Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

luận điểm của Lênin về xuất khẩu tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.37 KB, 4 trang )

Phân tích luận điểm của Lê-Nin về xuất khẩu tư bản:” Xuất khẩu tư bản là
sự cản bản, bốc lột. bình phương của chủ nghĩa tư bản”.

Xuất khẩu tư bản: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (Đầu
tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước
xuất khẩu tư bản đó.
VD: Công ty cử người sang nước ngoài xây dựng công ty con để làm ăn và
thu về lợi nhuận cho công ty trong nước.
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát
triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng “thừa tư
bản”. Tình trạng thừa tư bản này không phải là tình trạng thừa tuyệt đối, mà là
tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến
bộ khoa học kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và
hạ thấp tỉ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở các nước kém phát triển về kinh tế, nhất là
ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công rẻ nhưng lại lại thiếu vồn
và kỹ thuật. Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất
khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc
quyền.
Xét về hình thức đầu tư có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư
bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp.
Xuất khẩu tư bản trực tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dụng
nhưng xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận
đầu tư, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận biến nó thành một chi nhánh của công ti
mẹ ở chính quốc, các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp
song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có nhưng xí nghiệp toàn bộ vốn của
công ti nước ngoài.
Xuất khẩu tư bản gián tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện
dưới hình thúc cho chính phủ, thành phố, hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư
bản tiền tệ có thu lãi



Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt: một mặt làm cho quan hệ Tư
bản chủ nghĩa được phát triển và nới rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc
đẩy nhanh quá trình phân công lao động và quốc tế hóa đời sống kinh tế của nhiều
nước, là một trong nhân tốc cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho
quá trình công nghiệp hóa ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng.
Song mặt khác, xuất khẩu tư bản cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản
nhưng hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần
chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản,
nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa ở nước mình. Vấn đề dặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo linh hoạt nguyên
tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn lực quốc tế có
hiệu quả
Còn sở dĩ tại sao xuất khẩu tư bản ( các nước tư bản phát triển xuất khẩu sang
các nước đang và kém phát triển) gọi là ăn bám bình phương vì tư bản vốn được
xem là công cụ bóc lột công nhân bản địa ( chính quốc ) nay được xuất khẩu ra
nước ngoài ( cho vay hoặc đầu tư ) nên bóc lột luôn cả công nhân ngoại quốc
( thuộc địa). Bóc lột bình phương hiểu theo Chủ Nghĩa Mac là ăn bám bình
phương. Nên nhớ rằng xuất khẩu tiền ( để cất trong két ) không gọi là xuất khẩu tư
bản vì tiền không phải là tư bản.Tiền vận động ( " tiền biết đẻ " )mới gọi là tư bản.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu luận điểm này đối với Đảng, với Việt Nam
hiện nay

Trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của VN có cơ hội có mặt trên thị
trường thế giới và hấp dẫn các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường VN. Xu
hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu
những thành tựu khoa học côg nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ các nước
phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi cách thức quản lý
mới, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu. Cải tiến và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo ra những sản phẩm
mới có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì…tạo điều kiện cho các doanh


nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Gia
nhậpWTO, thực thi theo đúng các nguyên tắc của tổ chức này thì hàng hoá của VN
được đối xử bình đẳng như hàng hoá của các nước thành viên khác, các doanh
nghiệp của VN có vị thế ngang bằng với doanh nghiệp của các nước thành viên
khác, các doanh nghiệp VN cũng được đối xử công bằng như các doanh nghiệp
nước ngoài.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có
khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm
để giúp các doanh nghiệp trong lúc họ cần vốn, làm cho các doanh nghiệp tiếp cận
dễ dàng với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể
phát hành chứng khoán để huy động vốn. Cần xây dựng hệ thống thông tin khoa
học công nghệ để cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công
nghệ hiện đại, qua đó doanh nghiệp có thể an tâm lựa chọn công nghệ thích hợp
nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Đồng thời, giúp doanh nghiệp
sử dụng hiệu quả và triệt để công nghệ đó tránh gây lãng phí. Thực hiện cổ phần
hoá các trung tâm nghiên cứu công nghệ để có thể hoạt động tốt hơn, đồng thời
triển khai hướng các trung tâm này vào việc phục vụ cho các doanh nghiệp có hiệu
quả hơn. Chú trọng đầu tư vào con người giúp người lao động lẫn người quản lý có
đầy đủ kiến thức, hiểu biết để khai thác triệt để các công nghệ mới và hiện đại Để
đẩy manh xuất khẩu trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định được chiến lước
mặt hàng xuất khẩu và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn thị
trường và xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanh nghiệp cần lựa
chọn phương thức đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý sao cho phù
hợp. Mặt hàng xuất khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nước
nhập khẩu. Phát triển thị trường, tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp để xây dừng
thương hiệu vững chắc nhằm khẳng định vị thể của doanh nghiệp trên trường quốc

tế. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và the chiều ngang đảm bảo
nguồn cung nguyên liệu và phải luôn nhận thức được tầm quan trọng giữa cạnh
tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít cần phải tăng cường hợp
tác, liên kết để giúp đỡ lẫn nhau. Phải hoàn thiện cơ chế quản lý; đào tạo và phát
huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu
cần nhận thức được vai trò các tổ chức này thật sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và
các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Tích cực tiến hành các hoạt động xức
tiến thương mại. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá.


Trở thành thành vien của tổ chức WTO doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều
cơ hội mới để phát triển sản xuất. tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức







Thứ nhất, muốn có thị trường toàn cầu thì Việt nam cũng phải mở của
thị trường nội địa cho các nước
Thứ hai, khi mở của hội nhập, vấn đề cạnh tranh nguồn lực con người
sẽ diễn ra khốc liệt. các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt
Nam sẽ dùng lương, các chính sách ưu đãi để thu hút lao dộng
Thứ ba, tiềm lực tài chính của đại đa số doanh nghiệp Việt Nam còn
yếu
Thứ tư, năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Việt Nam
còn thấp khiến khả năng xuất khẩu tư bản chưa cao
Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm xuất khẩu

tư bản

Nhận xét: bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay
nghèo đi mà chỉ tạo cơ hội. chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển,
vượt qua được thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố
gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo,
liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn
hơn để phát triển nhanh hơn bền vững hơn



×