Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thuyết quản lý con người của Mayo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.15 KB, 15 trang )

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

MỞ ĐẦU
Việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền
kinh tế mỗi quốc gia đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu hiện
nay. Nhận thức rõ điều này, các nhà nghiên cứu đã bắt tay tìm hiểu phân tích, đánh
giá từ thực tiễn đưa ra những quan điểm quý báu về quản lý trong một tổ chức hay
việc xác định vai trò vị trí của yếu tố con người trong xí nghiệp. Nhắc tới thuyết
quản lý của liên quan tới con người và mối quan hệ giữa con người với con người
trong doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp không thể không nhắc tới P. Follet, E.
Mayo, Douglas hay Maslow… Vai trò quan trọng của con người được Đảng Nhà
nước nhận thức từ rất sớm và thể hiện rõ nét qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII đã nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
trong đó lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
của nền kinh tế đất nước.
Hơn nữa, tại hội nghị TW lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là
nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Để thực
hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều
nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò
quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật
chất còn hạn hẹp. Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với
việc nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ đặc biệt là
tư tưởng quản lý của Elton Mayo và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam,
để tìm ra những tích cực và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện phát
huy mặt tích cực trong tư tưởng quản lý của Mayo nhằm thúc đẩy hoạt động của
các doanh nghiệp Việt Nam đưa nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ. Đó là
việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.

1|Page



LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

NỘI DUNG
I/ BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Cuối những năm 20 thế kỉ XX, các phong trào đập phá máy móc diễn ra
mạnh mẽ đặc biệt ở Anh. Họ cho rằng chính máy móc là căn nguyên dẫn tới những
khổ cực mà họ phải gánh chịu. Máy móc đã trói con người vào guồng quay làm
việc của nó khiến cho người lao động vô cùng khốn khổ, đẩy họ vào cuộc sống
túng thiếu đau khổ. Mọi yếu tố về tinh thần dường như rất ít thậm chí không có
biến con người trở thành công cụ biết nói của giới chủ, nô lệ của máy móc, phát
triển một cách lệch lạc, thụ động, không hoàn thiện. Cùng thời gian này, phong trào
chống chủ nghĩa Taylor cũng diễn ra sôi nổi bởi tư tưởng con người kinh tế với cái
nhìn phiếm diện một chiều về con người, không quan tâm tới khía cạnh nhu cầu
khác của con người. Điều này cho thấy cách mạng công nghiệp không mang lại
hạnh phúc cho người lao động, tính nhân văn không hề có thay vào đó là các hành
động phi nhân đạo (đánh đập, cúp phạt…) của giới chủ cầm quyền.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
nền kinh tế của các nước. Các nước tư bản chủ nghĩa cạnh tranh tự do dẫn đến sản
xuất thừa quá nhiều mặt hàng, hàng nghìn máy móc không được sử dụng và trở
thành phế liệu. Việc sản xuất ra sản phẩm vượt quá nhu cầu đòi hỏi của con người
và xã hội làm cho nền kinh tế các nước mất ổn định dẫn tới nguy cơ phá sản của
hàng loạt các công ty, xí nghiệp. Đó được coi là cuộc khủng hoảng thừa trong chủ
nghĩa tư bản. Trên thực tế, người tiêu dùng không có khả năng chi trả cho các mặt
hàng đó. Vì vậy khi các xí nghiệp sản xuất ra mà không có nơi tiêu thụ sẽ đem đi
tiêu hủy bằng các cách khác nhau: máy móc trở thành đống sắt vụn, thực phẩm đổ
xuống sông hồ…Nó không những không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn
làm cho doanh nghiệp nhà máy bị thua lỗ do không thu hồi lại được nguồn vốn ban
đầu. Tất cả sự kiện hành động diễn ra dường như bác bỏ tính nhân văn xã hội loài
người, đặt ra các câu hỏi, băn khoăn về thời kì lúc bấy giờ: Phải chăng nền đại
công nghiệp không phải dành cho nhân loại mà nó chỉ thỏa mãn nhu cầu làm giàu

của ông chủ?Bản chất của nền đại công nghiệp thực sự là gì?... Chính điều này đã
thôi thúc nhiều nhà tư tưởng đã đi tìm câu trả lời cho lịch sử nhân loại. Thông qua
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu họ đã nhận ra rằng: Chủ nghĩa tư bản dù có phát
2|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

triển mạnh và vững vàng đến đâu thì đến một giai đoạn nhất định, nó không thể
phát triển được do giới hạn phát triển của nó. Vấn đề đặt ra cho chủ nghĩa tư bản đó
là phải vượt qua lên trên giới hạn ấy và tạo một nấc thang mới như có bước chuyển
từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Theo họ,
một nền kinh tế đại công nghiệp thực sự là nền kinh tế mang lại tính nhân văn,
mang lại lợi ích cho con người chứ không phải tạo ra nên văn minh công nghiệp
chống lại con người.
Thời kì này với những thay đổi của chính sách Nhà nước biểu hiện qua sự
xuất hiện của “bàn tay vô hình” của Nhà nước, Nhà nước chi phối các hoạt động
sản xuất tiến hành phân phối điều tiết trong sản xuất. Điều này đã tạo nên rào cản
Hậu quả do cuộc khủng hoảng thừa đã đưa hàng loạt doanh nghiệp đứng
trước bờ vực phá sản và họ phải tìm đến các cố vấn cao cấp của các doanh nghiệp
hàng đầu để tư vấn và giải quyết các các thắc mắc lúc bấy giờ: Tại sao khi họ đã
tăng lương cho người lao động mà năng suất lao động lại không tăng? Và tại sao
khi công cụ lao động đã được cải tiến và nâng cấp mà năng suất lao động vẫn có sự
chuyển biến tích cực? Điều này càng khẳng định ngoài yếu tố kinh tế còn có nhiều
vấn đề khác ảnh hưởng tới con người. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã thông
qua thực nghiệm xác định yếu tố nào tác động đến con người là chủ yếu? Đó chính
là yếu tố tinh thần, tâm lý tình cảm của người lao động. Một trong số nhà nghiên
cứu thành công đó là Elton Mayo.
Năm 1935: Bộ Luật an sinh xã hội đề cập tới vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Đây là lần đầu tiên cho thấy sự cân nhắc về nền kinh tế phát triển sao cho người lao

động được hưởng phúc lợi. Qua đây cũng cho thấy trong suốt thời gian nền kinh tế
bị khủng hoảng việc xóa đói giảm nghèo có tác động đối với giai cấp tư bản. Khẳng
định nếu không xóa đói giảm nghèo thì giai cấp tư bản sẽ bị ảnh hưởng.
Năm 1939: Liên Xô vượt các nước châu Âu về trình độ trên các lĩnh vực như
khoa học kĩ thuật, kinh tế, chính trị, giáo dục…Sự phát triển vượt bậc đó là nhờ
quan tâm chú trọng tới yếu tố ngoài vật chất của người lao động tạo động cơ thúc
đẩy họ làm việc sáng tạo không ngừng. Từ đó khằng định yếu tố ngoài vật chất
đóng vai trò hết sức quan trọng đói với sự phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt
trong việc quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp. Chính điều này đặt ra vấn đề
nghiên cứu tỉ mỉ sâu sắc hơn về yếu tố bên trong con người để tìm ra các biện pháp
nhằm nâng cao phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân người lao động.

3|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

 Như vậy trước những chuyển biến của lịch sử nhân loại đã tác động tới tư
tưởng quan điểm của các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc về vấn đề con người.
Chính những thay đổi mới của nền kinh tế thế giới đã đặt ra những yêu cầu đòi hỏi
mới về cách quản lý người lao động sao cho hợp lý hiệu quả cao mang lại lợi ích
cho cả doanh nghiệp và cá nhân người lao động. Elton Mayo là một trong số nhà
nghiên cứu tâm lý con người nổi tiếng đi sâu nghiên cứu rút ra những quan điểm
mới mang lại kinh nghiệm bài học đáng quý trong thời kì lúc đó. Và những quan
điểm giá trị đó của ông vẫn còn có ý nghĩa to lớn cho tới xã hội hiện đại của nền
kinh tế tri thức.
II/ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG PHÁI QUAN HỆ CON NGƯỜI
Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm lý
tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động làm việc,
phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động của

doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này được xây dựng chủ
yếu dựavào những thành tựu tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm: “Công nhân
tham gia quản lý”; “Người lao động coi doanh nghiệp là nhà của mình”, “Đồng
thuần và dân chủ giữa công nhân và chủ”; “Hài hoà về lợi ích”. Chứng minh được
rằng, tăng lợi nhuận không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ
thuộc vào tâm lý người lao động. Đồng thời Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu của
người lao động và tư tưởng quản lý của trường phái này được nhiều nước áp dụng,
đặc biệt là NhậtSSS Bản.
Trường phái này nghiên cứu những động cơ tâm lý thuộc hành vi của con người
trong
quá trình sản xuất, trong quan hệ tập thể và đặc biệt là các vấn đề về hợp tác– xung
đột trong quá trình này (những yếu tố mà trường phái “Cổ điển” chưa xét đến).
Qua thực nghiệm, người ta chứng minh được rằng việc tăng năng suất lao
động không những phụ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh ( như điều kiện lao
động, chế độ nghỉ ngơi…) mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động và bầu
không khí trong tập thể lao động (Ví dụ như phong cách xử sự của đốc công, sự
quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp đối với sức khoẻ, hoàn cảnh riêng của
người lao động… ). Tư tưởng quản lý của trường phái này là Hugo Munsterbery
với tác phẩm “Tâm lý học và hiệu quả của công nghiệp” (1913); Elton Mayo với
nhiều cuộc thí nghiệm về mối quan hệ giữa tâm lý và tác phong của cá nhân trong
thời kỳ (1927 - 1932); Abraham Maslow (1908 - 1970); Mary Parker Follet...
4|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

Nhiều người cho rằng trong thời kỳ công nghiệp nhân tố con người trong sản xuất
dần được thay thế bởi máy móc hiện đại. Đổng thời không ít người quản lý cho
rằng khi muốn tăng năng xuất lao động chỉ cần tăng lương hoặc tăng điều kiện
làm việc cho nhân công là có thể đạt được mục tiêu. Liệu những suy nghĩ về hành

vi của người lao động như vậy có đúng với thực tế không? Chúng ta hãy cùng xem
xét một trong số tư tưởng của một số học giả nghiên cứu về trường
phái “quan hệ con người” đó là tư tưởng của Elton Mayo.
III/ ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM CỦA MAYO
1. Tác giả
- Elton Mayo (1880 – 1949) sinh ra ở Úc, đỗ tiến sĩ Logic học và Triết học năm
1899.
- Từ năm 1911 đến năm 1919, ông là giảng viên và sau đó là giáo sư về logic học,
luân lý học và triết học tại trường đại học Queenland của Úc.
- Năm 1922, nhờ có sự tài trợ của quỹ Rốc-phe-lơ, ông di cư sang Mỹ, giảng dạy ở
trường Đại học Pensivania
 Ông đã tìm kiếm hướng nghiên cứu mới và phát hiện ra vấn đề liên quan tới
quản lý:
• Ông ủng hộ thuyết quản lý theo khoa học của Taylor nhưng trong quá trình
nghiên cứu ông thấy nhược điểm của thuyết này. Ông phản đối quan điểm
quản lý duy kĩ thuật, duy kinh tế bởi ông cho rằng con người không chỉ hoạt
động vì mục tiêu kinh tế mà còn vì các yếu tố khác, không phải lúc nào
khuyến khích bằng tiền cũng nâng cao sản lượng. Từ một nhà logic học ông
có cái nhìn sự vật hiện tượng đơn giản trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ
thể.
• Ông bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề khác cụ thể là nghiên cứu về quản lý.
Từ đó đưa ra quan điểm khi nghiên cứu quản lý cần phải tiến hành song song
hai phương pháp: lâm sàng và thí nghiệm
- Năm 1926, Mayo tham gia công tác giảng dạy ở trường Đại học Harvard với tư
cách là phó giáo sư nghiên cứu công nghiệp.
- Từ năm 1929 đến năm 1947, ông là giáo sư nghiên cứu công nghiệp đồng thời
được phong là giáo sư không hạn chế nhiệm kỳ, đến 1947 nghỉ hưu.
- Ông qua đời năm 1949 tại Anh.

5|Page



LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

2.






Tác phẩm
Các vấn đề nhân văn của một nền văn minh công nghiệp (1933)
Sự lắp sai của công nhân công nghiệp (1929)
Các phương thức thay đổi trong công nghiệp (1930)
Mối tương tác theo việc làm thường ngày và vấn đề cộng tác (1939)
Sự sa sút thành tình trạng hỗn độn và Những căng thẳng của nhóm trong
công nghiệp (1945)
• Các vấn đề xã hội của một nền văn minh công nghiệp (1945)
 Mayo để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc. Thông qua các tác
phẩm ông đưa ra những quan điểm quản lý đúng đắn mà cho tới bây giờ các
doanh nghiệp vẫn áp dụng nó vào thực trạng công ty. Đem lại hiệu quả cao trong
công việc góp phần nâng cao uy tín của tổ chức, làm cho lợi nhuận doanh nghiệp
ngày càng tăng nhanh.
III/ TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO CỦA MAYO
Theo quan điểm của Mayo, con người là tổng hòa các mối quan hệ ngoài
quan hệ kinh tế. Trong quản lý phải đối xử với con người như là con người xã hội.
Con người không phải chỉ là con người kinh tế; tiền bạc hay lợi ích vật chất không
phải là động lực thúc đẩy duy nhất.
Muốn nâng cao năng suất lao động cần phải giữ cân bằng giữa nhu cầu kinh tế và

nhu cầu xã hội. Huy động được những động lực tinh thần, tư tưởng tâm lý tình cảm
hòa quyện cùng yếu tố kinh tế tạo nên hiệu quả tốt nhất trong quản lý. Đồng thời đề
cao vai trò của các nhóm nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, phát huy tinh thần
đoàn kết, gắn bó lợi ích với nhau, hình thành các giá trị chung.

6|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

IV/ NỘI DUNG HỌC THUYẾT CỦA E.MAYO
Ông đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và có nhiều khám phá
quan trọng làm nền tảng cho quản lý. Trong các cuộc nghiên cứu, ông phát hiện ra
rằng điều kiện làm việc, tiền lương và tiền thưởng không tạo ra các tác động đáng
kể trong năng suất lao động tập thể. Trái lại, những yếu tố can dự đến năng suất lại
là những yếu tố phi vật chất. Ông nhận thấy rằng:
- Tâm lý và hành vi của con người có quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
Khi con người làm việc trong tập thể, sự ảnh hưởng của tập thể đóng vai trò lớn
trong việc tạo ra hành vi của cá nhân. Với tư cách thành viên của một tập thể,công
nhân có xu hướng tuân theo các quy định của tập thể, kể cả các quyđịnh không
chính thức, hơn là chịu sự tác động của các yếu tố kích thích bên ngoài.
- Elton Mayo cho rằng những nhân tố ảnh hưởng đến các hành vi của công nhân
công nghiệp rất nhiều nhưng không có nhân tố nào có vai trò quyết định.
Ông tham gia nhiều cuộc nghiên cứu và điều tra, kết quả điều tra cho thấy, như
Mayo nói: “Sự thành hay bại của quản lý liên quan mật thiết với sự tổ chức có
thể hoàn toàn tiếp nhận uy quyền và sự lãnh đạo hay không” những nghiên cứu
này của ông đã khiến cho tư tưởng và những lý luận cổ điển trước kia đựơc thay
bằng giai đoạn lý luận quản lý của khoa học hành vi.
 Trường phái khoa học hành vi trong thời kỳ đầu là trường phái nghiên cứu mối
quan hệ giữa người với người hay còn gọi là trường phái Mayo bởi Mayo là đại

diện chủ yếu của trường phái đó. Trước khi trường phái này xuất hiện, các nhà lý
luận về quản lý chủ yếu nhấn mạnh tính khoa học, tính chặt chẽ của quản lý nhưng
coi nhẹ vai trò của con người, coi công nhân là vật phụ thuộc vào máy móc.
- Trường phái của Mayo chú trọng nhân tố con người, nhấn mạnh việc thoả mãn
nhu cầu xã hội của công nhân viên. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ông đã đưa ra
những nguyên lý mới nhằm hoàn thiện lý luận về quản lý xí nghiệp. Đó là:
• Công nhân là “con người xã hội”, là thành viên của hệ thống xã hội phức
tạp.
• Trong xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn có tổ chức phi chính thức
mang tính quyết định
7|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

• Sự đối thoại với công nhân vô cùng quan trọng đòi hỏi nhà lãnh đạo quản lý
phải thấu hiểu, hợp tác, đoàn kết. học hỏi, lắng nghe ý kiến của nhân viên.
• Năng lực lãnh đạo kiểu mới thông qua việc nâng cao mức độ hài lòng
của
công nhân viên, khích lệ tinh thần công nhân viên, do đó mà đạt
được mục đích nâng cao năng suất lao động.
- Thông qua công trình nghiên cứu này mà ông nhận thấy công nhân không phải là
“con người kinh tế”, coi tiền bạc là động lực duy nhất kích thích tính
tích cực của họ mà là “con người xã hội” nên ngoài yếu tố vật chất, họ còn có
nhân tố xã hội và tâm lý. Do đó, năng lực lãnh đạo kiểu mới được thể hiện ở chỗ nó
giữ được sự cân bằng giữa nhu cầu kinh tế của “tổ chức chính thức” với nhu cầu xã
hội của “tổ chức phi chính thức” của công nhân. Họ cho rằng chỉ có
như vậy mới có thể khắc phục những khiếm khuyết của lý luận quản lý cổ điển,
giải quyết mâu thuẫn và xung đột giữa chủ với thợ, thậm chí là của cả xã hội
văn minh công nghiệp. Những tiến bộ về vật chất và những thành tựu về

kỹ
thuật của thế giới là to lớn nhưng chính những tiến bộ và những thành tựu đó
làm cho xã hội mất đi sự cân bằng vốn có. Nhà nước coi trọng việc phát triển
khoa học - kỹ thuật nhưng coi nhẹ vấn đề xã hội và con người.
 Trường phái quan hệ con người quan tâm thoả đáng tới các yếu tố tâm lý con
người, tâm lý tập thể và bầu không khí trong xí nghiệp, phân tích tác động qua lại
của con người với nhau trong hoạt động của xí nghiệp.
Các khám phá của ông đưa đến những nhận thức mới về yếu tố con người trong
quản lý. Công trình của ông đã mở ra một kỷ nguyên mới cho khoa học quản lý,
đối nghịch với trường phái Cổ điển trước kia. Với sự nhấn mạnh yếu tố con người
trong quản lý, các nhà quản lý phải tìm cách gia tăng sự thoả mãn tâm lý và các nhu
cầu của công nhân viên phải tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành
viên trong nhóm, giữa người quản lý – giám sát với người lao động. Đó
là những nhân tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động. Sự hài lòng về công
việc, ở một mức độ rất lớn, phụ thuộc vào quan hệ xã hội phi chính thức giữa
những người lao động.
Quy phạm xã hội ấy lại do sự hiểu biết sâu sắc về tính chất quan trọng của nó mà
dẫn đến chuẩn mực hợp tác và năng suất cao, còn sự thay đổi các điều kiện vật chất
của công nhân hầu như không có tác dụng đối với năng suất. Nhiều vấn đề trong
quá trình hợp tác giữa công nhân và cán bộ quản lý là do thái độ làm việc của công
8|Page


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

nhân gây ra, thái độ này xuất phát từ tình cảm không phải do các khó khăn khách
quan hiện thời gây ra.
- Ông còn cho rằng sức sống của công nhân là do logic tình cảm tạo ra, cần quản lý
lại liên quan mật thiết với “logic” năng suất và giá thành”. Sự xung đột giữa hai thứ
đó là khó tránh, trừ trường hợp người ta hiểu được và có sự chuẩn bị trước về việc

đó. Khi chưa phát hiện ra hai vấn đề kể trên Mayo chưa ý thức được sự tiến bộ của
khoa học - kỹ thuật và công nghiệp đã và sẽ dẫn đến những biến đổi sâu sắc của cơ
cấu xã hội của toàn bộ thế giới văn minh. Sự biến đổi đó tức là chuyển biến từ xã
hội kiểu cố hữu sang kiểu xã hội kiểu thích ứng –sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới đối
với các nhà quản lý và công nhân.
- Ông tiến hành 21.000 cuộc phỏng vấn trên các phương diện làm cho công nhân
thấy được tầm quan trọng của bản thân đối với xí nghiệp, họ cảm thấy được quan
tâm và nói ra những nguyện vọng. hi vọng muốn được giải đáp của mình. Qua các
cuộc nghiên cứu ở các nhà máy ông đã rút ra những kết luận có giá trị, đáng để
mọi người chú ý như sau:
• Việc đối thoại với công nhân có thể giúp họ trút bỏ gánh nặng tâm lý không
cần thiết, điều chỉnh thái độ của họ đối với các vấn đề cá nhân, khiến
họ tự nói nên các vấn đề của mình và tự tìm ra kết luận.
• Việc phỏng vấn giúp cho công nhân chung sống một cách dễ dàng
hơn, thân thiện hơn với những người xung quanh, bao gồm đồng sự và đốc
công.
• Việc phỏng vấn sẽ tăng cường ý nguyện và khả năng hợp tác tốt nhất
giữa
công nhân, trên cương vị là một quần thể với những người quản lý. Trên một
mức độ nào đó, những người nghiên cứu là đại diện của chủ, bởi vì họ ở
ngoài quần thể lao động. Họ giúp đỡ công nhân hợp tác, cộng sự với những
người xung quanh. Điều đó có lợi cho việc hình thành ý thức phụ thuộc của
công nhân đối với quần thể lao động và nhà máy, xí nghiệp, công ty.
• Việc trò chuyện với công nhân là phương pháp quan trọng để bồi dưỡng,
huấn luyện nhân viên quản lý.
 Lần đầu tiên quản lý thấu hiểu vấn đề tinh thần của công nhân và thấy được rõ
sự quan trọng của các yếu tố tinh thần góp phần nâng cao năng suất lao động.

9|Page



LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

V/ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm
• Nghiên cứu của Mayo đã mở ra hướng nghiên cứu mới mang tính cách
mạng về con người và quản lý, bổ sung những phương pháp quản lý mới:
Sử dụng tâm lý học thực nghiệm để nghiên cứu vấn đề quản lý bằng cách
quan sát, phân tích các hành vi của con người tìm ra nguyên nhân. Chứng
minh được vai trò to lớn của các nhân tố phi kinh tế, phi vật chất trong
quá trình quản lý.
• Học thuyết của ông thấy rõ những hạn chế trong lối duy lý, duy kỹ, duy
kinh tế của trường phái Cổ điển cụ thể là thuyết quản lý theo khoa học
của Taylor. Cách tiếp cận bằng duy lý coi trọng kinh tế kỹ thuật chưa thế
cho chúng ta bức tranh toàn cảnh chân thực về bản chất con người.
• Mayo khẳng định các yếu tố tình cảm chi phối mạnh mẽ hành vi và kết
quả hoạt động của con người và quan hệ xã hội tốt đẹp cũng thúc đẩy
công nhân tăng năng suất lao động
• Những đóng góp của ông có ảnh hưởng lớn đối với thực tiễn thời điểm
bấy giờ. Mặc dù không phải ngay lập tức giới chủ cầm quyền đã thừa
nhận nhưng dần dần nguyên lý cơ bản của học thuyết này cũng được áp
dụng.
• Ông đã chứng minh rằng công nhân không phải là những bánh răng trong
một chiếc máy mà là các thành viên của một nhóm cố kết tạo tâm lý an
toàn và vững chắc cho công nhân. Muốn quản lý thành công phải tìm hiểu
các nhóm nhỏ và không thể tách công nhân ra khỏi các nhóm của họ.
• Đưa ra tư tưởng mới về sự tương hợp giữa những kiến thức chuyên môn –
kỹ thuật với kiến thức xã hội từ đó đề nghị công tác đào tọa công nhân
cần phải bồi dưỡng cả kĩ thuật lao động và hiểu biết xã hội.
 Chính E.Mayo là người đặt nền tảng tư tưởng cho trường phái hành vi trong

quản lý.

10 | P a g e


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

2. Nhược điểm
• Các cuộc điều tra đều dừng lại ở cửa nhà máy xí nghiệp và không khám
phá nên tảng xã hội rộng hơn.
• Ông đánh giá công nhân thụ động, yếu đuối chủ yếu là người dễ bị lôi kéo
và tất cả các nghiên cứu của ông đều phục vụ lợi ích của Ban quản trị.
• Mayo đã hạ thấp và bỏ qua lý thuyết và đề cao phương pháp thực nghiệm.
Đây là thiếu sót cơ bản của ông bởi lý thuyết được xem là nền tảng, là cơ
sở cho việc đi tìm hiểu minh chứng thực tiễn.
• Hơn nữa, trong thời kì bất giờ chủ nghĩa ông chủ vẫn còn thống trị trường
phái quan hệ con người trong thời kì này vẫn chưa thể giải thích tất cả
những vấn đề do còn thiếu những cơ sở về mặt khoa học và thực tiễn xã
hội tư bản phương Tây đang rơi vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế (19291933). Do vậy có nhiều vấn đề bị chi phối với các nguyên nhân khác
không đơn thuần chỉ là nguyên nhân trong xí nghiệp.
VI/ ỨNG DỤNG VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Sự quan tâm của Nhà nước đến yếu tố con người trong doanh nghiệp
hiện nay
Một đất nước phát triển mạnh mẽ không thế không nhắc tới vai trò của nhân tố
con người. Nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển
kinh tế đất nước. Hiện nay, Nhà nước ra đã có sự quan tâm nhiều đến lợi ích của
con người trong các doanh nghiệp.
Đặc biệt, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa việc khơi dậy tính tích cực
của người lao động sẽ biến nó trở thành nguồn sức mạnh to lớn. Bởi vậy Nhà nước
ra bước đầu quan tâm đến tính nhân văn trong phát triển kinh tế thị trường, phát

triển công nghiệp và khoa học công nghệ. Song thực tế cho ta thấy phải quan tâm
đến cả yếu tố chuyên môn – kĩ thuật và yếu tố xã hội thì mới đem lại hiệu quả tốt
nhất trong quản lý. Nếu chỉ dựa vào tinh thần lao động tích cực, ý chí vươn lên đơn
thuần thì chúng ta không thể xây dựng được nền sản xuất hiện đại trong các doanh
nghiệp. Và nếu chỉ chú trọng nâng cao trình độ học vấn chuyên môn của người lao
động, công nghệ hiện đại và đảm bảo sức khỏe người lao động mà không chú trọng
11 | P a g e


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

khơi dậy tinh thần tích cực hăng say làm việc thì chúng ta không thể tận dụng được
cơ hội để vượt qua những thách thức hiện nay. Do vậy trong quản lý các tổ chức
nói chung và xí nghiệp nói riêng đòi hỏi phải quan tâm đến nhu cầu lợi ích của
người lao động một cách toàn diện. Đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng mà
Đảng Nhà nước ta phải làm trong điều kiện công nghiệp hóa - hiện đai hóa hiện
nay.
Hơn nữa, nước ta đang hội nhập kinh tế toàn cầu việc công tác quản lý người
lao động cần phải phân rõ trách nhiệm của người tổ chức sử dụng lao động, thường
xuyên kiểm tra xử lý nghiêm khắc các trường hợp sử dụng lao động không đảm bảo
an toàn, coi nhẽ sức khỏe người lao động.
2. Thực trạng việc vận dụng học thuyết của Mayo vào các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay
Trong thời kì nền kinh tế toàn cầu hóa đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm
khắc phục giải quyết một trong số đó là vấn đề an toàn cho người lao động. Trên
thực tế môi trường lao động ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nhất ở các làng nghề thủ
công, khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn đến tình trạng sức khỏe của người lao
động bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tinh thần làm việc. Chính vì thế cần
đề ra chủ trương chính sách nhằm bảo vệ người lao động trước những mối đe dọa
khôn lường của môi trường, tạo điều kiện làm việc an toàn giảm bớt ảnh hưởng xấu

gây ra góp phần giữ gìn nguồn nội lực quốc gia. Việc đối xử bình đẳng, coi trọng
người lao động quan tâm tới đời sống tinh thần của họ là thể hiện tính nhân văn của
quốc gia trong thời kì phát triển kinh tế thị trường.
Thực tế có không ít hiện tượng coi thường nguy hiểm rình rập người lao động
nhất là trong các doanh nghiệp. Theo thống kê của Bộ Lao Động, mỗi năm có
khoảng hơn 200 vụ tai nạn lao động xảy ra. Qua đây cho thấy cần phải thực hiện an
toàn cho người lao động là việc hết sức cần thiết và cấp bách, đảm bảo nguồn nhân
lực quý báu cho sự phát triển đất nước. Chỉ có như vậy người lao động mới cảm
thấy yên tâm, thoải mái, có tinh thần làm việc hăng say mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Song cũng có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng bài học tiếp thu từ các học
thuyết quan hệ con người để quản lý tổ chức hiệu quả, tạo động lực khích lệ ý chí
làm việc cho nhân viên.
Ví dụ công ty may 10, người quản lý cho biết thông qua việc đối thoại hợp tác
lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhân viên trong công ty đã giúp cải thiện
12 | P a g e


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

mối quan hệ giữa người quản lý với cấp dưới , giúp hai bên hiểu nhau hơn. Điều
này đã làm hiệu quả công tác ngày càng nâng cao góp phần tích cực việc tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay tại công ty sản xuất đồ thể thao Puma, mỗi
một quý Ban lãnh đạo công ty tổ chức gặp gỡ nhân viên một lần để tìm hiểu, hỏi
thăm ý kiến của công nhân viên. Từ đó công ty đã phát hiện ra những nhu cầu
riêng của công nhân trong doanh nghiệp mình và đã kịp thời đáp ứng nguyện
vọng ấy tạo môi trường làm việc tiện nghi và hơn hết là thỏa mãn nhu cầu hi
vọng của nhân viên trong doanh nghiệp. Công ty đã lắp đặt một số thiết bị đặc
biệt như tay vịn cầu thang, bồn cầu bệt…dành cho nhân viên của mình. Sau một
thời gian, công ty thấy nhân viên rất có hứng thú làm việc, đưa công ty ngày
càng vững mạnh và gặt hái nhiều thành công, lợi nhuận mang đến ngày một

tăng nhanh.
Có thể thấy, qua việc áp dụng lý thuyết cải thiện củng cố mỗi quan hệ con
người với con người, cụ thể là thường xuyên tổ chức cuộc đối thoại, hợp tác tại nơi
làm việc trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho người sử dụng người lao động đưa ra
được những quyết định điều hành một cách đúng đắn, sáng suốt và hợp lý, cải
thiện rõ rệt mối quan hệ lao động và quan hệ xã hội trong doanh nghiệp. Từ đó
người lao động có thêm hiểu biết và cùng chia sẻ những khó khăn, khúc mắc với
nhà quản lý của mình tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa người quản lý với
nhân việc, làm cho bầu không khí làm việc thoải mái,vui vẻ và đoàn kết.
Tuy nhiên vẫn tồn tại các vấn đề đáng lo ngại ở một số doanh nghiệp Việt Nam
đó là chưa tôn trọng lợi ích của người lao động, tùy tiện thuê mướn người lao
động, phân chia trách nhiệm của cả chủ và thợ không rõ ràng, môi trường làm việc
ô nhiễm, bảo hộ lao động vẫn hạn chế gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi
cho người lao động. Vì vậy các doanh nghiệp phải nhận thức ngay vấn đề này để
có chính sách quan tâm, giải quyết kịp thời, tránh gây ra hậu quả không mong
muốn ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
3. Giải pháp khắc phục rút ra từ học thuyết của Mayo áp dụng vào điều
kiện Việt Nam
Các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm tới lợi ích của cấp dưới kịp thời đáp ứng
nguyện vọng thiết thực của người lao động:

13 | P a g e


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

• Thường xuyên tổ chức trao đổi ý kiến của tập thể để thấu hiểu nhân viên
trong doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định mang tính khách quan, sáng
suốt
• Chú trọng vấn đề bảo hộ lao động góp phần tạo sự yên tâm vững vàng

tâm lý cho người lao động
• Tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao hiểu biết chuyên
môn và xã hội
• Tạo môi trường làm việc thoải mái để người lao động không ngừng rèn
luyện, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của bản thân cống hiến
nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và xã hội
 Đây là hết sức quan trọng không thể thiếu khi một doanh nghiệp muốn vững
mạnh bởi con người có được đào tạo tốt mà không có môi trường làm việc thuận
lợi để phát huy hết khả năng bản thân thì doanh nghiệp đó không bao giờ tạo ra kết
quả đột phá để cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại khi có môi trường tốt con
người sẽ phát huy được thế mạnh góp phần tạo nên sự hưng thịnh của một doanh
nghiệp nói riêng và đất nước nói chung.
- Phải đảm bảo sự bình đẳng dân chủ trong công việc tránh gây xung đột, bất đồng
ý kiến giữa các thành viên trong doanh nghiệp và giữa người lao động với nhà lãnh
đạo quản lý. Luôn tạo sự cân bằng hài hòa về mặt lợi ích kinh tế cho người lao
động và nhu cầu xã hội cho họ. Khi người lao động được thỏa mãn nhu cầu khi đó
sẽ tạo động cơ thúc đẩy họ làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức.
- Tạo điều kiện cho người lao động làm việc theo nhóm để phát huy tinh thần đoàn
kết, trách nhiệm bản thân đối với nhóm khi được cấp trên giao cho việc cụ thể

14 | P a g e


LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ 2

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc vận dụng thuyết quản
lý trường phái quan hệ con người vào thực tiễn Việt Nam cụ thể là các doanh
nghiệp trong nước là một động lực quan trọng trong điều kiện hiện nay. Để làm
được điều này thì việc mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm là phải quan tâm nhiều

hơn đển lợi ích của người lao động đồng thời tạo môi trường để họ yên tâm làm
việc cống hiến hết mình cho sự hưng thịnh của doanh nghiệp cũng như sự phông
vinh của đất nước. Qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng Nhà nước đối với
người lao động là yếu tố cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Thông qua việc tìm hiểu tư tưởng quản lý của Elton Mayo cho thấy ông là một
trong những người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ không chính thức của nhóm.
Việc nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn đối với tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý
vì nó chỉ ra vị trí và vai trò của cơ cấu không chính thức trong các nhóm chính
thức, nó cảnh tỉnh các nhà quản lý phải quan tâm đến vấn đề tinh thần trong quá
trình hoạt động của nhóm.

15 | P a g e



×