Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THỰC HÀNH LÝ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.59 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY-NHƠN

-----PGS.TS. VÕ VĂN TOÀN

THỰC HÀNH

LÝ SINH HỌC
Họ và tên : ..............................................................
Tổ : .......Lớp ............................Năm học................

QUY NHƠN - 2014


CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH
LÝ SINH HỌC
Bài

Nội dung

1

Xác định năng lượng hoạt hóa

2

Tính thấm của tế bào và mô

3

Phương pháp khúc xạ kế



4

Phóng xạ sinh học

5

Vi điện di

6

Xác định điểm đẳng điện

7

Ghi chú :

Buổi

Ngày, tháng

Xác nhận của
GV

Điện sinh học

- Khi đi thực hành sinh viên phải mang theo sách này
- Ghi rõ buổi, ngày tháng thực hành
- Cuối buổi thực hành trình cho giảng viên ký xác nhận.
- Sau khi hoàn thành chương trình thực hành, nộp cho giáo viên

chấm kiểm tra.

2


BÀI 1: XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Như ta đã biết không phải tất cả các phần tử đều có khả năng tham gia các
phản ứng hóa học, để tham gia phản ứng thì các phân tử phải đạt một mức năng
lượng tối thiểu nào đó để vượt qua hàng rào lực đẩy giữa các lớp điện tử. Năng
lượng tối thiểu để các phân tử có thể tham gia vào các phản ứng được gọi là năng
lượng hoạt hóa (Ehh)
Để biểu diễn mối tương quan giữa tốc độ phản ứng, năng lượng hoạt hóa và
nhiệt độ ta có phương trình Arenius như sau:
k = Pze- Ehh/RT
(1)
Trong đó : K - Hằng số tốc độ. P- Yếu tố lập thể.
Z - Hệ số va chạm. Ehh - Năng lượng hoạt hóa.
R - Hằng số khí.
T- Nhiệt độ tuyệt đối.
Phương trình (1) có thể viết dưới dạng :
Lnk = ln pz - Ehh /RT
Nếu ta dựng đồ thị sự phụ thuộc giữa lnk vào

1
thì có thể xác định được
T

năng lượng hoạt hóa (Ehh ).
Lnk


tg  =

 Ehh
R


1
T

0

Ngoài năng lượng hoạt hóa, đại lượng thường được sử dụng để đánh giá sự
phụ thuộc giữa tốc độ phản ứng vào nhiệt độ là hệ số Vanhop, hay còn gọi là đại
lượng Q10. Đại lượng này là tỷ số giữa hai hằng số tốc độ của phản ứng khi chênh
lệch nhau 100 C.
Q 10 =

K T 10 VT 10

KT
VT

(2)

VT+10 - Tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T+10.
VT - Tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T.
Giữa năng lượng hoạt hóa và Q10 liên quan với nhau theo biểu thức sau :
K T  10 ln pz - Ehh/R(T  10)


KT
lnPz - Ehh /RT
1
1
Ehh /R( 
)
Q10 = e
T T  10

Q 10 =

3


Logarit hai vế ta có :
Ln Q10 = Ehh /R(

E (T  10- T
T  10- T
) = hh
RT(T  10)
T(T  10)

Đặt T= T1 và T2 = T+ 10, thay R và đổi lnX thành lgX (lnX=2,303 lgX)
Ta có: Ehh =

RT1T2lnQ10
.
10


Vậy Ehh = 0,46. T1. T2 lgQ10

(3)

II.NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Dụng cụ và hóa chất cần thiết
Ba bình tam giác với nút cao su có đục lỗ để gắn nhiệt kế và kanul, bộ đồ mổ
tiểu gia súc, đồng hồ bấm giây, ổn nhiệt, ống hút, chỉ, dung dịch Ringer (NaCl
0,9%), ếch.
2. Phương pháp tiến hành
*Làm chế phẩm tim ếch tách rời:
Dùng kim chọc tủy ếch, sau đó đặt ếch lên bàn mổ, dùng đinh ghim để ghim
chặt ếch trên bàn mổ, sau đó dùng kéo mở rộng khoang ngực của ếch, cẩn thận cắt
bỏ xoang bao tim ta sẽ thấy tim ếch với hai động mạch chủ (một ở bên trái và một
ở bên phải) và một tĩnh mạch ở phía dưới. Dùng chỉ luồn qua các động mạch và
tĩnh mạch. Thắt chặt động mạch phải và tĩnh mạch. Sau đó cắt phía trên thành động
mạch chủ trái một đường nhỏ với kích thước bằng một nửa đường kính động mạch
chủ sau đó luồn kanul có chứa dung dịch ringer vào trong tâm thất, lúc này sẽ xuất
hiện cột máu trong kanul, chứng tỏ ta đã đưa kanul vào đúng tâm thất. Thắt chặt
động mạch chủ trái vào kanul và sau đó cắt để đưa tim ếch ra ngoài. Dùng ống hút
rửa sạch tim ếch bằng dung dịch ringer cho đến khi không còn thấy máu trào ra
kanul thì thôi. Dung dịch trong kanul nhất thiết phải cố định và không thấp hơn 2-3
cm (h1).
Gắn kanul và nhiệt kế vào 2 lỗ của nút bình tam giác sao cho đầu nhiệt kế và
tim ếch cách đáy bình ở độ cao như nhau (h2)
Động mạch phải

Động mạch trái

Kanul

Dung dịch
Ringer

3. Tiến hành thí nghiệm:
Chuẩn bị 2 bình ẩm có chứa 30ml dung dịch Ringer ở 2 nhiệt độ khác nhau.
Bình 1: Đặt trên bàn có nhiệt độ trong phòng
Kanul và tim ếch

Bình ẩm có nhiệt kế
và tim rời

4

Tĩnh mạch chủ


Bình 2: Đặt trong máy ổn nhiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong phòng 100C
Sau 5 phút thì xác định thời gian tim ếch co bóp 20 lần. Làm lại 3 lần rồi lấy
giá trị trung bình số lần co bóp của tim ếch trong 1 phút.
Tiến hành như vậy ở cả hai nhiệt độ khác nhau
4.Xác định hệ số nhiệt độ Q10 và năng lượng hoạt hóa của qúa trình co bóp
tim ếch:
Thay các kết quả nhận được để xác định Q10. Thay giá trị Q10 vào (3) để xác
định năng lượng hoạt hóa.
Ví dụ :
Ở nhiệt độ 180C, tim ếch co bóp 20 lần trong 38 giây
Ở nhiệt độ 280C, tim ếch co bóp 20 lần trong 20 giây
+ Số lần co bóp tim ếch trong 1 phút ở nhiệt độ 280C là:
x=


20
* 60  60 lần/phút.
20

+ Số lần co bóp tim ếch trong 1 phút ở nhiệt độ 180C là:
20
* 60 =31 lần/phút.
38
60
x
 1,9
Vậy Q10 = =
31
y

y=

Ehh = 0,46 (273 +18)*(273 +28) lg 1,9 = 11,238 kcal/mol
Kết quả nhận được ghi vào bảng sau:
Nhiệt độ

Số nhịp
đập

Thời gian co bóp
Số lần
Giá trị co bóp/phút
L1
L2
L3

TB

Q10

Ehh
(kcal/mol)

T1
T2
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5


……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

6


Bài 2 : TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tế bào luôn trao đổi vật chất và năng lượng đối với môi trường bên ngoài.
Quá trình này chỉ có thể xảy ra nhờ khả năng của tế bào và mô cho thấm hoặc giải
phóng các chất hòa tan, khí, nước …
Khả năng đó của các loại tế bào rất khác nhau bị chi phối bởi chức năng đặc
trưng và trạng thái hoạt động của chúng. Tính chất đặc biệt này của tế bào và mô
gọi là tính thấm.
Quá trình xâm nhập của các chất vào tế bào là một quá trình rất phức tạp. Hiện
nay người ta phân biệt 3 cách vận chuyển vật chất vào tế bào :
-Vận chuyển vật chất vào tế bào theo Gradien không hao tốn năng lượng (vận
chuyển thụ động)
-Vận chuyển ngược tổng Gradien cần hao tốn năng lượng gọi là vận chuyển
tích cực.
-Vận chuyển bằng cách thực bào và uống bào
Cơ chế vận chuyển vật chất chủ yếu của các chất hòa tan trong nước qua
màng là quá trình khuyếch tán. Sự khuyếch tán tuân theo biểu thức Fick :
dm
dC
 DS
dt

dx
dm
- Tốc độ khuyếch tán ( g/gy)
dt
dC
- Gradien nồng độ (g/cm4)
dx

S - Tiết diện ngang (cm2)
D - Hệ số khuyếch tán (cm2 /gy)
Trường hợp khuyếch tán qua màng có chiều dày là l thì x  l
Gọi P =

D
là hệ số thấm của màng
l

Lúc này ta được phương trình Colender và Belund.
dm
= -P.S ( C2- C1 )
dt

C2 - C1 - Hiệu số nồng độ vật chất giữa tế bào và môi trường
S - Diện tích bề mặt màng tế bào
P - Hằng số thấm
Màng tế bào có một đặc tính quan trọng là cho vật chất thấm có chọn lọc. Đối
với nhiều chất chúng chỉ cho thấm qua có một chiều. Nhờ tính chất này mà tế bào
giữ được gradien nồng độ, gradien điện hóa, gradien thẩm thấu..., đáp ứng nhu cầu
sống của chúng.
Chiều thấm của vật chất được quyết định bởi cấu trúc và tính chất hóa lý của

màng tế bào. Da ếch là một mô hình lý tưởng để nghiên cứu tính thấm một chiều,
lớp liên kết có tính hấp phụ cao và phản ứng axít yếu, lớp biểu mô có tính hấp phụ

7


yếu và phản ứng kiềm yếu. Vì vậy đối với xanhmethylen hoặc các thuốc nhuộm
thuộc nhóm tiazin thấm từ mô liên kết ra biểu mô.
Tính thấm một chiều của màng tế bào có thể bị thay đổi. Khi thay đổi tính chất
hóa lý của môi trường có thể làm tăng hoặc giảm tính thấm của màng tế bào và mô
đối với một chất nào đó, có khi đổi cả chiều thấm. Khi tế bào và mô bị chết thì tính
thấm chọn lọc của tế bào và mô bị biến mất.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1.Dụng cụ và hóa chất cần thiết
-Máy so màu, máy điều nhiệt, ống thủy tinh hình trụ, cốc thủy tinh, bộ đồ mổ, chỉ.
-Dung dịch xanhmethylen, dung dịch sinh lý, cồn 900C.
-Ếch.
2.Các bước tiến hành
Chuẩn bị dung dịch xanhmethylen 0,5% trong dung dịch sinh lý.
- Lấy ếch chọc tủy lột lấy 4 da chân và ngâm vào dung dịch sinh lý.
- Lấy 2 da chân ếch (một cái để nguyên, một cái lộn ngược chiều) buộc bằng
chỉ một đầu của da chân vào ống thủy tinh hình trụ còn đầu kia buộc túm lại.
- Đổ dung dịch sinh lý vào ống thủy tinh đã buộc túi da ếch để thử xem túi có
bị dò không, sau đó đổ 3ml dung dịch xanhmethylen 0,5% vào túi.
- Nhúng túi da ếch vào cốc chứa dung dịch sinh lý. Khi nhúng chú ý để cho
xanhmethylen trong túi da ếch bằng mức dung dịch sinh lý trong cốc.
-Trình tự tiến hành tương tự đối với túi da ếch đã ngâm trong cồn.
- Đặt các cốc có ngâm túi da ếch vào ổn nhiệt 220C.
- Trong khi chờ đợi để xanhmethylen thấm qua da ếch, chuẩn bị một số dung dịch
xanhmethylen với các nồng độ khác nhau 0,05%, 0,01%, 0,005%, 0,003%, 0,002%,

0,001%. Dùng máy so màu xác định mật độ quang học của các dung dịch trên.
- Dựng đồ thị chuẩn: Dựng đồ thị trên trục tung đặt các giá trị mật độ quang
học. Trục hoành đặt giá trị các nồng độ tương ứng.
- Sau 45 phút lấy cốc ra vứt bỏ túi da ếch đưa dung dịch trong cốc vào máy so
màu để xác định mật độ quang học (D). Dung dịch chuẩn để cài đặt máy so máu là
dung dịch sinh lý. Các kết quả thu được ghi vào bảng sau:
Đối tượng
Da không ngâm
Da ngâm trong cồn
Nghiên cứu
D1 D2 D3
D1
D2 D3
D
D
Biểu mô ở trong
(da ếch lộn ngược)
Biểu mô ở ngoài
(da ếch để nguyên)

D
D3

Đồ thị chuẩn

D2
D1
C1
8


C2

C3

C


3.Xác định nồng độ xanh methylen thấm qua da ếch trong các trường hợp
thí nghiệm và rút ra nhận xét.
+ Định luật P. Bongueur - I.Lambert - Beer biểu thị mối quan hệ giữa mật độ
-kcl
quang học (D) và nồng độ (C): I= Io . e
l
Hay:
E = D = ln I0/I = k C l.
Trong đó:
I
Io
E - độ tắt.
D - Mật độ quang học.
C
I - cường độ ánh sáng ra khỏi qua dung dịch.
I0 - cường độ ánh sáng đi vào.
k - Hệ số không phụ thuộc nồng độ.
C- Nồng độ chất tan.
l - Độ dày lớp dung dịch.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
9


BÀI 3 : PHƯƠNG PHÁP KHÚC XẠ KẾ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chiết suất là một trong những thông số quan trọng của vật chất, nó đặc trưng

cho bản chất của vật chất. Trong một số trường hợp dựa vào chiết suất ta có thể
định tính và định lượng các dung dịch. Chẳng hạn khi đo chiết suất của huyết thanh
cho biết tỷ lệ protein có trong đó; đo chiết suất của nước tiểu cho ta biết tỷ số thành
phần của các chất bài tiết. Bởi vậy việc đo chiết suất mang một ý nghĩa rất quan
trọng trong y học và sinh vật học.
Khi ánh sáng đi qua mặt phân cách của hai môi trường khác nhau thì phương
truyền của nó sẽ bị thay đổi. Sự thay đổi phương truyền của ánh sáng chủ yếu phụ
thuộc vào bản chất hóa lý của môi trường mà ánh sáng đi qua và các yếu tố chi
phối tính chất hóa lý đó như nồng độ, nhiệt độ, áp suất,...
Hiện tượng thay đổi phương truyền của ánh sáng khi đi qua bề mặt phân cách
của hai môi trường gọi là sự khúc xạ ánh sáng.
Ta có thể mô tả qua sơ đồ sau
A
N

N
I
N!


R

Trong đó AI : Tia tới
I R : Tia khúc xạ
NN : Mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường
 : Góc tới
β : Góc khúc xạ
Tỷ số giữa sin góc tới (sin ) trên sin góc khúc xạ của hai môi trường cho
trước là một đại lượng không đổi gọi là chiết suất của môi trường thứ hai so với
môi trường thứ nhất và được ký hiệu là n21.

Ta có :

n21 =

Sin
Sin

+ Khi góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (> ) thì n21>1 người ta gọi môi trường
thứ hai chiết quang hơn môi trường thứ nhất.
+ Khi góc khúc xạ lớn hơn góc tới (< ) thì n21< 1 người ta gọi môi trường
thứ hai kém chiết quang hơn môi trường thứ nhất.
Khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang nhỏ sang môi trường chiết quang
lớn thì luôn luôn có hiện tượng khúc xạ và góc khúc xạ tăng khi góc tới tăng. Nếu
tia sáng đi từ môi trường chiết quang lớn sang môi trường chiết quang nhỏ thì hiện

10


tượng khúcc xạ chỉ xảy ra khi góc tới nhỏ hơn hay bằng góc giới hạn phản xạ toàn
phần (  ).
Khi góc tới lớn hơn góc giới hạn toàn phần (>) thì hiện tượng khúc xạ sẽ
được thay bằng hiện tượng phản xạ.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần được ký hiệu là lamđa (  ), nó là góc tới khi
sin  =n21 ( vì khi  = 900  sin  = 1) trong trường hợp này tia khúc xạ là theo
mặt ngăn cách của hai môi trường.
Trong thực nghiệm người ta phân biệt chiết suất tuyệt đối và chiết suất tương
đối của môi trường.
a.Chiết suất tuyệt đối của môi trường là tỷ số vận tốc ánh sáng trong chân
không (C) và vận tốc ánh sáng trong môi trường ta xét (v).
n=


C
v

b. Chiết suất tương đối của môi trường hai đối với môi trường một bằng tỷ số
chiết suất tuyệt đối của hai môi trường đó và cũng bằng nghịch đảo của tỷ số vận
tốc ánh sáng trong hai môi trường ấy. Các yếu tố nhiệt độ, áp suất, bước sóng ánh
sáng ảnh hưởng đến chiết suất vì vậy khi đo chiết suất chúng ta cần chú ý đến các
yếu tố này.
n21 =

n1
v
= 1
n2
v2

Để đo chiết suất của chất lỏng và chất rắn người ta sử dụng khúc xạ kế abbe.
Khúc xạ kế abbe dựa trên nguyên tắc của phản xạ toàn phần.
Trong bài thực hành này chúng ta sẽ xác định hàm lượng protein tổng số
bằng phương pháp khúc xạ kế.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1.Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật :
- Khúc xạ kế abbe, máy ly tâm
- Pipet, ống nghiệm, cân , bếp điện, cốc thủy tinh, , ống hút.
- 150 ml dung dịch A.axetic 0,04 N
- 150ml (NH4)SO4 bão hòa; 150ml nước cất hai lần
- 10ml huyết thanh của động vật máu nóng.
2.Các bước tiến hành
a. Xác định protein tổng số trong huyết thanh nguyên chất:

- Sau khi đã chỉnh khúc xạ kế về vị trí “0”, nhỏ 2-3 giọt huyết thanh nguyên
chất lên bề mặt lăng kính. Vặn chặt lăng kính lại bằng ốc khóa.
-Quan sát qua thị kính, dùng trống xoay đưa đường ranh giới sáng tối về giữa vạch
chữ thập. Nhìn vào thang đo ghi lại chiết suất của huyết thanh nguyên (kí hiệu n6)
- Dựa vào bảng tương quan xác định thành phần % của protein có trong huyết
thanh
b. Định lượng albumin và globulin trong huyết thanh:
Để định lượng được albumin và globulin là hai thành phần chính của protein
trong huyết thanh ta làm như sau:
11


+ Bước 1: Chuẩn bị 5 ống ly tâm sạch, có khối lượng bằng nhau, đánh số từ
1 đến 5:
-Ống số 1. Cho 1ml huyết thanh + 1ml axit acetic 0,04N lắc đều, đun cáh
thủy 5 phút. Lấy ra để nguội, sau đó đem ly tâm 3.000 vòng/phút trong 10 phút.
Dịch trong thu được sau ly tâm không chứa protein vì axit acetic đã làm chúng kết
tủa hết.
-Ống số 2. Cho 1ml huyết thanh + 1ml (NH4)2 SO4 bão hòa, lắc đều sẽ thấy
kết tủa. Đem ly tâm 3000 vòng/phút. Dịch trong thu được sau ly tâm có chứa
albumin vì globulin đã bị (NH4)2 SO4 kết tủa hết.
Lưu ý :
* Nên cùng ly tâm ống 1 và 2 để tiết kiệm thời gian.
* Khối lượng hai ống phải bằng nhau và đặt đối xứng nhau.
* Chỉ lấy dịch trong phía trên sau ly tâm để đo chiết suất.
-Ống số 3. Cho 1ml axit acetic 0,04N + 1ml nước cất lắc đều sẽ được dung
dịch axit acatic 0,02N.
-Ống số 4. Cho 1ml (NH4)2 SO4 + 1ml nước cất lắc đều, sẽ được dung dịch
(NH4)2 SO4 nửa bão hòa.
-Ống số 5. Cho 2m nước cất tính khiết

+Bước 2: Dùng khúc xạ kế ABBE đo chiết suất các dung dịch trong suốt ở
năm ống nghiệm trên. Cần đo 3 lần để lấy giá trị trung bình
Chiết suất dịch trong ống số 1 là n1
Chiết suất dịch trong ống số 2 là n2
Chiết suất dịch trong ống số 3 là n3
Chiết suất dịch trong ống số 4 là n4
Chiết suất dịch trong ống số 5 là n5
Bước 3: Định lượng albumin theo công thức sau:

0,00177 : Chiết suất của 1% albumin.
Định lượng globulin :
Lượng globulin tính theo phần trăm và được tính theo công thức sau :

0,00229 - Chiết suất của 1% globulin
d. Tính hệ số tương quan K
Hệ số tương quan K giữa albumin và globulin được tính bằng biểu thức :
K = A/G
Các giá trị đo được ghi vào bảng sau đây:
Chiết suất
n1
n2

Lần đo 1

Lần đo 2

12

Lần đo 3


Giá trị trung bình


n3
n4
n5
n6
Số thứ tự
1
2
3
4

Thành phần
Protein tổng số
Albumin
Globulin
A/G

Lượng thành phần %

NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

13


BÀI 4 : PHÓNG XẠ SINH HỌC
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Khái niệm về hiện tượng bức xạ
Có rất nhiều khái niệm về bức xạ khác nhau, nhưng theo “Pháp lệnh an toàn

và kiểm soát bức xạ” thì :
*Bức xạ được hiểu là bức xạ ion hoá, gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện
từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài
hơn 100 nm (nanomet). Bức xạ này chỉ nhận biết và đo được bằng các thiết bị đo
lường chuyên dùng.
-Nguồn bức xạ bao gồm chất phóng xạ và thiết bị phát ra bức xạ. Vì vậy
nguồn bức xạ là từ chung để chỉ các nguồn phóng xạ và các thiết bị bức xạ. Nguồn
phóng xạ là các chất đồng vị phóng xạ phát ra các bức xạ ion hoá như hạt alpha (α),
hạt beta (β), hạt nơtron và tia gamma(γ). Thiết bị bức xạ là dụng cụ dùng để phát ra
các tia bức xạ, đó là lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc hạt tích điện và máy phát tia
X. Chất phóng xạ có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn
70 kilo Bequerel trên kilogam (70k Bq/kg).
Trong tự nhiên có 92 nguyên tố, từ nguyên tố 93 trở đi là nguyên tố nhân tạo
và hiện nay đã công nhận 108 nguyên tố. Trong 108 nguyên tố đó, có 1.400 đồng
vị: 270 đồng vị bền, 60 đồng vị phóng xạ tự nhiên, 1000 đồng vị phóng xạ nhân
tạo. Những chất chứa các nguyên tố không bền gọi là chất phóng xạ. Các đồng vị
này lẫn trong các khoáng chất tự nhiên như đất, đá, các loại sa khoáng ven biển...
2. Ứng dụng của các nguồn bức xạ
Hiện nay ở Việt Nam, các lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là y tế, công
nghiệp, nông nghiệp, địa chất, giao thông vận tải, nghiên cứu và giảng dạy.
-Các loại nguồn sử dụng ở Việt Nam : Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, máy
gia tốc ở Hà Nội và 2 nguồn chiếu xạ ở T.P Hồ Chí Minh.
-Lĩnh vực y tế : chủ yếu sử dụng máy phát tia X để chụp chẩn đoán và điều
trị. Ngành y học hạt nhân sử dụng các đồng vị phóng xạ để điều trị ( BV Quy Nhơn
dùng P32, I131 ), chủ yếu điều trị ung thư và chuẩn đoán các bệnh bướu cổ, gan,
thận, não, tim...
-Lĩnh vực công nghiệp: Chụp ảnh kiểm tra chất lượng mối hàn, các thiết bị
đo đạc và điều khiển, kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng và giao thông,
sử dụng các nguồn phóng xạ để thăm dò các mỏ quặng, thăm dò dầu khí, kiểm tra
các giếng khoan, sử dụng các máy phát tia X để kiểm tra hành lý hải quan.

3.Các đơn vị đo của bức xạ
Bức xa. Là các tia không nhìn thấy được và chỉ nhận biết qua các thiết bị đo.
Do đó cần hiểu rõ được ý nghĩa của các đơn vị đo liều bức xạ. Sau đây là các đơn
vị đo thường dùng :
3.1. Hoạt độ của nguồn phóng xạ : Hoạt độ của nguồn phóng xạ được xác
định qua số các phân rã trong 1 giây. Đơn vị hoạt độ là Bequerel (Bq).
1Bq ứng với 1 phân rã trong 1 giây.
14


1Curie ( Ci ) ứng với 3,7.1010 phân rã trong 1 giây, tức là :
1Ci = 3,7.1010Bq.
3.2. Liều chiếu : Liều chiếu cho biết khả năng ion hoá không khí của bức xạ
tại một vị trí nào đó. Đơn vị liều chiếu là Coulomb trên kg ( C/kg ), là tỷ số giữa
giá trị tuyệt đối tổng điện tích (coulomb) của tất cả các ion cùng dấu được tạo ra
trong một thể tích nguyên tố của không khí và khối lượng của thể tích nguyên tố
không khí đó (kg).
Đơn vị là Roentgen (R) : 1R = 2,58.10-4C/kg
3.3.Liều hấp thụ : Là năng lượng do bức xạ truyền cho 1 đơn vị khối lượng
vật chất.
Đơn vị liều hấp thụ là Gray ( Gy)
1Gy bằng năng lượng 1 Jun truyền cho 1kg vật chất.
1Gy = 1 J/kg
Đơn vị thường dùng trước đây là rad
1rad = 0,01 Gy hay 1 Gy = 100rad
3.4.Liều hấp thụ tương đương :
Dtđ = Dht.Q.N
Dtđ : Liều hấp thụ
Q : Hệ số chất lượng của bức xạ . N = 1
Đơn vị liều hấp thụ tương đương trước đây thường dùng là rem.

1Sv = 100 rem hay 1 rem = 0,01 Sv
3.5.Suất liều và suất liều tương đương : Suất liều là liều hấp thụ trong 1 đơn vị
thời gian còn suất liều tương đương là liều tương đương trong một đơn vị thời gian.
Suất liều : Gy/sec hay rad/sec.
Suất liều tương đương : Sv/sec hay rem/sec.
Hiện nay trong các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn liều giới hạn
đều sử dụng đơn vị mSv/năm, mSv/h, µSv/h.
3.6. Liều lượng bức xạ giới hạn đối với người
-Liều tối đa cho công chúng từ bất cứ người nào làm cơ sở: 1 mSv /năm.
-Liều lượng sống gần một nhà máy điện hạt nhân: ,0001-0,01 mSv / năm.
-Liều lượng sống gần một trạm điện than đốt: 0,0003 mSv /năm .
-Liều ngủ bên cạnh một con người cho 8 giờ mỗi đêm: 0,02 mSv / năm.
-Liều lượng từ bức xạ vũ trụ (từ bầu trời) ở mực nước biển: 0,24 mSv /năm.
-Liều lượng từ bức xạ mặt đất (từ mặt đất): 0,28 mSv/năm.
-Liều bức xạ tự nhiên trong cơ thể người: 0,40 mSv/ năm.
-Liều lượng từ đứng ở phía trước của đá granit của tòa nhà Capitol Hoa Kỳ :
0,85 mSv / năm.
-Trung bình cá nhân nền liều bức xạ 2 mSv/ năm; 1,5 mSv/ năm cho Úc, 3.0
mSv / năm đối với người Mỹ.
-Liều lượng từ nguồn khí quyển (chủ yếu là radon): 2 mSv/ năm.
-Tổng liều bức xạ trung bình đối với người Mỹ: 6,2 mSv/ năm.
-New York-Tokyo chuyến bay cho phi hành đoàn hãng hàng không: 9 mSv /
năm.
15


-Hiện tại giới hạn liều trung bình cho người lao động hạt nhân: 20 mSv / năm.
-Liều lượng từ bức xạ nền trong các bộ phận của Iran, Ấn Độ và châu Âu: 50
mSv / năm.
-Liều lượng từ hút thuốc lá 30 điếu thuốc mỗi ngày: 60-80 mSv / năm

-Tiêu chí để di dời sau khi thảm họa Chernobyl : 350 mSv /đời.
-Trong hầu hết các quốc gia, hiện tại liều lượng cho phép tối đa cho nhân
viên bức xạ là 20 mSv mỗi năm trung bình trong 5 năm, với tối đa là 50 mSv trong
bất kỳ một năm. Điều này là hơn và tiếp xúc với nền ở trên, và không bao gồm tiếp
xúc với y tế. Giá trị bắt nguồn từ Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ bức xạ (ICRP), và
được kết hợp với yêu cầu để tiếp xúc thấp như đạt được hợp lý (ALARA) có tính
đến yếu tố xã hội và kinh tế.
-Giới hạn liều công chúng tiếp xúc từ khai thác mỏ uranium hoặc các nhà
máy điện hạt nhân thường được đặt ở 2 mSv / năm trên nền. Tuy nhiên, các chuyên
gia bao gồm Giáo sư Wade Allison của Đại học Oxford cho rằng giới hạn liều một
cách an toàn có thể được nâng lên 100 millisieverts, dựa trên sức khỏe thống kê
hiện tại.
-Liều giới hạn áp dụng cho người lao động trong Fukushima khẩn cấp: 250
mSv.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1.Giới thiệu về thiết bị đo :
1.1.Nguyên lý cơ bản
Có nhiều nguyên lý hoạt động cụ thể đối với các thiết bị đo khác nhau, tuy
nhiên ta có thể đưa ra nguyên lý chung như sau :
Ống thu
hạt
(Detector)

Bộ phận
khuyếch
đại

Bộ phận
hiển thị


Dòng bức xạ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị đo khác nhau, tùy vào mục
đích sử dụng mà có những thiết bị khác nhau. Có một số thiết bị đo đặc dụng, như
đo tia α, β, γ, tia X hoặc đo liều chiếu xạ tương đương của các tia. Tùy vào mục
đích sử dụng và đo loại bức xạ nào mà thiết bị đo có các hình dạng khác nhau. Sở
Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang sử dụng thiết bị đo liều tương đương đó
là Inspector do Mỹ sản xuất. thiết bị này có thể đo được liều bức xạ của tia α, β, γ,
và cả tia X.
Đo thực nghiệm :
-Tiến hành đo phông bức xạ tự nhiên, giá trị nằm trong khoảng 0,15 - 0,25
µSv/h.
-Đo một số đối tượng có phóng xạ : đá granit, mẫu khoáng titan

16


Kết quả đo độ bức xạ của một số loại khoáng chất
STT

Đối tượng đo

Độ bức xạ
µSv/h

Độ bức xạ
µSv/năm

Mức độ độc
hại


1
2
3
4
5
6
7
8
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
17


BÀI 5: VI ĐIỆN DI
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi đặt một dung dịch keo vào một điện trường không đổi thì sẽ xảy ra một
sự chuyển động tương đối giữa các hạt của pha phân tán với môi trường phân tán.
Khi các hạt của pha phân tán chuyển động trong điện trường không đổi đến điện
cực khác dấu với điện tích bề mặt của hạt gọi là hiện tượng điện di. Còn sự chuyển
động của môi trường phân tán đến điện cực cùng dấu với điện tích bề mặt của hạt
gọi là hiện tượng điện thẩm.
Tùy theo tính chất hóa lý của mình mà các hạt keo có thể ion hóa hoặc hấp
phụ chọn lọc một trong các loại ion có mặt trong dung dịch lên bề mặt của mình để
tạo điện tích bề mặt tương ứng. Do hạt keo mang điện tích nên đã tạo ra một lớp
điện kép; giữa hạt keo và dung dịch xuất hiện một bước nhảy thế (còn gọi là deta
() điện thế ).  điện thế còn gọi là điện thế điện động học - là điện thế xuất hiện
giữa lớp hấp thụ và lớp khuyếch tán khi hạt keo chuyển động. Đối với mỗi mô, tế
bào và các thành phần của tế bào ở trạng thái sinh lý bình thường  điện thế có giá
trị ổn định. Cho nên  điện thế cũng được xem là một chỉ tiêu sinh lý của cơ thể ở
mức tế bào và dưới tế bào.
Để xác định  điện thế người ta sử dụng các phương pháp gián tiếp.
Như ta đã biết một hạt mang điện tích q đặt trong điện trường ổn định E sẽ
chịu tác động của một lực f

Ta có
f = q.E
(1)
Khi đặt trong điện trường ổn định, hạt tích điện chuyển động đều với vận tốc:
v=

x
t

(2)

Trong đó :

x - Quãng đường chuyển động
t- Thời gian chuyển động
Tác dụng lên hạt còn có lực ma sát fm =fv
f : Hệ số ma sát
Do hạt chuyển động đều thì lực điện trường cân bằng với lực ma sát:
qE =fv  v =

qE
f

(3)

Hệ số nội ma sát f phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử và độ nhớt
của môi trường. Đối với dạng cầu, ta có công thức Stokes:
F = 6r
(4)
Trong đó: r : Bán kính của hạt

 : độ nhớt của môi trường
Thay (4) vào (3) ta có:
V=

qE
6r

(5)

Ngoài ra giữa điện tích q của hạt, bán kính r của hạt, hằng số điện môi  của
dung dịch có mối quan hệ như sau :
18


=

q
r

 =

Thay (6) vào (5) ta có : v =
Hay  

6
v
E

E
6


q
r

(6)
(7)
(8)

Công thức (8) còn gọi là công thức Smolukhovski.
*Nếu ta biết tốc độ điện di của hạt (v); độ nhớt (). Điện thế của điện trường
(E) và hằng số điện môi () ta sẽ tính được  điện thế.
Chúng ta có thể tính được  điện thế của các tế bào động thực vật, hồng cầu,
bạch cầu, vi khuẩn. v.v.
Dụng cụ để tiến hành vi điện di gồm nguồn điện 1 chiều, khóa 6 chốt và hộp
vi điện di.
Nguồn điện 1 chiều cung cấp điện thế từ 80- 100v và chiều dòng điện thay
đổi bằng khóa 6 chốt.
Hộp vi điện di bao gồm hai điện cực bằng đồng được nhúng vào hai cốc chứa
dung dịch CuSO4 10%, cốc chứa dung dịch CuSO4 được nối với cốc chứa KCl bão
hòa bằng cầu nối aga ( nấu aga trong dung dịch KCl bão hòa) hình chữ U. Từ cốc
thủy tinh chứa KCl bão hòa được nối với phòng đo có chứa nấm men đã pha loãng
trong dung dịch đệm bằng cầu nối aga hình L

Sự chuyển động của nấm men trong rãnh của hộp vi điện di được quan sát
dưới kính hiển vi. Nhờ trắc vi thị kính và trắc vi vật kính, ta xác định được quãng
đường nấm men đi được trong khoảng thời gian nào đó. Khoảng cách giữa hai điện
cực và hiệu thế giữa hai điện cực có thể đo trực tiếp.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Dụng cụ và hóa chất
Kính hiển vi, trắc vi thị kính, trắc vi vật kính, nguồn điện 1 chiều, khóa 6 chốt,

hộp điện di, cầu aga, panh, pipet, ống hút, bông, nấm men hoặc hồng cầu, dung
dịch KCl bão hòa, dung dịch CuSO4 10%, dung dịch Saccarôza 8%, dung dịch
Na2HPO4 0,2 M, dung dịch axitcitric 0,1M.
2. Các bước tiến hành
a.Chuẩn bị dung dịch Mác-Inven có PH = 8

19


b.Chuẩn bị dung dịch đệm gồm 9 thể tích dung dịch Saccarôza 8%,và 1 thể
tích dung dịch Mac-Inven PH = 8
c.Dùng pipet lấy độ 1,5- 2ml dung dịch đệm cho vào đĩa đông hồ và dùng đũa
thủy tinh lấy một ít tế bào nấm men trộn đều vào dung dịch đệm trong đĩa đồng hồ.
d.Dùng ống hút lấy hỗn hợp dung dịch nấm men trên cho vào rãnh của buồng
đo, đặt hộp điện di lên bàn kính hiển vi
e.Đóng mạch điện: Cho điện thế giữa hai điện cực của buồng đo độ 80v. Quan
sát sự di chuyển của tế bào nấm men dưới kinh hiển vi. Khi thay đổi chiều dòng
điện bằng khóa 6 chốt tế bào nấm men sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Chú ý là
nên điều chỉnh kính hiển vi để quan sát hiện tượng di động của tế bào nấm men ở
lớp chất lỏng tương đối ổn định và không được quan sát hiện tượng đó ngay thành
buồng đo.
g.Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian mà tế bào nấm men đi được
một qũang đường nhất định nào đó.
h.Đo khoảng cách L giữa hai điện cực aga trong rãnh bằng giấy kẻ ô mm và
dùng đồng hồ đo hiệu thế của buồng đo.
i.Xác định quãng đường mà nấm men đi được.
k.Tính toán  điện thế bằng phương trình Henri :
=

Sl

140
V.t

V - Hiệu thế giữa hai điện cực
l - Khoảng cách giữa hai điện cực
S- Khoảng đường đi được sau thời gian t.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
........…………………………………………………………………………………
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
20


BÀI 6 : XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ta biết rằng  điện thế sinh ra là do hình thành lớp điện kép giữa pha phân
tán và môi trường phân tán. Do đó khi pH của môi trường thay đổi sẽ làm thay đổi
 điện thế . Điểm đẳng điện là giá trị pH của môi trường mà ở đó  điện thế có giá
trị nhỏ nhất hoặc bằng không.
Ví dụ: Do sự có mặt đồng thời cả hai nhóm amin và cacboxyl nên phân tử
protein là phân tử lưõng tính.
NH2
NH3+
R
R
COOH
CO OTrong môi trường axit, phân tử protein giữ vai trò một ion dương
NH2

NH3+

HCl

R

R

+ Cl-

COOH
COOH
Trong môi trường bazơ, phân tử protein giữ vai trò một ion âm
NH2
R


NaOH

NH2
R
COO-

COOH

+ Na+ + H2O

 điện thế bằng không khi v bằng không có nghĩa là tế bào nấm men không
chuyển động. Khi ta thay dung dịch của buồng đo bằng các dung dịch có pH khác
nhau thì dung dịch có pH mà tế bào nấm men không di chuyển là điểm đẳng điện.
II.Các bước tiến hành :
1.Chuẩn bị 6 dung dịch Mac-Inven với các pH sau: 2.6; 3,6; 4,6; 5,8; 6,2; 7,6.
2.Chuẩn bị dung dịch đệm với 9 thể tích Saccarôza 8% và 1 thể tích pH kể
trên. Sau đó tiến hành lần lượt các bước như bài 4 đã hướng dẫn.
Kết quả thu được ghi vào bảng sau :
pH của
Môi
trường

Tg tế bào nấm men đi
qua S (giây)
T1 T2 T3 T4 T5

Vận tốc
S
v=
t


21


Điện thế

Kết luận
Điểm đẳng điện


Bảng Dung dịch Mac-Inven
PH
Na2HPO4 0,2M(ml)
A. Citric 0,1 M (ml)
2,2
0,20
9,80
2,6
2,05
7,95
3,2
2,47
7,53
3,6
3,22
6,78
4,0
3,85
6,15
4,6

4,68
5,32
5,0
5,15
4,85
5,8
6,05
3,95
6,2
6,61
3,39
7,0
8,24
1,76
7,6
9,36
0,64
8,0
9,72
0,28
Ghi chú : Na=23 , P =31 , O =16 , H = 1, Na2HPO4 = 142 , Na2HPO4 0,2 M =
28,4g/1000g H2O, C6H8O7 ( A. Citric ) = 192g,
Dung dịch làm cầu aga = 20g aga + 1 lít KCl bão hòa
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
........…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
........…………………………………………………………………………………
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

22


BÀI 7 : ĐIỆN SINH HỌC
I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong tế bào và mô cũng như các cơ quan luôn luôn tồn tại các loại điện thế
khác nhau, song tùy theo nguyên nhân xuất hiện người ta chia làm 3 nhóm: điện
thế tĩnh, điện thế hoạt động và điện thế tổn thương.
Ở từng tế bào điện thế tĩnh xuất hiện giưã trong và ngoài màng do tính chất
bán thấm của màng do tính chất bán thấm của màng đối với các ion khác nhau dẫn
đến sự xuất hiện gradien điện hóa.
Ở các tế bào khác nhau điện thế tĩnh được gọi là điện thế gradien trao đổi
chất, nó xuất hiện giữa các vùng do tế bào có mức độ trao đổi chất khác nhau. Các

gradien trao đổi chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau : cường độ hô hấp, sự
hấp thụ ánh sáng ở mô lá cây, trao đổi chất khác nhau ở vùng sinh trưởng hoặc
vùng thoái hóa.Trong đa số trường hợp vùng có cường độ trao đổi chất mạnh có
điện thế âm so với vùng xung quanh. Điện thế tĩnh có giá trị cố định, ở các cơ thể
sinh vật điện thế tĩnh dao động từ 0,1mV- 100mV.
Điện thế tĩnh đặc trưng cho cơ thể sinh vật ở trạng thái bình thường do đó các
yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động bình thường đều ảnh hưởng đến điện thế
tĩnh. Ví dụ như nhiệt độ, áp suất, nồng độ.
Điện thế tổn thương xuất ở bất kỳ cơ thể sống nào giữa vùng bị tổn thương và
không bị tổn thương. Vùng bị tổn thương tích điện âm so với vùng không bị tổn
thương. Đặc điểm của điện thế tổn thương là cố định về hướng. Giá trị của điện thế
tổn thương giảm theo thời gian và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Trạng thái
sinh lý của tế bào và mô; mức độ tổn thương.
Điện thế tổn thương ở thực vật có đăc điểm là giảm rất nhanh rồi sau đó biến
mất và sau đó xảy ra hiện tượng đảo cực, sở dỉ như vậy vì mô thực vật cấu tạo bởi
các tế bào có kích thước nhỏ, dạng cầu dể bị tổn thương nặng và tử vong sớm. Hiện
tượng đảo cực là do sản phẩm tạo thành khi mô chết gây nên.
Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào và mô bị kích thích. Hiện tượng này
xảy ra khi truyền từ dây thần kinh tới cơ xương, cơ tim hoặc cơ quan bài tiết, tiêu
hóa...
Khi tế bào bị kích thích, dấu điện tích ở hai phía của màng tế bào đảo ngược
hẳn lại so với lúc nghỉ ngơi. Điện thế mặt ngoài tế bào trở nên âm so với bên trong.
Lúc đó xuất hiện hiệu điện thế hoạt động.
Người ta có thể ghi (xác định) điện thế sinh vật bằng các phương pháp khác
nhau, một trong những phương pháp này là phương pháp đối xung. Dùng phương
pháp này ta có thể đo điện thế giữa các vùng khác nhau của cơ thể sống.
Sơ đồ đo điện thế bằng phương pháp đối xung.
R : Điện trở ( A B điện thế dây)
23



E : Nguồn điện một chiều
Ex : Điện thế dộng cần tìm
E0 : Pin chuẩn
G : Điện kế gương
C : Con chạy
K1, K2 : Khóa
E0
K2
Ex

G

1
2
R

C
A

B

K1

+ Để khóa K2 vào điểm 2. Dịch chuyển con chạy C cho đến vị trí Cx nào đó
trên điện trở dây AB cho đến khi kim điện kế ( G )chỉ số 0.
Lúc này ta có Ex được tính bằng hiệu điện thế giữa hai điểm A và Cx(U AC x).
Ex = U AC x = I R AC x = I R 1 (1).
+ Thay Ex bằng pin chuẩn E0 (chuyển vị trí khóa 2 đến vị trí 1). Dịch chuyển
con chạy đến C0 để cho kim điện kế gương chỉ số o và lúc này ta lại có.

E0 = UAco = I RAco = I R0 (2)
Chia (1) cho (2) ta có :
EEÎ IR1

E0 IR 0

Nếu AB là sợi dây đồng nhất ta sẽ có :
Ex L1

Eo Lo



Ex = E0.

L1
Lo

L1 - Chiều dài dây điện trở từ A đến Cx
L0 - Chiều dài dây điện trở từ A đến C0
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1.Thiết bị hóa chất mẫu vật
Điện kế gương (micro Ampekế). Điện trở dây AB; hộp điện trở biến đổi R,
nguồn E một chiều khoảng 20 V, nguồn E0 khoảng 40V.
Mẫu vật : Ếch, lá cây.
2.Các bước tiến hành
Mắc mạch theo sơ đồ trên sau khi kiểm tra lại rồi mới cắm vào lưới điện Vặn
nút điện trở ở giá trị R1 = 10 ôm. Để khóa K2 vào vị trí 1 di chuyển con chạy C sao
cho kim điện thế G chỉ số 0. Đọc độ dài L0 trên biến trở AB; chuyển khóa K2 sang


24


vị trí 2, lại dịch chuyển con chạy C để kim điện kế G chỉ số không. Đọc L x trên
biến trở dây AB. Tính toán Ex1
- Cho giá trị R = 20 ôm tiến hành tương tự  Ex2
- Cho giá trị R = 30 ôm  Ex3
Ex 

Ex1  Ex 2  Ex 3
3

+ Tiến hành ở 2 vùng : Cơ còn nguyên, vùng cơ bị tổn thương ở cơ đùi ếch 
ghi được điện thế tổn thương của cơ ếch.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
........…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
........…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×