-1954)
- Nhất định thắng (Thơ-1956)

16


- Cách mạng tháng Tám (1956)
- Đêm núm sen (Tiểu thuyết - 1961, chưa xuất bản)
- Jờ Joạcx (Thơ - 1963, xuất bản di cảo)
- Những ngã tư và những cột đèn (Tiểu thuyết - 1964, chưa
xuất bản)
- Một ngày cẩm phả (Tiểu thuyết - 1965, chưa xuất bản)
- Con trắng (Thơ-hồi ký - 1967)
- 177 cảnh (Hùng ca lụa - 1968)
- Động đất tâm thần (Nhật ký-thơ - 1974).
*Hoạt động 6 : Vận
dụng kiến thức âm
nhạc tìm hiểu về Hát
Chèo Nam Định.
- Giáo viên sử dụng
đĩa hát và máy chiếu.

Nam Định thuộc “Chiếng Chèo Nam”. Vùng quê này có nhiều
làng chèo nổi tiếng như làng Đặng Xá, làng Chèo ở xã Mỹ Hà
(Mỹ Lộc); làng Chèo Bồng Xuyên, làng Trung Khu ở xã Yên

Phong; Làng Chèo An Lại Hạ, Thụ Ích xã Yên Nhân (Ý Yên);
làng Chèo Phú Vân Nam ở xã Hải Châu (Hải Hậu); Làng
Chèo Hoành Nhị ở xã Giao Hà, làng Chèo Kiên Hành ở xã
Giao Hải và làng Chèo Duyên Thọ ở xã Giao Nhân (Giao
Thuỷ. Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3
làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng
Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận.

* Bài tập : Học sinh
thực hành hát một số
làn điệu Chèo trong Trong thơ của Nguyễn Bính có nhắc đến hội chèo làng Đặng
Chương trình âm
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
nhạc ?
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay
Nhà hát Chèo Nam Định thành lập năm 1959, nâng cấp năm
2007.
Kết luận :

- Tri thức của nhân loại rất rộng lớn, đó là kết quả quá trình
lao động sáng tạo không mệt mỏi của biết bao thế hệ loài
người. Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là biết tiếp thu có sáng
tạo và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu địa lí địa phương cũng nhằm mục
đích vận dụng sáng tạo các kiến thức từ nhiều môn học vào
giải quyết các vấn đề đặt ra hàng ngày. Qua đó giúp các em có
những hiểu biết đúng đắn về quê hương đất nước, bồi đắp
những tình cảm tốt đẹp và có những hành động cụ thể để giữ

gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương và
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

17


2. Phương pháp dạy học :
Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau :
- Phương pháp vấn đáp - thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức
- Phương pháp điều tra lấy ý kiến
- Phương pháp trực quan phát hiện
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá :
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra.
- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đưa ra
các tình huống
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng vào thực tế ở nhà
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP :
1. Kiểm tra đánh giá :
- Nội dung bài kiểm tra :
Đề bài:
Câu 1: Nam Định là một tỉnh nằm ở:
a. Trung du Bắc Bộ
b. Đông nam Đồng bằng Bắc bộ
c. Bắc Trung Bộ
d. Miền núi Bắc Bộ
Câu 2: Tỉnh Nam Định hiện có bao nhiêu đơn vị hành chính:
a. 10
b. 11
c. 12

d. 13
Câu 3: Chùa Keo Hành Thiện hiện nay thuộc đơn vị hành chính nào?
a. Huyện Xuân Trường
b. Huyện Ý Yên.
c. Huyện Mỹ Lộc.
Câu 4: Nêu tên và giá trị kinh tế chủ yếu của các sông ngòi lớn ở Nam Định?
Câu 5: Nêu những hiểu biết của em về hát Chèo Nam Định?
Câu 6: Huyện Vụ Bản là quê hương của nhà thơ nổi tiếng nào đã tạo nên một
trào lưu thơ đặc biệt ở Việt Nam? Chép lại một số câu thơ của nhà thơ trên mà
em thuộc?
Đáp án
Câu 1: b
Câu 2: a
Câu 3: a( Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu 4: ( 3 điểm)
Nam Định có hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy.
- Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam
Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông
ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái
Bình.

18


- Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện Ý Yên qua huyện
Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa Nam Định với
Ninh Bình.
- Giá trị: Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ
tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ)
và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng).

Câu 5: ( 2 điểm)
- Vùng quê này có nhiều làng chèo nổi tiếng như làng Đặng Xá, làng Chèo ở xã Mỹ Hà
(Mỹ Lộc); làng Chèo Bồng Xuyên, làng Trung Khu ở xã Yên Phong; Làng Chèo An Lại
Hạ, Thụ Ích xã Yên Nhân (Ý Yên); làng Chèo Phú Vân Nam ở xã Hải Châu (Hải Hậu);
Làng Chèo Hoành Nhị ở xã Giao Hà, làng Chèo Kiên Hành ở xã Giao Hải và làng Chèo
Duyên Thọ ở xã Giao Nhân (Giao Thuỷ. Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ
Thuận.
Câu 6 : (2 điểm)
- Huyện Vụ Bản là quê hương của nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bính
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến
Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm
1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài
liệu của Hội Nhà văn);
Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn
Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị
Nguyễn Bính mất ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị;
- Một số câu hỏi kiểm tra tình huống :
+ Em hãy chỉ dẫn đường đi cho một người bạn muốn đi từ Thị trấn Cổ Lễ lên Cầu Vòi
bằng phương tiện xe máy ?
+ Một doanh nghiệp muốn đầu tư vào Nam Định vào lĩnh vực ẩm thực, em hãy giới
thiệu một số đặc sản địa phương để thuyết phục họ ?
- Kiểm tra các kỹ năng vận dụng các kiến thức về địa lí địa phương vào thực tế
cuộc sống
2.Tiêu chí đánh giá
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 65%, tức là học sinh đã nắm được các kiến
thức cơ bản về địa lí tỉnh Nam Định
- Học sinh giải quyết được các tình huống đưa ra
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết

được những vấn đề thực tiễn cuộc sống.

19



×