Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

DỰ án đầu tư KINH DOANH tàu MARINE DIAMOND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 70 trang )

CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………................

2

II. CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỘI TÀU……………..........

9

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế nước ta và các nước trong khu vực............

9

2. Thực trạng đội tàu quốc gia và kế hoạch phát triển................................................

9

3. Thị trường hàng hóa và nhu cầu vận chuyển hàng hóa..........................................

11

4. Vài nét về chủ đầu tư – Công ty TNHH Khai thác & Quản lý tàu VTD...............

12

5. Sự cần thiết phải đầu tư..........................................................................................

38


III. CHƯƠNG II: ĐẶC TÍNH HÀNG HÓA VÀ TÌNH HÌNH BẾN CẢNG......

40

1. Phân tích đặc tính hàng hóa.................................................................................... 40
2. Tình hình các bến cảng........................................................................................... 41
IV. CHƯƠNG III: LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN TÀI
45
TRỢ CHO DỰ ÁN....................................................................................................
V. CHƯƠNG IV: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN...............................

47

VI. CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ.........................................

50

1. Nguyên tắc chung và phương pháp tính toán hiệu quả tài chính của Dự án.......... 50
2. Tính toán chi phí..................................................................................................... 51
3. Tính khả thi của kế hoạch kinh doanh.................................................................... 62
VII. CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

65

Page 1


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD


LỜI MỞ ĐẦU
I. Vai trò của Vận tải Biển đối với nền kinh tế quốc dân
Vận tải biển đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Quốc dân
và là một phương thức vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải Quốc tế. Năng lực
chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn và không bị hạn chế như các phương
thức vận tải khác. Trong chuyên chở hàng hóa, ưu điểm nổi bật của vận tải
đường biển là giá thành thấp, chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống, còn lại
đều thấp hơn các phương thức vận tải khác. Vận tải đường biển rất thích hợp với
chuyên chở Quốc tế, tức là phục vụ chuyên chở hàng hóa ngoại thương với khối
lượng lớn và cự ly vận chuyển dài.
Hiện nay, vận tải đường biển giữ vị trí số một trong việc phục vụ lưu
chuyển hàng hóa trên Thế giới. Nó đảm bảo chuyên chở gần 80% tổng khối
lượng hàng hóa trong buôn bán Quốc tế. Cứ 10 năm khối lượng hàng hóa
chuyên chở bằng đường biển Quốc tế lại tăng lên gấp đôi.
Vận tải đường biển chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu của nước ta với nhiều cảng của nhiều nước trên Thế giới đã hình
thành các luồng tàu thường xuyên và chuyên tuyến. Trên các luồng tàu này do
lực lượng tàu buôn của nước ta và nước ngoài kinh doanh.
Việt Nam là Quốc gia ven biển, với gần 1,000,000 km 2 diện tích lãnh hải
và trên 3,260 km bờ biển chạy dài theo đất nước. Nằm ở vị trí chiến lược, trong
khu vực phát triển năng động của Quốc tế gắn liền với châu Á – Thái Bình
Dương, là hành lang phát triển kéo dài từ Thái Lan – Malaysia – Singapore –
Indonesia đến Philippines, đồng thời nằm trên các tuyến hàng hải huyết mạch
thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung
cận đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Chính phủ Việt
Nam đã xác định mục tiêu và tầm quan trọng của Ngành vận tải biển và Ngành
công nghiệp tàu thủy đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt trong
Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 06/05/1993 “Về một số nhiệm
vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” đã chỉ rõ: “Vị trí và đặc

điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều
kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng
cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi
trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển. Trở
thành một nước mạnh về kinh tế biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu
cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam”.
II. Các chính sách của Đảng, Nhà nước, bối cảnh nền kinh tế và ngoại giao
của đất nước ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam
và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam
2.1. Chính sách ưu đãi đầu tư:

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 2


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Luật 03/1998/QH ban hành ngày 31/05/1998 của Quốc hội về Luật
khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/03/2009 của Chính phủ về việc
đăng ký và mua, bán tàu biển;
Nghị định số Nghị định số 77/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009
của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển;
Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 03/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn trung, dài hạn để đầu tư mới
phát triển sản xuất – kinh doanh;
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2013-2020;
Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/09/1999 của Bộ kế hoạch đầu tư
hướng dẫn trình tự thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo NĐ 51/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính phủ;
Thông tư 146/1999/TT-BTC ngày 22/07/1999 của Bộ tài chính về việc
miễn giảm thuế theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số
03/1998/QH10.
2.2.Bối cảnh nền kinh tế và ngoại giao của đất nước:
Vận tải biển đóng vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hoá ngoại
thương, là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế, đảm bảo
chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Do đặc thù của
ngành hàng hải có tính quốc tế hóa cao nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự
nhiên cũng như sự phát triển kinh tế chính trị của các nước trên thế giới.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, đã
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành hàng hải, giá cước sụt giảm đến
50-60% so với đầu năm 2008 và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Doanh
nghiệp vận tải biển Việt Nam cũng bị ảnh hưởng chung do khủng hoảng, giá
cước vận tải và giá cho thuê tàu giảm mạnh, chi phí vận hành nhiên liệu bảo
dưỡng ngày càng tăng, nguồn hàng vận chuyển khan hiếm, kinh doanh kém hiệu
quả, hầu như các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đều trong tình trạng thua
lỗ, một phần lớn doanh nghiệp nhỏ bị phá sản hàng loạt.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND


Page 3


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Hoạt động vận tải trong nước: Giá cước thấp, nguồn hàng không ổn định
do tính thời vụ và chủng hàng vận chuyển, tàu không đủ hàng để vận tải hệ số
hiệu quả của tàu bình quân chỉ đạt 50-60%, vào mùa cao điểm có thể đạt đến
80%, sản lượng vận tải không cân bằng giữa các khu vực do vậy nguồn thu từ
giá cước không đủ chi phí, các doanh nghiệp gần như hoạt động thua lỗ. Nhiều
doanh nghiệp phải cho tàu ngừng chạy và một số lớn phải bán tàu để trả nợ. Bên
cạnh đó doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với một số hãng tàu nước ngoài
với sức cạnh tranh yếu kém nên rất khó khăn để thu hút nguồn hàng.
Hoạt động vận tải quốc tế: Mặc dù hiện nay một số chủ tàu Việt Nam đã
có những con tàu đủ trọng tải và tiêu chuẩn hoạt động trên khắp thế giới, kể cả
các tuyến viễn dương như Bắc Mỹ, châu Âu nhưng số lượng vẫn còn hạn chế.
Hiện có đội tàu biển đăng ký hoạt động tuyến quốc tế của Việt Nam hoạt động
chủ yếu trên các tuyến khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số
doanh nghiệp lớn cũng đã có tàu hàng tổng hợp đủ năng lực hoạt động khai thác
trên các tuyến đến Châu Mỹ, châu Âu nhưng số lượng còn hạn chế. Tàu
container hầu hết mới chỉ hoạt động vận tải feeder trong khu vực Đông Nam Á,
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan mà chưa thể thực hiện các chuyến đi thẳng.
Đội tàu dầu sản phẩm chủ yếu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu từ Singapore,
Malaysia và Trung Đông. Một số tàu trọng tải lớn hơn có tham gia thị trường
chở thuê giữa các cảng nước ngoài.
Bình quân trong giai đoạn 2005-2015, khối lượng vận tải hàng hóa đường
biển của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam chiếm tỷ lệ 29% về Tấn và 77.5%
về Tấn.km so với tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn ngành giao thông
vận tải và đạt mức tăng trưởng bình quân 10.9%/năm, cao hơn so với các

phương thức vận tải khác. Trong tổng khối lượng vận tải biển, trong giai đoạn
trước đây từ 2005 - 2013, vận tải biển nội địa chiếm khoảng 30%; vận tải nước
ngoài chiếm khoảng 70%, nhưng bắt đầu từ năm 2014 trở lại đây, sản lượng vận
tải nội địa tăng mạnh, còn sản lượng vận tải nước ngoài lại sụt giảm, cho đến
năm 2016 sản lượng vận tải nội địa đã chiếm khoảng 70%, còn lại là vận tải
nước ngoài khoảng 30% trong tổng số sản lượng vận tải biển của Việt Nam.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 4


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 5


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Bảng tổng hợp sản lượng vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam năm 2010-2015 và dự kiến năm 2016

I

1

2

Tấn


Sản lượng
2010
81,056,000

Sản lượng
2011
88,900,000

Sản lượng
2012
96,300,000

Sản lượng
2013
100,500,000

Sản lượng
2014
98,363,056

TEU

1,780,000

1,737,000

2,062,000

2,079,000


2,201,224

1000T.Km

139,281,000

163,533,000

183,907,000

173,228,000

150,585,450

Tấn

53,235,000

62,449,000

66,291,000

69,727,000

55,127,000

1,573,036
135,748,00
0

28,386,504

TEU

1,138,000

1,230,000

1,427,000

1,435,000

1,269,263

265,660

1000T.Km

121,700,000

144,136,000

162,219,000

157,240,000

128,032,780

92,448,000


Tấn

27,821,000

26,471,000

30,025,000

30,841,000

43,236,056

70,106,572

TEU

570,000

507,000

635,000

645,000

931,961

1,307,376

17,584,000


19,397,000

21,688,000

15,988,000

22,552,670

Chỉ tiêu

Đơn vị

Sản lượng vận tải biển

Vận tải nước ngoài

Vân tải trong nước

1000T.Km
II

Hàng hoá thông qua
cảng biển

Sản lượng
Dự kiến
2015
2016
98,493,076 101,447,868


43,300,000
370,317,32
407,349,056
4

TTQ

326,022,214

TEU

8,527,978

10,240,457

Tấn

99,961,396

117,150,420

TEU

3,442,869

3,981,217

Tấn

35,227,265


40,715,856

TEU

3,469,588

3,989,283

Tấn

40,422,028

46,947,237

TEU

1,615,521

2,269,957

Trong đó

1

Hàng container

- Xuất khẩu

- Nhập khẩu


- Nội địa

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 6

11,571,716


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD
Tấn
Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàng Lỏng

Tấn

24,312,103
Sản lượng
2014
49,509,712

- Xuất

Tấn

8,584,817


9,273,338

- Nhập

Tấn

17,350,161

18,016,377

- Nội địa

Tấn

23,574,734

Hàng khô

Tấn

135,555,059

- Xuất

Tấn

58,180,206

24,659,640

160,932,60
7
62,973,019

- Nhập

Tấn

27,453,290

32,280,168

- Nội địa

Tấn

49,921,563

65,679,420

4

Hàng quá cảnh

Tấn

40,996,047

40,284,942


45,119,135

III

Hành khách qua cảng

Người

380,435

1,539,872

1,693,859

IV

Lượt tàu ra vào cảng
biển

Lượt

85,802

90,998

94,638

2

3


Sản lượng
2010

Sản lượng
2011

Sản lượng
2012

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Sản lượng
2013

Page 7

29,487,326
Sản lượng
2015
51,949,355

Dự kiến
2016
52,209,101

180,244,52
0



CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Ngành vận tải biển Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu hướng tới mục tiêu
chung là phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng dịch
vụ và giảm chi phí vận tải. Để thực hiện điều này, ngành đã xây dựng Đề án tái
cơ cấu ngành hàng hải đến năm 2020; trong đó có lĩnh vực vận tải biển vừa
được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và coi đây là kim chỉ nam cho hoạt động
vận tải thời gian tới.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Bùi Thiên Thu, để phát
triển ngành vận tải biển, điều quan trọng nhất là hiện đại hóa đội tàu. Theo tính
toán từ nay đến năm 2020, phải cần ít nhất 2 tỷ USD mới nâng cao được thị
phần vận tải xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam. Tuy nhiên, với tình hình ngân
sách nhà nước khó khăn, không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước.
“Chính phủ đã có chủ trương xã hội hóa phát triển ngành hàng hải, chúng ta có
thể kêu gọi nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp nước ngoài.
Đặc biệt, khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỷ lệ lên đến
49% sẽ thu hút nhiều nguồn lực từ nước ngoài tham gia phát triển vận tải biển
của Việt Nam,” ông Thu nhấn mạnh.
Song song với đó, ông Bùi Thiên Thu cho rằng, bản thân doanh nghiệp
cũng cần căn cứ vào đề án, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt; trong
đó có xác định xu hướng phát triển đội tàu, loại tàu để có phương hướng đầu tư
phát triển đội tàu của doanh nghiệp cho hợp lý.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp, liên kết với các
doanh nghiệp sản xuất, xuất, nhập khẩu để chủ động tìm kiếm hợp đồng vận
chuyển hàng hóa, từng bước tạo lập hệ thống dịch vụ logistics khép kín, chuyên
nghiệp. “Có thể nói, khâu yếu của đội tàu biển Việt Nam là cơ cấu đội tàu chưa
được hợp lý. Hiện nay chúng ta có hơn 1,800 tàu. Tuy nhiên, số lượng tàu nhỏ,
tàu hàng rời quá nhiều trong khi các tàu chuyên dụng, tàu chở container, tàu chở
dầu, khí hóa lỏng chiếm rất ít,” ông Thu phân tích. Ngoài ra, dù các doanh
nghiệp vận tải biển Việt Nam rất nhiều, với khoảng 600 doanh nghiệp, song có

trên 500 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và chỉ chiếm 1/4 tổng trọng tải cho
thấy phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
Một yếu tố nữa kéo theo khó khăn cho đội tàu Việt Nam là độ tuổi trung
bình của đội tàu cao, hiện khoảng 17.7 tuổi trong khi tuổi trung bình của các đội
tàu nước ngoài chỉ trên dưới 10 tuổi. Theo thống kê, năm 2015, tổng sản lượng
vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 98.5 triệu tấn (135.7 tỷ
T.Km) tăng trưởng nhẹ ở mức 0.13% so với năm 2014. Hoạt động kinh doanh
vận tải biển của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và tiếp tục đối mặt với cạnh
tranh gay gắt. Mặc dù đội tàu biển trong nước đảm nhận gần như 100% lượng
hàng vận tải nội địa bằng đường biển, song mới chỉ đảm đương khoảng 10-12%
thị phần vận tải hàng hóa của Việt Nam xuất, nhập khẩu qua đường biển. Các
tàu biển Việt Nam chủ yếu hoạt động trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á
và Đông Bắc Á, chưa có tuyến chạy thẳng sang châu Âu và Mỹ, mặc dù đây là
hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 8


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Để kịp thời nắm bắt được cơ hội phát triển trong giai đoạn sắp tới khi nền
kinh tế Thế giới phục hồi trở lại, công ty TNHH Khai thác & Quản lý tàu VTD
mạnh dạn đầu tư mua tàu Marine Diamond có trọng tải 10,292 DWT đóng tại
Nhật Bản, góp phần tăng số tấn trọng tải trong đội tàu biển Quốc gia Việt Nam
nói chung và sự phát triển đội tàu của Công ty TNHH Khai thác & Quản lý tàu
VTD nói riêng.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND


Page 9


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỘI TÀU
I, Khái quát tình hình phát triển kinh tế nước ta và các nước trong khu vực.
Từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, đất
nước không ngừng phát triển và có những bước phát triển vượt bậc chưa từng
có. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực sau những năm kết thúc chiến tranh
đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thứ 3 trên Thế giới, với số lượng
trên dưới 4 triệu tấn/ năm. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác cũng
không ngừng phát triển, từng bước chiếm lĩnh thị phần thương mại trong khu
vực và trên thế giới như: Nông sản, thực phẩm, hải sản, may mặc, thủ công mỹ
nghệ. Các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng phát triển mạnh
như: Xi măng, clinker, sắt thép, phân bón, than, vật liệu xây dựng…
Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam là nước nằm trong khu vực
Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế được đánh giá là năng động nhất thế giới.
Thực vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 các nước ASEAN đã vực dậy
được và đang trên đà phát triển rất phong phú, linh hoạt. Hàng hóa trao đổi giữa
các nước ASEAN không ngừng tăng hàng năm kể cả về số lượng cả về chủng
loại. Nền kinh tế của nước ta dần dần từng bước đang hòa nhập với các nước
ASEAN, và các nước trong khu vực và trên thế giới; cụ thể là năm 2001 nước ta
đã gia nhập AFTA và tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO. Như vậy, xu thế hòa nhập và phát triển là xu thế của nền kinh
tế Việt nam trong những năm tới. Các mặt hàng chủ yếu vận chuyển của các
nước trong khu vực như: Máy móc, thiết bị, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ
nghệ, xi măng, clinker, phân bón, các loại vật liệu xây dựng, quặng, gạo, nông
sản, thực phẩm, cao su và các sản phẩm từ các loại cây công nghiệp.

II. Thực trạng đội tàu quốc gia và kế hoạch phát triển
Trong thời gian vừa qua, do áp dụng quyết liệt các biện pháp nhằm bảo vệ
quyền vận tải nội địa, thị phần vận tải nội địa của đội tàu biển Việt Nam gia tăng
nhanh chóng, chiếm trên 90% thị phần vận tải nội địa bằng đường biển. Số
lượng tàu container mang cờ quốc tịch Việt Nam đưa vào vận tải nội địa cũng
tăng từ 19 tàu lên 30 tàu trong vòng hơn 1 năm, không còn tình trạng tàu neo
đậu dài ngày do không có hàng, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp vận tải
biển trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam hiện nay
mới chỉ chiếm khoảng 10-12%, trong đó thị phần vận tải hàng khô tổng hợp
chiếm 12%, hàng container chiếm 8%, hàng lỏng chiếm 8%. Thị trường vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam chủ yếu là các nước
Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Á, một số tàu biển đã chở hàng xuất đi các
nước Đông Âu. Thị phần vận tải hàng container xuất khẩu đạt được chưa đến
10% và chỉ vận tải các tuyến gần như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc. Thị
phần vận tải dầu thô xuất khẩu không đáng kể; nguyên nhân chính là do thiếu về
cỡ tàu và điều kiện kỹ thuật của đội tàu biển Việt Nam chưa đáp ứng được yêu
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 10


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

cầu khắt khe của chủ hàng. Thị phần vận tải hàng khô xuất nhập khẩu của đội
tàu biển Việt Nam chiếm khoảng 12% và đã có tàu chạy thẳng sang thị trường
Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ nhưng với số lượng không đáng kể.
Như vậy, về thị phần vận tải, đội tàu biển Việt Nam đã đảm nhận gần như
toàn bộ thị phần vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển. Tuy nhiên, đối với
vận tải hàng xuất nhập khẩu và quốc tế, tỷ lệ thị phần mới đạt 10 - 12% là quá

nhỏ so với tiềm năng thực tế.
Tỷ lệ thị phần vận tải biển hiện nay so với các phương thức vận tải khác
trong nước mới đạt 17-19% về vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách
gần như không đáng kể. Chưa tương xứng với lợi thế so sánh và phát huy được
tiềm năng của vận tải biển, chưa góp phần tích cực vào giảm tải cho vận tải
đường bộ (hiện chiếm tới 74%).
Nhìn lại trong kinh doanh hai năm qua ngành hàng hải Thế giới trong đó
có ngành hàng hải Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt
như: Việc thực thi Bộ luật an ninh cảng biển và tàu biển quốc tế (ISPS) có hiệu
lực thực hiện từ 01/07/2004, sự kiện gia nhập WTO của Việt Nam và một loạt
các quy định khác về an ninh tàu biển, bảo vệ môi trường, khả năng đi biển của
đội tàu…được Tổ chức Hàng hải Thế giới sửa đổi bổ sung vào cuối 2010 đầu
2011 đòi hỏi các chủ tàu và các nhà kinh doanh hàng hải phải tăng cường đầu tư
trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại sỹ quan, thuyền viên. Nó trở thành một gánh
nặng về mặt tài chính đối với nhiều chủ tàu và nhà kinh doanh hàng hải Việt
Nam.
Thêm vào đó, các chủ tàu Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức
phát sinh từ thực tế nền kinh tế Việt Nam. Những khó khăn do đội ngũ sỹ quan,
thuyền viên vừa thiếu lại vừa yếu cả về chuyên môn và ngoại ngữ, sự cạnh tranh
gay gắt giữa các chủ tàu trong nước với nhau và giữa các chủ tàu trong nước với
các chủ tàu nước ngoài. Đội tàu biển Việt Nam đang thực hiện lộ trình mở cửa
hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của nước ta trong đó có lộ trình
cạnh tranh và hội nhập trong ngành hàng hải ASEAN để trong năm 2016 này thị
trường hàng hải ASEAN trở thành thị trường tự do, bình đẳng cho mọi chủ thể
kinh doanh, khai thác hàng hải.
Một yếu tố nữa kéo theo khó khăn cho đội tàu Việt Nam là độ tuổi trung
bình của đội tàu cao, hiện khoảng 17.7 tuổi trong khi tuổi trung bình của các đội
tàu nước ngoài chỉ trên dưới 10 tuổi. Mặc dù đội tàu biển trong nước đảm nhận
gần như 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, song mới chỉ đảm
đương khoảng 10-12% thị phần vận tải hàng hóa của Việt Nam xuất, nhập khẩu

qua đường biển.
Vì vậy, phương hướng phát triển đội tàu Quốc gia hiện nay là gia tăng về
số lượng, trẻ hóa đội tàu, tăng trọng tải tàu…nhằm phù hợp với thay đổi của
công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, đi trước đón đầu sự khôi phục
kinh tế sau cuộc khủng hoàng 2008 đến nay.
III. Thị trường hàng hóa và nhu cầu vận chuyển hàng hóa:
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 11


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

1/. Đối với tuyến Xuất nhập khẩu của Việt Nam:
a.

Hàng xuất khẩu:

- Các mặt hàng xuất khẩu hiện tại chủ yếu tập trung vào các mặt hàng
nguyên liệu thô, khoáng sản như than, quặng crom, eminite xuất khẩu chủ yếu đi
Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc với lượng hàng dao động từ 3,000 – 20,000
tấn/lô hàng.
- Hàng gạo xuất khẩu từ Sài Gòn, Mỹ Thới, Cần Thơ đi các nước trong
khu vực như Phillipines, Indonesia, Malaysia, Trung quốc với khối lượng 5,000
– 20,000 tấn/ lô hàng, và hàng gạo xuất khẩu đi các nước ở khu vực Trung Đông
hoặc Châu Phi, Châu Mỹ khoảng trên 17,000 tấn/ lô hàng với giá cước vận
chuyển tương đối cao (đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam).
- Hàng gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu đi Đài Loan, Nhật Bản, Trung
Quốc, Ấn Độ đối với loại hàng đặc biệt này yêu cầu các tàu khoảng trên 7,000
DWT.

- Ngoài ra, còn một số lượng nông sản như cà phê, hạt điều, sắn lát, gỗ
dăm xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
b. Hàng nhập khẩu:
- Hàng nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thạch cao rời, phụ gia cement
từ Thái Lan với trọng lượng 15,000 – 20,000 tấn/ lô hàng.
- Hàng phân Urea nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia theo trọng lượng
thông thường 4,000 – 10,000 tấn/ lô hàng, hàng nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc nhập từ Indonesia từ 5,000 – 15,000 tấn/ lô hàng; phân Urea, sắt nhập khẩu
từ Philippine, Malaysia, Trung Quốc từ 3,000-6,000 tấn/ lô hàng;
- Các sản phẩm sắt thép gia công, thiết bị, ô tô từ Nhật, Hàn Quốc các lô
hàng này thường yêu cầu các tàu bách hóa có trọng tải khoảng 10,000 DWT với
dung tích lớn và có thể xếp hàng trên boong.
- Hiện nay, có một lượng rất lớn nông sản như lúa mỳ, ngô rời được nhập
khẩu từ Nam Mỹ, Canada và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc nhập khẩu từ
Ấn Độ về Sài Gòn, đối với các mặt hàng này thường sử dụng các tàu có trọng tải
từ 6,000-10,000 DWT (dự kiến mặt hàng này tiếp tục được nhập khẩu trong
nhiều năm tới vì nhu cầu phát triển ngành sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam
đang tiếp tục phát triển mạnh).
2/. Đối với các tuyến vận tải khác:
Trong thời điểm hiện nay vẫn tập trung chủ yếu trên các tuyến theo trục
Bắc – Nam như giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á với các lô hàng gạo,
phân bón, sắt thép, thiết bị… từ 4,000 – 12,000 tấn/ lô hàng. Từ các nước Đông
Nam Á lên phía Bắc với các lô hàng nguyên liệu thô khoáng sản từ 6,000 –
30,000 tấn/ lô hàng và các lô hàng phân bón từ 5,000-10,000 tấn/ lô hàng; hàng
sắt thép từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Bắc Trung Quốc về Philippines; hàng gỗ
các loại từ Đông Malaysia về Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 12



CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

IV. Vài nét về chủ đầu tư – Công ty TNHH Khai thác & Quản lý tàu VTD
1. Giới thiệu
- Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 5, Lô 2, Khu đô thị PG, Xã An Đồng, Huyện An
Dương, Thành phố Hải Phòng.
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Phòng 3.3, Phòng 4.1, toà nhà Khánh Hội, Lô 2/3C
Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng
- Số điện thoại: 031.3250 695/ 031.3722 695
- Số Fax: 031.3250 682.
- Họ tên người đại diện: Ông Nguyễn Duy Hải

Chức vụ: Giám đốc.

- CMND số 031084000765 do Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư
cấp ngày 29/09/2014.
- Tài khoản tiền gửi số: 2111201008091 tại Agribank Chi nhánh Bắc Hải Phòng.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Mã số doanh nghiệp: 0201199297
đăng ký lần đầu ngày 15/09/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 03 ngày 06/06/2014
do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
cấp.
- Lĩnh vực hoạt động chính: Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương, dịch vụ
đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới vận tải hàng hoá, đại lý hàng hoá, dịch vụ hệ
thống đảm bảo an toàn hàng hải, bốc xếp hàng hoá, dạy nghề và cung ứng lao
động.
2. Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính
2.1. Lịch sử phát triển và tình hình sản xuất kinh doanh:
- Công ty thành lập năm 2011 với mục tiêu hoạt động kinh doanh chính là

cung ứng thuyền viên và dịch vụ quản lý và khai thác tàu biển nội địa và quốc
tế.
- Từ năm 2011 đến đầu năm 2014, ngoài việc tập trung vào dịch vụ quản
lý và khai thác tàu, Công ty còn phát triển thêm các dịch vụ liên quan đến vận
tải biển như: môi giới tàu biển, đại lý tàu biển, dịch vụ tư vấn quản lý tài sản tàu
biển đã được kê biên cho ngân hàng. Do vậy, vốn đầu tư ít và tình hình tài chính
ổn định.
- Từ đầu năm 2014, Công ty có sự thay đổi về nhân sự và phương hướng
kinh doanh. Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt thị trường về sự ổn định trở lại của
ngành vận tài biển được đưa về giá trị thưc cùng với sự hợp tác với các chủ hàng
thân thiết có nguồn hàng ổn định và thường xuyên, Công ty đã quyết định thuê
một tàu trọng tải 5,000 tấn theo phương thức thuê tàu trần phục vụ vận tải quốc
tế. Sau khi chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty gồm 2 người là Ông
Nguyễn Duy Hải và Ông Lê Quang Vinh.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 13


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Công ty TNHH Khai thác & Quản lý tàu VTD có bộ máy tổ chức gọn
nhẹ, linh hoạt và hoạt động rất hiệu quả với:
Hội đồng thành viên gồm: 01 Chủ tịch HĐTV, 01 Thành viên HĐTV.
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 05
trưởng phòng:
Phòng Tài chính - kế toán
Phòng Thuyền viên
Phòng An toàn - pháp chế
Phòng Kỹ thuật

Phòng Khai thác

1.
2.
3.
4.
5.

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và giàu nhiệt huyết,
tận tâm đóng góp công sức, trí tuệ cho quá trình xây dựng, phát triển Công ty;
bản thân Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty – Ông Lê Quang Vinh là Thạc
sĩ An toàn hàng hải, Kỹ sư Điều khiển tàu biển, giảng viên bộ môn Hàng hải
thuộc trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, là một Thuyền trưởng có kinh
nghiệm trong khai thác các tuyến hàng hải quốc tế; Giám đốc Công ty – Ông
Nguyễn Duy Hải là một Kỹ sư điều khiển tàu biển – đã có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực đại lý vận tải, điều hành, khai thác vận tải biển, môi giới tàu biển,
quan hệ quốc tế và vận tải hàng hóa, trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay của
Công ty, ông đã chứng tỏ là một doanh nhân trẻ, năng động, nhiều triển vọng.
Hiện tại khối văn phòng Công ty có 01 Thạc sĩ Tổ chức quản lý vận tải,
01 Thạc sĩ an toàn hàng hải, 02 Kỹ sư điều khiển tàu biển, 01 cử nhân Quản trị
tài chính, 03 cử nhân Kinh tế vận tải biển, 01 cử nhân ngoại ngữ, 03 kỹ sư máy
tàu thủy có thâm niên kinh nghiệm chuyên ngành thiết kế, sửa chữa và khai thác
tàu biển. Công ty hiện thuê định hạn 01 tàu có trọng tải 5,177 tấn để khai thác và
sở hữu 01 tàu có trọng tải 4,393 tấn, với doanh thu bình quân một năm ước tính
khoảng 45 – 50 tỷ.
Các nhân viên và thuyền viên của Công ty đều được tuyển chọn kỹ lưỡng,
có trình độ và kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Công ty cũng không
ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho các cán bộ,
nhân viên tại khối Văn phòng cũng như khối Thuyền viên, coi đây là yếu tố
mang tính quyết định đối với việc xây dựng và phát triển Công ty.

Mặc dù mới thành lập năm 2011 nhưng đến nay, đội ngũ cán bộ, nhân
viên, thuyền viên rất vững vàng đã thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển sâu
rộng hơn. Bên cạnh, Công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động trên địa bàn
khi có kêu gọi từ chính quyền địa phương. Trong công tác đầu tư phát triển, chỉ
trong vòng 2 năm, Công ty đã phát triển một cách nhanh chóng và hợp lý. Làm
đại lý vận tải cho các đối tác doanh thu một năm đạt khoảng 10 tỷ đồng.
- Đến nay Công ty đang khai thác 02 tàu và sở hữu 01 tàu:
+ Tàu Victoria 19 (giá thuê tàu trần 400,000,000 VNĐ/tháng) trọng tải
5,177 tấn.
+ Tàu GSM 01 là tài sản trực tiếp của công ty, trọng tải 4,393 tấn.
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 14


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

Doanh thu của Công ty từ hoạt động kinh doanh vận tải biển còn tăng
nhanh và ổn định hơn nữa khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2013 đã qua và
đang dần hồi phục vào năm 2015.
Đạt được những kết quả ban đầu, xây dựng và khẳng định được uy tín
trên thương trường sau hơn 4 năm hoạt động, trong thời gian tới, Công ty TNHH
Khai thác & Quản lý tàu VTD vẫn tiếp tục tập trung và tăng cường hoạt động
kinh doanh vào lĩnh vực vận tải biển.
2.2. Tình hình tài chính
Chỉ tiêu

Năm 2013

- Tài sản ngắn hạn


Năm 2014

Năm 2015

958,843,406

4,431,463,479

13,175,782,093

93,033,335

66,141,551

81,065,080

- Nợ phải trả

338,286,782

1,462,119,618

5,319,904,843

- Vốn chủ sở hữu

713,589,959

3,035,485,412


7,111,889,404

- Tổng doanh thu

2,814,380,914

8,162,370,173

45,413,460,460

8,730,102

21,895,543

76,403,992

- Tài sản dài hạn

- Lợi nhuận sau thuế

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 15


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD


PHÒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 16


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

PHÒNG GIÁM ĐỐC – PHÒNG KHAI THÁC – PHÒNG AN TOÀN - PHÁP CHẾ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 17


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 18


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD
PHÒNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT – VẬT TƯ

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN VÀ PHÒNG NHÂN SỰ - THUYỀN VIÊN

ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY:


TÀU VICTORIA 19

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 19


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

GSM 01

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 20


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 21


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 22



CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 23


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 24


CÔNG TY TNHH KHAI THÁC & QUẢN LÝ TÀU VTD

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH TÀU MARINE DIAMOND

Page 25


×