ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI
TOÁN CÓ LỜI VĂN
1
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
2
1
Phần 1: Đặt vấn đề
3
2
Lý do chọn đề tài
3
3
Mục đích nghiên cứu
4
4
Đối tượng nghiên cứu
4
5
Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6
Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
5
7
Phương pháp nghiên cứu
5
8
Phần 2: Giải quyết vấn đề
6
9
Cơ sở lí luận
6
10
Cơ sở thực tiễn
7
11
Tìm hiểu nguyên nhân
9
12
Một số biện pháp thực hiện
10
13
Kết quả đạt được
20
14
Phần 3: Kết luận chung
22
15
* Kết luận
23
16
* Bài học kinh nghiệm
23
17
Đề xuất kiến nghị
24
2
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
LỜI MỞ ĐẦU
Qua thực tế chúng ta giảng dạy ở trường Tiểu học. Ta thấy bậc tiểu học là
bậc quan trọng trong việc hình thành phát triển tư duy cho học sinh. Trên cơ sở
cung cấp những tri thức cho học sinh theo yêu cầu giáo dục. Muốn học sinh học
tốt tính toán nhanh thì học toán phải tốt. Học toán tốt sẽ giúp các em phát triển
trí tuệ làm việc đạt kết quả cao.
Muốn học tốt toán điều đầu tiên là phải nắm được hệ thống toàn bộ kiến thức, kỹ
năng có phương pháp sáng tạo ham muốn học tập lao động để trở thành người
công dân phát triển toàn diện có ích cho gia đình và cho xã hội.
Trong thực tế giảng dạy ta thấy cũng như môn Tiếng việt thì môn Toán là
một trong những môn học rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó giúp học
sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, số tự nhiên, phân số, số thập
phân, các đại lượng thông dụng đặc biệt là giải các bài toán có lời văn, một số
yếu tố về hình học. Đại lượng và đo đại lượng. Toán lớp 2 là sự kế tục của
chương trình toán lớp 1, là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học
khác. Cũng như vậy trong cuộc sống môn Toán giúp học sinh phát triển năng
lực, trí tuệ, khả năng tư duy lô gích chặt chẽ, óc trừu tượng, giáo dục tính chính
xác phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ sáng tạo cho học sinh.
Để làm được điều đó mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức và lòng nhiệt
huyết tâm đắc với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu.Chúng ta đã biết muốn
xây được một ngôi nhà vững trãi điều đầu tiên cần phải xây cái móng cho vững
chắc. Chính vì vậy người giáo viên phải hiểu biết, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, cách tổ chức học sinh hợp lý, truyền
thụ kiến thức đến học sinh một cách nhẹ nhàng dễ hiểu theo kiểu: “học mà chơi
- chơi mà học”.
3
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua thực tế giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học. Tôi thấy đổi mới phương pháp
giáo dục phổ thông là chủ chương lớn mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và
Nhà nước. Điều đó đã được quán triệt sâu rộng trong toàn xã hội.
Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị một lớp người
lao động mới, một nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng phát triển đất nước,
trước những nhiệm vụ của Nhà nước và những thách thức của xã hội, hội nhập
quốc tế, đòi hỏi đổi mới nền giáo dục đào tạo. Chương trình Tiểu học thực hiện
đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, cách
thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Môn
toán là một trong số những môn học chủ chốt của chương trình tiểu học.
Chương trình môn toán tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng tính,
một trong số những kỹ năng quan trong nhất của giáo dục Tiểu học. Kỹ năng
tính góp phần vào sự hình thành các giá trị mới, năng lực tự học, tự phát hiện và
giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành, vận dụng các kiến thức
đó theo năng lực của bản thân. Từ đó hình thành và phát triển năng lực tư duy
chủ động linh hoạt và sáng tạo cho học sinh có ý chí vượt khó trong học tập,
học đi đôi với hành cũng từ đó có niềm tin, niềm vui đối với kết quả học tập của
bản thân.
Với
quan điểm chủ đạo đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng dạy học
dựa vào hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh…. Vì vậy
môn toán là một trong số các môn góp phần quan trong trong quá trình nâng cao
chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học. Với vai trò quan trọng của việc thực hiện
dạy toán lớp 2 đặc biệt là giải toán có lời văn. Bản thân tôi cũng là giáo viên trực
tiếp dạy lớp 2 tại trường Tiểu học Tà Hộc. Một trường thuộc xã vùng 3 - vùng
đặc biệt khó khăn. Đối tượng học sinh 100% là học sinh dân tộc ngôn ngữ bất
đồng, dân trí thấp, cha mẹ không để ý đến việc học của con em mình. Tôi nhận
4
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
thức được rằng phải rèn cho học sinh cách giải toán có lời văn vì học sinh đọc
yếu nên ngôn ngữ lời giải rất yếu làm cho người đọc có cảm giác khó chịu, lủng
củng. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy có nhiều em giải được toán nhưng lời giải
còn mò mẫm, không có cơ sở.
Để giúp học sinh tự giải quyết vấn đề chiếm lĩnh tri thức đòi hỏi giáo viên phải
có biện pháp hướng dẫn tạo ra sự hỗ trợ khuyến khích học sinh đạt kết quả cao.
Chính vì vậy tôi chon đề tài: “ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2
giải toán có lời văn”. Góp phần giúp học sinh có kỹ năng giải toán đúng, thành
thạo nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục
Việt Nam.
II. MỤC ĐÍNH NGHIÊN CỨU:
Học Trong quá trình giảng dạy năng lực của giáo viên là quyết định chất
lượng.Trừ khi nào giáo viên làm chủ được kiến thức tự chứng minh được kế
hoạch bài học, biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý, biết cách
khai thác. Nắm vững trình độ, năng lực và sở thích của học sinh thì mới tạo ra
hiệu quả cao trong giờ học.
Tuy nhiên giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của mỗi bài học, lựa chọn các
phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh. Đề tài này nhằm tập trung giải
thích các vấn đề sau:
Cơ sở lý luận.
Cơ sở thực tiễn.
Tìm hiểu thực tế.
Tìm hiểu biện pháp thực hiện.
Rút ra kết quả.
Bài học kinh nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
5
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Học sinh lớp 2G, 2E,2H bản Pỏ Hốc trường Tiểu học Tà Hộc - Huyện
Mai Sơn.
Tổng số: 28 em.
Nam: 5 em.
Nữ: 10 em.
Dân tộc: 28 em.
IV. NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận phục vụ cho sáng kiến kinh nghiệm của
mỡnh.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2
trường Tiểu học Tà Hộc nói chung và lớp mình dạy núi riêng.
- Đề xuất một số biện pháp giải toán có lời văn theo hướng phát huy tích cực
của HS lớp 2 mà tôi giảng dạy ở trường Tiểu học Tà Hộc
V. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
♦ Phạm vi nghiên cứu:
Cỏch tiến hành tổ chức dạy giải toán có lời văn cho học sinh, một số hình
tổ chức thảo luận nhóm, vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động tích cực
trong chương trình giải toán có lời văn ở lớp 2.
♦ Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu và thực hiện của đề tài từ tháng 9 năm 2015 đến
tháng 5 năm 2016.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để tiến hành thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp tổng kết kinh
nghiệm và phương pháp giám sát hướng dẫn học sinh.
Phương pháp phát triển tư duy cho học sinh.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp làm việc theo nhóm.
6
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Giáo viên giao việc cho học sinh-học sinh trình bày câu hỏi tóm tắt
nhiệm vụ, dặn dò học sinh.
Làm miệng, bảng con, bảng lớp, phiếu học tập.
Tổ chức đánh giá khen chê kịp thời
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong quá trình trực tiếp đứng lớp 2. Tôi thấy đổi mới phương pháp dạy học ở
bậc Tiểu học chính là giáo viên tổ chức hoạt động học tập chủ động phát hiện
hình thành kiến thức khai thác tác dụng tích cực của sách giáo khoa. Hướng dẫn
học sinh sử dụng đồ dùng thực hành, thao tác với vật thật. Tăng cường liên hệ
thực tế linh hoạt trong giảng dạy kết hợp theo vùng miền.
Dạy học toán đòi hỏi giáo viên có lời giảng ngắn gọn, hệ thống câu hỏi cần
chính xác, thể hiện kiến thức trọng tâm. Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi và
ngôn ngữ phù hợp. Ta thấy đổi mới phương pháp dạy học là sự kết hợp hài hoà
giữa các phương pháp dạy học mới và phương pháp dạy học truyền thống.
Chương trình môn toán ở bậc Tiểu học kế thừa và phát triển những thành tựu về
dạy toán ở nước ta. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản, cụ thể đến phức tạp và
khái quát hơn.
Đối với chương trình nội dung toán lớp 2 giúp học sinh bước đầu có một số kiến
thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm
vi 100; phép nhân, phép chia và bảng nhân 2, 3, 4, 5; bảng chia 2, 3, 4, 5……
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng về cộng trừ có nhớ trong pham vi 100.
Môn Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình toán ở tiểu học và là sự tiếp
tục của chương trình toán lớp 1.
Cách học toán và phát triển tư duy cho học sinh:
So sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng và khái quát hoá.
Căn cứ vào nội dung chương trình và yêu cầu của môn toán. Phát hiện những
năng lực tư duy của học sinh, xây dựng phương pháp học tập toán dựa trên hoạt
động của học sinh giúp học sinh tự học toán một cách có hiệu quả, phát triển
7
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
năng lực của từng đối tượng học sinh. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị từ khâu
soạn bài đến khâu lên lớp. Thông qua bài giảng tuỳ nội dung bài, xây dựng cho
học sinh tích cực chủ động lĩnh hội tri thức đạt kết quả cao.
Việc dạy toán ở tiểu học mà đặc biệt là ở lớp 2 được hình thành chủ yếu là
thực hành, luyện tập thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển vận dụng
trong học tập và trong đời sống, song trong thực tế dự giờ, thăm lớp, tôi thấy
giáo viên dạy cho HS giải toán có lời văn thường theo các hỡnh thức sau:
+ HS đọc đề bài 1, 2 lần.
+ GV tóm tắt lên bảng.
+ Sử dụng một vài câu hỏi gợi ý để trả lời, sau đó GV gọi 1HS khá lên
bảng giải bài toán.
- HS đọc đề bài 1, 2 lần.
GV đặt câu hỏi:
- Bài toán cho biết gì?
- Ta phải đi tìm cái gì?
- Ta phải làm phép tính gì?
Em nào xung phong lên bảng làm bài?
- HS lên bảng làm bài xong GV kiểm tra, sửa chữa hoặc bổ sung.
Tụi thấy 2 hình thức vừa nêu ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả
HS giải toán có lời văn đạt chất lượng thấp trong nhà trường.
Chính cách dạy trên đó hạn chế khả năng tư duy của HS, không phát huy
được năng lực cho các em trong việc giải toán.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
a. Khái quát chung:
Trường tiểu học Tà Hộc là trường thuộc xã vùng cao, đặc biệt khó khăn.
Trường có đối tượng học sinh chủ yếu là dân tộc Thỏi và Hmụng. Học sinh đến
trường học gồm các bản về học tại trường. Học sinh và giáo viên ngôn ngữ bất
đồng các em ít va chạm xã hội. Mặt bằng dân trí thấp, cha mẹ các em hầu hết
8
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
không biết chữ, kinh tế còn nghèo cơm chưa đủ ăn, rét chưa đủ áo ấm để mặc.
Một điều nữa là một trường thuộc xã vùng 3, vùng biên giới giao thông đi lại
khó khăn. Mặc dù vậy các đồng chí giáo viên rất tâm huyết với nghề, yêu và
chăm sóc học sinh như con của mình.
Trường được sự quan tâm sát sao của phòng GD-ĐT Mai Sơn, được sự
quan tâm chỉ đạo của chi bộ Đảng nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ
chuyên môn nhà trường. Đội ngũ lớp 2 đã được qua lớp bồi dưỡng hè, qua dự
giờ khảo sát tay nghề, dự giờ thăm lớp. Tất cả những thuận lợi trên đã góp phần
thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trường tôi còn gặp không ít khó khăn
như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, trình độ nhận
thức của học sinh không đồng đều, tiếp thu chậm, ngôn ngữ bất đồng, dân trí
thấp, giao thông đi lại khó khăn, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đôn
đốc tới việc học tập của con em mình chủ yếu là giao cho giáo viên giảng dạy.
Điểm trường bản Pá Hốc cách trung tâm trường khoảng 15 km. Đây là
điểm trường vùng cao đặc biệt khó khăn của trường, có 3 lớp 2 lớp ghép 1 lớp
đơn với tổng số học sinh 48 em, đều là dân tộc Hmông.
Ở điểm trường có một lớp 2 với tổng số là 10 học sinh.
Do lớp 2 của tôi dạy có ít học sinh nên tôi đó ỏp dụng đề tài của mình với
lớp 2H của điểm trường bản Pù Tền với 10 học sinh và lớp 2E của điểm trường
bản Bơ với 8 học sinh.
b. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi :
- Phần đông các em có nhà gần trường, tỉ lệ đi học chuyên cần cao.
- Nhà trường, chính quyền bản cũng như phụ huynh quan tâm tạo điều kiện
giúp đỡ nhiệt tỡnh đến việc học của các em.
- Giáo viên ở tại trường có thời gian quan tâm kèm cặp các em trong học
tập.
9
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
- Nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày các em có điều kiện ôn lại các kiến
thức đó học đồng thời cũng được bồi dưỡng và phụ đạo thêm những kiến thức
bổ trợ.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp tương đối đầy đủ, đảm bảo điều
kiện cho các em học tập.
* Khó khăn:
- Cỏch xa trung tâm trường , đường xá đi lại đặc biệt khó khăn vỡ vậy Ban
giỏm hiệu khụng thường xuyên quan tâm được.
- Hầu hết phụ huynh học sinh làm nghề nông đa số gia đỡnh cỏc em cú
hoàn cảnh khú khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học của con em
mỡnh, chưa coi trọng việc học mà chỉ cho rằng học để biết chữ, chưa dành nhiều
thời gian cho các em học tập.
- Đa số nhà các em chưa có góc học tập riêng, nêu có thỡ cũng chưa đúng
quy cách, nhiều em phải nằm, ngồi trên giường khi học bài, viết bài.
- Phần đa các em học tập trên lớp, về nhà các em không có thời gian học
bài và phụ huynh học sinh không đôn đốc các em tự học, thậm trí nhiều phụ
huynh không biết chữ nển khó khăn cho việc dạy bảo các em.
- Các em đều là dân tộc nên khả ngăng nói và hiểu tiếng việt của các em
rất hạn chế vỡ vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức của
các em. Trong chương trỡnh học của cỏc em hầu hết cỏc mụn học bắt buộc cỏc
em phải biết đọc và hiểu được nội dung yêu cầu để vận dung vào thực hành.
Trong các môn học đó có môn Toán và trong môn Toán đều có bài toán có lời
văn, tôi thấy đa số các em chưa biết cách giải toán có lời văn.
- Để khắc phục được những khó khăn của các em trong giải toán có lời
văn, tôi đó tỡm một số giải phỏp hướng dẫn các em và vận dụng trong lớp tôi
chủ nhiệm là lớp 2G.
III. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN
a. Đối với giáo viên:
Môn Toán là một môn rất quan trọng. Do vậy việc dạy học trên cơ sở tổ
chức hướng dẫn học sinh hoạt động tích cực, chủ động.Học sinh là chủ thể của
hoạt động học tự khám phá tự chiếm lĩh và tự học….
10
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Với Là học sinh vùng 3 học sinh chủ yếu là dân tộc HMụng, sự nhận
thức kém, đặc biệt là học toán chậm. Về giảng dạy, một số giáo viên chưa có
biện pháp lập kế hoạch hướng dẫn và hợp tác với học sinh.Với nội dung chương
trình tăng thời lượng, tăng nội dung vận dụng thực hành,gắn với điều kiện tạo
hứng thú cho học sinh. Giáo viên vừa làm vừa rut kinh nghiệm, đôi khi giáo
viên chưa khuyến khích động viên học sinh.
Chính vì vậy muốn học sinh học tốt môn Toán giáo viên phải có phương
pháp rèn đọc cho học sinh giải toán có lời văn.Có học toán tốt thì các em tính
toán nhanh, đồng thời sẽ phục vụ cho các em học các môn học khác tốt hơn.
Chính vì thề tôi nghiên cứu rèn cho học sinh giải toán có lời văn để học sinh giải
toán đạt kết quả cao.
b. Đối với học sinh:
Là học sinh lớp 3 việc giải toán của các em còn chậm do tiếng việt yếu
nên làm toán gặp rất nhiều khó khăn, đọc đề toán, đọc các phép tính không kỹ
dẫn đến việc hiểu để làm bài yếu.
Khi các em muốn giải một bài toán đúng thì yêu cầu phải đọc kỹ đề, tìm
lời giải. Vì học sinh là học sinh dân tộc nên ngôn ngữ hạn chế nhiều nhất là tìm
lời giải, lời giải không sát với phép tính, câu lời giải còn lủng củng. Chính vì vậy
đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn.
Đồ dùng học tập như bảng con, sách, vở còn thiếu, việc học thảo luận
nhóm kết quả chưa cao. Với thực trạng nhà trường giao cho tôi nhận lớp 2 ngay
từ đầu tôi đã tìm hiểu nguyên nhân việc giải toán của học sinh…..Tôi đã vận
dụng và tìm ra phương pháp để hưởng dẫ học sinh giải toán tốt hơn.
Để tìm hiểu thực tế tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh sau một
tháng học đầu tiên.
Khảo sát chất lượng học sinh:
11
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Qua một tháng dạy trên lớp để đánh giá chất lượng học tập của học sinh
đầu năm. Tôi tiến hành khảo sát phân chia đối tượng học sinh để bồi dưỡng và
có biện pháp hướng dẫn cụ thể hơn.
Chất lượng học sinh của lớp 2 môn Toán
Tổng số
10
Giỏi
Khá
0
1
Trung bình
5
Yếu
4
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ
LỜI VĂN
Biện pháp 1: Điều tra, phân loại đối tượng học sinh.
Qua điều tra đầu năm, tôi phân loại những em cũn yếu về loại toỏn điển
hỡnh nào để tôi kịp thời kèm cặp các em.
Lớp tôi có em: Hải, Sênh, Đông, Dụ, Dúa, Hồng, Tủa, là những em giải
toán cũn yếu. Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay
trả lời sai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em học sinh
để các em chăm học, tích cực làm bài , các em tự tin vào khả năng của mỡnh để
suy nghĩ, phán đoán tỡm cỏch giải đúng.
Trong các bài toán có lời văn tôi luôn động viên cho các em suy nghĩ tìm ra
cách giải. Tụi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chữa cùng với
học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời, để các em có
sự cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập, xoá đi ấn
tượng sợ giải toán có lời văn.
Về nhà : Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em nắm
vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi cũn yờu cầu
phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con học ở
nhà. Ngoài ra tôi cũn giao cho những em cú năng khiếu về toán ở lớp mỗi em
giúp một em cũn hạn chế về giải toỏn. Lập thành đôi bạn cùng tiến bằng cách :
12
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu bạn giải sai thỡ hướng dẫn giải lại
cho bạn nắm được phương pháp giải toán.
Biện phỏp 2:.Giảng bài mới kết hợp củng cố, vận dụng kiến thức đó học
Giảng bài mới trong tiết học Toán hết sức quan trọng. Học sinh có vận
dụng luyện tập giải Toán đúng hay sai là ở chỗ này. Do vậy, trong khi dạy, tôi
luôn bảo đảm truyền thụ đủ nội dung kiến thức của bài học bằng cách.
Chuẩn bị bài hết sức chu đáo, cẩn thận. Soạn bài trước ba ngày để có
thêm thời gian nghiờn cứu, hiểu kỹ yờu cầu nội dung của bài học.
Khi soạn bài, tụi luụn tỡm hướng giảng bài mới một cách dễ hiểu nhất đối
với trũ mà vẫn phỏt huy được tư duy của trũ, lấy "học sinh làm trung tâm".
Vì vậy, kết hợp với khõu chuẩn bị bài của học sinh, trong mỗi tiết dạy bài mới,
tụi cung cấp đủ nội dung bài, đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng kiến
thức đó học có liên quan thực hiện phương châm "ôn cũ, học mới".
Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy
đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh
hoạt, không bị gò bó phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quen chủ động tích cực
trong giải Toán có lời văn.
a) Ở lớp một: Các em đó học các bài toán đơn giản : giải bẳng 1 phép tính
về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị. Loại toán này đơn giản. Nhưng cũng phải
củng cố cho cỏc em nắm vững thì mới làm được các bài toán ở lớp trên.
Vớ dụ:
- An cắt được 5 bông hoa, Lan cắt được nhiều hơn An 2 bông hoa. Hỏi Lan
cắt được mấy bông hoa?
- Lam có 7 quyển vở, Nhàn có 5 quyển vở. Hỏi ai có nhiều vở hơn và
nhiều hơn bao nhiêu quyển vở ?
Đây là các bài toán có dữ kiện cụ thể. Các em cần suy nghĩ làm tính cộng
hay tính trừ là đúng và chú ý dựa vào cõu hỏi mà trả lời cho đúng.
b) Ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm các
dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa
13
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó hình thành tư duy
toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán
nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toỏn.
c) Hỡnh thức rốn luyện : Học sinh nhận xét dữ kiện, tóm tắt đề toán, tìm
ra cách giải với cách làm này học sinh mạnh dạn, tự tin vào bản thân, dần dần
ham thích giải toán, để thể hiện khả năng chính mình.
Vai trò của người thầy rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng
hay sai, tôi cũng phải có lời động viên hợp lý. Nếu học sinh phát biểu sai, hoặc
chưa đúng, tôi động viên "gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm nữa, thì sẽ đúng
hơn ..." giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, chứ không nên nói "sai
rồi, không đúng ..." làm mất hứng của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học.
Bước này là bước quan trọng giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi
nhau làm để khẳng định mình, từ đó có kỹ năng giải toán vững chắc với lời giải
thông thường .
Vớ dụ 1: Mảnh vải xanh dài 55 dm. Mảnh vải đỏ dài hơn mảnh vải xanh 9
dm. Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu đề- xi- mét ?
+ Có học sinh giải như sau :
Mảnh vải đỏ dài là :
55 + 9 = 64 (mảnh vải)
Đáp số : 64 mảnh vải
Tôi hỏi : Đơn vị của bài toán là gỡ ?
Học sinh trả lời : đề xi mét
Tôi hỏi : Vậy trong bài giải em đó ghi đúng tên đơn vị của bài toán chưa ?
Lỳc này học sinh sẽ nhận ra chỗ thiếu sút trong bài giải của mình và tự sửa
lỗi sai đó.
Vớ dụ bài 3 trang 63: Mảnh vải màu xanh dài 34dm, mảnh vải màu tím
ngắn hơn mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đê-ximét?
14
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số dm mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Tôi liền đưa ra các bài học sinh giải lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể cho
học sinh và để học sinh so sánh đối chiếu các bài với nhau: bài trình bày sai- bài
trình bày đúng để học sinh thấy được chỗ sai của mình.
Bài giải được trình bày như sau:
Độ dài mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường
viết cả tên đơn vị cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài, tôi phải hướng dẫn học sinh
cách trình bày bài giải cho đúng từ, câu trả lời đến các phép tính.
Vớ dụ 3 : Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu.
Hỏi thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Có học sinh giải như sau :
Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là :
15
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
30 - 25 = 5 (lít)
Đáp số : 5 lớt
Tôi hỏi : Ta cần tìm điều gì ?
Học sinh trả lời : Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Tôi lại hỏi tiếp : Câu trả lời này đó núi rừ điều đó chưa ? Còn thiếu ý nào ?
Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào
đựng nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là :
Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là :
30 - 25 = 5 (l)
Đáp số : 5 l
Bên cạnh việc cung cấp đủ trọng tâm bài học, rèn cách luyện tập thành thạo,
tôi cũng luôn quan tâm tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức từ chính những bài
tập trong SGK, vở bài tập toán.
Biện pháp 3: Tìm tòi mở rộng thêm ngoài nội dung kiến thức sách giáo
khoa.
Thông thường giáo viên chỉ chú ý tới việc học sinh làm đủ, làm đúng các
bài tập trong SGK, vở bài tập theo quy định của tiết học, nên đôi khi gặp những
trường hợp khác lạ là học sinh lúng túng vỡ quen giải theo khuôn mẫu, ít tư duy
tỡm tũi sỏng tạo.
Vì thế để học tốt giải toán 2, tôi luôn tìm cách mở rộng ngay sau một bài
tập nào đó trong số bài luyện vào buổi chiều, tuy nhiên ở mức độ hợp với trình
độ học sinh trong lớp, các đối tượng tiếp thu được.
Khi học sinh làm đủ 100% số bài tập quy định chưa hẳn là đó thành thạo
cách giải loại toán đó, nhất là học sinh trung bình, yếu. Vỡ vậy, tụi đó cố gắng
đưa nội dung kiến thức vào bài tập thật phong phú, đa dạng dựa vào bài tập có
sẵn, vẫn xoay quanh nội dung bài vừa học hoặc vừa luyện. Bài toán đưa ra các
hình thức khỏc nhau, tôi khai thác được tư duy của học sinh. Các dạng toán có
thể thực hiện được điều này như:
+ Dạng toán về nhiều hơn, ít hơn.
16
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
+ Dạng toán về số bị trừ, tìm số hạng trong một tổng.
Vớ dụ 1 : Bài toán về nhiều hơn.
Nội dung bài tập là : Anh 25 tuổi, anh hơn em 6 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi
?.
+ Để giải được bài này, học sinh phải hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Đố biết
tuổi của anh, biết số tuổi anh hơn em. Muốn tìm số tuổi của em phải làm thế nào
?
+ Học sinh phải tự phân tích đề toán và giải :
Tuổi của em là :
25 - 6 = 19 (tuổi)
Đáp số : 19 tuổi
Với việc mở rộng kiến thức này, học sinh sẽ linh hoạt hơn khi giải toán
không nhất thiết cứ nhiều hơn là phải làm tính cộng.
Vớ dụ 2 : Bao thứ nhất đựng được 50 kg gạo, như vậy bao thứ nhất đựng ít
hơn bao thứ hai 15 kg gạo.
a) Tính số gạo của bao thứ hai.
Đó biết yếu tố gì ? Số gạo của bao thứ nhất và biết bao thứ nhất đựng ít hơn
bao thứ hai 15 kg. Lúc này, học sinh phải hiểu bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ
hai 15 kg nghĩa là bao thứ hai đựng nhiều hơn bao thứ nhất 15 kg.Vậy tìm số
gạo của bao thứ hai ta phải làm như thế nào?
Học sinh
Bao thứ hai đựng số gạo là :
50 + 15 = 65( kg)
Đáp số : 65 kg
Trên đây là phần đại trà cho học sinh cả lớp
17
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Đối với học sinh có năng khiếu sẽ làm nhanh hơn, vỡ vậy tôi đã mở rộng
bài tập này cho học sinh có năng khiếu. Tuy nhiên cũng có thể có những học
sinh chưa hoàn thành giải quyết được, tôi rất khuyến khích. Như vậy, trong
cùng một khoảng thời gian dù học sinh chưa hoàn thành giải được phần này,
vẫn cùng một phần bài tập tiếp theo để học sinh có năng khiếu giải tiếp.
Đối với học sinh có năng khiếu tôi có thể nêu thêm:
b. Cả hai bao đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
Biện pháp 4: Tìm cách giải đúng, trình bày bài giải đúng để hoàn thiện
được bài toán.
Hợp lý về lời giải, về phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số để hoàn
thiện bài toán.
Bước này tuy đơn giản nhưng tương đối khó với học sinh. Đó là lời văn
ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời (phép tính tìm gì ?) theo thứ
tự.
Lời giải: Phép tính - lời giải - phép tính - đáp số.
Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị (danh
số) đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn để giải thích,
mục đích thực hiện phép tính.
Ví dụ: Lớp 2A có 37 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có
bao nhiêu học sinh nam?
Giáo viên phải đưa ra 1 số câu hỏi đàm thoại gợi ý học sinh chưa hoàn
thành suy đoán, lựa chọn cách giải đúng.
Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài.
Túm tắt:
Lớp 2A có
: 37 học sinh
Nữ
: 18 học sinh
Nam
: … học sinh?
Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn chính xác.
Giải
Số học sinh nam lớp 2A có là:
37 – 18 = 19 (học sinh)
Đáp số : 19 học sinh
18
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Biện pháp 5: Tìm nhiều cách đặt lời giải để phát huy tính tíchcực của
học sinh.
Bước này đối với học sinh chưa hoàn thành giải toán là khó khăn. Song
người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng
giải toán của mình là cần thiết.
Vớ dụ: Lan cắt được 46 bông hoa, Hoa cắt ít hơn Lan 9 bông hoa. Hỏi Hoa
cắt được bao nhiêu bông hoa?
Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng
cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác.
Tóm tắt
Lan
: 46 bông hoa
Hoa cắt ít hơn Lan
: 9 bông hoa
Hoa cắt
: … bông hoa?
Giải cỏch 1
Hoa cắt được số bông hoa là:
46 – 9 = 37 ( bông hoa)
Đáp số: 37 bông hoa
Nhìn vào sơ đồ các em tìm lời giải khác
46 bông hoa
Lan
Hoa
? bông hoa
9 bông hoa
Có em sẽ giải như sau :
Giải cách 2
Số bông hoa Hoa cắt được là:
46 – 9 = 37 ( bông hoa)
Đáp số: 37 bông hoa
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu : Thực ra hai lời giải này cũng là tìm
số bông hoa của Hoa cắt. Do các em có nhìn vào sơ đồ thì vẫn là tìm số bông
hoa của Hoa cắt: Tôi cho học sinh nhận xét.
19
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Các em phải chú ý tên đơn vị của mỗi phép tính. Từ đó học sinh tìm được
cách giải toán triệt để bằng nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Học sinh nắm chắc
đề toán, hiểu kỹ đề, để tìm cách giải khác có lời văn chính xác, phát triển tư duy
toàn diện.
Biện pháp 6: Kết hợp giải toán và rèn luyện kỹ năng tính toán giúp học
sinh giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán.
Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả
bài toán sai. Vậy tôi phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán chính
xác, trình bày khoa học rõ ràng. Nếu là phép + - trong bảng học thuộc để vận
dụng nhanh. Nếu là các phép + - ngoài bảng các em phải đặt tính cột dọc.
Làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả, đúng mới viết vào bài làm. Cần rèn
luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá trình giải
toán, để hoàn thiện bài giải.
Biện pháp 7: Nhận xét đánh giá kịp thời để uốn nắn, khắc sâu kiến thức
cho học sinh.
Bậc tiểu học có đặc điểm riêng về tâm sinh lý lứa tuổi nờn việc nhận xột
đánh giá kịp thời của giáo viên đối với trẻ là rất phù hợp, nó tác động ngay tới
hành động của trẻ. Nhận xét đánh giá kịp thời của giáo viên trong giờ học toán
là rất quan trọng. Nhận xét đánh giá, giáo viên nắm được tỡnh hỡnh chất lượng
tiếp thu bài học và bản thân học sinh cũng tự thấy mỡnh hiểu chỗ nào, chỗ nào
chưa hiểu.
Cụ thể trong tiết toán tôi đó thường xuyên thực hiện như sau :
Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyết các bài
tập trong "Vở bài tập toán 2". Tôi luôn cố gắng đảm bảo 100 học sinh trong lớp
đủ bài các bài tập.
Đối với học sinh năng khiếu thì dễ dàng, còn đối với học sinh chưa hoàn
thành để làm đúng 100% số bài tập ngay tại lớp là khó khăn. Vì vậy trong quá
trình học sinh đang làm bài tập, tôi đã quan sát việc làm bài của số học sinh này
nhiều hơn, kịp thời phát hiện những chỗ sai để uốn nắn học sinh theo bài chữa
20
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
trên bảng, biết chỗ sai để học sinh tự chữa ; có thể dùng một vài câu hỏi nhỏ gợi
ý.
Tuy nhiên gặp những bài khó, học sinh có lỗi lớn về đường lối giải, nhiều
học sinh sai thì tôi yêu cầu học sinh nhận xét lỗi sai ở chỗ nào ? Cách sửa thế
nào ?
Thường thì tôi dạy học sinh có lỗi sai đó nhận xét và sửa trước, nếu học
sinh làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đó củng cố cho học sinh đó
và đồng thời chữa chung cho nhiều em khác.
Còn gặp bài khó, học sinh lúng túng, tôi dùng câu hỏi gợi ý hoặc dùng học
sinh có năng khiếu của lớp tham gia chữa bài.
Trong tiết toán, thời gian có hạn, tụi chỳ ý sửa chữa cho học sinh chưa
hoàn thành và chú ý tới những lỗi sai mà học sinh mắc nhiều.
Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen
làm toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách:
+ Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như : Tên đơn vị, kết quả ... vào ngay trong
vở. Sau đó tôi kiểm tra nhận xét sửa sai, nhận xét phần chữa của học sinh, học
sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có những học sinh
chữa tới hai lần mới đúng cũng được tôi kiểm tra triệt để, cuối cùng phải chữa
đúng mới thôi.
+ Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa
bài, tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữa đúng cũn phải trình bày lưu loát, sạch
đẹp, rõ ràng hơn. Do đó mà học sinh chữa bài rất thận trọng, chính điều này giúp
học sinh nhớ rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh rất ít sai sót.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong quá trình giải toán giáo viên phải có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng
đối tượng học sinh thông qua một số hệ thống câu hỏi phù hợp, cho học sinh có
ý kiến xây dựng trong giờ học, phát hiện ra kiến thức cũ và kiến thức mới. Trong
21
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
tiết toán nên sử dụng nhiều hình thức luyện tập, lời giải rõ ràng tránh ghi lại câu
hỏi của đề toán.
Trong quá trình giảng dạy toán ở lớp 2 một lớp có 100% học sinh là học sinh dân
tộc, Tiếng việt học yếu dẫn đến lời giải toán cũng lủng củng, biết đặt tính mà
không biết ghi lời giải. Trong một tiết học giáo viên đã sử dụng thay đổi nhiều
hình thức luyện tập sao cho phù hợp, bên cạnh đó tôi kết hợp chặt chẽ 3 môi
trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Tổ chức ký kết thi đua với nhà
trường thường xuyên nhắc nhở các phụ huynh kèm cặp con em mình học ở nhà,
đến lớp các em học bài tiếp thu bài mới tốt hơn.
Với trách nhiệm là một giáo viên đứng lớp 2, bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần
học hỏi chuyên đề trong tổ, khối. Gần gũi học sinh thực hiện nghiêm túc cuộc
vận động hai không với bốn nội dung. Qua một học kỳ đề tài của tôi đã được tổ,
khối 2, khối 3 và nhà trường đánh giá cao và được triển khai vận dụng rộng rãi.
Trong học kỳ I vừa qua, tôi đó thực hiện những biện phỏp này giúp học
sinh về giải toán có lời văn và đã có nhiều em tiến bộ rõ rệt. Các em từ chỗ sợ
học toán, ngại giải toán đến chỗ các em không ngại nữa mà lại thích giải toán để
khẳng định khả năng chính mình.
Kết quả học kỳ I của các lớp như sau:
Lớp
Học lực
Tổng
số
HS
Hoàn thành
Các năng lực
Chưa hoàn
thành
T.số
T.L%
T.số
T.L%
Đạt
Cỏc phẩm chất
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
T.số T.L% T.số T.L% T.số T.L% T.số T.L%
2E
8
8
100%
0
0
8
100%
0
0
8
100%
0
0
2G
10
10
100%
0
0
10
100%
0
0
10
100%
0
0
2H
10
9
90%
1
10%
9
90%
1
10%
10
100%
0
0
22
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
I.
1.
KẾT LUẬN
Ý nghĩa của sáng kiến:
Trong công tác giảng dạy, vai trò của người Thầy rất quan trọng, đặc biệt là
môn Toán. Người giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ,
chính xác, có hệ thống kiến thức. ngoài ra, còn thường xuyên rèn luyện cho các
em những kĩ năng cần thiết giúp các em có phương pháp, vận dụng kiến thức đó
học vào việc làm các bài tập liên hệ với thực tiễn. Vì vậy, môn học này có vai trò
vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cho nên tôi đã vận dụng
những phương pháp này nhằm hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở lớp 2
như sau:
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong PPDH vấn đáp kết hợp với một số
PPDH khác trong hình thành tri thức mới.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải
quyết vấn đề trong giải toán cú lời văn.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy giải toán có lời văn để tổ chức
hoạt động dạy học nhẳm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giải các bài toán có tính chất
chuẩn bị cơ sở việc giải loại toán sắp học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy
tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh.
- Khi dạy thực hành luyện tập Giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều
tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình.
23
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Qua những phương pháp trên, tôi thấy các em đã có hứng thú học tập và vận
dụng vào làm bài tập tương đối tốt. Mặc dù chưa được hoàn thiện, nhưng cũng
chứng tỏ trong các môn học, môn Toán cần có sự đổi mới về phương pháp dạy
học, giúp học sinh phát huy cao tính tích cực trong học tập.
2.
Tác dụng của đề tài:
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh trong lớp đó nắm bắt kiến thức nhanh
và vận dụng vào làm bài một cách vững vàng.Học sinh được chủ động, tích cực
trong học tập. chúng có thể tự tìm tòi, nắm bắt kiến thức đó học để vận dụng vào
thực hành khi làm bài tập trờn lớp hoặc ở nhà. Vì vậy tôi đã cùng với Giáo viên
trong tổ khối 2.3 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời xây dựng chuyên đề về
môn học này để cùng nhau nâng cao chất lượng môn Toán trong chương trình
học tập ở Tiểu học. Từ đó giúp các em có tri thức trong học tập, để các em tiến
tới các bậc học cao hơn.
Qua hơn một học kỳ thực hiện đề tài bản thân tôi tâm huyết với nghề
thương yêu học sinh như con của mình. Bản thân mang hết khả năng, năng lực
của mình tới các bản. Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo vùng miền, sử
dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy trí lực của học sinh.
Mong muốn học sinh trở thành nhân tài cho dất nước.
II. BÀI HỌC KIMH NGHIỆM
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn toán lớp 2 nói chung và dạy giải
toán nói riêng thì người giáo viên cần làm tốt một số các công việc sau:
- Đối với các bài toán có lời văn thì nhất thiết phải dùng sơ đồ đoạn thẳng
hoặc tóm tắt bằng lời để giải.
- Giáo viên cần chú trọng khâu hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ chính xác,
đúng tỷ lệ, trình bày đẹp, xắp xếp hợp lý và ghi đúng tên các đại lượng.
Muốn làm được vần đề này giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu
đề, đọc kỹ đề, phân tích đề bài. Học sinh cần chỉ rõ bài toán cho biết gì? và yêu
cầu phải làm gì? Muốn làm được như vậy cần phải có điều kiện gì?
24
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”
Có như vậy các em mới hiểu theo yêu cầu của đề bài và từ đó các em lập
được kế hoạch giải.
- Sau khi học sinh đọc và tìm hiểu kỹ đề bài xong giáo viên xem xét và
uốn nắn học sinh khắc phục những gì còn sai xót.
- Giáo viên cho học sinh nhìn sơ đồ, tóm tắt và đọc lại đề toán rồi tiến
hành lập kế hoạch giải.
Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên và được xác định là : “ Bậc học nền tảng
của hệ thống giáo dục quốc dân…”
Bậc Tiểu học cũng được coi là bậc khó nhất. Vì trong sự nghiệp đổi mới
giáo dục và đào tạo đòi hỏi người giáo viên phải năng động, tìm tòi những biện
pháp tốt nhất để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục.
Để đảm bảo được mục tiêu của quá trình dạy học nói chung và quá trình
dạy giải toán có lời văn của lớp 2 nói riêng. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm; có kế hoạch cụ thể khoa học sáng tạo trong chuyên
môn cũng như trong mọi lĩnh vực. Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề,
co tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, coi trọng yếu tố khuyến khích học
sinh, khơi dậy tính tò mò của các em để các em có cách suy luận, cách giải toán
hay. Đó cũng là yếu tố góp phần làm tăng lòng say mê trong học tập.
Qua thực tế và quá trình nghiên cứu tôi thấy:
- Quá trình giải toán là quá trình rất quan trọng, nó góp phần đảm bảo
mục tiêu và nhiện vụ của quá trình dạy học.
- Để học sinh học tốt nội dung giải toán trước hết phải tạo cho học sinh có
thói quên thực hiện đúng theo quá trình giải toán 4 bước:
+ Đọc tìm hiểu kỹ đề bài.
+ Lập kế hoạch giải .
+ Thực hiện kế hoạch giải.
+ Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Giúp học sinh chủ động sáng tạo, tích cực trong quá trình giải toán. Phát
hiện tìm ra các sai lầm, khó khăn của học sinh trong quá trình giải toán.
25