Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.83 KB, 72 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................5
Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam...............................................................................7
CHƯƠNG I......................................................................................................9
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM -CHI NHÁNH BIDV TÍNH BÌNH ĐỊNH...........................................9
1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam - chi nhánh BIDV tính Bình Định................................................9
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam..........................................................................................10
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng và Đầu tư
phát triển chi nhánh Tỉnh Bình Định.......................................................11
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................11
1.2.2. Chức năng...................................................................................13
1.2.3. Nhiệm vụ.....................................................................................13
2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Tỉnh Bình Định..........................14
2.1. Phòng giao dịch ..................................................................................17
2.2. Phòng tín dụng...................................................................................17
2.3. Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng ........................................18
2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn - kinh doanh .......................................19
2.5.Phòng Dịch vụ khách hàng Cá Nhân.................................................19
2.6. Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp......................................20
2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ......................................................................21
2.8. Phòng tài chính kế toán....................................................................21
2.9. Phòng tổ chức hành chính ...............................................................22
2.10. Phòng kiểm tra nội bộ.....................................................................23


2.11. Tổ thanh toán quốc tế.....................................................................23
2.12. Tổ điện toán...................................................................................24
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV Chi nhánh Tỉnh
Bình Định......................................................................................................25
CHƯƠNG II..................................................................................................29
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH................................29


2

1.Các dạng rủi ro tín dụng ở chi nhánh BIDV Tỉnh Bình Định...............29
1.1 Nguyên nhân chủ quan từ người đi vay..........................................29
1.2 Rủi ro do nguyên nhân từ phía Ngân hàng......................................30
1.3 Nguyên nhân khách quan....................................................................31
1.4 Rủi ro nguyên nhân từ quan hệ sở hữu............................................31
2. Tình hình áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tỉnh Bình Định............32
2.1. Mô hình đo lường rủi ro tín dụng..................................................33
2.1.1. Mô hình định tính trong quy trình phán quyết tín dụng.......33
2.1.2 Mô hình định hạng tín dụng.....................................................35
2.2.1 Nhóm chính sách giới hạn hoặc giảm rủi ro tín dụng...........39
2.2.2 Nhóm chính sách liên quan đến Phân loại tài sản..................44
2.3. Trích lập và xử lý DPRR..................................................................45
3. Đánh giá kết quả của các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
BIDV chi nhánh Tỉnh Bình Định ................................................................46
3.1. Kết quả tổng quát .............................................................................46
3.2. Quy trình............................................................................................48
3.3. Kiểm soát theo dõi, đo lường...........................................................52
3.4.Công tác kiểm toán, thanh tra giám sát….........................................53

CHƯƠNG III.................................................................................................55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ......................................55
CHI NHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH................................................................55
1. Điều kiện phát triển các hoạt động tại BIDV chi nhánh Tỉnh Bình
Định................................................................................................................55
1.1.Thuận lợi.............................................................................................55
1.2. Khó khăn............................................................................................56
1.3.Mục tiêu...............................................................................................57
1.3.1. Kế hoạch phát triển và mở rộng chi nhánh.............................57
1.3.2. Về công tác Huy động vốn.......................................................58
1.3.3. Công tác tín dụng.......................................................................58
1.3.4. Công tác phát triển dịch vụ........................................................59
2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Tỉnh Bình Định.........................................60
2.1. Hoàn thiện môi trường tín dụng.....................................................60
2.2 Hoàn thiện mô hình đo lường, định lượng rủi ro..........................61
2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng.........................................................61
2.4. Hoàn thiện chính sách tín dụng......................................................62
2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát .......................................................63
2.6. Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ liên quan đến tín dụng...63


3

2.7. Xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tín dụng cơ bản.....................65
3. Kiến nghị...................................................................................................65
3.1 Với Chính Phủ....................................................................................65
3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước....................................................66
........................................................................................................................68



4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 1.2: Tình hình cấp tín dụng giai đoạn 2009 – 2011
Bảng 1.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Bình Định
Bảng 1.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bình
Định
Bảng 1.5: Định hạng tín dụng nội bộ của BIDV chi nhánh Tỉnh
Bình Định
Bảng 1.6: Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ
Bảng 1.7: Cơ cẩu giá trị của tài sản đảm bảo để trích DPRR

Trang


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


NHTM

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
Ngân hàng thương mại

TTQT

Thanh toán quốc tế

NHNN

Ngân hàng nhà nước

DVKH

Dịch vụ khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

TC - KT

Tài chính kế toán

QHKH

Quan hệ khách hàng


KH – TH

Kế hoạch tổng hợp

KH

Khách hàng

TC – HC

Tổ chức – Hành chính

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Nhân hàng thông báo

NK

Nhập khẩu

XK


Xuất khẩu

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

NHĐCĐ

Ngân hàng được chỉ định
LỜI MỞ ĐẦU


6

1. Tính cấp thiết của đợt thực tập
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại, tín dụng là
một trong những loại hình đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Song
đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Để phát triển ổn định, hạn
chế khả năng xảy ra rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng
thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng.
Hạn chế rủi ro có nghĩa là sẽ giảm thiểu những thiệt hại tài chính của tổ chức,
đảm bảo quyền lợi của khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị
trường.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy là một chi
nhánh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, trong thời gian qua đã
đạt được một số kết quả nhất định về hạn chế rủi ro tín dụng. Song trong môi
trường kinh doanh đầy biến động, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa
dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ, và luôn có khả năng xảy ra.
Chi nhánh sẽ khó đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng
nếu không thường xuyên tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng. Hơn nữa, hạn

chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cầu Giấy từ trước đến nay tuy đã thực hiện với các hoạt động khác nhau,
nhưng chưa trở thành một hệ thống hoàn chỉnh để đảm bảo hạn chế rủi ro tín
dụng một cách thường xuyên.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập của mình, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

2. Mục tiêu nghiên cứu


7

• Bổ xung thêm lý luận cho bản thân và hy vọng sẽ góp phần hệ
thống lại các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho chi
nhánh nói riêng và cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
nói chung.
• Nghiên cứu lý thuyết chung về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng
• Đánh giá thực trạng và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cầu Giấy.
• Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam .
3. Kết cấu Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng và các rủi ro tín dụng tại BIDV
Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Để có được báo cáo này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân

thành cảm ơn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh
Bình Định, mà cụ thể ở đây là các anh chị trong Phòng Giao dịch khách hàng
cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành báo cáo. Đồng thời xin
chân thành cảm ơn( thày) TS. Hà Thành Việt. đã hướng dẫn tận tình em trong
quá trình thực hiện báo cáo. Và xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Tài chính
Ngân hàng và Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội cho chúng em được thực tập
tại ngân hàng. Vì thời gian và năng lực bản thân có hạn nên trong quá trình
thực hiện báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được
sự góp ý chân thành của thầy cô giáo và các bạn để kịp thời rút kinh nghiệm
và sửa chữa nhằm giúp cho báo cáo tốt và đầy đủ hơn.


8

Quy Nhơn, ngày 03 tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Sukphavanh Doangpannha


9

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM -CHI NHÁNH BIDV TÍNH BÌNH ĐỊNH
1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam - chi nhánh BIDV tính Bình Định
1.1. Tên ,địa chỉ
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (có hội sở chính đặt tại Hà Nội .
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Tỉnh Bình Định ( gọi tắt là BIDV tỉnh
Bingf Định ) hạch toán độc lập, và là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ

thống BIDV Việt Nam.

-Tên đầy đủ
-Tên giao dịch quốc tế

: Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam Chi nhánh Bình Định
: Bank for Investment and Development
of Vietnam Binh Dinh Branch

-Tên gọi tắt

: BIDV chi nhánh Bình Định

- Slogan

: Chia sẻ cơ hội – hợp tác đầu tư

- Địa chỉ

: 72 Lê Duẩn, T.P Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định

-Điện thoại

: 056.52006-520007-520068

-Fax

: 056.520065


-Website

: www.bidv.com.vn.

-Email

:
Logo của BIDV


10

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) tên giao
dịch tiếng anh là: Bank for investment developing of Viet Nam gọi tắt là:
“BIDV” được thành lập theo Nghị Định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm
1957 của thủ tướng Chính phủ. 43 năm qua (NHĐT & PTVN) đã có những
tên gọi:
- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng ĐT & PTVN là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt,
được tổ chức theo mô hình tổng Công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ
thống cao bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trên toàn quốc, có 3
đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 Công ty), hùn vốn với 5
tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của (NHĐT &
PTVN) là phục vụ Đầu tư Phát triển, các dự án thực hiện chương trình phát

triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của
Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với
các doanh nghiệp, Tổng Công ty, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không
ngừng mở rộng đại lý với hơn 400 Ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50
ngân hàng trên thế giới.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực
thực thi chính sách tiền tệ quốc gia phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43
năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với giai đoạn lịch sử
của đất nước. Đã trải qua 3 giai đoạn:


11

 Giai đoạn 1957 - 1974 thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Giai đoạn, thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước
hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội 1976 – 1989
 Giai đoạn từ 1990 – 1999 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng và Đầu tư
phát triển chi nhánh Tỉnh Bình Định
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 27/5/1957 Chi nhánh kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân
hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập, nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân
sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản.
Ngày 31/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà
Nội (tiền thân của BIDV chi nhánh Cầu Giấy hiện nay) được thành lập.
Đến năm 1982, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, tách khỏi Bộ tài chính, trực thuộc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Cầu Giấy (là chi nhánh cấp II) trực thuộc chi nhánh Hà
Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Tháng 5/1990 Hội đồng Nhà nước ban hành hai pháp lệnh về Ngân
hàng:
-Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Theo quy định 401 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải, Hà Nội với số vốn điều lệ là


12

1100 tỷ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực
thuộc Trung ương. Theo đó chi nhánh cấp II Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Cầu Giấy đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cầu Giấy thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1963-1975 phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
leo thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.
- Giai đoạn 1975-1995 phục vụ công cuộc phục hồi phát triển kinh tế
trong cả nước. Ngày 1/1/1995 bộ phận cấp phát triển vốn ngân sách tách khỏi
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển
trực thuộc Bộ tài chính. Như vậy từ khi thành lập cho tới 1/1/1995 Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại
mà chỉ là một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà
nước và tiến hành cấp phát, cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung
và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy nói riêng
thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn
trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND
và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với
mọi tổ chức thành phần kinh tế và dân cư, từ đó đến nay ngân hàng đã không
ngừng phát triển và lớn mạnh.


13

Ngày 01/10/2004, chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam được
thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp II có trụ sở
tại tháp B, toà nhà Hoà Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Chi nhánh Cầu Giấy nằm trên địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao, nhiều
khu đô thị mới được xây dựng, cơ sở hạ tầng đang được quy hoạch và đầu tư.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho hoạt động Ngân hàng có
cơ hội kinh doanh. Với định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng
thương mại hiện đại, năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn Cầu Giấy,
có sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng
dụng Công nghệ thông tin, BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã không ngừng nỗ lực,
phấn đấu. Ngay sau khi được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động, được sự
quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của BIDV Việt Nam, chi nhánh đã nhanh chóng
triển khai thực hiện kế hoạch ban lãnh đạo BIDV Việt Nam giao và đã đạt
được nhiều kết quả.
1.2.2. Chức năng
- Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cầu Giấy là Ngân hàng trực tiếp kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên địa bàn khu vực.
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ
quyền của Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cầu Giấy.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.2.3. Nhiệm vụ
- Huy động vốn.
- Cho vay.


14

- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng.
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các điểm,phòng giao dịch,
các quỹ tiết kiệm trực thuộc.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh.
- Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chấp thuận.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc phân cấp, chấp hành thể lệ,
chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy
chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước,

của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng
và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa bàn khu vực.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu.
2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Tỉnh Bình Định
BIDV chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực
thuộc gồm Phòng giao dịch số I, Phòng giao dịch số II, Phòng giao dịch
Trường Chinh, Điểm giao dịch Giang Văn Minh, các quỹ tiết kiệm Nông
Lâm, Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Hoa Thám, Đông Ngạc... Bên cạnh


15

đó chi nhánh tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới, mở thêm 2 phòng Giao
dịch mới và 3 quỹ tiết kiệm tại các khu Nam Thăng Long, Tây Hồ, đường
Phạm Hùng và tại Hội sở chính của chi nhánh.
Tại hội sở chính BIDV chi nhánh Cầu Giấy có 12 phòng tổ dưới sự
điều hành và quản lý của Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp
Giám Đốc chỉ đạo, điều hành một số nhiệm vụ do Giám Đốc phân công. Có
thể tóm tắt sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau:


16

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Giám Đốc

Phó Giám Đốc


Phòng

Phòng

Phòng

Phó Giám Đốc

điểm

Tổ

Phòng

Tổ

hàng

giao

thanh

Kiểm

điện

doanh

dịch,


toán

tra nội

toán

các quỹ

quốc tế

bộ

Tài

chức hành

khách

chính

hàng cá
nhân

nghiệp

Thẩm

Kế


Tín

định và

hoạch

kho

chính

dụng

quản lý

nguồn

quỹ

kế toán

tín

vốn

dụng

Phòng,

Phòng tổ


Phòng

Tiền tệ

Phòng
Khách

Phòng

Phòng

tiết
kiệm


17

Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu
Giấy được phân làm 12 phòng ban chính. Mỗi phòng ban được phân công có
nhiệm vụ và chức năng riêng, trong đó :
2.1. Phòng giao dịch
- Trực tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế , huy động vốn đầu tư,
thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một loại nghiệp vụ Ngân hàng theo sự phân
công của SGD.
- Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất về hình thức và kỳ hạn
huy động vốn.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để nghiên cứu xây dựng các
chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của GSD.
2.2. Phòng tín dụng
Là đơn vị thuộc SGD NHĐT và PT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và

tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nhiệm vụ
tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần vay bằng VNĐ và ngoại tệ.
Chức năng nhiệm vụ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công
theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự
án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thông tin; nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho
vay theo phân cấp uỷ quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay,
bảo lãnh; quản lý giải ngân, quản lý, kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi
thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách
hàng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả,
bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của Phòng, góp
phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của toàn chi nhánh.


18

- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản
hướng dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều
kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại
khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá, tính khả mại)

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở
rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng
dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản
hồi của khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc
chi nhánh cách giải quyết, nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và
các vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho
khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.

- Quản lý (hoàn chỉnh, bổ xung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ
tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo
mật, cung cấp) thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi
Phòng được phân công theo quy định.
- Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý kiến và
chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý tín dụng,
quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ Tín dụng đối với
các phòng, các Điểm Giao dịch….
- Lập, lưu giữ các báo cáo về Tín dụng theo quy định
2.3. Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng
- Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của
Nhà nước và các qui trình nghiệp vụ liên quan (Quy trình thẩm định, cho vay
và quản lý tín dụng, bảo lãnh...) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh; đánh


19

giá tài sản đảm bảo nợ (tính pháp lý, giá trị, tính khả mại); có ý kiến độc lập
(đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đưa ra các điều kiện) về quyết định cấp tín
dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, lưu trữ,
cung cấp) về kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu
tư, thẩm định tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý
rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam và của chi nhánh
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và
an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn - kinh doanh

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn,
loại tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định… ;
tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu
trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn
vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp
giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn,
cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý
tài sản nợ (rủi rõ lãi xuất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn trong hoạt
động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi
nhánh.
2.5.Phòng Dịch vụ khách hàng Cá Nhân


20

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là Cá nhân (từ
khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng,
hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán,
chuyển tiền...); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; tiếp nhận các
ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải
tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao
dịch với khách hàng là Cá nhân (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch
tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền,
chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua
bán ngoại tệ...) và các dịch vụ khác. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính
xác, đúng đắn của các giao dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân

hàng và khách hàng; thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và
thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao
dịch với khách hàng.
- Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc
do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành (thực hiện theo quyết
định riêng của Tổng giám đốc).
2.6. Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là Doanh
Nghiệp, là các tổ chức Kinh tế, tổ chức xã hội (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu
cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch,
mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền...); tiếp thị giới thiệu
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng
về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự
hài lòng của khách hàng.


21

- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao
dịch với khách hàng là Doanh Nghiệp (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao
dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút
tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi,
mua bán ngoại tệ...) và các dịch vụ khác. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính
chính xác, đúng đắn của các giao dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của
Ngân hàng và khách hàng; thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm
quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất
một giao dịch với khách hàng.
2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp
vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá

quý; các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ,...).
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ (thu, chi, xuất, nhập); phát
triển các giao dịch ngân quỹ; phối hợp chặt chẽ với phòng Dịch vụ khách
hàng thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy, phục vụ thuận tiện, an
toàn cho khách hàng giao dịch một cửa.
2.8. Phòng tài chính kế toán
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế
toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị),
vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế
toán của chi nhánh bao gồm cả chi nhánh cấp 2, phòng Giao dịch, Quỹ tiết
kiệm theo qui trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ. Thực hiện việc kiểm
soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy
định của Nhà nước.


22

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch
tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài
chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ
cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo;
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển
chứng từ và chi tiêu tài chính của phòng giao dịch, điểm giao dịch và các
phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp
thông tin hoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo
quy định và lập các loại báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà
nước, lập các loại báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Ban lãnh
đạo.

2.9. Phòng tổ chức hành chính
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao
động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi
tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo
nhu cầu phát triển của chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và
thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều
kiện cụ thể của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng,
đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ
chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả
ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.
- Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu
trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng
theo quy định.


23

2.10. Phòng kiểm tra nội bộ
- Xây dựng trình Giám đốc chi nhánh duyệt chương trình, kế hoạch,
giải pháp kiểm tra nội bộ phù hợp với chương trình kế hoạch chung của hệ
thống kiểm tra nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo chương trình (năm, quý,
tháng), giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình ISO
trong hoạt động kinh doanh, hoạt động công nghệ tại các đơn vị trong chi
nhánh (bao gồm cả chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch) nhằm phát hiện kịp
thời, ngăn chặn những sai sót trong hoạt động của chi nhánh.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của Tổng giám đốc, Giám đốc
chi nhánh đối với các phòng và đơn vị trực thuộc; thực hiện giám sát độc lập việc
tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong

quá trình lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả giám sát kiểm tra, đề xuất kiến
nghị, biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý các vi phạm, sai sót. Báo cáo kịp
thời những vụ việc làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.
- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của Hội sở chính, các cơ quan thanh
tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.

2.11. Tổ thanh toán quốc tế
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương
mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên
cơ sở hạn mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ
phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực
hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế .


24

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp
tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác,
đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong
các giao dịch kinh doanh đối ngoại.
- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm; tiếp thu,
tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ
liên quan đến đối ngoại; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề
xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp
đồng thương mại quốc tế…
- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung
cấp) liên quan đến công tác của Phòng, của tổ và lập các loại báo cáo theo
quy định.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng

theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng
có liên quan.
2.12. Tổ điện toán
- Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm
soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương
trình phần mềm được áp dụng ở chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hệ
thống tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt
động của Ngân hàng, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu tại chi nhánh
theo đúng qui định.


25

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV Chi nhánh Tỉnh
Bình Định
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy tăng đều qua các năm, cụ thể qua số liệu 3 năm
như sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ

Năm 2010

tiêu

Tỷ


Năm 2011

Số

trọn

Số

tiền

g

tiền

(%)

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2012

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

CL


CL

2011/2010

2012/2011

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

tiền

(%)

tiền

(%)

-

-

-

-


770

31.7

1,600

50

Huy
động
vốn

2,200

100

kế

3,10
0

100

4,70
0

100%

hoạch

Huy
động
vốn
cuối
kỳ

2,430

110.

3,20

103,2

4,80

102,1

45

0

3

0

3

thực
tế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Năm 2010, tổng số tiền huy động vốn thực tế của BIDV Bình Định là
2,430 tỷ đồng đạt 110.45% so với kế hoạch đề ra là 2,200 tỷ đồng. Đây là


×