Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng và phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.33 KB, 41 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích là quá trình phân chia phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành
những bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ so sánh đối chiếu và tập hợp lại
nhằm rút ra tính quy luật và xu hương vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu là hoạt động
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, về nội
dung của môn phân tích hoạt động kinh tế là vận dụng những kiến thức chuyên môn kết hợp
với những phương pháp phân tích để nghiên cứu các kết quả và quá trình sản xuất kinh doanh
được biểu hiện thông qua các chi tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở
số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế là các hoạt động trong lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân, của từng ngành nói chung và của từng Doanh nghiệp nói riêng, được
biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế với sự tác động của các nhân tố. Từ đó tìm ra phương
hướng và biện pháp cải tiến những khả năng tiềm tàng, đưa Doanh Nghiệp đạt tới hiệu quả
kinh doanh cao hơn.
Bài tập lớn này đề cập tới hai nội dung chính đó là: “Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo
mặt hàng và phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử
dụng máy móc thiết bị” . Thông qua việc đánh giá phân tích tìm hiểu được những nguyên
nhân gây ra những biến động kinh tế trong doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những biện pháp
hữu ích cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực để doanh
nghiệp phát triển tốt hơn.


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ….........…. 2
§1 - Mục đích chung, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế …………….............. 2
§2 - Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài…………………….............……. 5
PHẦN II- NỘI DUNG PHÂN TÍCH ………………………………………….........……13
Chương I – Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng ………………
§1 - Mục đích, ý nghĩa ………………………………………………..............……..13
§2 - Phân tích…………………………………………………...…….............……...14


§3 - Kết luận………………………………………………………….............………22
Chương II – Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu
sử dụng máy móc thiết bị…………………………………........…...........................25
§1 - Mục đích, ý nghĩa………………………………………….....….............……...25
§2 - Phân tích………………………………………………...…….............………...27
§3 - Kết luận…………………………………………………....….............…………35
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………….........………....38
LỜI KẾT………………………………………………………………….............………..40

1


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

§1- Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1. Mục đích
- Kiểm tra và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là kiểm tra và khái quát giữa kết quả đạt được
và so sánh với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức...đã đạt được để khằng
định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra phân tích cần xem xét đánh giá tình hình
các quy định,các thể lệ thanh toán trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước đã
ban hành và luật trong kinh tế quốc tế.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây lên các
ảnh hưởng đó
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây lên, do đó ta
phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị
số nhân tố đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu

kém của quá trình hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà
cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà từ cơ sở
nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác và những chỗ còn tồn tại
yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại
yếu kém ở doanh nghiệp mình.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
Định kỳ doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động,
đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài như môi trường kinh

2


doanh hiện tại, và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu
và hướng đi đâu. Các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh còn thích hợp
nữa hay không, nếu không thích hợp nữa thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
a.

Đối với người quản lý doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa rủi
ro trong kinh doanh. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro thì
doanh nghiệp cần phải tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong của doanh nghiệp về tài chính, lao
động, vật tư…Doanh nghiệp cần phải quan tâm phân tích các điều kiện bên ngoài
như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sở của sự phân tích đó
mà Doanh nghiệp có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra mà có kế hoạch phòng
ngừa kịp thời.
- Nó là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh. Thông qua các tài

liệu phân tích cho phép các nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả
năng thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp mình để đưa ra những quyết định
đúng đắn về kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ phát hiện những khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý
trong kinh doanh. Chỉ có thể thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát
hiện những khả năng tiềm tàng đó mà khai thác chúng để mang lại hiệu quả cao
hơn. Đồng thời thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của
các vấn đề phát sinh, từ đó có các giải pháp để cải tiến những hoạt động quản lý
cho hiệu quả hơn.
- Nó cũng giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch cho kỳ sau hợp lý. Để hoạt động
kinh doanh đạt kết quả mong muốn doanh nghiệp cần phải phân tích hoạt động
kinh doanh thường xuyên. Thông qua các tài liệu phân tích, doanh nghiệp có thể
dự đoán được điều kiện kinh doanh trong thời gian tơi và đề ra các chiến lược
kinh doanh phù hợp.

3


b.

Đối với ngân hàng, nhà đầu tư và nhà cung cấp
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quyết định có nên cho vay, đầu tư hay
bán chịu hàng hóa hay không.

c.

Đối với Nhà Nước
Nhà nước dựa vào kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh để hoạch định
những chính sách vĩ mô của nền kinh tế.


4


§2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
I. Các phương pháp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị tri
và xy hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường
hợp so sánh sau:
• So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
• So sánh giữa kì này với kì trược để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện
tượng.
• So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc
hậu giữa các đơn vị.
• So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được. Trong phân
tích phương pháp so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến
động tương đối của chỉ tiêu phân tích:
a. So sánh bằng số tuyệt đối:
Phản ánh quy mô khối lượng mà doanh nghiệp đạt và vượt giữa hai kỳ biểu
hiện bằng tiền, hiện vật hoặc giờ công.
Mức độ biến động tuyệt đối (chênh lệch): ∆y’= y1 - yo
Trong đó:
- y1: Mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu.
- yo: Mức độ chỉ tiêu kỳ gốc.
b. So sánh bằng số tương đối:
Cho thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, mối quan hệ của tổng thể, kết
cấu.
Trong phân tích thường dùng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối kế hoạch: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch.

5


y1
ykh

+ Dạng đơn giản: Kkh=

y1: Mức độ kỳ thực hiện, kỳ báo chỉ tiêu.
ykh: Giá trị kỳ kế hoạch.
- Số tương đối động thái: Xác định xu hướng biến động, tốc độ phát triển của
hiện tượng qua các thời kì:
t=

y1
x100 (%)
y0

y1: Mức độ chỉ tiêu kỳ thực hiện.
y0: Mức độ chỉ tiêu kỳ gốc.
Dùng để đánh giá sự biến động của hiện tượng giữa hai kỳ (kỳ thực hiện
năm nay, kỳ thực hiện năm trước).
- Số tương đối kết cấu: Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng
thể.
,

di =


yi

x100

n

∑y
i =1

(%)

i

di: Tỷ trọng bộ phận i.
yi: Mức độ bộ phận i.
c. So sánh bằng số bình quân:
Cho ta thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng
thể, của ngành.
2.

Phương pháp chi tiết.

a. Phương pháp chi tiết theo thời gian.
- Kết quả SXKD là kết quả của cả một quá trình do nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng thời gian xác
định không đồng đều vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh
giá kết quả kinh doanh được sát, đúng để tìm ra các giải pháp có hiệu quả
trong công việc kinh doanh.

6



- Tác dụng:
+ Xác định thời điểm hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.
+ Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
b. Chi tiết theo thời điểm.
- Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau với những
tính chất và mức độ khác nhau vì vậy ta phải chi tiết theo địa điểm.
- Tác dụng:
+ Xác định các cá nhân đơn vị tiên tiến hay lạc hậu.
+ Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ giữa các đơn
vị sản xuất hay cá nhân.
+ Đánh giá khái quát thực hiện hạch toán, kinh doanh nội bộ.
c. Chi tiết theo bộ phận cấu thành.
Giúp ta biết quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận
thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho việc đánh giá kết quả
kinh doanh được chính xác, cụ thể xác định được nguyên nhân cũng trọng
điểm của công tác quản lý.
II. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu nghiên cứu.
1.Phương pháp thay thế liên hoàn
- Khái niệm:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên
tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu
khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị
số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta sẽ tính được
mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
- Nguyên tắc sử dụng:


7


+ Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể
hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công
thức nhất định.
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và
chú ý:
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. Nhân
tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước
trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
( Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ
tích, thương số, kết hợp cả tích và thương số, tổng các tích số, hoặc kết hợp
tổng hiệu tích thương với chỉ tiêu kinh tế)
-

Khái quát chung:

+ Chỉ tiêu tổng thể: y
+ Các nhân tố : a, b, c.
Phương trình kinh tế: y = abc
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ gốc: yo = aoboco
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
+ Xác định đối tượng phân tích
Δy = y1 - yo = a1b1c1 – aobo co
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
*

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến chỉ tiêu tổng thể y

yo = aoboco
ya = a1boco

+ Ảnh hưởng tuyệt đối: Δya = ya - yo = a1boco – aobo co
∆y a

+ Ảnh hưởng tương đối: δya = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu tổng thể y
ya = a1boco

8


yb = a1b1co
+ Ảnh hưởng tuyệt đối: Δyb = yb – ya = a1b1co – a1bo co
∆y b

+ Ảnh hưởng tương đối: δyb = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu tổng thể y
yb = a1b1co
yc = a1b1c1

+ Ảnh hưởng tuyệt đối: Δyc = yc– yb = a1b1c1 – a1b1 co
∆y c


+ Ảnh hưởng tương đối: δyc = y *100(%)
o
-

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố

-

Δya + Δyb + Δyc = Δy

-

δya + δyb + δyc = δ = y *100(%)
0

∆y

2. phương pháp số chênh lệch
- Khái niệm:
Giống phương pháp thay thế liên hoàn, nhưng chủ yếu dùng để tính mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối
quan hệ tích số .
- Nguyên tắc sử dụng:
+ Biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một
phương trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố .
+ Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy chênh lệch của nhân
tố đó nhân với trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kỳ gốc
của các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế .
(phương pháp này được sử dụng trong điều kiện các nhân tố có mối quan

hệ tích số với nhau)
- Khái quát chung:
+ Chỉ tiêu tổng thể: y
+ Các nhân tố : a, b, c.
9


Phương trình kinh tế: y = abc
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ gốc: yo = aoboco
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu: y1 = a1b1c1
+ Xác định đối tượng phân tích
Δy = y1 - yo = a1b1c1 – aobo co
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
*

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến chỉ tiêu tổng thể y
yo = aoboco
ya = a1boco

+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
Δya = ya - yo = a1boco – aobo co =(a1 – ao)boco
∆y a

+ Ảnh hưởng tương đối: δya = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu tổng thể y
ya = a1boco
yb = a1b1co


+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
Δyb = yb – ya = a1b1co – a1bo co = a1(b1 – bo)co
∆y b

+ Ảnh hưởng tương đối: δyb = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu tổng thể y
yb = a1b1co
yc = a1b1c1

+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
Δyc = yc– yb = a1b1c1 – a1b1 co = a1b1(c1 – co)
∆y c

+ Ảnh hưởng tương đối: δyc = y *100(%)
o
-

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố

-

Δya + Δyb + Δyc = Δy
10


∆y


-

δya + δyb + δyc = δ = y *100(%)
0

3.

Phương pháp cân đối

- Khái niệm: là phương pháp được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có
mối quan hệ tổng đại số
- Nguyên tắc sử dụng:
Trong quan hệ tổng số mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của từng phần , bộ phận
nào đó đến chỉ tiêu phân tích cũng được xác định về mặt trị số bằng chính
chênh lệch tuyệt đối của chúng .
( phương pháp này chỉ được sử dụng khi các nhân tố có mối quan hệ tổng đại
số với nhau)
- Khái quát chung:
+ Chỉ tiêu tổng thể: y
+ Các nhân tố : a, b, c.
Phương trình kinh tế: y = a + b - c
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ gốc: yo = ao + bo - co
+ Giá trị chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1
+ Xác định đối tượng phân tích
Δy = y1 - yo = (a1 + b1 – c1) – (ao + bo - co)
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
*

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến chỉ tiêu tổng thể y

+ Ảnh hưởng tuyệt đối:
Δya = a1 - ao

+ Ảnh hưởng tương đối:
∆y a

δya = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu tổng thể y
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

Δyb = b1 - bo

11


+ Ảnh hưởng tương đối:
∆y b

δyb = y *100(%)
o
*

Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu tổng thể y
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

Δyc = c1 - co
+ Ảnh hưởng tương đối:

∆y c

δyc = y *100(%)
o
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố
-

Δya + Δyb + Δyc = Δy

-

δya + δyb + δyc = δ = y *100(%)
0

∆y

12


PHẦN II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
Chương 1: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt hàng
§1: Mục đích, ý nghĩa
1. Mục đích
- Đánh giá chung tình hình thực hiện doanh thu theo mặt hàng, khả năng đa
dạng hóa các mặt hàng trong doanh nghiệp.
- Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng đến
tình hình doanh thu trong doanh nghiệp. Qua đó thấy được mặt hàng nào mang
lại doanh thu cao nhất, mặt hàng nào có doanh thu thấp nhất, ảnh hưởng đến
tổng doanh thu trong doanh nghiệp ra sao
- Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp đối với

các mặt hàng, phát hiện những mặt hàng tiềm năng, hạn chế để có những chiến
lược kinh doanh cho phù hợp.
2. Ý nghĩa
Doanh thu là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất
trong doanh nghiệp do đó việc phân tích thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt
hàng là hết sức cần thiết. Việc phân tích này cũng có ý nghĩa hết sức quan
trọng giúp doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường mới,
mở rộng quy mô kinh doanh sang các mặt hàng mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp
Thông qua các số liệu, tài liệu phân tích được doanh nghiệp sẽ có cơ sở
để định hướng kinh doanh và phát triển sản xuất cho hiệu quả.

13


§2. Phân tích
1.

Lập biểu
Bảng số liệu về doanh thu theo mặt hàng:
Kỳ gốc
Mặt hàng

2.Dầu tắm
3.Kem đánh răng
4.Xà phòng bánh
5.Bột giặt
6.Nước xả vải
7.Nước tẩy rửa
∑ Doanh thu (103đ)


Mức độ
So sánh

Quy mô
3

1.Dầu gội đầu

Kỳ nghiên cứu
Tỷ trọng

Quy mô
3

Tỷ trọng

Chênh

ảnh hưởng

lệch

→∑DT

(10 đ)
27515995

(%)
28,5


(10 đ)
26521789

(%
26,7

96

-994206

-1,03

16799239

17,4

18177855

18,3

108

1378616

1,43

10040925

10,4


15595209

15,7

155

5554285

5,75

11199493

11,6

18376520

18,5

164

7177028

7,43

10234019

10,6

8343934


8,4

82

-1890086

-1,96

5696294

5,9

7251276

7,3

127

1554982

1,61

15061387

15,6

5065960

5,1


34

-9995427

-10,35

103

2785191

2.88

96547352

99332543

14


2. Đánh giá chung
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu có sự thay đổi rõ nét qua 2 kỳ
Kỳ gốc: 96.547.352.000 đồng
Kỳ nghiên cứu: 99.332.543.000 đồng
Như vậy tổng doanh thu của kỳ nghiên cứu tăng 3% so với kỳ gốc tương
ứng với tăng 2.785.191.000 đồng. Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh
thu đó là các mặt hàng: dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng, xà phòng bánh,
bột giặt, nước xả vải, nước tẩy rửa. Có 4 mặt hàng tăng là dầu tắm, kem đánh
răng, xà phòng bánh và nước xả vải còn 3 mặt hàng giảm là dầu gội đầu, bột
giặt và nước tẩy rửa. Trong đó nhận thấy tăng mạnh nhất là mặt hàng xà phòng

bánh tăng 64% so với kỳ gốc tương ứng với tăng 7.177.028.000 đồng, giảm
mạnh nhất là mặt hàng nước tẩy rửa giảm 66% so với kỳ gốc tương ứng với
9.995.427.000 đồng.
Có thể khẳng định mặc dù tổng doanh thu của kỳ nghiên cứu đã tăng so
với kỳ gốc nhưng chưa thực sự tốt vì doanh thu của một số mặt hàng tăng chưa
đáng kể trong khi có doanh thu của một số mặt hàng lại giảm mạnh.
3. Phân tích chi tiết
* Mặt hàng xà phòng bánh:
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu trong kỳ gốc của mặt hàng này là
11.199.493.000 chiếm tỷ trọng 11.6% trong tổng doanh thu cùng kỳ; trong khi
đó ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt hàng này là 18.376.520.000 chiếm tỷ
trọng 18,5% trong tổng doanh thu. Như vậy so với kỳ gốc thì ở kỳ nghiên cứu
doanh thu mặt hàng này đã tăng 64% tương ứng với 7.177.028.000 đồng kéo
theo mức độ ảnh hưởng tới tổng doanh thu là 7.43%. Đây là mặt hàng có
doanh thu tăng mạnh nhất so với các mặt hàng khác. Sự tăng mạnh đó do một
số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: do ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp chú trọng khâu
quảng cáo, tiếp thị sản phẩm khiến sản phẩm tiêu thụ nhanh và hiệu quả hơn

15


so với kỳ gốc do đó doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh.Đây là nguyên
nhân mang tính chủ quan và tích cực.
- Nguyên nhân thứ 2: doanh nghiệp đã đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
nên đã lấy được niềm tin và sự hài lòng của người tiêu dùng nên sức mua với
mặt hàng này tăng mạnh kéo theo đó là doanh thu của mặt hàng này tăng
nhanh. Đây là nguyên nhân chủ quan và tích cực
- Nguyên nhân thứ 3: do doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh thích
hợp, tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng như bệnh viện, trường học, khách

sạn…làm cho sức tiêu thụ mặt hàng này tăng vọt, đồng thời thúc đẩy doanh
thu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
Do đó biện pháp đưa ra với ba nguyên nhân trên là: doanh nghiệp cần có
những chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp trong việc tìm kiếm và chiếm
lĩnh thị trường. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư vào khâu
quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị yếu của khách hàng.
Chỉ có dòng sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và thị trường tiềm năng thì
doanh nghiệp mới có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nguyên nhân thứ tư: ở kỳ nghiên cứu bất ngờ có đại dịch xảy ra nên doanh
nghiệp ký được hợp đồng lớn của một trung tâm y tế uy tín về chương trình
chăm sóc sức khỏe cộng đồng do vậy đã tiêu thụ được một lượng lớn sản phẩm
do đó làm cho doanh thu của mặt hàng này tăng đột biến. Đây là nguyên nhân
khách quan và mang tính tích cực.
* Mặt hàng kem đánh răng:
Doanh thu của kỳ gốc là 10.040.925.000 đồng chiếm tỷ trọng 10.4%
trong tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt hàng này là
15.595.209.000 đồng chiếm tỷ trọng 15.7% trong tổng doanh thu, tăng 55%
tương ứng với 5.554.285.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh hưởng là 5.75%.
Đây là mặt hàng thứ 2 có doanh thu tăng mạnh trong kỳ nghiên cứu. Sự tăng
doanh thu này do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: do doanh nghiệp cạnh tranh bị rơi vào tình trạng phá
sản nên nhiều nhóm khách hàng đã tìm đến với doanh nghiệp, do vậy đã đẩy

16


nhanh sức tiêu thụ sản phẩm dẫn đến doanh thu trong kỳ nghiên cứu của doanh
nghiệp tăng nhanh. Đây là nguyên nhân khách quan và tích cực cho doanh
nghiệp.
- Nguyên nhân thứ 2: Do ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp mở rộng hướng xuất

khẩu sản phẩm sang các thị trường mới như Thái Lan, Singapo mà mang lại
dấu hiệu khả quan. Đây là nguyên nhân chủ quan và tích cực.
Do đó biện pháp đưa ra ở đây là: Doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới
mình, tích cực tìm kiếm thị trường mới, khách hàng tiềm năng để ký kết được
nhiều hợp đồng mang lại nhiều doanh thu cho Doanh nghiệp.
* Mặt hàng nước xả vải:
Doanh thu của kỳ gốc là 5.696.294.000 đồng chiếm tỷ trọng 5,9% trong
tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt hàng này là
7.251.276.000 đồng chiếm tỷ trọng 7,3% trong tổng doanh thu, tăng 2.7%
tương ứng với 1.554.982.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh hưởng là 1.61%.
Đây là mặt hàng thứ 3 có doanh thu tăng trong kỳ nghiên cứu. Sự tăng doanh
thu này do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: Ở kỳ nghiên cứu Doanh nghiệp đưa ra nhiều chương
trình khuyến mại hấp dẫn nên đã kích thích sức mua của người tiêu dùng nên
số sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn so với kỳ gốc, do vậy mà doanh thu của mặt
hàng này tăng lên trong kỳ nghiên cứu. Đây là nguyên nhân chủ quan và tích
cực.
Biện pháp đưa ra ở đây là: ngoài những phương thức kinh doanh truyền thống
thì Doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa ở các khâu bán hàng như khuyến mại,
giảm giá…như thế sẽ kích thích tâm lý người mua cao hơn.
- Nguyên nhân thứ hai: doanh nghiệp mở rộng thêm nhiều đại lý phân phối
hơn, nên đã phần nào tiếp cận với nhiều khách hàng hơn thúc đẩy nhanh hơn
khả năng tiêu thụ sản phẩm do vậy mà doanh thu của mặt hàng này tăng đáng
kể so với kỳ gốc. Đây cũng là một nguyên nhân mang tính chủ quan và tích
cực.

17


Biện pháp : doanh nghiệp cần linh hoạt hơn nữa trong chiến lược kinh doanh,

không chỉ chú trọng vào khâu sản xuất mà còn phải quan tâm đến các kênh
bán hàng mà cụ thể là tập trung vào các kênh bán hàng nhỏ như đại lý cấp
1,2…để tiếp cận nhiều hơn với nhiều đối tượng khách hàng từ đó sẽ làm tăng
doanh thu và hiệu quả kinh doanh.
* Mặt hàng dầu tắm:
Ở kỳ gốc doanh thu của doanh nghiệp là 16.799.239.000 đồng chiếm tỷ
trọng 17,4% trong tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt
hàng này là 18.177.855.000 đồng chiếm tỷ trọng 18.3% % trong tổng doanh
thu, tăng 8% tương ứng với 1.378.616.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh
hưởng là 1.43 %. Đây là mặt hàng thứ 4 có doanh thu tăng trong kỳ nghiên
cứu. Sự tăng nhẹ về doanh thu của mặt hàng này do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: do doanh nghiệp đã mở thêm Phòng Kinh doanh do
đó đã tuyển thêm được đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo tìm ra những cải
tiến đáng kể trong khâu tiếp thị và cung ứng sản phẩm do đó mà doanh thu của
mặt hàng này có những thay đổi mang tinh tích cực hơn so với kỳ gốc. Đây là
nguyên nhân chủ quan và mang tính tích cực.
Biện pháp ở đây là doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt các cơ chế trong sản
xuất kinh doanh của mình, chú trọng trong khâu tuyển dụng chọn những người
có năng lực, trình độ để có những cải tiến tích cực cho doanh nghiệp của mình.
- Nguyên nhân thứ 2: do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao,
nhu cầu về sinh hoạt cũng ngày càng cải thiện, nắm bắt được xu thế đó doanh
nghiệp đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
đúng thị hiếu người tiêu dùng cho nên sản phẩm bán ra nhiều hơn, mang lại
nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân mang tính
chủ quan và tích cực.
Biện pháp tối ưu với doanh nghiệp ở đây là: điều tra nhu cầu thị trường, dự
đoán xu hướng trong kỳ tới để từ đó có những bước đi đúng đắn, đồng thời
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thị
trường.


18


* Mặt hàng nước tẩy rửa:
Ở kỳ gốc doanh thu của doanh nghiệp là 15.061.387.000 đồng chiếm tỷ
trọng 15.6% trong tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt
hàng này là 5.065.960.000 đồng chiếm tỷ trọng 5.1% % trong tổng doanh thu,
giảm 66% tương ứng với 9.995.427.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh hưởng
là -10.35 %. Đây là mặt hàng giảm nhiều nhất trong kỳ nghiên cứu. Sự giảm
mạnh về doanh thu của mặt hàng này do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: do trong kỳ gốc doanh nghiệp đã để lọt một lô hàng
bị lỗi sang phía khách hàng nên ở kỳ nghiên cứu khách hàng đã cắt giảm đơn
hàng với doanh nghiệp, do đó mà lượng sản phẩm tiêu thụ ít đi nên doanh thu
của doanh nghiệp ở mặt hàng này giảm đi đáng kể. Đây là nguyên nhân chủ
quan và mang tính tiêu cực.
Biện pháp đối với doanh nghiệp ở đây là: cần chú trọng hơn nữa về khâu chất
lượng sản phẩm vì nó quyết định chủ yếu sự tồn vong của doanh nghiệp. Mặt
khác cũng cần đưa ra các biện pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm sao cho
hiệu quả. Xây dựng đội ngũ KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) trên chuyền,
đầu vào và đầu ra của sản phẩm, nhằm hạn chế đến mức đối đa những rủi ro về
chất lượng khi đến khách hàng.
- Nguyên nhân thứ 2: do doanh nghiệp chủ động thu hẹp quy mô sản xuất
kinh doanh của mặt hàng này, nên sản phẩm của mặt hàng này ít đi, kéo theo
đó là doanh thu của nó giảm đột biến trong kỳ nghiên cứu. Đây là nguyên nhân
mang tính chủ quan và tiêu cực.
Biện pháp cần đưa ra ở đây là: doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh
doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế, thu hẹp sản xuất kinh doanh
để phát triển chiều sâu tránh rơi vào khủng hoảng suy thoái.
* Mặt hàng bột giặt:
Ở kỳ gốc doanh thu của doanh nghiệp là 10.234.019.000 đồng chiếm tỷ

trọng 10.6% trong tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt
hàng này là 8.343.934.000 đồng chiếm tỷ trọng 1.6% trong tổng doanh thu,
giảm 18% tương ứng với 1.890.086.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh hưởng là

19


1.96 %. Đây là mặt hàng giảm thứ 2 trong kỳ nghiên cứu. Sự giảm về doanh
thu của mặt hàng này do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: do doanh nghiệp đối thủ giảm giá nên một số khách
hàng đã từ chối không kí kết hợp đồng với doanh nghiệp cho nên sản phẩm
tiêu thụ chậm dẫn đến doanh thu của mặt hàng này giảm. Đây là nguyên nhân
khách quan và tiêu cực.
- Nguyên nhân thứ hai: mặc dù chất lượng của sản phẩm tốt song mẫu mã mặt
hàng này chưa thực sự thu hút được khách hàng nên số lượng sản phẩm bán ra
giảm doanh thu của mặt hàng vì thế mà giảm đi so với kỳ gốc. Đây là nguyên
nhân chủ quan và tiêu cực.
Biện pháp hữu hiệu ở đây đối với doanh nghiệp là: doanh nghiệp cần có hướng
đi đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm không chỉ coi trọng
chất lượng sản phẩm mà coi nhẹ các yếu tố khác chi phối đến việc tiêu thụ
hàng hóa, mẫu mã và khâu tiếp thị sản phẩm cũng hết sức quan trọng.
* Mặt hàng dầu gội đầu:
Ở kỳ gốc doanh thu của doanh nghiệp là 27.515.995.000 đồng chiếm tỷ
trọng 28.5% trong tổng doanh thu, còn ở kỳ nghiên cứu doanh thu của mặt
hàng này là 26.521.789.000 đồng chiếm tỷ trọng 26.7% trong tổng doanh thu,
giảm 4% tương ứng với 994.206.000 đồng so với kỳ gốc, mức ảnh hưởng là
1.03 %. Đây là mặt hàng giảm thứ 3 trong kỳ nghiên cứu. Mặc dù có sự giảm
về doanh thu song là mức giảm nhẹ, mặt hàng này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất
về doanh thu trong tổng doanh thu của kỳ nghiên cứu. Có sự giảm này là do
một số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân thứ nhất: do doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh sang một
số mặt hàng khác, nên không tập trung đầu tư vào mặt hàng này như kỳ gốc do
đó góp phần làm doanh thu của mặt hàng này giảm trong kỳ nghiên cứu. Đây
là nguyên nhân chủ quan và mang tính tiêu cực.
Biện pháp với doanh nghiệp trong trường hợp này là: doanh nghiệp cần xác
định rõ hướng sản xuất kinh doanh của mình, cần nhận rõ đâu là mặt hàng chủ
lực thế mạnh và đâu là mặt hàng thứ yếu để đầu tư kinh doanh có hiệu quả để

20


không rơi vào trạng thái đầu tư dàn trải mà không mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
- Nguyên nhân thứ hai: trong khu vực lân cận xuất hiện thêm một số doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh cùng một mặt hàng như doanh nghiệp cho nên
tạo sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, do đó góp phần làm cho doanh
thu của mặt hàng này trong kỳ nghiên cứu bị giảm. Đây là nguyên nhân khách
quan và tiêu cực với doanh nghiệp.

21


§ 3: Kết luận
1. Kết luận
Qua quá trình phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo mặt
hàng của Doanh nghiệp , ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp, có thể nhận thấy rõ những mặt hàng như xà phòng bánh, kem
đánh răng là thế mạnh, có tiềm năng trong tương lai; bên cạnh đó có mặt hàng
nước tẩy rửa, bột giặt còn hạn chế. Thông qua đó nắm bắt xu hướng biến động
của mỗi loại mặt hàng, xem xét các nguyên nhân, đâu là nguyên nhân khách

quan, chủ quan, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để tối ưu hóa hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Ta có thể tổng hợp lại như sau:
* Nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ bản thân doanh nghiệp):
+ Những nguyên nhân chủ quan, tích cực làm cho tổng doanh thu tăng lên:
● Doanh nghiệp đã chú trọng các khâu quảng cáo sản phẩm
● Doanh nghiệp đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
● Doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp, tập trung vào
nhóm đối tượng khách hàng chủ lực.
● Doanh nghiệp mở rộng hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới như
Thái Lan, Singapo.
● Doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình khuyến mại đẩy sức tiêu thụ sản
phẩm lên cao.
● Doanh nghiệp mở rộng thêm nhiều đại lý phân phối.
● Doanh nghiệp mở rộng thêm phòng ban chuyên môn nâng cao hiệu quả công
việc.
Ngoài ra, còn có môi trường bên ngoài tác động, ảnh hưởng tới tổng doanh
thu, có thể liệt kê một số nguyên nhân khách quan như:
Nguyên nhân khách quan, tích cực, làm tăng doanh thu của mặt hàng, từ đó
làm cho tổng doanh thu tăng lên:
● Đại dịch bất ngờ xảy ra.

22


● Doanh nghiệp cạnh tranh bị phá sản.
+ Những nguyên nhân chủ quan, tiêu cực làm cho tổng doanh thu giảm:
● Doanh nghiệp để lọt hàng lỗi tới khách hàng.
● Doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
● Mẫu mã sản phẩm của Doanh nghiệp không thu hút được khách hàng.
● Doanh nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh sang một số mặt hàng khác.

Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân tiêu cực khác do bên ngoài tác động
vào như:
● Do Doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh giảm giá hàng bán.
● Do trong khu vực xuất hiện thêm một số Doanh nghiệp khác cùng sản xuất
và kinh doanh mặt hàng như của Doanh nghiệp đẩy sức cạnh tranh ngày càng
khốc liệt trên thương trường.
4. Kiến nghị
Qua phân tích ở trên, ta có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm duy trì và
phát huy những mặt tích cực đồng thời khắc phục và hạn chế những mặt tiêu
cực cho Doanh nghiệp như sau:
- Tích cực phát huy những lợi thế của doanh nghiệp: về chất lượng hàng, về
uy tín của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò thị trường, bắt được nhu cầu của thị trường
- Hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm để người tiêu
dùng biết đến.
- Kí hợp đồng với nhà cung cấp các mặt hàng khuyến mại để tạo một mối
quan hệ lâu dài
- Thường xuyên bắt kịp thông tin, để có thể dự đoán được xu hướng biến động
các mặt hàng trong tháng tới, trong năm tới để có được những chiến lược kinh
doanh hợp lý.
- Mở rộng và hỗ trợ các nhà phân phối tất cả mọi mặt có thể
- Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm đồng thời hạn chế rủi ro khi hàng hóa tới tay khách hàng.

23


- Xây dựng đội ngũ nhân viên và các phòng ban chuyên môn có năng lực trình
độ và khả năng sáng tạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc.
- Không ngừng đổi mới thay đổi tư duy, chiến lược kinh doanh theo hướng

tích cực để không bị lỗi thời, lạc hậu
- Đồng thời nắm bắt nhanh thời cơ, do tác động tích cực bên ngoài mang lại.

24


×