Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG ỐC NHIÊU, XÃ ĐỒNG THAN, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.24 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

CHU THỊ YỂNG

TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG ỐC NHIÊU,
XÃ ĐỒNG THAN, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

CHU THỊ YỂNG

TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG ỐC NHIÊU,
XÃ ĐỒNG THAN, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Tâm Đắc


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu,
nguồn trích dẫn trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy và trung thực. Những
kết luận trong luận văn dựa trên những cứ liệu khoa học được trình bày và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Chu Thị Yểng


LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm học tập, được các thầy cô nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã hoàn
thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình. Để có được kết quả này, trước
tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
học tập và hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể cán bộ, nhân viên
Khoa Triết học đã tạo mọi điều kiện, chỉ bảo tận tình và động viên tôi học tập
cũng như đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, PGS.TS. Trần Thị Kim
Oanh, cùng tập thể lớp K20 Khoa Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, TS. Lê Tâm Đắc,
đã trực tiếp định hướng cho luận văn này, đồng thời chỉ dạy cho tôi ngay từ
cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn này hoàn thành.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Chu Thị Yểng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 9
Chƣơng 1 .TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU LÀNG ỐC NHIÊU ............................................. 9
1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến tín ngƣỡng Thành hoàng ngƣời Việt
vùng Đồng bằng Bắc Bộ ....................................................................................9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .....................................................................9
1.1.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm tín ngưỡng Thành hoàng người Việt
vùng Đồng bằng Bắc Bộ .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát về làng Ốc Nhiêu ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội làng Ốc Nhiêu .. Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo làng Ốc Nhiêu Error! Bookmark not
defined.
Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG LÀNG ỐC
NHIÊU .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thần tích các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Thần sắc các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu Error! Bookmark not
defined.
2.2. Cơ sở thờ tự của tín ngƣỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu ............. Error!

Bookmark not defined.
2.2.1. Lịch sử hình thành, quá trình trùng tu tôn tạo Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Vị thế đất, hướng đình Ốc Nhiêu ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kết cấu của ngôi đình Ốc Nhiêu ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Một số di vật ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Các nghi lễ, nghi thức liên quan đến tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc
Nhiêu ................................................................. Error! Bookmark not defined.


2.3.1. Lý luận chung về lễ hội Đồng bằng Bắc Bộ Error!

Bookmark

not

defined.
2.3.2. Lễ hội làng Ốc Nhiêu .......................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3 . TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG LÀNG ỐC NHIÊU; VAI TRÒ – GIÁ
TRỊ, XU THẾ VẬN ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Error! Bookmark not
defined.
3.1. Vai trò và giá trị của tín ngƣỡng Thành hoàng đối với đời sống ngƣời
dân làng Ốc Nhiêu ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đánh giá vai trò và giá trị của ngôi đình đối với đời sống người dân
làng Ốc Nhiêu ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đánh giá vai trò và giá trị của lễ hội làng Ốc Nhiêu đối với dân làng
Ốc Nhiêu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Xu thế của tín ngƣỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu Error!

Bookmark


not defined.
3.2.1. Xu hướng phục hồi và phát triển tín ngưỡng Thành hoàng cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, đồng thời bổ sung thêm những yếu tố mới .......... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Xu hướng nghi lễ ngày càng đơn giản, nhu cầu tâm linh ngày càng
tăng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Xu hướng xuất hiện một số biểu hiện mê tín và thương mai hóa hoạt
động tín ngưỡng ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Xu hướng thờ cúng nhiều dạng thần linh trong một không gian tín
ngưỡng .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số vấn đề đặt ra liên quan đến tín ngƣỡng Thành hoàng làng Ốc
Nhiêu hiện nay .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Vấn đề tổ chức và quản lý các hoạt động tín ngưỡng ................ Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Vấn đề trùng tu, tôn tạo di tích ........... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Vấn đề bảo vệ và quản lý di tích ......... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của tín ngƣỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu Error! Bookmark
not defined.


3.4.1. Về vấn đề tổ chức và quản lý các sinh hoạt tín ngưỡng ............ Error!
Bookmark not defined.
3.4.2. Về vấn đề trùng tu và tôn tạo di tích ... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Về vấn đề bảo vệ và quản lý di tích ..... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 12
PHỤ LỤC................................................................................................................ 1


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN
Phụ lục 1: Toàn cảnh đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 2: Trang trí đao đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 3: Ban thờ công đồng trong đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 4: Long ngai bài vị trong đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 5: Bài vị thần Văn Xương Đế Quân trong đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 6: Ban thờ Hồ Chủ Tịch trong đình làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 7: Sắc phong thần làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 8: Một số hình ảnh lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu
Phụ lục 9: Chúc văn đình làng Ốc Nhiêu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều,
có nhiều sông hồ, có nghề trồng lúa nước lâu đời; là nơi giao lưu văn hóa theo
trục Bắc - Nam, Tây - Đông. Tất cả các yếu tố ấy ảnh hưởng đến việc hình
thành nền văn hóa làng xã của người Việt truyền thống. Làng Việt vùng Đồng
bằng Bắc Bộ là nơi lưu truyền các giá trị văn hóa làng, thu giữ vào nó nhiều
loại hình tôn giáo và văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng Thành
hoàng, một dạng thức tôn giáo truyền thống của người Việt.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng đã bám rễ sâu bền, góp phần quan trọng
vào việc cố kết cộng đồng, tạo nên bản bản sắc văn hóa và tôn giáo truyền
thống của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bởi thế, hầu hết các làng quê
ở khu vực này đều thờ các vị thần Thành hoàng. Ngày nay, trong bối cảnh đất
nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tín ngưỡng Thành hoàng
không chỉ góp phần cố kết cộng đồng, mà còn là một nhân tố quan trọng giữ
gìn văn hoá truyền thống trước nguy cơ bị xâm lấn của văn hóa ngoại lai. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đáng ghi nhận, tín ngưỡng Thành hoàng
vùng Đồng bằng Bắc Bộ cũng đang xuất hiện một số mặt hạn chế cần quan

tâm. Đó là vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó
có tôn giáo truyền thống được Đảng và Nhà nước đặt ra theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 6, khóa VIII.
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, là một địa
phương có bề dày văn hóa với văn hiến thị thành cổ. Các thế kỷ XVI - XVII,
Phố Hiến từng là thương cảng lớn nhất của Đàng Ngoài, được mệnh danh là
"Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên
là một địa phương phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ, cũng là một
“điểm vàng du lịch tâm linh” với 1.210 di tích lịch sử, trong đó có 159 di tích
và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia (đứng thứ ba trong cả nước về số
1


lượng di tích được xếp hạng quốc gia). Hầu hết các làng xã ở tỉnh Hưng Yên
đều có cơ sở thờ tự của các loại hình thờ cúng truyền thống như đình, đền,
miếu cùng với các lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm. Vì thế, vấn đề
nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh ấy rõ ràng có tính cấp thiết
về khoa học và thực tiễn.
Làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (từ đây
xin được viết tắt là làng Ốc Nhiêu) là một địa phương có đời sống tôn giáo
truyền thống phong phú. Bên cạnh thần linh của Phật giáo, Nho giáo, Đạo
giáo, người dân làng Ốc Nhiêu còn thờ thần linh của nhiều hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các
vị thần Thành hoàng làng Ốc Nhiêu khá đặc trưng cho tín ngưỡng Thành
hoàng người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Cao Sơn và Quý Minh (tiêu biểu
cho hệ sơn thần), Linh Lang (tiêu biểu cho hệ thủy thần) - đều thuộc nhóm
nhiên thần, Trần Hưng Đạo (tiêu biểu cho hệ nhân thần). Tín ngưỡng Thành
hoàng đã bám rễ và phát triển sâu bền trong cộng đồng làng Ốc Nhiêu. Vì thế,
cơ sở thờ tự của loại hình thờ cúng này như đình, đền được xây dựng khá kiên
cố. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu tôn giáo của dân làng Ốc Nhiêu ngày càng

cao, nhưng các hoạt động thờ cúng và cơ sở thờ tự đang có nguy cơ bị mai
một. Đây là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cấp lãnh đạo
chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo và văn hóa, cũng như
người dân địa phương, đòi hỏi có những biện pháp giải quyết và hướng đi
thích hợp.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài Tín ngưỡng Thành hoàng vùng
Đồng bằng Bắc Bộ (qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng
Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) làm luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên
ngành Tôn giáo học, nhằm làm rõ thực trạng tín ngưỡng Thành hoàng vùng
Đồng bằng Bắc Bộ, thông qua trường hợp tiêu biểu và cụ thể là làng Ốc
Nhiêu, cũng như các vấn đề đặt ra, từ đó bước đầu đưa ra một số khuyến nghị

2


và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của
loại hình tôn giáo truyền thống này trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tín ngưỡng Thành hoàng là mảng đề tài nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Cho đến nay, khá nhiều công trình tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau như tôn giáo học, triết học, sử học, văn hóa học, khảo
cổ học, dân tộc học, mỹ thuật học,... đã nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng ở
Việt Nam nói chung, ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Tựu trung lại, có
thể chia các công trình nghiên cứu ấy thành ba nhóm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam:
- Tác phẩm Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của
Đặng Nghiên Vạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, đã đề cập đến một
số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam, trong đó có tín ngưỡng Thành hoàng, trong bối cảnh đất nước đang
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

sâu rộng hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học Tín ngưỡng dân gian trên địa bàn
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay của Nguyễn Thị Thái, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011, đã nghiên cứu khá toàn
diện về thực trạng và dự báo xu hướng phát triển của các loại hình thờ cúng
truyền thống trong dân chúng, trong đó có tín ngưỡng Thành hoàng, ở huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Bài viết “Sự hỗn dung giữa Phập giáo với tín ngưỡng thủy thần qua
nghiên cứu chùa Yên Phú” của Lê Tâm Đắc, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số 3/2013, đã khảo sát một trường hợp cụ thể (chùa Yên Phú, xã
Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) và đưa ra một vài phát hiện
khá thú vị về sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng thủy thần/ cũng là tín
ngưỡng Thành hoàng làng Yên Phú.

3


Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp tín ngưỡng Thành
hoàng Việt Nam
- Cuốn Lễ hội cổ truyền, do Lê Trung Vũ chủ biên, Nxb. Khoa học xã
hội, 1992, giới thiệu về lễ hội cổ truyền của người Việt ở nhiều vùng miền
trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là lễ hội
liên quan đến tín ngưỡng Thành hoàng.
- Công trình Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh,
Nxb. Khoa học xã hội, 1996, đề cập một cách khá toàn diện tín ngưỡng Thành
hoàng Việt Nam: từ khái niệm, lịch sử hình thành và các hình thức thờ cúng,
các vị thần, điện thờ đến bản kê khai thần tích, thần phả, sắc phong của các
triều đại phong kiến Việt Nam.
- Cuốn Mỹ thuật đình làng Đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Văn Cương,
Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006, đề cập đến nhiều vấn đề về đình làng vùng

Đồng bằng Bắc Bộ, nơi thờ tự các vị thần làng, nhất là các vị thần Thành
hoàng, như: đình làng (nguồn gốc, chức năng) và văn hóa làng Đồng bằng
Bắc Bộ, mỹ thuật đình làng (thể hiện \
qua kiến trúc, điêu khắc và tranh vẽ ở đình), mỹ thuật đình làng nhìn từ
văn hóa, vấn đề kế thừa và phát huy di sản mỹ thuật đình làng.
- Luận văn Thạc sĩ Triết học Tín ngưỡng Thành hoàng ở Bắc Ninh hiện
nay” của Nguyễn Gia Hùng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2006, đã tìm hiều nhiều vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ Thành
hoàng trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Bài viết “Thần làng và Thành hoàng” của Nguyễn Duy Hinh đăng trên
Tạp chí Di sản Văn hóa, số 7/2004, làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa
thần làng và thần Thành hoàng, giữa Thành hoàng Trung Quốc (Hán) với
Thành hoàng Việt Nam (Việt); các chức năng chính (hộ quốc tý dân), cũng
như các loại hình (thần núi, thần cây, thần đá, thần rắn, nhân thần,…) của
Thành hoàng ở nước ta. Theo tác giả, tư liệu về thần làng và thần Thành

4


hoàng, một di sản phi vật thể lớn của dân tộc, đang nhanh chóng bị mai một,
rất đáng được tiếp tục nghiên cứu.
Các công trình nêu trên, ở những chuyên ngành khác nhau, ở các mức độ
khác nhau đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến tín ngưỡng Thành hoàng
ở Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Những tài liệu này
hữu ích và sẽ được tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo và văn hóa tỉnh
Hưng Yên, di tích đình làng Ốc Nhiêu
Một số bài viết ngắn đăng tản mạn trên báo viết hoặc báo mạng thời gian
gần đây có liên quan nhất định đến tín ngưỡng Thành hoàng trên địa bàn này,
chẳng hạn như bài “Đất và người xứ nhãn: di tích lễ hội”, Báo Hưng Yên,

ngày 6/72006), hoặc bài “Văn hóa làng Duyên Linh, xã Đông Ninh, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” của Phạm Hữu Du đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Văn hóa (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), số 3.
Gần đây, Đào Thị Kim Cúc, một cán bộ của Ban Quản lý Di tích tỉnh
Hưng Yên, đã lập hồ sơ Lý lịch di tích đình Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, Huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, để công nhận đình làng Ốc Nhiêu là di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh. Hồ sơ này đề cập khái quát đến sự hình thành đình làng Ốc
Nhiêu, cũng như giới thiệu về thần tích các vị thần Thành hoàng làng Ốc
Nhiêu. Tuy nhiên, do mục đích của văn bản này là khảo sát để công nhận đình
làng Ốc Nhiêu là di tích lịch sử văn hóa, nên những thông tin liên quan đến
tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu trong hồ sơ chủ yếu dừng lại ở mức
độ mô tả. Vì thế, việc lý giải sâu sắc nguồn gốc và bản chất của các vấn đề
liên quan đến tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu là chưa có. Đặc biệt,
văn bản này chưa so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng
Thành hoàng làng Ốc Nhiêu với tín ngưỡng Thành hoàng người Việt vùng
Đồng bằng Bắc Bộ, cũng như chưa làm rõ được tín ngưỡng Thành hoàng làng
Ốc Nhiêu là một trường hợp điển hình của tín ngưỡng Thành hoàng Đồng
bằng Bắc Bộ.

5


Như vậy, có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu về tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu một cách khoa học,
toàn diện, đặc biệt dưới góc độ Tôn giáo học. Đây là khó khăn, nhưng cũng là
động lực thôi thúc tác giả bổ sung thêm nhiều nguồn tài liệu để hoàn thành
luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng Đồng bằng Bắc Bộ, trên cơ sở khảo

sát trường hợp cụ thể và tiêu biểu là tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu,
từ đó bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của loại hình thờ cúng này trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Làm rõ vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng Thành hoàng vùng Đồng
bằng Bắc Bộ và địa bàn nghiên cứu làng Ốc Nhiêu.
- Nêu bật những phương diện cơ bản của tín ngưỡng Thành hoàng làng
Ốc Nhiêu như đối tượng thờ tự, cơ sở thờ tự, nghi lễ thờ tự,…
- Phân tích một số vấn đề đặt ra hiện nay, từ đó bước đầu đưa ra một số
khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về tôn giáo và văn hóa.

6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn chủ yếu sử dụng những phương
pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử: được sử dụng để có những nhận định khách quan và biện chứng về
đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp Khảo cổ học: được sử dụng để nghiên cứu kiến trúc và

nghệ thuật của đình làng Ốc Nhiêu, cũng như những hiện vật còn lưu lại tại
cơ sở thờ tự này.
- Phương pháp Nhân học và Xã hội học: được sử dụng để thu nhận thông
tin (thông qua phỏng vấn cán bộ địa phương và dân làng Ốc Nhiêu) về nhiều
phương diện cơ bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến lịch sử và hiện trạng
tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu.
- Phương pháp Văn hóa học: được sử dụng để xem xét tín ngưỡng Thành
hoàng làng Ốc Nhiêu dưới góc độ là một trong những thành tố của văn hóa
truyền thống Việt Nam.
- Phương pháp Tâm lý học: được sử dụng để nghiên cứu tâm lý người tổ
chức và tham dự lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu (trong sự so sánh với tín
ngưỡng Thành hoàng người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên. Thời gian nghiên cứu: tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc
Nhiêu trong các thời kỳ lịch sử, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

7


6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu toàn diện về tín ngưỡng Thành
hoàng làng Ốc Nhiêu như một trường hợp cụ thể và điển hình của loại hình
tín ngưỡng này ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ dưới góc độ Tôn giáo học.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Lần đầu tiên tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu được nghiên cứu

một cách toàn diện như một trường hợp điển hình của tín ngưỡng Thành
hoàng người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, nội dung luận văn sẽ góp
phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về loại hình tín ngưỡng Thành hoàng
người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn có thể được sử dụng trong giảng dạy bộ môn Tôn
giáo học và một số ngành khoa học xã hội có liên quan; đóng góp luận cứ
khoa học cho việc hoàn thiện hơn nữa chính sách và pháp luật về tôn giáo và
văn hóa của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết
cấu luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU LÀNG ỐC NHIÊU
1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến tín ngƣỡng Thành hoàng
ngƣời Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm: Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời
sống xã hội. Trên thế giới có rất nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau. Với
nhiều cách tiếp cận khác nhau, với các mục đích khác nhau, nên cách hiểu về
tín ngưỡng của các nhà khoa học trên thế giới cũng khác nhau.
Chủ nghĩa duy tâm, đại diện là Platon, Heghen, Otto, cho rằng, tín
ngưỡng là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang

tính nội sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học tôn giáo, tiêu biểu như E.
Durkheim ở tác phẩm “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo: Hệ
thống tôtem ở châu Úc, Paris 1979, trang 50”, ông viết: “Các hiện tượng tôn
giáo một cách rất tự nhiên, được xếp vào hai phạm trù căn bản: các tín
ngưỡng và các nghi lễ. Tín ngưỡng là những trạng thái ý kiến, chúng thể hiện
thành những biểu tượng; Các nghi lễ là những phương thức hành động nhất
định. Giữa hai loại sự kiện đó, có cả một sự khác nhau tách tư duy khỏi sự
vận động”.
Từ góc độ dân tộc học, W. Schmidt trong tác phẩm: “Tôn giáo và đời
sống hiện đại (1997), tập I, thông tin khoa học chuyên đề, Hà Nội, trang 30”,
ông cho rằng, tín ngưỡng là hình thức tôn giáo sơ khai (urreligion) tiền tôn
giáo, là niềm tin vào một vị chúa vĩ đại, vĩnh hằng, toàn bí, nhân từ và sáng

9


tạo đang ngự ở trên trời. Tín ngưỡng là một hiện tượng phổ biến có ở giai
đoạn khởi đầu của mọi tộc người.
Tiếp cận từ góc độ phân tâm học, theo S. Freud trong tác phẩm: “Tôn
giáo và đời sống hiện đại (1997), tập I, thông tin khoa học chuyên đề, Hà
Nội, trang 36”, có viết: tín ngưỡng là sản phẩm vô thức, là sự thăng hoa, là
niềm hân hoan của người nguyên thủy trong tục ăn thịt vật tổ, bữa tiệc vật tổ
Nhìn chung, theo quan điểm duy tâm, tín ngưỡng là một hiện tượng thần bí,
siêu thực, chỉ có thể cảm nhận, tin tưởng chứ không lý giải được, hoặc chỉ là
hiện tượng tự nhiên mang tính bẩm sinh.
Khác với các nhà triết học duy tâm lấy ý thức để giải thích lịch sử, coi
tín ngưỡng tôn giáo là phạm vi vượt qua lịch sử là cái thần bí vĩnh hằng, các
nhà triết học mác xít lấy lịch sử để giải thích tín ngưỡng tôn giáo và đi đến
nhận định mang tính khách quan khoa học: Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch

sử, là sự phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại, có quá trình hình
thành, có biến đổi và có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử.
Ở Việt Nam, khái niệm tín ngưỡng cũng được hiểu theo các hướng khác
nhau. Theo Đào Duy Tập trong Từ điển phổ thông, tín ngưỡng là lòng tin và
sự ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa. Còn trong Hán Việt từ điển,
Đào Duy Anh giải thích tương tự, tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ, mê tín đối
với một tôn giáo hay chủ nghĩa. Tiếp cận từ góc độ văn hóa dân gian, Phan
Kế Bính, Nhất Thanh, Toan Ánh, Tân Việt xem tín ngưỡng là niềm tin gắn
với các đối tượng thờ cúng và các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, phong
tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Chính cho rằng, tín ngưỡng là hạt nhân của tôn giáo, là niềm tin,
sự trông cậy vào một thế lực siêu nhiên mà với tri thức con người và kinh
nghiệm chưa đủ để giải thích và lý giải được.
Tô Ngọc Thanh quan niệm, tín ngưỡng là niềm tin của con người vào
những sự vật hoặc nhân vật nào đó. Niềm tin này không thể lý giải được bằng
logic thông thường, vì nó đối lập với tư duy khoa học.

10


Nguyễn Chí Bền từ góc độ văn hóa coi tín ngưỡng là một bộ phận cấu
thành của văn hóa, thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng, là lòng ngưỡng mộ,
thành kính với những thế lực có ảnh hưởng trong quan hệ với con người.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong tác phẩm: “Văn hoá Việt Nam đỉnh cao
Đại Việt, trang 351, cho rằng: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của
con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng
ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng, những lực lượng ấy có ảnh hưởng,
chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội
theo niềm tin thiêng liêng ấy” Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, trong tín ngưỡng
phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu

linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó.
Tác giả M. Scott trong tác phẩm “Con đường chẳng mấy ai đi, tập II,
trang 5”, ông viết rằng: “Chúng ta dường như có xu hướng định nghĩa hai chữ
tín ngưỡng một cách quá hạn hẹp. Ta thường chỉ coi rằng, tín ngưỡng phải
gắn liền với một niềm tin nào đó vào Thượng Đế, hoặc phải gắn liền với một
số thực hành nghi lễ, hoặc phải là thành viên trong một cộng đồng phụng sự”.
Theo ông, tín ngưỡng là sự cảm nhận của con người về thế giới mà họ đang
sống, về cuộc sống xung quanh họ và về vị trí của bản thân họ trong thế giới
đó.
Như vậy, các nghiên cứu ở những góc độ khác nhau có định nghĩa khác
nhau về tín ngưỡng. Tuy nhiên, trong luận văn này, tôi đồng ý với định nghĩa
về tín ngưỡng trong tập giáo trình Tôn giáo học đại cương dành cho hệ cử
nhân tôn giáo. Theo đó, tín ngưỡng có hai nghĩa rộng và hẹp. Nghĩa rộng, tín
ngưỡng chỉ niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người về một lực lượng, một
chủ thuyết, nhưng thường được hiểu là niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên
có khả năng chi phối, thậm chí quyết định số phận của con người. Đó là tín
ngưỡng có tính tôn giáo. Như vậy, tín ngưỡng là chỉ niềm tin và sự ngưỡng
mộ của con người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó. Nghĩa hẹp, tín

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (2000), Phong tục Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ
Chí Minh
2. Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Bồi dưỡng Nghiệp vụ
Công tác Tôn giáo (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
3. Nguyễn Chí Bền (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb. Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội

4. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb. Hà Nội, Hà Nội
5. Đào Thị Kim Cúc, Ban Quản lý Di tích tỉnh Hưng Yên (2014), Lý lịch di
tích đình làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
6. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng Đồng bằng Bắc Bộ, Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội
7. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội
8. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, (1988), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
11. Thanh Hào (2009), Sông Hồng và làng bãi, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội
12. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội
13. Đinh Gia Khánh (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện
đại, Hà Nội
12


14. Vũ Tam Lang (1999), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb. Xây dựng, Hà Nội
15. Luật Di sản Văn hóa (2001), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16. Nguyễn Đức Lữ (2001), Tín ngưỡng Thành hoàng và thờ vua Hùng ở Việt
Nam
17. Nhiều tác giả (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập II, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội
18. Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh (2009), Các Thành hoàng và tín
ngưỡng Thăng Long Hà Nội, Nxb. Lao động, Hà Nội
19. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, Nxb. Hải Phòng
20. Quốc sử quán nhà Nguyễn (bản dịch của Viện Sử học, 1961), Đại Nam
nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

21. Phạm Thị Thanh Quy (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay, Nxb. Lao
động, Hà Nội
22. Vũ Quỳnh, (Đinh Gia Khánh dịch, 1960), Lĩnh Nam chích quái, Nxb. Văn
hóa, Hà Nội
23. Ngô Hữu Thảo (1997), “Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 10
24. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội
25. Lại Văn Toàn, Trần Thị Băng Thanh chủ biên (2004), Thần tích Hà Nội,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
26. Đoàn Huyền Trang sưu tầm và biên soạn (2009), Lễ hội văn hóa & du lịch
Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội

13


27. Chu Quang Trứ (2000), Giá trị văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội
28. Chu Quang Trứ (2003), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb.
Mỹ Thuật, Hà Nội
29. Tạ Chí Đại Trường (1989), Thần, Người và đất Việt, Văn nghệ xuất bản,
California, USA
30. Tạ Chí Đại Trường (2009), Những bài dã sử Việt, Nxb. Tri thức
31. Trần Mạnh Tường (1998), Đình, chùa, lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam, Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội
32. Đặng Nghiên Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
33. Viện Bảo tồn Di tích, Trần Lâm Biền chủ biên (2008), Diễn biến kiến trúc
truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội
34. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX

thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra, Hà Nội
35. Lý Tế Xuyên (Trịnh Đình Cự dịch, 1972), Việt điện u linh, Nxb. Văn hóa,
Hà Nội

14


1



×