SÁNG KIẾN
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là phát triển con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc,
hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo
để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học,
thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học
tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại
hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
mang đậm bản sắc dân tộc… hướng tới mục tiêu đó cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu
giáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục. Trong những năm qua, phần lớn
giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ
như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, các
kỹ thuật dạy học kỹ thuật như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, bể cá không còn xa
lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận chúng còn hết sức hạn
chế có khi còn máy móc lạm dụng. Cũng chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào
tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việc
thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả.
Chưa tích hợp được kiến thức liên môn trong dạy học. Phần lớn giáo viên, những người có
mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy
giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì
vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay
chưa thực sự tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo và bồi dưỡng phương
pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn
hạn chế. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa.
1
Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học của
học theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu sử dụng
phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém
hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn yếu; hiệu quả khai thác các
phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo xây dựng nội dung
dạy học phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học
đang được thực hiện theo từng bài trên tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, căn cứ vào
chương trình và sách giáo khoa hiện hành, giáo viên có thể lựa chọn nội dung để xây dựng
các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều
kiện thực tế của nhà trường. Đó chính là lí do cấp thiết khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề
tài “Phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học.
Đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và đổi
mới chương trình sách giáo khoa.
Với mục đích là trang bị và hình thành cho học sinh những kĩ năng tự học, tự sáng
tạo và chuyển hình thức học từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đề tài có thể áp dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giảng dạy
môn Địa lí.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Là giáo viên và học sinh trường THPT Nho Quan A.
Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trong năm
học 2014 – 2015 tại trường THPT Nho Quan A.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chương trình sách giáo khoa Địa lí.
2
Kiến thức liên môn giữa các môn học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo từ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tư
liệu tham khảo.... Qua nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn địa lí
trường THPT Nho Quan A.
Dựa trên nội dung được tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
6. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Đề tài được phát triển từ giáo án tích hợp liên môn, đã dự thi cuộc thi giáo án liên
môn cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức năm 2014 – 2015, đạt giải Nhì
và được gửi đi dự thi cấp Bộ.
Đề tài được ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Nho Quan
A năm học 2014 – 2015.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Xây dựng chuyên đề dạy học dựa trên định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức liên môn, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kỹ năng, phát triển năng lực. Coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
2. Dựa trên cơ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế
hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên.
- Nhà trường chủ động xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn; chú trọng
giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp
luật.
3
- Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ
chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt.
3. Đổi mới phương thức và phương pháp dạy học
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiến
thức, kỹ năng và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó, học sinh có thể vận dụng tổng hợp
kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống. Phương pháp dạy học đổi mới sao
cho phù hợp với tiến trình nhận thực khoa học, để học sinh có thể tham gia vào hoạt động
tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động,
phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm chương trình SGK địa lí THPT - Ban cơ bản
- Về kiến thức: nội dung được thiết kế theo từng bài/tiết.
- Về kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng về Địa lí.
2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT
Bao gồm các em học sinh ở lứa tuổi 15 – 16 - 17 - 18, hầu hết các em đều có ý
thức tự giác trong học tập.
3. Thực trạng của việc dạy học chuyên đề và tích hợp liên môn ở trường THPT
Việc xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
và tích hợp liên môn ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn mới, chưa được diễn ra
thường xuyên. Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng chuyên đề giáo viên còn gặp khó
khăn.
C. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Định hướng chung
Khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào một phương pháp dạy học
tích cực cụ thể để lựa chọn, để hình dung chuỗi hoạt động của học sinh vì thế đều tuân theo
quan điểm nhận thức chung như sau:
- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp
học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống
học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan
đến vấn đề xuất hiện trong nội dung học tập; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết
những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết.
4
- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và thực hành,
luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết các
tình huống hoặc vấn đề học tập.
- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình
huống vào các vấn đề thực tiễn.
Từ đó, giáo viên thảo luận lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học phù
hợp.
2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh và tích hợp liên môn:
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết chọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc
xây dựng mỗi chuyên đề cần thực hiện theo quy trình như sau:
a. Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng.
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
-
Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
-
Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
-
Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Tùy vào nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực
của giáo viên và học sinh, có thể xác định trong các mức độ sau:
Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách
giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của
học sinh.
Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học
sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học
sinh cùng đánh giá.
Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề. Học phát hiện và
xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học
sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức độ 4: học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cản của mình hoặc
cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất
lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
b. Xây dựng nội dung chuyên đề:
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực đực sử dụng để tổ
chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm
5
vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh từ đó xác định các
nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
c. Xác định chuẩn:
- Kến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành.
- Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực.
Từ đó, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong
chuyên đề sẽ xây dựng.
d. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao để xây dựng bộ câu hỏi và bài
tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
e, Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập sử dụng trong chuyên đề:
Bộ câu hỏi theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các
hoạt động dạy học theo chuyên đề đã xây dựng.
g, Thiết kế tiến trình dạy học:
Chuyên đề được thiết kế theo các hoạt động dạy học được tổ chức cho học sinh có
thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động
trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi
hoạt động học, đặc biệt quan tâm tình huống xuất phát: phải gần gũi với học sinh, dễ cảm
nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng, tạo điều kiện cho học sinh có thể
huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết
vấn đề mô tả kỹ thuật.
3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
- Vấn đề dạy học của chuyên đề.
- Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có
thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
- Bảng mô tả bốn mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng
cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
- Các câu hỏi và bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả dùng
trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh.
- Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình
sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
6
D. THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ VÀ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY
Tên chuyên đề: “Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới và một số vấn đề mang tính
toàn cầu” trong môn Địa lí 11 ban cơ bản.
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Kiến thức
- Trình bày đặc điểm và so sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội
của các nhóm nước.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát
triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tế
tri thức.
- Trình bày được biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Trình bày được biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh
tế khu vực.
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát
triển, đang phát triển.
- Trình bày được biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.
- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảm
tấng ôdôn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác.
1.2. Kĩ năng
- Liên hệ thực tế về những thành tựu và ứng dụng của 4 công nghệ trụ cột trong nền
kinh tế-xã hội.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của
các liên kết kinh tế khu vực.
- Liên hệ với địa phương về các vấn đề mang tính toàn cầu.
1.3. Thái độ
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước
ta.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách
nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội tại địa phương.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về dân số, biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương.
7
2. Vận dụng kiến thức liên môn trong chuyên đề
Sử dụng Địa lí, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ
văn, Tin học, Công nghệ trong dạy và học chuyên đề.
II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
- Học sinh khối 11 trường THPT Nho Quan A.
- Lớp 11C; số lượng: 31học sinh
- Học sinh có ý thức học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học.
III. Ý NGHĨA DỰ ÁN DẠY HỌC
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu
và nắm bắt được một cách dễ dàng nội dung kiến thức của chuyên đề.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình
học tập.
- Học sinh yêu thích môn học hơn.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế.
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông
qua các hành động hàng ngày.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù
hợp trong cuộc sống.
- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, các tư liệu có liên quan chuyên đề.
- Các tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, phiếu định hướng học tập,…
- Máy chiếu, máy vi tính, mạng Internet, máy quay phim, đầu đĩa VIDEO phục vụ dạy
dự án…
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mục tiêu dạy học
1.1. Kiến thức
- Trình bày đặc điểm và so sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội
của các nhóm nước.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát
triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tế
tri thức.
- Trình bày được biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Trình bày được biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh
tế khu vực.
8
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát
triển, đang phát triển.
- Trình bày được biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.
- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảm
tấng ôdôn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác.
1.2. Kĩ năng
- Liên hệ thực tế về những thành tựu và ứng dụng của 4 công nghệ trụ cột trong nền
kinh tế-xã hội.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của
các liên kết kinh tế khu vực.
- Liên hệ với địa phương về các vấn đề mang tính toàn cầu.
1.3. Thái độ
- Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước
ta.
- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách
nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội tại địa phương.
- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về dân số, biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương.
2. Phương pháp
2.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, động não, dạy học dự án, thảo
luận nhóm, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin…
2.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực hoạt động của học sinh.
- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thực
tiễn.
- Đánh giá kết quả học tập theo ba công đoạn cơ bản: thu thập thông tin; phân tích và
xử lí thông tin; xác nhận kết quả học tập để điểu chỉnh hoạt động học.
- Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau.
3. Nội dung chuyên đề
Nội dung 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội các nhóm nước. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
- Trình bày đặc điểm và so sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội
của các nhóm nước.
- Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
9
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế
thế giới.
Nội dung 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế
- Biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.
- Biểu hiện của khu vực hoá kinh tế.
- Lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và hệ quả.
Nội dung 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- Biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.
- Biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảm tấng ôdôn, ô
nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác.
4. Mô tả các mức độ nhận thức
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
- Trình bày được
Sự tương
đặc điểm của các
phản về
nhóm nước.
trình độ
phát triển
KTXH các
nhóm nước
- Phân tích bảng
số liệu SGK
thấy được sự
tương phản về
trình độ phát
triển KT-XH
các nhóm nước
- Trình bày được
đặc điểm nổi bật
Cuộc cách
của cách mạng
mạng
khoa học và
KHCN
công nghệ.
hiện đại
- Phân tích được
tác động của
cuộc cách mạng
khoa học công
nghệ hiện đại tới
sự phát triển
kinh tế.
Liên hệ thực tế về
những thành tựu và
ứng dụng của 4 công
nghệ trụ cột trong
nền kinh tế - xã hội.
- Nêu 1 số tổ - Phân tích được
chức liên kết biểu hiện của
kinh tế khu vực. toàn cầu hoá,
khu vực hóa.
- Phân tích bảng số
liệu về kinh tế - xã
hội của từng nhóm
nước.
- Phân tích số liệu, tư
liệu để nhận biết quy
mô, vai trò đối với
thị trường quốc tế
của các liên kết kinh
Xu hướng
toàn cầu
hoá, khu
vực hoá
- Hiểu được lí
do hình thành
các tổ chức liên
kết kinh tế khu
10
Vận dụng cao
- Liên hệ thực tế
đất nước về
những cơ hội và
thách thức trong
quá trình hội
nhập nền kinh tế
thế giới và khu
vực.
tế khu vực.
- Sử dụng bản đồ thế
- Phân tích
giới để nhận biết
những hệ quả
lãnh thổ của các liên
của toàn cầu
kết kinh tế khu vực.
hóa, khu vực
hoá kinh tế.
vực.
- Biết sự tương
phản về trình độ
phát triển kinh tế
- xã hội của các
nhóm
nước:
phát triển, đang
phát triển.
Trình bày được
biểu hiện của
bùng nổ dân số,
già hóa dân số,
biến đổi khí hậu,
Một số vấn
suy giảm tấng ô
đề mang
dôn, ô nhiễm
tính toàn
nguồn nước, suy
cầu
giảm đa dạng
sinh vật và một
số vấn đề khác.
- Phân tích được
các hậu quả của
một số vấn đề
mang tính toàn
cầu đối với phát
triển kinh tế - xã
hội, đời sống
con người.
- Giải thích
được toàn cầu
hóa kinh tế góp
phần làm gia
tăng chênh lệch
trình độ phát
triển kinh tế
giữa các nhóm
nước.
- Đề xuất các giải Liên hệ với địa
pháp giải quyết một phương em về
số vấn đề mang tính các vấn đề dân
toàn cầu.
số, biến đổi khí
hậu, ô nhiễm
môi trường, suy
giảm đa dạng
sinh học?
- Biết được
nguyên
nhân
dẫn tới các vấn
đề đó.
Định hướng chung về năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, khai thác thông tin trên
internet, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số
liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
5. Hệ thống câu hỏi và bài tập sử dụng trong chuyên đề
11
Dạng câu hỏi
về mức độ
nhận thức
Câu hỏi và bài tập
Trình bày đặc Nghiên cứu SGK, hãy nêu những đặc điểm nổi bật của các nhóm nước?
điểm của các Gợi ý:
nhóm nước
(Mức độ
nhận biết)
Vận dụng
kiến thức
liên môn:
Chỉ ra sự
tương phản
về trình độ
phát triển
kinh tế - xã
hội
(Mức độ
thông hiểu)
Trình
bày
được
đặc
điểm nổi bật
của
cách
mạng khoa
học và công
nghệ.
(Mức
độ
nhận biết)
+ Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao).
+ Nhóm nước đang phát triển (ngược lại)
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Toán học dựa vào bảng số liệu
bảng 1.1; bảng 1.2 SGK hãy so sánh các chỉ số về kinh tế - xã hội của hai
nhóm nước để chỉ ra sự tương phản giữa hai nhóm nước.
Tiêu chí
Nhóm PT
Nhóm đang PT
GDP(2004)
Lớn(79,3%)
Nhỏ(20,7%)
GDP/người
Cao
Thấp
Khu vực I thấp(2%)
Khu vực I
Tỉ trọng
Khu vực III cao(71%) còn cao(25%)
GDP(2004)
Khu vực III thấp(43%)
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình độ phát triển
kinh tế-xã hội
Cao
Lạc hậu
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử hãy nêu thời điểm xuất hiện
và những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại?
Gợi ý:
- Bắt đầu vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
- Bốn trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế-xó hội
là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ
thông tin
12
Vận
dụng Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Tin học, Vật lí, Công nghệ nối
kiến
thức nội dung và hình ảnh hai cột sao cho phù hợp?
liên
môn
Công nghệ trụ cột
Thành tựu
học: Địa lí,
Sinh học, Tin
học,
Công
nghệ liên hệ
thực tế về
A
những thành
1. Công nghệ sinh học
tựu và ứng
Internet
dụng của 4
công nghệ trụ
cột trong nền
kinh tế - xã
hội.
(Mức độ vận
dụng thấp)
B
2. Công nghệ năng
lượng
Sản xuất điện từ gió
3. Công nghệ thông tin C
Cừu Doli
13
4. Công nghệ vật liệu D
Cáp quang
Đáp án: 1 - C, 2 – B, 3 – A, 4 – D
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Tin học hãy kể
một số ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại ở Việt Nam?
Gợi ý:
- CN năng lượng: nhà máy phong điện ở Ninh Thuận.
- CN sinh học: + Trong nông nghiệp: các loại giống lúa lai VN20, GSR 63,
NV1, ND1…
+ Trong y học: ghép mô, tạng: bác sỹ Trần Ngọc Sinh…
- CN vật liệu: Composite…
- CN thông tin: Internet, phần mềm, mạng cáp quang…
Vận
dụng
kiến
thức
liên
môn:
Phân
tích
được tác động
của cuộc cách
mạng
khoa
học
công
nghệ hiện đại
tới sự phát
triển kinh tế.
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử, GDCD phân tích những tác
động của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?
Gợi ý:
- Xuất hiện nhiều ngành mới
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
- Chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức
Hãy kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức?
Gợi ý:
Một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Kế toán; bảo hiểm; tài chính
ngân hàng, bưu chính viễn thông….
(Mức
độ
thông hiểu)
14
Phân
tích
được
biểu
hiện của toàn
cầu hoá, khu
vực hóa.
Phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
Gợi ý:
- Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
(Mức
độ - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn với nền kinh tế thế
thông hiểu)
giới.
Xu hướng khu vực hóa kinh tế được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý: Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Nêu 1 số tổ
chức liên kết
kinh tế khu
vực.
Hãy kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
Gợi ý: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
Khoanh vùng lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ
hành chính thế giới.
(Mức
độ
nhận biết)
Sử dụng bản
đồ thế giới để
nhận
biết
lãnh thổ của
các tổ chức
liên kết kinh
tế khu vực.
(Mức độ vận
dụng thấp)
Hiểu được lí
do hình thành
các tổ chức
liên kết kinh
tế khu vực.
(Mức
độ
thông hiểu)
Những nhận định sau đúng hay sai:
Nhận định
Đúng/Sai
a. Sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong
các khu vực trên thế giới khiến những quốc gia có nét
Đúng/Sai
tương đồng đã liên kết với nhau thành các tổ chức.
b. Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh
tế khác nhau liên kết để xây dựng một cơ cấu kinh tế
Đúng/Sai
khu vực đa dạng.
c. Các quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển
15
Đúng/Sai
kinh tế liên kết với nhau.
d. Các nước liên kết với nhau để tăng cường sức mạnh
Đúng/Sai
quốc phòng.
Đáp án: a. Đúng; b. Sai; c. Đúng; d. Sai
Vận
dụng Cho bảng số liệu sau:
kiến
thức
môn
Toán Tên tổ chức
học, Địa lí để
so
sánh,
phân tích số Hiệp ước tự do thương mại
liệu, tư liệu Bắc Mĩ (NAFTA)
để nhận biết Liên minh châu Âu
quy mô, vai
(EU)
trò đối với
thị
trường Hiệp hội các quốc gia Đông
quốc tế của Nam Á
các liên kết (ASEAN)
kinh tế khu
Diễn đàn hợp tác kinh tế
vực.
châu Á Thái Bình Dương
(Mức độ vận
(APEC)
dụng thấp)
Số dân (triệu người)
Thị trường chung Nam Mỹ
(MERCOSUR)
GDP (tỉ USD)
Năm 2005
Năm 2004
435,7
13323,8
459,7
12690,5
555,3
799,9
2648,0
23008,1
232,4
776,6
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Toán hãy so sánh số dân và GDP
của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và rút ra nhận xét về quy mô, vai
trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
Gợi ý:
- Tổ chức có số dân đông nhất là là APEC; ít nhất là MERCOSUR
- GDP các nước được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: APEC, NAFTA,
EU, ASEAN, MERCOSUR.
⇒ Các tổ chức có quy mô GDP lớn đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng GDP thế
giới.
16
Phân
tích Hoàn thành sơ đồ và phân tích tác động của toàn cầu hóa kinh tế?
những hệ quả
TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
của toàn cầu
hóa, khu vực
hoá kinh tế.
(Mức
độ
thông hiểu)
Thúc đẩy sản
xuất phát triển
và tăng trưởng
kinh tế toàn
cầu
Đẩy nhanh đầu
tư, tăng cường
sự hợp tác
quốc tế
Làm gia tăng
khoảng cách
giàu nghèo
giữa các nhóm
nước
Tạo sức ép
cạnh tranh về
kinh tế giữa
các nước
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD, Sinh học, Công nghệ
hãy làm rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước
đang phát triển.
Thông tin
1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị
bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời
sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm
chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử-tin học, năng lượng
nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh
học….
3. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của
mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây
dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
4. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi
trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong
quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công
nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh
chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình
phát triển kinh tế-xã hội.
17
6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về
khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh
doanh với tất cả các nước
7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương
hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến của các nước khác.
Gợi ý:
* Cơ hội:
1. Tự do hoá thương mại
2. Phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn
3. Các quốc gia có thể đi tắt đón đầu, áp dụng ngay vào quá trình sản xuất.
4. Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới tới tất cả các nước.
5. Đa phương hoá.
* Thách thức:
1. Các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn.
2. Ô nhiểm môi trường
Hoàn thành sơ đồ sau:
KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Thúc
đẩy sự
tăng
trưởng
và phát
triển
kinh tế
Liên hệ thực
tế đất nước
về những cơ
hội và thách
thức
trong
quá trình hội
nhập
nền
Bảo vệ
lợi ích
kinh tế
của các
nước
thành
viên
Thúc
đẩy quá
trình mở
cửa thị
trường
các
nước
Tăng
cường
quá
trình
toàn cầu
hóa kinh
tế
Vấn đề
tự chủ
về kinh
tế,
quyền
lực quốc
gia
Sức ép
cạnh
tranh về
kinh tế
giữa các
nước
Vận dụng kiến thức về Tin học: để nghiên cứu, chọn lọc các thông tin từ
các địa chỉ website:
www.bienphongvietnam.vn › ... › Đối ngoại Biên phòng
nghiencuuquocte.net/.../cong-dong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thach-thuc-...
voer.edu.vn/m/co-hoi-va-thach-thuc...viet-nam...nhap...gioi/e8ba42d1
www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2578/.../Co-hoi-va-thach-thuc-tham...kinh-te...
18
kinh tế thế Hãy làm rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội
giới và khu nhập nền kinh tế thế giới và khu vực?
vực.
Gợi ý:
(Mức độ vận * Cơ hội:
dụng cao)
- Đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao
động.
- Có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh
doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.
- Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc đẩy
mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế…
* Thách thức:
- Gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc
tế.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác,
nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất
hợp lý của các nước phát triển hàng đầu.
- Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
Hiểu sự tương Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với sự tương phản về
phản về trình trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang
độ phát triển phát triển?
1. GDP lớn, bình quân theo đầu người cao.
kinh tế - xã
A. Nước 2. GDP nhỏ, bình quân theo đầu người thấp.
hội của các
phát triển 3. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự chênh
nhóm nước:
lệch lớn giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở khu vực III.
phát
triển,
4. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ít chênh lệch
đang
phát
giữa các khu vực, tỉ trọng khu vực I vẫn còn khá cao.
triển.
B. Nước 5. Tuổi thọ trung bình cao.
(Mức
độ
đang phát 6. Tuổi thọ trung bình thấp.
thông hiểu)
triển
7. Chỉ số HDI cao.
8. Chỉ số HDI thấp.
Đáp án: A: 1; 3; 5; 7
B: 2; 4; 6; 8
Giải
thích
được toàn cầu
hóa kinh tế
góp phần làm
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn kết hợp đoạn thông
tin sau, hãy giải thích “Toàn cầu hóa kinh tế góp phần làm gia tăng chênh
lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước”
“Toàn cầu hóa làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ
19
gia
tăng
chênh
lệch
trình độ phát
triển kinh tế
giữa
các
nhóm nước.
dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này
đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển
và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước”
Nguồn: .
Gợi ý:
- Do hiện tượng “chảy máu chất xám ” hoặc nạn "săn đầu người" của các
(Mức độ vận
nước phát triển.
dụng cao)
- Sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn….
Trình
bày
được
biểu
hiện của bùng
nổ dân số, già
hóa dân số và
nêu hậu quả
của .
Vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí hãy trình bày biểu hiện
của bùng nổ dân số, già hóa dân số thế giới và nêu hậu quả?
Gợi ý:
1. Bùng nổ dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số. Năm 2005: 6477 triệu
người.
- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.
(Mức
độ - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước
nhận biết)
phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.
- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn.
- Dân số nhóm nước đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước
phát triển có xu hướng chững lại.
- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát triển kinh tế,
tài nguyên, môi trường, và chất lượng cuộc sống.
2. Già hoá dân số:
- Dân số thế giới ngày càng già đi:
+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngáy càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày
càng tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.
+ Cơ cấu dân số già.
- Hậu quả:
+ Thiếu lao động bổ sung
+ Chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.
Hoàn thành Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học hoàn thành
bảng
kiến bảng kiến thức sau:
Vấn đề môi
Hiện trạng Nguyên
Hậu quả
Giải pháp
thức?
20
(Mức độ
nhận
biết,
thông hiểu và
vận dụng)
trường
Biến đổi khí hậu
toàn cầu
Suy giảm tầng
ôdôn
Ô nhiễm nguồn
nước ngọt và
đại dương
Suy giảm đa
dạng sinh học
Gợi ý:
Vấn đề
môi trường
Biến đổi
khí hậu
toàn cầu
Suy giảm
tầng ôdôn
Ô nhiễm
nguồn
nước ngọt
và đại
dương
Suy giảm
đa dạng
sinh học
nhân
Hiện trạng Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
- Nhiệt độ
khí quyển
tăng
- Băng tan
- Mực nước
biển tăng
- Ảnh hưởng
đến sức khỏe,
sinh hoạt và
sản xuất
Cắt giảm
lượng CO2,
SO2, NO2,
CH4 trong
sản xuất và
sinh hoạt
Ảnh hưởng
đến sức khoẻ,
mùa màng,
sinh vật thuỷ
sinh
Cắt giảm
lượng CFCs
trong sinh
hoạt và sản
xuất
- Thải khí CO2
tăng gây hiệu
ứng nhà kính
- Chủ yếu từ
- Mưa axít ngành sản xuất
điện và các
ngành công
nghiệp sử
dụng than đốt.
Tầng ô-dôn Hoạt động
bị thủng,
công nghiệp
kích thước và sinh hoạt
lỗ thủng
thải khí CFCs,
ngày càng SO2…
lớn
- Ô nhiễm - Chất thải
nguồn
công nghiệp,
nước ngọt nông nghiệp
nghiêm
và sinh hoạt.
trọng
-Việc vận
- Ô nhiễm chuyển dầu và
nguồn
các sản phẩm
nước biển
từ dầu mỏ
Nhiều loài
sinh vật bị
tuyệt
- Thiếu
nguồn nước
sạch
- Ảnh hưởng
đến sức khỏe
con người
- Ảnh hưởng
đến sinh vật
thuỷ sinh
Khai thác
- Mất đi
thiên nhiên
nhiều loài
quá mức, thiếu sinh vật,
21
- Tăng
cường xây
dựng các
nhà máy xử
lí chất thải
- Đảm bảo
an toàn hàng
hải
- Xây dựng
các khu bảo
tồn tự nhiên
chủng hoặc hiểu biết trong nguồn thực
- Có ý thức
đứng trước sử dụng tự
phẩm, nguồn bảo vệ tự
nguy cơ bị nhiên
thuốc chữa
nhiên
tuyệt
bệnh, nguồn - Khai thác
chủng,
nguyên liệu
sử dụng hợp
nhiều hệ
- Mất cân
lí
sinh thái bị
bằng sinh
biết mất
thái
Ngoài các vấn đề trên, thế giới còn đối mặt với những vấn đề nào?
Gợi ý:
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc
- Xuất hiện nạn khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới
- Các bệnh dịch hiểm nghèo.
Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD hãy liên hệ với địa phương
em về các vấn đề dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa
dạng sinh học? Là học sinh em đã làm gì để giải quyết vấn đề trên?
6. Thiết kế tiến trình dạy học:
⊗ Tiết 1:
Mở bài: Ở lớp 10 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã
hội. Lớp 11 các em sẽ được học những vấn đề cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế - xã
hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái
quát về các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. (3 phút)
Hoạt động giáo viên và học
sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân chia các nhóm nước (Cá nhân/cặp) – 7 phút
- Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên
cứu SGK nêu những đặc điểm nổi
bật hai nhóm nước
- Bước 2: Sau khi cá nhân làm
việc xong, GV yêu cầu HS trình
bày kết quả trước lớp, GV theo
dõi, hướng dẫn cho các HS khác
trong lớp bổ sung, điều chỉnh.
- Bước 3: GV cung cấp thông tin
phản hồi:
I. Sự phân chia thành các nhóm nước.
- Thế giới gồm 2 nhóm nước :
+ Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI
nhiều, HDI cao).
+ Nhóm nước đang phát triển (ngược lại)
- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: NIC,
trung bình, chậm phát triển.
- Phân bố:
+ Các nước phát triển: phân bố chủ yếu ở phía bắc
các châu lục.
+ Các nước đang phát triển: phân bố chủ yếu ở phía
nam các châu lục.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế các nhóm nước
22
(Cá nhân/cặp) – 5 phút.
- Bước 1: GV yêu cầu HS
Vận dụng kiến thức liên môn:
Địa lí, Toán học dựa vào bảng số
liệu bảng 1.1; bảng 1.2 ở SGK
Địa lí 11 hãy so sánh và nhận xét
sự tương phản về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội.
- Bước 2: Sau khi cá nhân làm
việc xong, GV yêu cầu HS trình
bày kết quả trước lớp, GV theo
dõi, hướng dẫn cho các HS khác
trong lớp bổ sung, điều chỉnh.
- Bước 3: GV cung cấp thông tin
phản hồi:
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tếxã hội của các nhóm nước
Tiêu chí
Nhóm PT
GDP(2004)
Lớn(79,3%)
Nhóm
đang
PT
Nhỏ(20,7%)
GDP/người
Cao
Thấp
KV I thấp(2%) KV I còn cao
Tỉ
trọng KV III cao (25%)
GDP(2004) (71%)
KV III thấp
(43%)
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
Trình
độ
phát
triển Cao
Lạc hậu
KT-XH
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (Hình
thức tổ chức dạy học: Cá nhân/cặp/nhóm) – 15 phút
23
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
1. Đặc điểm
- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
- Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
- Dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lương tri
- Bước 1: GV yêu cầu HS
thức cao.
Vận dụng kiến thức liên môn: - Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng
Địa lí, Lịch sử nêu những đặc lượng, Thông tin.
điểm nổi bật của cuộc cách mạng - Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh
tế- xã hội.
khoa học công nghệ hiện đại.
* Hoạt động 1.1: Tìm hiểu đặc
điểm nổi bật của cách mạng khoa
học và công nghệ (cá nhân)
- Bước 2: Sau khi cá nhân làm
việc xong, GV yêu cầu HS trình
bày kết quả trước lớp, GV theo
dõi, hướng dẫn cho các HS khác
trong lớp bổ sung, điều chỉnh.
- Bước 3: GV cung cấp thông tin
phản hồi:
* Hoạt động 1.2: Tìm hiểu những
- Học sinh nối các hình phù hợp: 1-C; 2-B; 3-A; 4-D
thành tựu và ứng dụng của 4 công
Công nghệ trụ cột
Thành tựu
nghệ trụ cột trong nền kinh tế - xã
hội thế giới. Liên hệ ở Việt Nam
(Cặp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS làm
việc theo cặp:
Vận dụng kiến thức liên môn:
Sinh học, Tin học, Công nghệ,
Vật lí nối nội dung với hình ảnh ở
hai cột sao cho phù hợp:
1. Công nghệ sinh A
học
Internet
Vận dụng kiến thức liên:
Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Tin
học, Vật lí kể một số ứng dụng
thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại ở
Việt Nam.
2. Công nghệ năng
B
lượng
Sản xuất điện từ gió
Bước 2: Sau khi HS làm việc theo
cặp, GV yêu cầu một vài HS trình
bày kết quả trước lớp.
24
Bước 3: GV cung cấp thông tin
phản hồi:
- Nối nội dung với hình ảnh ở hai
cột: - Một số ứng dụng :
+ CN năng lượng: nhà máy phong
điện ở Ninh Thuận.
3. Công nghệ
thông tin
+ CN sinh học: Trong nông
nghiệp: các loại giống lúa lai
VN20, GSR 63, NV1, ND1…
Trong y học: ghép mô, tạng: bác
sỹ Trần Ngọc Sinh…
+ CN vật liệu: Composite…
+ CN thông tin: Internet, phần
mềm, mạng cáp quang…
C
Cừu Doli
4. Công nghệ vật
D
liệu
Cáp quang
* Hoạt động 1.3: Phân tích tác
động của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại đến sự
phát triển kinh tế (nhóm)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Vận dụng kiến thức liên môn:
Địa lí, Lịch sử, GDCD phân tích
những tác động của cuộc cách
mạng KH và CN hiện đại đối với
sự phát triển kinh tế?
2. Tác động
♦ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã
làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt là trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ
♦Tạo ra nhiều nguyên nhiên liệu mới thay thế cho các
nguyên nhiên liệu tự nhiên
♦ Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh
mẽ.
♦ Làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế
công nghiệp sang loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức,
- Hãy kể tên một số ngành dịch vụ
kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức). Một số ngành
cần nhiều đến tri thức?
dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Kế toán; bảo hiểm; tài
Bước 2: HS các nhóm tiến hành
chính ngân hàng, bưu chính viễn thông….
thảo luận
Bước 3: Đại diện một số nhóm
trình bày, các nhóm khác trong
lớp bổ sung, điều chỉnh. GV
chuẩn kiến thức:
* Hoạt động nối tiếp: Giao nhiệm vụ HS chuẩn bị các điều kiện để tìm hiểu xu hướng
toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế và một số vấn đề mang tính toàn cầu (cuối tiết 1 dành
25