Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vinalink và tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng hàng hóa vận chuyển theo mặt hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.89 KB, 30 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Tên Đề tài:
Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần Vinalink và tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng hàng
hóa vận chuyển theo mặt hàng

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: Nguyễn Thị Thúy Hồng

SINH VIÊN

: Nguyễn Mạnh Cường

LỚP

: LQC54DH2

MÃ SINH VIÊN

: 52461
Hải Phòng, năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................II


DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................II
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
...............................................................................................2
1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế..............................................................................2
1.1.1 Mục đích.................................................................................................................................................2
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:...............................................................................................3
2.1 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài....................................................................................4
2.1.1 Phương pháp cân đối.............................................................................................................................4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH.............................................6
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần logistics vinalink..........................................................................6
2.1.1 Thông tin về công ty...............................................................................................................................6
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.........................................................................................................6
2.1.3 ngành nghề kinh doanh..........................................................................................................................7
2.1.4 Cơ sở vật chất của công ty......................................................................................................................7

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN
ÁNH KẾT QUẢ SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINALINK.................................................................................8
2.2.1 Mục đích, Ý nghĩa....................................................................................................................................8
2.2.2 Phân tích tình hình sản suất của công ty cổ phần Vinalink..................................................................10
2.2.3 Kết luận.................................................................................................................................................16
2.3 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản lượng......................................................................18
2.3.1 Mục đích, Ý nghĩa.................................................................................................................................18
2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty cổ phân Vinalink.................................20
2.3.3 Kết luận.................................................................................................................................................24

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI........................................26
3.1.Kiến nghị.......................................................................................................................................... 26

3.2 Kết luận............................................................................................................................................ 27

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Số trang
II


Bảng 2.1

Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty
Cổ Phần VINALINK LOGISTICS

Bảng 2.2

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty
cố phần Vinalink

III


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh doanh là một vấn
đề quan trọng đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Hơn nữa, thu nhập và mức sống


của mỗi người tiêu dùng mỗi lúc mỗi thời điểm lại khác nhau và ngày càng
được nâng cao cho phép họ có thể lựa chọn nhiều hơn, điều đó thôi thúc các
đơn vị kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải cố gắng hoàn thiện mình ,



nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm ưu thế và mở rộng thị trường, mang lại
hiệu quả cao cho đơn vị kinh doanh của mình.
Việc lựa chọn hướng đi đúng cho một đơn vị kinh doanh cùng với việc
thiết lập chính sách hệ thống và phương pháp quản lý phù hợp đồng nghĩa với


việc đơn vị kinh doanh đó phải xây dựng mộc chiếc lược phát triển đúng đắn.
Một đơn vị kinh doanh hoạt động mà không có chiếc lược là một đơn vị yếu
kém về chuẩn bị cho các hoạt động của mình để đối phó với các yêu cầu thay


đổi nhanh chóng của thị trường.
Bài tập lớn này của em bao gồm những phần sau:
 Phần 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế
 Phần 2: Nội dung phân tích
 Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Thúy Hồng đã hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình hoàn thành bài tập để em có thể hoàn thành tốt bài tập lớn
này.
Do thời gian, trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu xót về nội dung cũng như hình thức trong khi thực
hiện đề tài. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để
đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô !

1



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH TẾ
1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1.1.1 Mục đích

Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế chính là kim chỉ nam giúp
định hướng và cũng là thước đo kết quả của hoạt động. Đối với từng trường
hợp phân tích như nguồn lực, đối tượng chỉ tiêu thì sẽ xác định mục đích phân
tích cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, các mục đích chủ yếu nhất bao gồm:
- Đánh giá chung tình hình kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các
chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp: đánh quá quá trình thực hiện các chỉ tiêu,
đánh giá khả năng hoàn thành các mục tiêu, đánh giá kết quả thu được qua
các kỳ,...
- Xác định các thành phần, bộ phận, nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu
và tính toán mức độ ảnh hưởng cụ thể của chúng: Trước khi đi vào phân tích
cụ thể, trước hết phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
gồm những nhân tố nào, tại sao lại bao gồm những nhân tố đó...Sau đó mới
tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng cũng như mức độ quan trọng của chúng
tới các chỉ tiêu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ đó tìm ra các nguyên nhân gây
nên biến động và ảnh hưởng đến các nhân tố: Từ việc phân tích các nhân tố,
ta sẽ hiểu được tính chất, nguyên lý hoạt động của chúng để khi có biến động
sẽ dễ dàng tìm ra các nguyên nhân tác động làm thay đổi chúng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiểm ẩn và khắc phục
những yếu kém trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ kết quả
của việc phân tích các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng, thông qua tính chất của
chúng, ta có thể tìm ra được những khả năng tiềm ẩn, điểm mạnh cũng như
mặt yếu kém cũng như nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp

2



trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sau cùng tìm ra các giải pháp phù hợp để
khắc phục và phát triển.
- Làm cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn và xây dựng các phương án kinh
doanh phù hợp cũng như các chiến lược phát triển doanh nghiệp đúng đắn
trong tương lai dựa vào mục tiêu đã định.
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:

Phân tích hoạt động kinh tế là một công cụ quan trọng của nhận thức để
quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế đồng thời cũng thể hiện
chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc thực hiện phân tích
hoạt động kinh tế có một số ý nghĩa như sau:
- Là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết
định, chiến lược và phương án kinh doanh hiệu quả. Dựa vào kết quả phân
tích, doanh nghiệp có thể nhận thức đúng đắn về khả năng của mình, từ đó
đưa ra các quyết định chính xác, dễ dàng đạt được mục tiêu hơn.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro, nghĩa là dựa vào kết
quả phân tích để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như
các tác động ảnh hưởng của môi trường xung quanh để từ có đề ra các biện
pháp phòng tránh và hạn chế các rủi ro, thiệt hại mà doanh nghiệp có thể mắc
phải.
- Là cơ sở để các đối tác kinh doanh lựa chọn hợp tác, nghĩa là dựa vào
việc phân tích hoạt động kinh doanh thì có thể xác định được doanh nghiệp đó
hoạt động có hiệu quả hay không, nếu hợp tác làm ăn thì lợi nhuận tối đa đạt
được sẽ ở mức nào. Từ đó các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể lựa chọn đối
tác liên kết có tương lai nhất.
- Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ giúp doanh
nghiệp nắm bắt chính xác những thông tin cụ thể về quá trình thực hiện công
việc, mục tiêu hướng tới, ảnh hưởng tiêu - tích cực...và đặc biệt là phát hiện ra

các khả năng tiềm ẩn từ đó giúp doanh nghiệp có thể dự đoán và điều chỉnh
phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3


2.1 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
2.1.1 Phương pháp cân đối

Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối
quan hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào
đến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị
số kỳ gốc của nhân tố đó.
Khái quát nội dung của phương pháp :
- Chỉ tiêu tổng thể: y
- Chỉ tiêu cá thể: a,b,c
Phương trình kinh tế: y = a + b + c
- Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: yo = a0 + b0 +c0
- Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:

y1 = a1 + b1 +c1

- Xác định đối tượng phân tích:
∆y = y1- y0 = (a1 + b1 +c1) - (a0 + b0 + c0)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
*) ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:
- ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ya = a1- a0
- ảnh hưởng tương đối: δya = (∆ya.100)/y0 (%)
*) ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
- ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yb = b1- b0
- ảnh hưởng tương đối: δyb = (∆yb.100)/y0 (%)

*) ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
- ảnh hưởng tuyệt đối: ∆yc = c1- c0
- ảnh hưởng tương đối: δyc = (∆yc.100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya+ ∆yb+ ∆yc = ∆y
δya+ δyb+ δyc = δy =(∆y.100)/y0 (%)

4


- Lập bảng phân tích

Kỳ gốc
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Nhân tố thứ 1
Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3
Tổng thể

So

Kỳ n/c

Qui


Tỷ


a0
b0
c0
y0

trọng
da0
db0
dc0
100

Qui mô
a1
b1
c1
y1

5

Chênh

MĐAH

sánh lệch

→y(%)


δa
δb
δc
δy

δya
δyb
δyc
-

Tỷ
trọng
da1
db1
dc1
100

∆a
∆b
∆c
∆y


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần logistics vinalink
2.1.1 Thông tin về công ty

- Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Logistics VINALINK
- Giấy chứng nhận đăng kí số : 03017762505
- Mã chứng khoán : VNL

- Trụ sở chính : 145 – 147 Nguyễn Tất Thành , Quận 4 , Thành Phố Hồ
Chí Minh
- Điện thoại : (84-8)3825 5389
- Fax : (84-8) 3940 5331
- Email :
- Website : www.vinalinklogistics.com
- Vốn điều lệ : 90.000.000.000 VNĐ
- Vốn thực góp : 90.000.000.000 VNĐ
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

- Năm 1998: Công ty Vinatrans thành lập Xí nghiệp Đại lý Vận tải và
Gom hàng với tên giao dịch là Vinaconsol.
- Năm 1999: Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quyết định số
0776/1999/QĐ-BTM phê duyệt Phương án cổ phần hóa một bộ phận DNNN
Vinatrans, chuyển Xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng thành Công ty cổ
phần Giao nhận vận tải và thương mại, tên giao dịch: Vinalink
- Năm 2000: Vinalink gia nhập Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt nam
VIFFAS.
- Năm 2001: Phòng Giao nhận hàng hàng không được thành lập và
chính thức hoạt động tại văn phòng A 8 Trường Sơn, Q.Tân Bình, sau chuyển
về 44 Trường Sơn Q.Tân Bình – TPHCM
- Năm 2002: Vinalink gia nhập Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA
- Năm 2003: Vinalink góp vốn trở thành 1 trong 3 bên phía Việt nam
trong Công ty Liên doanh Vận tải Việt - Nhật (Konoike Vina).
- Năm 2004 Tổng cục Hải quan cấp phép thành lập Kho ngoại quan
Vinalink tại 145 Nguyễn Tất Thành.
- Năm 2005 Bộ Giao thông Vận tải cấp phép kinh doanh vận tải đa
phương thức cho Vinalink.
6



- Năm 2006 Công ty được Bộ Khoa học và công nghệ trao tặng Cúp
vàng ISO - giải thưởng dành cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc
áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Năm 2009 Ngày 17/08/2009, Chứng khóan của Công ty chính thức
được niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) với Mã
Chứng khóan VNL
- Năm 2013 Công ty TNHH MTV Logistics Vinalink (Cambodia) đã
được Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia cấp giấy phép thành lập với
nội dung như sau: * Tên công ty: VINALINK LOGISTICS (CAMBODIA)
Co., Ltd. - Số đăng ký với Bộ Thương mại: Co.3199E/2012, ngày 24/12/2012
- Loại hình công ty: Công ty TNHH Một thành viên * Vốn đầu tư:
USD25,000 (100.000.000 riel)
- Năm 2014 Công ty chính thức đổi tên thành : CÔNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS VINALINK – Tên viết tắt : VINALINK
2.1.3 ngành nghề kinh doanh

- Giao nhận đường biển và đường hàng không
- Dịch vụ Vận tải đa phương thức
- Dịch vụ Logistics, giao nhận nội địa
- Dịch vụ kho ngoại quan và lưu kho bảo quản hàng hóa
- Đại lý tàu biển
- Tổng đại lý bán cước
- Đại lý bán vé máy bay
- Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh nhà xưởng
2.1.4 Cơ sở vật chất của công ty

- Khu kho bãi với diện tích 16.000 m2, trong đó kho kín rộng
15.000m2, kho ngoại quan rộng 2.000m2 và 2.500m2 diện tích văn phòng

7


- Có khoảng 100 xe các loại. trong đó :
+ Đội xe nâng phục vụ bốc dỡ hàng tại kho :20 chiếc (chiếm 20%)
+ Đội xe container và xe tải nhẹ vận chuyển hàng hóa : hơn 40 container
( chiếm 30%), 50 xe tải nhẹ (chiếm 50%).
- Hệ thống thông tin : hệ thống vi tính kết nối toàn bộ các văn phòng
trong công ty và các đối tác nước ngoài
- Đội tàu : có 31 tàu, trong đó có 15 tàu nhỏ ,10 tàu vừa, 6 tàu trọng tải
lớn
- Bên cạnh đó, Vinalink còn có đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc
bốc dỡ hàng tại kho như xe cẩu, xe nâng, palet,..

2.2 Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu phản ánh
kết quả sản suất kinh doanh của công ty cổ phần Vinalink
2.2.1 Mục đích, Ý nghĩa

2.2.1.1 Mục đích
- Việc phân tích này cho ta thấy khái quát chung nhất về kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần logistics Vinalink.
- Nhìn nhận dưới nhiều góc độ để thấy được đầy đủ , đúng đắn cụ thể về tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó xác định các nguyên nhân làm
thay đổi chỉ tiêu đó.
- làm cơ sở cho những kế hoạch chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng sức lao động về mặt thời gian , năng suất ,
tình hình tổ chức tiền lương và công tác kế hoạch lao động tiền lương để xác
định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của việc sử dụng lao động trong
doanh nghiệp.

- Kiểm tra tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động
.Đánh giá việc áp dụng các hình thức tổ chức lao động khoa học trong doanh

8


nghiệp . Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh và chất lượng dịch vụ
của doanh nghiệp.
- Đề xuất biện pháp về mặt công nghệ kỹ thuật ,tổ chức quản lý , … nhằm
khai thác triệt để có hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp .Qua đó không
ngừng đảm bảo nâng cao chất lượng cung cấp kịp thời các sản phẩm dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả sxkd và hiệu quả ktxh.
- Có thể nói mục đích của việc đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp cũng như
đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
2.2.1.2 Ý nghĩa
Đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sxkd của doanh
nhiệp nên việc phân tích nó hết sức quan trọng.
Để đạt được kết quả cao thì doanh nghiệp cần phải xác định được
phương hướng , mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng những điều kiện
sẵn có về các nguồn lực . Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải lắm vững các
yếu tố , các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh .từ
việc đánh giá đúng nội dung , mục đích cho ta lượng thông tin chính xác để
phân tích các chỉ tiêu ,tìm ra những nguyên nhân cơ bản từ định hướng đó
,xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo sao cho sát với thực tế ,giúp doanh nghiêp
nhìn nhận đầy đủ một cách sâu sắc về mỗi mặt hoạt động sxkd của mình để từ
đó thấy được mặt mạnh , mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để đề
ra biện pháp khắc phục những khó khăn đồng thời khai thác nhữn tiềm năng
của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Thông qua việc đánh giá người ta có thể xác định được mối quan hệ

cấu thành , quan hệ nhân quả , … qua đó phát hiện ra quy luật tạo thành , quy
luật phát triển của hiện tượng . Từ đó có những quyết định đúng đắn cho
hđsxkd của bản thân doanh nghiệp .

9


2.2.2 Phân tích tình hình sản suất của công ty cổ phần Vinalink

Stt
1
2
a
b
c
3
a
b
c
d
4
a
b
c

Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2014
Năm 2015
So sánh (%) Chênh lệch

Giá trị SL
Đồng
666,796,000,000 747,309,244,239 112,07
80,513,244,239
Chỉ tiêu Tài chính
Doanh thu
Đồng
666,796,000,000 747,309,244,239 112,07
80,513,244,239
Chi phí
Đồng
611,277,621,800 702,916,698,000 114,99
91,639,067,200
Lợi nhuận
Đồng
55,518,378,254 44,392,546,207 79,96
-11,258,320,500
LĐ – TL
Tổng số LĐBQ
Người
360
365
101,39
5
Tổng quỹ lương
Đồng
23,765,650,560 27,638,150,400 116,29
3,872,499,840
Tiền lương BQ
Đồng /người/ tháng 5,501,308

6,310,080
114,70
808,772
NSLĐ BQ
Đồng /người
1,852,211,111
2,047,422,587
110,54
195,211,476
Quan hệ với NS
Thuế TNDN
Đồng
11,709,044,929 7,761,021,511
66,28
-3,948,023,409
Thuế VAT
Đồng
4,996,654,043
3,862,151,519
76,09
-1,194,502,524
BHXH
Đồng
4,277,817,101
4,974,867,072
116,29
697,049,971
Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần VINALINK LOGISTICS



2.2.2.1 Đánh giá chung
Nhìn vào bảng số liệu phân tích tình hình sản xuất trên của công ty cổ
phần vinalink ta thấy có 4 nhóm chỉ tiêu tổng thể. Trong đó lại có các chỉ tiêu
cá thể khác nhau phản ánh sự tăng giảm không đồng nhất giữ kỳ gốc và kỳ
nghiên cứu. Đa số thì các chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu đều tăng ở mức đáng kể so
với kỳ gốc.
1. Nhóm chỉ tiêu giá trị sản lượng: Có thể dễ dàng thấy rõ nhóm chỉ
tiêu giá trị sản lượng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc là tăng 80,513,244,239
đồng tương đương với 12,07%.
2. Nhóm chỉ tiêu tài chính: Ở nhóm chỉ tiêu này thì ta xét các chỉ tiêu
các thể là doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Ta có thể thấy ở nhóm này chỉ tiêu
doanh thu và chi phí đều tăng lần lượt là 12,07% và 15% duy nhất chỉ có chỉ
tiêu lợi nhuận là giảm 20,04%.
3. Nhóm chỉ tiêu lao động - tiền lương: Các chỉ tiêu ở nhóm này đều
có sự tăng trưởng nhẹ cụ thể là tổng quỹ lương là chỉ tiêu có sự tăng trưởng
lớn nhất là 16,29% tương đương với 3,872,499,840 đồng. Chỉ tiêu tăng ít nhất
là tổng số lao động bình quân với việc tuyển dụng thêm 5 nhân viên tăng
1,39%.
4. Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách: Ở đây chỉ tiêu tăng duy nhất là
bảo hiểm xã hội tăng 16,29% tương ứng với 697,049,971 đồng. Còn lại chỉ
tiêu thuế thua nhập doanh nghiệp và thuế VAT đều giảm đáng kể lần lượt là
33,72% và 23,91%.
 Nhìn chung năm vừa qua là một năm hoạt động không mấy thành
công của doanh nghiệp. Mặc dù doanh thu có tăng trưởng là 12,07%
nhưng lại tăng thấp hơn so với chi phí là 15% dẫn đến lợi nhuận của
doanh nghiệp giảm mạnh. Để có cái nhìn sâu hơn về tình hình hoạt


động của doanh nghiệp thì ta sẽ đi chuyên sâu vào phân tích chi tiết
các nhóm chỉ tiêu cụ thể.

2.2.2.2 Phân tích chi tiết
 Nhóm chỉ tiêu giá trị sản lượng
Như đã nói ở phần đánh giá chung thì giá trị sản lượng tăng lên 12,07%
so với kỳ gốc. Đây là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng
hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua. Giá trị sản xuất tăng lên là
do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
- Doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ sản
xuất. Cải tiến quy trình sản xuất theo hướng hiện đại nhằm tăng hiệu quả làm
việc.
- Doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều sâu lẫn
chiều ngang.
- Năng xuất lao động bình quân tăng lên chứng tỏ công nhân viên đã
làm việc hăng say hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra dẫn đến sản lượng
ngày càng tăng.
Nguyên nhân khách quan
- Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang có những bước suy
thoái tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội ký được nhiều hợp đồng
hơn.
 Nhóm chỉ tiêu tài chính
1. Doanh thu: Theo bảng phân tích ta thấy doanh thu cảu doanh nghiệp
tăng 12,07% so với kỳ gốc tương đương là 80,513,244,239 đồng. Sở dĩ có sự
biến động nhưu trên là vì các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan


- Doanh nghiệp có những khoản thu lớn từ hoạt động tài chính, hay
thanh lý được các tài sản cố định không cần thiết.
- Doanh nghiệp ký được các hợp đồng có giá trị với các khách hàng
mới và duy trị việc làm ăn với các khách hàng tiềm năng.


Nguyên nhân khách quan
- Năm 2015 vừa qua là một năm nền kinh tế khá ổn định không có
nhiều biến đổi tiêu cựu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
- Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang gặp những khó
khăn riêng của mình tạo cho doanh nghiệp có cơ hội thu hút được khách hàng.
2. Chỉ tiêu chi phí: Bên cạnh doanh thu thì chi phí của doanh nghiệp
cũng tăng đáng kể là 15% tương đương với 91,639,067,200 đồng. Đây có lẽ
là chỉ tiêu mà không một doanh nghiệp nào muốn tăng cả. Nguyên nhân chính
dẫn đến việc chi phí tăng là những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan
- Do doanh nghiệp đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng trang thiết bị máy móc
để phục vụ quá trình sản xuất tốn một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp.
- Do doanh nghiêp mở thêm các chi nhánh tại nước ngoài, tiền trả
lương cho số nhân viên được tuyển dụng thêm trong kỳ nghiên cứu.
- Do các khoản chi không hợp lý vào các hoạt động hội họp.
Nguyên nhân khách quan
- Do giá dầu trên thế giới biến động tăng lên làm tăng chi phí nhiên liệu
của doanh nghiệp.
3. Chỉ tiêu lợi nhuận: Do tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp hơn so
với chi phí nên dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Lợi


nhuận ở kỳ nghiên cứu giảm 20,04% tương đương với -11,258,320,500 đồng.
Nguyên nhân có thể kể đến gồm:
Nguyên nhân chủ quan
- Do doanh nghiệp mới đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều
sâu và chiều ngang nên chưa thu lại lợi nhuận.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
Nguyên nhân khách quan

- Doanh nghiệp tồn lại một số khoản nợ của khách hàng được duyệt
vào nợ khó đòi
 Nhóm chỉ tiêu lao động tiền lương
1. Tổng số lao động bình quân: Ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp có tuyển
thêm 5 nhân viên nữa tăng 1,39% so với kỳ gốc. Nguyên nhân cảu việc tuyển
thêm nhân viên là:
Nguyên nhân chủ quan
- Do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
- Cần có lực lượng nhân công trẻ trung năng động thay thế cho các
nhân viên sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Nguyên nhân khách quan
- Do doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng hơn ở kỳ nghiên cứu nên
cần thêm nhân viên.
- Do các nhân viên có năng lực bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo.
2. Chỉ tiêu tổng quỹ lương tăng lên 16,29% tương đương với
3,872,499,840 đồng so với kỳ gốc. Nguyên nhân chính là:
Nguyên nhân chủ quan
- Do doanh nghiệp tuyển thêm nhân viên


- Do các khoản thưởng tết, ngày lễ... của doanh nghiệp được tăng thêm.
- Các nhân viên ưu tú được cử đi ra nước ngoài đào tạo trở về nên mức
lương có sự chênh lệch hơn sơ với nhân viên bình thường.
Nguyên nhân khách quan
- Do nhà nước ra quyết định tăng mức lương cở bản.
3. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân tăng 10,54% tương đương là
195,211,476 đồng so với kỳ gốc. Nguyên nhân dẫn đến biến động trên là:
Nguyên nhân chủ quan
- Do đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản chuyên
nghiệp, thêm vào đó các nhân viên ưu tú được cử đi học ở nước ngoài quay

trở về làm việc góp phần tăng năng suất lao động.
- Do kỳ nghiên cứu vừa qua doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống máy móc
cũng như quy trình sản xuất tiên tiến hiện đại làm tăng năng suất lao động.
- Do chính sách khen thưởng của doanh nghiệp khiến cho nhân viên nỗ
lực hoàn thành vượt các chỉ tiêu đặt ra làm năng suất lao động tăng.
- Do phân công lao động trong công việc hợp lý đúng người đúng việc.
4. Chỉ tiêu tiền lương bình quân: Tiền lương bình quân ở kỳ nghiên cứu
tăng 808,772 đồng tương đương với 14,7% so với kỳ gốc. Nguyên nhân của
việc tăng tiền lương bình quân là:
Nguyên nhân chủ quan
- Do năng suất lao động tăng nên tiền lương bình quân của nhân viên
cũng tăng theo để xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Nguyên nhân khách quan
- Do nhà nước tăng mức lương cơ bản.
- Do các đối thủ cạnh tranh luôn muốn lôi kéo nguồn nhân lực chất
lượng của doanh nghiệp.


 Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân sách
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy thuế
thu nhập doanh nghiệp giảm -3,948,023,409 đồng tương đương với 33,72%
so với kỳ gốc. Nguyên nhân của việc giảm đó là lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm ở kỳ nghiên cứu.
2. Thuế VAT giảm ở kỳ nghiên cứu là 23,91% tương đương với
-1,194,502,524 đồng. Nguyên nhân là do:
Nguyên nhân chủ quan
- Doanh thu từ các khoản chịu thuế của doanh nghiệp giảm.
- Doanh nghiệp đầu tư máy móc nằm trong danh mục thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ.
Nguyên nhân khách quan

- Do nhà nước giảm thuế với một số mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh
mà doanh nghiệp đang hoạt động sản suất.
3. Bảo hiểm xã hội: Ở bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu bảo hiểm xã hội
tăng 16,29% tương đương với 697,049,971 đồng. Nguyên nhân là do:
Nguyên nhân chủ quan
- Do số nhân viên tăng nên số tiền đóng BHXH cũng tăng theo
- Doanh nghiệp đã vận động được thêm nhiều nhân viên ý thức tham
gia đóng BHXH hơn.
Nguyên nhân khách quan
- Do một số điều luật trong bảo hiểm xã hội thay đổi tăng lên làm cho
số tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải đóng cũng tăng lên.
2.2.3 Kết luận

Qua việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu trên ta có thể thấy được năm vừa
qua là một năm doanh nghiệp hoạt động không được hiệu quả. Lợi nhuận


giảm so với kỳ gốc là 20,04%. Năng suất lao động bình quân của doanh
nghiệp tăng 10,54% nhưng so với 16,29% và 14,7% của tổng quỹ lương và
lương bình quân thì cho thấy việc trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp
còn nhiều bất cập.
• Nguyên nhân chủ quan tích cực
- Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều sâu lẫn chiều ngang.
- Doanh nghiệp đầu tư máy móc cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chất lượng.
- Doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng có giá trị
- Doanh nghiệp thanh lý được các tài sản cố định, cắt giảm chi phí không
cần thiết.
- Doanh nghiệp mở thêm các chi nhánh nước ngoài
• Nguyên nhân chủ quan tiêu cực

- Vẫn còn các khoản chi không hợp lý cho việc hội họp
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
- Việc trả lương cho nhân viên vẫn còn nhiều bất cập
• Nguyên nhân khách quan chủ quan
- Doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng hơn
- Nhà nước có các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- Các đối thủ cạnh tranh đều gặp khó khăn riêng của mình.
• Nguyên nhân khách quan tiêu cực
- Chi phí nhiên liệu tăng
- Sự cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng gay gắt khiến doanh nghiệp
phải tăng lương cho doanh nghiệp


- Doanh nghiệp tồn lại một số khoản nợ của khách hàng được duyệt vào
nợ khó đòi.
Kiến nghi
- Cần phát huy tối đa công suất của các máy móc mới
- Cần tận dụng tối đa nguồn lực nhân viên chất lượng
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực mới để thay thế những nhân viên sắp nghỉ
hưu.
- Có chế độ lương thưởng hợp lý
- Bên cạnh việc chú tâm vào khách hàng tiềm năng thì cũng cần củng cố quan
hệ với khách hàng lâu năm.
2.3 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản lượng
2.3.1 Mục đích, Ý nghĩa

2.3.1.1 Mục đích
− Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản lượng của
doanh nghiệp.
− Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán ảnh hưởng của các nhân

tố đến chỉ tiêu giá trị sản lượng của doanh nghiệp.
− Qua phân tích chi tiết chỉ tiêu giá trị sản lượng theo các chỉ tiêu vận
chuyển hàng hóa mà doanh nghiệp đang cung cấp để xác định những tiềm
năng của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm khai thác
tốt nhất những tiềm năng.
− Làm cơ sở dự báo, dự đoán trong tương lai đồng thời làm cơ sở cho
việc hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng các phương án khác.
2.3.1.2 Ý nghĩa
− Chỉ tiêu giá trị sản lượng phản ánh kết quả của công tác hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói lên kết quả mà doanh nghiệp đã thực
hiện được trong kỳ. Qua đó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp,
phản ánh việc sử dụng các yếu tố lao động trong quá trình sản xuất kinh


doanh. Việc tiến hành phân tích chỉ tiêu sản lượng có ý nghĩa rất quan trọng
trong công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp.
− Nếu phân tích tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về tình
hình hoạt động của mình, qua đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực
sản xuất, hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở đó tăng lợi nhuận không ngừng cho
doanh nghiệp.


2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty cổ phân Vinalink

stt

1

Chỉ tiêu


Hàng Bao

2

Hàng

3

Container
Hàng rời

Kỳ gốc
Quy mô
Tỷ trọng (%)
126,531,397,000
314,452,520,000
142,976,000,000

Kỳ NC
Quy mô
Tỷ trọng (%)

Chênh

MĐAH

sánh

lệch


đến y

19

146,792,085,00

19,64

116

20,260,688,000

(%)
3,04

47,1

0
362,531,875,15

48,51

115,3

48,079,355,152

7,21

21,46


2
160,791,523,90

21,51

112,46 17,815,523,906

2,67

5,7

94,75

-2,363,545,041

-0,35

4,6
100

91,3 -3,278,777,778
112,07 80,513,244,239

-0,5

4

Hàng bách

45,024,179,352


6,75

6
42,660,634,311

5
6

hóa
Hàng khác
Tổng giá trị

37,811,903,648
666,796,000,000

5,67
100

34,533,125,870
747,309,244,23

sản lượng

So

9

Bảng 2.2: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty cố phần Vinalink



Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị sản lượng ở kỳ nghiên cứu là
747,309,244,239 đồng và

kỳ

gốc là

666,796,000,000 đồng tăng

80,513,244,239 đồng tương đương với 12,07%. Để có cái nhìn rõ hơn về giá
trị sản lượng của doanh nghiệp thì ta sẽ đi vào phân tích chuyên sâu từng
nhân tố.
2.2.3.1 Hàng Bao
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng vận chuyển hàng bao có mức tăng
trưởng là 16% so với kỳ gốc tương đương với số tiền là 20,260,688,000 đồng.
Nguyên nhân có sự tăng trưởng đáng kể trên là:
Nguyên nhân chủ quan
- Doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt chiếm được thiện cảm, lòng
tin của khách hàng.
- Doanh nghiệp chủ động hạ giá vận chuyển các loại hàng đóng bao có
số lượng vận chuyển lớn và thường xuyên như gạo, xi măng...
Nguyên nhân khách quan
- Nhu cầu các mặt hàng đóng bao năm vừa qua có sự tăng đột biến, như
quá trình đô thị hóa nhanh mặt hàng xi măng cần cho ngành xây dựng tăng.
- Biện pháp: Doanh nghiệp tiếp tục phát duy lợi thế của mình về lòng
tin cũng như tín nhiệm của khách hàng, nắm bắt nhu cầu của thị trường để có
những búc đi tiếp theo.
2.3.2.2 Hàng Container
Qua bảng số liệu ta thấy vận chuyển hàng container của doanh nghiệp

có tỷ trọng lớn nhất 47,1% trong tổng giá trị sản lượng và tăng 15,3% so với
kỳ gốc. Đây có thể coi là ngành hoạt động kinh doanh mũi nhọn của doanh
nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến biến động trên là:
Nguyên nhân chủ quan


- Doanh nghiệp mới đầu tư mua thêm tàu chuyên dụng chở hàng
container.
- Đội ngũ thuyền viên của doanh nghiệp có chất lượng tốt được đào tạo
bài bản, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Nguyên nhân khách quan
- Do quá trình container hóa
- Khách hàng ngày càng ưa chuộng vận chuyển hàng hóa bằng
container do có nhiều ưu điểm nhưu vận chuyển số lượng lớn, dễ kiểm soát...
- Biện pháp: Tiếp tục đầu từ khai thác ngành kinh doanh mũi nhọn của
doanh nghiệp, nắm bắt tâm lý sở thích của khách hàng để đem đến sự hài lòng
chiếm được hơn nữa sự tin cậy của khách hàng với công ty.
2.2.3.3 Hàng rời
Theo bảng số liệu ta có chỉ tiêu hàng rời ở kỳ gốc là 142,976,000,000
đồng, và ở kỳ nghiên cứu là 160,791,523,906 đồng tăng lên 17,815,523,906
đồng tương đương với 12,56%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng đó là:
Nguyên nhân chủ quan
- Doanh nghiệp đầu tư 1 số trang thiết bị bốc xếp hàng rời mới hiện đại
làm tăng năng xuất bốc xếp thúc đẩy quá trình làm hàng nhanh hơn.
Nguyên nhân khách quan
- Do các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực gặp khó khăn tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
- Do nhu cầu tiêu dùng hàng rời trên thì trường tăng.
- Biện pháp: Khai thác tối đa khả năng của các công cụ xếp dỡ mới
được đầu tư. Nắm bát thời cơ khi đối thủ của mình đang gắp khó khăn để

cạnh tranh khách hàng tiềm năng của đối thủ.
2.2.3.4 Hàng bách hóa


×