Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động tín dụng tại BIDV cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.78 KB, 100 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong
những năm gần đây gồm 2 hoạt động là kinh doanh tiền tệ và hoạt
động kinh doanh Ngân hàng. Trong đó hoạt động kinh doanh Ngân
hàng có xu hướng dịch chuyển tỷ trọng từ độc canh tính dụng sang đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi
về mục tiêu và tư duy của các ngân hàng hiện nay thì doanh thu từ
hoạt động cho vay và tỉy trọng lợi nhuận cho vay vẫn chiếm từ 60% 80% tổng doanh thu tại các Ngân Hàng. Vậy mỗi ngân hàng để phát
triển bền vững và khẳng định khả năng cạnh tranh của mình thì cần
thiết phải làm tốt công tác tính dụng mà trong đó yếu tố thẩm định dự
án đầu tư là đặc biệt quan trọng.
Trong quá trình thực tập tại phòng Thẩm định của Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Hà Nội thời gian qua, tác giả
đã tìm hiểu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng và
quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

- Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Hà Nội



Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại phòng thẩm
định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
trong những năm gần đây
4. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng kết hợp các
phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật
lịch sử, phân tích, hệ thống hóa, phân tích tổng thể và từ thực tế tìm ra
giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại
NHNo&PTNT Hà Nội.
5. Kết cấu của chuyên đề: Bố cục của chuyên đề gồm 2
chương.
Chương 1: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án I tại NHNo
&PTNT Hà Nội
Chương 2: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định dự án I tại NHNo & PTNT Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT HÀ NỘI

1. Thực trạng công tác thẩm định
1.1

Quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định dự án đầu tư tạI NHNo&PTNT Hà Nội
được phân thành 3 quy trình nhỏ dựa vào nguồn gốc của các khoản
vay.
1.1.1 Các khoản vay tại hội sở chi nhánh cấp I:
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu
khách hàng

cung

ứng các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo
thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay
không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng
Chi nhánh cấp dưới và ý kiến lãnh đạo của chi nhánh cấp dưới hoặc ý
kiến của trưởng phòng tín dụng chi nhánh cấp I (đối với món vay phát
sinh ngay tại hội sở chi nhánh cấp I) và chịu trách nhiệm về ý kiến

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

của mình trước cấp trên và trước pháp luật, chuyển cho phòng Thẩm
định.
- Nhận được báo cáo về món vay cùng các loại hồ sơ do chi
nhánh cấp dưới hoặc phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng tín

dụng rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung.
- Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ
thẩm định.
- Cán bộ thẩm định tiền hành thẩm định theo quy định, lập báo
cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề
xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan
khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
- Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và
tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay
vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về
ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật.
- Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc
được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định
chuyển một báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng chi nhánh cấp I
hoặc chi nhánh cấp dưới để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo
nơi trực tiếp cho vay quyết định như: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng
bảo đảm nợ vay, các thông báo có liên quan hoặc chi nhánh cấp I
(qua phòng tín dụng) chuyển hồ sơ món vay kèm báo cáo thẩm định

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

lên ngân hàng cấp trên (nếu món vay vượt mức phán quyết cho vay
của chi nhánh).
Thời gian thẩm định món vay tại chi nhánh (kể cả thời gian
thẩm định của cán bộ tín dụng ) thực hiện theo quy định cho vay hiện
hành.

1.1.2 Trường hợp do chi nhánh cấp II trình lên:
- Phòng thẩm định nhận được tờ trình, báo cáo thẩm định của
chi nhánh cấp II kèm toàn bộ hồ sơ khoản vay (bản sao có chứng
thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc giám đốc chi nhánh), trưởng
phòng thẩm định kiểm tra nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu yêu
cầu bổ sung.
- Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ
thẩm định.
- Cán bộ thẩm định tiền hành thẩm định theo quy định, lập báo
cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề
xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan
khác, nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
- Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và
tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay
vốn, có ý cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý
kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

- Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc
được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định lập
thông báo trình lãnh đạo chi nhánh cấp I, ký gửi cho chi nhánh cấp II
có liên quan dể thực hiện hoặc chuyển một bản báo coá thẩm định
kèm các hồ sơ liên quan sang phòng tín dụng để hoàn thiện các thủ
tục gửi ban thẩm định ngân hàng cấp trên (đối với món vay vượt
quyền phán quyết của chi nhánh cấp I).

1.1.3 Trường hợp do Tổng giám đốc chỉ định:
- Ban thẩm định giới thiệu về khách hàng vay, tóm tắt những
thông tin có liên quan kèm bản sao hồ sơ và phiếu yêu cầu thẩm định
gửi chi nhánh.
- Căn cứ vào phiếu yêu cầu, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm
định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về
việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng tín dụng
và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật,
chuyển cho phòng thẩm định.
- Nhận được báo cáo thẩm định về khách hàng vay do cán bộ tín
dụng thực hiện cùng các loại hồ sơ có liên quan do phòng tín dụng
chuyển sang, trưởng phòng thẩm định rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận
hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung.
- Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ
thẩm định.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

- Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo
cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách
nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về các ý đó. Nếu cho vay đề
xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung khác có liên
quan; nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
- Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và
tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay
vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về
ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật.

- Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc
được phân công của chi nhánh cấp I phê duyệt; phòng thẩm định
chuyển một bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng để phòng tín
dụng tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các bước công việc tiếp theo
như sau:
Báo cáo Tổng giám đốc (thông qua Ban thẩm định) về kết quả
thẩm định và ý kiến của chi nhánh.
+ Đối với những món vay mà số tiền cho vay thuộc quyền phán
quyết của chi nhánh, Tổng giám đốc sẽ có thông báo giao cho giám
đốc chi nhánh quyết đinh.
+ Đối với những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh
thì giao cho Ban thẩm định thực hiện thẩm định.
Chi nhánh cấp I thực hiện đúng thời hạn ghi trong phiếu yêu cầu
thẩm định.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

1.2 Những nội dung cơ bản cần thẩm định
1.2.1 Năng lực pháp lý của khách hàng: Căn cứ vào hồ sơ pháp
lý của doanh nghiệp đã được quy định trong quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành hiện đang có hiệu lực thi
hành; cần xem xét tư cách pháp lý của doanh nghiệp mà cụ thể là
thẩm định về năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp, năng lực
hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp. Cụ thể xem xét :
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân
sự không (pháp nhân phải được công nhận theo Điều 94 và Điều 96

Bộ luật dân sự và các quy đinh khác của pháp luật Việt Nam). Nếu
khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp có
đủ hành vi, năng lực dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động
theo luật doanh nghiệp? Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có
hoạt động theo luật doanh nghiệp?, thành viên công ty có đủ năng lực
dân sự, năng lực hành vi dân sự? Điều lệ, quy chế tổ chức của khách
hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều
hành?
Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: Quy mô
hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cơ cấu tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh, số lượng, trình độ lao động, trình độ kỹ thuật,
danh sách ban lãnh đạo công ty, trình độ chuyên môn của ban lãnh

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

đạo công ty, khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của
người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành .
1.2.2 Tình hình tài chính của khách hàng: Thẩm định nội dung
này nhằm xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh,
đảm bảo thực hiện được dự án và đáp ứng các điều kiện của ngân
hàng khi cho vay. Những tài liệu dùng để thẩm định tình hình tài
chính của doanh nghiệp là: bản cân đối kế toán 2 năm liền kề, báo cáo
kết quả kinh doanh 2 năm liền kề, cân đối kế toán và kết quả hoạt
động kinh doanh đến cuối tháng hoặc cuối quý trước ngày xin vay,
thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, báo cáo kiểm toán (nếu có). Trên cơ sở những báo cáo tài chính có
liên quan trên, kết hợp với việc nắm bắt các thông tin vè tình hình tài

chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đi sâu đánh giá về các tiêu chí cụ
thể như tỷ suất tài trợ, mức sinh lời trên vốn, mức sinh lời từ hoạt
động bán hàng; các hệ số phân tích tính ổn định như hệ số thanh toán
ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số tài snả cố định, hệ số thích
ứng dài hạn của tài sản cố định, hệ số nợ…, các chỉ tiêu phân tích
hiệu quả như doanh thu từ tổng tài snả, thời gian chuyển đổi hàng tồn
kho thành doanh thu, thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh toán
công nợ.
1.2.3 Thẩm định dự án vay vốn: Dưới giác độ của nhà tài trợ
vốn, cán bộ ngân hàng thẩm định đánh giá tính khả thi, hiệu quả của
dự án đầu tư và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quết

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

định cho vay. Cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định lần lượt
những nội dung sau:
+ Cơ sở pháp lý của dự án đầu tư thể hiện qua mục tiêu phát
triển của đất nước, địa phương có liên quan đến đối tượng đầu tư của
dự án, các quy hoạch phát triển của Chính phủ, địa phương có liên
quan, giấy phép xây dựng (đối với những dự án có xây dựng), các
giấy tờ có liên quan về đất và địa điểm xây dựng, đánh giá về tác
động môi trường có liên quan (nếu cần), giấy phép khai thác tài
nguyên (đối với dự án có sử dụng tài nguyên, thiết kế, tổng dự toán
được phê duyệt, biên bản đấu thầu, quyết định chọn thầu, hợp đồng
thi công, báo cáo tiến độ thi công (đối với những công trình đã thi
công).
+ Thẩm định về thị trường: Thị trường cung cấp nguyên vật

liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường cung cập
nguyên vật liệu cần xem xét là thi trường trong nước hay nước ngoài,
nhà máy có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính không, trữ
lượng nguồn nguyên vật liệu, tính ổn định của nguồn này, xem xét về
địa điểm đặt nhà máy, các hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu, dự
đoán thị trường đàu vào trong tương lai. Đối với thị trường tiêu thụ
sản phẩm cần xác định các yếu tố sau: Thị trường hiện tại của sản
phẩm dự trù sản xuất và tiềm năng phát triển của nó, các yếu tố kinh
tế xã hội và ngoại cảnh tác động đến nhu cầu sản phẩm, các biện pháp
tiêu thi, khuyến thị cần thiết để giúp tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

tranh của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng laọi sẵn có trong
nước, nước ngoài và sản phẩm ra đời sau này.
+ Thẩm định về tình hình tài chính của dự án: Đây được xem là
khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án. Ở nội dung này cần xem
xét về nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án,
hiệu quả tài chính của dự án. Nhu cầu vốn cần chia ra vốn đầu tư cơ
bản cụ thể là vốn cho xây lắp, mua thiết bị, vốn dự phòng, lãi vay
trong thời gian xây dựng, chi phí khác và vốn lưu động. Nguồn vốn
đầu tư cũng chia ra vốn tự có và vốn vay, các lạo vốn khác (nếu có),
trong vốn vay tiếp tục chia ra vay nội tệ, vay ngoại tệ và vay theo
từng nguồn.
Để có cơ sở thẩm định hiệu quả về mặt tài chính của dự án, cán
bộ thẩm định phải căn cứ vào các số liệu của dự án, cơ chế chính sách
hiện hành và kỹ năng của mình để kiểm tra, tính toán các chi phí, thu

nhập có hợp lý không, đúng chế độ quy định của nhà nước không như
sản lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với công suất khai thác
hàng năm không, cơ cấu sản phẩm, giá thành sản phẩm, giá bán hàng
hoá, chi phí khấu hao, trả lãi tiền vay, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi
nhuận…để từ đó lập bản tính toán về tài chính dự án của doanh
nghiệp. Số liệu của bảng tính toán đó sẽ làm cơ sở cho việc tính toán,
thẩm định hiệu quả về mật tài chính của dự án. Thường để đánh giá
tính khả thi về mặt tài chính của dự án, khi thẩm định thường sử dụng
4 phương pháp là phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

pháp tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số doanh lợi và thời gian thu hồi vốn.
Những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao thì chủ yếu sử dụng hai
phương pháp đầu, những dự án có vòng đời ngắn thì sử dụng hai
phương pháp sau vừa đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng.
+ Phân tích rủi ro của dự án: tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm
định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Các
loại rủi ro có thể gặp là rủi ro về tiến đọ thực hiện (đối với những dự
án xây dựng), rủi ro về thi trường, rủi ro về môi trường và xã hội, rủi
ro về kinh tế vĩ mô. Đối với mỗi loại rủi ro, cán bộ thẩm định tìm hiểu
xem khách hàng đã dự liệu như thế nào để giảm thiểu rủi ro và đánh
giá lại hiệu qủa tài chính của dự án khi gặp rủi ro.
+ Xem xét công nghệ và môi trường
Những vấn đề cần quan tâm khi xem xét công nghệ, may móc,
thiết bị như; công nghệ này mới hay cũ, đã được kiểm nghiệm chưa,
máy móc thiết bị có phù hợp với quy trình công nghệ, độ bền, chất

lượng không, xuất xứ của thiết bị, công nghệ, độ khan hiếm của các
phụ tùng thay thế, kỹ thuật của công nghệ trong sản xuất sản phẩm có
đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và
phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, công suất của máy móc
có phù hợp với khả năng nguồn cung cấp vật liệu không, nguồn điện
năng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình công nghệ ra
sao.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

Về môi trường: Xem xét các biện pháp xử lý các chất thải và ô
nhiễm môi trường, các biện pháp giữ gìn cảnh quan môi trường trong
khu vực, các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường và khắc
phục các sự cố môi trường.
+ Xem xét khả năng tổ chức, quản lý
Khi thẩm định về phương diện tổ chức quản lý của chủ đầu tư
cần lưu ý các yếu tố: Môi trường pháp lý của chủ đầu tư trong hoạt
động kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, năng
lực trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý và các thành viên khác
trong ban điều hành, mức độ am hiểu đối với ngành nghề định kinh
doanh, trình độ chuyên môn của các phòng ban trong việc đảm đương
nhiệm vụ, khả năng vận hành máy móc thiệt bị của đội ngũ công nhân
kỹ thuật, mối quan hệ trong giao tiếp, tiếp thị, chính sách đối với công
nhân lao động, chính sách khuyến khích sáng kiến kỹ thuật
+ Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội: dự án góp phần tăng
trưởng kinh tế của đất nước, của địa phương thế nào, tăng kim ngạch
xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ ra sao, dự án tận dụng được lao động ở

địa phương bao nhiêu, tận dụng nguyên vật liệu có sẵn trong nước, áp
dụng tiến bộ khoan học kỹ thuật, thay thế các sản phẩm nhập khẩu
không, dự án có cải thiện môi sinh, môi trường khu vực…
1.2.4 Về biện pháp bảo đảm tiền vay: Tuỳ từng trường hợp cụ
thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng
lực tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài sản làm bảo đảm của

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, cơ chế chính sách của doanh
nghiệp để xác định biện pháp bảo đảm tiền vay cho thích hợp như: thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản; bảo đảm bằng tài sản hình thành
từ vốn vay; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; việc bảo đảm
tiền vay theo quy định của chính phủ.
1.2.5 Nhận xét và đề xuất sau thẩm định
Sau khi thẩm định và xem xét các nội dung có liên quan đến dự án
đầu tư, cán bộ thẩm định, tái thẩm định phải đưa ra các nhận xét: tính
pháp lý của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ sở
pháp lý của dự án đầu tư, tài chính của dự án, biện pháp báo đảm tiền
vay, các nhận xét khác có liên quan. Cán bộ thẩm định đưa ra các đề
xuất: đề xuất cho vay hay không (nếu không cho vay phải nêu rõ lý
do), phương thức cho vay, hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay, kỳ
hạn nợ (kể cả gốc và lãi), cách thức phát tiền vay, lãi xuất cho vay,
thời gian ân hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay, các đề xuất khác.
2. Nghiên cứu tình huống cụ thể thẩm định “Dự án đầu tư
xây dựng nhà máy sợi tại khu công nghiệp Đại An – thành phố Hải
Dương”

THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN
“DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SỢI “
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI AN-TP HẢI DƯƠNG
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN VĨ SƠN

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

Đây là một dự án đầu tư mà khách hàng gửi hồ sơ vay vốn ngay
tại hội sơ chi nhánh cấp I vì vậy nó tuân theo quy trình thẩm định thứ
nhất đã được trình bày ở phần 1.1.1 nói trên.
Trước tiên cán bộ tín dụng yêu cầu công ty cổ phần Vĩ Sơn cung
cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, sau đó phòng
tín dụng tiến hành thẩm định và đã lập báo cáo thẩm định về khoản
vay trong đó đã đồng ý cho vay. Phòng tín dụng chuyển báo cáo thẩm
định về món vay cùng các loại hồ sơ cho phòng thẩm định, trưởng
phòng thẩm định sau khi thấy đầy đủ thì đã ký nhận hồ sơ. Trưởng
phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ Lý Mạnh Hà
tiến hành thẩm định dự án này vì thấy đối tượng của dự án phù hợp
với người cán bộ này. Vì phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này là
hoạt động thẩm định tại phòng thẩm định của NHNo&PTNT Hà Nội
nên chúng ta chỉ nghiên cứu những bước tiếp theo là những bước
thẩm định do cán bộ Lý Mạnh Hà tiến hành mà không tìm hiểu những
bước trên. Việc thẩm định bắt đầu được thực hiện từ 6/12/2004.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG
- Công ty Cổ phần Vĩ Sơn được thành lập theo đăng ký kinh
doanh số 0103006089 ngày 22 tháng 11 năm 2004 với ngành nghề
kinh doanh chủ yếu khi thành lập là: Xây dựng công trình dân dụng,

công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,
khu đô thị; sản xuất và buôn bán đồ gỗ dân dụng, công nghiệp; sản
xuất và buôn bán các loại máy móc, thiết bị cơ khí công nghiệp; sản

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

xuất và buôn bán bông, vải, sợi, dệt vải, thuốc nhuộm, hàng may mặc
(trừ quần áo da lông thú) và phụ kiện may; sản xuất và buôn bán các
sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, điều hoà không khí; sản xuất, buôn
bán, sửa chữa ô tô, xe máy và phụ tùng ô tô, xe máy; kinh doanh, chế
biến, nuôi trồng thuỷ hải sản, hàng nông, lâm sản; kinh doanh bất
động sản, cho thuê nhà và văn phòng; môi giới và xúc tiến thương
mại; xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty sản xuất, kinh doanh; đại
lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá./.
- Tên giao dịch quốc tế: VI SON JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ trụ sở: số 3, ngách 43/17, phố Kim Đồng, phường
Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà nội.
- Tổng mức đầu tư theo dự án : 88.938,43 triệu đ
Đầu tư giai đoạn 1

: 64.440,21 triệu đ

- Vốn tự có

: 36% tương đương 23.130,21

triệu đ

- Vay Ngân hàng thương mại
+ Vay NHNo Hà nội

: 41.567,00 triệu đ

: 21.567,00 triệu đ (1.365.000,00

USD)
+ Vay TCTD khác
Đầu tư giai đoạn 2

: 20.000,00 triệu đ
: 24.498,22 triệu đ

Tiến độ triển khai thực hiện: giai đoạn 1 sẽ bắt đầu thi công
vào cuối Quý IV/2004 và dự kiến đưa công trình vào vận hành đầu
Quý I/2006

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

2.1 Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
2.1.1 Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự
- Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty thông qua ngày
25.10.2004
- Biên bản góp vốn thành lập công ty, biên bản họp đại hội cổ
đông bầu Hội đồng quản trị.
- Biên bản họp HĐQT bầu Tổng giám đốc công ty Cp Vĩ Sơn

ngày HN04001/ĐHCĐ ngày 25.10.2004
- Biên họp HĐQT Bổ nhiệm kế toán trưởng công ty CP Vĩ Sơn
số HN04003/ĐHCĐ ngày 23.11.2004
- Quyết định v/v Thay thế Kế toán trưởng ngày 30/6/2005 của
Chủ Tịch.
- Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh số 01030006089
ngày 22.11.2004 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế số 0101576537 ngày
06/12/2004 của Cục thuế Hà Nội.
2.1.2 Năng lực cán bộ quản lý công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
- Họ và tên: Ông Đặng Văn Cường
- Năm sinh: 1946
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh nói chung: 35 năm
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện tử

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

Kế toán trưởng
- Họ và tên: Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh
- Năm sinh: 1970
- Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động
và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung: 10 năm, trong đó 10
năm công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài
chính kế toán.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, kỹ thuật: đều có trình độ
Đại học Thạc sỹ, kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản
lý tài chính và điều hành nhà máy sợi
Kết luận: Công ty CP dệt may Vĩ Sơn là một pháp nhân độc lập,
hoạt động theo Pháp luật Việt Nam, có đầy đủ năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự tham gia các quan hệ kinh tế. Cán bộ
quản lý DN có trình độ, kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản
lý và kinh doanh

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

2.2 Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh khả năng tài chính của
công ty
Vì đây là một doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có các báo
cáo kiểm toán vì vậy việc thẩm định năng lực tài chính của công ty
chỉ dựa vào cơ cấu góp vốn khi thành lập và báo cáo tài chính của
doanh nghiệp đưa lên.
Doanh nghiệp mới thành lập, với nguồn vốn chủ sở hữu khi thành lập
là 15tỷ. Tiến độ góp vốn và cơ cấu góp vốn như sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

TT


Sáng lập viên

Số tiền

Tiến độ

(Tr đ)
1
Đặng Văn Cường
5.250
25/10/2004
2
Vũ Trung Thành
4.500
25/10/2004
3
Trịnh Thanh Vinh
3.750
25/10/2004
4
Lê Trường An
750
25/10/2004
5
Trịnh Thị Mỹ Hạnh
750
25/10/2004
Cộng
15.000
Theo báo cáo tài chính đến 31.12.2004 một số chỉ tiên cơ bản

như sau:
- Tiền mặt: 11.665 tr đ
- Phải thu: 49 tr đ
- Hàng tốn kho: 5 tr đ
- Tài sản cố định và ĐT dài hạn: 3.314 tr đ
Cộng TS: 14.979 tr đ
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 14.979 tr đ
+ Nguồn vốn KD: 15.000 tr đ
Cộng NV: 14.979 tr đ
Nguồn vốn huy động từ các cổ đông theo cam kết góp vốn số
HN05003/HĐCD ngày 18.6.2005 như sau: (đơn vị: trđ)
TT

Sáng lập viên

1
2
3
4
5

Đặng Văn Cường
Vũ Trung Thành
Trịnh Thanh Vinh
Lê Trường An
Trịnh Thị Mỹ
Hạnh

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Tỷ lệ cổ phần
nắm giữ
35%
30%
25%
5%
5%

Số tiền cho công
ty vay
5.950.000.000đ
5.100.000.000đ
4.250.000.000đ
850.000.000đ
850.000.000đ


Chuyên đề thực tập

Cộng
100%
17.000.000.000đ
Kết luận: Doanh nghiệp có khả năng tài chính để triển khai
thực hiện dự án trên cơ sở vốn đối ứng của ngân hàng.
2.3.......................................................................Thẩm định dự án vay vốn
2.3.1 Mục đích đầu tư và mô hình của dự án
Đầu tư xây dựng "NHÀ MÁY SỢI" tại tỉnh Hải Dương
Hạng mục đầu tư (vay vốn NHNo HN): đầu tư dây truyền chính
kéo sợi chải thô sản lượng 1.400T/năm
Địa điểm xây dựng:

Khu công nghiệp Đại An, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Nội dung, mục tiêu dự án:
- Cung cấp sợi cao cấp thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm chủ
yếu phục vụ các doanh nghiệp dệt vải chất lượng có thị trường tiêu thụ
chính chủ yếu là xuất khẩu.
- Cung cấp sợi cao cấp cho các doanh nghiệp dệt vải sản xuất
phục vụ nhu cầu nội địa có chất lượng cao.
Quy mô của dự án:
Quy mô khu đất Dự án 3ha, trong đó 1,5ha cho giai đoạn 1 của
dự án xây dựng “nhà máy sợi” với công suất giai đoạn đầu là 1.400
tấn sợi chải thô 100% cotton/năm, đầu tư mở rộng đạt 2.200 tấn sợi
/năm với cơ cấu 800 tấn sợi cotton chải kỹ, 1.400 tấn sợi cotton chải
thô và sợi polyme và sợi PE/CO.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập

Các hạng mục chính bao gồm: Nhà xưởng sản xuất, nhà kho,
nhà điều hành, trạm điện, nhà xe, nhà phụ trợ, hệ thống cấp nước, hệ
thống thoát nước
Thiết bị chính bao gồm: gian cung bông, máy chải, máy ghép,
máy sợi thô, máy sợi con, máy đánh ống.
Vậy dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và định hướng phát
triển của ngành.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh



Chuyên đề thực tập

2.3.2 Cơ sở pháp lý của dự án và phương thức thực hiện dự án
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về
việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về
việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng ban hành kèm theo Nghị đinh số 52/1999/NĐ-CP của Chính
phủ.
- Biên bản họp hội đồng cổ đông về việc phê duyệt dự án đầu tư
dự án “Nhà máy sợi” tại Hải Dương
- Văn bản số 18/CTĐT-KCN ngày 09.12.2004 của ban quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương về việc chấp thuận đầu tư dự án
Nhà máy sợi của Công ty Cổ phần Vĩ Sơn tại Khu công nghiệp Đại
An.
- Hợp đông thuê lại đất số 09/HĐTĐ-2004 ngày 26.11.2004
giữa Công ty Cổ phần Đại An và Công ty Cổ phần Vĩ Sơn
- Văn bản số 3149/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương “
Ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các Khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
Kết luận: Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch của điạ phương
và có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.
Phương thức tổ chức thực hiện dự án:
- Tên Dự án: Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sợi Vĩ Sơn

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


Chuyên đề thực tập


- Hình thức đầu tư : Xây dựng mới.
- Chủ đầu tư - Đơn vị ứng Vốn & Thực hiện Dự án: Công ty Cổ
phần Vĩ Sơn
- Thực hiện đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện
dự án
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng: Vốn tự có, vốn huy động và vốn
vay ngân hang.
Phương thức đầu tư trên phù hợp với năng lực của chủ đầu tư và
quy mô của dự án.
2.3.3 Sự cần thiết phải đầu tư
a) Điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH, định hướng phát
triển chung
Qua phần trình bày của chủ đầu tư về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế xã hội của tỉnh hải Dương nói chung và Khu công nghiệp
Đại An nói riêng, có thể thấy:
Hải Dương là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà
nội – Hải Dương – Hải Phòng, nằm trên tuyến đường quốc lộ 5 huyết
mạnh của miền Bắc, hiện nay Hải Dương được coi là một trong những
tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động, với cơ chế đầu tư
thông thoáng ngày càng thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
Khu công nghiệp Đại An được hình thành từ năm 2003 cho đến
nay đã được đầu tư đồng bộ, mặt bằng cho thuê đã được san lấp bằng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh


×