Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BIẾN ĐỘNG đất ĐAI và NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN lý sử DỤNG đất ĐAI HIỆU QUẢ TRÊN địa bàn HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.72 KB, 39 trang )

Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
1.1. Tình hình quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở Việt Nam
 Thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993:
Do bị chi phối bởi quá trình phát triển của lịch sử, đối với huyện Bình Tân
nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, các mối quan hệ về sở hữu ruộng đất cũng
diễn ra hết sức phức tạp. Trước năm 1975 phần lớn đất đai của huyện tập trung vào
một số người quản lý như địa chủ, các nhà tư sản – tiểu tư sản và một số ít thuộc
quyền sở hữu cá nhân.
Sau năm 1975, với chính sách cải tạo nông nghiệp, xóa bỏ tính tư hữu về tư
liệu sản xuất để đưa nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sở hữu tập thể các dạng
hợp tác xã nông nghiệp, tập đoàn sản xuất hoặc tổ hợp tác…Việc phân chia lại
quyền sử dụng đất trong giai đoạn này được thực hiện trên cơ sở phân chia theo
định suất và bình quân dân số, mọi hoạt động sản xuất có liên quan đến đất đai đều
phần lớn bị chi phối bởi hợp tác xã và tập đoàn xản xuất nông nghiệp. Vì vậy giai
đoạn 1975-1980 tình hình sản xuất nông nghiệp đối với huyện Bình Tân cũng như
tỉnh Vĩnh Long thường kém hiệu quả và đã tạo ra sự bất ổn làm ảnh hưởng đến vấn
đề an ninh lương thực của tỉnh. Hiệu quả sản xuất không cao, tình trạng sử dụng đất
kém hiệu quả, chưa khai thác được hết tiềm năng đất đai sẳn có do người dân chưa
thật sự an tâm để đầu tư, việc quản lý và sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng
đất trong giai đoạn này chưa được bảo vệ bởi hành lang pháp lý của Nhà nước.
Đến những năm đầu của thập niên 1980, với việc thay đổi cơ chế quản lý
trong sản xuất nông nghiệp bằng hình thức khoán sản phẩm theo chỉ thị 100/CT.TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 35/CT.TW về khuyến khích và phát
triển kinh tế gia đình, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ nhưng trong quá trình chuyển biến này vẫn chưa tạo ra sự được sự thay
đổi trong đời sống người dân và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Đến tháng 7/1988, Luật Đất đai được ban hành, với dự Luật
này các mối quan hệ về quản lý và sử dụng đất đã được xác lập, thể hiện được
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực


hiện Luật Đất đai vẫn còn một số hạn chế, nhất là về tính pháp lý quy định về quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
 Thời kỳ sau khi có Luật đất đai 1993:
1


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

Tháng 7/1993 Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh bổ sung Luật
Đất đai năm 1988, về cơ bản Luật Đất đai mới đã xác lập được quyền sử dụng đất
hợp pháp của người sử dụng đất và kích thích người sử dụng đất đầu tư vào đất để
khai thác tiềm năng từ đất. Tuy nhiên với Luật Đất đai điều chỉnh, bổ sung lần này
vẫn còn những bất cập chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là đối với nền kinh tế thị trường. Vì vậy đến năm 2000 Quốc hội tiếp tục điều
chỉnh và sửa đổi Luật Đất đai. Sau việc sửa đổi và điều chỉnh Luật Đất đai năm
2000 đã thể hiện được tính tích cực đã quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất, từ đó người dân có thể an tâm đầu tư trên mảnh đất của mình, từ
đó người dân được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của
Luật Đất đai. Ngoài ra trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách,
nhiều văn bản pháp quy nhằm bảo vệ và kích thích người sử dụng đất trong việc
đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt Chính phủ đã banh hành Nghị định số
68/20010NĐ.CP ngày 01/10/2010. Với Nghị định này đã quy định cụ thể trách
nhiệm quản lý và khai thác sử dụng đất phải được đảm bảo đúng theo quy hoạch và
kế hoạch được duyệt. Mặc khác, với việc ban hành quyết định số 173/2001QĐ.TTg
ngày 09/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép người sử dụng đất có thể mạnh
dạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp sao cho mang lại
hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, thời kỳ này có nhiều thay đổi và có thể nói đây là thời kỳ có
nhiều ảnh hưởng nhất đến việc quản lý đất đai nói riêng và nền kinh tế đất nước nói
chung, nhất là khi có Luật Đất đai ra đời công nhận đất đai có giá trị và người sử

dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đây là cơ sở làm cho đất
đai biến động mạnh. Vấn đề cập nhật biến động những thông tin địa chính đã được
đề cập nhưng chưa thực hiện đồng bộ.
 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Luật đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu những chuyển biến mới trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai với việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai
nhằm quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ
người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
Ngoài ra, điểm mới của Luật Đất đai 2003 là quy định cấp có thẩm
quyền cấp CNQSDĐ, quy định này nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, khắc
2


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

phục tình trạng hiện nay là việc cấp GCNQSDĐ thực hiện còn rất chậm. Bên cạnh
đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy
khác để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, của Chính phủ về thi hành
luật đất đai.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Đây là các căn cứ pháp lý quy định trình tự thủ tục đăng ký biến động mới
nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và tránh cho người dân đi lại nhiều lần. Có thể
nói Luật Đất đai 2003 đã có những điều chỉnh hợp lý hơn so với Luật Đất đai năm

1993.
1.2. Các vấn đề về hồ sơ địa chính
1.2.1. Khái niệm hồ sơ địa chính:
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt như: tự nhiên - kinh tế - xã hội và tính pháp lý
của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký ban
đầu, đăng ký biến động và trong quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
1.2.2. Nội dung của hồ sơ địa chính:
Theo yêu cầu thông tin đất đai trong hệ thống quản lý đất đai thì hệ thống tài
liệu hồ sơ địa chính phải thể hiện các nội dung sau:
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thửa đất: thông tin về
chủ sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử
dụng đất, thời hạn sử dụng đất và những ràng buộc khác nhau về quyền và nghĩa vụ
sử dụng đất.

3


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Các thông tin về cơ sở pháp lý: tên văn bản, số văn bản, cơ quan ban hành văn
bản, ngày, tháng, năm ký văn bản theo yêu cầu của từng loại tài liệu hồ sơ địa chính
làm căn cứ xác định giá trị pháp lý của tài liệu.
1.2.3. Hệ thống các tài liệu hồ sơ địa chính
 Các tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ cho yêu
cầu quản lý đất đai gồm:
- Bản đồ địa chính có tọa độ.
- Sổ địa chính.
- Sổ mục kê đất đai.

- Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc lưu).
- Biểu thống kê diện tích đất đai.
 Các tài liệu lưu trữ, tra cứu khi cần thiết:
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính.
- Các tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất
đai và đăng ký cấp GCNQSDĐ.
1.3. Các vấn đề về cập nhật chỉnh lý biến động đất đai
1.3.1. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của thửa
đất sau khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính
ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành
ba nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp,
biến động chưa hợp pháp.
I.3.2. Các hình thức biến động đất đai ở Việt Nam
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên GCNQSDĐ đã cấp và
thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin: tự nhiên,
kinh tế, xã hội, pháp lý) thì đều phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Chúng ta có thể phân ra các hình thức biến động sau:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thay đổi do tách, hợp thửa đất.
4


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Biến động do quy hoạch.

- Biến động do thiên tai (sạt lở, đất bồi).
- Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự
tờ bản đồ …
- Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đối
với tranh chấp đất đai của Ủy Ban Nhân Dân cấp có thẩm quyền.
- Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, theo Quyết định của Tòa Án Nhân Dân
hoặc Quyết định của cơ quan thi hành án.
- Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử
dụng đất phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm
quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của
cơ quan, tổ chức.
- Biến động ranh giữa các thửa đất giáp cận.
1.3.3. Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính
- Chỉnh lý các sai sót trên các sổ sách theo mẫu QĐ 499.
- Chỉnh lý hoàn thiện sổ sách theo mẫu QĐ 56.
- Chỉnh lý sai sót do ghi nhận sai thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cấp.
- Chỉnh lý tài liệu bản đồ do đo đạc mới.
1.3.4. Các vấn đề đăng ký, cập nhật biến động đất đai
1.3.4.1. Thời Pháp thuộc
Đăng ký và cập nhật biến động đất đai là công việc vào sổ địa chính hợp pháp
phải đủ hai điều kiện:
- Có biên bản của Hội đồng Kiến điền (Hội đồng đăng ký đất đai gồm có Lý
trưởng, Phó trưởng, các thành viên có chức sắc trong làng, hội đồng tộc biểu và hai
lão nông tri điền).


5


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Có giấy chứng minh thửa đất đúng chủ sở hữu hoặc tờ khai các bên giáp giới
công nhận.
Từ năm 1929-1932 ở Sở địa chính Bắc Kỳ thì tài liệu gồm có sổ địa chính, sổ
điền bộ và bản đồ, tất cả phải có dấu của Sở địa chính và được lập thành hai bộ: một
bộ để ở làng do chưởng bạ phụ trách, một bộ ở Sở địa chính để làm quản thủ chứ
không phải để lưu trữ. Việc đăng ký, cập nhật là việc đăng ký các thửa đất có biến
đổi. Sau khi ở làng có tài liệu thì chưởng bạ phải có một quyển khai báo để ghi
những việc dịch chuyển như mua, bán chuyển nhượng, cầm… gọi chung là công
chính chứng thư.
Các chuyển dịch phải được Lý trưởng chứng thực, chưởng bạ cũng ghi chứng
thực đã đăng ký vào sổ địa chính trên giấy khai báo chuyển dịch, ký tên và đóng
dấu. Việc đăng ký vào sổ địa chính phải sang tên cho chủ mới và gạch tên cũ.
Trong vòng hai tháng phái viên của Sở địa chính phải về kiểm tra duyệt sổ, ký
tên vào sổ, thu chứng thư, tờ trích sao sổ khai báo của làng, tất cả đều nộp về Sở địa
chính. Phòng địa chính có trách nhiệm sửa chửa đăng ký vào tài liệu địa chính của
tỉnh. Công việc làm giống như của chưởng bạ các làng.
1.3.4.2. Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trong trường hợp có biến động ở
giai đoạn hiện nay
* Người có nhu cầu đăng ký biến động đất đai
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, xin chuyển mục đích sử
dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc các bên xin chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế QSDĐ,… đều phải đến trụ sở UBND xã, phường, thị trấn
(nơi có đất) để nộp hồ sơ đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm:
- Bản sao Quyết định giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất,
thay đổi thời hạn sử dụng, hình thể thửa đất, hợp đồng chuyển đổi hoặc chuyển

nhượng QSDĐ.
+ Trường hợp thừa kế QSDĐ phải có tờ khai thừa kế kèm theo bản di chúc của
người để thừa kế hoặc Quyết định của tòa án về việc phân chia thừa kế.
+ Trường hợp mất đất do thiên tai phải có đơn đề nghị của chủ sử dụng đất
kèm theo biên bản xác nhận hiện trường của UBND xã.
- GCNQSDĐ đã cấp cho thửa đất có biến động.
- Trích lục bản đồ có chỉnh lý thửa đất có biến động.
6


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Chứng từ thu tiền các loại liên quan đến nghĩa vụ của người được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất như hóa đơn thu tiền SDĐ, thu tiền đền bù hoặc tờ khai nộp
thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ…
Người đến nộp hồ sơ phải xuất trình giấy tờ liên quan đến tên chủ sử dụng đất
như sổ hộ khẩu (đối với hộ gia đình), chứng minh nhân dân (đối với cá nhân),
Quyết định thành lập và giấy giới thiệu về việc cử đại diện (đối với dơn vị, tổ chức)
để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ đăng ký.
Trường hợp được thay đổi thời hạn sử dụng theo chính sách Nhà nước thì người
sử dụng đất không phải lập hồ sơ xin đăng ký biến động. Sở TNMT sẽ tổ chức chỉ
đạo, hướng dẫn việc chỉnh lý biến động trên sổ địa chính và chứng nhận biến động
trên giấy chứng nhận đã cấp.
* UBND xã, phường, thị trấn thực hiện thẩm tra hồ sơ đăng ký biến động
- Nội dung thẩm tra gồm có:
+ Kiểm tra các thông tin có liên quan đến sự biến động trên GCNQSDĐ .
+ Kiểm tra các điều kiện liên quan đến từng trường hợp biến động.
+ Kiểm tra mức độ đầy đủ và nội dung hình thức trình bày hồ sơ.
- Cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện việc thẩm tra hồ
sơ đăng ký biến động. Trường hợp cần kiểm tra thực địa phải có thêm đại diện

UBND xã, cán bộ thôn (xóm, ấp, bản) có biên bản xác minh cụ thể.
- Trường hợp phát hiện thấy việc biến động trái pháp luật, UBND xã phải thực
hiện xử lý vi phạm theo pháp luật. Diện tích bị vi phạm phải kiên quyết xử lý buộc
trả lại hiện trạng trước khi biến động.
- Kết thúc thẩm tra, UBND xã lập tờ trình về việc thẩm tra hồ sơ đăng ký biến
động lên cơ quan có thẩm quyền.
Riêng đối với văn bản thừa kế và các hợp đồng chuyển đổi đất nông thôn, hợp
đồng thuê đất nông nghiệp, UBND xã thực hiện xác nhận vào tờ khai hoặc hợp
đồng lưu 01 bộ, phần còn lại gởi trả lại cho các bên ký hợp đồng giữ và thực hiện
nghĩa vụ tài chính (nếu có), hồ sơ còn lại gởi về phòng TNMT cùng với giấy chứng
nhận để chúng nhận biến động.
- Thời gian hoàn thành thẩm tra kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến ngày gởi lại hồ sơ
lên cấp trên không quá 5 ngày làm việc.
* Xét duyệt cấp GCNQSDĐ của cơ quan có thẩm quyền
7


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Sở TNMT, phòng TNMT cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đăng ký biến
động cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cùng cấp.
Kết thúc thẩm tra, cơ quan quản lý đất đai các cấp trình hồ sơ cho UBND cùng
cấp quyết định cho hay không cho phép biến động (đối với trường hợp chuyển mục
đích, thay đổi thời hạn và hình thể sử dụng) hoặc nhận các hợp đồng thuộc thẩm
quyền của cấp mình.
- Căn cứ vào kết quả xét duyệt của UBND cùng cấp có thẩm quyền, cơ quan quản
lý đất đai cùng cấp chịu trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất thực hiện các
nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có), in giấy chứng nhận để trình UBND cùng
cấp ký hoặc chứng nhận biến động vào giấy đã cấp theo thẩm quyền phân cấp sau
khi nhận được thông báo người sử dụng đất sẽ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính

(nếu có).
* Tổ chức chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu tại xã, thị trấn và giao GCNQSDĐ
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính tại xã.
+ Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu ở các cấp chỉ được thực hiện sau khi
GCNQSDĐ đã được cấp mới.
+ Các tài liệu cần chỉnh lý biến động gồm: Bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải
thửa, hồ sơ kỹ thuật thửa đất… sổ bộ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ. Nội
dung hình thức chỉnh lý phải theo đúng quy định đối với từng loại tài liệu.
+ Cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm chỉnh lý các bản đồ và sổ sách lưu tại
xã và lập sổ theo dõi biến động đất đai dựa trên cơ sở GCNQSDĐ và trích đo bản
vẽ có chỉnh lý biến động do phòng TNMT huyện chuyển về trước khi giao cho chủ
sử dụng đất.
- Giao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
+ Việc giao GCNQSDĐ do cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tại trụ sở UBND.
+ Người đến nhận giấy chứng nhận nộp lệ phí địa chính (nếu có) và ký tên vào
sổ theo dõi (quyển lưu) để kết thúc thủ tục đăng ký. Bản chính hoặc bản sao các
quyết định trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và các loại giấy tờ có
liên quan để chuyển về cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để lưu trữ.
1.4. Cơ sở pháp lý
Tình hình biến động đất đai hiện nay tương đối lớn cho nên để hệ thống hồ
sơ địa chính luôn phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin ngoài thực địa. Do vậy từ
8


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

các cấp quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến điạ phương đã ban hành các
văn bản sau:
- Hướng dẫn 7575/HD-QLĐĐ ngày 04/07/2000 của Sở TNMT về việc đăng ký
cập nhật các biến động nhà, đất vào bản đồ và sổ bộ. Hướng dẫn này khắc phục

những tồn động trước đây.
- Thông tư 1990/2001/NĐ-TCĐC ngày 30/11/ 2001 của TCĐC về việc hướng
dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và
có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật
đất đai.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ .
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Đất đai.
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.

9


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Bình Tân nằm ven sông Hậu và thuộc phía Tây của tỉnh Vĩnh Long,
trung tâm huyện cách thành Phố Vĩnh Long 32 km theo đường chim bay, tiếp giáp
thành Phố Cần Thơ qua sông Hậu.
- Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ, huyện Bình Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ.

- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Đông giáp huyện Bình Minh và huyện Tam Bình.
+ Với tọa độ địa lý là:
- Từ 10003’28” đến 10012’18” vĩ độ Bắc.
- Từ 105040’51” đến 105051’53” kinh độ Đông.
Có vị trí địa lý tiếp giáp sông Hậu, hệ thống sông rạch thuận lợi và có các
tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 54, Đường tỉnh 908, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện và công nghiệp ven sông
Hậu.
2.1.2. Thổ nhưỡng
Huyện Bình Tân có diện tích tự nhiên là 15.807,28 ha, chiếm 10,69% diện
tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện
Bình Tân được chia thành các nhóm chính sau:
 Nhóm 1 : Nhóm đất phù sa được chia ra 3 nhóm phụ :
- Đất phù sa chưa phát triển : phân bố ở các xã Thành Lợi, Tân Quới, Tân
Lược, Tân Bình, Tân An Thạnh và Thành Đông.
- Đất phù sa bắt đầu phát triển : phân bố ở các xã Tân Hưng và một ít ở xã
Thành Đông.
- Đất phù sa phát triển sâu : phân bố ở các xã Thành Lợi, Thành Đông, Tân
Bình.
 Nhóm 2 : Nhóm đất phèn tiềm tàng được chia ra 4 nhóm phụ :
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 50 – 80 cm, phân bố ở các xã
Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung, Nguyễn Văn Thảnh và một ít ở Mỹ Thuận.

10


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 80 – 120 cm, phân bố ở các xã Mỹ

Thuận, Thành Trung, Tân Thành, Tân Lược.
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 120 – 150 cm, phân bố ở các xã
Tân Hưng, Tân Thành, Thành Đông, Thành Lợi, Nguyễn Văn Thảnh.
- Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn trên 150 cm, phân bố rãi rác ở các xã
Tân An Thạnh, Tân Hưng, Nguyễn Văn Thảnh.
 Nhóm 3 : Nhóm đất phèn phát triển được chia ra 2 nhóm phụ :
- Đất phèn phát triển có tầng sinh phèn từ 50 – 80 cm, phân bố tập trung ở
các xã Nguyễn Văn Thảnh, Mỹ Thuận và một ít ở Tân Hưng.
- Đất phèn phát triển có tầng sinh phèn từ 80 – 120 cm, phân bố ở các xã Tân
Hưng, Tân Thành và Thành Trung.
2.1.3. Địa hình
Nhìn chung địa hình của huyện khá bằng phẳng, cùng với sự chi phối của
thủy triều cường trên sông là yếu tố thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Địa hình của huyện được chia thành 3 tiểu vùng :
- Vùng có cao trình từ 0,5 - 0,7 m phân bố ở các xã Tân Hưng, Tân Thành,
Thành Trung và Nguyễn Văn Thảnh.
- Vùng có cao trình từ 0,7 – 1,0 m phân bố ở các xã Thành Đông, Mỹ Thuận.
- Vùng có cao trình từ 1,0 - 1,25 m phân bố ở các xã Thành Lợi, Tân Quới,
Tân Bình, Tân Lược.
2.1.4. Địa chất công trình, địa chất thủy văn
Do đặc điềm lịch sử, đất đai huyện Bình Tân thuộc nhóm đất phù sa trẻ, quá
trình hình thành do sự bồi lắng và tích tụ ven sông nên nền địa chất công trình yếu,
hiện nay vẫn chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chưa xây dựng được bản đồ
địa chất công trình. Trong thực tế việc đánh giá nền địa chất công trình chỉ được
nghiên cứu một cách cục bộ ở những công trình lớn.
2.1.5. Khí hậu-Thời tiết
- Bình Tân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm
chia thành 2 mùa rõ riệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm


11


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 – 28 0C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
36,70C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 18 0C nhưng thời gian duy trì ở các mức độ
này không dài và không ảnh hưởng nhiều đến cây trồng.
- Tổng lượng mưa của huyện chỉ ở mức độ trung bình đạt từ 1.500 – 1.600
mm/năm. Tuy nhiên do nằm ven sông Hậu nên vào tháng 9 – 10 dương lịch hàng
năm các cơn mưa kết hợp với triều cường dễ tạo ra các đợt lũ gây ảnh hưởng lớn
đến sinh hoạt cũng như sản xuất, đặc biệt là đối với các xã ven sông Hậu.
2.1.6. Thủy văn
- Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, có vị trí
nằm ven sông Hậu, cùng với mạng lưới sông ngòi phân bố đều khắp các xã, có hệ
thống thủy lợi được đầu tư tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước
trong sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác, với đặc điểm nằm trong vùng nước ngọt
quanh năm, đây là một trong những lợi thế để Bình Tân có thể khai thác nguồn
nước mặt đối với phát triển thủy sản cũng như trồng trọt – chăn nuôi.
- Tuy nhiên do có vị trí nằm dọc theo tuyến sông Hậu nên vào những tháng
mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11) phần lớn diện tích các xã như Tân Lược, Tân
Quới, Thành Lợi của huyện thường bị ngập lũ vào giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng
10, gây nhiều thiệt hại đối với sản xuất của huyện.
 Thực trạng môi trường huyện
- Nhìn chung hiện trạng chất lượng môi trường nước ở nông thôn hiện nay
trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Bình Tân nói riêng đang bị tác động bởi vấn
đề vệ sinh và mội trường. Nguyên nhân chính là do người dân vẫn còn thói quen
thải rác sinh hoạt và các chất thải trong chăn nuôi trên sông rạch. Đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp, việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc bảo vệ thực vật đã dần đến
hậu quả là nước bị phú dưỡng hóa nhanh chóng, làm thiệt hại đến hệ sinh thái thủy

vực, giảm đi lượng thủy sản tự nhiên tại các vùng sử dụng nhiều phân bón hóa học.
Mặt khác thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi làm chết các phiêu sinh động thực vật,
làm giảm đáng kể nguồn thức ăn chính cho thủy sản trong tự nhiên.
- Hầu hết tất cả các nước thải từ các khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất,…đều
thải trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch mà không có bất kỳ biện pháp thu gom hay xử
lý hữu hiệu nào. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên
địa bàn huyện.
12


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

- Riêng về hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn cho đến nay vẫn chưa
được nghiên cứu sâu và thường xuyên. Theo kết quả khảo sát và quan trắc ở một số
khu vực cho thấy đối với khu vực nông thôn chưa bị ô nhiễm, ngoại trừ một số vùng
nằm ven trục giao thông hoặc ở các trung tâm đầu mối ở các xã đã có dấu hiệu ô
nhiễm bụi và tiếng ồn.
- Đối với môi trường đất hiện tại chưa có một thống kê khảo sát nào về hiện
tượng ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên với thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật và phân bón với số lượng lớn trong sản xuất nông nghiệp đang làm cho môi
trường đất trở nên chai cứng, nghèo mùn, suy giảm số lượng loài thực vật và động
vật bậc thấp…
- Hơn nữa, trong thời gian qua do diễn biến phức tạp về khí tượng thủy văn
bởi các hiện tượng El Nino và La Nino đã gây ra các đợt nắng nóng gay gắt, thời
gian nắng kéo dài, dẫn đến tình trạng khô hạn. Do nền địa chất công trình yếu và do
tình trạng xây dựng cơ bản, khai thác nguồn tài nguyên trên sông một cách tự phát
đã làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến hiện tượng sạt lở ven sông.
2.2. Điều kiện kinh tế
2.2.1. Sản xuất Nông nghiệp
- Huyện Bình Tân chủ yếu là sản xuất hoa màu như: trồng khoai lang, trồng

bắp. Hoa màu dần thay thế cây lúa. Các xã Tân Thành, Thành Đông và Thành
Trung, Tân Hưng có diện tích màu nhiều nhất. Khi lũ vừa rút là lúc bà con chuẩn bị
đất xuống giống trồng màu. Vào cuối tháng 12, hoa màu vụ Xuân Hè phủ khắp
đồng, một màu xanh bạt ngàn trải dài từ kinh Xã Khánh đến kinh Hai Quý. Khoai
lang, bắp, đậu mè, dưa hấu… được trồng nhiều nhất nơi đây. Bình Tân có các loại
khoai lang nổi tiếng như bí đỏ, tàu ngạn, dương ngọc, lang sữa, tím Nhật... đang có
giá bán ổn định. Nhiều mô hình sản xuất đã đem lại thu nhập đáng kể cho dân
nghèo, đặc biệt là mô hình 2 vụ màu - 1 vụ lúa, mô hình thủy sản, trồng màu trong
mùa lũ đạt thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.
- Huyện Bình Tân còn có mạng lưới sông chằng chịt, thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa và một số hộ thì nuôi trồng thêm thủy sản để tăng thêm thu nhập.
2.2.2. Sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp
- Với đặc điểm là huyện nằm cạnh TP Cần Thơ và khu công nghiệp Trà Nóc,
do đó huyện có đủ khả năng cạnh tranh về phát triển công nghiệp, huyện đang quy
13


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

hoạch cụm tuyến công nghiệp Tân Quới với diện tích khoảng 39,20 ha, nằm cách
trung tâm huyện khoảng 1,5 km, phục vụ cho phát triển các ngành nghề như: công
nghiệp chế biến thủy sản, tái chế, đóng gói,… và quy hoạch thị trấn Tân Quới.
Huyện đang đầu tư các nhà máy vệ tinh để liên kết với khu công nghiệp Trà Nóc
hiện có. Huyện có lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có (rau quả) để phát triển và xây
dựng nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu.
- Ngoài ra, ở huyện Bình Tân các ngành nghề truyền thống vẫn giữ vững
danh tiếng và ổn định sản xuất như: nghề sản xuất nước chấm Thành Lợi, chế biến
thực phẩm ở Tân Quới, nghề mộc, cơ khí phục vụ nông nghiệp.
2.2.3. Thương mại-Dịch vụ
- Khá phát triển với sự mở rộng các chợ Tân Quới, Tân Lược. Toàn huyện có

3.784 cơ sở kinh doanh thương mại – du lịch – khách sạn – nhà hàng, trong đó có
19 cơ sở kinh doanh doanh nghiệp tư nhân và 3.765 cơ sở kinh doanh cá thể, thu hút
7.321 người lao động.
- Các loại hình dịch vụ của huyện bao gồm: dịch vụ thương mại, dịch vụ tài
chính ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, các
dịch vụ sửa chữa phục vụ sản xuất nông nghiệp – công nghiệp và tiêu dùng cũng
tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của địa phương.
- Về du lịch, với lợi thế là vùng chuyên sản xuất khoai lang, rau màu và đặc
biệt có vị trí nằm cạnh huyện Bình Minh (vùng có vườn cây ăn trái đặc sản-người
dân có kinh nghiệm trong việc sản xuất cây ăn trái nổi tiếng) và nằm cạnh thành
phố Cần Thơ là điều kiện thuận lợi để Bình Tân có thể liên kết với các khu du lịch
Cần Thơ, các tỉnh lân cận để khai thác mô hình du lịch trên sông.

2.3. Điều kiện xã hội
2.3.1. Dân số
- Theo Niên giám thống kê năm 2008 - Phòng Thống kê huyện Bình Tân thì
toàn huyện có 19.690 hộ với 93.679 người (trong đó nữ là 48.167 người). Số dân
sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số huyện là 612 người/km 2.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,025%. Dân số huyện Bình Tân là một cộng
đồng các dân tộc, người Kinh, người Khơ Me, người Hoa… Các dân tộc luôn có
14


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

truyền thống đoàn kết với nhau trong quá trình lịch sử khai phá, xây dựng, cùng
nhau chống thiên tai, ác thú và giặc ngoại xâm. Ngày nay, trong thành phần cộng
đồng dân tộc ở huyện thì người Kinh chiếm đa số, kế đến là người Hoa, người Khơ
Me và các dân tộc khác. Tổng số người Kinh 93.224 người (chiếm 99,51%); người
Hoa 257 người (chiếm 0,27%); người Khơ Me 157 người (chiếm 0,17%); các dân

tộc khác 32 người (chiếm 0,03%).
2.3.2. Lao động
- Nhìn chung về cấu trúc dân số dân số của huyện Bình Tân là cấu trúc trẻ.
Qua đó cho thấy về tiềm năng lao động là rất lớn.
- Về chất lượng lao động : mặc dù tỷ lệ dân số có trình độ đại học, cao đẳng
của huyện chiếm không cao nhưng người dân Bình Tân có kinh nghiệm trong sản
xuất, khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất,
tạo ra được những sản phẩm nổi tiếng như rau thực phẩm an toàn, khoai lang,…
2.3.3. Các lĩnh vực Văn hóa, Xã hội, Y tế, Giáo dục, An ninh - Quốc
phòng
- Bệnh viện, trung tâm văn hoá, TDTT, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo
dục thường xuyên… nhưng địa phương đã biết phát huy và tập trung khai thác có
hiệu quả các hoạt động văn hoá, TDTT, y tế, giáo dục… ở cơ sở, phục vụ kịp nhu
cầu về tinh thần của nhân dân, thúc đẩy hoạt động kinh tế-xã hội của huyện được
phát triển.
- An ninh – Quốc phòng: đã được ổn định và giữ vững, thực hiện liên tịch
trách nhiệm với các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn thuộc Cần Thơ, huyện Lai
Vung, Châu thành tỉnh Đồng tháp và huyện Bình Minh, Tam Bình tỉnh Vĩnh Long,
tập trung cho công tác giữ gìn an ninh trật tự, nhất là các vùng giáp ranh. Phát động
phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm có hiệu quả trên địa bàn, tạo
điều kiện tốt cho nhân dân yên tâm phát triển.
2.3.4. Cơ sở hạ tầng
- Những năm trước khi tách huyện, cơ sở hạ tầng ở Bình Tân còn rất hạn
chế. Vào mùa lũ, việc đi lại bằng đường bộ rất khó khăn do đường sá bị ngập, hầu
như trong mùa nước nổi dân đi bằng xuồng, ghe là chính. Từ thị trấn Cái Vồn muốn
đến Bắc Bình Minh hoặc từ xã này qua xã khác thì phương tiện duy nhất là đò và

15



Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

xuồng, mất nhiều giờ mới tới nơi. Đường điện chỉ đến trung tâm một số xã, dân đa
số nghèo, lo cái ăn cái mặt đã khó, lo điện thấp sáng lại càng khó hơn.
- Sau khi tách huyện, Bình Tân được tỉnh và trung ương đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng. Năm 2000, quốc lộ 53 được nâng cấp tạo thuận lợi giao thông giữa trung
tâm huyện với nội vùng và tạo đà phát triển giao thông nông thôn nơi đây. Đường
tỉnh 908 và đường 857 cũng được xây dựng. Các xã đều có điện trung thế, trường
tiểu học, trạm xá, trong đó có xã Tân Thành có bệnh viện khu vực. Đời sống văn
hoá, tinh thần của nhân dân trong vùng được cải thiện rõ rệt. Chương trình cụm,
tuyến dân cư vùng lũ đang được thực hiện để giúp cho dân vùng lũ có nơi ở ổn
định. Đến nay các xã Nguyễn Văn Thảnh, Tân An Thạnh, Thành Trung có tuyến
dân cư hoàn thành và có dân vào ở. Vào mùa lũ có thể đi mô tô theo các tuyến
đường nối với quốc lộ 53 hoặc theo đường tỉnh 908 tương đối dễ dàng.
- Năm 2008, tỉnh Vĩnh Long quyết định đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng
Bệnh viện đa khoa huyện Bình Tân tại ấp Thành Nhân, xã Thành Lợi. Bệnh viện
được xây dựng trên diện tích 16.000m 2 với quy mô 100 giường bệnh, gồm các khoa
điều trị nội - y học cổ truyền: 34 giường; ngoại: 22 giường; phụ sản: 14 giường; nhi:
12 giường; răng hàm mặt - tai mũi họng, mắt: 6 giường; truyền nhiễm: 6 giường và
cấp cứu, hồi sức: 6 giường. Dự kiến năm 2011 công trình sẽ hoàn thành và đưa vào
sử dụng.

16


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện
Bình Tân

Hiện nay, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính như: trên
bản đồ, sổ bộ địa chính đã thực hiện đồng bộ và thống nhất. Việc triển khai cập nhật
được coi là công tác trọng tâm, hồ sơ đăng ký biến động đất đai được cập nhật kịp
thời vào hồ sơ địa chính. Điều này làm cho hồ sơ địa chính lưu trữ tại các cấp không
bị lạc hậu theo thời gian, đồng thời phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất của đại
phương. Từ đó dẫn đến kết quả các đợt điều tra đăng ký cấp GCNQSDĐ, kê khai
đăng ký nhà, đất trong thời gian qua được thực hiện dễ dàng đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Trên địa bàn huyện hiện nay, tình hình biến động đất đai xảy ra tương đối lớn.
Việc giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng cầu, đường, chỉnh trang đo thị, xây
dựng nông thôn mới…làm thay đổi mục đích và hiện trạng sử dụng đất. Về phía
người sử dụng đất thì các biến động về chuyển quyền SDĐ, thay đổi mục đích sử
dụng…cũng góp phần làm gia tăng tình hình biến động về đất đai trên địa bàn.
Tình trạng biến động hợp pháp và không hợp pháp gia tăng rất lớn. Do vậy,
việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai phải được thực hiện kịp thời. Nhìn chung,
công tác chỉnh lý biến động trong thời gian qua đã được cập nhật thường xuyên ở
từng cấp và phản ánh đúng thực trạng ngoài thực địa.
Như vậy, hệ thống hồ sơ địa chính từ cấp xã, huyện, tỉnh được quản lý và lưu trữ hồ
sơ địa chính trên các phần mềm tin học ứng dụng và trên hồ sơ giấy tờ, sổ bộ.
Những thông tin về đất đai và chủ sử dụng đất được ghi chép chính xác, phản ánh
đúng hiện trạng nên việc ứng dụng tin học vào quản lý hồ sơ địa chính rất thuận lợi.
Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Bình Tân qua các năm được
thể hiện ở bảng sau:

17


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất qua các năm trên địa bàn huyện Bình Tân

Loại đất

Năm 2005

Đất nông

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)
12.600,42


(%)
82.41

(ha)
12.446,13

(%)
81.4

(ha)
12.567,68

(%)
82.14

(ha)
12.565,84

(%)
82.13

2.669,49

17.47

2.824,55

18.48


2.727,59

17.83

2.729,00

17.84

18,67

0.12

17,90

0.12

5,88

0.03

5,88

0.03

15.288,58

100

15.288,58


100

15.301,15

100

15.300,72

100

nghiệp
Đất phi
nông
nghiệp
Đất chưa
sử dụng
Tổng
cộng

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Bình Tân)
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Tân
3.2.1. Công tác cấp giấy CNQSDĐ, đổi giấy, chuyển quyền và thế chấp QSDĐ
Theo báo cáo năm 2009 của Phòng TNMT có số liệu thống kê như sau:
3.2.1.1. Công tác cấp giấy CNQSDĐ
- Tổng số hồ sơ là 737 hồ sơ đã giải quyết được 684 hồ sơ, còn tồn lại 53 hồ
sơ.
3.2.1.2. Công tác đổi giấy CNQSDĐ
- Tổng số hồ sơ là 366 hồ sơ đã giải quyết được 352 hồ sơ, còn tồn lại 14 hồ
sơ.
3.2.1.3. Công tác chuyển quyền sử dụng đất

- Tổng số hồ sơ là 1095 hồ sơ đã giải quyết được 1095 hồ sơ, không có hồ sơ
tồn.
3.2.1.4. Công tác đăng ký (xóa đăng ký), thế chấp quyền sử dụng đất
- Tổng số hồ sơ là 2220 hồ sơ đã giải quyết được 2220 hồ sơ, không có hồ sơ
tồn.

18


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

3.2.2. Công tác giao đất, cho thuê đất
- Tổng số 22 dự án – đã thu hồi chi tiết hoàn chỉnh. Trong đó, trình tỉnh ra quyết
định giải quyết giao đất là 13 dự án
+ 7 dự án đã có quyết định
+ 6 dự án đang chờ quyết định của tỉnh
+ Còn 9 dự án chưa hoàn chỉnh hồ sơ giao đất lý do kiện về giá đất, diện tích, loại
đất
- Riêng 11 trạm y tế các xã đã có đất công 11/11 trạm (riêng xã Tân Bình cần phải
thỏa thuận đường đi)
+ Giao đất: 5 trạm đã giao đất hoàn chỉnh ( Mỹ Thuận, Thành Trung, Thành
Lợi, Tân Lược, Tân Thành, Tân Quới)
+ Còn lại 5 trạm chưa hoàn chỉnh thủ tục cần chỉnh quy hoạch cục bộ
3.2.3. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất
Về công tác chuyển mục đích sử dụng đất từ đầu năm đến nay thực hiện được
176 trường hợp:
+ Nâng diện tích đất lâu năm quả đến nay: 238.822,5m2,
+ Diện tích đất ở nông thôn đến nay là: 22.714,8 m2.
+ Diện tích đất sản xuất kinh doanh đến nay là 556.6 m2
Chuyển mục đích QSDĐ năm 2010 tăng hơn năm 2009 về số trường hợp cũng

như về diện tích. Nguyên nhân tăng là do người dân trong huyện có hướng chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn tăng, dẫn đến việc chuyển mục đích cũng
tăng so với năm 2009. Chủ yếu là chuyển từ đất trồng cây lâu năm (LNQ) sang đất
ở (ONT) và đất lúa (LUC) sang đất cây lâu năm (LNQ).
3.2.4. Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
Huyện đã hoàn thành việc lập đề cương chi tiết quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn năm 2011 – 2020. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011-2015
của cấp huyện và cấp xã.
3.2.5. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
3.2.5.1. Công tác đo đạc
Nhìn chung, công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn huyện thời gian qua được
chú trọng thực hiện. Đặc biệt là trong năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng
phối hợp UBND tình đầu tư dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất
19


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

đai (gọi tắt là dự án Vlap) tổng diện tích đã đo đạc và lập bản đồ địa chính của
huyện là 15.807,28 ha. Trong đó, đo với tỷ lệ 1/1000 là 834,32 ha và đo với tỷ lệ
1/2000 là 14.972,95 ha. Thông qua kết quả đo đạc việc thống kê diện tích các loại
đất trên địa bàn huyện có độ chính xác cao hơn và được thống nhất từ xã đến huyện.
3.2.5.2. Lập bản đồ địa chính
Công tác của dự án Vlap, số hóa bản đồ địa chính trên toàn huyện. Tổng số
49.672 thửa, đã đăng ký 43.188 thửa đạt tỷ lệ 88%
Xét duyệt 31.437 thửa đạt 64%
In giấy 6.292 giấy. Trong đó, kiểm tra lần cuối trình ký 731 giấy còn lại
chỉnh sửa tính pháp lý của hồ sơ.
3.2.6. Công tác giải quyết đơn khiếu nại tố cáo
3.2.6.1. Tổng 5 hồ sơ trong đó:

- Đã chuyển 3 hồ sơ cho các xã
- 2 hồ sơ thuộc thẩm quyền
+ Giải quyết 1 hồ sơ
+ Tồn 1 hồ sơ tiếp tục giải quyết
3.2.6.2. Tiếp dân :
Tổng tiếp 15 cuộc gồm: giải quyết đất đai, Vlap, các dự án trên địa bàn.
3.2.6.3 Thực hiện các bản án.
Bản án : tổng số 10 quyết định, giải quyết 6 quyết định, tồn 4 quyết định
Quyết định của UBND huyện : tổng số 4: giải quyết 3 quyết định, tồn 1
quyết định
3.2.6.4. Trả lời công văn của Tòa:
Tổng 47 công văn: giải quyết 34 công văn, tồn 13 công văn
3.2.6.5. Lặp phương án xét duyệt :
Tổng số 33 hộ đất nông trường mía xã Thành Trung, trình UBND Tỉnh cho
giải quyết, đang lập thủ tục điều chỉnh cục bộ để tiến hành xét cấp cho dân có nhu
cầu sử dụng.
3.2.6.6. Kết hợp UBND xã Tân Thành :
Lập biên bản 74 hộ sử dụng đất nông trường (Ngã năm cây mít). Khi thực
hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các hộ phải giao đất không phải bồi thường về
đất.
20


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

3.2.7. Công tác khác
Lập thủ tục tách hợp thửa: tổng số hồ sơ tiếp nhận đến nay là 566 hồ sơ,
giải quyết 310 hồ sơ. Trả 121 hồ sơ. Tồn 35 hồ sơ đang chờ kết quả đo đạc.
Lập thủ tục thừa kế QSDĐ: tổng số tiếp nhận: 144 hồ sơ, giải quyết: 144
hồ sơ

Công tác chỉnh sai: tổng số tiếp nhận: 87 hồ sơ, giải quyết 85 hồ sơ, tồn 04
hồ sơ.
Công tác in giấy CN.QSDĐ: tính đến nay tiến độ in giấy chứng nhận đã in
851 hộ, số lượng giấy in ra 1.755 giấy, với tổng diện tích: 3.177.843,1m2.
3.2.8. Tình hình sử dụng đất qua các năm tại huyện Bình Tân
- Bình Tân là một huyện của tỉnh Vĩnh Long. Trong những năm trở lại đây
trên địa bàn huyện sự biến động diện tích các loại đất diễn ra theo chiều hướng ngày
càng tăng. Sau đây là bảng biến động đất đai ở huyện Bình Tân.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng và biến động đất đai theo mục đích sử dụng
qua các năm tại huyện Bình Tân
Đơn vị tính: ha
Mục đích sử

Hiện trạng

dụng

sử dụng đất

Diện tích

Tăng (+),

Diện tích

Tăng (+),

năm 2008
12,565.84


năm 2007
12,567.68

giảm (-)
-1.84

năm 2006
12,446.13

giảm (-)
119.71

2,729.00

2,727.59

1.41

2,824.55

-95.55

5.88

5.88

0.00

17.90


-12.02

15,300.72

15,301.15

-0.43

15,288.58

12.14

Đất nông

So với năm 2007

So với năm 2006

nghiệp
Đất phi
nông nghiệp

Đất chưa sử
dụng
Tổng diện
tích đất tự
nhiên

(Nguồn: Phòng TN-MT huyện Bình Tân)


21


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

Qua bảng trên chúng ta thấy, trong giai đoạn 2006 – 2008 diện tích tự nhiên
của Huyện Bình Tân tăng 12.14 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp năm 2008
tăng 119.71 ha so với năm 2006 nhưng lại giảm 1.84 ha so với năm 2007, diện tích
đất phi nông nghiệp năm 2008 là 2,729.00 ha giảm 95.55 ha so với năm 2006 nhưng
lại tăng 1.41 ha so với năm 2007, diện tích đất chưa sử dụng trong năm 2008 và
năm 2007 thì giảm 12.02 ha so với năm 2006. Nhìn chung, trong những năm tới
huyện Bình Tân tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh, cùng với sự
gia tăng dân số, ngoài khả năng tự giãn trong khuôn viên một số hộ gia đình. Do đó,
huyện nên có những giải pháp thực sự tốt để sử dụng tốt quỹ đất hiện có của địa
phương nhằm bố trí quỹ đất phù hợp cho từng mục đích sử dụng.
3.3. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai trên địa bàn
huyện Bình Tân
3.3.1. Những thuận lợi
+ Có vị trí địa lý thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy.
+ Vì là huyện mới thành lập nên được sự quan tâm đầu tư và các chính sách
của nhà nước.
+ Có điều kiện thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp.
+ Hệ thống sông rạch chằng chịt cung cấp nước phục vụ nội đồng.
+ Cơ chế, thủ tục hành chính theo nguyên tắc một cửa tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân
3.3.2. Những khó khăn
+ Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu thiếu tính đồng bộ.
+ Thiếu lực lượng lao động lành nghề, kỉ năng chuyên môn.
+ Đặc điểm vùng là có hệ thống sông rạch chằng chịt, cũng gây trở ngại cho
việc giao thông bộ trong nội bộ huyện.

3.4. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai trên địa bàn
huyện Bình Tân
Huyện Bình Tân là một huyện mới tách ra từ huyện Bình Minh trước đây, có
xuất phát điểm kinh tế thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, vừa qua mặc dù
đã phát triển khá song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của
huyện.

22


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm
qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của huyện Bình Tân. Đó là tác
động của các yếu tố sau:
3.4.1. Thuận lợi
- Trước hết do là huyện mới thành lập nên được sự quan tâm đầu tư của Nhà
nước tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ mặt
nông thôn của huyện và đặc biệt là nâng cao mức sống của nhân dân.
- Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Tân vốn có truyền thống đoàn kết, cần
cù sáng tạo được tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ mới
- An ninh, quốc phòng luôn được giữ vững giúp người dân yên tâm sản xuất.
3.4.2. Khó khăn
- Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của huyện Bình Tân còn thấp,
cơ cấu kinh tế còn nhỏ lẻ rời rạc, không đồng bộ, phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng của huyện trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
- Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân không đồng đều.
- Sự gia tăng dân số nhanh, chủ yếu là tăng tự nhiên đang gây áp lực rất lớn
về nhu cầu sử dụng đất. Trong đó đáng kể là nhu cầu đất cho các dự án xây dựng hạ
tầng kỹ thuật tăng cao.

- Vật giá leo thang hàng ngày đã tác động không tốt tới đời sống những
người hưởng hưu như: cán bộ, công nhân viên chức, đối tượng chính sách và dân
nghèo.
- Một số các công trình, chương trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng
triển khai chậm, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của huyện và cải thiện chất
lượng đời sống dân cư. Tính đồng bộ các công trình chưa được đề cao. Chất lượng một
số công trình đầu tư chưa đạt yêu cầu.
- Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch của bộ máy chính quyền
các cấp còn yếu kém làm phát sinh tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư, thiếu
kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung của huyện, làm phát sinh
những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các
vấn đề xã hội khác.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đối
với đất đai. Các khu-cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ đã, đang và sẽ được xây
23


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

dựng là tiền đề cho việc chuyển một khối lượng đất đai tương đối từ mục đích sử
dụng vào nông nghiệp sang đất đô thị, có đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Từ sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất hiện có dẫn đến đòi hỏi phải có
giải pháp chiến lược cho vấn đề này. Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện
Bình Tân trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất nông nghiệp, cần
phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả
và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững.
3.5. Thống kê các loại đất trên địa bàn huyện Bình Tân
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Tân năm 2010
Loại đất
Diện tích ( ha )

Đất nông nghiệp
12.853,28
Đất phi nông nghiệp
2.948,69
Đất chưa sử dụng
4,76
Tổng diện tích đất tự nhiên
15.807,28
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Bình Tân)

Tỷ lệ (%)
81,32
18,65
0.03
100

- Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 12.853,28 ha chiếm 81,32 % tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là 12,722.32 ha chiếm % diện tích đất nông
nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản là ha chiếm 131.16 % diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất nông nghiệp khác là ha chiếm 0.35 % diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp là 2.948,69 ha chiếm 18,65% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Đất chuyên dùng là 1,155.35 ha chiếm 82,96% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất ở: chỉ có đất ở tại nông thôn với diện tích là 502.38 ha chiếm 17,04%
diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng là 4,76 ha chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên.
3.6. Định hướng phát triển huyện Bình Tân đến năm 2020
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Tân giai đoạn từ năm 2010

đến năm 2020 là nâng tổng sản phẩm của huyện đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân từ 13,5% đến 14%; thu nhập bình quân đầu người đạt 61,54 triệu
đồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ từ
24


Kho tài liệu miễn phí của Ketnooi.com

25% đến 34%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,5% đến 27,5%; giảm tỷ
trọng nông nghiệp từ 61,5% xuống còn 38,5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội trên địa bàn hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 49,5% so tổng sản phẩm của huyện; phấn
đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3%, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn
0,02%, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 54%.
Nâng cấp xã Tân Quới đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5, hình thành thị trấn huyện lỵ
của huyện Bình Tân. Về quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển,
dự báo dân số Tân Quới đến 2015 khoảng 7.800 người, đến 2020 là hơn 9.000
người. Đất xây dựng đô thị đến 2015 khoảng 98,5 ha và đến 2020 là 125 ha. Tỉ lệ
lao động phi nông nghiệp đạt 65%. Từ điều kiện thuận lợi như thế, cộng với qui
hoạch từ ban đầu, sự đồng thuận của cộng đồng, tất cả cho thấy sẽ có một thị trấn
Tân Quới phồn vinh trong tương lai.
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong các
lĩnh vực văn hóa - xã hội, đặc biệt là chăm lo về giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao
dân trí, tăng chất lượng nguồn lực, thực hiện các chính sách xã hội khác;
Tiếp tục sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế phát triển nhanh,
bền vững nền kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp, thủy
sản.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh khối lượng nông sản và thủy sản cho
xuất khẩu; tạo bước đột phá trong sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ, đạt

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, giá trị gia tăng
(VA) bình quân đầu người tương đương mức bình quân chung của tỉnh; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ; phát huy cao nhất các nguồn nội lực, tạo môi trường thuận lợi thu
hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế và xã hội; coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí
và chất lượng nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải
thiện điều kiện vật chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ cho toàn dân; đồng thời, kết
hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ

25


×