Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đề tài Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.75 KB, 30 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện Việt Nam tích cức chủ động hội nhập với nền kinh tế
Quốc tế toàn cầu và tiến tới xây dựng thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước
mạnh, dân chủ công bằng văn minh” theo mục tiêu đại hội lần thứ XI của
Đảng. Để thực hiện được điều này trước tiên cần phải có sự kết hợp chặc chẻ
giửa xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nói đến bảo vệ đất nước trong điều kiện hiện nay thì đây là một trong
những nhiệm vụ đặc biệt vô cùng quan trọng, khi chúng ta phải đấu tranh
trên mọi mặt trận chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm.
Mà su thế hiện nay tình hình tội phạm đã len lỏi vào tận ngỏ ngách của xã
hội từ thành thị đến nông thôn, từ xã hội đến bạo lực học đường, từ bật phổ
thông đến bật tiểu học…
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại và hội nhập
mà chưa gắng với phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất
yếu hệ luỵ xã hội sẽ phát sinh nhiều loại tội phạm với những phương thức,
thủ đoạn hoạt động ngày một tinh vi, và liều lĩnh gây ảnh hưởng không nhỏ
cho đất nước. Từ đó đặt ra nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm là một
nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng toàn quân và toàn dân.
Với quan điểm chỉ đạo cụ thể về công tác phòng, chống tội phạm đưa
ra các chương trình, kế hoạch như: Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắng với công tác toàn dân tham
gia bảo vệ an ninh tổ quốc… tuy nhiên với su thế phát triển của các loại tội
phạm trong những năm gần đây cho thấy công tác phòng, chống tội phạm là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.


Chính vì vậy việc tìm ra những giải pháp mới mang tính cụ thể để
khắc phục một cách triệt để những tôn tại hạn chế trong đấu tranh, phòng,
chống tội phạm là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Do vậy với mục
đích tìm ra những giải pháp mới có tính hiệu quả cao hơn. Tôi thực hiện


nghiên cứu tiềm hiểu đề tài “Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

2
từ năm 2009 – 2010 và phương hướng giải pháp trong thời gian tới. Với đè
tài này tôi tập trung vào công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và đề ra
những giải pháp trong thời gian tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2009 – 2010
và phương hướng giải pháp trong thời gian tới”.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tổ chức phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá.
I. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc


phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã
3
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm
năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
mười lăm năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình. Những hành vi tuy có dấu
hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
- Vị trí, vai trò của phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh quốc
gia, phát triển bền vững.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, một đất nước muốn
phát triển bền vững, phồn vinh, thịnh vượng thì trước hết đất nước đó phải
có nề chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.


Trước đây, khi nói đến yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, người ta thường nghĩ nhiều tới những nguy cơ bên ngoài. Tuy nhiên
những thực tiển cho thấy nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, an ninh Chính trị
nằm ngay ở bên trong các Quốc gia. Nguy cơ đe doạ an ninh, trật tự không
chỉ do các nhân tố chính trị - xã hội khách quan, bên ngoài gây ra mà trong
nhiều trường hợp còn bắt nguồn từ những sai lầm trong chính sách đối nội.
Như vậy, ổn định xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển xã hội,
xây dựng đất nước. Một xã hội luôn luôn biến động và xáo trộn, kỷ cương bị
đảo lộn luật pháp không nghiêm minh, an ninh chính trị không giử vững, trật
tự an toàn xã hội không đảm bảo, tiêu cực tràng lan thì sẽ làm tiêu tan mọi
động lực phát triển nội tạn. Hơn nữa mổi khung cảnh xã hội như vậy sẽ

không thể đảm bảo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các mối
quan hệ quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay là một xu
thế tất yếu. Việt Nam tham gia vào các diễn đàn kinh tế, các tổ chức thương
mại thế giới, khu vực là một minh chứng cho điều đó. Vấn đề mở cửa ra bên
ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia thị trường thể giới dưới nhiều hình
thức, tất nhiên sẽ có nhiều phức tạp nẩy
4
sinh ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra là phải
lường trước được những mặt tiêu cực xãy ra trong khi thực hiện chính sách
mở cửa, đồng thời tích cực chủ động xây dựng kế hoạch hạn chế và khắc
phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Có thể khẳng định rằng phòng,
chống tội phạm có vị trí vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc
gia, phát triển đất nước ta hiện nay. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội nói


chung, phòng chống tội phạm nói riêng là góp phần tạo nền móng vững chắc
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Một số nội dung cơ bản của hoạt động phòng, chống tội phạm
Phòng chống tội phạm là quá trình sử dụng tổng hợp các phương
pháp, biện pháp, chiến lược, sách lược phương tiện kỷ thuật và nghiệp vụ
cần thiết với sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội nhằm ngăn chặn và
khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.
Khi tội phạm đã xãy ra thì tiến hành điều tra, đấu tranh và xử lý kịp thời theo
đúng quy định của pháp luật phòng, chống tội phạm bao gồm công tác
phòng ngừa và công tác đấu tranh trấn áp.
+ Công tác phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện
pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng xã
hội nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát

sinh phát triển.
Trong phòng ngừa tội phạm có hai nhóm biện pháp: Là phòng ngừa chung
và phòng ngừa riêng.
Phòng ngừa chung: Là sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, chính
trị xã hội, pháp luật… nhằm loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân
điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm được toàn xã hội tham gia thực
hiện.
Phòng ngừa riêng: Là những biện pháp pháp luật, nghiệp vụ do các
cơ quan chuyên môn như: Công an, thanh tra, kiểm soát, toà án , kiểm lâm…
tiến hành nhằm vào các đối tượng cụ thể.
5


Các biện pháp phòng ngừa chung thường được cả xã hội thực hiện và
được áp dụng trong khoảng không gian và thời gian rộng lớn. Nếu được tổ
chức thực hiện tốt vá biện pháp phòng ngừa chung sẽ mang lại hiệu quả to
lớn sâu rộng và lâu dài đối với cộng đồng. Bên cạnh đó các biện pháp phòng
ngừa riêng cũng có ý nghĩa rất quan trọng bởi chúng tập trung vào một số
loại đối tượng nhất định với các biện pháp cụ thể sát với từng loại đối tượng
phù hợp với các yêu cầu trước mắt của đời sống xã hội. Trong hoạt động
thực tiển phòng, chống tội phạm cần chú ý phối hợp thực hiện các biện pháp
phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng để tạo ra hiệu quả cao, đồng thời
tránh những lãng phí không cần thiết.
+ Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm
Đấu tranh trấn áp tội phạm là một bộ phận không thể thiếu trong
phòng, chống tội phạm. Đây là quá trình sử dụng tổng hợp các phương pháp,
phương tiện, biện pháp kỷ thuật nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh xử lý kịp
thời đúng người, đúng tội đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, gồm ba
nội dung cơ bản sau:
Ngăn chặn tội phạm: Là sử dụng những biện pháp phương tiện cần

thiết để ngăn chặn sự tiếp diễn hoặt phát triển của tội phạm.
Điều tra tội phạm: Là sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương
tiện, kỷ thuật nghiệp vụ cần thiết để tìm hiểu làm rỏ những hành vi phạm tội
theo đúng quy định của pháp luật.
Xử lý tội phạm: Đảng và nhà nước ta chủ trương lấy phòng ngừa là cơ
bản nhưng khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa nhưng tội phạm vẫn xãy
ra thì phải kiên quyết điều tra làm rỏ và xử lý một cách nghiêm minh, nhằm
răng đe kẻ phạm tội, góp phần đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Trong xử lý tội phạm, cần phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo là vấn đề không
phải xử nặng hay xử nhẹ, mà yêu càu đặc ra là phải xử lý công minh theo
đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
6
2. Cơ sở thực tiễn
a. Đặc điển tình hình
+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xã Phú Lợi là một xã vùng sâu của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp. Cách Quốc lộ 30 khoảng 10km và tỉnh lộ ĐT -855 khoảng 3km vị trí
giáp rới như sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp với hai xã An Phong, Tân Thạnh của
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Phía Đông và Đông Nam giáp với hai xã Phú Thọ, Phú Thành A của
huyện Tam Nông, tỉnh Đông Tháp.
Phía Tây và Tây Bắc giáp với xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp.
Phía Tây và Tây Nam giáp với xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp.
Xã Phú Lợi với diện tích tự nhiên là 3.723,79 ha trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm 3.080,44 ha, xã có 4 ấp, từ ấp 1 đến ấp 4; xã có 2 tuyến

dân cư và 1 cụ dân cư. Hiện xã có 1.725 hộ với trên 7.500 nhân khẩu với hai
dân tộc chủ yếu là người Kinh và người Khơrme, có 3 tôn giáo là Phật giáo,
Phật giáo hoà hảo (PGHH) và Cao đài.


Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên thì địa phương chủ yếu phát
triển kinh tế là trồng trọt và chăn nuôi trong đó phát triển nông nghiệp là chủ
yếu đạt 90% nền kinh tế địa phương, đồng thời kết hợp với nuôi trồng thuỷ
sản đặt biệt là nuôi tôm càn xanh và cá tra từ đó góp phần phát tiển kinh tế
địa phương ngày một được nâng lên một cách rõ rệt.
+ Kinh tế - xã hội
Sản xuất - giao thông, thuỷ lợi
Địa phương luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế của bà con nhất
là vấn đề sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – 2010 việc bơm
rút nước đúng theo
7
lịch thời vụ với diện tích là 3.080,34 ha đạt 100% diện tích sản xuất. Trong
đó màu 18 ha, lúa 3.062,34 ha. Tổ chức thi công, nghiệm thu đưa vào sử
dụng đoạn bờ bao, bờ kênh đường gạo chiều dài là 5.426m, khối lượng
35.916m khối, kinh phí 471.653.000 đồng (trích từ nguồn ngân sách huyện
hổ trợ). Thi công hai công trình kênh kháng chiến và kênh Cả cái, đến nay
hai công trình đã thi công hoàn thành nghiệm thu đưa. vào sử dụng. sửa
chửa 3 cây cầu gồm: Cầu UBND xã, cầu cụm dâncư ấp 3, cầu cả gáo tổng
kinh phí 60.964.000 đồng (trích từ nguồn giao thông huyện). Tình hình trạm
cấp nước hoạt động ổn định, trạm cấp nước AP – MH được trên hổ trợ 150
triều đồng đã hoàn tất và đưa vào sử dụng phục vụ cho các hộ dân hoạt động
kinh doanh ở chợ.
Địa chính xây dựng – tài chính kế toán
Tổ chức tốt một số công tác như: Công tác cấp giấy quyền sử dụng
đất, hợp đồng chuyển nhượng, công tác đo đạt đăng ký mới và chuyển



quyền, sửa sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập kê đất dai giai đoạn
2010 – 2015.
Trong năm đã nhận và chi hổ trợ các ấp, các ngành xã kịp thời đúng
quy định.
Tổ chức thu các khoản như: thuế đất ở, thuế vượt hạn điền, thu quỹ
Quốc phòng an ninh, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em đều đạt chỉ
tiêu theo nghị quyết đề ra.
Giáo dục
Tổ chức huy động học sinh vào các lớp đều đạt theo kế mhoachj đề ra
ở các bật mẩu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Tình hình dạy và học đi vào
nề nếp giáo viên được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, đủ số lượng phục
vụ công tác giản dạy theo quy định của bộ giáo dục. Sửa chửa nâng cấp các
trường với tổng kinh phí lênh đến 590.000.000 đồng. tổ chức các hoạt động
phong trào tham gia các cuộc thi do trên tổ chức đều đạt kết quả tốt.
Y tế
Tổ chức khám chửa bệnh cho trên 7185 lược người. Duy trì đầy đủ
thuốc cho bệnh nhân. Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, điều trị bệnh nhân
mất bệnh tâm thần, tổ
8
chức truyền thông tư vấn thực hiện các biện pháp tránh thai như: Đình sản,
đặt vòng, dùng bao cao su, thuốc viên, thuốc tiêm…
Phối hợp với xã Tân Thạnh tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho bệnh
nhân nghèo tổng kinh phí 29.328.000 đồng (trong đó công ty cổ phần bảo vệ


thực vật Ang Giang là 23.080.000 đ, tiền siêu âm điện tim 3.030.000 đ, trạm
y tế 472.000 đ, UBND huyện là 2.800.000 đ)
Thương binh xã hội – xoá đói giảm nghèo – trẻ em

Nhận và chi trả chợ cấp cho các gia đình chính sách kịp thời đúng quy
định, tổ hức cấp quà “cây mùa xuân” cho trẻ em. Hợp mặt và tặng quà các
gai đình chính sách hộ nghèo, họ cận nghèo bệnh tật…tổ chức khảo sát nhà
ở cho hộ nghèo, hộ cạn nghèo theo tinh thần Quyết định số 167/2008/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ. Phối hợp với hội liên hiệp phụ nử tổ chức
khai giảng lớp may dân dụng, gắng với công tác tổ chức điều tra cung cầu
lao động, tổ chức quản lý, hướng dẫn sử dụng vốn vay xoá đói giảm nghèo
dúng quy định.
Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ xã tổ chức khai giảng lớp may dân
dụng có 20 người dự, đạt 100% chỉ tiêu huyện giao.
Tổ chức quản lý hướng dân sử dụng vốn vai xoá đói giảm nghèo thu
đăng nộp lãi và góc dungd định kỳ.
Văn hoá thể dục thể thao.
Tổ chức đưa tin bài về các vấn đề của xã hội đặt biệt là các tin liên quan đến
các phương thức thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm, các gương
người tốt việc tốt trong nhân dân.
Tổ chức 05 lớp phổ cập bơi cho trẻ em từ 7 – 14 tuổi có 15 trẻ em
tham gia đạt 114,6 % so với chỉ tiêu huyện giao là 150 em.
Tiếp âm đài riếng nói Việt Nam, tỉnh, huyện đúng theo quy định. Tổ chức
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước,
tuyên truyền phòng,


9
chống lục bảo, bệnh sốt xuất huyết, cúm gia cầm, traath tự an toàn giao
thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Chử thập đỏ
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được đảm bảo,
chuẩn mạch và hốt thuốc nam cho nhân dân thường xuyên.
Tổ chức vận động cứu trợ cho hộ khó khăn được 1.900.000 đồng. Tổ
chức vận động mua xe chuyển bệnh được 133.290.000 đồng, tổ chức xét và

cứu trợ 10 hộ nghèo được 10 chiếc xuồng từ nguồn mạnh thường quân.
b. Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở xã Phú
Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2009 – 2010.
* Kết quả các mặt công tác
Trong công tác đảm bảo ANTT của địa phương thì lực lượng công an
xã bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò tham mưu câp
uỷ chính quyền lãnh đạo chỉ đoạ đồng thời làm nồng cốt, phối hợp, hướng
dẫn các ngành đoàn thể thực hiện nhiệm vụ. cơ bản đã kiểm soát được tình
hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các âm mưu, hoạt động phái hoại của các
thế lực thù địch, vô hiệu hoá hoạt động hoạt động số đối tượng chính trị nổi,
và phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm hình sự địa phương
không để xảy ra bị động bất ngơ qua đó đạt được một số kết quả sau:
- Công tác tham mưu cho cấp uỷ - uỷ ban chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự.
Công an xã làm tốt vai trò tham mưu cấp uỷ, uỷ ban về ban hành nghị
quyết, kế hoạch trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác công an,


cũng như kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo tình hình ANTT,
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác xây dựng lực lượng.
Tổ chức tham mưu cấp uỷ, uỷ ban ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các
ngành đoàn thể tiếp tục thực hiện nghị quyết 09/CP và các chương trình
Quốc gia phòng, chống tội phạm, tình hình an ninh tôn giáo, các đợt cao
điểm tấn
10
công trấn áp tội phạm, kế hoạch giải quyết tình hình thanh thiếu niên vi
phạm pháp luật, giải quyết tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông…từ việc
làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, uỷ ban trên lĩnh vực an ninh trật tự
mà từ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phục

vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội ở địa phương.
- Công tác quản lý đối tượng Nguỵ quân – Nguỵ quyền
Hiện trên địa bàn xã đang quản lý 24 đối tượng nguỵ quân – nguỵ
quyền, 01 đối tượng tù phản cách mạng tha về, nhìn chung số đối tượng này
đều chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Qua nắm bắt tình hình nhì chung các đối tượng chưa có biểu hiện hoạt động
chống pha hoặc bị kẻ xấu lôi kéo. Tuy nhiên vẫn còn có một số đối tượng có
biểu hiện lời nói cử chỉ vui mừng trước những bất ổn về chính trị trên thế
giới và trong khu vực cũng như vấn đề thiên tai, dịch bện đang xãy ra…
- Công tác an ninh tôn giáo
Trên địa bàn xã có 01 ban trị sự phật giáo hoà hảo 11 tính đồ; 01 tổ
chức nghi lễ của họ đạo cao đài Tây Ninh có 08 tính đồ. Thông qua công tác
nắm tình hình các tổ chức tôn giáo này hoạt động có tuân thủ theo pháp luật


chưa có biểu hiện hoạt động trái phép về tôn giáo, bên cạnh đó còn có một
vài đối tượng tín đồ phật giáo hoà hảo hoạt động mê tính dị đoan, đi đứng
bất minh, hạn chế chấp hành chủ trương của Đảng.
- Công tác an ninh nông thôn
Tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân ổn định không có
đơn thư khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp các tranh chấp trong nội bộ nhân dân
được địa phương giải quyết kịp thời không xãy ra điểm nóng về tranh chấp.
Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp các hộ dân phản ánh với địa phương
về vấn đề lối đi của các hộ dân sống ở cụm tuyến dân cư trên địa bàn xã cụ
thể là ở cụm dân cư ấp 3, tuyến dân cư ấp 2 vấn đề này nếu địa phương
không kịp thời xin chủ trương cấp trên giải quyết thì kẻ xấu có thể lợi dụng
gây mất an ninh trật tự.
11
- Công tác quản lý Việt Kiều, người nước ngoài
Tình trong giai đoạn năm 2009 – 2010 thì đã có 02 tổ chức nước

ngoài đến địa phương hoạt động nhân đạo cụ thể:
+ Tổ chức OXPHAM xây dựng một tuyến đường nông thôn thuộc ấp
2, dài 1 km trị giá 400.000.000 đồng.
+ Tổ chức Hội Thiện Nguyệt (Úc) phối hợp cùng Ni Diện Thiện Hoà,
Bà Rìa Vũng Tàu đến địa phương cứu trợ 10 chiếc xuồng trị giá 15.000.000
đồng.
+ Có 14 người nước ngoài đến địa phương đăng ký tạm trú trong đó
có: 10 người Malaysia, 04 người Đài Loan. Mục đích của số người này từ
các nước về địa phương là về thăm quê vợ, qua kiểm tra thủ tục nhập cảnh
có đảm bảo đúng pháp luật.


+ Có 12 người là Việt Kiều về thăm thân số người này chủ yếu là phụ
nử có chồng định cư ở nước ngoài như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…
ngoài ra có 07 người Việt Kiều Campuchia về thăm thân nhân vào các dịp lế
tết cổ truyền của dân tộc han năm.
- Công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Về tội phạm hình sự: Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn không xãy
ra trọng án, hoặc án nghiêm trọng. tuy nhiên vẫn còn xãy ra 02 vụ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự trong đó có 01 vụ, 01 tên bị truy cứu trách nhiệm
hình sự vè tội xâm hại sức khoẻ, 01 vụ, 01 tên tổ chức đánh bạc.
Vi phạm hành chính về lĩnh vực ANTT – TTATXH: trên địa bàn xã
xãy ra 20 vụ, 44 tên; trong đó: đánh nhau 14 vụ 24 tên; gây rối trật công
cộng 4 vụ 10 tên, tệ nạn xã hội 02 vụ 10 tên. Các vụ việc trên công an xã đã
lập hồ sơ xử lý có đảm bảo đúng trình tự thủ tục, quy trình xử lý với số tiền
là 21.000.000đ.
Công tác giáo dục răn đe cho là cam kết tổng số có 64 đối tượng trong
đó:
+ Đối tượng tù tha 04Đ/t.
12

+ Đối tượng thanh niên có biểu hiện vi phạm pháp luật 18 tuổi trở lên
05 Đ/t.
+ Đối tượng thanh niên vi phạm pháp luật 18 tuổi trở lên 15 Đ/t.
+ Đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật từ 12 đến 18 tuổi trở lên 3
Đ/t.
+ Đối tượng vi phạm pháp luật từ 12 đến 18 tuổi trở lên 04 Đ/t.


+ Đối tượng chạy xe rú ga lạng lách 07 Đ/t.
+ Đối tượng thanh thiếu niên càng quấy 08 Đ/t.
+ Đối tượng giái dục theo nghị định 163 04 Đ/t
+ Đối tượng tệ nạn xã hội 06 Đ/t.
+ Đối tượng có biểu hiện nghi trộm 03 Đ/t.
+ Đối tượng có tiền án tiền sự về hành vi trộm cắp 05 Đ/t.
- Trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ về công tác giải quyết tình hình
theo chỉ đạo của cấp uỷ - uỷ ban thì công an xã còn thực hiện tốt một số
công tác về thực hiện kế hoạch giải quyết tình hình ANTT theo chỉ đạo từ
công an Tỉnh Đồng Tháp, Công an huyện Thanh Bình cụ thể:
Trong năm 2010 công an xã làm tham mưu cho cấp uỷ - uỷ ban tổ
chức thực hiện kế hoạch số 26/KH-CAH, ngày 31/3/2010 về việc giải quyết
tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Công an xã đã tham mưu cho
cấp uỷ - uỷ ban ban hành văn bản lãnh đạo chỉ đạo các ban ngãnh xã phối
hợp cùng công an xã thực hiện kế hoạch trong đó công an xã làm nồng cốt,
đồng thời tiến hành rà soát phân loại quản lý địa bàn, đối tượng theo nội
dung kế hoạch, phối hợp cùng các ngành đoàn thể tổ chức mời gọi hỏi, răn
đe giáo dục cho làm cam kết 37 đối tượng, tổ chức phát động phong trào
toàn dân phòng ngừa tố giác tội phạm được 06 điểm có 267 lược người dự
thông qua đó quần chúng đã cung cấp cho công an xã 04 vụ thanh thiếu niên
từ địa phương khác đến gây rối trật tự, thu hồi dao tự chế, đối tượng truy
nã…


13


Kế hoạch số 04/KH-CAH, ngày 21/01/2010 về tấn công trấn áp tội
phạm, giải quyết tệ nạn xã hội. qua đó thu được một số kết quả như sau:
+Tổ chức truy bắt 01 đối tượng gây án từ Bình Dương về địa phương
lảnh tránh đồng thời chuyển giao đối tượng trên cho phòng PC- 22 (CAT
Đồng Tháp) tiếp nhận.
+ Tệ nạn xã hội: Bắt quả tang 04 vụ trong đó 03 vụ ghi đề 03 đối
tượng; 01 vụ đánh bạc ăn thua bằng tiền 09 đối tượng. Qua đó công an xã đề
nghị công an huyện khởi tố 02 vụ 02 tên ghi đề số còn lại xử phạt vi phạm
hành chính và giáo dục tại địa phương. Thực hiện đề án xã, phường không
có tệ nạn ma tuý theo kế hoạch số 58/KH- CAH, ngày 06/7/2010 về việc
thực hiện đề án “Xây dựng xã, phường không có tệ nạn ma tuý”. Công an xã
đã làm tham mưu cho cấp uỷ - uỷ ban tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức
triển khai cho cán bộ, các ngành trong đó công an là lực lượng nồng cốt
đồng thời tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch và đăng ký chỉ tiêu
“Cũng cố, giử vững, không để phát sinh tệ nạn ma tuý”
Việc thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và sử
đổi một số Điều năm 2008; và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính số
73/2010/NĐ- CP thay thế cho Nghị định 150/2005/NĐ- CP. Công an xã chủ
động tham mưu cho uỷ ban phối hợp với tư pháp xã tổ chức triển khai cho
cán bộ, Đảng viên được 1 cuộc có 63 đồng chí tham dự. Qua đó cũng đã áp
dụng đúng quy trình, thủ tục, thâm quyền xử lý vào công tác xử lý vi phạm
hành chính về an ninh và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
- Công tác quản lý nhà nước về TTATXG
Công tác quản lý nhân hộ khẩu: nhìn chung công tác quản lý nhân
hộ khẩu trên địa bàn xã có đảm bảo thực hiện nghiêm theo luật cư trú như



công tác chuyển đi,chuyến đến; tạm trú, tạm vắng, thông báo lưu trú; khai
sinh khai tử…hiện trên địa bàn xã đang quản lý 1.725hộ, 7.416 nhân khẩu;
nhân khẩu từ 14 tuổi trở lê là 5.839 nhân khẩu, cho đằng ký tạm trú sang
thường trú là 08 hộ, 35 nhân khẩu; xác nhận về trên để cấp giấy CMND là
697 giấy; tiếp nhận thông báo lưu trú là 24 trường hợp, 14 trường hợp qua

14
điện thoại, 10 trường hợp đến trực tiếp; nhập khai sinh là 56 nhân khẩu; khai
tử là 15 nhân khẩu.
Công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: trên địa bàn
xã có 03 điểm dịch vụ Internet; 05 điểm mua bán xăng dầu; 01 điểm
photocoppy, 01 cơ sở mua bán ga. Qua kiểm tra không phát hiện trường hợp
vi phạm các cơ sở hoạt động đảm bảo các thủ tục, đỉ điều kiện theo quy định
của pháp luật và nhất là công tác phòng cháy chửa cháy.
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ - đường thuỷ
Về đường bộ: Được sự quan tâm của cấp uỷ - uỷ ban lãnh đạo công
an huyện và hướng dẫn của đội nghiệp vụ về quy trình công tác tuần tra đảm
bảo tình hình trật tự an toàn giao thông từ đó tình hình trật tự an toàn giao
thông trên địa bàn xã được ổn định tính trong giai đoạn 2009 – 2010 thì
không xãy ra bất cứ trường hợp tai nạn giao thông dẫn đến chết người cũng
như gây thiệt hại về tài sản của người dân. Công tác tuần tra kiểm soát đảm
bảo tình hình giao thông được thực hiện thường xuyên và liên tục theo kế
hoạch của công an huyện đã tổ chức được 160 cuộc, trong đó 115cuộc tuần
tra đêm có 640 lược cán bộ chiến sỉ tham gia, phát hiện và lập biên bản 95
phương tiện ra quyết định xử phạt với số tiền là 35.500.000 đồng ( ba mươi


lăm triệu năm tram ngàn đồng); có 10 quyết định cảnh cáo, tạm giử 25 giấy
đằn ký môtô xe máy, chuyển về công an huyện tạm giử 38 xe, đề nghị công

an huyện ra quyết định xử phạt 02 trường hợp với số tiền là 13.500.000đồng
(mười ba triệu năm trăm ngàn đồng, tổng số tiền trên được nộp vào ngân
sách của địa phương. Kết hợp với ban an toàn giao thông xã ra quân thực
hiện tháng an toàn giao thông (tháng 9 hàng năm), phát hoang chướng ngại
vật gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân được 6 km. tổ chức
phát động phong trào toàn dân tham gia giao thông an toàn được 08 điểm, có
587 lược người dự (trong đó 01 điểm tại trường THPT cơ sở Phú Lợi có 250
học sinh và 20 giáo viên).
Về đường thuỷ: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ - uỷ ban
nhân dân xã về công tác tuần tra đảm bảo tình hình của địa phương nhất là
trong mùa lũ. Công an xã
15
phối hợp vớp ban quân sự xã tổ chức được 45 cuộc tuần tra với 195 lược cán
bộ chiến sỹ tham gia từ đó góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự của
địa phương trong mùa lũ.
Công tác thực hiện kế hoạch “04 giảm, 03 không”
04 giảm: (thực hiện ở chi, tổ, hội)
+ Giảm tội phạm.
+ Giảm ma tuý.
+ Giảm tệ nạn xã hội.
+ Giảm tai nạn giao thông.
Có 98/98 chi tổ hội mtham gai đạt 100%.


03 không: (Thực hiện ở các hộ gia đình).
+ không có tội phạm.
+ Không có ma tuý.
+ Không có tệ nạn xã hội.
Có 1.725/1.725 hộ tham gai đạt 100%.
Cùng ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc địa

phương tiếp tục tổ chức thực hiện mô hình “04 giảm, 03 không”, đạt kết quả
03 năm liền của UBND huyện Thanh Bình công nhận xã đạt tiêu chuẩn “04
giảm, 03 không” vì có 98/98 chi tổ hội tham gai đạt 100% và có 1.725/1.725
hộ tham gia đạt 100%. Năm 2011 tiếp tục thực hiện mô hình “04 giảm, 03
không” qua công tác vận động có 98/98 chi tổ hội tham gai mô hình “04
giảm”; căn cứ và số hộ tăng thêm để tiếp tục vận động tham gia mô hình “03
không”.
Công tác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính khác như áp dụng
Nghị định 163, 76, 142.
16
Trong giai đoạn 2009 – 2010 công an xã đã lập hồ sơ áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác được 10 đối tượng cụ thể:
+ Áp dụng Nghị định 163 được 06 đối tượng.
+ Áp dụng Nghị định 76 được 04 đối tượng.
Trong qua trình quản lý thì có đối tượng tiến bộ và có 04 đối tượng
chưa tiến bộ và đề nghị hình thức cao hơn là áp dụng Nghị Định 76.


Nhìn trung quá trình thực hiện biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác của
công an xã đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đúng người đúng tội và không
có trường hợp khiếu kiện về trên.
- Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
Công tác cũng xây dựng lực lượng nồng cốt: Thực hiện cho cấp uỷ, uỷ
ban tiếp tục tổ chức thực hiện quyết định số 475 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp qua đó đã cũng cố xây dựng một hội đồng bảo vệ an ninh trật tự
xã có 10 thành viên, xây dựng 04 đội dân phòng có 40 thành viên, 42 tổ dân
phòng khuyến học có 126 thành viên các tổ chức này phát huy được tác
dụng trong công tác giử gìn an ninh trật tự ở cơ sở.
Công tác phối hợi với các ban ngành đoàn thể : Công an xã đã làm
tham mưu với cấp uỷ- uỷ ban chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp cùng

công an xã thực hiện ký kết các kế hoạch liên tịch như: Kế hoạch phối hợp
với ban chỉ huy quân sự xa, Mật trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội liên
hiệp phụ nử, đoàn thanh niên về công tác phòng, chống tội phạm nhất là
công tác phát động phong trào thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm tệ nạn xã hội theo Nghị quyết số 09/CP. Trong đó lực lượng
công an xã giử vai trò nồng cốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và đạt
được một số kết quả như sau:
Phối hợp với UB.MTTQ xã tổ chức phát động phong trào toàn dân
bảo vệ ANTQ được 08 điểm có 270 lược người dự; tổ chức đặc hộp thư tố
giác tội phạm được 05 hộp

17


tại 4 ấp và cơ quan. Qua đó người dân đã cung cấp được 35 nguồn tin có giá
trị giúp lực lượng công an xã giải quyết tốt một số tình hình của địa phương.
Phối hợp với lực lượng quân sự tổ chức tuần tra được 89 cuộc có 35
lược đồng chí tham gia.
Phối hợi Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, hội cự chiến binh tổ
chức tốt công tác cảm hoá, giáo dục đối tượng. Đồng thời mở các lớp dạy
nghề và giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Qua công tác phối hợi tổ chức công tác phòng, chống tội phạm đã góp
phần vào việc phát hiện nhiều ổ nhóm tội phạm các đối tượng và các biểu
hiện khác….
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Thườn xuyên tổ chức quán triệt cán bộ chiến sỹ nhận thức kịp thời
đầy đủ chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giáo
dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, đẩy mạnh phong trào học
tập thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy và gắng liền triển khai hai chuyên đề “Tư
tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên

thân vì dân phục vụ” và chủ đề học tập học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh “Hết lòng hết sức phục vụ tổ Quốc, phục vụ nhân dân”…Qua đó đã
phát huy được những mặt mạnh và hạn chế thiếu sót nhằm đề ra những giải
phát, biện pháp phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác công an trong tình
hình mới đối với nhiệm vụ được giao.
- Công tác xây dựng lực lượng
Công an xã đã làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ - uỳ ban về cũng
cố lực lượng công an xã theo đề án 02 của Công an tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2006 – 2010 có đảm bảo đủ về biên chế, tiêu chuẩn chính trị, đào tạo


chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệm vụ giử
gìn an ninh trật tự trên địa bàn, lực lượng công an xã có: 11 đồng chí gồm 01
trưởng công an, 02 phó công an, 04 công an viên thường

18
trực và 04 công an viên phụ trách 4 ấp việc phân công bố trí lực lượng có
đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, cũng như sở trường công tác ở mổi cán
bộ chiến sỹ.
Về trình độ văn hoá: 08 đồng chí tốt nghiệp trung học phổ thông, 03
đồng chí tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện đang theo học bổ túc.
Về trình độ chính trị: 02 đồng chí đã qua trung cấp.
Về trình độ chuyên môn: 01 đồng chí tốt nghiệp đại học (chuyên
ngành luật); 02 đồng chí tốt nghiệp trung cấp An ninh đào tạo nghiệp vụ
trưởng công an xã và 02 đồng chí đang theo học.
Công tác chấp hành điều lệnh nội vụ cũng được Ban chỉ huy thường
xuyên quan tâm lãnh đạo nên từ đó mỗi cán bộ chiến sỹ có ý thức chấp hành,
quy trình công tác có đảm bảo như trực chiến, trực chỉ huy, công tác tiếp
nhận thông tin an ninh trật tự, công tác lưu trử hồ sơ tài liệu của đơn vị và
chế độ thông tin báo cáo….

Công tác quản lý cơ sở vật chất, phương tiện công cụ hổ trợ luôn thực
hiện tốt công tác bảo quản nhằm phục vụ tốt cho công tác giử gìn an ninh
trật tự, quản lý chặc chẻ nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị, đội dân phòng
do UBND xã cấp trong thu chi đảm bảo tính minh bạch công khai sử dụng
đúng mục đích.


Công tác triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
và đẩy mạnh việc học tập 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân đã dược đơn
vị tổ chức quán triệt đến từng cán bộ Đảng viên, chiến sỷ lực lượng công an
xã, tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” qua việc học tập
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mỗi cán bộ chiến sỹ công an xã
đã nâng cao được nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức lới sống, tinh
thần trách nhiệm thái độ phục vụ nhân dân.
- Đánh giá chung
+ Ưu điểm

19
Trong năm 2009 – 2010 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã tiếp
tục được giử vững và ổn định không xãy ra vụ việc phức tạp hoặc sự kiện
bất ngờ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ, sự kiện chính trị quan trọng
trong năm.
Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ - uỷ ban, công an cấp trên sự phối
hợp chặc chẻ của các ngành, đoàn thể địa phương, sự hướng dẫn nghiệp vụ
của các đội công an huyện, trong công tác giải quyết tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Cán bộ chiến sỹ công an xã đã khắc phục được những khó khăn chung
của địa phương, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Hạn chế



Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những mặt hạn
chế dẫn đến từng lúc, từng nơi tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn còn xãy ra như:
Tình hình tội phạm trộm, cướp giật, cố ý gây thương tích, cờ bạc, đá gà, tai
nạn giao thông…một số ban ngành, đoàn thể xã thiếu quan tâm lãnh đạo, tổ
chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh
vực được phân công phụ trách, công tác phối hợp thiếu đồng bộ, chặt chẻ.
Công tác tham mưu cấp uỷ - uỷ ban để chỉ đạo các ban, ngành đoàn
thể địa phương phối hợp, thực hiện các kế hoạch liên tịch chưa được thường
xuyên, trong thực hiện còn đơn lẽ, phối hợp thực hiện không chặc chẻ nên
hiệu quả mang lại chưa cao. Với vai trò là thường trực của Hội đồng bảo vệ
an ninh trật tự xã ngành vẫn chưa thực hiện tốt công tác tham mưu hội đồng
hợp giải quyết tình hình chưa có kế hoạch để hội đồng thực hiện nhiệm vụ từ
đó vai trò của Hội đồng chưa được phát huy cao.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chiến sỹ lực lượng công
an xã còn hạn chế nhiều mặt như: Công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm, giải quyết tệ nạn xã hội, xây dựng các kế hoạch, văn bản trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm…

20
3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp trong thời gian tới.
Qua những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đối với công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn xã thì tình hình tội phạm từng
lúc từng nời đã được kìm chế và đẩy lùi. Tuy nhiên, công tác đấu tranh với


tội phạm trên địa bàn xa vẫn còn gặp nhiều bất cập do thủ đoạn của bọn tội

phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh chủ yếu lợi dụng vào trình độ văn hóa thấp
của người dân, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đang cần việc làm. Địa bàn
hoạt động của bọn tội phạm rộng, đối tượng đông, liên quan đến nhiều địa
phương nên công tác nắm bắt tình hình, thu thập tài liệu rất khó khăn. Một
số đối tượng lợi dụng sơ hở trong các quy định của pháp luật nhà nước ta
(với chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước ta)…Để nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán PNTE trên địa bàn, cần có sự
vào cuộc đồng bộ, thường xuyên của các cấp, các ngành và toàn xã hội, phải
coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mổi người
dân trong giai đoạn hiện nay. Lực lượng công xã và các lực lượng khác cần
tập trung lực lượng, đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm; chủ động đề
xuất mở các đợt cao điểm tấn công tội phạm và đề nghị về trên xác lập các
chuyên án, đi sâu điều tra, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm tội phạm đã và
đang hoạt động trong đó nhất là các ổ nhóm tội phạm hoạt động liên xã,
nhóm tội phạm liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều địa phương. Từ đó các
cấp các ngành và toàn xã hội, cần tăng cường các biện pháp đấu tranh,
phòng ngừa ở địa phương mình, trong đó cần chú trọng địa bàn phức tạp.
Bên cạnh đó, cần xác định phòng, chống tội phạm là vấn đề mang tính xã
hội cao, lấy phòng ngừa là chính; các ban, ngành địa phương cần tập trung
chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức và
nội dung phong phú, để mọi người thấy được thủ đoạn hoạt động của bọn tội
phạm, trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và của mọi người dân, từ đó chủ
động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn.


×