Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử nhập khẩu hàng chiếu tre của công ty TNHH XNK trường thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.33 KB, 59 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI THỰC TẬP
Họ tên sinh viên

: Nguyễn Thị Thiện

Ngày sinh

: 03/09/1993

Lớp

: Kinh tế Ngoại thương A - K12

Khoa

: Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Đề tài: Một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử nhập
khẩu hàng chiếu tre của Công ty TNHH XNK Trường Thuận.
Giảng viên hướng dẫn: Ths Đinh Thị Hồng Tuyết
Tiến độ thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp như sau:
STT


Nội dung

Nhận xét của giáo
viên hướng dẫn

- Giáo viên hướng dẫn cách làm việc nhóm.
1

2
3
4
5
6
7
8

- Kết cấu chuyên đề thực tập
- Thời gian hoàn thành báo cáo
- Nộp đề tài và đề cương chi tiết cho giáo viên
hướng dân
Giáo viên hướng dẫn chữa đề cương chi tiết
Sinh viên sửa đề cương chi tiết và hoàn thành
chương 1 nộp giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn chữa chuyên đề lần 1
Sinh viên sửa chương 1 và hoàn thành chuyên
đề nộp giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn chữa chuyên đề lần 2
Giáo viên hướng dẫn chữa chuyên đề lần 3

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12


Page 1


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................6
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH XNK Trường Thuận...............8
Một số khái niệm..............................................................................................24
1. Nhập khẩu là gì ? .........................................................................................24
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ từ nước
ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi
nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước
ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất
khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất và tiêu dùng........................24
+ đầu vào, đầu ra..............................................................................................26
+ phương thức thanh toán..................................................................................26
+ chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục.......................................26
+ việc tra đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng qua các phương
tiện công nghệ hiện đại.....................................................................................26
+ về phương thúc vận chuyển............................................................................26
+, Vai trò của hoạt động nhập khẩu...................................................................26
Nhập khẩu tạo hàng hóa bổ sung cho hàng hóa thiếu hụt trong nước và thay
thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao
hơn đẻ đáp ứng nhu cần sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn
định về cung–cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô....................26
Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới
công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất........................................................26
Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung
cấp các nguyên liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho sản xuất cũng như góp phần định

hướng sản phẩm, định hướng thị trường.............................................................26

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 2


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở
rộng hợp tác quốc tế..........................................................................................26
2. Hải quan điện tử là gì ?..................................................................................26
Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của chính phủ ,
có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về
Hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế XNK, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên
quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới , thực hiện Thống kê
hàng hoá thực xuất và thực nhập........................................................................26
- Công ước Kyoto: thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên
quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ luật hải quan..................27
+, Điều kiện thành lập công ty TNHH:...............................................................33
+, Quy trình thành lập công ty TNHH:...............................................................34

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 3


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các từ viết tắt
TNHH
ĐH

TC
ĐKKD
HQĐT
XK
NK
CIF

Nội dung đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Đăng kí kinh doanh
Hải quan điện tử
Xuất khẩu

Nhập khẩu
Cost, insurance and freight

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 4


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1. Ngành nghề kinh doanh

9

2

Bảng 1.2. Phân tích cơ cấu lao động

16


3

Bảng 1.3. Danh sách các thành viên góp vốn

18

4

Bảng 1.4. Thông tin về lô hàng chiếu tre

40

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 5


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đất nước ta cũng đã từng bước hoà
nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Hoạt
động giao thương buôn bán giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ và
điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Có
thể thấy vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế của mỗi
quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó đóng vai trò như là chiếc cầu
nối trung gian thúc đẩy sự phát triển ngoại thương của các quốc gia. Nếu
thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được
coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Vận tải biển đảm nhận vận
chuyển tới 80% khối lượng hàng hóa thương mại trên thế giới với ưu điểm
vượt trội về cước phí, khả năng chuyên chở lớn và hệ thống tuyến giao thông

biển phủ khắp các châu lục, luôn chiếm ưu thế trong những năm qua. Đối với
nước ta, vận tải biển có một vai trò to lớn không thể phủ nhận được. Những
năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành vận
tải biển Việt nam đã và đang phát triển nhanh chóng góp phần không nhỏ
vào phát triển kinh tế của nước ta.
Song song với vận tải biển, ngành hải quan đã và đang phát triển nhanh
chóng nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá qua các nước cũng
như trong nội địa được thuận lợi nhất. Hiện nay do nhu cầu gửi và nhận hàng
xuất nhập khẩu tương đối cao đã tạo điều kiện kiện cho sự ra đời và phát
triển của các công ty giao nhận, của các dịch vụ vận tải quốc tế, gom hàng,
khai quan, kho bãi, giao nhận... Chính những hoạt động này đã góp phần
quan trọng giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra liên tục,
nhanh chóng và có hiệu quả cao. Trong thời gian vừa qua, được thực tập tại
bộ phận hải quan của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Trường Thuận đã cho
em nhiều hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ hải quan. Sau đây em xin trình bày
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 6


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện quy
trình làm thủ tục hải quan điện tử nhập khẩu hàng chiếu tre”. Đề tài góp
phần làm rõ quy trình làm thủ tục hải quan của một lô hàng nhập khẩu.

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 7



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH XUẤT NHẬP
KHẨU TRƯỜNG THUẬN
1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Trường Thuận được thành lập vào
năm tháng 6/2006,
Tên Giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu
Trường Thuận
- Tiếng Anh: Trường Thuận Import Exporrt Company Limited.
- Địa chỉ: Số 197 Đường Lê Thánh Tông, phường Máy Chai, Ngô
Quyền, Hải Phòng.
- Fax : 0313 796363
- SĐT : 0313 796587
- Mail :
- Mã số thuế:
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Trường Thuận tiền thân là 1 cơ sở buôn
bán nhỏ. Sau 1 thời gian hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, và
các dịch vụ giao nhận, vận tải, công ty đã dần dần lớn mạnh và phát triển tốt,
Từ 1 cơ sở nhỏ mà hiện nay công ty đã góp vốn thành lập thành công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Trường Thuận. Công ty đã dần dân hoạt động nhập
khẩu trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài không qua khâu trung gian.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty không phải lúc nào
cũng suôn sẻ. Những biến động từ phía thị trường đầu vào và đầu ra đã có
lúc đe dọa sự tồn tại của công ty. Nhưng sau những lần như vậy, công ty lại
tích lũy them được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Nhân công từ ít dần
dần đã thêm nhiều nguồn lao động có kinh nghiệm.
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Trường Thuận có chuyên môn là giao
nhận vận tải.Vì vậy, công ty sẽ đảm nhiệm các công việc làm thủ tục hải
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12


Page 8


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
quan cho hàng hoá xuất khẩu đồng thời giúp hải quan hoàn thiện một số thủ
tục liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
Công ty đảm nhiệm cả trách nhiệm của người chuyên chở, hoạt động
theo sự uỷ thác của người gửi hàng, như cầu nối giữa người gửi hàng và bến
bãi, kho vận…Người uỷ thác sẽ chịu mọi chi phí trách nhiệm về hoạt động
của người giao nhận khi họ thực hiện công việc được uỷ thác nhận hàng,
giao hàng, làm thủ tục hải quan… trên cơ sở hợp đông uỷ thác.
Căn cứ vào loại hàng hoá, yêu cầu của người gửi hàng và qua việc xem
xét lịch trình tàu chạy của hãng tàu để nghiên cứu, thiết kế quá trình chuyển
tải và chuyển tiếp hàng hoá, đảm bảo được thời gian, tuyến đường, tính
nhanh chóng và hiệu quả, an toàn cho hàng hoá.
Ngoài ra, công ty còn đảm nhận những công việc sau:
- Phân loại hàng hoá.
- Lưu kho cho hàng hoá.
- Tổ chức bảo quản phù hợp với tính chất hàng hoá.
- Là trung tâm phân phối, lưu thông hàng hoá.
Với uy tín và trách nhiệm của mình, công ty cam kết với người gửi hàng
về việc chuyên chở từ địa điểm này qua địa điểm khác. Nếu có bất kì thiệt
hại nào trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty sẽ chịu trách nhiệm đền
bù như trong cam kết của 2 bên.
Giới hạn trách nhiệm:
- Trách nhiệm của công ty trong mọi thường hợp không vượt quá giá trị
hàng hoá, trừ phi các bên liên quan có thoả thuận trong hợp đồng.
- Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất
mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải là lỗi do mình gây ra.


SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 9


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở hàng hoá và các khoản tiền khác
có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồi
thường được tính theo giá trị lô hàng tại thời điểm mà hàng được giao cho
khách hàng theo giá thị trường. Nếu không có giá thị trường thì tính theo giá
thông thường của hàng hoá cùng loại và cùng chất lượng.
Công ty không phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau đây:
- Không được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày (không
tính chủ nhật và ngày lễ) kể từ ngày giao hàng.
- Không được thông báo bằng văn bản về việc kiện tại trọng tài toà án
trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Ngành nghề kinh doanh :
Bảng 1.1 Ngành nghề kinh doanh.
STT

Tên ngành
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Mã ngành

Chi tiết : Dịch vụ giao nhận hàng hóa, khai thuê hải
1

quan, Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, Dịch vụ nâng cẩu


5229(chính)

hàng hóa, Dịch vụ đại lí tàu biển, Dịch vụ đại lí vận tải
đường biển, Dịch vụ logistics, Đại lí vé máy bay, vé tàu.
Đại lí môi giới, đấu giá
2

Chi tiết : Đại lí hàng hóa( Không bao gồm đại lí chứng

4610

khoán, bảo hiểm)
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa
3

được phân vào đâu

8299

4
5
6
7
8

Chi tiết : Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Bốc xếp hàng hóa

Cho thuê xe có động cơ
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

5012
4933
5224
7710
4511

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 10


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
9

Kho bãi và lưu trữ hàng hóa
Tái chế phế liệu

5210

10

Chi tiết : Phá dỡ tàu cũ, Tái chế phế liệu nhựa, kim liệu

3830

11


màu
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có

5022

12
13

động cơ khác
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
Chi tiết : Bán buôn sắt, thép, đồng, chì, nhôm, kẽm
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai thác,

4530
4662

xây dựng, Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu
điện(máy phát điện, động cơ điện, dây điện, và thiết bị
14

khác dùng trong mạch điện), Bán buôn thiết bị thủy lực,

4659

máy nén khí, máy cơ khí, thiết bị phòng cháy chữa cháy,
thiết bị bảo hộ lao động, Bán buôn máy móc thiết bị và
phụ tùng máy dệt, may, da giày.
Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu( trừ gỗ, tre, nứa) và
động vật sống

15

(trừ động vật hoang dã và quý hiếm)

4620

Chi tiết : Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn
cho gia súc, gia cầm và thủy sản
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết : Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến, Bán
16

buôn xi măng, bán buôn gạch xây, ngói đá, cát, sỏi, Bán

4663

buôn kính xây dựng, Bán buôn sơn, vecni, Bán buôn
17

gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, Bán buôn đồ ngũ kim
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649

Chi tiết : Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn
điện, Bán buôn giường, tủ, bàn ghế,đồ dùng nội thất
tương tự, Bán buôn sách báo tạp chí, văn phòng phẩm,
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 11



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bán buôn nước hoa, hàng mĩ phẩm, và chế phẩm vệ sinh
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết : Bán buôn nhựa và các sản phẩm nhựa, Bán
18

buôn hóa chất thông thường( trừ loại sử dụng trong
nông nghiệp), Bán buôn cao su, Bán buôn tơ, xơ, sợi

4669

dệt, Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép, Bán buôn
19

20

21
22

phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
Chi tiết : Bán buôn vải, bán buôn thảm, đệm, chăn, màn,
rèm, ga trải giường, gối và hàng dệt khác, Bán buôn
hàng may mặc, Bán buôn giày dép
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông
nghiệp

Bán buôn thực phẩm

4652

4641

4651
4653

Chi tiết : Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, Bán
23

buôn thủy sản, Bán buôn rau, quả, bán buôn cà phê, Bán

4632

buôn chè, bán buôn đường sữa, bánh kẹo và các sản
phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
24 Khai thác quặng sắt
25 Bán buôn gạo
26 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
27 Khai thác quặng kim loại quý hiếm
28 Sản xuất sản phẩm từ plastic
29 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

0710
4631
0810
0730

2220
2013

Sơ đồ bộ máy công ty :
Giám đốc

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 12


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phó giám đốc

Kế toán

Bộ phận làm
chứng từ

Bộ phận giao
nhận

Bộ phận làm thủ
tục hải quan

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 13



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chức năng của từng bộ phận Công ty:
 Chức năng của Giám đốc:
Là người có điều hành cao nhất trong công ty và chịu sự kiểm tra, giám
sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giám đốc công ty là người điều
hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
 Chức năng của phó giám đốc:
Chức năng, nhiệm vụ:
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty
theo sự phân công của Giám đốc;
Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Quyền hạn:
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và
phân cấp công việc.
 Chức năng của kế toán viên:
Chức năng:
+ tham mưu với giám đốc công ty ,trong quản lý và điều hành quá trình sử
dụng vốn
+ theo dõi và báo cáo giám đốc công ty việc sử dụng vốn công ty
+ cung cấp kịp thời, chính xác mọi công ty về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh
Nhiệm vụ:

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 14



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trong
quá trình sản xuất kinh doanh
+ hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty
+ theo dõi, tổng hợp, báo cáo ti chính cho giám đốc
+ phân chia lợi nhuận, thực hiện theo điều lệ và chế độ, phân phối lợi nhuận
của công ty
 Chức năng của nhân viên làm chứng từ:
-

Chịu trách nhiệm làm và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu;
Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để xuất, nhập khẩu hàng hoá: Bộ chứng

từ khai hải quan hàng xuất, nhập khẩu, bộ chứng từ xin cấp C/O, bộ chứng từ
thanh toán xuất nhập khẩu, hồ sơ xin cấp phép (đối với hàng yêu cầu phải có
giấy phép), hồ sơ xin đăng ký chất lượng (đối với một số mặt hàng), các
công văn tờ trình cho các bên có liên quan
Làm các thủ tục liên quan đến vấn đề test mẫu sản phẩm với các cơ
quan chức năng
Làm đơn mở LC, TT, DA …;
Bổ sung chứng từ gốc và làm thủ tục hoàn thuế
Theo dõi lịch hàng nhập, ngày tàu đi, tàu đến, xin trước lưu cont, lưu
bãi. Lưu trữ hồ sơ đặt hàng, mua hàng, như: thư từ giao dịch liên quan, đơn
đặt hàng, bộ chứng từ, hàng mẫu ….
Giao dịch với các hãng tàu làm booking
Giao dịch và liên hệ với các nhà cung cấp và khách hàng về lịch
chuyển hàng và giao nhận hàng
Cập nhật thông tin văn bản pháp luật liên quan đến hàng hóa xuất nhập
khẩu



Làm các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng phòng;
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cán bộ quản lý.
Chức năng của nhân viên giao nhận:

Trách nhiệm:
-

Nhận hoà hoá, hồ sơ tài liệu đầy đủ theo yêu cầu.

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 15


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Giao hàng hoá, tài liệu hồ sơ theo lịch phân công, theo yêu cầu của các

bộ phận sản xuất kinh doanh, của Trưởng phòng.
-

Kiểm tra hàng hoá, hồ sơ, sau đó ký vào phiếu xuất và sổ giao nhận

-

Ghi đầy đủ tên hàng hoá, số lượng, nơi giao, nơi nhận, thời hạn vào sổ

giao nhận.

-

Lưu giữ, vận chuyển hàng hoá, tài liệu hồ sơ cẩn thận. Trong quá

trình giao nhận, mang – vác hàng hoá cẩn thận tránh bị vỡ, rách, lủng v.v.
-

Giao đầy đủ hàng hoá, tài liệu hồ sơ cho người nhận, sau đó yêu cầu

ký tên vào sổ giao nhận của mình.
-

Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo hàng hoá, tài

liệu hồ sơ được giao đầy đủ, đúng thời hạn.
-

Lập sổ giao nhận gồm các nội dung: ngày, hàng hoá – chứng từ, nơi

giao, nơi nhận, thời hạn, người nhận ký Trưởng phòng thu mua về những vấn
đề phát sinh trong việc vận chuyển chứng từ và hàng hoá, xin ý kiến giải
quyết.
-

Chịu hoàn hoàn trách nhiệm về hàng hoá từ khi nhận cho đến khi giao

trừ trường hợp bất khả kháng.
-

Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng thu mua giao.

Chức năng của nhân viên làm thủ tục hải quan: Làm các chứng từ về

hải quan, đảm nhiệm các công việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất
khẩu đồng thời giúp hải quan hoàn thiện một số thủ tục liên quan đến thủ tục
xuất nhập khẩu hàng hoá.
Nhận xét: Bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, của công ty đã góp phần làm
giảm chi phí và giúp giám đốc quản lí công ty 1 cách dễ dàng hơn.
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 16


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty
1.4.1 Tình hình nhân sự của công ty:
Bảng 1.2. cơ cấu nguồn lao động:
Năm 2013
Stt
Số lượng
Tỉ
Đơn vị Nam Nữ
trọng
1 Lãnh đạo
1
8.3
2 Kế toán
2
16.7
(%)
Khai báo

3

4

hải quan

1

1

Năm 2014
So sánh
Số lượng
Trình
Tỉ
Chênh
Tỉ
Nam Nữ
độ
trọng
1
6,7
0
0
ĐH
lệch lệ(%)
2
13.3
0
0

ĐH,CĐ
(%)

16.7

2

1

20

1

50

ĐH,CĐ

điện tử
Giao

4
33.3
3
2
33.3
1
25
CĐ,TC
nhận
5

Vận tải
3
25
3
1
26.7
3
33.3 CĐ,TC
Tổng
12
100
15
100
3
25
Qua những số liệu trên ta thấy lao động trong công ty đa phần có trình
độ cao đẳng. Số lao động nam nhiều hơn, chiếm gần 70% tổng số lao động.
Độ tuổi trung bình của lao động là 27. Trong bộ phận giao nhận, nhân viên
có nghiệp vụ giao nhận ở mức khá trở lên, có tác phong công nghiệp, có hiểu
biết vê luật pháp và đặc biệt là luôn có trách nhiệm với hàng hóa. Cơ cấu lao
động trong từng lĩnh vực được duy trì ở mức đảm bảo năng suất lao động,
tránh lãng phí nguồn lực và chí phí hoạt động.
1.4.2. Tài sản cố định của công ty.
Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Công ty có phòng làm việc rộng 70m2/phòng bao gồm 3 khu vực :
- Khu vực dành cho giám đốc.
- Khu vực dành cho kế toán.
- Khu vực dành cho nhân viên giao nhận và nhân viên vận tải.
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12


Page 17


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Việc bố trí riêng rẽ các khu vực giúp nhân viên đảm bảo sự tập trung
trong giờ làm việc, tránh sao nhãng và tạo điều kiện cho việc quản lý cũng
nhữ lưu trữ chứng từ, sổ sách, hóa đơn.
- Hệ thống máy tính kết nối internet phục vụ cho việc khai báo hải quan
điện tử, lưu trữ chứng từ hóa đơn, các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế
toán : 7 máy.
- Các thiết bị in, foto, scan, máy ảnh, máy fax, điện thoại phục vụ cho
hoạt động chung.
- Các trang thiết bị khác phục vụ cho công việc và hoạt động nghỉ ngơi,
thư giãn.
- Ngoài ra còn có thể kể đến đội xe tải gồm 3 chiếc có trọng tải 1 tấn.
Nhìn chung trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty là tương đối đầy
đủ, phục vụ tốt cho hoạt động của công ty. Riêng đội vận tải hiện tại vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa.
+,Tài sản cố định:
Vốn điều lệ của công ty là 1.800.000.000 đồng
Bảng 1.3 Danh sách thành viên góp vốn:

STT

1

Tên thành
viên

Nơi đăng kí

hộ khẩu
thường trú

ĐÀM THỊ

Tổ 8,

DUNG

Phường Tân

Giá trị phần

Tỷ

Số giấy

vốn góp(VND)

lệ(%)

CMND

1.440.000.000

80,00

089887578

Ghi chú


Giang,
Thành phố
Cao Bằng,
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 18


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tỉnh Cao
Bằng
Thôn Vân
2

Đôi. Xã

PHẠM
THẾ LỢI

Đoàn Lập,

360.000.000

20,00

0364775888

Huyện Tiên


8

Lãng
1.5. Đánh giá một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
Trong những năm gần đây công ty liên tục đẩy mạnh kinh doanh, lợi
nhuận tăng rõ rệt. và có những định hướng trong những năm tới sẽ phát triển
mạnh mẽ hơn nữa.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI
QUAN NHẬP KHẨU HÀNG CHIẾU TRE CỦA CÔNG TY TNHH
XUẤT NHẬP KHẨU TRƯỜNG THUẬN.
2.1. Cơ sở pháp lý về quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa.
2.1.1. Luật Hải quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005.
Tháng 2/1990, Hội đồng nhà nước thông qua Pháp lệnh hải quan: Đây
là văn bản pháp luật đầu tiên về hải quan tương đối hoàn chỉnh, có giá trị
pháp lý cao, đánh dấu một bước trưởng thành của Hải Quan Việt Nam. Luật
Hải quan được Quốc hội Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa
10 bằng Luật số 29/2001/QH10. Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2002.
Để phù hợp hơn nữa với thực tiến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam cũng như nỗ lực gia nhập WTO, kỳ họp Quốc Hội thứ 7, khó 11 đã phê
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 19


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chuẩn Luật hải quan sửa đổi. Luật hải quan sửa đổi. Luật này có hiệu lực từ
1/1/2006.
Nội dung chính của Luật Hải Quan

Luật gồm 8 chương với 82 điều:
Chương 1: Những quy định chung.
Chương 2: Nhiệm vụ, tổ chức hải quan.
Chương 3: Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan.
Chương 4: Trách nhiệm của hải quan trong việc phòng chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới.
Chương 5: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Chương 6: Quản lý nhà nước về hải quan.
Chương 7: Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chương 8: Điều khoản thi hành.
2.1.2. Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ.
Ngày 23/10/2012,Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục
hải quan (HQ) điện tử đối với hàng hóaxuất khẩu(XK), nhập khẩu (NK)
thương mại và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.Nghị định cũng quy
định cụ thể thời hạn khai HQ điện tử đối với hàng hóa XK,NK thương mại
được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.
Cụ thể: Hàng hoá NK được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu
hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờ khai HQ
có giá trị làm thủ tục HQ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký; Hàng
hoá XK được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất
cảnh; tờ khai HQ có giá trị làm thủ tục HQ trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày đăng ký.Người khai HQ phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các thông
tin theo các tiêu chí quy định tại Tờ khai HQ điện tử; tự tính để xác định số
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 20



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các nội dung đã khai.Hàng hóa thực tế được kiểm tra một
phần hoặc toàn bộ lô hàng bằng các hình thức: máy móc, thiết bị kỹ thuật,
các biện pháp nghiệp vụ hoặc do công chức HQ trực tiếp thực hiện. Nội dung
kiểm tra thực tế hàng hóa gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng
lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa; đối chiếu thực tế hàng
hóa kiểm tra với hồ sơ HQĐT.
2.1.3. Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
Ngày 15/11/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 196/2012/TTBTC quyđịnh thủ tục hải quan điện tử(HQĐT) đối với hàng hóa XK,NK
thương mại.Thông tư 196 đã kế thừa toàn bộ các nội dung quy định về phạm
vi áp dụng tại Thông tư 222, tuy nhiên loại bỏ 3 thủ tục gồm: Thủ tục HQĐT
đối với hàng hóa hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài; Thủ tục HQĐT đối với
hàng hóa đưa vào, đưa ra của doanh nghiệp ưu tiên; Thủ tục HQĐT đối với
hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Theo đó, phạm vi áp dụng của
Thông tư mới này chỉ bao gồm thủ tục HQĐT đối với:
(1) Hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán;
(2) Hàng hóa XK, NK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân
nước ngoài;
(3) Hàng hóa XK, NKtheo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng
XK;
(4) Hàng hóa XK, NK của doanh nghiệp chế xuất;
(5) Hàng hóa XK,NK của để thực hiện dự án đầu tư;
(6) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
(7) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
(8) Hàng hóa đã XK nhưng bị trả lại;
SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 21



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(9) Hàng hóa đã NK nhưng phải xuất trả;
(10) Hàng hóa XK, NK chuyển cửa khẩu;
Thông tư quy định, thủ tục HQĐT sẽ được tự động hóa thêm 3 khâu là
kiểm tra, đăng ký tờ khai và phân luồng tờ khai.
Thông tư bổ sung thêm các đối tượng liên quan đến hàng hóa XK, NK
được phép trao đổi thông tin với Hệ thống với mục tiêu nâng cao mức độ tự
động hóa của Hệ thống.
Thông tư bãi bỏ quy định về việc nộp chứng từ điện tử để cơ quan HQ
kiểm tra trước khi cho phép thông quan (luồng vàng điện tử) nhằm đảm bảo
tính thống nhất về nguyên tắc và kết quả phân luồng giữa thủ tục hải quan
thủ công và thủ tục HQĐT với 3 luồng cơ bản: luồng xanh, luồng vàng và
luồng đỏ.
Thông tư cho phép cơ quan Hải quan tự động hủy tờ khai đối với những
tờ khai đã hết hiệu lực (quá 15 ngày). Thông tư quy định đối với những tờ
khai quá thời hạn hiệu lực theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan, mà
người khai không tiến hành thủ tục hủy tờ khai thì cơ quan Hải quan sẽ tự
động hủy tờ khai đó và thông báo cho người khai hải quan. Các trường hợp
khác, cơ quan Hải quan thực hiện hủy tờ khai HQĐT theo yêu cầu của người
khai hải quan.
Thông tư cũng bãi bỏ quy định về xác nhận thực xuất trên tờ khai
HQĐT in, thay thế bằng quy định cụ thể các chứng từ chứng minh hàng hóa
đã thực xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan bằng
phương thức điện tử.

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 22



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thông tư quy định rõ việc phân biệt cụ thể trường hợp thông quan và
trường hợp giải phóng hàng để có cơ sở kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc
hoàn thành thủ tục hải quan của người khai hải quan.
2.1.4. Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 của Tổng cục Hải
quan.
Hệ thống văn bản về thủ tục Hải quan điện tử đã hoàn chỉnh từ Luật,
Nghị định, Thông tư và mới đây, ngày 27 tháng 12 năm 2012 ngành Hải
quan đã ban hành Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ về việcBan hành quy trình
thủ tục HQĐT đối với hàngXK, NK thương mại.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục HQĐT đối với
hàng hóa XK, NK thương mại gồm: Quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng
hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán hàng hóa; Quy trình thủ tụcHQĐTđối
với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; Quy trình thủ tục HQĐT
đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng XK; Quy trình thủ tục
HQĐTđối với hàng hóa XK, NK của doanh nghiệp chế xuất; Quy trình phúc
tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục HQĐT.
Ngoài các quy trình nêu trên, trong Quyết định còn có Phụ lục Quy
trình cấp phát, quản lý và theo dõi tài khoản truy nhập hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan và Phụ lục Quy định một số mẫu dấu, bảng biểu thực hiện
thủ tục hải quan điện tử. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2013, thay thế Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày
09/12/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy
trình thủ tục HQ đối với hàng hóa XK, NK thực hiện thủ tục HQĐT, Quyết
định số 2294/QĐ-TCHQ ngày 11/9/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan về việc ban hành quy trình phúc tập hồ sơ HQ thực hiện thủ tục
HQĐTvà Quyết định số 2544/QĐ-TCHQ ngày 28/11/2011 của Tổng cục

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12


Page 23


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục HQĐT đối với
hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất
2.1.5. Các thông tự, nghị định điều chỉnh khác.
Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục
hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK ban hành ngày 10/9/2013 và có hiệu
lực vào ngày 1/11/2013.
Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính quy
định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại ban hành ngày 14/2/2014 có hiệu lực từ ngày 1/04/2014.
2.2.

Cơ sở lý luận về hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
nhập khẩu.

Một số khái niệm.
1. Nhập khẩu là gì ?
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ
mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức
kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại
thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền
sản xuất và tiêu dùng.
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà

sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong
nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của
IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và
đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục
cán cân phi thương mại.

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 24


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar,
triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất
định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn
vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ
giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của
hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng,
thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập
khẩu giảm đi.
+, Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu rất đa dạng : hàng hóa và dịch vụ có thể được
nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh cưa mọi quốc
gia khác nhau mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay
thay đổi thị trường nhập khẩu.

SV : Nguyễn Thị Thiện – KTNTA K12

Page 25



×