Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thế giới vật chất và phương thức tồn tại của thế giwois vật chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.27 KB, 23 trang )

BÀI 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (6TIẾT)

I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
1. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
II. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
1. Quan niệm của triết học duy vật trước Mác về phạm trù vật chất
2. Quan niệm triết học Mác-Lênin về phạm trù vật chất
III. VẬN ĐỘNG LÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1. Định nghĩa vận động
2. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
3. Vận động và đứng im
IV. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI
1. Những quan điểm khác nhau
2. Quan điểm triết học Mác-Lênin
V. Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT Ý THỨC
1. Phạm trù ý thức
2. Nguồn gốc, bản chất của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

1


I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI
Thế giới xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật hiện tượng phong phú và
đa dạng. Nhưng dù phong phú, đa dạng đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ thuộc một
trong hai lĩnh vực là vật chất hay ý thức.
Vậy bản chất của thế giới là gì? Là vật chất hay ý thức? trả lời vấn đề này có
rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng khái quát lại chỉ có hai quan điểm trái ngược
nhau là duy vật hoặc duy tâm.


1. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
* Quan điểm duy tâm: Bản chất của thế giới là ý thức.
 Họ cho rằng: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
+ ý thức có trước, vật chất có sau
+ ý thức quyết định vật chất
+ ý thức là nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động biến đổi của các sự vật
hiện tượng trong thế giới.
- Chủ nghĩa duy tâm (CNDT) có 2 loại: chủ nghĩa duy tâm khách quan
(CNDTKQ) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (CNDTCQ).
+ CNDTKQ cho rằng: ý thức, tinh thần nói chung như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt
đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người, từ
đó sinh ra thế giới. Tiêu biểu cho quan niệm của trường phái này là Platôn nhà triết
học cổ đại Hilạp và Hêghen nhà triết học cổ điển Đức.
+ CNDTCQ cho rằng: ý thức, cảm giác của con người là cơ sở quyết định sự
tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Họ cho rằng: “Sự vật chỉ là tổng hợp của cảm giác”, “xoá bỏ cảm giác là xoá
bỏ sự vật”. Tiêu biểu cho quan điểm của trường phái này là nhà triết học người Anh
thế kỉ XVIII là Béccơly và Hium
(Chẳng hạn, Trên bàn có quả cam, mắt thấy hình tròn, màu vàng; mũi ngửi
thấy mùi thơm; ăn có vị ngọt. Vậy quả cam là tổng hợp những cảm giác đó. Nếu xoá
bỏ cảm giác này quả cam không còn tồn tại)
Như vậy, có thể thấy, các quan điểm của CNDT là sai lầm, chưa mang tính
khoa học, chưa nhận thức đúng đắn bản chất của thế giới.

2


2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới
* Quan điểm duy vật khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, ngoài thế
giới vật chất không còn thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu hiện

những dạng cụ thể của thế giới vật chất.
 Họ cho rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau
+ Vật chất quyết định ý thức, ý thức phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người.
* Trong sự phát triển tư tưởng triết học, CNDV được biểu hiện dưới những hình thức sau:
+ CNDV cổ đại, gắn với phép biện chứng sơ khai, tự phát
+ CNDV thế kỉ XVII – XVIII siêu hình, máy móc
+ CNDVBC.
Như vậy có thể thấy, quan điểm duy vật khẳng định bản chất của thế giới
là vật chất, là quan điểm đúng đắn, khoa học. Nó đem lại cho con người niềm tin
và sức mạnh trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
* Ngoài 2 quan điểm trái ngược nhau là quan điểm duy vật và quan điểm duy
tâm về bản chất của thế giới còn có quan điểm Nhị nguyên.
Quan điểm này cho rằng: vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng
song song tồn tại, không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quyết
định cái nào. Có thể thấy về thực chất quan điểm nhị nguyên là một dạng của
CNDTCQ. Vì, nó cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc vào vật chất.
II. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
Có thể nói từ lâu những nhà triết học đã quan tâm nghiên cứu vấn đề vật chất.
Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề vật chất có nhiều ý kiên khác nhau.
- CNDT cho rằng: thế giới vật chất do lực lượng siêu tự nhiên sinh ra, hoặc do
cảm giác chủ quan của con người tạo thành.
- CNDV, ngược với CNDT cho rằng: vật chất tồn tại khách quan, không phụ
thuộc vào cảm giác, ý chí của con người, và cũng không phải là đấng “tối cao” nào sinh ra.
Tuy vậy, do hạn chế bởi trình độ nhận thức, nên quan niệm của các nhà duy
vật về vật chất qua các thời đại lịch sử khác nhau cũng không giống nhau, ở phần
này chúng ta sẽ đi tìm hiểu …

3



1. Quan niệm của triết học duy vật trước Mác về phạm trù vật chất
a/ Thời cổ đại:
Các nhà triết học duy vật Phương Đông cũng như Phương Tây đều có xu
hướng đi tìm khởi nguyên vũ trụ từ một dạng vật thể nào đấy. Chẳng hạn:
* Phương Đông:
- Phái Charơvác (hay Lokayata - Ấn độ) cho là 4 yếu tố: Đất, nước, lửa, không khí
- Phái Ngũ hành (TQ) cho là 5 yếu tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
* Phương Tây:
- Nước theo quan niệm của Talét (625 – 547 TCN)
- Không khí theo quan niệm của Anaximen (588 – 525 TCN)
- Lửa theo quan niệm của Hêraclit (530 – 470 TCN)
- Nguyên tử theo quan niệm của Đêmôcrit (460 – 370 TCN)…..Nói kĩ
Có thể thấy, tuy những quan niệm trên còn nhiều hạn chế, nhưng nó đã có
ý nghĩa tích cực trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
b/ Thời cận đại (cuối thế kỉ XVI - XVIII)
Có thể nói đây là thời kì phát triển rực rỡ của triết học Tây âu. Lịch sử triết học
đã xác nhận công lao to lớn của các nhà triết học duy vật thời kì này như: Bêcơn,
Hôpxơ, Xpinôda, Điđrô, Hônbách… Họ đã có nhiều đóng góp vào việc phát triển
quan niệm về vật chất, chẳng hạn:
- Xpinôda quan niệm vật chất là nguyên nhân của bản thân nó với vô số thuộc
tính vốn có của nó.
- Hônbách nhà triết học người Pháp thế kỉ XVIII cho rằng: “Vật chất là tất cả
những gì tác động vào giác quan ta. Những đặc tính khác nhau của các chất mà ta
biết được là nhờ cảm giác.” (hệ thống tự nhiên _Hônbách)
c/ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Như ta đã biết đây là thời kì mà khoa học tự nhiên rất phát triển đặc biệt là vật
lí học. Người ta đã phát hiện ra những dạng mới của vật chất, như dạng trường (điện
từ, hấp dẫn), dạng hạt (electrôn, prôtôn, các hạt cơ bản khác) thì quan niệm về vật
chất được tiến thêm một bước, song cũng không thoát khỏi giới hạn siêu hình trong

quan niệm về vật chất.
 Như vậy, sai lầm chung có tính fổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật
chất là đã đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó.
4


2. Quan niệm triết học Mác-Lênin về vật chất
C.Mác và F. Ăngghen tuy chưa đưa ra định nghĩa về vật chất, nhưng những tư
tưởng cơ bản về phạm trù vạt chất đã được hai ông đề cập tới như:
- Đối lập giữa VC và YT
- Tính thống nhất của thế giới
- Tính khái quát của vật chất
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học trước đây, đặc biệt là tư
tưởng của C.Mác và F. Ăngghen về vật chất, cùng với những thành quả của khoa học tự
nhiên và nhu cầu thực tiễn. V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù VC.
* Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
“Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại chép lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1
* Nội dung cơ bản của định nghĩa:

1. Phạm trù vật chất.
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong lịch sử
tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh không
khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản thân quan niệm
của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua một thời kỳ lịch sử phát
triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực tiễn.
a. Một số quan điểm ngoài Mác-xít về vật chất
* Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm.
Quan niệm của CNDT: (cả DTKQ và DTCQ) đều phủ nhận sự tồn tại khách

quan của vật chất. Thực chất là họ phủ nhận CNDV một cách tinh vi thông qua việc phủ
nhận học thuyết nền tảng của chủ nghĩa duy vật là phạm trù vật chất. Theo họ, thế giới vật
chất là do lực lượng siêu nhiên sinh ra, là ‘‘hình ảnh’’, là ‘‘cái bóng’’ của ý niệm; là
sản phẩm phức hợp của cảm giác.
- CNDTKQ cho rằng: các sự vật hiện tượng chỉ là hiện thân của một lực lượng
“siêu tự nhiên” nào đó.

1

V.I.Lênin, TT. Nxb Tiến bộ 1980. T.18, tr.151.

5


+ Platon: Là một nhà triết học DTKQ, ông tổ của chủ nghĩa duy tâm, Platon cho
rằng: các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm, do ý niệm sinh ra, các sự vật cảm
tính chỉ là cái bóng của ý niệm.
+ Hêghen: Là một nhà triết học DTKQ người Đức, ông được Ăng ghen coi là
một thiên tài sáng tạo, một bộ óc bách khoa toàn thư, ông cho rằng: các sự vật hiện
tượng do “ý niệm tuyệt đối” tha hoá sinh ra. “ý niệm tuyệt đối” là một lực lượng
“tinh thần thần bí” có trước tự nhiên, xã hội và con người (đó là cái mà bản thân
Hêghen cũng tuyệt đối không biết gì về nó).
- CNDTCQ cho rằng: Các sự vật hiện tượng là biểu hiện của cảm giác, do cảm
giác của con người sinh ra.
+ Béccơli: ( 1658-1753 ) Một nhà triết học duy tâm chủ quan người Aixlen gốc
Anh cho rằng: SVHT là tổng hợp của các yếu tố, vật chất tồn tại trong chừng mực con
người cảm nhận được chúng, tức là nó phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Makhơ: (1838-1916) Một nhà Vật lý học, nhà triết học cho rằng: Các sự vật
hiện tượng là phức hợp của cảm giác, hay nói cách khác sự vật tồn tại phụ thuộc vào
tinh thần chủ quan của con người.

- Quan điểm duy tâm tôn giáo cho rằng: thế giới này do chúa sáng tạo ra, do
thần linh thượng đế tạo nên....
Tóm lại: CNDT dưới mọi hình thức đều phủ nhận sự tồn tại thật của thế giới vật
chất, rằng bản chất của thế giới là tinh thần, đó là cái có trước sinh ra thế giới vật
chất, quy định sự phát triển của tự nhiên, xã hội.
Chính sự phát triển của khoa học, của nhận thức con người, thực tiễn xã hội đã
hoàn toàn bác bỏ quan điểm trên.
* Quan niệm của các nhà duy vật trước Mác
Chủ nghĩa duy vật thừa nhận thế giới là vật chất, thực thể của thế giới là vật chất,
mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là các dạng khác nhau của thế giới vật chất.
Tuy nhiên quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật là hết sức khác
nhau qua các thời kì lịch sử.
- Thời kỳ cổ đại
Theo các nhà duy vật cổ đại thì toàn bộ thế giới phong phú đa dạng hiện nay đều
được sinh ra từ một loại vật chất nguyên thuỷ, ban đầu:
6


Một số đại biểu là :
+ Talét (625-547 TCN): vật chất là nước
+ Hêraclít (544-483 TCN): vật chất là lửa
+ Anaximen (588-525 TCN): vật chất là không khí.
+ Các nhà DV Trung Quốc với thuyết Ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Thưa các đ/c ! Trước đây triết học được coi là khoa học của mọi khoa học, nhà
khoa học đồng thời là nhà triết học. Ví dụ như Talét ; là một nhà toán học, nhà triết
học Hy lạp cổ đại, ông là người đầu tiên khám phá ra lịch một năm gồm 12 tháng và
365 ngày. Talét cho rằng, nguồn gốc của thế giới là nước, mọi sự vật trên thế giới
sinh ra từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước, Có thể nói rằng đó là một
quan niệm duy vật mang tính sơ khai và tiến bộ hơn so với các nhà triết học duy tâm.
Mặt hạn chế của ông về thế giới quan đó là ông coi thế giới chúng ta đầy rẫy các vị

thận linh. nhìn chung cũng giống như các nhà duy vật cùng thời khác, đa phần là nhị
nguyên luận.
+ Bước tiến quan trọng nhất trong quan niệm về vật chất là thuyết nguyên tử luận
của thày trò Lơxíp (500-440) và Đêmôcrít (460-370 TCN): Theo các ôn nguyên tử là
bản nguyên đầu tiên sinh ra mọi SVHT trong thế giới.
Theo tư tưởng này: Nguyên tử là những hạt nhỏ bé nhất, không thể phân chia,
không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp. Nguyên
tử tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra, cũng không bị tiêu diệt. Mọi sự vật hiện
tượng của thế giới là do sự kết hợp và phân giải của các nguyên tử mà thành.
Có thể thấy rằng ; quan niệm của Thày trò Đêmôcrit là rất tiến bộ, ông đã thể
hiện lập trường duy vật, phủ nhận thượng đế, coi thượng đế là do trí tưởng tượng
của con người. Cũng chính vì vậy học thuyết nguyên tử luận đã trở thành giới hạn tột
cùng trong nhận thức của loài người trong nhiều thế kỷ từ lúc ra đời đến tận dầu
TK19. khi những phát minh khoa học có tính vạch thời đại xuất hiện thì học thuyết
nguyên tử luận mới bị phá vỡ.
Nhìn chung : các nhà duy vật thời kì cổ đại có nhiều tư tưởng tiến bộ, đã dùng
bản thân thế giới vật chất để giải thích về thế giới vật chất.Không giống như các nhà
duy tâm coi tinh thần là cơ sở của thế giới. Khuynh hướng chung của họ là đi tìm
một loại vật chất cụ thể nào đó và coi đó làn nguồn gốc tạo nên vạn vật của thế giới.
7


- Thời kì cận đại
Các nhà triết học duy vật thời kì cận đại vẫn có khuynh hướng giải thích vật chất
giống như các nhà triết học cổ đại, đồng nhất vật chất với thuộc tính tồn tại của vật
chất. Tuy nhiên dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời, các nhà triết học
thời kì này có cách giải thích khác về vật chất.
Vật chất là khối lượng
Vật chất là năng lượng
Vật chất là nguyên tử

=>Tóm lại : Các quan điểm trước Mác cả duy tâm và duy vật đều luận giải không đúng
đắn, khoa học về phạm trù vật chất. Điều đó không tránh khỏi sự bế tắc, khủng hoảng về
nhận thức khi khoa học có những bước phát triển mới
b. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Do điều kiện lịch sử nên Mác-Ăngghen chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh
về vật chất, nhưng những tư tưởng về vật chất của các ông có một ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển khoa học.
* Tư tưởng của Mác, Ănggen
- Tư tưởng về sự đối lập giữa vật chất và ý thức, tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Tư tưởng về sự thống nhất và khác biệt giữa vật chất với tính cách là phạm trù
triết học với các dạng tồn tại cụ thể cảm tính của vật chất. Vật chất là sản phẩm của
quá trình tư duy trừu tượng rút ra từ những sự vật chung.
- Tư tưởng về tính khái quát của phạm trù vật chất: phải bao quát những đặc tính
chung nhất của các sự vật đang tồn tại cụ thể cảm tính.
ví dụ: Thuộc tính tồn tại khách quan; thuộc tính phản ánh; thuộc tính luôn vận
động phát triển, tồn tại trong không gian, thời gian..
- Tư tưởng về tính vô hạn, vô tận, tính không thể sáng tạo và không thể tiêu diệt
của vật chất.
- Tư tưởng về các hình thức tồn tại của vật chất là vận động, không gian và thời gian.
- Tư tưởng con người có thể nhận thức thế giới vật chất thông qua sự phản ánh
của các giác quan về các sự vật tồn tại cụ thể, cảm tính.
Những tư tưởng đó là cơ sở trực tiếp Lênin kế thừa phát triển học thuyết
DVBC về vật chất sau này. Quan điểm của Lê nin về vật chất được thể hiện tập trung
trong định nghĩa vật chất của ông.
8


* Định nghĩa vật chất của Lênin:
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,

phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
( Lênin toàn tập T18. NXB Tiến bộ M.1980 Tr151).
Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin cần làm sáng rõ trên hai nội dung sau:
+ Một là, Vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học
Cần làm rõ cho học viên các ý sau:
 Phạm trù và phạm trù triết học:
Phạm trù là khái niệm chung nhất, là những khái niệm có ngoại diên rộng phản
ánh những đặc tính chung nhất của một lớp đối tượng.
Vật chất là một phạm trù triết học, phạm trù rộng nhất chỉ toàn bộ thế giới vật
chất vô cùng vô tận, có chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
Phạm trù của các khoa học cụ thể chỉ nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể.
 Vật chất với tính cách là phạm trù triết học:
Với tính cách là phạm trù triết học, phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát
toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới, từ đó rút ra đặc trưng chung nhất của các
sự vật hiện tượng trong thế giới.
Vì vậy, phạm trù vật chất đó là một khái niệm, là kết quả khái quát hóa của tư duy, do
đó không thể nhận thức được bằng cảm tính.
Ví dụ: Phạm trù Trái cây; Động vật; Thực vật; Sĩ quan, quân nhân…..
Tuy nhiên Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “ có thể nhận thức được vât chất…bằng cách
nghiên cứu những vật thể riêng biệt” “ chúng ta có thể ăn được trái anh đào và trái mận
nhưng chúng ta ko thể ăn được trái cây vì chưa có ai ăn được trái cây với tính cách là trái
cây”, ở đây chúng ta hiểu rằng để có được phạm trù cây là nhờ có trái mơ trái mận trái đào;
không có trái mơ trái mận trái đào thì không thể có được phạm trù trái cây .
Vật chất là chỉ các vật thể cụ thể, nhưng vật thể cụ thể không phải là vật chất, vì
vật chất là vô cùng vô tận, vật chất không chỉ là cái bàn cái tủ…mà vật chất còn là rất
nhiều cái khác.
+ Hai là, thuộc tính chung của vật chất (Hai thuộc tính)
Thuộc tính 1: vật chất là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc
vào cảm giác.
9



Đây là thuộc tính chung nhất của mọi dạng vật chất trong thế giới.
Vật chất là cái tồn tại thật, tồn tại khách quan, bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào
ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
Vật chất có vô vàn các thuộc tính khác nhau, song mọi dạng vật chất đều có
thuộc tính “ thực tại khách quan” đó là thuộc tính chung nhất của vật chất. Đây chính
là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với cái không phải là vật chất, cả trong tự nhiên và
trong xã hội.
Có nghĩa là: Tất cả những cái tồn tại bên ngoài ý thức của con người từ các sự
vật to lớn trong vũ trụ bao la đến các sự vật vô cùng nhỏ bé, tất cả những cái con
người đã và chưa biết đều thuộc về vật chất.
Đặc tính tồn tại khách quan của vật chất là cơ sở để khẳng định thế giới vật chất
vô hạn, vô tận, tồn tại vĩnh viễn.
Vô hạn, vô tận vì tất cả những gì bên ngoài ý thức con người về mọi phương
chiều đều là vật chất.
Tồn tại vĩnh viễn vì trong thế giới diễn ra quá trình biến hoá liên tục, sự vật nọ
chuyển thành sự vật kia, nó được bảo toàn về mặt khối lượng và về tính vật chất.
Là cơ sở để ta khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới (thế giới dù
phong phú như thế nào thì đặc tính chung nhất của nó vẫn là vật chất- tức thực tại
khách quan).
Thuộc tính 2: vật chất là cái khi tác động đến giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác.
( có nghĩa là các SVHT dù to lớn hay nhỏ bé đến đâu, khi tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp vào các giác quan đều gây cho con người cảm giác)
Vật chất tồn tại khách quan, nó không phải là cái gì trừu tượng con người không
thể nhận thức được, mà nó tồn tại hiện thực qua các sự vật cụ thể, như: hoa hồng,
mùi thơm của thức ăn…khi tác động vào giác quan nó gây cho ta cảm giác, cho ta sự
hiểu biết và con người có thể nhận thức được vật chất.
Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các vật thể. Các vật thể

này khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những
cảm giác.
Ví dụ: Muối ta ăn thấy mặn, gừng ăn thấy cay, quả khế ăn thấy chua …sự tác động đó
kể cả là trực tiếp hay gián tiếp…( khi ta ăn hay nhìn thấy người khác ăn cũng vậy)
10


Ở nội dung này Lê nin muốn làm rõ mqh giữa thực tại khách quan ( tức vật chất) với
cảm giác (tức ý thức). Vật chất là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức. Ý thức có sau, phụ
thuộc vật chất.
Tuy nhiên không phải mọi dạng vật chất khi tác động đến các giác quan của con
người thì đều gây nên cảm giác (như sóng điện từ, các hành tinh cách xa chúng ta
hàng tỉ năm ánh sáng..)
Trong học thuyết phản ánh của Lênin đã khẳng định, tất cả mọi sự vật hiện
tượng dù ở trình độ kết cấu thấp hay cao chúng đều có thuộc tính phản ánh; trình độ
phản ánh phụ thuộc vào trình độ kết cấu của vật chất.
 Ý nghĩa của nội dung này là ở chỗ: Nó chống lại CNDT dưới mọi hình thức
(KQ,CQ, Nhị nguyên luận…) là những trường phái cố luận giải cho ý thức, cảm giác, tinh
thần là cái có trước quyết định vật chất
+ Ba là, Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh.
Khẳng định: Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất, thực tại

khách quan, đây là dấu hiệu bản chất nhất của CNDVBC, vật chất không phải
là cái gì thần bí mà con người không thể nhận thức được.
Nghĩa là cảm giác chỉ là cái chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách
quan; do đó sự tồn tại của thực tại khách quan không lệ thuộc vào cảm giác
của con người. Điều đó chứng tỏ rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái
có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc của ý thức. nó chống
lại quan điểm của Béccơli, Makhơ khi cho rằng cảm giác chủ quan của con

người là cái có trước và sinh ra vật chất.
Vật chất không tồn tại trừu tượng, được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể.
VD: cái bàn, cái ghế, cái bảng…..
( Vật chất chỉ tồn tại trừu tượng trên lĩnh vực nhận thức luận, vật chất với tư
cách là một khái niệm, phạm trù thì không thể đem lại cho ta cảm giác).
Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất bằng nhiều phương pháp
khác nhau Như: “chép lại, chụp lại, phản ánh Trực tiếp huặc Gián tiếp”….
Nhận thức về TGVC bằng phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa.

11


Nhận thức về sự vật: Chúng ta có thể nhận thức bằng cảm tính (cân-đo-đongđếm về sự vật).
Ví dụ: Để xem thời tiết: nhận thức gián tiếp thông qua máy móc.
Để biết về một cô gái đẹp: ta nhìn trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông tin
về cô gái đó.
Để xác định một người là tốt: phải bằng khái quát hóa….
=> Như vậy khi nói đến vật chất là nói đến một phạm trù cơ bản nhất của triết
học. Phạm trù đó phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng có đặc tính là tồn tại khách
quan bên ngoài ý thức của con người, khi tác động đến các giác quan của con người,
con người thu được cảm giác. Trong đó đặc tính tồn tại khách quan là cơ bản nhất.
* Ý nghĩa của định nghĩa:
- Đ/n đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường DVBC. Vì sao?
+ Khẳng định VC có trước, quyết định ý thức; ý thức phản ánh VC.
+ Chống lại tất cả những quan điểm DT, SH, Nhị nguyên, Bất khả tri…
- Đã thể hiện sự thống nhất giữa CNDVBC và CNDVLS, bao quát toàn bộ đời
sống hiện thực cả tự nhiên lẫn xã hội. Vì sao????
Đ/n này được mở rộng hơn, nó không chỉ bao gồm VC dưới dạng TN (đất,
nứơc, lửa, ko khí…) mà cả VC dưới dạng XH (TTXH, LLSX, QHSX…)
- Đ/n này đã trang bị TGQ DV, phương pháp luận khoa học. Mở đường cho các

ngành khoa học cụ thể phát triển, đi sâu tìm thêm những dạng mới của VC, đem lại
niềm tin cho con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
III. VẬN ĐỘNG LÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1. Định nghĩa vận động
* Theo nghĩa hẹp: Vận động là sự di chuyển vị trí trong không gian
* Theo nghĩa đầy đủ, khoa học F. Ăngghen chỉ ra: “Vận động là phương thức
tồn tại của VC, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ
kể từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy”2. (GT CT 2007,tr.8)
* Đ/n trên bao gồm những nội dung sau:
- Vận động là Phương thức tồn tại của VC. Nghĩa là VC tồn tại bằng vận động.
Ko có vận động thì VC ko tồn tại.
2

F. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên. Nxb ST 1997, tr.12.

12


- Vận động là thuộc tính cố hữu của VC Vận động và VC ko tách rời nhau.
Nghĩa là ko ở đâu và ko khi nào có VC mà ko có vận động, cũng như có vận động mà
ko có VC. Sự vận động là bất diệt.
* Nguồn gốc của vận động
- CNDT: Vận động là từ “thần linh”, “thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối” mà ra.
- Triết học Mác-Lênin:
+ Vận động của VC là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong.
(Như chúng ta biết bản thân sự vận động đã là mâu thuẫn rồi. Ngay cả sự di
chuyển máy móc, giản đơn sở dĩ có thể thực hiện được là vì sự vật trong cùng một
lúc vừa ở nơi này, lại vừa ở nơi khác, vừa ở chỗ duy nhất lại ko ở chỗ đó. Cho nên
vận động chính là mâu thuẫn cứ luôn nảy sinh, đồng thời tự giải quyết)
+ Vận động của VC còn do t/động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận khác

nhau bên trong sự vật hay giữa sv này với sv kia. (vì thế mà F. Ăngghen viết: “sự tác
động lẫn nhau là nguyên nhân cuối cùng thật sự của sự vận động”3)
 Như vậy, nguồn gốc vận động của VC là vận động tự thân, do mâu thuẫn
bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các
sv với nhau.
2. Những hình thức của vận động
Dựa vào thành tựu những khoa học cụ thể của thế kỷ XIX, F. Ăngghen đã chia
thành 5 hình thức cơ bản:
- Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của vật thể trong ko gian
- Vận động lý học: là sự di chuyển của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản,
các quá trình cơ, nhiệt, điện…
- Vận động hoá học: là vận động của các quá trình hoá hợp và phân giải các chất
- Vận động sinh học: là sự biến đổi các cơ thể sống
- Vận động xã hội: là sự vận động biến đổi các chế độ xã hội, thông qua hoạt
động của con người.
* Khi xem xét các hình thức vận động cần chú ý các nguyên tắc:
- Ko được quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác. Do các
hình thức vận động khác nhau về chất.
- Hình thức vận động cao ra đời từ hình thức vận động thấp. Do các hình thức
vận động có mlh phát sinh.
3

Sđd, tr.358.

13


- Các hình thức vận động chuyển hoá cho nhau. Chúng luôn được bảo toàn
- Hình thức vận động cao bao hàm hình thức vận động thấp (chú ý ko có chiều
ngược lại)

* Trong thời đại ngày phân chia hình thức vận động thành ba nhóm chính
tương ứng với ba lĩnh vực của thế giới vật chất:
- Tự nhiên vô sinh
vận động lý, hoá
- Tự nhiên hữu sinh
vận động sinh học
- Xã hội hoạt động đa dạng của con người.
Tuy nhiên như chúng ta thấy về cơ bản sự phân chia này vẫn dựa vào sự phân
chia của F. Ăngghen. Đến nay sự phân chia của F. Ăngghen về cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị.
 Như vậy, nghiên cứu sv phải nghiên cứu những hình thức vận động và chỉ
thông qua n/c các hình thức vận động đó mới nắm được bản chất của sv.
3. Vận động và đứng im
Triết học Mác-Lênin cr: Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối
* Vận động là tuyệt đối. Vì sao ??? (giải thích như nguồn gốc vận động)
* Đứng im là tương đối. Vì sao ???
Phải k/đ : ko có đứng im tương đối thì ko thể có những sự vật cụ thể, riêng lẻ,
tồn tại xác định và do vậy sẽ ko nhận thức được bất cứ cái gì. Tuy nhiên chúng ta
thấy đứng im chỉ là tương đối. Vì :
- Nó chỉ xảy ra với một hình thức vận động có tính chất cá biệt
- Nó chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ ko phải trong mọi quan hệ
cùng một lúc.
- Nó chỉ biểu hiện một trạng thái vận động : vận động trong thăng bằng, bảo
toàn cấu trúc, xđ sv còn là nó, nó chưa là cái khác.
 Như vậy, Vận động là tuỵêt đối, đứng im là tương đối. Đây là 1 trong
những nguyên lý của PBCDV.

IV. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI
1. Những quan điểm khác nhau
* CNDT : Thế giới thống nhất ở tinh thần. Vì sao ???????
- Hê-ghen : TG thống nhất ở « ý niệm tuyệt đối »

- Đuy-rinh (nhà triết học cùng thời với C.Mác) : TG thống nhất ở « tồn tại »
14


(C.Mác và F. Ăngghen đã phê phán và chỉ ra : Nếu TG thnhất ở « tồn tại » thì
vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các sự vật hiện tượng. Vẫn chưa phân
biệt được người DV, DT vì « Thượng đế », « chúa » cũng tồn tại)
* CNDV cổ đại : TG thống nhất ở một dạng VC cụ thể như Nước, lửa, ko khí,
nguyên tử. Nhưng rõ ràng chúng ta thấy những vật cụ thể này ko bao quát hết được
sự phong phú đa dạng của TG. Ví dụ : VC biểu hiện dưới dạng « trường », « hạt », và dạng
xh.
2. Quan điểm triết học Mác-Lênin
Xuất phát từ quan điểm bản chất thế giới là vật chất, thế giới duy nhất là thế
giới vật chất, nên khi nói đến tính thống nhất của thế giới F. Ăngghen viết: « Tính
thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất của nó. Tính chất ấy đã chứng
minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà do sự phát
triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên »4 (GT CT, tr.12)
* Những biểu hiện sự thống nhất
- Chỉ có một thế giới duy nhất là TG VC tồn tại KQ, độc lập với ý thức. (Điều
này thì chúng ta cũng thấy rõ TG VC là vô tận, vô hạn, vô sinh, vô diệt. Trong thế
giới đó ko có gì khác ngoài quá trình VC vận động, chuyển hoá lẫn nhau. Tất cả đều
là nguyên nhân, đều là kq của nhau đều là VC.)
- Mọi lĩnh vực của TG (cả TN lẫn XH) đều có : nguồn gốc VC ; qhệ, lhệ VC ;
kết cấu VC và đều chịu chi phối bởi những qluật chung, kq của TG VC.
* Những cơ sở để chứng minh :
- Về sự phát triển của KH tự nhiên
+ 3 phát minh lớn của thế kỷ XIX : học thuyết Tế bào ; học thuyết tiến hoá và
Định luật bảo toàn năng lượng ... đã chứng minh TG là một chỉnh thể thống nhất
+ Những tri thức khoa học hiện đại thế kỷ XX về vlý, hhọc, shọc... càng
chứng minh TG duy nhất là TG VC, các sv lhệ mật thiết với nhau trong sự vận động

phát triển ko ngừng.
- Về những thành tựu Triết học :
+ Sự ra đời của CNDVBC, PBCDV, đặc biệt là CNDVLS đóng vai trò
quan trọng trong việc chứng minh thế giới thống nhất ở tính VC của nó.

4

F. Ăngghen: Chống Đuy-rinh. Nxb ST, tr.74.

15


+ Lluận của F. Ăngghen về vai trò của lđ đã biến vượn thành người chứng tỏ xã hội loài người ra đời từ TN, là sự phát triển ltục của TN. Như vậy, sự
thống nhất của TG ở tính vật chất của nó ko chỉ thể hiện trong tn mà cả trong xh.
* Ý nghĩa :
Đòi hỏi con người trong hđ nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ
HTKQ, lấy đó làm cơ sở, tiền đề, điều kiện cho hoạt động của mình. Đây là một
trong những nguyên tắc ppl dv. Phải từ bản thân sự vật mà phân tích xem xét rút ra
kết luận cần thiết. chống chủ quan duy ý chí.
V. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Phạm trù ý thức
a/ Những quan điểm trước Mác:
* CNDT: ý thức là cái có trước VC, tự tồn tại và là nguồn gốc của mọi sv, htg
trong thế giới. Chẳng hạn :
- Béc-cơ-ly: « SV là tổng hợp của cảm giác », « xoá bỏ cảm giác là xoá bỏ
SV », hay « tồn tại tức là được tri giác »...
- Hê-ghen : « ý niệm tuyệt đối » là cái có trứơc tiên, tha hoá thành GTN và XH
* CNDV trước Mác : YT là sự p/á TGKQ bởi con người. Nhưng sự phản ánh đó
có tính thụ động, giản đơn, máy móc.... nên nó chỉ đưa lại h/ả bề ngoài của sv, htg.
Chẳng hạn :

- L.Phơ-Bách : P/á TG tức là « sự ngắm nhìn TG ».
 Như vậy, ta có thể thấy những qđ trên đây đều hiểu ko đúng, không
khoa học về phạm trù ý thức.
b/ Quan điểm triết học Mác-Lênin :
« YT là h/ả chủ quan của TGKQ. Hay YT chỉ là h/ả của TGKQ được di chuyển
vào đầu óc con người và cải biến đi »
- Như vậy, chúng ta thấy khi nói YT là « h/ả chủ quan » chính là muốn nhấn
mạnh vào sự p/á là p/á của con người. Cho nên chúng ta phải hiểu h/ả đó tuy xuất
phát từ TGKQ, nhưng vẫn phụ thuộc vào con người ở các mặt: tâm sinh lý của người
p/á; mục đích yêu cầu p/á; và điều kiện hoàn cảnh của sự p/á... Cho nên cung một đối
tượng p/á nhưng kết quả đem lại, lại có thể khác nhau thậm chí trái ngược nhau.
2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
a/ Nguồn gốc YT
Triết học Mác-Lênin kđ: YT ra đời từ hai nguồn gốc TN và XH
16


* Nguồn gốc TN: Phải có bộ óc người phát triển cao và phải có TGKQ
- Vì sao phải có bộ óc người ? Do quá trình vận động phát triển của GTN, làm
con người xuất hiện với bộ não phát triển cao. Từ đó mới có sự ra đời của ý thức.
Như vậy, YT là thuộc tính của VC, nhưng ko phải thuộc tính của mọi dạng VC mà
chỉ là thuộc tính của dạng vật chất đặc biệt, được tổ chức cao, đó là óc người. Vậy
phải có bộ óc người phát triển mới có sự ra đời của YT.
- Vì sao lại phải có HTKQ? như chúng ta đã biết TGKQ tồn tại bên ngoài con
người, chính đó là đối tượng, nội dung có YT. Nếu ko có TGKQ thì ko có gì để YT p/á.
 Như vậy, nguồn gốc TN của YT là sự tương tác giữa bộ óc người và TGKQ.
* Nguồn gốc xã hội: có hai yếu tố là lao động và ngôn ngữ
- Lao động:
+ Do lđ mà vượn đứng thẳng người, đi bằng hai chân, giải phóng đôi bàn
tay từ đó chế tạo ra công cụ sản xuất.

+ Nhờ lđ mà hai bàn tay đạt tới trình độ khéo léo mềm dẻo. Nhờ đó mà
đã tạo ra những thứ vốn ko có sẵn trong tn để thoả mãn nhu cầu của con người. Như
F. Ăngghen nói : « bàn tay con người đạt tới trình độ rất cao, khiến cho nó có thể như
một smạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Ra-fa-en, các pho tượng của Tôvan-xen, và các điệu nhạc của Pa-ga-ni-ni »5
+ Nhờ lđ mà các giác quan của con người phát triển, cơ cấu thức ăn thay
đổi. Thức ăn bằng thịt ngày càng tăng lên, bộ óc có điều kiện ptriển, YT ra đời. Vì
vậy mà F. Ăngghen nói : « ko ăn thịt ko thành người »
- Ngôn ngữ : vì sao lại phải có ngôn ngữ ?
+ Do yêu cầu của lđ, con người có qhệ, lhệ tất yếu phải giao tiếp....
+ Ngngữ ko chỉ có chức năng trao đổi thông tin, tình cảm, mà còn là
công cụ của tư duy, diễn đạt sự hiểu biết của con người, nó trở thành tín hiệu vật chất
của YT. Ko có hệ thống tín hiệu này thì ko có sự ra đời của YT.
 Như vậy, trước hết là lđ, sau lđ là ngôn ngữ, đó là 2 « kích thích » chủ
yếu tạo ra YT.
Tóm lại, YT ra đời từ hai nguồn gốc TN và XH. Trong đó Nguồn gốc xh đóng
vai trò quyết định cho sự ra đời của YT. Vì nguồn gốc trực tiếp cho sự ra đời của YT
là hđ Thực tiễn.
b/ Bản chất của YT
5

Sđd, tr.35.

17


2. Bản chất của ý thức
a. Quan niệm ngoài mácxít
- Chủ nghĩa duy tâm cường điệu hoá tính năng động của ý thức, xem ý thức
quyết định vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác: ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan song đó

là sự phản ánh thụ động giản đơn máy móc; không thấy được tính năng động của YT
b. Quan niệm Mác-Lênin:
Khẳng định: Bản chất của YT là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là sự p/a năng động và sáng tạo.
Để làm rõ bản chất của ý thức, ta đi sâu vào làm rõ một số nội dung sau:
* Bản chất của YT là h/a chủ quan của TGKQ được thể hiện:
- YT là cái p/a VC, còn VC là cái được p/a. Do vậy, bản chất của YT là hình
ảnh chủ quan, có nghĩa là: SV,HT ở bên ngoài HTKQ là những yếu tố VC cụ thể, khi
được p/a vào trong YT con người thì h/a trong tư duy YT không phải là những yếu tố
VC, mà nó trở thành h/a do các tín hiệu thông tin, sự sâu chuỗi các tín hiệu thông tin
đó để tạo nên h/a các sự vật.
- Cùng một đối tượng p/a song nó phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của các chủ
thể (tâm lý người p/a; mục đích, yêu cầu p/a; điều kiện, hoàn cảnh của sự p/a). Do
vậy kết quả p/a cũng khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
* Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan một cách năng động sáng tạo.
- Bản chất của YT là sự p/a năng động:
Thế nào là năng động? Tại sao năng động?
Vì: VC là HTKQ, nó luôn vận động, biến đổi thì YT là cái p/a cũng phải vận
động, biến đổi theo để p/a cho phù hợp với HTKQ. Song thực tế Yt có tính năng
động và cũng có tính lạc hậu nên nhiều khi p/a không kịp với sự vận động, biến đổi
của HTKQ.

- BC của Yt là sự p/a sáng tạo:
Vì: YT của con người khi p/a về SV,HT, không phải chỉ p/a hình thức bên ngoài
sv, ht mà đi sâu p/a bản chất của sv, ht p/a được qui luật vận động, biến đổi và phát triển
của sv, ht. Chính vì nắm được bản chất, qui luật vận động mà Yt có thể p/a được xu
hướng vận động, phát triển của SV, dự báo được quá trinh phát triển...
18



Bằng sự p/a sáng tạo, p/a những cái đang có và trên nền SV đang có đó để áng
chế ra những sv,ht cao hơn.
- Tính sáng tạo của YT con người so với con vật

Hoạt động của con người

Hoạt động của động vật

- Do nhu cầu thực tiễn xã hội quy

- Theo nhu cầu bản năng sinh

định.

vật.
- Sản xuất ra của cải, vật phẩm, cải tạo

- Tồn tại dựa vào những vật phẩm

tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của mìnhcó sẵn trong tự nhiên dưới dạng trực
thông qua lao động.
tiếp.
- Có mục đích, có ý thức, dự kiến
- Tự phát, không có mục đích,
được kết quả, vạch ra biện pháp, kế hoạchkhông có kế hoạch.
thực hiện
- Lợi dụng những vật liệu có sẵn

- Chỉ biết dựa vào, lệ thuộc vào tự


trong tự nhiên và còn chế tạo ra công cụ lao nhiên như làm tổ, kiếm mồi có tính
động để tiến hành sản xuất.

chất bản năng di truyền.

- Là hoạt động sáng tạo; thông qua

- Hoàn toàn phụ thuộc vào tự

hoạt động thực tiễn, con người cải tạo tự nhiên, thụ động, không có sáng tạo, cải
nhiên và xã hội.

tạo thế giới.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Các quan điểm trước Mác
* Quan điểm của CNDT:
+ CNDT (dưới mọi hình thức và ở mọi thời đại ) đều tuyệt đối hóa vai trò của
ý thức, coi ý thức là tính thứ nhất, quyết định vật chất, phủ định sự quyết định của vật
chất, khẳng định sự thống nhất của thế giới là ý thức, tinh thần.
+ Đây là cơ sở lý luận dẫn tới chủ nghĩa chủ quan, duy ý trí, thổi phồng nhân tố
chủ quan trong hoạt động thực tiễn.
+ Mục đích của CNDT là chống lại CNDV, đi đến phủ nhận CNDV bằng cách
bác bỏ phạm trù nền tảng của nó là vật chất.
* Quan điểm của CNDVSH:

19


+ Thừa nhận tính thứ nhất của TGVC, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý

thức, song lại tuyệt đối hóa vai trò của vật chất, hạ thấp vai trò tác động tích cực của
ý thức đối với vật chất.
+ Họ duy vật về tự nhiên song lại duy tâm về mặt xã hội, không giải quyết triệt
để MQH giữa vật chất và ý thức trong lĩnh vực xã hội .
+ Đây là cơ sở lý luận cho thái độ tiêu cự, bất lực, khuất phục trước hiện thực
dẫn đến thuyết định mệnh .
Tóm lại: Cả hai cách giải thích của CNDT và CNDVSH đều cực, đoan phiến
diện, và thiếu căn cứ khoa học .
b. Quan điểm của CNDVBC
Trên cơ sở kế thừa có phê phán các quan điểm của CNDT và CNDVSH, đặc
biệt dựa vào thành tựu khoa khọc, CNDVBCđã khái quát vật chất và ý thức là hai
phạm trù cơ bản của triết học, có MQH biện chứng, thống nhất với nhau và có vai
trò không ngang bằng nhau. Trong MQH đó vật chất là tính thứ nhất, quyết định ý
thức, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
* Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
- Cơ sở xác định vật chất quyết định ý thức
+ Xuất phát từ chính phạm trù vật chất và ý thức:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác” LÊNIN toàn tập, tập 18 , trang 151.
+ Xuất phát từ quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc của ý thức.
Ý thức có nguồn gốc tự nhiên chính là một dạng vật chất đặc bệt có tổ chức
cao đó là óc người và dạng tồn tại cụ thể của vật chất là TGKQ .
+ Xuất phát từ sự phát triển của KHTN và lịch sử phát triển của xã hội loài người.
ý thức ra đời khi xuất hiện con người, mà con người là sản phẩm của tự nhiên.
+ Xuất phát từ quan điểm của các nhà kinh điển MÁC-LÊ NIN.
MÁC- ĂNG GHEN : “Không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của
họ mà chính sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ “MÁC- ĂNGGHEN toàn
tập, tập 13, trang 15.


20


LÊ NIN: “CNDV hoàn toàn nhất trí với KHTN coi vật chất là cái có trước
quyết định ý thức” LÊ NIN toàn tập ,tập 18 , trang 43.
- Biểu hiện:
+ Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức:
Ý thức ra đời phải trên cơ sở vật chất, ý thức chỉ là sản phẩm của thế giới vật
chất, do thế giới vật chất vận động phát sinh ra, có thế giới vật chất mới có ý thức,
khác với QĐDT cho rằng ý thức có trước và quyết định vật chất.
+ Vật chất quyết định nội dung, bản chất của ý thức.
Ý thức phản ánh vật chất nhưng là phản ánh có cải biến, ý thức là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan, ý thức phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của
chủ thể phản ánh, phụ thuộc vào TGKQ do vậy TGVC như thế nào thì ý thức phản
ánh như thế đó, nó không thể phản ánh những gì mà thế giới vật chất không có.
+ Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh vật chất, là HACQ của TGKQ, do đó khi vật chất thay
đổi thì sớm muộn ý thức cũng thay đổi theo, nhưng ý thức thay đổi có tính độc lập
tương đối của nó, đó là tính tiên tiến và tính lạc hậu. Tức là sự thay đổi của ý thức
khi vật chất đã thay đổi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chủ thể phản ánh.
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
- Cơ sở xác định:
+ Xuất phát từ quan điểm của CNDVBC về bản chất của ý thức: Là sự p/a
năng động, sáng tạo
Sự p/s chủ động, tích cực (không ngồi chờ, phải tác động vào đối tượng thì đối
tượng mới bộc lộ)
P/a có mục đích (không phải cái gì cũng p/a)
P/a có kế thừa
Tính vượt trước của sự p/a. Chỉ ra quiluaatj vận động, phát triển của sv, ht.

Ýthức luôn luôn chủ động tác động đến vật chất
+ Xuất phát từ vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn
MÁC : Ý thức con người phản ánh và cải tạo thực tiễn do đó tác động vào thực
tiễn, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích, thông qua đó để
khẳng định, bổ xung lý luận .
Điều kiện: Ýthức phải vật hóa bằng hoạt động thực tiễn của con người.
21


LÊ NIN:” Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất,
nhưng lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào
quần chúng“ ( nt )
Lý luận chỉ phát huy được vai trò to lớn của mình trong hoạt động thực tiễn để
cải tạo thực tiễn .
“ lý luận không có thực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn không có lý luận là
thực tiễn mù quáng”
Vì vậy con người không bao giờ khuất phục tự nhiên mà có khả năng cải tạo tự
nhiên phục vụ lợi ích của con người .
- Biểu hiện của sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
+ YT có vai trò hướng dẫn, định hướng, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới của
con người.
+ YT giúp cho con người đi sâu vào nhận thức được bản chất của các sv, ht.
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể sảy ra theo hai chiều
hướng ngược nhau, thúc đẩy hay kìm hãm.
Ý thức phản ánh đúng HTKQ, có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của
con người trong quá trình cải tạo TGVC .
Ý thức phản ánh không đúng HTKQ, ở một mức độ nhất định có thể kìm hãm
hoạt động thức tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội .
Theo LÊNIN sự đối lập của vật chất và ý thức vừa mang tính tuyệt đối vừa
mang tính tương đối .

“ Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm
vi hết sức hạn chế, trong những trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức
luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước, cái gì có sau? ngoài giới hạn đó ra thì
không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó chỉ là tương đối” Chống ĐUYRINH,
MÁC- ĂNGGHEN toàn tập ,tập 20 , trang 57 .
Tuyệt đối: Xét về mặt nhận thức luận “ Vật chất có trước, ý thức có sau ,vật
chất quyết định ý thức”: Khẳng định quan điểm duy vật.
Tương đối: YT xét đến cùng cũng bắt nguồn từ vật chất, là một thuộc tính của
vật chất chứ không phải do một yếu tố bên ngoài: Khẳng định quan điểm duy vật.

22


Câu hỏi ôn tập
1. Hãy làm rõ nd và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin ?
2. Hãy làm rõ nguồn gốc bản chất của YT ?
3. Hãy ptích mqh biện chứng giữa VC và YT ? Rút ra ý nghĩa PPL ?

23



×