Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập tốt NGHIỆP tại NHÀ máy ĐÓNG tàu z189

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 39 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU Z189

1


LỜI NÓI ĐẦU

Đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng không chỉ đối
với Hải Phòng mà còn đối với nước ta.Ngành CNTT của nước ta, sau những nốt
trầm trong thời gian gần đây đang dần hồi phục, phát triển và hòa nhập với
ngành CNTT của thế giới.
Đối với sinh viên ngành hàng hải đặc biệt là sinh viên ngành đóng tàu,
thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập. Thời gian thực tập đó đã giúp cho em có thêm kiến thức thực tế về
ngành học mà mình đang theo đuổi, những kiến thức thu được từ thực tế sẽ giúp
ích rất nhiều cho bản thân em trong quá trình học lý thuyết trên lớp.
Trong khoảng thời gian 8 tuần thực tập tại nhà máy Đóng tàu Z189, cùng
với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cán bộ kỹ sư, công nhân nhà máy, em
đã hoàn thành khóa thực tập của mình. Dưới đây là bản báo cáo thực tập của em,
tổng hợp những gì đã tìm hiểu được ở nhà máy trong thời gian qua. Do thời gian
và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo còn nhiều sai sót và hạn chế, em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


MỤC LỤC

Phần I - MẶT BẰNG, SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC PHÂN XƯỞNG,


ĐIỀU KIỆN THI CÔNG TẠI NHÀ MÁY Z189.
1. Khái quát về nhà máy đóng tàu Z189.
1.1. Lịch sử phát triển.

Công ty 189 Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đặt tại khu công nghiệp Đình
Vũ phường Đông Hải quận Hải An Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp sông
3


Bạch Đằng, phía Đông giáp kho xăng dầu Hàng không và nhà máy Cám Con
Cò, phía Tây giáp Đồn Biên phòng cửa khẩu Đình Vũ, phía Bắc giáp đường đi
đảo Cát Bà.Tiền thân của Công ty 189 là Xưởng 10B Công Binh, trực thuộc Bộ
Tham mưu - Quân khu 3, với chức năng, nhiệm vụ: Gia công cơ khí, sửa chữa
khí tài, trang bị phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Nhằm thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang
cơ chế thị trường theo sự định hướng XHCN. Tháng 01 năm 1989 Xưởng 10B
Công Binh được Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Xí nghiệp 189 Quân
khu 3
Tháng 8 năm 1993 Xí nghiệp 189 được đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà
nước theo quyết định số 481/QĐ-QP ngày 04/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc
Phòng. Số đăng ký kinh doanh 108195 ngày 18/9/1993 do Trọng tài kinh tế
thành phố Hải phòng cấp.Tháng 4 năm 1996 để phù hợp với tình hình phát triển,
Xí nghiệp 189 được đổi thành Công ty 189 Bộ Quốc Phòng theo quyết định số:
566/QĐ-QP ngày 22/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, số đăng ký kinh
doanh 108195 ngày 15/6/1996 do UBKH Thành phố Hải Phòng cấp. Ngoài chức
năng, nhiệm vụ đã được giao có bổ sung thêm chức năng thực hiện dịch vụ vận
tải đường sông, đường bộ.
Năm 1998, do nhu cầu mở rộng thị trường và khả năng đáp ứng vật tư, trang
thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty 189 BQP đã được Bộ
thương mại cấp giấy phép số 1121062/GP ngày 20/5/1998: xuất nhập khẩu trực

tiếp vật tư trang thiết bị phụ vụ ngành đóng tàu.
Năm 2004, do đòi hỏi của ngành đóng tàu quân sự, Công ty được Bộ trưởng
Bộ Quốc Phòng phê duyệt cấp đất xây dựng trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu
thuỷ quân sự phía Bắc với qui mô lớn, hiện đại tại Đảo Đình Vũ như hiện nay.
1.2.

Giới thiệu về công ty.

* Địa chỉ :
+ Cơ sở 1: Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành
phố Hải Phòng. Diện tích 31,6 ha.
+ Cơ sở 2 : Số 27 đường Trường Chinh, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.
Diện tích 2,6 ha.
* Năm thành lập : tháng 1 năm 1989.
* Nhân lực :
Tổng số: 731 đồng chí (trong đó: gồm 30 sỹ quan, 95 QNCN, 66 CNVQP,
còn lại là lao động hợp đồng). Đội ngũ công nhân lành nghề và có trình độ
trung cấp chuyên nghiệp đóng tàu. 100% công nhân đã qua đào tạo và
được đăng kiểm BV; đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ.
4


Lực lượng cán bộ kỹ thuật gồm 60 kỹ sư điều hành, được đào tạo trong và
ngoài nước. Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, sáng tạo
có trình độ đại học và sau đại học.
* Chức năng nhiệm vụ chính :
Công ty 189 trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Đóng mới tàu, xuồng vỏ thép và vỏ hợp kim nhôm:
+ Tàu tuần tra cho Quân chủng Hải quân, Cục Cảnh sát biển.
+ Tàu khách, tàu du lịch.

+ Tàu hoa tiêu, khảo sát, cảng vụ.
+ Tàu xuồng tìm kiếm cứu nạn.
+ Các loại tàu xuồng khác.
Sửa chữa các loại tàu, xuồng phương tiện thủy.
Xuất nhập khẩu thiết bị vật tư ngành đóng tàu.
* Năng lực sản xuất:
Tận dụng khả năng sẵn có về mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công suất hàng năm của Công ty
có thể đóng được:
+ Tàu biển có trọng tải từ 1.000 đến 5.000 tấn:
1÷2 chiếc/năm.
+ Tàu biển vận tải có trọng tải dưới 1.000 tấn:
1÷2 chiếc/năm.
+ Tầu tuần tra, tàu khách cao tốc:
1÷2 chiếc/năm.
+ Các loại ca nô cao tốc vỏ hợp kim nhôm: 150 chiếc/năm.
+ Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ khoảng 50 lượt tàu các loại/năm.
* Năng lực công nghệ:
Áp dụng phần mềm Shipconstructor/Canada trong thiết kế; thi công và triển
khai công nghệ. Ưu điểm của phần mềm:
+ Nâng cao độ chính xác cho các chi tiết
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư cho sàn phóng dạng
+ Tiết kiệm nhân công trong những công đoạn chính trong sản xuất
+ Rút ngắn tiến độ nhờ triển khai ứng dụng đóng các phân đoạn hoàn chỉnh
+ Tự động hoá những thao tác thủ công giúp cho việc lắp ráp của công nhân đơn
giản, nhanh chóng và chính xác hơn
+ Quản lý toàn bộ vật tư cho đóng mới, tiết kiệm triệt để chi phí vật tư
* Năng lực nhà xưởng:
Toàn bộ hệ thống nhà xưởng đạt tiêu chuẩn đóng tàu hiện đại.
Các sản phẩm được thi công trong nhà xưởng có mái che kín gió để đảm bảo

môi trường làm việc cho công nhân, tăng năng suất lao động và tăng chất lượng
sản phẩm.
Sản phẩm được thi công theo đúng qui trình công nghệ; phiếu công nghệ thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng và cơ quan đăng kiểm (Việt Nam; Lloyd’s; BV …)
5


* Năng lực trang thiết bị:
Toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng hiện đại; đầy đủ đáp ứng mục tiêu đóng mới;
sửa chữa các loại tàu quân sự có tải trọng tới 5.000 tấn phục vụ cho quân đội và
dân sự.
* An toàn trong sản xuất:
Các yêu cầu về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ được quán triệu đến
từng người lao động.
Các trang thiết bị nhà xưởng được kiểm định theo đúng định kỳ và qui định.
Người lao động được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ được trang bị đầy đủ, đúng qui định và
luôn sẵn sàng hoạt động.
2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy.

6


Hình 1.1 : Mặt bằng nhà máy.
7


Chú thích:
STT


Tên bộ phận, phân xưởng

STT

Tên bộ phận, phân xưởng

1

Cổng ra vào

14

Phân xưởng gia công chi tiết

2

Nhà để xe

15

Sàn phóng dạng

3

Nhà điều hành

16

Nhà sơ chế, làm sạch, sơn lót VL


4

Khu nhà 3 tầng cho Damen

17

Phân xưởng ống

5

Nhà khách

18

Nhà phun bi, phun sơn tổng đoạn

6

Nhà ăn

19

Nhà phun cát

7

Kho bãi

20


Phân xưởng mộc

8

Khu vực sửa chữa nhỏ

21

Nhà đấu đà

9

Khu vực để nguyên vật liệu

22

Phân xưởng mới đang xây dựng

10

Trạm điện, cung cấp khí

23

Khu vực đấu đà, hoàn thiện tàu

11

Kho vật tư nội bộ và Damen


24

Cầu tàu

12

Phân xưởng vỏ 1

25

Sàn nâng hạ thủy

13

Phân xưởng vỏ 2

26

Khu dịch vụ cầu cảng 189

* Một số hình ảnh kho bãi, nhà xưởng.

8


Bãi tập kết vật tư

Xưởng đóng tàu nhôm

3. Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty.


9


Hình 1.2 : Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty.
4. Nhiệm vụ, chức năng của từng phân xưởng.
4.1. Ban Giám Đốc.

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty thông qua 3 phó giám đốc và các phòng chức năng
- Phó giám đốc chính trị (Chính uỷ) kiêm Bí thư Đảng uỷ: Phụ trách vấn đề
tổ chức Đảng, quần chúng, quản lý nhân sự trong Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc, chịu trách nhiệm khai thác, ký
kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ.
Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc và trực tiếp chỉ đạo các vấn đề thuộc
phạm vi kỹ thuật, tổ chức điều hành, quản lý sản xuất.
4.2. Các phòng ban chức năng.
4.2.1.

Phòng tài chính kế toán.

Đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, có chức năng tổ chức thực hiện
việc ghi chép, xử lý và cung cấp các số liệu về tình hình tài chính của Công ty.
Thực hiện phân tích hoạt động kinh tế theo yêu cầu của Ban giám đốc. Ngoài ra,
phòng tài chính kế toán còn kết hợp với các phòng ban chức năng khác nhằm
giám sát quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo nhu cầu về vốn cho sản xuất,
thực hiện việc tính toán chính xác cho sản xuất kinh doanh và phân phối lợi
nhuận theo quy định của Nhà nước.
4.2.2.


Phòng kinh doanh - Vận tải và xuất nhập khẩu.

Thực hiện nhập khẩu vật tư, trang thiết bị đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời xuất khẩu tàu, xuồng cao tốc vỏ hợp
kim nhôm theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Thực hiện dịch vụ vận
tải hàng hoá, mua bán vật tư kim khí phục vụ đóng tàu.
4.2.3.

Phòng vật tư.

Tổ chức thu mua nguyên vật liệu, trang thiết bị trong nước phục vụ cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh, bảo quản vật tư hàng hoá, trang thiết bị trong kho.
Đề xuất nhanh chóng và kịp thời với Giám đốc về nguồn cung cấp vật tư và
những giải pháp về vấn đề vật tư. Thường xuyên phản ánh cho Giám đốc tình
hình quản lý và sử dụng vật tư để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bảo đảm cung cấp đủ vật tư cho sản xuất và xây dựng cơ bản theo kế hoạch.
Thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư với các nhà cung ứng, vận tải áp tải
vật tư về kho của Công ty và tiến hành nghiệm thu.

10


Quy hoạch mặt bằng kho bãi, tổ chức sắp xếp bảo quản vật tư, xây dựng nội
quy kho bãi, hướng dẫn ngiệp vụ cho các thủ kho bảo đảm hàng hóa trong kho
đạt chất lượng.
4.2.4.

Phòng kế hoạch kỹ thuật.

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật và điều hành sản xuất đến từng tổ.Đặc biệt là
nhiệm vụ xây dựng định mức về nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Ngoài
ra còn trực tiếp giám sát công đoạn sản xuất từ thi công cho đến khi nghiệm thu
chất lượng công trình và tiến hành bàn giao cho khách hàng.
4.2.5.

Phòng KCS.

Làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư sản xuất.
+ Cùng với kỹ thuật bên A, Đăng kiểm, cơ quan thiết kế kiểm tra nghiệm thu
các bước công nghệ và từng chi tiết theo phiếu công nghệ của Phòng kỹ thuật
với các tiêu chuẩn đánh giá theo quy phạm đóng tàu của Đăng kiểm Việt nam.
+Yêu cầu phòng kỹ thuật và các tổ, các nhóm, phân xưởng sửa chữa và nghiệm
thu lại những tồn tại nếu có khi kiểm tra nghiệm thu với chủ tàu và Đăng kiểm.
+ Lập hồ sơ kỹ thuật, xuất xưởng và trình Đăng kiểm để cấp sổ đăng kiểm cho
tàu, xuồng.
4.2.6.

Phòng tổ chức hành chính.

Tổ chức biên chế nhân lực, soạn thảo các hợp đồng về lao động, quản lý cán
bộ trong phạm vi phân cấp, quản lý chấm công và lập các bảng lương, thưởng,
bảo vệ tài sản của Công ty. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định của
Công ty, đồng thời làm các thủ tục, văn bản, giấy từ cần thiết cho công tác đối
nội, đối ngoại của Công ty.
Phân xưởng Điện-Máy-Ống.
- Tiếp nhận và sử lý những công việc được cán bộ cấp trên giao phó.
- Kiểm tra các thiết bị máy móc khi nhập về kho để bảo quản chờ ngày cẩu
xuống tàu để lắp ráp.
- Có trách nhiệm bảo quản, kiểm tra, giám sát các trang thiết bị được sửa

chữa tại phân xưởng .
- Liên kết chặt chẽ với các kỹ sư phòng ban khác để cùng giải quết các công
việc sửa chữa cũng như đóng mới và những sự cố phát sinh trong cụng việc.
- Đọc và hiểu thành thạo các bản vẽ kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo máy tính về tin học văn phòng, Autocad và các dụng cụ
khác như : thước panme, thước cặp, đồng hồ so, áp kế, máy đo nhiệt độ ...
- Giao tiếp thành thạo những giao tiếp cơ bản về lĩnh vực chuyên nghành
bằng tiếng Anh .
4.2.7.

11


- Tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực đóng tàu trên Thế giới.
- Có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu để làm những chuyên đề đem lại lợi ích
cho nhà máy, sức khoẻ của công nhân lao động.
4.2.8.
Phòng sản xuất.
- Tiếp nhận và sử lý trước những công việc được cán bộ cấp trên giao phó
một cách thành thạo.
- Sử dụng tốt tin học văn phũng và vẽ cơ bản (Autocad,Office..)
- Thành thạo ngoại ngữ giao tiếp cơ bản để phục vụ cho công việc khi giao
tiếp với đối tác là người nước ngoài (Anh, Trung,Nhật,Nga….)
- Linh hoạt nắm bắt công nghệ mới trong lĩnh vực đóng tàu của các nước
phát triển trên Thế giới.
- Có khả năng tìm hiểu và nghiên cứu các chuyên đề mang lại lợi ích cho nhà
máy trong lĩnh vực sản xuất cũng như thiết kế.
- Liên kết tốt với các phòng ban khác nhăm tạo ra sản phẩm được tốt nhất .
4.3.
Các thiết bị chính sử dụng trong đóng tàu tại nhà máy.

4.3.1. Nhóm thiết bị nâng hạ.
a) Cẩu cổng 100/30 tấn.

Hình 1.3: Cẩu cổng 100/30 Tons
+ Tải trọng nâng khi xe hàng ở trong khẩu độ: 100/30 tấn
+ Tải trọng nâng khi xe ở ngoài congson: 30 tấn
+ Sức nâng khi lật tổng đoạn: 100 tấn
+ Khẩu độ: 41.5 mét
+ Tầm với congson: (10 + 10)mét
12


+ Chiều cao nâng móc tối đa: 26 mét
+ Tốc độ di chuyển cổng trục: 16.5 mét/phút
+ Xe hàng 1:


Sức nâng (50 + 50) tấn



Tốc độ nâng: 5.65 mét/phút



Tốc độ di chuyển ngang: 12 mét/phút

+ Xe hàng 2:



Sức nâng 30 tấn



Tốc độ nâng: 5.65 mét/phút



Tốc độ di chuyển ngang: 12mét/phút
b) Cẩu trong nhà xưởng.

Hình 1.4: Cẩu 30T, 5T

13


Hình 1.5: Cẩu 3T
c) Xe nâng chuyên dụng.

Hình 1.6: Cẩu bánh lốp

14


Hình 1.7: Xe nâng
4.4. Các phân xưởng và tổ đội sản xuất.
4.4.1. Nhóm trực tiếp sản xuất.

- Căn cứ vào kế hoạch năm, quý, tháng để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất
ở các phân xưởng, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục nhịp nhàng.

- Quy định nhiệm vụ cho các đơn vị để hoàn thành kế hoạch tác nghiệp ở
trên.
- Kiểm tra đôn đốc việc tổ chức các khâu gia công trong phân xưởng.
- Trong quá trình thực hiện phát hiện ra những khâu yếu để đề ra biện pháp.
- Tham mưu giúp Giám đốc sử dụng tốt nhất năng lực sản xuất tại các phân
xưởng:
4.4.2. Nhóm phục vụ sản xuất.

- Các tổ lái xe, lái cẩu phục vụ chở nguyên liệu, máy móc từ kho ra vị trí
làm việc, giúp cho các bộ phận sản xuất chính, phụ thực hiện công việc đóng
mới và sửa chữa tàu.
- Tổ vệ sinh công nghiệp góp phần vệ sinh chung môi trường lao động, thu
gom các phế liệu để vào nơi quy định đảm bảo cho sản xuất được thuận lợi, an
toàn và sạch sẽ.
- Bộ phận cung cấp Oxy-axetilen, cung cấp gas, điện, nước, cung cấp các
loại dây hàn phục vụ sản xuất.
15


4.4.3. Các thiết bị trong phân xưởng Điện-Máy-Ống.

Hình 1.8 : Phân xưởng Điện-Máy-Ống.
a) Máy phay CNC 2 trụ.

16


Hình 1.9: Máy phay CNC 2 trụ SDV-2219.
- Kiểu : SDV-2219
- Series : DV-22099

- Ngày sản xuất : 12/04/2007
- Điện áp : 380V
- Tần số : 50 Hz
- Công suất : 45 KVA
- Trọng lượng : 23900 Kg
- Áp suất dầu thủy lực : 60 Kg/cm2
- Tốc độ trục dao :4000 rpm
- Công dụng : phay các bề mặt chi tiết phức tạp, độ chính xác cao…

b) Máy mài phẳng CC51.
17


Hình 1.10: Máy mài phẳng CC51.
- Kiểu : SGS-N1224AH
- Sản xuất : Đài Loan
- Năm sản xuất : 2002
- Điện áp : 380V
- Tần số : 50-60 Hz
- Động cơ chính : 2 HP
- Tốc độ tối đa : 2900 rpm
- Động cơ bơm thủy lực : 1 HP
- Đá mài : 205x31,75x13 mm
- Công dụng : mài vật liệu kim loại, gia công
chi tiết.

c) Máy cưa thép tròn-hình CC50.
18



Hình 1.11: Máy cưa thép tròn-hình CC50.
- Kí hiệu : SH500M
- Nơi sản xuất : Đài Loan
- Ngày sản xuất : 2008
- Điện áp sử dụng: 380 V
- Tần số : 50-60 Hz
- Kích thước máy: 2100x1650x1400mm
- Động cơ chính kéo lưỡi cưa : 2 HP
- Động cơ thủy lực : 1/2HP
- Động cơ làm mát : 1/8HP
- Tốc độ lưỡi cưa : 19-63m/phút
- Kích thước lưỡi cưa : 1450x(27-34)x0,9mm
- Độ cao bàn máy : 820mm
- Khả năng cắt : 300/450/900
- Vật cắt lớn nhất : 270x500mm
- Công dụng : dùng để cưa cắt kim loại
d) Máy hàn uốn ống thủy lực CC57.
19


Hình 1.12: Máy hàn uốn ống thủy lực CC57.
- Kiểu : DW168NCB
- Đường kính ống uốn lớn nhất :
- Sản xuất : Trung Quốc
f168x14mm
- Năm sản xuất : 2010
- Động cơ bơm thủy lực : 22 kw
- Điện áp : 380V
- Góc uốn lớn nhất : 180o
- Tần số : 50-60 Hz

- Công dụng : uốn ống kim loại…
- Áp lực dầu : 12 Mpa

20


e) Máy tiện CC42.

Hình 1.13: Máy tiện CC42.
- Kí hiệu : 1K62
- Nơi sản xuất : Liên Xô cũ
- Ngày sản xuất : 1988
- Điện áp sử dụng: 380V/50Hz
- Động cơ chính: 11Kw
- Tốc độ tối đa : 2000 rpm
- Tốc độ tối thiểu : 40 rpm
- Công dụng : gia công cắt, gọt, khoan các vật liệu kim loại, gỗ.
f) Máy cắt dây CNC CC45.


Hình 1.14: Máy cắt dây CNC CC45.
- Kí hiệu : DK7725
- Nơi sản xuất : Trung Quốc
- Ngày sản xuất : 2007
- Điện áp sử dụng: 380V/220
- Tần số : 50-60 Hz Điều khiển tự động
- Kích thước toàn bộ máy : 1540x1190x1640mm
- Công suất máy : 2 Kw
- Độ dầy gia công lớn nhất : 400mm
- Độ bóng bề mặt : cấp 5

- Dòng gia công lớn nhất : 5A
- Kích thước bàn máy : 600x420mm
- Góc cắt lớn nhất : 0-120/80mm
- Năng suất cắt tối đa : 60mm2/
- Độ chính xác gia công : 0,015mm
- Trọng lượng max: 250 kg
- Trọng lượng máy : 1200kg
- Công dụng : dùng để cắt kim loại, gia công chi tiết.
g) Máy khoan bàn đứng CC56.


Hình 1.15: Máy khoan bàn đứng CC56.
- Kí hiệu : TPRC2500
- Sản xuất : Đài Loan
- Năm sản xuất : 2008
- Điện áp : 380V
- Tần số : 50-60 Hz
- Động cơ chính : 7,5 Kw
- Tốc độ tối đa : 1000 rpm
- Hành trình lên xuống : 1500 mm
- Độ với : 2500 mm
- Công dụng : dùng để khoan các vật liệu kim loại, gỗ.

h) Máy phay đứng CC46.


Hình 1.16: Máy phay đứng CC46.
- Kí hiệu : HOWASANG YO
- Sản xuất : Nhật
- Năm sản xuất : 1973

- Điện áp : 380V
- Tần số : 50-60 Hz
- Động cơ chính : 4,5 Kw
- Tốc độ tối đa : 2100 rpm
- Hành trình ngang bàn phay : 800 mm
- Hành trình ra vào : 500 mm
- Hành trình lên xuống : 400 mm
- Công dụng : dùng để cắt gọt các vật liệu kim loại, gỗ.

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP


TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LÀM MÁT TÀU HÀNG 1800 TẤN

Chương 1 : Phân Tích Chức Năng , Nhiệm Vụ Của Hệ Thống Làm Mát
1.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
1.1.1. Tính cần thiết và nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Trong quá trình làm việc của động cơ do nhiệt độ của khí cháy rất cao, các chi tiết của
động cơ tiếp xúc với khí cháy đồng thời do ma sát với nhau nên nhiệt độ của chúng rất
cao.
Nhiệt độ các chi tiết máy cao sẽ gây ra các hậu quả xấu sau đây:
- Phụ tải nhiệt của các chi tiết máy lớn, làm giảm sức bền, độ cứng vững
và tuổi thọ của chúng.
- Do nhiệt cao, độ nhớt của dầu nhờn bôi trơn giảm nên tổn thất ma sát
tăng.
- Có thể gây bó kẹt pittông trong xilanh do hiện tượng giãn nở nhiệt.
- Giảm hệ số nạp.
- Đối với động cơ xăng, dễ phát sinh hiện tượng cháy kích nổ.
Để khắc phục các hậu quả xấu trên, cần thiết phải làm mát động cơ. Hệ
thống làm mát động cơ có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy

qua thành buồng cháy đến môi chất làm mát, để đảm bảo cho nhiệt độ các chi
tiết không quá nóng nhưng cũng không quá nguội. Quá nóng sẽ gây ra các hiện
tượng xấu như đã nói ở trên, còn quá nguội cũng không tốt, vì nếu quá nguội có
nghĩa là động cơ được làm quá nhiều vì thế tổn thất nhiệt nhiều, nhiệt lượng
dùng để sinh công ít do đó hiệu suất nhiệt của động cơ nhỏ.
Mặt khác, do nhiệt độ của động cơ thấp, độ nhớt của dầu nhờn tăng, khiến
cho dầu nhờn khó lưu động vì vậy làm tăng tổn thất cơ giới và tổn thất ma sát.
Hơn nữa khi nhiệt độ thành xilanh thấp quá, nhiên liệu sẽ ngưng tụ trên bề mặt
thành xilanh làm cho màng dầu bôi trơn sẽ bị nhiên liệu rửa sạch, nếu trong
nhiên liệu có nhiều thành phần lưu huỳnh thì có thể tạo ra các axit do sự kết hợp
của nhiên liệu và hơi nước ngưng tụ trên bề thành xilanh. Các axit đó gây ra
hiện tượng ăn mòn kim loại.
Tóm lại, mức độ làm mát động cơ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh
tế và công suất của động cơ.
1.1.2. Chức năng của hệ thống làm mát động cơ


×