Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KẾ HOẠCH Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Tháp Mười giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.36 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THÁP MƯỜI
Số:

/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày

tháng

năm 2012

KẾ HOẠCH
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Tháp Mười
giai đoạn 2012 – 2015
Căn cứ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015.
Thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2012 – 2015. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được của
giáo dục huyện nhà, chất lượng giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế, bất cập.
Cụ thể như mạng lưới Trường lớp còn thiếu so với nhu cầu thực tế, trường học 2
buổi/ngày, trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn Quốc gia phát triển chậm và
còn khó khăn. Một số cán bộ quản lý, giáo viên ở các bậc học còn bộc lộ nhiều
bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hiệu quả đào tạo chưa cao.
Nhằm để tạo sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ trong giáo dục. Đặc biệt là
thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông một cách vững chắc, đào tạo


nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ủy ban
nhân dân Huyện xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Huyện giai đoạn 2012 – 2015 cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
Tạo sự thống nhất trong nhận thức, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế
hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Huyện giai đoạn 2012 – 2015.
Phổ biến quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân
nội dung kế hoạch, qua đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các
ngành, đoàn thể trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch.
Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục mạnh mẽ hơn theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa, đảm bảo vừa mở rộng quy mô vừa củng cố
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa Đề án nâng cao chất lượng giáo dục
của Tỉnh và kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục của Huyện vào Chương
trình hành động và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của các Ban, ngành huyện, Ủy
ban nhân dân các xã, thị trấn, để triển khai thực hiện đạt kết quả, tạo được nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2. Yêu cầu:
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Tháp Mười giai đoạn
2012 – 2015, tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng


độ tuổi và phổ cập THCS tiến tới phổ cập giáo dục trung học, góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.
Đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp và đào tạo phát triển toàn diện, đồng
bộ giữa các xã trong Huyện, xây dựng các trường trọng điểm, trường đạt chuẩn
quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Đẩy mạnh đa
dạng hóa các loại hình trường lớp, đầu tư theo hướng ưu tiên cho các trường
thuộc xã nông thôn mới, địa phương khó khăn.
II. Đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông giai đoạn 2006 – 2012

1. Về quy mô trường lớp và học sinh
1.1 Giáo dục tiểu học: Toàn Huyện có 32 trường, 547 lớp với 12.984 học
sinh (so với năm học 2005 – 2006 tăng 04 trường và giảm 658 học sinh). Tỷ lệ
huy động học sinh đến trường năm 2011-2012 đạt 100%, tuyển mới trẻ 06 tuổi
vào lớp 1 đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 97,7% (so với
năm học 2005 – 2006 tăng 3,7%); toàn Huyện có 05/32 trường đạt chuẩn Quốc
gia.
1.2. Giáo dục THCS: Toàn huyện có 13 trường THCS và 1 trường TH &
THCS với 254 lớp và 8.675 học sinh, giảm 38 lớp và 3.513 học sinh so với năm
học 2005 – 2006. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 98,93%, tăng 2,2% so
với năm học 2005 – 2006. Tuyển mới học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình
tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9%, tăng 0,65% so với năm học 2005 – 2006. Tỷ lệ
học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 89,2%.
Năm 2011 toàn Huyện có 13/13 xã, thị trấn duy trì chuẩn Quốc gia về phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; toàn
Huyện có 03 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Tổng số phòng học ở các cấp học là:
693 phòng, trong đó có 37 phòng học tạm, 372 phòng học cấp 4 và 284 phòng
học kiên cố. Tổng số phòng chức năng ở các cấp học là: 76 phòng, trong đó có
22 phòng cấp 4 và 54 phòng kiên cố:
3. Về chất lượng giáo dục
3.1. Giáo dục tiểu học: Dạy học đầy đủ các môn văn hóa, năng khiếu theo
chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhiều trường dạy môn tiếng anh từ
lớp 3. Nội dung dạy học được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng học sinh
trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình. Việc đổi mới
phương pháp dạy học được đẩy mạnh, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học; chất lượng giáo dục đạt chất lượng khá cao, tỷ lệ học sinh xếp loại từ trung
bình trở lên đạt 99,2%. Trong đó, tỷ lệ học sinh xếp học lực loại giỏi đạt
51,98%, khá đạt 32,23%, trung bình đạt 14,98%, yếu đạt 0,08%.
Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được mở rộng và mang lại hiệu quả

thiết thực, khắc phục tình trạng học sinh học quá sức, quá tải và giáo viên có
điều kiện phụ đạo học sinh yếu , bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
3.2. Giáo dục trung học: Thực hiện chương trình dạy học đảm bảo đúng
theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, nội dung giảng dạy trong các trường


được thực hiện bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện và đổi mới phương pháp
dạy học tích cực. Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt 95,18%, trong đó
loại giỏi đạt 29,6%, loại khá đạt 37,8%, trung bình đạt 29%, yếu kém đạt 4,8%.
Đạt kết quả tốt và duy trì ở TOP đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi văn
hóa THCS và thi đấu thể thao cấp Tỉnh. Trong năm 2011- 2012 có 87 học sinh
đạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, trong đó có 02 học sinh giỏi cấp khu vực,
xếp hạng I toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh năm 2012. Học sinh tốt
nghiệp THCS đạt 99,90%. Duy trì chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THPT nhiều năm đứng đầu Tỉnh (năm 2012 tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp THPT là 99,75%).
3.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông: Đội ngũ giáo viên các cấp học
phổ thông phát triển về số lượng và chất lượng. Định mức giáo viên trên lớp cơ
bản đạt chuẩn theo quy định; 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn (trên
chuẩn: tiểu học đạt 80,91%, THCS đạt 60,67%).
Trong 5 năm qua, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các bậc
học, cấp học phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý được tăng cường thực hiện thông qua các chương trình, dự án, đề án. Tỷ
lệ giáo viên có trình độ đạo tạo đạt chuẩn và trên chuẩn ở các bậc học, cấp học
đều đạt mức cao.
4. Những tồn tại yếu kém.
Tiến độ trường đạt chuẩn Quốc gia còn chậm, trường tổ chức dạy học 2
buổi/ ngày và bán trú chưa được phát triển mạnh nên ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả giáo dục.

Tỷ lệ học sinh yếu kém của một số trường THCS, THPT còn cao, chất
lượng hai mặt giáo dục của học sinh chưa đồng đều ở các khối lớp và ở giữa các
xã, thị trấn trong huyện.
Tỷ lệ học sinh bỏ học còn nhiều đối với một số trường có địa bàn giáp với
các địa phương thuộc các Huyện, Tỉnh khác. Đổi mới phương pháp dạy học còn
chậm so với yêu cầu.
5. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong tình hình mới: Thực hiện đổi mới công tác quản lý còn chậm, một bộ
phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đề cao tinh thần trách nhiệm trong công
việc.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo
dục và đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy 2 buổi/ ngày.
Các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác giáo dục chưa
nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường học trong địa phương
và chưa đồng điều ở các trường.


III. Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Tháp
Mười giai đoạn 2012 – 2015
1. Mục tiêu
Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, nâng
cao tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi, hiệu quả đào tạo giáo dục phổ
thông. Tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục theo hướng “ chuẩn hóa, hiện đại hóa
và xã hội hóa”; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất đạo
đức, chính trị, năng động, sáng tạo, có khả năng chuyên môn giỏi, đảm bảo đủ
giáo viên các môn học.
Đầu tư xây dựng hệ thống trường, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
kỹ thuật dạy học, lớp học phát triển hài hòa, đồng bộ ở từng bậc học, cấp học
trên địa bàn, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện căn bản mạng lưới trường lớp,

trường đạt chuẩn quốc gia, trường học tổ chức 2 buổi/ngày, bán trú để tạo điều
kiện thực hiện đạt kết quả mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục phổ
thông của huyện giai đoạn 2012 – 2015. Phấn đấu giữ vững chất lượng giáo dục
đứng ở tốp đầu của Tỉnh.
2. Chỉ tiêu cụ thể.
2.1. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục:
Huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào lớp 1, phấn đấu đến năm 2015 trên 99% trẻ
trong độ tuổi tiểu học đến trường. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường THCS
đạt trên 96%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường THPT đạt trên 55%.
Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào trường THCS đạt từ
98% trở lên. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 15 – 18 được tốt nghiệp THCS đạt trên
85%. Có 75% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông
và tương đương (Tuổi 18 -21 ở khu vực Thị trấn Mỹ An) vào năm 2015.
2.2. Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục
Tỷ lệ học sinh tiểu học xếp loại học lực khá, giỏi trên 80%, loại yếu dưới
1%.
Tỷ lệ học sinh THCS xếp loại hạnh kiểm: loại tốt đạt từ 98% trở lên, xếp
loại yếu không vượt quá 2%, xếp loại học lực loại khá, giỏi đạt từ 65% trở lên,
loại yếu kém không quá 3% sau khi đã thi lại.
Tỷ lệ học sinh THPT xếp loại hạnh kiểm: loại tốt đạt từ 97% trở lên, xếp
loại yếu không vượt quá 3%, xếp loại học lực loại khá, giỏi đạt từ 48% trở lên,
loại yếu kém không quá 5% .
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt từ 95% trở lên, đứng trong tốp đầu của Tỉnh.
Tỷ lệ thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học đứng tốp đầu trong Tỉnh.
Hiệu quả đào tạo: Tiểu học đạt 98%, THCS đạt 90% và THPT đạt 80%.
2.3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngang tầm yêu cầu đổi
mới giáo dục


100% cán bộ quản lý đảm bảo đúng trình độ chuyên môn, trình độ quản lý

và năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành, quan tâm sâu sát hơn từ công
tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm mới cán bộ quản lý.
Trên 70% giáo viên đạt trên chuẩn. 100% giáo viên dạy môn tiếng Anh
được bồi dưỡng và đánh giá để nâng cao tay nghề, phương pháp dạy học theo
hướng tiếp cận mới.
100% giáo viên phổ thông biết sử dụng tin học trong soạn giảng và thực
hiện công việc chuyên môn. Tất cả các trường phổ thông ứng dụng số liên lạc
điện tử. Thiết lập hệ thống thư viện điện tử hỗ trợ công tác dạy và học.
2.4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho
nâng cao chất lượng dạy học
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đảm bảo đến năm 2015
có 25% trường tiểu học, 30% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc
gia.
Phấn đấu đến năm 2015 có 50% số trường tiểu học, 40% số trường THCS
học 2 buổi/ngày và 80% số trường THPT thực hiện dạy học trên 6 buổi/tuần.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục
Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên
môn, đổi mới về kiểm tra và đánh giá xếp loại học sinh “Dạy thực chất, học
thực chất”; đẩy mạnh vai trò và tính sáng tạo của các hội đồng bộ môn; giáo
viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Tổ chức tốt công tác khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học, phân loại
học sinh theo nhóm năng lực để giảng dạy theo cá thể hóa, tổ chức bàn giao học
sinh giữa các khối lớp và giữa các trường trên cơ sở đã có những đề xuất giải
pháp và hình thức hỗ trợ, kèm cặp học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học.
Thực hiện nghiêm túc về điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục và dạy học phù hợp với lứa tuổi,
đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Các trường chủ động xây dựng, tổ chức các
hoạt động giáo dục, tăng cường vai trò của Hiệu Trưởng trong tổ chức dạy học

và quản lý trong nhà trường.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cốt cán chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên về
đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ thuật ra đề kiểm
tra. Thực hiện kiểm tra, đánh giá ngoài, khách quan theo hình thức 03 chung: đề
kiểm tra chung, coi kiểm tra chung và chấm bài kiểm tra chung.
Tổ chức lập dự liệu nguồn mở cho từng ngành học, cấp học của Huyện về
bài giảng điện tử, sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng
sư phạm, đề kiểm tra, đề thi, các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý,
chuyên môn để tất cả giáo viên trong Huyện sử dụng làm tài liệu nghiên cứu,
học tập, tham khảo để chọn lọc vận dụng trong công tác điều hành, quản lý, chỉ
đạo và dạy học, các tài liệu có liên quan đến học tập và rèn luyện của học sinh
để các em nghiên cứu và học tập.


Trao đổi, tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc về chuyên môn trên website
và thư điện tử để giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm và tạo mối quan hệ thân thiết
trong đồng nghiệp. Tăng cừng công tác xã hội hóa ở các cấp học.
3.2. Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục
Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục từng năm và cả giai
đoạn vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương
để chỉ đạo thực hiện, gắn kết quả thực hiện vào tiêu chí đánh giá các tổ chức cơ
sở Đảng, chính quyền, Đoàn thể các cấp và bình xét gia đình văn hóa và đơn vị
văn hóa.
Thực hiện nghiêm túc công tác khảo thí và kiểm tra chất lượng các cơ sở
giáo dục nhằm phát triển nhân tố tích cực, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót
trong quá trình thực hiện đổi mới quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học. tăng cường và đổi mới công tác thanh tra trường học, thanh tra quản lý,
thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, thanh tra dạy thêm, học thêm.
Công tác thi tuyển sinh các lớp đầu cấp THPT cần được xem trọng từ
khâu ôn tập đến thi tuyển và xét tuyển, khảo sát chất lượng học sinh đầu năm,

kiểm tra định kỳ để kịp thời có biện pháp hướng dẫn các đơn vị nâng cao chất
lượng giáo dục, đẩy mạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp để nâng cao hiệu quả
công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (mở các lớp học theo chương
trình giáo dục thường xuyên tại trung học cơ sở, THPT); đầu tư tạo nguồn cho
trường chuyên, chuẩn bị đầu vào các trường Đại học, Cao đẳng trọng điểm Quốc
gia.
Phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, thiết lập chặt chẽ mối
quan hệ “Nhà trường – gia đình – xã hội”, nâng cao kết quả giáo dục học sinh,
đặc biệt giúp đỡ học sinh yếu kém, xây dựng quy chế phối hợp giữa “Nhà
trường – Gia đình – Chính quyền và các Hội đoàn thể xã hội” để nâng cao nhận
thức của cộng đồng về trách nhiệm chăm lo công tác giáo dục, huy động các
nguồn lực để phát triển giáo dục, tạo điều kiện và cơi hội học tập tốt cho học
sinh.
Hiệu trưởng các trường tăng cường công tác kiểm tra dự giờ giáo viên,
bồi dưỡng những giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, đặc biệt
nhất là đối với giáo viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm làm cơ sở ban đầu cho
việc sàn lọc giáo viên.
Cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực, tổ chức ngày hội nâng cao chất lượng để cán bộ quản lý, giáo
viên, cha mẹ học sinh và các tầng lớp xã hội khác bàn bạc, thảo luận”.
3.3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngang tầm yêu cầu đổi
mới giáo dục
Thực hiện tốt công tác giáo dục, quán triệt nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác quản lý, dạy học ở
từng đơn vị trường học, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại
chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.


Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, cải tiến phương
pháp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục, tuyển dụng phân công giáo viên

mới, đảm bảo bố trí đầy đủ giáo viên và viên chức qui định đối với từng cơ sở
trường học; củng cố cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện để
nâng cao hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện chuyên môn đạt kết quả cao.
Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên và
cán bộ quản lý thường xuyên và định kỳ để nâng năng lực giảng dạy, giáo dục
học sinh và quản lý điều hành quản lý trong giáo dục. Đặc biệt chú ý tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ đảm bảo thực hiện có
hiệu quả việc triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ 10 năm bắt buộc trong
giáo dục phổ thông (bắt đầu từ lớp 3), giáo viên dạy môn tin học các cấp và đội
ngũ viên chức phụ trách thư viện, thiết bị, thí nghiệm thực hành, y tế và các môn
giáo dục nghệ thuật. Đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên
để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề
nghiệp của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các bậc học, cấp học.
Cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả các lớp tập huấn, chuyên đề, hội
thảo, các phong trào hội thi và thao giảng ở các cấp nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên các bậc học, cấp học; tổ
chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và triển khai
ứng dụng các đề tài vào giảng dạy và quản lý trong ngành.
3.4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
3.4.1 Đối với cấp tiểu học: Căn cứ huy hoạch ngành và dự báo quy mô
phát triển học sinh cấp học để đầu tư các trường tiểu học có qui mô học sinh, lớp
học hợp lý đảm bảo đủ phòng học chức năng, thiết bị dạy học và khu hiệu bộ.
Tổ chức thực hiện phát triển loại hình bán trú, trường học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu
học. Quy hoạch mở rộng thêm diện tích để xây dựng bổ sung phòng học, phòng
chức năng, nhà ăn và trang thiết bị bên trong để đảm bảo đúng quy định trường
học 2 buổi/ ngày và tổ chức bán trú, Đầu tư sữa chữa, nâng cấp phòng học,
phòng chức năng và tăng cường tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa đối
với các cấp học.
3.4.2. Đối với cấp trung học cơ sở: Thực hiện xây dựng và đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị, xây dựng khu hiệu bộ, phòng chức năng, phòng

học bộ môn ở các trường THCS theo qui hoạch đã được phê duyệt nhằm đảm
bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển trường tổ chức dạy 2
buổi/ngày và mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
4. Kinh phí thực hiện.
4.1. Dự kiến kinh phí thực hiện các mục tiêu:
Trong đó:
- Đầu tư trang thiết bị:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cấp học:
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL,GV:
4.2. Về nguồn vốn:

454.300.000.000 đồng
16.590.000.000 đồng
436.570.000.000 đồng
1.140.000.000 đồng


Nguồn kinh phí Trung ương và địa phương hỗ trợ từ nguồn (ODA,
chương trình mục tiêu Quốc gia, trái phiếu chính phủ, kiên cố hóa trường lớp
học, ngân sách tập trung, xổ số kiến thiết, xã hội hóa, vận động).
IV. Tổ chức thực hiện.
1. Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện:
Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu kịp
thời cho Ủy ban nhân dân Huyện các nội dung liên quan, tổ chức quán triệt và
triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch đến từng giáo viên, cán bộ
quản lý các bậc học, cấp học trong ngành và theo dõi giám sát, kiểm tra việc xây
dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ từng năm và cả giai đoạn đối
với các đơn vị trực thuộc, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh
nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Thực hiện tốt chế độ
thông tin báo cáo về Ủy ban nhân dân Huyện theo định kỳ và đột xuất.

2. Ban quản lý dự án – Xây dựng Huyện, Phòng tài nguyên và môi
trường, Phòng kinh tế hạ tầng Huyện.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện quy hoạch mặt bằng các công trình
xây dựng trường học, đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng trường lớp theo quy
định và phối hợp với Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện đề xuất các phương án
xây dựng trường học đảm bảo tính hiện đại, phục vụ tốt việc học tập của học
sinh.
3. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện tham mưu, đề xuất Ủy ban
nhân dân Huyện bố trí vốn đầu tư đảm bảo cho việc triển khai thực hiện kế
hoạch đúng tiến độ, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh
phí thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành, theo dõi, thống kê báo cáo kết
quả thực hiện vốn đầu tư theo định kỳ.
4. Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn.
Căn cứ kế hoạch của Huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với
những nội dung cụ thể ở đơn vị, địa phương mình. Trong quá trình thực hiện cần
chú ý làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trường học có kế
hoạch thực hiện từng năm, từng giai đoạn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của kế
hoạch.
Trên đây là kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông huyện Tháp
Mười giai đoạn 2012 – 2015./.
Nơi Nhận:
- UBND Tỉnh Đồng Tháp;
- Sở GD&ĐT Đồng Tháp;
- TT/HU, TT/HĐND huyện;
- CT và các PCT/UBND huyện;
- Các ban, ngành, đoàn thể huyện;
- UBND các xã, thị trấn;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

CHỦ TỊCH


- LĐVP;
- Lưu: VT, NC/VX.



×