SỞ GIÁO DỤC - ĐẠO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
"Các phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh và sự cần
thiết của việc đổi mới SGK"
Năm học 2015 - 2016
Lĩnh vực: Môn sinh
Mã số: 08
Người thực hiện: Vũ Thị Huệ
Chức vụ : Giáo viên
Kim Bảng, tháng 03 năm 2016
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay xu hướng đào tạo và giáo dục trong
nước cũng như quốc tế là chất lượng đầu ra, phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân
cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống, các vấn đề thực tiễn của
cuộc sống và nghề nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi
phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn. Năm học 2015 -2016 tôi đã tổ chức các tiết học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, mặc dù các em có sôi nổi với những phương pháp mới nhưng qua đó tôi
thấy được 1 số tồn tại của SGK khó mà có thể giúp chúng ta dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. SGK đã quá cụ thể về kiến thức dẫn đến học sinh cảm thấy
nhàm chán với việc học vì mọi thứ gần như có sẵn không cần suy nghĩ các em cũng có
ngay phần kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: "Các
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và sự cần
thiết của việc đổi mới SGK " để trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy trong năm học này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý
chân thành của các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giáo viên:
+ Hình thành nhận thức đúng về dạy học phát triển năng lực học sinh
+ Nhận thấy vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là
người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp
học
- Học sinh:
+ Đào tạo học sinh theo định hướng phát triển năng lực nhận thức.
+ Biến học sinh trở thành chủ thể của việc học, biết phát triển các kĩ năng cơ bản
+ Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh
3. Đối tượng nghiên cứu
+ Học sinh lớp 10D2,10A3, 10A5đối chứng
+ Học sinh lớp 10D1 thí điểm
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nêu và giải quyết 1 số vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
- Cơ sở thực tiễn và hiện trạng của việc thực hiện
- Các minh chứng về "Các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh và sự cần thiết của việc đổi mới SGK "
- Kết quả đạt được
2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016
Phạm vi đề tài: Chương trình sinh học THPT
Phạm vi áp dụng: Cấp tỉnh
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW8 về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng
lực của người học”. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đa
dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình
giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Vì vậy chúng ta cần phải
có các phương pháp dạy học hợp lý và sự sắp xếp nội dung của SGK theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy
học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên
cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ
chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức
là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng phát triển năng
lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua
hệ thống các năng lực . Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong
chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng
giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định
hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy
định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách
thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri
thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể
hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của
chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng
lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp
của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã
hội, năng lực cá thể.
(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc
lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học
nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.
4
(ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những
hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn
đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp
chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử
lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương
pháp luận – giải quyết vấn đề.
(iii) Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau
trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học
giao tiếp.
(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá
được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng
khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá
trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua
việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên
môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng
mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ
bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực
phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.
Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển
năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ
5
năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực
cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực
hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. Nội dung dạy
học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng
chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực:
Học nội dung
chuyên môn
Học phương pháp - Học giao tiếp - Xã Học tự trải nghiệm chiến lược
hội
đánh giá
- Các tri thức chuyên - Lập kế hoạch học
môn (các khái niệm, tập, kế hoạch làm việc
phạm trù, quy luật, - Các phương pháp
mối quan hệ…)
nhận thức chung: Thu
- Các kỹ năng
chuyên môn
- Úng dụng, đánh
giá chuyên môn
Năng lực chuyên
môn
- Làm việc trong
nhóm
- Tự đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu
- Tạo điều kiện cho - XD kế hoạch phát
sự hiểu biết về
triển cá nhân
thập, xử lý, đánh giá, phương diện xã hội - Đánh giá, hình thành
trình bày thông tin
- Học cách ứng xử, các chuẩn mực giá trị,
- Các phương pháp
tinh thần trách
đạo đức và văn hoá,
chuyên môn
nhiệm, khả năng
lòng tự trọng ...
giải quyết xung đột
Năng lực phương
pháp
Năng lực xã hội
Năng lực cá nhân
2. Cơ sơ thực tiễn
Hiện nay xã hội ngày một phát triển bên cạnh những mặt tích cực của nó như giúp
con người tiếp cận nhanh với tri thức, nắm thế giới trong tay, thì nó cũng mang lại
những tiêu cực rất lớn như đại bộ phận học sinh gần như không thích thú với việc học,
vì các em bị quá nhiều có trò chơi thu hút. Đa số học sinh dành quá nhiều thời gian cho
facebook và các trò chơi điện tử trên điện thoại, dẫn đến tình trạng các em đến lớp mà
không có động lực, ngồi trong giờ không chú ý chỉ mong hết giờ để tiếp tục các trò chơi
của mình. Đặc biệt là các môn học mà các thầy cô vẫn dạy theo phương pháp định
hướng nội dung, mang tính hàn lâm thì các em ngần như chán nản, tinh thần uể oải,
thậm chí có những em bất hợp tác thể hiện bằng việc ngục đầu trên bàn và ngủ.
Với phương pháp dạy học định hướng nội dung ở thời điểm hiện nay cho dù giáo
viên có tích cực tìm các dẫn chứng minh họa hay đến đâu, hấp dẫn như thế nào cùng
không thể thu hút được 100% học sinh chú ý như những năm trước kia. Ví dụ khi học
bài " Công nghệ gen" lớp 12, nếu như trước đây giáo viên giới thiệu về những sinh vật
chuyển gen như chuột phát quang, gạo vàng, lúa chịu hạn và lụt... thì học sinh sẽ chăm
chú lắng nghe bài giảng của giáo viên, thậm chí hăng hái đặt ra các câu hỏi có liên quan
6
về các sinh vật đó. Nhưng 2 năm trở lại đây học sinh đã thay đổi, các em không muốn
cũng như không quan tâm đến những gì giáo viên giảng trên lớp vì các em cho rằng nó
quá hàn lâm, không thực tiễn và không có ý nghĩa đối với đời sống của các em. Vì vậy
chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy học, chuyển từ dạy học định hướng nội dung
sang định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh,
nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Năm học 2014 - 2015 và 2015-2016 theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã mạnh dạn
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bước đầu
đã có những biến đổi trong nhận thức học tập của học sinh, các em hứng thú với tiết
học và có những ý tưởng áp dụng vào đời sống. Vậy để dạy học định hướng phát triển
năng lực học chúng ta cần có những phương pháp nào và SGK cần được trình bày như
thế nào để học sinh hứng thú hơn với việc học?
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
a. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
* Bản chất
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các
vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS
vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn
giải quyết vấn đề.
* Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc,
giá trị) ;
- So sánh kết quả các cách giải quyết ;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
b. Phương pháp dạy học nhóm
* Bản chất
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên
cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày
và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
(1) Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
7
- Thành lập nhóm
(2) Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
(3) Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
c. Phương pháp đóng vai
*Bản chất
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực
hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này
mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa
của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
cho.
d. Phương pháp dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)
* Bản chất
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực
hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết
quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
* Quy trình thực hiện
- Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề
+ Xây dựng tiểu chủ đề
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
- Thực hiện dự án
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp các kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày kết quả
8
+ Phản ánh lại quá trình học tập
VD: Bài 29. Cấu trúc các loại virut; bài 30. sự nhân của virut trong tế bào chủ; bài 31.
virut gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn có thể sự dụng các phương pháp
trên để dạy học theo dự án kết hợp với các phương pháp tích cực để dạy học theo chủ
đề:"Virut và ảnh hưởng của virut đến đời sống con người" tiến trình như sau:
Nội
dung
Đặt
vấn
đề
vào
bài
Tìm
hiểu
về
cấu
trúc
các
loại
virut
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Virut và chuyển giao nhiệm vụ
*Phương pháp: đóng vai
- 3 Học sinh trong lớp đóng tiểu phẩm
*Tổ chức: Giáo viên cho HS
- 45 Học còn lại theo dõi
xem tiểu phẩm 1 "Tám nhiều
chuyện" tạo tình huống có vấn
đề.
ĐVĐ: Vậy virut là gì? Có thật
muỗi có thể truyền HIV từ
người này sang người khác
không? Để trả lời được câu hỏi
đó chúng ta sẽ nghiên cứu chủ
đề: Virut và ảnh hưởng của
chúng đến đời sống con người.
* Sử dụng
I. Cấu trúc các loại virut
- Phương pháp: Thảo luận
nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật
chia nhóm, kĩ thuật đọc hợp
tác
*Tổ chức dạy học: cho học
sinh học nhóm tự hoàn thiện
khái niệm, cấu tạo, hình thái,
phân loại virut
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu - HS làm việc theo nhóm
cầu mỗi nhóm có 1 nhóm
+ 3 bàn 1 nhóm
trưởng, 1 thư kí
+ mỗi nhóm phân 1 thư kí, 1 nhóm trưởng
- Phát phiếu học tập (PHT) số
1, yêu cầu học sinh đọc đoạn - Các nhóm làm việc
thông tin, thảo luân nhóm và + Nhận PHT, đọc
trả lời các câu hỏi trong PHT
+ Nghe hướng dẫn của giáo viên
(slide 3)
+ Hướng dẫn các nhóm thảo + Thảo luận và thống nhất ý kiến
luận và hoàn thiện phiếu học
- Đại diện 2 nhóm được giáo viên chỉ định lên
tập
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm bảng trình bày kiến thức
(Giáo viên chọn ngẫu nhiên 2
nhóm trong 4 nhóm) lên bảng
9
trình bày (slide 4)
+ 1 nhóm: Trình bày khái niệm
virut và điểm khác biệt giữa
virut với sinh vật khác
+ 1 nhóm: Trình bày cấu tạo
virut
- Yêu cầu các học sinh khác
theo dõi để nhận xét và bổ
sung
- Yêu cầu HS 2 nhóm học sinh
còn lại lên chữa bài cho 2
nhóm trên và đánh giá điểm
cho nhóm bạn
- Yêu cầu HS 2 nhóm trước
nhận xét và cho điểm 2 nhóm
vừa nhận xét bổ sung.
- Nhận xét cho điểm mỗi nhóm
và kết luận để học sinh đối
chiếu (chiếu slide 5,6)
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu
SGK trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào hình thái nêu các
cấu trúc cơ bản của virut? Phân
biệt cấu trúc đó?
+ Nêu các căn cứ phân loại
virut? Từ đó liệt kê các loại
virut theo các cách phân loại
đó? (slide 7,8)
- Các học sinh khác theo dõi phần trình bày
của bạn
- 2 Nhóm còn lại nhận xét - bổ sung và đánh
giá điểm cho các nhóm đã trình bày trên bảng
- Dựa vào phần nhận xét bổ sung để cho cho
điểm nhóm bạn
- Cùng GV thống nhất kiến thức bài học
1. Khái niệm
- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có
kích thước siêu nhỏ ( đo bằng nanomet) và có
cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại
axit nuclêic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc
bởi phân tử prôtêin.
- Đặc điểm của virut khác với nhóm sinh vật
khác:
+ Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế
bào.
+ Chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc
ARN)
+ Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
2. Cấu tạo
- Gồm 2 thành phần cơ bản :
+ Lõi là axit nuclêic, có thể là ADN 1 mạch
hay ADN 2 mạch hoặc ARN 1mạch hay 2
mạch.
+Vỏ là phân tử prôtêin ( gọi là capsit) : được
cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme.
⇒ Tổ hợp axit nuclêic và vỏ capsit gọi là
nucleôcapsit.
- Một số virut còn có thêm vỏ bao ngoài vỏ
capsit
+ Cấu tạo từ lớp kép lipit và prôtêin gọi là vỏ
ngoài.
+ Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin
đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virut
bám lên bề mặt tế bào chủ.
- Tự nghiên cứu trả lời câu hỏi của giáo viên
+ Các kiểu cấu trúc của virut
+Nêu các căn cứ và liệt kê các loại virut
3. Hình thái
Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt
virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc :
- Cấu trúc xoắn: VD: Virut bại liệt, virut dại,
virut cúm
10
- Cấu trúc khối: VD: Virut bại liệt, mụn cơm
- Cấu trúc hỗn hợp: VD: Virut đậu mùa, Phage
4. Phân loại
- Căn cứ vào cấu tạo:
+ Dựa vào axit nucleic: Virut ADN và Virut
ARN
+ Cấu trúc vỏ capsit: Virut dạng xoắn, cấu trúc
dạng khối, cấu trúc dạng hỗn hợp
+Có hay không có vỏ ngoài: Virut trần và virut
vỏ
- Căn cứ vào vật chủ :
+ Virut ở người và động vật.
+ Virut ở vi sinh vật.
+ Virut ở thực vật.
Tìm
hiểu
sự
nhân
lên
của
virut
trong
tế bào
chủ
* Sử dụng:
- Phương pháp: Trực quan
- Kĩ thuật: Phân tích ảnh động
* Tổ chức:
- Chiếu (slide 9, 10) yêu cầu
học sinh quan sát hình ảnh
động về sự nhân lên của virut
trong tế bào động vật và của
phage trả lời các câu hỏi: Hãy
quan sát hình và kể tên các giai
đoạn nhân lên của virut trong
tế bào chủ? Phân tích những
diễn biến chính trong từng giai
đoạn?
- Cho học sinh tìm hiểu sự
nhân lên của virut trong tế bào
chủ 1 cách độc lập, chủ động.
- Yêu cầu HS khác nhận xét và
bổ sung
- Nhận xét - Kết luận
- Theo dõi hình ảnh và ghi lại các thông tin
cần thiết để trả lời câu hỏi của GV
- Nghiên cứu bài 1 cách độc lập, tìm ra những
kiến thức cơ bản đạt được mục tiêu của bài
- HS khác nhận xét và bổ sung
- Hoàn thiện kiến thức
II. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
+ Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu
giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề
mặt của tế bào chủ
+ Giai đoạn xâm nhập :
* Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn
vào trong, còn vỏ ở bên ngoài
* Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit
vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.
+ Giai đoạn sinh tổng hợp : Sử dụng các
nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng
hợp các thành phần của virut( trừ 1 số virut có
enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp)
+ Giai đoạn lắp ráp : Lắp phần vỏ và phần lõi
vào tạo thành virut hoàn chỉnh
11
Củng
cố và
chuyể
n giao
nhiệm
vụ
- Chiếu (slide 11) Yêu cầu HS
trả lời câu hỏi: Hãy sắp xếp và
cho biết tên của các giai đoạn
nhân lên của phage trong tế
bào chủ?
- Chiếu (slide12, 13) Yêu cầu
HS lên trình bày tóm tắt chu
trình nhân lên của phage và
virut động vật trong tế vào
chủ?
- Yêu cầu HS khác nhận xét bổ
sung
- Nhận xét đánh giá
- Đưa ra các câu hỏi để củng
cố, khắc sâu kiến thức của học
sinh
(slide 14,15,16, 17, 18, 19)
- Phân chia nhóm và giao
nhiệm vụ cho học sinh (slide
20)
+Nghiên cứu bài virut gây
bệnh và ứng dụng của virut
trong thực tiễn (100% HS)
+Tìm hiểu về AIDS/ HIV
(100% HS)
+Tìm hiểu sâu về virut gây
bệnh theo nhóm
• Nhóm 1: Tìm hiểu virut
kí sinh ở vi sinh vật và
lợi ích của virut trong
sản xuất chế phẩm sinh
học.
• Nhóm 2: Tìm hiểu virut
kí sinh ở Thực vật
• Nhóm 3: Tìm hiểu virut
kí sinh ở côn trùng và
lợi ích của virut trong
sản xuất chế phẩm trừ
sâu virut
• Nhóm 4: Tìm hiểu virut
kí sinh ở động vật, con
người và Tìm hiểu về
HIV/AIDS
→ Mỗi nhóm nghiên cứu làm
+ Giai đoạn phóng thích : Virut sẽ phá vỡ tế
bào và phóng thích ra ngoài :
* Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc.
* Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut
ôn hoà.
- HS trả lời 2 → 1 → 4 → 5 → 3
- Lên trình bày bằng cách chỉ hình minh họa
-Nhận xét bổ sung
- Vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội để giải
quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra
- Nghe sự phân công nhiệm vụ của giáo viên
giành cho mình, ghi chép lại các yêu cầu của
giáo viên. Đặt ra các câu hỏi để hiểu về nhiệm
vụ của nhóm mình.
12
bài báo cáo trên powerpoint
- Thảo luận, lên kế hoạch và phân công nhiệm
(yêu cầu xác định được: số
vụ.
lượng virut, cách xâm nhập,
các bệnh thường thấy ở địa
phương, tác hại và biện pháp
khắc phục)
- Hướng dẫn các nhóm ghi sổ
theo dõi dự án và phân công
nhiệm vụ trong nhóm lập kế
hoạch.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (7 ngày)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
Bước 2.1. Giáo viên : Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng
vấn, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...) ở các tiết học xen giữa.
Bước 2.2 Hoạt động của học sinh
Bước 3- Báo cáo kết quả việc tìm hiểu ảnh hưởng của virut đến đời sống con người
và một số bệnh do virut thường gặp ở người, động vật và thực vật ở địa phương của
HS.
Nội
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
dung
Báo
* Phương pháp/kĩ thuật: Dạy - Các nhóm báo cáo kết quả
cáo
học dự án
- Trình chiếu Powerpoint.
kết
* Tổ chức:
- Giới thiệu ảnh, thông tin tìm hiểu được.
quả
- Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình
+Tìm cáo kết quả và phản hồi giữa bày của nhóm bạn.
hiểu
các nhóm
Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả
virut
thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức
gây
cần đạt vào vở
bệnh
III. Virut gây bệnh
+Tìm - Nhận xét, bổ sung.
1. Virut kí sinh ở VSV
hiểu
- Kết luận, tuyên dương nhóm. Phage ( virut kí sinh ở vi sinh vật) gây những
các
thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp
ứng
vi sinh
dụng
2. Virut kí sinh ở thực vật
của
Gây nhiều bệnh như xoăn lá cây cà chua, thân
virut
cây bị lùn hay còi cọc...
3. Virut kí sinh ở côn trùng
- Chúng kí sinh những côn trùng ăn lá cây, làm
hại cây trồng.
- Gây bệnh cho người và vật nuôi qua vật
trung gian (muỗi, bọ chét...)
4. Virut kí sinh ở động vật và con người
Gây nhiều bệnh nguy hiểm.
VD: AIDS/HIV
IV. Ứng dụng của virut trong đời sống
- Trong sản xuất các chế phẩm sinh học như
inteferon
13
- Tổ chức cho HS đóng tiểu
Tìm
phẩm 2. "Lớp học sôi động" để
hiểu
học sinh tìm hiểu về:
về
+ Khái niệm, con đường lây
HIV/ nhiễm, các giai đoạn phát triển
AIDS và
cách
phòng
chống
HIV/AIDS
+ Tuyên truyền thái độ, hành
vi ứng xử và đưa ra thông điệp
về HIV/AIDS
Củng - Yêu cầu học sinh giải quyết
cố,
tình huống mà đầu chủ đề đã
kiểm đề cập tới
tra
- Kiểm tra 15' để đánh giá
đánh phần kiến thức học sinh lĩnh
giá và hội sau chuyên đề.
giao
- Đánh giá việc thực hiện
nhiệm chuyên đề. Tuyên dương cá
vụ
nhân tham gia tích cực và hoạt
động tốt.
- Tìm hiểu thêm các bệnh do
virut gây ra ở người
- Trong nông nghiệp: sản xuất thuốc trừ sâu
Tìm hiểu về AIDS/HIV
- 5 học sinh tham gia đóng kịch
- 43 học sinh theo dõi và ghi nhớ thông điệp
của vở kịch
- Giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức đã thu
được
- Làm bài kiểm tra 15'
- Ghi chép các nhiệm vụ mới
Phụ lục:
Nội dung tiểu phẩm 1:
2 HS (Hà + Chi có bố bị HIV) đang trên đường đi học về gặp Tám nhiều chuyện. Tám
gọi Hà lại và xua đuổi Chi
Tám: Hà lại bà bửu
Hà: Dạ
Chi và Hà lại gần Tám
Tám: Ấy ấy con Chi đừng lại gần bà, tao gọi con Hà thui còn mày về đi
Chi: Dạ vâng, cháu chào bà
Hà: Thế có việc gì thế bà
Tám: Mày đừng chơi với con bé Chi
Hà: Sao thế bà
Tám: Cả làng đang kháo nhau bố nó mới bị HIV sắp chết rồi
Hà: HIV là gì hả bà?
Tám: Là con virut ấy nó gây chết luôn
Hà: virut là gì hả bà? trông nó như thế nào hả bà?
Tám: virut là virut chứ còn là gì? hừ
Hà: Nhưng bố Chi bị HIV thì liên quan gì đến Chi đâu?
Tám: Mày ngu thế nó ở cùng nhà với bố nó lỡ bố nó hắt hơi hoặc con muỗi đốt bố nó
rồi đốt nó thì nó cũng HIV luôn, rồi mày chơi với nó xong nó hắt hơi hoặc con muỗi đốt
nó rồi đốt mày thì mày cũng HIV luôn. Thế là hết đời con àh
Hà: Thật á bà hắt hơi hoặc muỗi đốt cũng lây được á bà. Sợ nhỉ. Nhưng có lây thật
không bà
14
Tám: Tùy mày tin bà thì sống không tin bà thì chết. Thôi về đi
Nội dung tiểu phẩm 2:
Hà đến lớp khoe với các bạn trong lớp về những thông tin mình nghe được, nên cả lớp
tụ tập bàn tán và xa lánh Chi, kì thị Chi làm Chi buồn và chán nản. Cô giáo biết chuyện
đã giải thích cho lớp hiểu về HIV/AIDS , các bạn trong lớp đã thấy cách đối xử của
mình với Chi là chưa đúng và đến gần xin lỗi Chi.
GV: Các em có biết HIV/AIDS là gì ko?
Hà: Dạ có cô ạ
- HIV là chỉ 1 loại virus
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
GV: Thế các em hiểu gì về HIV/AIDS?
Hà và các HS khác: Dạ em không biết
GV: Chi em biết không?
Chi: Dạ thưa cô em có, vì từ khi biết tin bố bị bệnh là em đã tìm hiểu về nó để giúp bố
điều trị và phòng bệnh cho em, mẹ và những người xung quanh.
GV: Vậy em cho các bạn biết được không
Chi: Dạ vâng. ( Trình chiếu bài powerpoint đã chuẩn bị của nhóm)
1. Khái niệm
- HIV
- AIDS
2. Các giai đoạn phát triển của bệnh
3. Con đường lây nhiễm HIV
4. Biện pháp phòng ngừa
GV: Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:
- Các hành vi giao tiếp thông thường;
- Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi;
- Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi
chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng...;
- Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng. . .
- Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV...
Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm HIV mà
không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục
và các dịch sinh học khác của họ.
GV: Các em có hiểu những gì cô đang nói không?
HS: dạ chúng em biết rồi cô ah
Hà (đứng lên): Chi ah cho chúng tớ xin lỗi nhé
Chi: uh chỉ cần các bạn đừng xa lánh những đứa trẻ không có lỗi như tớ thì chúng tớ sẽ
có động lực để sống và học tập, sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước
3.2 Nghiên cứu SGK xây dựng những PHT theo hướng tích cực tạo hứng thú
cho học sinh
VD: Bài 29. Cấu trúc các loại virut với cấu trúc như SGK hiện nay học sinh thấy
việc học quá dễ dàng và không chú tâm vì các em không cần phải suy nghĩ, tư duy mà
chỉ cần tìm trong SGK là có phần kiến thức theo yêu cầu. Vậy chúng ta cần xây dựng
SGK theo hướng kích thích sự tư duy suy nghĩ của các em. Chúng ta có thể xây dựng
PHT để tăng tính tích cực của học sinh như sau:
15
"Năm 1892 nhà khoa học Nga Ivanopxki đã phát hiện thấy khi lấy dịch ép lá cây
thuốc lá bị bệnh khảm, cho lọc qua nến lọc vi khuẩn, rồi đem nhiễm vào cây thuốc lá
lành thì cây cũng mắc bệnh. Soi dưới kính hiển vi ông không quan sát thấy mầm bệnh,
nuôi cấy trên môi trường thạch không thấy khuẩn lạc, Ivanopxki giả định rằng mầm
bệnh là một loại vi sinh vật nhỏ bé đến mức chui qua thành nến lọc vi khuẩn. Năm 1898
chúng được gọi là virut.
Virut có thể kí sinh ở tất cả các sinh vật có cấu tạo tế bào như vi khuẩn, thực vật,
động vật và con người. Tất cả các virut đều có chung 1 đặc điểm là cấu tạo rất đơn giản,
thành phần cơ bản là Nucleocapsit (gồm vỏ protein và lõi axit nucleic), chúng không
có màng sinh chất, không có tế bào chất (nên phải kí sinh nội bào bắt buộc). Ngoài ra 1
số virut còn có thêm lớp vỏ ngoài được tạo bởi lipit kép và protein, trên vỏ ngoài có các
gai glicoprotein giúp virut bám vào tế bào chủ.
Lõi axit nucleic chính là hệ gen của virut, tùy loài mà hệ gen là ADN hoặc ARN,
mạch đơn hoặc mạch kép (khác với sinh vật khác hệ gen phải là ADN mạch kép) VD:
Tên virut
Loại axit nucleic
Kiểu mạch
1. HIV
ARN
mạch đơn
2. Khảm thuốc lá
ARN
mạch đơn
3. phagơ
ADN
mạch kép
4. Hecpet
ADN
mạch đơn
5. NPV (ở côn trùng)
ARN
mạch kép
Vỏ protein (vỏ capsit) được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsome, do sự
sắp xếp của capsome ở các loại virut khác nhau (như xếp theo chiều xoắn của axit
nucleic hoặc sắp xếp theo hình khối đa diện hoặc phối hợp cả 2) mà chúng có hình thái
khác nhau gồm 3 loại chính: cấu trúc xoắn, cấu trúc khối, cấu trúc hỗn hợp."
Cấu trúc hỗn hợp
Cấu trúc xoắn
Cấu trúc khối
Vậy để tìm hiểu về khái niệm virut học sinh cần nghiên cứu đoạn 1 và 2 để tư duy
thảo luận và rút ra các đặc điểm chung của virut:
16
+ Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào.
+ Chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN)
+ Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Từ đó các em sẽ khái quát thành khái niệm virut. Để tìm hiểu cấu tạo của virut học
sinh nghiên cứu đoạn 2, 3, 4 để đưa ra thành phần cấu tạo của virut....
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn
Sau khi áp dụng SKKN đã có sự khác biệt giữa lớp không được học theo phương
pháp dạy học định hương phát triển năng lực học sinh với lớp được học theo phương
pháp dạy học định hương phát triển năng lực học sinh (10D1), kết quả như sau:
10A3
10A5
10D1
10D2
Giỏi
2.4%
4.9%
47.9%
10.9%
Khá
61.9%
51.2%
43.8%
56.5%
TB
28.6%
31.7%
8.3%
30.4%
Yếu
7.1%
12.2%
0
2.2%
III. KẾT LUẬN
17
Như vậy để có thể phát triển năng lực học sinh trong dạy và học thì giáo viên cần
phải thay đổi phương pháp dạy học của mình, chuyển từ dạy học định hướng nội dung
sang định hướng phát triển năng lực cho học sinh bằng các phương pháp dạy học tích
cực và các tài liệu phù hợp. Dạy học tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học
sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông
tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối
với học sinh. Không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học.
Việc dạy học tích cực góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết định, giao
tiếp và làm việc nhóm. Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không gian cho
giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương tác, học sinh phát huy tốt
hơn quyền chủ động học tập của mình. Việc dạy học không chú trọng vào việc dạy kiến
thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho học sinh phương pháp và kỹ năng tư duy
trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo trong phương pháp dạy học
Đề xuất
Qua năm học 2015 - 2016 thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh tôi có một số đề xuất sau:
- Cần phải tổ chức tập huấn nhiều hơn cho giáo viên về kĩ năng cơ bản trong việc
tổ chức thực hiện dạy tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh: vẫn còn 1 số em chưa ý thức trong việc học do các em có tính
ỷ lại rất cao vì được các bạn bao che, giúp đỡ . Hầu hết học sinh cấp 1 và cấp 2 hiện nay
không có hiện tượng ở lại lớp nên các em không hình thành được ý thức phấn đấu, cạnh
tranh. Do đó cần tạo ra sự cạnh tranh giữa các học sinh trong việc học bằng các biện
pháp triệt để ngay từ lớp dưới để lên lớp trên các em ý thức hơn về sự phấn đấu của bản
thân, cũng như là mình làm mình hưởng mà người khác không được hưởng. Có như thế
thì mục tiêu giáo dục của Việt Nam mới có thể đạt được
Người thực hiện
Vũ Thị Huệ
18