Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác TUYỂN DỤNG NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ NHẬT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.85 KB, 45 trang )

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động. Để tồn tại và phát triển không
có con đường nào khác là duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách có
hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, xã hội và của
quốc gia. Đặc biệt trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, cạnh tranh
diễn ra gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có nguồn
nhân lực mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, thể lực và trí lực.
Xuất phát từ vai trò to lớn của nguồn tài nguyên con người đối với sự phát triển
của thời đại nói chung, nền kinh tế của một quốc gia cũng như đối với một doanh
nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong việc
lấy và phân tích dữ liệu về công tác tuyển dụng nhân sự - một công tác của hoạt động
quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Công tác tuyển
dụng nhân sự tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức”
làm chuyên đề thực tập nghiệp vụ của mình.
Chuyên đề bao gồm 2 phần:
Chương 1: Tổng quan về Công ty
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức
Chuong 3: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức
Qua chuyên đề này tôi mong rằng có thể miêu tả một cách tổng quát nhất về hoạt động
sản xuất kinh doanh và toàn diện, chi tiết cụ thể của hoạt động nhân sự, đặc biệt là
công tác tuyển dụng tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức.
Với những kinh nghiệm và khả năng của bản thân, mặc dù hết sức cố gắng và
nỗ lực song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, thu thập và



2

phân tích tình hình hoạt động của đơn vị thực tập. Rất mong được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, Thạc sỹ - Hoàng Thị Ngà
để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
* Những thông tin chung:
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức
- Địa chỉ: Số 9B, Ngõ 18 Kiều Sơn, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
- Điện thoại, Fax: 0312.768.466
- Mã số thuế: 0201106006
- QĐ thành lập: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức được đăng kí lần
đầu ngày 02/08/2010 tại sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
1.1.2. Qúa trình phát triển công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức là doanh nghiệp tư nhân được
thành lập vào cuối năm 2010 và được đăng kí lần đầu ngày 02/08/2010 tại sở Kế
hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng. Công ty chính thức đưa sản phẩm của mình ra thị
trường hồi đầu năm 2011. Ngày mới thành lập Công ty chỉ có 90 m 2 nhà xưởng, một
dây chuyền sản xuất nước khoáng công suất 1.000 chai/ca. Đến nay Công ty đã có
tổng mặt bằng công nghiệp rộng 9000 m 2 và trên 3000 m2 nhà xưởng khang trang
sạch đẹp với các dây chuyền thiết bị máy móc tương đối hiện đại, sản xuất và tiêu thụ
45 triệu lít nước khoáng/ năm với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.

Với ý thức, trách nhiệm một doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, Công ty
luôn chú trọng và đưa vào áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Quốc tế ISO 9001:2008 và Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
HACCP - CODE: 2003 nên sản phẩm làm ra luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm, các loại sản phẩm nước khoáng thiên nhiên của Công ty đã khẳng
định được thương hiệu và ngày càng có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng
ưa chuộng.


4

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Giám đốc

Phòng TCHC

Phòng VT

Phòng KTTV

Phân Xương
SX I

Phân Xương SX
II

Phòng KD-XNK


Phòng KT

Phân Xưởng SX
III
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
- Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Xây dựng

phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật.
- Phòng Tổ chức hành chính: Hoạch định nhu cầu nhân sự, thu thập, tuyển chọn, bố

trí sử dụng nhân sự, thực hiện hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực như đào
tạo, thăng tiến. Thù lao lao động và đảm bảo lợi ích cho người lao động, thực hiện
các chính sách xã hội.
- Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty về
công tác kế hoạch xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ phát hiện và khai thác mọi tiềm
năng của thị trường trong nước và nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ
chức vật tư cung ứng kĩ thuật, khai thác thị trường.
- Phòng Kế toán – Tài vụ: Có trách nhiệm thực hiện các công tác kế toán, có chức
năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
chế độ chính sách, kinh tế, tài chính trong Công ty, chỉ đạo hạch toán kinh tế nhằm
sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản,


5

vật tư, tiền vốn, định kỳ lập báo cáo tài chính.
- Phòng Vật tư: Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu thiết bị máy móc

phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo lệnh của Giám đốc Công ty. Quản lý, bảo

quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cấp phát vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo nhu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây
dựng kế hoạch mua sắm vật tư và cung cấp vật tư NVL phục vụ sản xuất cho các
đơn vị trong Công ty. Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên
nhiên vật liệu cho phòng phục vụ cho công tác hạch toán kế toán.
- Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ giám sát về mọi mặt kĩ thuật sản xuất, cải tiến quy trình

công nghệ. Chỉ đạo việc chấp hành mọi chế độ quản lý, kĩ thuật và kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng sản xuất: dưới các phòng ban là các phân xưởng sản xuất nước với
quy trình khép kín.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
CHỈ TIÊU
A
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ


số
B

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

15.183.297.9
01


18.184.598.166 70

2. Các khoản giảm trừ doanh

23.506.45
8.697

287.90 516.002.62

thu
02
3. Doanh thu thuần về BH và

456.238.911
17.728.259.25

6.555
4
14.895.39 22.990.456

cung cấp DV (10=01-02)

0

1.421

.070

14.262.456.12


10.002.546.34

19.007.675

4. Giá vốn hàng bán
11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng

3

6

.231
3.982.780.

và cung cấp DV (20=10-11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài

3.465.803.130

4.892.845.080

840

chính

21

12.800.962


7. Chi phí tài chính
- Trong đó : Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh

22
23
24

325.876.436

4

8

1.200.675.721

2.078.564.012

987.230.76

10

35,954,608
42.999.201
530,448,10 435.650.42


6


5
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động

kinh

doanh

2.319,787,5 2,602,898,

(30=20+21-22-24)
10. Thu nhập khác

30
31

11. Chi phí khác

32

1.952.051.935

72

848
550,000

550,00
0
(550,00


12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
13. Tổng lợi nhuận kế toán

(550,000) 0)
2,320,337,5
2,603,44

trước thuế (50=30+40)
50
14. Chi phí thuế thu nhập

1,952,051,935

72

8,848
220,654,2

doanh nghiệp
51
15. Lợi nhuận sau thuế thu

130,956,220

170,990,432

31

nhập


doanh

(60=50-51)

nghiệp

2,382,794,
60

1,821,095,715

2,149,347,140

617

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn: Phòng hành chính
Qua bảng kết quả kinh doanh sản xuất của Công ty TNHH Thương mại và Dịch
vụ Nhật Đức trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy:
Lợi nhuận thuần của công ty năm 2011 có sự giảm xuống so với năm trước,
nhưng đến năm 2012 lợi nhuận của công ty lại có sự tăng lên đáng kể, tăng 51% so
với năm 2010 và tăng 2,75 lần so với năm 2011. Điều này rất đáng mừng cho Công
ty. Doanh thu thuần năm 2011 giảm xuống so với năm 2010 và doanh thu thuần
năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011. Trong khi đó chi phí cũng có sự tăng giảm
tỷ lệ thuận với doanh thu năm tương ứng, đó là lý do lợi nhuận của công ty có kết
quả như trên.
1.4. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của công ty
1.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng gồm:

- Sản xuất nước khoáng tinh khiết đóng chai
- Đồ gỗ xây dựng
- Xây dựng nhà và các công trình nhỏ


7
- Lắp đặt hệ thống điện

Hoạt động chính của công ty là sản xuất nước khoáng tinh khiết đóng chai. Đây
là hoạt động được quan tâm hàng đầu của công ty, chiếm phần lớn trong tổng doanh
thu của công ty hàng năm.
1.4.2. Đặc điểm sản phẩm
• Đặc trưng bởi hàm lượng với số muối khoáng nhất định và tỉ lệ tương đối của chúng,
và có chứa các nguyên tố vi lượng hoặc thành phần khác.
• Được lấy trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước
ngầm. Các nguồn này được bảo vệ thích hợp để không bị ô nhiêm hoặc gây ảnh
hưởng đến chất lượng của nước khoáng.
• Ổn định về thành phần, lưu lượng, nhiệt độ.
• Điều kiện khai thác phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và không làm thay đổi các
thành phần hóa học cơ bản.
• Được đóng chai gần nguồn với các hệ thống đường dẫn khép kín đảm bảo các yêu
cầu vệ sinh nghiêm ngặt.
Quy trình sản xuất:
Ban đầu khi chuẩn bị xây dựng, công ty phải khoan thăm dò nguồn nước mạch
đá ngầm có độ sâu 60m, tiếp đó xử lý sơ bộ qua tháp Oxy hóa và thiết bị lọc đạt tiêu
chuẩn, sau đó Tank phản ứng( PCTU) quá trình Oxy hóa sẽ làm cho sắt và các kim loại
khác kết tủa và tách khỏi nguồn nước, đồng thời quá trình khử trùng được tiến hành,
tiếp nữa là lọc cát và sau khi lọc hầu hết các cặn bẩn đều được giữ lại. Tiếp đó là lọc
than và nước sẽ được khử hoàn toàn Clo và các mùi lạ. Đặc biệt là lọc Tinh cấp 1( kích
thước lõi lọc 5 micro, PH= 6,5-8.0, độ đục nhỏ hơn 1.5 NTU), rồi lọc thẩm thấu RO để

tách các ion kim loại, tạp chất được tách ra khỏi nguồn nước. Tiếp tục nước được tiệt
trùng bằng Ozone rồi

tinh lọc cấp 2 nước sẽ trong suốt, không cáu cặn, không

có mùi lại, kích thước lọc 0,5 micro...Khâu cuối cùng là chiết rót vào bình tự động,
đóng nắp và cho ra thành phẩm. Toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm nước uống tinh
khiết R.O trải qua 12 công đoạn. Với quy trình sản xuât công phu như vậy, sản phẩm
nước uống R.O đã được người tiêu dùng đón nhận và ngày càng được cộng đồng chọn
sử dụng.
Công suất của dây chuyền nước uống đóng chai R.O là 3000 chai 500ml và 300
bình 20 lít trên một giờ. Hiện nay công ty đang đầu tư sản xuất nước uống đóng chai


8

loại nhỏ từ 350 đến 1,5 lít. Sản lượng bán ra bình quân một tháng là 220.000 bình loại
20 lít và hàng trăm nghìn lít đóng chai loại nhỏ.
Gía của sản phẩm nước uống đóng loại 20 lít là 25.000VND/bình. Đặc điểm của
sản phẩm nước uống đóng chai R.O loại 20 lít: Vỏ bình tay xách màu xanh lục, có chữ
R.O in 2 bên thân bình, dưới đáy bình có Logo” R.O”, nắp bình được dán “TEM
CHỐNG HÀNG GIẢ”. Trên thân bình, ngoài nhãn sản phẩm còn có “ nhãn giá
20.000VND/ bình” và Logo chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn do QUATEST 2 thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cấp.
1.4.3. Tình hình lao động, tiền lương
a. Tình hình lao động
Bảng 2: Trình độ lao động của toàn công ty

Chỉ tiêu


Năm 2010
Số

Tỉ

người

lệ(%

Năm 2011

Năm 2012

Số

Số

Tỉ

ngườ

lệ(%

người

Tỉ
lệ(%

Tổng số LĐ


125

)
100

i
176

)
100

234

)
100

Đại học

15

12

23

13

35

15


Cao đẳng

10

8

19

10,8

24

10,3

Trung cấp

7

5,6

12

7

13

5,5

Công nhân kĩ


27

21,6

35

20

46

19,7

66

52,8

87

49,4

116

49,5

thuật
Lao động phổ
thông

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy như sau:
- Số lao động có trình độ đại học trong Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật


Đức chiếm tỉ trọng không lớn so với tổng số lao động, năm 2010 chỉ có 15 người
chiếm tỉ lệ tương ứng 12%, năm 2011 tăng lên là 23 lao động, chiếm tỉ lệ là 13%
trong tổng số, bước sang năm 2012 số lao động trình độ đại học cũng chỉ tăng thêm
2% so với năm trước đó.


9
- Lao động có trình độ cao đẳng: còn chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn nữa, năm 2010 là 10

người, chiếm tỉ lệ 8% trong số lao động, năm 2011 tăng lên là 19 người nhưng cũng
chỉ chiếm tỉ lệ 10,8%, đến năm 2012 thì tăng lên 24 người nhưng lại chỉ chiếm
10,3% trong tổng số lao động của năm.
- Lao động có trình độ trung cấp: năm 2010 là 7 người, chiếm 5,6% trong tổng số lao
động, năm 2011 là 12 người, chiếm tỉ lệ 7%, sang đến năm 2012 là 13 người và
chiếm tỉ lệ rất thấp là 5,5% trong cơ cấu lao động năm đó.
- Công nhân kĩ thuật có xu hướng tăng lên trong 3 năm, nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ
không lớn trong tổng số lao động, cụ thể là: năm 2010 là 27 người chiếm tỉ lệ 21,6
% trong tổng số lao động, năm 2011 là 35 người nhưng chỉ chiếm có 20% trong
tổng số lao động của năm, sang năm 2012 là 46 người nhưng lại chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ so với cơ cấu lao động của năm là 19,7%.
- Lao động phổ thông: năm 2010 là 66 người chiếm tỉ lệ là 52,8% trong tổng số lao

động, năm 2011 là 87 người chiếm tỉ lệ 49,4% trong cơ cấu lao động năm đó, bước
sang đến năm 2012 số lao động này là 116 người, chiếm 49,5% trong cơ cấu lao
động của năm.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo kể cả lao động phổ thông chính
thức và lao động hợp đồng do mùa vụ, Nhật Đức đang sở hữu một nguồn lực khá
dồi dào, tuy còn nhiều hạn chế trong tiếp cận khoa học kĩ thuật nhưng họ có lợi thế
và kinh nghiệm từ các thế hệ trước truyền lại, họ đang ngày đêm làm việc và cống

hiến cho sự phát triển của Nhật Đức.
Với mục tiêu mở rộng thị phần trên toàn lãnh thổ Việt Nam và chiếm them
những thị trường khác như Trung Quốc, Philipin, Myanmar, Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Nhật Đức dự kiến từ nay đến năm 2016 sẽ không ngừng
phát triển và tạo việc làm cho khoảng 300-500 lao động địa phương.
b. Tình hình tiền lương
Đơn giá tiền lương là giá trị lao động phải trả trên một đơn vị sản phẩm.
Chi phí tiền lương trực tiếp của doanh nghiệp = Tổng sản phẩm x đơn giá tiền lương.
Căn cứ theo mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu chung áp dụng tại Công
ty thì :
QTL = TCN + TPV + TQL
QTL: Qũy tiền lương của Doanh nghiệp
TCN: Tiền lương công nhân
TPV: Tiền lương gián tiếp của nhân viên phục vụ


10

TQL: Tiền lương của quản lý
Ngay từ đầu khi thành lập, doanh nghiệp đã áp dụng hình thức trả lương cho sản
phẩm cho người lao động, kèm theo đó là có thưởng, phạt thích đáng. Hình thức này
được tính dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.
Hình thức này đã được doanh nghiệp tính toán cho phù hợp với nguyên tắc phân
phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng
khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
Doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt nghĩa
là ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp người lao động còn được thưởng trong
sản xuất như thưởng chất lượng sản phẩm tốt, năng suất lao động hiệu quả, tiết kiệm
vật tư. Trong trường hợp lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định
mức quy định hoặc không đảm bảo đủ ngày công quy định thì có thể chịu tiền phạt

trừ vào thu nhập của họ.
Đánh gía tình tình thực hiện tổng quỹ tiền lương:
Công tác quản lỹ tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
doanh nghiệp, nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động khác trong công ty. Công
ty đã đạt được những mặt nhất định và cũng tồn tại những hạn chế như sau:
+ Ưu điểm đầu tiên của chính sách tiền lương của công ty TNHH Thương mại và Dịch
vụ Nhật Đức là xây dựng chính sách trả lương xuất phát từ quan điểm rất đúng đắn
đó là phân phối theo lao động, trả lương phụ thuộc vào hiệu quả công việc của
người lao động.
+ Hiện nay phòng tổ chức hành chính đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên được bố trí
hợp lý. Cán bộ, công nhân viên trong phòng có nhiều năm kinh nghiêm trong lĩnh
vực tiền lương, bên cạnh đó phòng hành chính có nhiều nhân viên trẻ, năng động
kết hợp với những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm để cùng thực hiện quản lý quỹ
tiền lương tốt hơn.
+ Việc quản lý quỹ tiền thưởng, tiền lương, phụ cấp cũng được thực hiện theo đúng
bộ luật lao động.
+ Qũy tiền lương được sử dụng, phân phối một cách hợp lý đã đảm bảo được quá trình
sản xuất kinh doanh của công ty không bị đình trệ.
+ Công tác xây dựng quỹ tiền lương năm kế hoạch của công ty dựa vào số lao động
định biên, đã tính được phần hệ số cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân


11

của mỗi nhân viên trong công ty và khoản tiền lương tối thiểu chung điều chỉnh đã
được tính, vì vậy quỹ tiền lương của công ty được đảm bảo hơn chính xác hơn nhằm
khuyến khích người lao động yên tâm làm việc tốt nhất.
+ Công tác phân phối quỹ tiền lương đã xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ tham
gia công việc của một người lao động chính xác, công bằng, đảm bảo nguyên tắc
phân phối theo đúng mức độ tham gia công việc. Điều này giúp người lao động làm

việc có trách nhiệm hơn và đạt năng suất lao động cao hơn, ổn định tình hình hoạt
đông sản xuất của công ty.
♦ Vật tư
Là công ty sản xuất nước khoáng, nằm trong nhóm công ty chế biến thực phẩm
nên có khá nhiều vật liệu được đưa vào sản xuất. Việc quản lý nguyên liệu chặt chẽ,
chính xác trong quá trình thu mua, cung ứng cho quá trình sản xuất và lưu kho là rất
cần thiết. Công ty quản lý đòi hỏi thật khoa học, phù hợp với quy mô, trình độ quản
lý của công ty. Công ty phân loại nguyên vật liệu như sau:
+ Vật liệu chính: Nước khoáng, axit citric, chất cầm mùi…chiếm tỷ trọng trong cơ cấu
giá thành và chiếm khoảng 70%.
+ Vật liệu phụ: Màng co, nhãn các loại, keo dán, băng đảm bảo, nắp nhựa, thùng giấy
carton, chai, két…
+ Nhiên liệu: gas, xăng, than…
Trước khi bước vào sản xuất sản phẩm, phòng kế hoạch căn cứ vào số lượng sản
phẩm, kết hợp với kế hoạch sản xuất trong từng tháng, quý, năm và mức tiêu hao
nguyên vật liệu dự trữ nhất định để khi công ty tăng lượng hàng sản xuất một cách
kịp thời. Công ty sử dụng phương pháp sau để tính định mức tiêu hao nguyên vật
liệu:
Phương pháp phân tích tính toán: Dựa vào phương pháp cân bằng hóa học. đơn pha
chế để tính tiêu hao lý thuyết, từ đó tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Phương pháp sản xuất thử: Tiến hành sản xuất thử trong điều kiện bình thường
trong một khoảng thời gian nhất định, theo dõi số liệu thống kê, sử dụng phương
pháp thống kê để định mức nguyên vật liệu.
a/ Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tạo công ty
Nguyên vật liệu là yếu tố chính trong sản xuất nên việc sử dụng nguyên vật liệu
hợp lý là điều cần thiết trong sản xuất kinh doanh, vì nó quyết định đến giá thành


12


sản phẩm. Tuy nhiên việc không bao giờ thiếu vật tư trong kho không phải lúc nào
cũng tốt, nếu như không gắn liền với khối lượng vật tư dự trữ hợp lý. Nói cách khác
vật tư dự trữ vượt quá mức cần thiết thì gây ra tình trạng chi phí lưu kho lớn và chi
phí bảo quản cao.
Chính vì điều này mà công ty, phòng vật tư luôn theo dõi, kiểm kê tình hình sử dụng
nguyên vật liệu hàng tuần, tháng, quý và hàng năm.
b/ Tình hình dự trữ, bảo quản, cấp phát nguồn nguyên vật liệu
Quy định dự trữ nguyên liệu, phụ liệu: Để tiện cho việc theo dõi, kiếm tra
nguyên liệu, phụ liệu tồn kho phòng kế hoạch – kinh doanh đề nghị quy định dự trữ
nguyên liệu, phụ liệu như sau:
- Đối với nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước định mức dự trữ tối thiểu không quá

một tháng, tối đa không quá 3 tháng.
- Đối với nguyên liệu, phụ liệu mua ngoài, nhập khẩu, định mức dự trữ tối đa không
quá 6 tháng.
- Một số quy định khác như: Đối với nguyên liệu, phụ liệu có số kiểm soát, hạn dung

in sẵn không được để tồn kho( đặt hàng theo kế hoạch sản xuất)
- Đối với nguyên liệu, phụ liệu không thể mua nhỏ, phương pháp kiểm nghiệm có
nhiều độc hại thì số lượng dự trữ lớn hơn định mức dự trữ tối đa.
- Đối với nguyên liệu, phụ liệu mua dễ dàng không qua công đoạn kiểm tra, kiểm
soát thì không cần dự trữ.
c/ Tình hình bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty là các loại nguyên
liệu, hóa chất có tính chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung
quanh nên khó bảo quản. Do đặc điểm của quá trình sản xuất của công ty là liên tục
nên nguyên vật liệu nhập, xuất liên tục. Để đơn giản, công ty áp dụng phương pháp,
tính giá thực tế vật liệu xuất dung theo phương pháp: giá đơn vị bình quân gia
quyền hay gọi là bình quân cả kì dự trữ.
Trên thực tế, mỗi khi bước vào sản xuất mỗi loại sản phẩm, phòng vật tư căn cứ

vào định mức hiện có trên số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong một lô để cấp
phát vật tư. Việc cấp phát chỉ thuần túy là quản lý sao cho đủ vật tư cho sản xuất,
còn chưa quan tâm đến tiêu hao thực tế so với định mức.
Sau khi nhận lệnh sản xuất, căn cứ vào yêu cầu của phân xưởng phòng kế hoạch
viết phiếu xuất kho để phục vụ cho quá trình sản xuất, việc cấp phát dựa vào yêu


13

cầu của từng loại hàng hóa và đơn đặt hàng cụ thể. Nguyên vật liệu trước khi đưa ra
sản xuất đều được kiểm tra chất lượng và khi nguyên vật liệu dùng không hết thì
được nhập lại kho.
♦ Tài sản cố định
Tình hình tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định
Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định năm 2012

Stt

Tên tài sản

Nguyên

giá Tỷ

đầu năm

Nguyên

giá Tỷ


trọng(%) cuối năm

trọng(%

1

Máy

móc, 7.238,974,648 58,22

)
8.356,675,089 59,84

2

thiết bị
Nhà cửa, kiến 4.264,142,145 34,29

4.360,222,324 31,22

3

trúc
Dụng cụ quản 246,855,228

1,98

301,632,012

2,16


4


Phương

tiện 506,733,638

4,07

715,645,112

5,12

5

vận tải
Tài sản

cố 175.365,800

1,41

230,087,543

1,64

định khác
Tổng cộng


12.432.071.45 100

13.964,262,08 100

9

0


14

Bảng 4: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2012

Nhóm TSCĐ Máy

móc Nhà

thiết bị
Nguyên giá
1. Đầu kì

cụ Phương

quản lý

7.238.974.64

4.264.142.14

tải

246.855.228 506.733.63 175.365.80

8
1.117.700.44

5
96.080.179


1
Mua sắm
Xây
dựng

96.080.179

tiện

Tài sản cố

kiến trúc

1
trong 1.117.700.44

2. Tăng

cửa Dụng

vận định khác


54.776.784

8
208.911.47

0
54.721.743

54.776.784

4
208.911.47

54.721.743

4
54.776.784
96.080.179

mới
3. Giảm
trong kì
4. Cuối kì

8.356.675.08
9

II.


4.360.222.32

301.632.012 715.645.01 230.087.54

4

2

Gía trị

hao mòn
1. Đầu kì

3.249.928.33

2. Tăng

8
186.233.490

trong kì
3. Giảm
trong kì
4. Cuối kì

910.110.651

156.743.258 206.776.81 122.329.13

12.484.793


0
0
156.743.258 206.776.81 122.087.54
0

3

7.212.929
3.436.161.82

922.595.444

171.147.775 213.033.04 140.584.82

8
III.

3

3

1

Gía trị

còn lại
1. Đầu kì

3.989.046.31


3.714.031.49

90.111.970

2. Cuối kì

0
4.920.513.26

4
3.437.626.88

8
130.484.237 502.612.06 89.502.722

1

0

299.956.82 53.036.670

9


15

Nhận xét tình hình sử dụng vật tư và tài sản cố đinh.
- Đối với vật tư: Tình hình sử dụng vật tư ở công ty tương đối phù hợp. Vật tư được


cấp phát, bảo quản theo đúng yêu cầu và kịp thời cho quá trình sản xuất. Thông
thường những mặt hàng có số lượng lớn như: chai, nắp…Công ty thường đàm phán
với nhà cung cấp đảm nhận khâu vận chuyển và chi phí này tính vào giá mua thực
tế của vật liệu. Đối với vật liệu số lượng không lớn thì công ty trực tiếp thuê xe để
vận chuyển về, và trên thực tế chưa một lần công ty phải ngừng hoạt động vì lý do
thiếu vật tư.
- Đối với TSCĐ: Hiện nay cơ cấu TSCĐ của Công ty đang hoàn thiện, máy móc thiết
bị chiếm tỷ trọng lớn trong công ty và dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối
hiện đại. Và trong năm Công ty đã đầu tư them một số phương tiện vận tải để cung
cấp hàng kịp thời cho người tiêu dung.
Tài sản cố định là một bộ phận của tài sản, phản ánh năng lực sản xuất hiện có,
trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của
công ty. Tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao
năng suất lao động của người lao động và đóng góp một phần vào việc tính giá
thành sản phẩm.
1.4.5. Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm
Bảng 5: Các chỉ tiêu hóa học của sản phẩm
Phân
Giới
Tên chỉ tiêu

hạn

loại
Phương pháp thử

tối đa

chỉ
tiêu

(4)

1. Antimony, mg/l

0,02

2. Arsen, mg/l

0,01

3. Bari, mg/l

0,7

4. Bor, mg/l

0,5

5. Bromat, mg/l
6. Cadmi, mg/l

0,01
0,003

ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC
964.16
TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO

A


A
11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15
ISO 11885:2007; AOAC 920.201
A
TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO
A
11885:2007
ISO 15061:2001
A
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO A


16

11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27;

7. Clor, mg/l

5

8. Clorat, mg/l
9. Clorit, mg/l

0,7
0,7

10. Crom, mg/l

0,05


11. Đồng, mg/l

2

12. Xyanid, mg/l

0,07

13. Fluorid, mg/l

1,5

14. Chì, mg/l

0,01

15. Mangan, mg/l

0,4

16. Thủy ngân, mg/l

0,006

17. Molybden, mg/l

0,07

18. Nickel, mg/l


0,07

19. Nitrat (5), mg/l

50

20. Nitrit (5), mg/l

3

21. Selen, mg/l

0,01

AOAC 986.15
ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 73933:1990
TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)
TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997)
TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998);

ISO

11885:2007; ISO 15586:2003
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO

A
A
A


11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 960.40
TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN
7723:2007 (ISO 14403:2002)
TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN

A
A
A

6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304- A
1:2007
TCVN 6193:1996

(ISO

8288:1986);

ISO

11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 974.27
TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO
11885:2007; ISO 15586:2003
TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC
977.22
TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003); ISO
11885:2007; ISO 15586:2003
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);

ISO


11885:2007; ISO 15586:2003
TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO
10304-1:2007
TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO
10304-1:2007
TCVN 6183:1996

(ISO

9965:1993);

ISO

11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15

A
A
A
A
A
A
A
A

22. Mức nhiễm xạ:
- Hoạt độ phóng xạ α,
Bq/l

0,5


- Hoạt độ phóng xạ β, 1
Bq/l

ISO
ISO 9697:2008

9696:2007 B


17

Bảng 6: Các chỉ tiêu vi sinh vật
I. Kiểm tra lần đầu
Phân
Lượng

Chỉ tiêu

mẫu

loại
Yêu cầu

Phương pháp thử

chỉ
tiêu
(6)


1.

E.

coli

coliform

hoặc
chịu

nhiệt
2. Coliform tổng số
3.

1x250 Không phát hiện được
ml

trong bất kỳ mẫu nào

1x250 Nếu số vi khuẩn (bào
ml

tử) >1 và<2 thì tiến
hành kiểm tra lần thứ

Streptococci 1x250

hai.


feacal
ml
4.
Pseudomonas 1x250
aeruginosa
ml
5. Bào tử vi khuẩn 1x50

Nếu số vi khuẩn (bào tử)
>2 thì loại bỏ

kị khí khử sulfit ml

TCVN 6187-1:2009 (ISO
9308-1:2000, With Cor A
1:2007)
TCVN 6187-1:2009 (ISO
9308-1:2000, With Cor A
1:2007)
ISO 7899-2:2000

A

ISO 16266:2006

A

TCVN 6191-2:1996 (ISO
6461-2:1986)


A

\
II. Kiểm tra lần thứ hai
Kế
hoạch
Tên chỉ tiêu

1. Coliform tổng số

Phân
Giới hạn

loại
Phương pháp thử

lấy mẫu
n
c
m

M

(7) (8) (9)
4
1
0

(10)
2


chỉ
tiêu

TCVN

6187-1:2009

(6)
(ISO A


18

9308-1:2000,

With

2. Streptococci feacal
4
3.
Pseudomonas
4
aeruginosa

1

0

2


1:2007)
ISO 7899-2:2000

1

0

2

ISO 16266:2006

4. Bào tử vi khuẩn kị

1

0

2

4

TCVN

6191-2:1996

Cor

(ISO


6461-2:1986)

A
A
A

Quy chuẩn liên quan được Công ty áp dụng đó là:


Chất lượng nước ăn uống phù hợp QCVN 1:2010/BYT



Chất được sử dụng để bổ sung kẽm, sắt, calci, magnesi, iod, acid folic vào thực
phẩm phù hợpQCVN 3:2010/BYT



Phụ gia thực phẩm phù hợp QCVN 4:2010/BYT



Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm, vi sinh vật, kim loại nặng trong thực phẩm phù
hợp QCVN 8:2011/BYT



Bao bì dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, bằng cao su, bằng kim loại tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm QCVN phù hợp 12:2011/BYT
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 là hệ thống tiêu chuẩn


chất lượng được Công ty áp dụng giúp cải tiến phương pháp làm việc của công ty;
cán bộ, công nhân viên tuân thủ các yêu cầu pháp luật; giảm bớt nghĩa vụ pháp lý;
đồng thời giấy chứng nhận là bằng chứng khách quan về sự chuyên cần xứng đáng;
cải thiện những cơ hội xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường khó tính; nâng cao độ
tin cậy đối với khách hàng; giảm bớt tần suất của các hoạt động kiểm tra của các đơn
vị thanh tra; tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của Công ty
trên thương trường.
Đồng thời về mặt kinh tế:


Giảm thiểu chi phí sản xuất và các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi
thường thiệt hại cho người tiêu dung.
Về mặt quản lý rủi ro:



Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,



Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,



Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
Về mặt thị trường:


19



Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp



Nâng cao năng lực cạnh tranh



Phát triển bền vững



Cải thiện cơ hội xuất khẩu



Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà
nước.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:



Được sự đảm bảo của bên thứ ba,



Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,




Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.



Giảm thiểu chi phí tái chế và sản phẩm huỷ .

1.4.6. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Không chỉ riêng công ty Nhật Đức mà các công ty khác nói chung công tác
quản lý chi phí đều rất được coi trọng. Hiện nay có rất nhiều cơ sở tư nhân với đội
ngũ tiêu thụ và chuyên chở năng động, giá lại thấp hơn nên chiếm thị phần cũng
không nhỏ. Do đó việc giảm chi phí, hạ giá thành luôn được coi trọng. Phòng kế
toán được giao nhiệm vụ lập kế hoạch chi phí cho từng năm trên cơ sở các định mức
kinh tế, kỹ thuật ngành, các chỉ tiêu từ năm trước. Nguyên tắc tiết kiệm được quán
triệt từ các phòng ban đến các phân xưởng.
Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, Công ty tổ chức phân loại chi phí theo hai tiêu
thức: khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí. Việc phân loại theo từng tiêu thức
này giúp cho việc quản lý các yếu tố chi phí và để tính giá thành sản phẩm.
- Theo khoản mục chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Theo yếu tố chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác
Nói chung kế hoạch sản xuất kinh doanh luôn đi đôi với kế hoạch giá thành sản
phẩm. Căn cứ và việc phân loại các chi phí nêu trên, Công ty tiến hành lập kế hoạch


20

chi phí cho từng khâu: chi phí sx, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
qua đó công ty tổng hợp thành kế hoạch tổng chi phí, kế hoạch giá thành cho từng
loại sản phẩm và tiến tới lập kế hoạch doanh thu.
Bảng 7: Kế hoạch giá thành sản phẩm năm 2012

Chỉ tiêu
NVL

Đơn vị Định
tính

mức

M3

84.459

Đơn giá

Số lượng

phí

2.201.002

trực

tiếp
+ Nước

Tổng chi

26.060

70.000

NC trực tiếp

2.201.002
3.762.448

+ Lương

48.975

-

70.000

3.428.264

+ Bảo hiểm


4.774

-

70.000

334.184

Chi phí SXC

108.648

-

70.000

7.605.330

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty – kế hoạch chi phí luôn
gắn với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Trong thời kì công ty tăng cường mở rộng sản
xuất và kinh doanh, tổng chi phí có thể tăng lên tương ứng với quy mô mở rộng,
nhưng có thể giá thành sản phẩm lại hạ xuống.
Trên bảng kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp, các chỉ tiêu cơ bản của chi phí
trong giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao, đơn giá cho
từng loại chi phí, từ đó dựa trên kế hoạch sản lượng sản xuất để tính ra tổng chi phí
cho từng chỉ tiêu và cho tổng sản phẩm sản xuất. Bảng kế hoạch tổng hợp giá thành
sản phẩm dựa trên cơ sở kế hoạch chi tiết từng loại sản phẩm. Một cách khác, các yếu
tố chi phí trong một đơn vị sản phẩm cũng được lập kế hoạch một cách cụ thể và cũng
được lấy làm căn cứ để xây dựng kế hoạch giá thành chung. Cũng từ đó công ty có thể
lập kế hoạch chuẩn bị về nguyên vật liệu, lao động, kế hoạch tổng quỹ lương và chi

phí khác.
Bảng 8: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục
Chi phí sản xuất
+ NVL chính

Năm 2012
11.651
3.411

Năm kế hoạch
15.674
4.307

Tỷ lệ %
+34,4
+22,6


21

+ Lương
+ Sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Tổng cộng

2.368

5.872
1.124
2.022
14.797

3.762
7.605
1.079
2.246
18.999

+58,8
+29,5
-4
+11
+28,4

Bảng trên cho biết các chỉ tiêu chung trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất kinh
doanh của công ty. Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí gồm 78,7% là chi phí sản xuất
trực tiếp và 21,3% là chi phí gián tiếp( gồm có 7,5% là chi phí bán hàng và 13,8% là
chi phí quản lý doanh nghiệp). Theo kế hoạch, tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm
2012 là 18.999 triệu đồng tăng 28,4% trong đó chi phí sản xuất tăng 34,4% và chi phí
bán hàng -4%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11%. Như vậy công ty cố gắng giảm
bớt các chi phí gián tiếp cũng như giảm tỷ trọng của chúng trên tổng chi phí là hợp lý.
Bởi đó là những chi phí tác động trực tiếp lên lợi nhuận. Mặt khác, những chi phí này
nếu phát sinh quá nhiều sẽ dẫn đến lãng phí và nguy cơ tham nhũng. Từ việc lập kế
hoạch về những chi phí đó, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, công ty lập kế
hoạch doanh thu và lợi nhuận chung cho toàn công ty và riêng cho từng loại sản phẩm.
Như vậy cơ sở của việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn là kế
hoạch và việc lập kế hoạch chi phí và giá thành. Căn cứ vào mục tiêu đặt ra để lập kế

hoạch cụ thể rồi từ đó dựa vào kế hoạch để thực hiện. Nếu không có kế hoạch, hoạt
động sản xuất nói chung và quản lý chi phí, giá thành nói riêng sẽ khó kiểm soát nổi.
Tuy nhiên kế hoạch phải luôn sát với thực tế và phải mang tính khả thi. Đồng thời nhà
quản lý cần phải luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nhanh chóng khắc
phục hoặc bổ sung hay điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết để phù hợp với
thực tế. Nhận thức được vai trò của kế hoạch trong quản lý chi phí và hạ giá thành sản
phẩm, hàng năm công ty Nhật Đức tiến hành lập kế hoach chi phí và tính giá thành
chung cho công ty, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng loại sản phẩm, kế hoạch chi tiết
cho từng loại chi phí.


22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHẬT ĐỨC
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TUYỂN DỤNG
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của tuyển dụng nhân lực
2.1.1.1. Tuyển dụng
Theo giáo trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường đại học thương
mại thì “ tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, lựa chon nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao
động của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong một giai đoạn nhất
định”.
Tuy nhiên mỗi một khái niệm lại mang một quan điểm khác nhau, nên trong bài
này tôi xin đề cập đến một khái niệm chung nhất như sau: “ Tuyển dụng là một quá
trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ
chức”.
Qua khái niệm đó ta thấy tuyển dụng không hề đơn giản, nó bao gồm nhiều nội
dung nhiều công đoạn khác nhau nhưng đúc kết lại thì gặp nhau ở 2 khâu cơ bản và
quan trọng nhất là tuyển mộ và tuyển chọn.
a/ Tuyển mộ

Cũng giống như tuyển dụng, tuyển mộ có nhiều cách hiểu nhưng khái quát lại thì
tuyển mộ là một quá trình thu hút, động viên những người có năng lực từ các nguồn
khác nhau đến ứng tuyển cho một vị trí trống nào đó trong tổ chức.
Tiến tình tuyển dụng bắt đầu từ việc đưa ra phiếu yêu cầu về nhân lực, trong đó
xác định rõ chức năng công việc cần bổ sung tiêu chuẩn, thời gian…tiếp đó xem xét
xác định nguồn khai thác(bên trong hoặc bên ngoài) lựa chọn phương pháp tuyển
mộ phù hợp.
b/ Tuyển chọn
Tuyển chọn được hiểu là một quá trình sàng lọc trong số những ứng viên dự
tuyển để lựa chọn ra những ứng viên sang giá nhất cho vị trí trống của tổ chức.
Tuyển chọn là một quá trình dài, phức tạp và chi tiết hơn so với quá trình tuyển
mộ, điểm kết thúc của nó chính là sự kiện kí kết hợp đồng lao động giữa người lao
động và người sử dụng lao động.
♦ Vai trò của công tác tuyển dụng
Như những gì chúng ta đã đề cập ở phần trên, tuyển dụng rõ rang là một khâu


23

cực kì quan trọng trong hoạt động quản trị nhân sự và các hoạt động sản xuất kinh
doanh khác của mỗi tổ chức, để chứng minh những điều đó chúng ta hãy điểm qua
những tác động tích cực của nó tới tổ chức và những người lao động trong tổ chức
đó.
+ Đối với tổ chức:
Tuyển dụng được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của bất kì tổ chức
nào bởi vì mọi hoạt động là do con người thực hiện và con người chỉ có thể hoàn
thành được mục tiêu của tổ chức khi đáp ứng được nhu cầu công việc.
Tuyển dụng thành công giúp cho tổ chức tránh những chi phí rủi ro như tuyển
lại, tuyển mới, sa thải, sản phẩm dịch vụ hỏng, mất chữ tín đối với khách hàng.
Tuyển dụng đúng cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động

quản trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, tạo động lực,
thù lao lao động, kỉ luật lao động…
Tuyển dụng thành công cũng góp phần thúc đẩy văn hóa của tổ chức ngày càng
lành mạnh.
+ Đối với người lao động:
Công tác tuyển dụng của tổ chức tốt sẽ mang lại cho người lao động nhiều lợi
ích vì: họ được đánh giá đúng năng lực trình độ, được bố trí vào công việc phù hợp
với khả năng và nguyện vọng…cũng nhờ đó họ tích cực và đóng góp nhiều hơn cho
sự phát triển của tổ chức.
2.1.1.2. Các yêu cầu đối với tuyển dụng nhân lực
- Tuyển dụng phải gắn với mục tiêu của tổ chức, phải xuất phát từ kế hoạch hóa nhân

lực, tuyển dụng sẽ là giải pháp cuối cùng mà các doanh nghiệp phải áp dụng sau khi
đã thực hiện các biện pháp để điều chỉnh nhân lực trong tổ chức.
- Tuyển dụng nhân lực phải xuất phát từ yêu cầu công việc, gắn bó với yêu cầu công
việc.
- Trong số những người đáp ứng công việc thì phải lựa chọn những người có sức
khỏe tốt, có kỉ luật( đặc biệt là tính tự kỉ luật cao, ý thức tổ chức tốt) và mong muốn
được làm việc cho tổ chức này.
2.1.1.3. Các yêu tố ảnh hưởng tới tuyển dụng nhân lực
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân lực trong 1 tổ
chức, có thể sắp xếp thành 2 yếu tố lớn như sau:
1/ Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong:
-

Mục tiêu của tổ chức:


24


Mục tiêu của tổ chức sẽ chỉ dẫn rõ cho người làm công tác tuyển dụng, lĩnh
vực, ngành nghề thiếu người, cần người, từ đó giúp cho công tác tuyển mộ xác định
đối tượng cần thu hút là ai? Cần trình độ kĩ năng gì?
Khả năng tài chính của tổ chức:
Đó chính là tiềm lực về nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động tuyển
dụng như: giao tiếp, tuyên truyền, tìm kiếm nguồn, thu hồ sơ, hội đồng tuyển
dụng…đồng thời tiềm lực tài chính cho phép tổ chức lựa chọn những hình thức,
phương pháp tuyển mộ tuyển chọn có tính chuyên nghiệp cao và hiệu quả tuyển
dụng tốt hơn hẳn, cũng tương tự như vậy một tổ chức có nguồn tài chính lớn có thể
mạnh dạn đưa ra một mức lương, thưởng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhằm lôi kéo
được nhiều ứng viên có chất lượng cao đến ứng tuyển, đương nhiên cơ hội để tổ
chức sàng lọc và tuyển chọn những ứng viên tốt nhất cũng sẽ nhiều hơn.
Chính sách nhân sự và thực hiện chính sách nhân sự
Bất kì một tổ chức nào cũng đề ra cho mình những chiến lược về vấn đề nhân
sự và tuân thủ đúng chiến lược đó nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân lực của tổ
chức mình như: chính sách thăng tiến nội bộ. chính sách bổ nhiệm từ bên ngoài…
những chính sách này sẽ quyết định xu hướng tuyển dụng của tổ chức sẽ diễn ra như
thế nào. Trong thực tế hiện nay, người lao động rất khôn ngoan trong việc thăm dò
chính sách nhân sự của một tổ chức trước khi quyết định có nộp hồ sơ vào tổ chức
đó hay không?
Quan điểm, khả năng của người làm công tác tổ chức tuyển dụng
Khi nhà quản trị nhận thức đúng đắn về vai trò của tuyển dụng và vận dụng một
cách linh hoạt các hình thức, phương pháp tuyển dụng thì công tác tuyên dụng sẽ
được tiến hành một cách nghiêm túc và khoa học. Bên cạnh đó những cá nhân tham
gia vào hội đồng tuyển dụng của một tổ chức là những người mà quan điểm, cách
nhìn nhận đánh giá của họ quyết định nhiều đến việc lựa chọn ứng viên trong quá
trình tuyển dụng. Do đó tổ chức phải lựa chọn những người am hiểu về lĩnh vực
nhân sự, nắm bắt chắc chắn chuyên môn, có quan điểm đánh giá công bằng, không
thiên kiến…
2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài


Đây là những yếu tố tổ chức không thể kiểm soát được và luôn phải thụ động
theo sự điều chỉnh của nó.
Các dấu hiệu trên thị trường lao động


25

Thị trường lao động là nơi diễn ra hoạt động mua bán sức lao động giữa người
lao động và sử dụng lao động. Trên thị trường này luôn có cung, cầu lao động và
các tổ chức phải điều tra nắm bắt thông tin thị trường lao động để nắm được những
quy luật của cung cầu lao động mà tổ chức mình đang có kế hoạch tuyển. Trong
thực tế thị trường lao động việt nam hiện nay đang có sự biến động mạnh về cung
cầu lao động, thị trường lao động phổ thông thì cung luôn lớn hơn cầu nhiều lần,
nhưng nếu là thị trường lao động, kĩ thuật, công nghệ cao hay quản lý chuyên
nghiệp thì lại đang thiếu trầm trọng. Cho nên tổ chức muốn là người chủ động trong
việc bù đắp sự thiếu hụt về nhân sự thì cần phải đặc biệt quan tâm đến những dấu
hiệu báo trước trên thị trường lao động.
Các đối thủ cạnh tranh của tổ chức
Ở đây chúng ta chỉ xét đến đối thủ cạnh tranh trong việc tuyển dụng và sử dụng
nhân lực, đó là những tổ chức khác cũng có nhu cầu về cùng loại nhân sự như tổ
chức mình đang kiếm. Chẳng hạn như loại lao động quản lý cấp cao hay cán bộ
công nghệ thông tin…đang là đối tượng được săn lung ráo riết trên thị trường lao
động. Vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyển dụng của một tổ chức phải có tầm nhìn
chiến lược để thấu hiểu và đánh giá được hết những động thái của đối thủ cạnh
tranh cũng như nhìn nhận về chính sách nhân sự và những chiêu thức mà họ sẽ sử
dụng trong việc lôi kéo nhân tài về với tổ chức họ. Từ đó đề ra những sách lược chủ
động để đối phó và hoàn thành được chiến lược nhân sự của tổ chức mình.
Hệ thống pháp luật của chính phủ
Các văn bản pháp quy của nhà nước và chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đối

với quá trình tuyển dụng của mỗi tổ chức: chẳng hạn luật lao động Việt Nam luôn
ưu tiên và bênh lực quyền lợi cho người lao động, đã tạo cơ hội cho nhiều người lao
động khi tham gia vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cũng như vậy đối với
các doanh nghiệp căn cứ vào nhiều văn bản về lao động giúp họ điều chỉnh chính
sách nhân sự nội bộ của mình. Bên cạnh đó còn có những quy định về quảng cao,
quy định về quy chế hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm đều có những
ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình tuyển dụng.
Sự thay đổi về quan niệm, lối sống của xã hội.
Khi xã hội có sự thay đổi về quan niệm và lối sống thì ngay lập tức nhu cầu của
tổ chức và lao động cũng thay đổi. Điều này dẫn đến nhà trường, công ty, dịch vụ
cung ứng về nhân lực cũng sẽ đổ xô vào đầu tư, đào tạo cho nguồn nhân lực mà cả


×