Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vị trí tổ chức,nhiệm vụ của đoàn 6 khảo sát trong công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng đường thủy –TEDIPORT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.34 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mục Lục
1.1 Mục đích........................................................................................................................
1.2 Thời gian và địa điểm....................................................................................................
1.3 Nhiệm vụ được giao......................................................................................................
Chương 2...............................................................................................................
2. Giới thiệu về công ty......................................................................................................
2.1: Quá trình hình thành-Thông tin chung.....................................................................3
Chương 3...............................................................................................................
3.1 Công tác chuẩn bị.........................................................................................................
3.1.1 Cắm tim tuyến.........................................................................................................8
3.1.2 Đo mặt cắt..................................................................................................................
3.2 Công tác ngoại nghiệp..................................................................................................
3.2.1 Cắm tim tuyến.........................................................................................................9
3.2.2 Đo mặt cắt...............................................................................................................9
3.2.2.1 Đo mặt cắt ngang............................................................................................9
3.2.2.2 Đo trắc dọc...................................................................................................10
3.3 Các chú ý..................................................................................................................10
3.4 Công tác kiểm tra cuối buổi đo................................................................................10
3.5 Công tác nội nghiệp....................................................................................................
3.6 Thiết bị,dụng cụ sử dụng trong công tác khảo sát.....................................................
3.7 Kết luận và ý kiến cá nhân về quá trình thực tập.......................................................
3.7.1 Kết luận.................................................................................................................17

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-1-



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 1
Giới thiệu chung về đợt thực tập tốt nghiệp.
1.1 Mục đích.

Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế
cho các chuyên môn chính: Trắc địa cao cấp, Đo đạc biển, Thiết kế luồng và thiết bị báo
hiệu, Công trình đường thủy. Sinh viên có điều kiện xem xét, tìm hiểu về các dạng công
trình, các loại hình công trường chuyên nghành, củng cố và bổ sung kiến thức đã học, để
làm quen với công việc của người cán bộ kĩ thuật và rèn luyện ý thức tổ chức lao động
trong môi trường làm việc cho tương lai. Qua đó sinh viện lựa chọn và thu nhập các số liệu
cần thiết phục vụ cho quá trình làm đồ án tốt nghiệp , đảm bảo phù hợp theo năng lực cá
nhân.
1.2 Thời gian và địa điểm.

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thế Hùng
Thời gian thực tập từ ngày 06/08/2014 đến ngày 22/09/2014.
Địa điểm thực tập:
-

Đoàn Khảo sát 6 – Hải Phòng (thuộc Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Cảng –
Đường thuỷ – TEDIPORT) : Số 2 Bến Bính - Quận Hồng Bàng - Tp. Hải Phòng

1.3 Nhiệm vụ được giao.

-

Thực tập tại Đoàn Khảo sát 6 – Hải Phòng (thuộc Công ty cổ phần Tư vấn Xây
dựng Cảng – Đường thuỷ – TEDIPORT)


-

Tìm hiểu và học tập các kiến thức thực tế

-

Làm báo cáo thực tập sau khi đã hoàn thành đợt thực tâp

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-2-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 2
Vị trí tổ chức,nhiệm vụ của Đoàn 6 khảo sát trong
Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Cảng-Đường thủy –
TEDIPORT.
2. Giới thiệu về công ty.
2.1: Quá trình hình thành-Thông tin chung

Qúa trình xây dựng và phát triển Đoàn Khảo sát 6 – Hải Phòng (thuộc Công ty Tư
vấn Xây dựng Cảng – Đường thuỷ – TEDI Port) gắn liền với quá trình xây dựng và mở
rộng cảng Hải Phòng nói riêng, và với việc cải tạo, xây dựng mới hệ thống công trình cảng
biển, cảng sông cũng như mạng lưới giao thông đường thuỷ của Việt Nam nói chung.
Năm 1959, để cải tạo và phát triển mở rộng cảng Hải Phòng, Nhà nước và Bộ Giao
thông Vận tải Việt Nam đã mời một đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp phía Việt Nam

làm nhiệm vụ khảo sát thu thập các số liệu điều tra cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu và
đề xuất phương án cải tạo nâng cấp luồng tàu biển vào cảng Hải Phòng, cải tạo và mở rộng
cảng Hải Phòng. Trong bối cảnh đó, ngày 15/9/1959 Đội Khảo sát 6 đã ra đời.
Những năm đầu của thập kỷ 60, bằng những phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật
còn hạn chế, cán bộ công nhân viên Đội Khảo sát 6 đã lao động quên mình, không kể nằng
mưa, vượt qua mọi gian khổ, phấn đấu góp sức mình xây dựng vùng duyên hải phía Bắc
của Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khảo sát thuỷ hải văn, địa hình các công trình
cảng Hải Phòng, luồng sông Cấm, sông Bạch Đằng, cửa Nam Triệu…
Thời kỳ 1964 – 1975 một số cán bộ công nhân viên được điều động vào quân đội,
một số đi làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông, tham gia khảo sát các cảng và luồng lạch tại
các vùng trọng điểm chiến sự.
Nhiều công trình đòi hỏi kỹ thuật cao phục vụ công cuộc tái thiết đất nước sau
chiến tranh đã được Đoàn thực hiện. Đó là: tiếp tục khảo sát, nghiên cứu đảm bảo luồng
vào cảng Hải Phòng; khảo sát luồng sông Cấm, sông Ruột Lợn, sông Chanh – Lạch
Huyện, cửa Lục, vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long; khảo sát cửa biển Lạch Giang, Ba
Lạt, cửa Đáy; hợp tác với chuyên gia Ba Lan khảo sát xây dựng triền tàu Nhà máy đóng
tàu Hạ Long – Quảng Ninh.

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-3-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhiều tấm gương lao động quên mình, vượt mọi khó khăn gian khổ, không kể ngày
đêm dưới mưa bom bão đạn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên
Đoàn Khảo sát 6 đã được Nhà nước ghi nhận: Huân chương lao động hạng Nhì, hạng Ba
và nhiều bằng khen các cấp cho tập thể; 42 huân chương kháng chiến hạng Nhất, 15 huân
chương kháng chiến hạng Nhì và hạng Ba, và nhiều bằng khen, giấy khen, bằng lao động

sáng tạo cho cán bộ công nhân viên trong Đoàn.
Sau ngày thống nhất đất nước, Đoàn khảo sát 6 bắt tay vào khảo sát các công trình
đường thuỷ phục vụ công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường Đoàn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần
lao động không mệt mỏi của người khảo sát, Đoàn đã triển khai các công trình trọng điểm
như: tiếp tục khảo sát luồng vào cảng Hải Phòng, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rùng,
cảng Cần Thơ, tham gia khảo sát xây dựng các công trình giao thông trên các tuyến chính
vào thành phố Hải Phòng. Cũng trong thời gian này, nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia
Phần Lan, Đoàn đã bước đầu tiếp cận với thiết bị đo đạc quang điện và máy tính điện tử
cầm tay.
Tháng 4/1985, Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế Đường thuỷ (nay là Công ty Tư vấn
Xây dựng Cảng – Đường thuỷ) được thành lập, Đoàn Khảo sát 6 được mang lại tên cũ và
đóng tại trụ sở cũ. Nhiệm vụ chính của Đoàn là khảo sát thuỷ văn, địa hình phục vụ các dự
án công trình cảng – đường thuỷ: bến số 1 cảng Cái Lân, cảng Cửa Sót, cảng Trường Sa,
Bạch Long Vĩ, tuyến vận tải thuỷ Hà Nội – Lạch Giang, cảng Dung Quất…
Đoàn còn được giao nhiệm vụ phối hợp với Phòng Khảo sát của Công ty thực hiện
dự án VIE88-014 do UNDP tài trợ để tiếp tục phục vụ cho nghiên cứu mở rộng luồng vào
cảng Hải Phòng. Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của Đoàn dần dần làm quen với các thiết bị
khảo sát thuỷ văn, địa hình mới như: Máy đo dòng chảy VALEPort của Anh, máy kinh vĩ
điện tử SET-2CII của Nhật, máy định vị Microfix, Lazetrach… Đây là thời kỳ quá độ,
bước khởi đầu rất quan trọng để Đoàn được tiếp cận, học tập, chuyển giao sử dụng công
nghệ mới cho những năm tiếp theo.
Năm 1996, Công ty Tư vấn Xây dựng Cảng – Đường thuỷ được thành lập trên cơ
sở Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế Đường thuỷ. Từ thời điểm này, việc xoá bỏ hoàn toàn cơ
chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, đã tạo điều kiện cho Công ty và Đoàn Khảo

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-4-



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sát 6 có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh và mở ra những hướng đi mới trong mọi
mặt hoạt động của Đoàn.
Tháng 12/2006 Công ty Tư vấn Xây dựng Cảng – Đường thuỷ đã chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Cảng – Đường thuỷ. Đoàn Khảo sát 6 trở thành Chi
nhánh của Công ty – là đơn vị chủ công thực hiện khảo sát thuỷ hải văn, địa hình của Công
ty. Tính cạnh tranh trên thị trường lúc này rất gay gắt, quyết liệt. Đứng trước những khó
kăn mới, Đoàn đã được Tổng Công ty, Công ty kịp thời giúp đỡ, động viên cán bộ công
nhân viên nỗ lực vươn lên bằng những chương trình hành động cụ thể.
Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, Đoàn đã động viên, khuyến khích đội
ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên tự học tập và đi học tại chức tại các trường đại học để nâng cao
trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật. Đoàn đã hỗ trợ kinh phí cho cán bộ công nhân viên
đi học ngoại ngữ, vi tính, đào tạo tư vấn giám sát, tham gia các dự án có vốn đầu tư của
nước ngoài.
Đến nay Đoàn Khảo sát 6 đã làm chủ được một số công nghệ mới như: Hệ thống
định vị vệ tinh GPS được kết nối với máy đo sâu hồi âm HydroTrach của Mỹ và phần
mềm chuyên dụng để xử lý kết quả đo sâu; phần mềm Topo để xử lý đo địa hình trên cạn,
các loại máy toàn đạc điện tử…
-Tên công ty: Đoàn Khảo sát 6 – Hải Phòng (thuộc Công ty cổ phần Tư vấn Xây
dựng Cảng – Đường thuỷ – TEDIPORT)
- Địa chỉ: Số 2 Bến Bính - Quận Hồng Bàng - Tp. Hải Phòng
Điện thoại: 84-0313 842054
Fax: 84-0313 842054
E-mail:
Người đại diện: Ông Nguyễn Duy Sử

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng


BĐA51ĐH
-5-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình: Trụ sở Đoàn khảo sát 6
- Chức năng nhiệm vụ.
Nhiệm vụ chính của Đoàn là khảo sát thuỷ văn, địa hình phục vụ các dự án công
trình cảng – đường thuỷ: bến số 1 cảng Cái Lân, cảng Cửa Sót, cảng Trường Sa, Bạch
Long Vĩ, tuyến vận tải thuỷ Hà Nội – Lạch Giang, cảng Dung Quất…

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-6-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2:Vị trí của Đoàn khảo sát 6 trong Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Cảng
-Đường thủy – TEDIPORT

Hình: Sơ đồ vị trí Đoàn khảo sát 6 trong công ty

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-7-



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 3.
Nội dung thực tập trắc địa
3.1 Công tác chuẩn bị.
3.1.1 Cắm tim tuyến

Tuần đầu tiên em thực tập em được tham gia cùng đội khảo sát cắm tim tuyến đường
trên thực địa công tác chuẩn bị gồm:
- Khảo sát thực địa
-

Lập kế hoạch cho việc cắm tim tuyến đường

-

Tập trung tại công ty và điểm danh các thành viên ( tổ khảo sát gồm 4 thành viên)

-

Chuẩn bị máy đo: Máy đo là máy toàn đạc điện tử Leica TC305, thành viên được
giao kiểm tra máy sẽ kiểm tra tình trạng máy xem máy có chạy tốt không và dữ liệu
trước đó có trong máy đã được trút ra chưa, 2 pin của máy đã được sạc đầy chưa,
gương và sào gương có tốt không, các số liệu nhập vào máy có đúng không

-

Chuẩn bị tài liệu: một thành viên khác được giao kiểm tra tài liệu mang theo như
bình đồ bảng tọa độ các cọc tim


-

Chuẩn bị dụng cụ: tùy vào tình hình thực địa mà các dụng cụ sẽ phải chuẩn bị khác
nhau như trong khu đo có nhiều bụi lau sậy sẽ chuẩn bị dao để phát cỏ, ô để che
nắng cho máy, bọc nilon để bọc máy khi trời mưa, cọc tim tuyến ( thường mua gần
hiện trường )

-

Chuẩn bị phương tiện đê di chuyển từ công ty ra hiện trường

Sau khi tất cả đã chuẩn bị xong thì cả đội cùng di chuyển ra hiện trường
3.1.2 Đo mặt cắt
Sau khi cắm xong tim tuyến em tiếp tục tham gia công tác đo mặt cắt công tác chuẩn bị
gồm
-

Khảo sát thực địa ( bước này bỏ qua vì khi cắm tim tuyến đã khảo sát rồi )

-

Lập kế hoạch đo mặt cắt gồm: thời gian bắt đầu và hoàn thành của từng giai đoạn
các công tác xử lý các vấn đề có thể gặp phải ngoài thực địa

-

Chuẩn bị phương tiện di chuyển ra hiện trường

-


Chuẩn bị máy đo: các bước kiểm tra giống nhử khi cắm tim tuyến nhưng khi đo mặt
cắt thì dùng 2 gương và 2 sào gương

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-8-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Chuẩn bị tài liệu: các tài liệu cần chuẩn bị là bình đồ bảng tọa độ các cọc tim và tọa
độ, sổ đo trắc ngang và trắc dọc

-

Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ chuẩn bị tùy thuộc và hiện trường ngoài ra còn có
thước dây,ô

3.2 Công tác ngoại nghiệp
3.2.1 Cắm tim tuyến

Sau khi ra hiện trường tùy theo công việc đã được phân công sẵn thì các thành viên
nhanh chóng triển khai công tác của mình như:
-

Người được giao đứng máy sẽ cân máy tại vị trí mốc đường chuyền rồi ngắm hướng
chuẩn về hướng tim tuyến và bật bộ đàm để chuẩn bị liên lạc


-

Người đi gương sẽ lắp gương vào sào gương mặc đồ bảo hộ ( nếu cần ), cầm búa và
di chuyển ra vị trí cần cắm tim

-

Người vác cọc sẽ chuẩn bị một số cọc vừa đủ rồi đi theo người cầm gương ra vị trí
cắm tim

-

Thành viên còn lại sẽ đứng che ô cho máy và thay thế cho các thành viên khác khi
họ mệt

Khi các thành viên đã chuẩn bị xong công việc cắm tim bắt đầu tiến hành đầu tiên
người đứng máy sẽ điều chỉnh người cầm gương vào đúng vị trí nhờ số liệu phản hồi trên
máy toàn đạc ( đúng phương, hướng, khoảng cách giữa các cọc tim ) thông qua bộ đàm.
Sau đó người đi gương sẽ đóng cọc vào vị trí vừa xác định rồi dùng bút ghi tên cọc lên
đầu cọc. Khi cắm xong cọc thì người đứng máy sẽ tích vào cọc đó trên bảng danh sách,
chú ý khi tuyến tim cắt vào nhà hoặc đường giao thông thì có thay cọc bằng đinh thuyền
và dùng sơn đánh dấu vào vị trí đó, tại những nơi không địa hình bị che chắn như giữa
nhà, vườn cây cao… thì có thể cắm cọc phụ từ đó lấy hướng ra được cọc tim
Kết thúc buổi làm việc mà còn thừa cọc thì có thể tìm địa điểm gần đó để gửi cọc để
hôm sau di chuyển dễ dàng hơn, mỗi lần cắm cọc tim thì nên mang vừa đủ số cọc sẽ cắm
trong lần đó để việc di chuyển dễ dàng hơn
Nếu vì một lý do bất đắc dĩ mà không thể cắm được cọc nào đó thi phải ghi chú lại để
sau này tìm biện pháp khắc phục
3.2.2 Đo mặt cắt


3.2.2.1 Đo mặt cắt ngang
Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
-9-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sau khi các công tác chuẩn bị của từng thành viên đã xong thì công việc tiến hành như
sau:
-

Người đứng máy sẽ chọn vị trí thích hợp để đặt trạm máy vị trí đặt trạm máy yêu cầu
phải thông hướng dễ đo mặt cắt và thường một trạm máy sẽ đo được từ 5 – 20 mặt cắt
tùy địa hình, người đứng máy cũng là người đọc số đo và che ô cho máy

-

Người ghi sổ sẽ chọn vị trí cạnh trạm máy sao cho không ảnh hưởng tới kết quả đo và
nghe rõ ràng được số đọc do người đọc số đọc

-

2 Người cầm gương sẽ di chuyển ra vị trí của mình: Người thứ nhất (gương 1) sẽ
dựng gương trên mốc đường chuyền để lấy cao độ, người thứ hai (gương 2) sẽ dựng
gương tại vị trí cọc tim
Khi tất cả đã sẵn sàng thì người đứng máy sẽ đọc cao độ mốc đường chuyền trước sau

đó đến chênh cao tim trong khi đang đọc chênh cao tim thì gương 1 sẽ di chuyển ra mép
ngoài của mặt cắt phía gần mình nhất để đọc chênh cao rồi đi chuyển dần về phía tim, sau

khi gương 2 đọc xong chênh cao tim thì di chuyển dần ra phía ngoài của bên mặt cắt còn
lại, người đứng máy có nhiệm vụ điều chỉnh gương sao cho đúng với yêu cầu của mặt cắt
trong thiết kế kỹ thuật
3.2.2.2 Đo trắc dọc
Đo trắc dọc có thể tiến hành đồng thời khi đo trắc ngang hoặc đo riêng, ở đây tổ khảo
sát tiến hành đo trắc ngang kết hợp đo đồng thời trắc dọc
3.3 Các chú ý

-

Số liệu khi đo trắc ngang phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chính xác

-

Khi đo trắc ngang thì người đi gương phải báo về cho người ghi sổ các điểm đặc biệt
nếu địa hình có thay đổi

-

Các mặt cắt phải đo đúng theo yêu cầu của thiết kế kỹ thuật

-

Khi gặp địa hình thay đổi đột ngột thì phải tăng số mặt cắt để có thể thể hiện rõ được
địa hình

-

Trong mặt cắt phải ghi chú đầy đủ các vị trí hoặc địa vật đặc biệt


-

Thường xuyên kiểm tra số liệu tránh nhầm lẫn

-

Mặt cắt nào không đo được thì phải ghi chú lại để tìm biện pháp xử lý

3.4 Công tác kiểm tra cuối buổi đo

Sau khi từ hiện trường về kho tại công ty thì các công tác cần làm như sau:
Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 10 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Trút số liệu từ máy toàn đạc ra máy tính

-

Sạc đầy 2 pin của máy toàn đạc và pin của bộ đàm

-

Lau chùi làm sạch sào gương, gương và dụng cụ


-

Kiểm tra số liệu và sắp xếp tài liệu cho buổi đo hôm sau

-

Xếp đồ đạc tại đúng vị trí để buổi hôm sau lấy được dễ dàng

3.5 Công tác nội nghiệp
Sau khi thực hiện công tác ngoại nghiệp ngoài hiên trường thì sau đó thực hiên công
tác nội nghiệp, công tác nội nghiệp em tham gia gồm:
-

Xử lý số liệu trắc ngang, do trắc ngang là đo chênh cao giữa các điểm với mốc
đường chuyền nên sau đó phải tính ra cao độ của các điểm để đúng theo yêu cầu của
thiết kế kỹ thuật

-

Sau khi trút số liệu từ máy toàn đạc ra máy tính thì việc tiếp theo là vẽ mặt cắt trên
máy bằng phần mềm nova, muốn cho phần mềm vẽ mặt cắt thì phải chọn kiểu mặt
cắt và nhập cao độ từng điểm của bên trái và phải mặt cắt sau đó phần mềm tự chạy
ra mặt cắt

3.6 Thiết bị,dụng cụ sử dụng trong công tác khảo sát
Tất cả thiết bị, dụng cụ đươc sử dụng trong công tác và khảo sát thành lập bản đồ
hiện nay của quốc gia và quốc tế có đủ tính năng kỹ thuật và độ chính xác đáp ứng được
các yêu cầu theo quy phạm đo đạc hiện hành của Nhà nước đều được sử dụng trong công
tác khảo sát lập bình đồ độ sâu phục vụ thông báo hàng hải, bao gồm:
-


Máy kinh vĩ;

-

Máy thủy bình;

-

Máy toàn đạc điện tử;

-

Máy đo sâu hồi âm đơn tia;

-

Hệ thống máy đo sâu đa chùm tia;

-

Máy định vị vệ tinh DGPS;

-

Máy tính kèm theo phần mềm khảo sát;

-

Thiết bị, dụng cụ quan trắc mực nước;


-

Dọi quả, dọi thử máy đo sâu;

-

Thiết bị đo tốc độ sóng âm trong môi trường nước;

-

Tàu, ca nô;

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 11 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Các thiết bị liên quan khác…
Các thiết bị trên hàng năm phải được tổ chức có thẩm quyền kiểm nghiệm, hiệu

chuẩn và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn kỹ thuật ,với yêu cầu kỹ thuật của từng loại
máy như sau :
a) Nhóm máy kinh vĩ và máy thủy bình

-


Các loại máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử và máy thủy bình phải nằm trong nhóm

máy được phép tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ Quốc gia;
-

Độ chính xác của máy phải đảm bảo cho việc thực hiện công tác xây dựng lưới

khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao và thành lập bản đồ địa hình tương ứng với
từng cấp hạng, tỷ lệ theo quy phạm nhà nước hiện hành.
Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 12 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b) Nhóm máy đo sâu

-

Đối với máy hồi âm đơn tia, độ chính xác phải đạt: Mh≤ 1%H (H là độ sâu); khi đo

đạc đối với từng loại bản đồ, tốc độ giãn băng phải ổn định, độ sai lệch chỉ được phép ≤
±10%; tỷ lệ băng ghi về chiều sâu: ≥ 1/100, về chiều dài: ≥ 1/(2,5xM) (với M là mẫu số tỷ
lệ bình đồ cần lập); hình ảnh đáy địa hình ghi trên băng phải liên tục, rõ nét, số liệu độ sâu
được ghi lại qua phần mềm khảo sát không bị nhiễu.
-

Đối với hệ thống đo sâu đa chùm tia, áp dụng quy định về đo đạc, thành lập bản đồ


địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia, ban hành kèm theo thông tư số
27/2010/TT-BTNMT ngày 27/10/2010 của bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Máy định vị vệ tinh DGPS

Là máy chuyên dùng cho công tác đo đạc bản đồ; độ chính xác đảm bảo yêu cầu của
việc đo lập các loại bình đồ tỷ lệ tương ứng;
d) Phần mềm khảo sát
Là phần mềm chuyên dùng và có bản quyền của nhà sản xuất phần mềm thủy đạc như
Hypack, Hydro Pro…
e) Thiết bị, dụng cụ quan trắc mực nước
-

Dụng cụ quan trắc mực nước là mia gỗ hoặc mia nhôm đã được kiểm nghiệm độ

chính xác của các vạch chia trên mia, độ võng của mia yêu cầu ≤ 1,5 cm;
-

Máy đo triều ký tự ghi phải được lắp đặt tại trạm đo mực nước hoặc trong giếng

triều ký được thiết kế phù hợp, sai số ≤ ±2cm.
f) Dọi
Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 13 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


- Dọi quả: Dùng để xác định độ sâu tại những vị trí đặc biệt không thể đo sâu được bằng
máy hồi âm. Độ nặng quả dọi ≥ 5kg, dây dọi không dãn và được đánh dấu các vạch đến
đề xi mét (dm);
- Dọi thử máy đo sâu: Bàn dọi phải có độ rộng và độ nặng bảo đảm cho việc thử máy
được chính xác, rõ nét; dây dọi phải bằng cáp không co dãn, không bị gỉ, trên dây phải
được đánh dấu với khoảng chia chẵn mét để phục vụ cho việc thử máy, chiều dài dây
dọi phải đảm bảo đủ để thử đến độ sâu thử máy tối đa.
g) Thiết bị đo sóng âm trong môi trường nước
Phải đảm bảo độ chính xác ≤ ± 1m/s, tốc độ sóng âm đo được trong khu vực khảo sát
phải được cài đặt vào máy đo sâu trước khi dùng dọi thử máy.
h) Phương tiện khảo sát

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 14 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tàu hoặc cano phải đảm bảo tính ổn định cao, ít bị lắc ngang, lắc dọc do sóng biển,
đồng thời phải đảm bảo cho việc bố trí lắp đặt các thiết bị đo đạc thuận tiện và an toàn.
i) Các thiết bị khác
Các thiết bị khác (máy tính,nguồn, máy in, máy vẽ, bộ đàm,…) phải đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 15 -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Một số hình ảnh về máy toàn đạc được sử dụng trong đo vẽ :
- Máy toàn đạc điện tử LEICA TC305

Hình: Máy toàn đạc điện tử Leica TC305
Máy toàn đạc điện tử LEICA TC305 hoạt động giống như máy kinh vĩ. Máy có thể
được sử dụng để góc, chiều dài và đo cao. Chiều dài được xác định theo phương pháp đo
dài bằng sóng điện từ. Máy có màn hình và bàn phím, số liệu đo được hiển thị lên trên màn

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 16 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hình, được lưu vào bộ nhớ trong của máy, đồng thời dữ liệu đo có thể được chuyển sang
máy tính hoặc các thiết bị khảo sát chuyên dụng khác.
Ta có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử LEICA TC305 để làm các công việc sau: Đo
lưới khống chế, đo chi tiết, đo triển khai điểm thực địa... và nhiều ứng dụng đo đạc khác.
-

Ngoài ra ta có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 2C

Hình: Máy toàn đạc điện tử Sokkia Set 2C
3.7 Kết luận và ý kiến cá nhân về quá trình thực tập
3.7.1 Kết luận


Qua đợt thực tập tốt nghiệp, giúp cho sinh viên nắm được tổng quan về trình tự thiết kế
đồ án tốt nghiệp trông qua các công trình thực tế và các tài liệu tham khảo, các đồ án đã
thực hiện. Từ đó vận dụng vào đồ án tốt nghiệp của mình sắp tới.
Nắm bắt được các cơ sở để thiết kế đồ án, căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật thành lập lưới
khống chế mặt bằng đặc biệt là lưới phục vụ tuyến đường
Qua quá trình thực tập có điều kiện tìm hiểu thêm về các công trình ngoài thực tế, thu
thập các số kiệu chuẩn bị phục vụ cho đồ án tốt nghiệp.
3.7.2 Ý kiến cá nhân về qua trình thực tập

Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc và rất cần thiết đối với sinh viên Đại Học
trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Nó giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất của ngành
bằng các công việc cụ thể của một cán bộ kỹ thuật như tham gia thiết kế, chỉ đạo thi công
cũng như ý thức trách nhiệm đối với công tác sản xuất, qua đó có thêm hiểu biết thực tế
Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 17 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trước khi ra trường. Đồng thời sinh viên có cơ hội vận dụng và củng cố các kiến thức đã
học trên lớp kết hợp với tài liệu thu thập được từ cơ quan thực tập sẽ giúp sinh viên chuẩn
bị tốt hơn cho đồ ấn tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập tại Đoàn khảo sát 6- Hải Phòng em được tiếp cận với trang
thiết bị, tác phong làm việc, kiến thức thực tế qua đó tiếp thu những kiến thức chuyên
nghành và thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tuy thời gian thực tập ngắn chưa được tiếp xúc với nhiều công việc nhưng nhờ sự
giúp đỡ, chỉ bảo của các anh trong phòng kỹ thuật và tập thể cán bộ Đoàn khảo sát 6 cùng
sự chỉ dẫn của thầy ThS. Vũ Thế Hùng đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Khoa Công trình thủy, lãnh
đạo đoàn khảo sát 6- Hải Phòng và các anh kỹ thuật viên cùng thầy giáo ThS Vũ Thế
Hùng.

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

BĐA51ĐH
- 18 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---------------NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: ..............................
Lớp: BDA51-ĐH

Khoa: Công trình thủy

Trường đại học Hàng Hải Việt Nam

Hệ chính quy

Thực tập tại Đoàn khảo sát 6
Địa chỉ: Số 2 Bến Bính– Quận Hồng Bàng – Thành Phố Hải Phòng
Thời gian thực tập: Từ ...../.....- ...../...../.....
Cán bộ hướng dẫn thực tập:……………………………………
Nội dung thực tập
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
Tinh thần, thái độ, ý thực thực tập tại cơ quan
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Về công việc được giao
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hải phòng, Ngày.....tháng ..... năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Gv hướng dẫn: Th.s. Vũ Thế Hùng

Đoàn khảo sát 6

BĐA51ĐH
- 19 -



×