Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của
các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày …tháng … năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Ngân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường
và các thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong những năm
qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hương
Giang, giảng viên khoa Môi Trường, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Quản lý các KCN tỉnh
Phú Thọ đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong
suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian
tôi học tập, rèn luyện tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày …tháng … năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy Ngân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................................2
3. Yêu cầu nghiên cứu............................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan...............................................................................................4
1.2. Khái niệm nước thải công nghiệp.....................................................................................4
1.3. Tổng quan về Khu công nghiệp........................................................................................5
1.3.1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam.....................................................................5
1.3.2. Hiện trạng môi trường nước thải tại các KCN ở Việt Nam............................................9
1.4. Tác động của nước thải từ các Khu công nghiệp đến môi trường xung quanh..............16
1.5. Các biện pháp quản lý nước thải trong các Khu công nghiệp ở Việt Nam.....................17
1.6. Các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý nước thải tại các KCN ở Việt Nam....22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP..................................................26
NGHIÊN CỨU...................................................................................................................... 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................26
2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................26

iii


2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp........................................................................26
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.........................................................................27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................27
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................28
3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................................28
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 28
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu công nghiệp................................................29
3.1.3. Vai trò kinh tế, xã hội...................................................................................................31
3.2. Hiện trạng nước thải......................................................................................................32
3.2.1. Nguồn phát sinh.......................................................................................................... 32
3.2.2. Đặc tính nước thải.......................................................................................................36
3.3. Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải tại khu công nghiệp.................................................40
3.3.1. Bộ máy quản lý môi trường.........................................................................................40
3.3.2. Các hồ sơ, văn bản về môi trường đang được áp dụng tại khu công nghiệp..............43
3.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải......................................43
3.4. Diễn biến chất lượng nước xung quanh khu công nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015. 50
3.4.1. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước xung quanh khu công nghiệp...........50
3.4.2. Chất lượng quản lý nước thải của khu công nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra và
phản hồi của cộng đồng........................................................................................................53
3.5. Giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý nước thải của khu công nghiệp..........55
3.5.1. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nước thải tại khu công nghiệp...55
3.5.2. Giải pháp đề xuất........................................................................................................ 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................60
1. Kết luận............................................................................................................................. 60
2. Kiến nghị........................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 63

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

CCN

Cụm công nghiệp

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

LVS

Lưu vực sông

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TTCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tổng cục môi trường

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban Nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức thu phí đối với nước thải không chứa kim loại nặng.....................................21
Bảng 1.2. Mức thu phí đối với nước thải chứa kim loại nặng................................................21
Bảng 3.1. Thống kê số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành nghề giai đoạn
2011-2015............................................................................................................................. 31
Bảng 3.2. Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong khu công

nghiệp Thụy Vân giai đoạn 2011-2015..................................................................................32
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải đầu vào bể thu gom nước thải của KCN Thụy Vân
giai đoạn 2011-2015.............................................................................................................. 38
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại KCN Thụy Vân năm 2015..................46
Theo quy định, lượng nước thải của các nhà máy KCN Thụy Vân khi đi vào sản xuất đều
phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B trước khi đưa vào hồ chứa theo yêu cầu của báo cáo
đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường được
duyệt. Nhưng trên thực tế do hệ thống thu gom nước thải của KCN chưa được xây dựng
xong nên nước thải của các nhà máy không được thu gom triệt để, chảy tràn xuống các khu
vực xung quanh gây mùi hôi thối và mất cảnh quan môi trường công cộng. Mặt khác, do việc
vận hành các công trình xử lý nước thải tại các nhà máy luôn gặp phải các sự cố, cộng với
lượng nước thải tích tụ lâu ngày tại các hồ chứa không được xử lý nên gây ra ô nhiễm ngày
càng trầm trọng. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Thụy Vân thì có 7 nhà
máy phát sinh nước thải công nghiệp, với lượng nước thải khoảng 1.000m3/ngày. Trong đó
có một số nhà máy cam kết xử lý đạt cột B tiêu chuẩn Việt Nam như: Nhà máy giặt mài và
nhuộm của Công ty TaiRyong Vina, nhà máy sản xuất bao cao su của Công ty Dong Kuc
Vina, nhà máy tinh bột ngô, nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty CP Hoá chất
Đại Thịnh, nhà máy mạ kẽm nhúng nóng của Công ty CP Việt Vương, xưởng giặt tẩy của
Công ty Seshin Việt Nam, nhà máy sản xuất bia của Công ty cổ phần bia rượu Hùng Vương.
Nước thải sau xử lý của các nhà máy trên được thu hồi về hồ chứa tập trung của KCN.
Riêng, xưởng giặt, tẩy của Công ty Seshin Việt Nam và nhà máy sản xuất bia của Công ty
cổ phần Bia rượu Hùng Vương chưa có hệ thống xử lý nước thải. Toàn bộ nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong KCN Thụy Vân được
thu gom và bơm về hồ chứa có dung tích khoảng 700.000-800.000 m3 và được xử lý tạm
bắng men vi sinh, sau đó chảy ra mương tưới tiêu của xã Thụy Vân và đổ về kênh Lâm Hạc
trước khi tiêu ra sông Hồng. Tuy nhiên, từ năm 2015, KCN đã xây dựng xong nhà máy xử lý
nước thải tập trung với công suất 5000 m3/ ngày đêm nên nước thải xả ra môi trường đã
đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định......................................................................50
Bảng 3.5. Kết quả thống kê diễn biến chất lượng nước xả ra mương tưới tiêu từ năm 20112015...................................................................................................................................... 51


vi


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ)tính
đến năm 2009......................................................................................................................... 6
Hình 1.2. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải
từ các lĩnh vực trong toàn quốc...............................................................................................9
Hình 1.3. Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc LVS Nhuệ - Đáy
2007-2011............................................................................................................................. 10
Hình 1.4. Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011..................................11
Hình 1.5. Diễn biến hàm lượng TSS lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn...................................12
năm 2007 - 2011................................................................................................................... 12
Hình 1.6. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai từ sau cửa đập Trị An đến cầu
Hóa An năm 2007 – 2011......................................................................................................13
Hình 1.7. Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Tiền và sông Hậu........................................14
giai đoạn 2008-2011.............................................................................................................. 14
Hình 3.1. Bản đồ hành chính khu vực dự án KCN Thụy Vân................................................28
Hình 3.2. Hình ảnh một góc khu công nghiệp Thụy Vân.......................................................30
Hình 3.3. Kết quả phân tích BOD5 tại công ty cổ phần Đại Thịnh và Công ty Dong KuK Vina
giai đoạn 2011-2013.............................................................................................................. 34
Hình 3.4. Kết quả phân tích COD tại công ty cổ phần Đại Thịnh và Công ty Dong KuK Vina
giai đoạn 2011-2013.............................................................................................................. 35
Hình 3.5. Sơ đồ mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường tại KCN Thụy Vân............41
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thụy Vân.............45
Hình 3.7.Cống xả thải từ KCN Thụy Vân ra hai khu vực cánh đồng Con Gái và đồng Láng
Bỗng...................................................................................................................................... 53

Hình 3.8. Đơn khiếu nại của người dân xã Vĩnh Phú............................................................54

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thực tế phát triển của các nước trên thế giới trong những năm qua đã
chứng tỏ rằng việc thành lập các khu công nghiệp là một trong những giải pháp
quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước. Nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược
của Nghị Quyết đại hội Đảng lần thứ VIII là “ đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020” hàng loạt các khu công nghiệp công nghệ cao đã được
thành lập xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển của các khu
công nghiệp này đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nước nhà.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí
địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Với vị trí “ngã
ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km,
cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn
200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Như vậy có thể coi
Phú Thọ là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây – Đông Bắc với cả nước và quốc tế.
Với lợi thế về vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,
có quỹ đất dồi dào để phát triển kinh tế, Phú Thọ luôn nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư, đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; đào tạo nguồn
nhân lực; phát triển khu đô thị, dịch vụ và du lịch; giải quyết kịp thời kiến nghị
và thủ tục hành chính cho doanh nghiệp... Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các
nhà đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công
nghiệp – dịch vụ, kết cấu hạ tầng có bước phát triển, luôn đứng đầu về thu hút

đầu tư của các tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam, thu ngân sách tăng 1,34 lần so
với năm 2010. Đến hết tháng 10 năm 2015, toàn tỉnh đã thu hút 458 dự án, trong

1


đó có 111 dự án với vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 603,3
triệu USD và 347 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 34 nghìn tỷ
đồng Việt Nam. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 của tỉnh
đứng thứ 54/63, năm 2014 đã vượt lên đứng thứ 39. Cùng với mục tiêu chung
của cả nước nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Phú Thọ cũng
đang tăng cường đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 7 khu công nghiệp có diện tích hơn 2000 ha và 2 cụm
công nghiệp với diện tích 120 ha với một số dự án công nghệ cao, quy mô lớn,
đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất
kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của
khu công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi
trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải. Nếu
không có biện pháp xử lý hợp lý có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống,
sức khỏe của nhân dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Bởi vậy, những hệ
quả này đã tạo áp lực khá lớn lên công tác quản lý môi trường tại tỉnh Phú Thọ
nói chung và công tác quản lý nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố Việt Trì nói riêng.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng công tác quản lý nước thải tại Khu công nghiệp Thụy Vân, thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hiện trạng môi trường nước và công tác quản lý nước thải tại Khu công
nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý
nước thải trong Khu công nghiệp.

2


3. Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước trong và xung quanh khu
công nghiệp Thụy Vân.
- Phân tích được hiện trạng công tác quản lý nước thải tại KCN Thụy
Vân.
- Đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước
thải tại KCN Thụy Vân.

3


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan
Quản lý môi trường là một họat động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác
động điều chỉnh các họat động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống
và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề Môi trường liên quan đến
con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bên vững và
sử dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức Hải, 2001).
Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản
phẩm công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, nó có ranh
giới đất đai ngăn cách với khu dân cư xung quanh. Hay có thể hiểu, khu công
nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định (Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao

Trường Sơn, 2012).
Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
Trước những tác động tiêu cực tới môi trường như gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước, đất, không khí với sự gia tăng các chất thải rắn nguy hại,
KCN được xem là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường nghiêm
trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.
1.2. Khái niệm nước thải công nghiệp
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là
nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của
cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu
nối nước thải của cơ sở công nghiệp.

4


Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô
hoặc phương tiện sản xuất và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt. Nước cấp
cho sản xuất có thể lấy từ mạng nước cấp sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ
nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý nước riêng.
Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc
điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm
(đường, sữa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia...) chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân
huỷ. Nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có các kim
loại nặng, sunfua. Nước thải của xí nghiệp acqui có nồng độ axit, Pb cao. Nước
thải từ ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ như nước thải từ công nghiệp chế
biến hoá dầu, khí thường có chứa các muối amoni, sunphat, clorua, ion kim loại
Na, Ca và các kim loại khác.
Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, tuy

nhiên các thành phần chính của nước thải khiến ta phải quan tâm hơn trong việc
xử lý nó bao gồm: kim loại nặng, dầu mỡ (chủ yếu trong nước thải ngành xi
mạ), chất hữu cơ khó phân hủy ( có trong nước thải sản xuất dược phẩm , nông
dược, dệt nhuộm,... ).Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc
hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng
lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên
cạnh đó, các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là
nguy hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe
dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường.
1.3. Tổng quan về Khu công nghiệp
1.3.1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới chính, chính sách
mở của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Thời gian qua, thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công
nghiệp trong tiến trình CNH- HĐH đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan

5


trọng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Tính từ năm 1991
đến năm 2009, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã thành lập
được 223KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, diện tích đất sử dụng
cho phát triển công nghiệp có thể thuê theo quy hoạch đạt gần 40.00 ha, chiếm
khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN ( Bộ KH & ĐT, 2009).

Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ)tính đến năm 2009
(Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2009)
Tính đến 7 tháng đầu năm 2015, cả nước có 4 KCN mới được thành lập
và mở rộng là Thành Hải (Ninh Thuận), Chu Trinh (Cao Bằng), Chấn Hưng

(Vĩnh Phúc), Mông Hóa (Hòa Bình). Tính đến hết tháng 7/2015, cả nước có
299 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong
đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng
66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 212 KCN đã đi vào hoạt động với
tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24

6


nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 26 nghìn ha, tỷ lệ
lấp đầy 48%.
Đến cuối tháng 7 năm 2015, trong số 299 dự án đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN trên cả nước, có 43 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 256 dự án
đầu tư trong nước đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, các dự án
còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng
cơ bản. Các KCN đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN được thành lập từ
năm 2009 trở lại đây.Lũy kế đến cuối tháng 7/2015, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
3.311 triệu USD và 189.424 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư đã thực hiện của các
dự án đạt 1.573 triệu USD và 81.797 tỷ đồng.
Mặc dù tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước 7 tháng đầu năm
2015 còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tình hình thu hút đầu tư vào các KCN,
vẫn có chuyển biến tích cực, có mức tăng trưởng khá, đặc biệt trong việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Trong 7 tháng đầu năm 2015, có 329 dự án đầu tư nước
ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên
3.101 triệu USD và 253 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư tăng
thêm là hơn 1.269 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư
nước ngoài vào các KCN, trên cả nước đạt 4.370 triệu USD (bằng 67% so với
cùng kỳ năm 2014), chiếm 58% tổng số lượt dự án và chiếm hơn 80% tổng số
vốn đầu tư nước ngoài và tăng thêm trong 7 tháng đầu năm của cả nước, bằng

40% so với kế hoạch năm 2015. Lũy kế đến cuối tháng 7/2015 các KCN trong
cả nước đã thu hút được 5.857 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
đăng ký 90.700 triệu USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 53.095 triệu
USD, bằng 59% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các KCN đã thu hút được 297 dự án
trong nước với tổng vốn đăng ký 42.306 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 95
dự án với tổng vốn tăng thêm 9.063 tỷ đồng. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm,
tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 51.369 tỷ đồng, tăng 62% số
lượt đăng ký dự án và giảm 14% tổng vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ

7


năm 2014, bằng 60% so với kế hoạch năm 2015. Tính lũy kế đến hết tháng
7/2015, các KCN cả nước đã thu hút được 5.581 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đăng ký hơn 551.291 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 284.901 tỷ
đồng, bằng 52% tổng vốn đăng ký.
Các dự án đầu tư được cấp mới trong 7 tháng đầu năm tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, điện tử, công nghiệp chế biến,
chế tạo. Các địa phương đạt kết quả khả quan trong thu hút đầu tư là Đồng Nai
(hơn 1.100 triệu USD), Thành phố Hồ Chí Minh (462 triệu USD).
Tính đến hết tháng 7/2015, trong số 299 KCN đã được thành lập có 187
KCN đã có hệ thống XLNT tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm hơn
62% tổng số KCN đã được thành lập, và hơn 88% tổng số KCN đang hoạt động.
Tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện có là 795.947 m3/ngày đêm, công
suất trung bình mỗi nhà máy đạt 4.256 m3/ngày đêm, công suất XLNT nhỏ nhất
là 600 m3/ngày đêm (KCN Cát Lái - Thành phố Hồ Chí Minh), công suất lớn
nhất là trên 10.000 m3/ngày đêm (KCX Tân Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh,
KCN Nomura - thành phố Hải Phòng, KCN Dệt may Phố Nối - tỉnh Hưng Yên,
KCN Minh Hưng III - tỉnh Bình Phước, KCN Khánh Phú - tỉnh Khánh Hoà,
KCN Bình Xuyên II và Bá Thiện II - tỉnh Vĩnh Phúc). Với lưu lượng nước thải

hiện tại của 187 KCN là khoảng 350.000 m3/ngày đêm thì các nhà máy XLNT
hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được lượng nước thải hiện có của các doanh
nghiệp trong KCN. Đối với các nhà máy còn lại, đa phần nước thải đã được xử
lý nội bộ và đạt tiêu chuẩn từ loại B (TCVN 24-2009/ BTNMT, cột B) trở lên
trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, hiện có 25 KCN đang xây dựng công
trình XLNT tập trung với tổng công suất thiết kế là 86.050 m3/ngày đêm. Trong
thời gian tới, các địa phương cũng đã lập kế hoạch để xây dựng mới và mở rộng
thêm 66 nhà máy XLNT với tổng công suất 257.000 m3/ngày đêm. Như vậy,
trong trường hợp tất cả các KCN được lấp đầy 100%, thì công suất XLNT của

8


các nhà máy XLNT hiện có và sẽ xây dựng về cơ bản sẽ đáp ứng lượng nước
thải trong KCN, đảm bảo môi trường cho KCN và các khu vực xung quanh.
Đa số các doanh nghiệp trong KCN đã có biện pháp phân loại và lưu giữ
tạm thời trước khi thu gom đến nơi xử lý. Một số KCN đã tổ chức thu gom, xử
lý chất thải tập trung. Do vậy, về cơ bản, việc thu gom, xử lý chất thải rắn được
đảm bảo.
1.3.2. Hiện trạng môi trường nước thải tại các KCN ở Việt Nam
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiều
ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố.
Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống
xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.
Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ
các lĩnh vực trong toàn quốc.

Hình 1.2. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc

(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2009)

9


- Phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử
lâu dài và đã hình thành các trung tâm công nghiệp, phân bố chủ yếu ở các tỉnh
thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh... Tuy nhiên, đến nay
vẫn còn tình trạng nhiều KCN, nhiều nhà máy lớn,... xả nước thải chưa qua xử
lý xuống hệ thống sông, hồ xung quanh đã gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều
đoạn sông trong lưu vực. Năm 2010, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh
tra đối với 33 cơ sở sản xuất và 23 KCN trên địa bàn các tỉnh nằm trên LVS
Nhuệ - Đáy, kết quả có tới 20 cơ sở xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải công nghiệp (QCVN) từ 2 đến 10 lần trở lên. Các cơ sở tuy đã
xây dựng hệ thống xử lý nước thải song không đảm bảo xử lý đạt QCVN; đồng
thời cũng chưa tự giác thực hiện các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường hay cam kết BVMT đã được phê duyệt, dẫn đến ô nhiễm
môi trường ở một số nơi vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, tình trạng thải nước thải chưa
qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa vẫn khá phổ biến, gây khó khăn cho việc
quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các KCN (Bộ TN&MT, 2012).

Hình 1.3. Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc LVS
Nhuệ - Đáy 2007-2011
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)

10


- Nguồn gây ô nhiễm nước mặt trung du và miền núi phía Bắc. Hoạt động
công nghiệp ở vùng này chủ yếu là phát triển các KCN, CCN, và một số cơ sở

sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Do nước thải
không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên trên các sông chính và sông
nhánh tại một số khu vực đã và đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm cục bộ. Với
thế mạnh của mình, khu vực này có nhiều KCN, KCX, các cơ sở sản xuất kinh
doanh tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất luyện
cán thép, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải
thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các
chất hữu cơ (BOD5, COD). Năm 2012, Ủy ban BVMT LVS Cầu phối hợp với
các địa phương xác định trên LVS Cầu có 47 nguồn thải công nghiệp trọng
điểm, trong đó, lớn nhất khu vực Trung du miền núi phía Bắc là Thái Nguyên
với 9 nguồn thải.

Hình 1.4. Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)
- Nguồn gây ô nhiễm vùng bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Phát
triển kinh tế khu vực miền Trung tập trung tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà
Nẵng). Khu vực này có 79 KCN, KCX. Trong đó 24/79 KCN (chiếm 30%) có

11


hệ thống xử lý nước thải; nhiều KCN, nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn xả nước thải
chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ và gây ô nhiễm nguồn nước.

Hình 1.5. Diễn biến hàm lượng TSS lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
năm 2007 - 2011
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)
- Nguồn gây ô nhiễm nước mặt vùng Tây Nguyên. Phát triển công
nghiệp những năm gần đây vẫn đang trên đà tăng trưởng, sự tăng trưởng tập

trung vào nhóm sản phẩm công nghệ thế mạnh của vùng như: cao lanh, chè,
cà phê bột, hạt điều chế biến, gỗ chế biến… Tổng kim ngạch xuất khẩu cả
khu vực năm 2012 tăng 20,41% so với cùng kỳ năm trước. Với đặc điểm phát
triển này, nước thải công nghiệp trong vùng thường chứa nhiều chất hữu cơ
và chất thải rắn lơ lửng (Bộ TN&MT, 2012).
- Nguồn gây ô nhiễm nước mặt vùng Đông Nam Bộ. Tính đến năm 2012,
trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 114 KCN đang hoạt động,
trong đó tập trung ở 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam (Bình
Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu). Số lượng KCN đã có
hệ thống xử lý nước thải là 79/114 KCN, chủ yếu tại tỉnh Bình Dương và Đồng
Nai, chiếm khoảng 70% (Bộ TN&MT, 2012).

12


Lượng nước thải phát sinh từ các KCN vùng Đông Nam Bộ lớn nhất
trong 6 vùng kinh tế cả nước.

Hình 1.6. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai từ sau cửa đập
Trị An đến cầu Hóa An năm 2007 – 2011
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)
- Nguồn gây ô nhiễm nước mặt vùng đồng bằng song Cửu Long. Hầu hết
các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL
đều nằm dọc tuyến sông Hậu và sông Tiền. Việc xả nước thải không qua xử lý
hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước tại các dòng sông này. Trên tuyến sông Hậu, đến năm 2012 có 22
KCN đã đi vào hoạt động, chủ yếu là lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất
khẩu. Với tổng diện tích gần 5.000 ha, nếu lấp đầy diện tích đất sẽ phát sinh lượng
nước thải vào khoảng 180.000 - 200.000 m3 /ngày. Hầu hết các khu, cụm công
nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chỉ

có 7/22 KCN có hệ thống này. Nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp trong khu, cụm công nghiệp chỉ xử lý sơ bộ rồi đấu nối vào hệ thống thoát
nước thải của khu, cụm công nghiệp, sau đó thải ra sông Hậu. Theo thống kê, đến
năm 2012, dọc tuyến sông Tiền hiện có 39 KCN và hàng chục cụm công nghiệp

13


đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở tỉnh Long An và Đồng Tháp. Trong đó, hiện
có 20/39 KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Hình 1.7. Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Tiền và sông Hậu
giai đoạn 2008-2011
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2012)
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường việc triển khai
Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ môi
trường, đặc biệt là đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các
KCN đang hoạt động, bước đầu đã có những kết quả tích cực. Tính đến hết
tháng 10 năm 2014, trong số 209 KCN đã đi vào hoạt động có 165 KCN đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 79% tổng số KCN đang hoạt
động, tăng 6% so với năm 2013. Tổng công suất xử lý nước thải của các nhà
máy xấp xỉ 630.000 m3/ngày.đêm. Với lưu lượng nước thải hiện tại của 165
KCN khoảng 350.000 m3/ngày.đêm, trong trường hợp tất cả các KCN đang hoạt
động, thu hút đầu tư và được lấp đầy 100%, thì lượng nước thải phát sinh
khoảng 600.000 m3/ngày.đêm.

14


Nhìn chung, các KCN thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Đông

Nam Bộ), Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng tuân thủ quy định
về đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và bảo vệ môi trường tốt hơn các
vùng khác trên cả nước. Các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,
Duyên hải miền Trung do phát triển KCN muộn hơn và chủ yếu đang trong giai
đoạn xây dựng và từng bước thu hút đầu tư, nguồn nước thải phát sinh chưa
nhiều. Tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nơi có tập trung nhiều KCN và
dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung ở khu vực này cao nhất nước nhưng tình trạng vi phạm các quy định về
môi trường vẫn xảy ra. Ô nhiễm do nước thải công nghiệp kết hợp với nước thải
đô thị đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nhiều kênh rạch ở vùng ven thành phố
Hồ Chí Minh như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ…. Nhiều doanh
nghiệp dùng các thủ đoạn xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông,
rạch, chẳng hạn như công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật
Dũng tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha
loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường như công ty cổ phần Sonadezi
Long Thành – Đồng Nai. Ðặc biệt nghiêm trọng, Công ty Vedan (Đài Loan) đã
bơm xả trực tiếp một lượng lớn dịch thải sau lên men với nồng độ các chất ô
nhiễm rất cao ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm sông Thị Vải, trên một phạm vi rộng
(theo kết quả thanh tra của Tổng cục môi trường ngày 6-9-2008). Ngày nay sông
Thị Vải đã dần hồi sinh: ô nhiễm giảm rõ rệt, tôm cá lại phát triển sau khi công
ty này bị xử phạt, giảm xả thải vào môi trường).
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều KCN đã có trạm xử lý nước thải nhưng chưa
hoạt động thường xuyên, nước thải sau xử lý chưa đạt QCVN. Đây là trường
hợp các KCN Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ), KCN Tam Điệp (Ninh Bình)…vẫn tồn
tại tình trạng xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt các KCN chưa xây
dựng và vận hành trạm xử lý nước thải còn gây ô nhiễm môi trường lớn hơn như
KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) phát sinh trên 1.000 m 3/ngày.đêm, KCN Hòa Bình

15



(Kon Tum) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng chưa có hệ thống
thu gom nước thải nên không thể vận hành.
Theo báo cáo HTMT giai đoạn 2011-2015 của TP HCM, mặc dù chất
lượng nước kênh Tham Lương – Vàm Thuật năm 2014 so với năm 2011 mức độ
ô nhiễm giảm khoảng 22% đối với chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ, 3% đối với chỉ tiêu
dinh dưỡng và 49% đối với vi sinh, nhưng tăng 25% đối với chất rắn lơ lửng,
tuy nhiên, chất lượng nước vẫn còn vượt quy chuẩn loại B2 từ 2 – 3 lần.
Theo thống kê sơ bộ của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên (2015), mỗi năm,
các cơ sở sản xuất công nghiệp ở tỉnh thải ra khoảng 19 triệu m 3 nước thải/năm
và được dự báo gia tăng 22% mỗi năm. Trong số 100 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường trên địa bàn tỉnh đã được thống kê, có 52 cơ sở có nguồn nước thải gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong các đợt kiểm tra hàng năm đã phát hiện
có đơn vị có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nhiều kết
quả phân tích mẫu nước mặt trên các suối tiếp nhận nước thải từ các mỏ khoáng
sản và cơ sở sản xuất công nghiệp, đã có dấu hiệu ô nhiễm: chất rắn lơ lửng
(TSS) và một số kim loại nặng: As, Cd, Pb, Zn, Fe vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt hàng chục lần; nhiều mẫu nước ngầm có chỉ
tiêu pH, Cd, Mn vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm từ
1,2 đến 1,96 lần; có những mẫu nước thải có hàm lượng kim loại nặng và chất
rắn lơ lửng vượt quy chuẩn môi trường về nước thải đến hàng trăm lần.
1.4. Tác động của nước thải từ các Khu công nghiệp đến môi trường xung
quanh.
Nước thải công nghiệp được đánh giá là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2014, cả nước đã có 177 KCN có nhà máy xử lý
nước thải tậptrung đi vào hoạt động với tổng công suất 727.567 m3/ngày đêm,
34 nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình xây dựng với công
suất 115.500 m3/ngày đêm. Số lượng các KCN có nhà máy xử lý nước thải đi


16


vào hoạt động đạt tiêuchuẩn môi trường bằng 60% tổng số KCN đã thành lập và
bằng 84% số KCN đang vận hành trên cả nước.Công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường thời gian qua cho
thấy, tại các KCN lượng nước thải công nghiệp ước tính khoảng trên
1.000.000 m3/ngày, đêm (chiếm khoảng 35% tổng lượng nướcthải trên toàn
quốc), trong đó khoảng hơn 75% bị xả thải trực tiếp ra môi trường. Thành phần
nước thải công nghiệp chưa qua xử lý thường ở mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần
tiêu chuẩn cho phép nghiêm trọng. Hàm nước BOD, COD và hàmlượng các chất
độc hại khác như kẽm, cadimi, chì… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Kênh
rạch ở khu vực xung quanh KCN phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn. Thêm
vào đó là lượng nước thải, rác thải trong sinh hoạt của người dân gần khu vực đó
làm cho những dong sông, kênh trở thành dòng “chết”. Tình trạng ô nhiễm
không chỉ diễn ra ở hạ lưu các con sông, kênh hay chỉ ở những khu vực có nước
thải xả ra mà còn ô nhiễm ngược lên phần thượng nguồn các con sông, kênh. Đa
số các doanh nghiệp hiện nay đều dùng các thủ đoạn tương tự nhau, xây dựng hệ
thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, hoặc lợi dụng thủy triều lên, xuống
để pha loãng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn nước thải
từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và
sông Nhuệ – Đáy. Nhiều nơi, chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, SS cùng các chất dinh dưỡng chứa nitơ, phốt pho,
coliform… đo được trong nước đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
1.5. Các biện pháp quản lý nước thải trong các Khu công nghiệp ở Việt
Nam.
Trong quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo
vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng đặc biệt là phải đưa ra
những định hướng phải thực hiện tốt công tác xử lý chất thải tại các KCN.


17


×