Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.92 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến
hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi
nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh
nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Vì
vậy, để kinh doanh đạt hiệu quả theo như mong muốn, hạn chế được rủi ro xảy ra. .
Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp xác định đầy đủ đúng đắn
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Từ đó, có giải pháp hữu hiệu để ổn định và hoàn thiện tình hình tài
chính cho công ty, đồng thời, dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới và
vạch ra chiến lược phù hợp trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Do đó, việc phân tích tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị, nhà đầu tư, nhà cho vay . . . Vì nó nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của công
ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm và là điều kiện cần thiết quan trọng. Bởi
vậy nên phân tích tài chính là công việc thường xuyên không thể thiếu trong quản
lý tài chính doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “cải
thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy
Hoàng” để làm bài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại công ty,
để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. Đồng thời,
giúp công ty nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai
của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Bao gồm những nội dung cụ thể sau:
 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về tình hình tài chính Công ty TNHH Tư

vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng.
 Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Tư
vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng.


 Đưa ra những ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài
chính tại công ty, thông qua đó hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính và cải thiện
tình hình tài chính tại Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng.
3. Đối tượng nghiên cứu


 Quá trình hình thành và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn thiết kế

và xây dựng Huy Hoàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng
Huy Hoàng từ năm 2012 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích
Dupont các tỷ số tài chính.
6. Kết cấu nội dung của bài thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần1: Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây
dựng Huy Hoàng.
Phần 2: Phân tích các hoạt động của công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây
dựng Huy Hoàng.
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện.
Hoàn thành bài báo này, em xin cảm ơn đến ban lãnh đạo và đoàn thể công ty,
đã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình kiến tập và em xin cảm ơn cô giáo
PhanThị Kim Dung giúp đỡ em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Bằng tất cả kiến thức đã học em đã cố gắng rất nhiều đề vận dụng vào trong
thực tế. Tuy nhiên, thời gian thực tập còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít nên
bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô, các anh, chị và ban lãnh đạo trong Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây
dựng Huy Hoàng để bài viết em được tốt hơn .

Em xin chân thành cảm ơn!

QuyNhơn, Ngày 09 Tháng 11 Năm 2015
Sinh Viên Thực Hiện

Trần Thị Mỹ Dung


PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng.
Loại hình DN: Công ty TNHH.
Địa chỉ: 67 Ỷ Lan - TP Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0563.822577.
Emai:
Giám đốc: Hà Tuấn Kiệt.
I.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng được thành lập theo loại

hình Trách Nhiệm Hữu Hạn, Công ty được thành lập vào năm 2007, có tư cách
pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng, có giấy phép kinh doanh
cấp ngày 31/8/2004 với mã số thuế 4100537074. Người đại diện Pháp Luật là ông
Hà Tuấn Kiệt, công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng hoạt động
theo quy định và giám sát của luật pháp Việt Nam.
Trong suốt những năm qua kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty đã vượt
qua không ít những khó khăn, trở ngại. Để từ đó, công ty không ngừng đổi mới,
nâng cao năng suất hoạt động, nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty.

Bên cạnh đó, công ty không ngừng khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ
công nhân viên có năng lực, nhằm đào tạo cho công ty một bộ phận cán bộ công
nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp công ty nắm bắt tình hình và sự biến
động của thị trường, để từ đó công ty sẽ đưa những chiến lược kế hoạch áp dụng để
công ty có thể tồn tại và phát triển tốt hơn.
Do đó, trong những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín của mình trên
thị trường, thu hút được khá nhiều sự hơp tác của khách hàng. Bên cạnh đó, để mở
rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng, thông
qua những bản hợp đồng lớn, kí kết về việc thiết kế và tư vấn, lắp đặt các dự án bảo
vệ môi trường. Để có được những thành quả này, ngoài việc tổ chức tốt quản lý và


sự điều hành của các phòng ban giám đốc. Công ty cũng cần quan tâm đặc biệt đến
những sự biến động của bên ngoài, tác động đến nguồn tài chính làm ảnh hưởng
đến doanh thu và kế hoạch hoạt động của công ty.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty
1.1.3.1. Chức năng


Tư vấn thiết kế và thi công: công ty tư vấn và xây dựng các công trình cấp
thoát nước, công trình dân dụng, hệ thống xử lý nước sạch, nước thải, xử lý chất
thải nguy hại, xử lý khí thải, bụi, hơi hóa chất...



Cung cấp: với chức năng này thì công ty chuyên cung cấp hóa chất, máy
móc, thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý
môi trường, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh…
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp khi thành lập thì đều phải chấp hành và tuân

thủ theo quy định của pháp luật, và hoạt động kinh doanh trong sự cho phép của
luật pháp được áp dụng tại các quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi một quốc gia đều có
luật pháp riêng cho nước mình. Đây cũng là quy định mà luật pháp Việt Nam đưa ra
để áp dụng đối với tất cả các cá nhân nói riêng, và đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động tại quốc gia Việt Nam là luôn chấp hành những quy định của pháp luật,
và hoạt động trong sự khuôn khổ của luật pháp Việt Nam.
Các doanh nghiệp phải luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ trách nhiệm đối với nhà
nước, đối với cộng đồng xã hội.
Ngoài ra, các DN cũng không ngừng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao uy
tín trách nhiệm ý thức tự giác của công nhân viên trong bộ phận quản lý.
Tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo đời sống của người lao động,
góp phần tạo nên sự ổn định cho cuộc sống của các anh, chị, em trong công ty.


1.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH tư
vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức sản suất của công ty.
Công ty
Bộ phận sản xuất trực
tiếp
Nhân công
trực tiếp

Bộ phận phụ
trách máy

Bộ phận sản xuất

gián tiếp
Bộ phận phụ
trách phục vụ

Bộ phận phụ
trách kỹ thuật

: Quan hệ chỉ đạo.
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
 Công ty: Trực tiếp chỉ đạo cho từng bộ phận sản xuất.
 Bộ phận sản xuất trực tiếp: Gồm các máy móc và công nhân trực tiếp sản xuất, điều

khiển máy móc thiết bị sản xuất. Bộ phận này trực tiếp sản xuất ra sản phẩm theo sự
chỉ đạo của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
 Bộ phận quản lý gián tiếp: Có nhiệm vụ chỉ đạo quản lý sản xuất cũng như quản lý
tài sản công trình, kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình thi công, giải quyết
những vướng mắc liên quan tới công trình nhằm đề ra những biện pháp hữu hiệu để
tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng công trình.

1.1.4.2. Cơ cấu tổ chức của công ty


Giám đốc
Phòng Kỹ thuật-Vật tư-Thiết bị
Phòng Kế toán
Phòng Tổ chức-Hành chính
Các đội thi công

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty


Phó Giám đốc

: Quan hệ trực tuyến
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
-

• Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức
năng, trước các nhà đầu tư, và trước cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy giám đốc có các quyền và
nhiệm vụ sau:
+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quy định của công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ và quy định
của công ty.


-

Phó Giám đốc: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực
hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc,
trước pháp luật về các nhiệm vụ đã thực thi.
- Phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị (KT-VT-TB): Chỉ đạo các đơn vị trong
công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm KT, thường xuyên giám sát, hướng dẫn
các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.
Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội sản xuất theo

quy định của công ty, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng
tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật.
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị, lập kế
hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất
đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ.
Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn công ty.
- Phòng Kế toán: Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty, thực hiện
công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực
kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc
soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội sản xuất.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức
lao động của công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chính
sách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thực
hiện các công việc hành chính như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghị
tiếp khách. Đồng thời là nơi nhận công văn, giấy tờ, giữ con dấu của công ty.
1.1.5. Công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây
dựng Huy Hoàng
Đối với sản phẩm của công ty: Các công trình giao thông, thủy điện, dân dụng
công nghiệp làm công việc như: đắp đập, xây lắp các công trình nhà cửa, cầu cống,
hồ chứa nước, đường giao thông… Mỗi công việc đều có quy trình sản xuất, các
bước công việc và lực lượng thi công riêng. Phương pháp thi công thực hiện theo
dây chuyền bắt buộc, theo đúng kế hoạch về thời gian, đúng tiến độ thi công của
công việc. Sản phẩm của công ty chính là các hạng mục công trình. Quá trình sản
xuất của một công trình diễn ra theo sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.3: Thể hiện quá trình sản xuất của một công trình
Công trình
Chuẩn bị mặt bằng xây
dựng


Công tác xây dựng

Phần móng

Công tác
xây đá
gạch

Công tác
đổ bê
tông

Phần thân

Công tác
xây dựng
lắp đặt các
vật liệu
kiến trúc

Công tác
sản xuất
lắp đặt
các cấu
kiện sắt
thép

Công tác
làm máy,

lắp ráp và
hoàn
thành

Lắp đặt
hệ thống
trong và
ngoài
công
trình

Lắp đặt
hệ thống
cấp
thoát
nước

(Nguồn:Phòng Tổ chức – Hành chính)


Đặc điểm sản phẩm xây lắp

Với những đặc điểm riêng của ngành xây dựng, tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dưng Huy Hoàng có những đặc điểm sau:
-

Công trình thường đơn chiếc, có kết cấu phức tạp, giá trị lớn và thời gian thi công

-


dài.
Trước khi tiến hành xây dựng công trình phải tư vấn và khảo sát thiết kế của đơn vị
có liên quan.


-

Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, do vậy các điều kiện cần thiết cho sản
xuất như: các loại xe, máy móc thiết bị, nhân công…phải di chuyển theo địa điểm
thi công, điều này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu tính ổn

-

định.
Công trường thi công ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Vì vậy nó ảnh hưởng đến thời gian tiến hành thi công của công trình. Ngoài ra công
tác xây dựng và quản lý chịu tác động của nhiều bên như: nhà đầu tư, cơ quan tư
vấn, nhà thầu thi công, cơ quan giám sát và chính quyền địa phương tại nơi công
trình thi công.
1.1.6. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

- Tư vấn và xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông
(cầu cống, đường…).
- Tư vấn và xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước.
- Mua bán vật liệu xây dựng: xi măng, sắt, gạch, ngói, cát, sỏi.
- Khai thác đất, cát, đá, làm vật liệu xây dựng thông thường.
- San lấp mặt bằng.
- Kinh doanh nhà ở.
- Mua bán hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng.
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá

- Gia công cơ khí
- Bán buôn tổng hợp
- Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
Công ty hiện nay đang tập trung lớn vào lĩnh vực lập dự án đầu tư, tư vấn thiết
kế công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và tư vấn quản lý dự án, giám sát thi
công công trình xây dựng. Đây có thể coi là các lĩnh vực mũi nhọn, được công ty
đầu tư và có uy tín cao trong thị trường xây dựng. Cùng với sự phát triển ngày càng
đa dạng của thị trường, công ty đang có kế hoạch chuyển hướng hoạt động theo
chiều rộng, phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực khá mới đối với
công ty mặc dù đã có mặt trong giấy phép đăng ký kinh doanh như kinh doanh bất
động sản, cho thuê nhà, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Xu hướng này là
một lối đi đúng đắn không chỉ giúp công ty khẳng định hơn nữa chỗ đứng trong thị


trường xây dựng mà công ty còn có cơ hội thu được nguồn lợi nhuận dồi dào từ việc
phát triển các lĩnh vực hiện nay đang rất được ưa chuộng.
1.1.7. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Từ bảng KQHĐKD cho phép chúng ta đánh giá nhanh kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tiếp đến ta tiến hành tìm hiểu và đánh giá hiệu
quả các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận…Kết hợp với việc so sánh các chỉ
tiêu này qua các kỳ để thấy được trình độ quản lý và năng lực hoạt động của doanh
nghiệp. Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng không nằm ngoài
quy luật đó. Vì vậy, để hiểu được tình hình doanh thu, lợi nhuận ở Công ty TNHH
tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Hoàng, ta xem xét bảng kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty qua bảng KQHĐKD dưới đây.
Bảng 1.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm (2011 – 2014)
(ĐVT: đồng)
STT CHỈ TIÊU
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
-Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác

Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp

Lợi nhuận sau thuế

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

3.697.504.673

3.567.085.454

4.596.565.454

3.697.504.673
3.268.040.597

3.567.085.454
2.986.425.836

4.596.565.454

429.464.076
1.700.570

146.294.445
146.294.445
266.513.923

580.659.618
1.209.281
128.155.806
128.155.806
429.271.638

520.427.691

18.356.278

24.441.455

3.287.130

4.076.137.763

133.765.358
133.765.358
383.375.203
1.581.468
1.581.468

18.356.278

24.441.455


4.868.598

4.589.070
13.767.208

6.110.364
18.331.091

852.005
4.016.593

(Nguồn: Phòng Kế toán)


Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Số liệu bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy, nguồn thu nhập và lợi nhuận sau thuế
của công ty qua 3 năm tăng, giảm không ổn định. Nguồn thu nhập chính của công
ty chủ yếu là thu từ BH và CCDV, ngoài ra, cũng có thu từ hoạt động tài chính, và
thu nhập khác nhưng rất ít, không thường xuyên và chiếm rất nhỏ trong tổng nguồn
thu của công ty.
Do không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ bằng với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do đó, ta chỉ
nhận xét dựa trên một loại doanh thu đó là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm vào năm 2013 nhưng năm 2014
lại tăng lên. Cụ thể: năm 2012, doanh thu BH & CCDV là 3.697.504.673 đồng, đến
năm 2013 giảm còn 3.567.085.454 đồng. Sang đến năm 2014, doanh thu về BH &
CCDV tăng lên đạt 4.596.565.454 đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính qua 3 năm tăng cao đã làm
cho lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế

của Công ty là 18.356.278 đồng, năm 2013 con số này là 24.441.455 đồng, và đến
năm 2014 con số này chỉ còn 4.868.598 đồng.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm qua 3 năm giảm rõ rệt, đáng chú ý là năm
2014. Đây là năm mà lợi nhuận công ty giảm mạnh nhất chỉ còn 4.016.593 đồng,
giảm 78,09% so với năm 2013.Tóm lại, từ năm 2012-2014 tình hình kinh doanh của
công ty tăng trưởng không ổn định được thể hiện qua lợi nhuận của công ty đã giảm
đi đáng kể.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HUY HOÀNG.
2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty
2.1.1 Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán

 Phân tích khái quát tình hình tài sản
Bảng 2.1: Khái quát tình hình tài sản của Công ty
(ĐVT: đồng)


2013/2012

2014/2013

CHỈ
TIÊU

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Số tiền

%

TSNH

1.950.433.969

1.754.219.651

3.885.957.150

-196.214.318

-10,06

2.131.737.499

121,52

TSDH

795.114.241

795.114.214

1.143.336.467

-27


-3,4E-6

348.222.253

43,80

2.745.548.210

2.549.333.982

5.029.293.617

-196.214.228

-7,15

2.479.959.635

97,28

TTS

Số tiền

%

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy quy mô về tài sản của Công ty tăng, giảm không ổn
định từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2012, tổng tài sản là 2.745.548.210 đồng,

đến năm 2013, tổng tài sản giảm còn 2.549.333.982 đồng, nhưng đến năm 2014,
tổng tài sản của công ty lại tăng lên thành 5.029.293.617 đồng. Như vậy, nhìn chung
trong năm 2013 quy mô tài sản của Công ty đã thu hẹp đi, nhưng đến năm 2014 thì
quy mô tài sản của công ty lại mở rộng. Cụ thể: năm 2013, tổng tài sản giảm
196.214.228 đồng so với năm 2012, tương ứng với 7,15% còn 2.549.333.982 đồng,
sang năm 2014, tổng tài sản lại tăng lên 2.479.959.635 đồng.
Đồng thời, kết hợp với Biểu đồ 2.1 ta đi vào chi tiết biến động từng loại tài sản
như sau:
Biểu đồ 2.1: Biến động kết cấu tài sản qua 3 năm (2012- 2014).

(Nguồn: Phòng Kế toán)
 Về TSNH: số liệu Bảng 2.1 cho thấy trong những năm vừa qua TSNH có sự
biến động không ổn định về tỷ trọng. Năm 2012, TSNH là 1.950.433.969 đồng,
chiếm 71,04%, năm 2013, TSNH là 1.754.219.651 đồng, chiếm 68,81%. Sang đến
năm 2014, TSNH lại tăng lên 2.131.737.499 đồng, chiếm 77,27%. Như vậy, ta thấy
tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng cơ cấu tài sản của Công ty.
 Về TSDH: số liệu Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1 cho thấy rằng tuy TSDH không có
sự biến động nhiều về lượng và tỷ trọng qua các năm. Cụ thể: năm 2012, TSDH là
28,96%, năm 2013, chiếm 31,19%, đến năm 2014, TSDH giảm đi chỉ còn 22,73%
trong tổng tài sản. Từ đó, ta nhận thấy rằng tuy TSDH không có sự biến động nhiều
và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản.

 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn


Tương tự, với sự sụt giảm về quy mô của tài sản là sự sụt giảm của nguồn vốn
qua các năm. Như chúng ta đã biết nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn, đó là:
nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Bảng 2.2: Khái quát tình hình nguồn vốn của Công ty
(ĐVT: đồng)

2013/2012

2014/2013

CHỈ
TIÊU

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

NPTr

2.419.784.433

2.213.693.526

2.853.959.731

-206.090.907

-8,52

640.266.205

28,92

VCSH


325.763.777

335.640.366

2.175.333.886

9.876.589

3,03

1.839.693.520

548,11

2.745.548.210

2.549.333.982

5.029.293.617

-196.214.228

-7,15

2.479.959.635

97,28

Tổng NV


Số tiền

%

Số tiền

%

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Biểu đồ 2.2: Biến động kết cấu nguồn vốn qua 3 năm (2012- 2014)

(Nguồn: Phòng Kế toán)
 Qua 3 năm, từ năm 2012 – 2014, NPTr sụt giảm về lượng và tỷ trọng trong tổng

nguồn vốn. Cụ thể: Năm 2012, NPTr là 2.419.784.433 đồng tương ứng với tỷ trọng
88,12%, sau đó, giảm vào 2 năm tiếp theo, năm 2013, NPTr chiếm 86,83% trong
tổng nguồn vốn, năm 2014 chỉ còn là 56,75%. Như vậy, cho thấy mức độ phụ thuộc
tài chính của công ty ngày càng giảm.
 Vốn chủ sở hữu: nhìn chung, VCSH có tăng lên qua các năm, năm 2012 VCSH là

325.763.777 đồng. Đến năm 2013, VCSH tăng nhẹ đạt 335.640.366 đồng, năm
2014, VCSH tăng mạnh đạt 2.175.333.886 đồng chiếm 43,25% trong tổng nguồn
vốn. Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng tăng lên qua các
năm.
Như vậy, qua phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn đã cho ta có cái
nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty. Từ năm 2012- 2014, quy mô vốn
đã mở rộng dần, cơ cấu vốn lại tồn tại một số điểm chưa hợp lý như sau: TSNH
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, về phía cơ cấu nguồn vốn thì NPTr còn chiếm



tỷ trọng khá lớn so với VCSH. Điều này, sẽ tác động rất nhiều đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.2 Phân tích khái quát Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì kết quả đạt được luôn là
tiêu chí hàng đầu để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Và kết quả đạt
được trong một kỳ kinh doanh thể hiện rõ trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Vì vậy, việc đánh giá tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh là rất cần thiết. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty chúng ta
đi sâu vào phân tích các mối quan hệ cũng như sự biến động các khoản mục trong
Bảng 1.1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm.
Thông qua Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh có thể thấy trong 3 năm
qua Công ty đạt được những kết quả chưa được tốt. Từ năm 2012 đến năm 2014,
doanh thu năm 2014 có tăng lên, trong khi lợi nhuận lại giảm đi đáng kể, nhất là
năm 2014. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát tăng cao như hiện nay
doanh nghiệp cần có những chiến lược thích nghi tốt hơn với sự thay đổi này để cải
thiện tình hình tài chính cho công ty.
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2012 là 3.697.504.673 đồng.
Năm 2013, doanh thu giảm 130.419.219 đồng còn 3.567.085.454 đồng, giảm 3,53%
so với năm 2012, năm 2014, doanh thu BH &CCDV lại tăng 1.029.480.000 đồng.
Nguyên nhân tăng là do năm 2014 kế hoạch sản xuất được giao tăng so với năm
trước, ngoài ra, trong các năm gần đây Nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng các
công trình đường xá, cầu cống, cấp thoát nước,... công trình mà công ty chủ yếu xây
dựng là đường xá, cầu cống,… đó là nguyên nhân đã làm cho doanh thu năm 2014
của Công ty tăng lên đáng kể.
Tiếp đến là khoản mục giá vốn hàng bán: liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể: năm
2012, GVHB là 3.268.040.597 đồng, năm 2013, tiếp tục giảm 281.614.761 đồng
còn 2.986.425.836 đồng, đến năm 2014, GVHB lại tăng lên 1.089.711.927 đồng,
thành 4.076.137.763 đồng. Nguyên nhân, GVHB tăng lên vào năm 2014 là do

doanh thu năm 2014 tăng lên 28,86%.
Về khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính: năm 2012, hoạt động doanh thu
tài chính này là 1.700.570 đồng, đến năm 2013 giảm 28,89% còn 1.209.281 đồng.


Và sang đến năm 2014, công ty không có doanh thu hoạt động tài chính. Mặc dù,
năm 2014 công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính nhưng chi phí tài
chính cũng tăng cao. Số liệu bảng 2.1 cho thấy chi phí lãi vay là chi phí chính của
chi phí tài chính. Năm 2012, chi phí lãi vay là 146.294.445 đồng. Đến năm 2013,
chi phí lãi vay giảm 18.138.639 đồng, ứng với giảm đi 12,40% còn 128.155.806
đồng. Sang đến năm 2014, chi phí lãi vay tiếp tục tăng cao là 133.765.358 đồng
tương ứng tăng 4,38%. Như vậy, trong những năm vừa qua Công ty đã phải chi trả
một khoản lớn chi phí sử dụng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Và để đánh giá việc sử dụng nợ vay có thật sự mang lại hiệu quả hay không
cho Công ty thì chúng ta cần tìm hiểu thêm ở các phần sau.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng qua 2 năm, đến năm
2014 lại giảm nhẹ. Cụ thể: năm 2012, chi phí này là 266.513.923 đồng, đến năm
2013, chỉ tiêu này tăng lên 429.271.638 đồng tương ứng với tốc độ tăng 61,07%.
Sang năm 2014, chỉ tiêu này giảm 48.271.638 đồng còn 383.375.203 đồng. Như
vậy, do sự tăng lên khá lớn của chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đã
làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm xuống một cách
đáng chú ý.
Từ số liệu Bảng 1.1 cho thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế nhìn chung có sự
suy giảm đáng kể. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty là 18.356.278 đồng,
sang năm 2013, con số này là 24.441.455 đồng, riêng năm 2014 công ty có thêm
nguồn thu nhập khác với 1.581.468 đồng nhưng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn
giảm mạnh chỉ còn 4.868.598 đồng.
Về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này cũng biến động tăng giảm
theo sự thay đổi của lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2012, chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành là 4.589.070 đồng. Đến năm 2013, chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp tăng lên 6.110.364 đồng. Nhưng đến năm 2014, chi phí này lại giảm
mạnh chỉ còn 852.005 đồng.
Như vậy, trong những năm vừa qua tình hình hoạt động của Công ty cũng đã đạt
được nhiều kết quả chưa tốt lắm, có chiều hướng đi xuống nhưng trong những năm
vừa qua hoạt động kinh doanh của Công ty luôn có lợi nhuận. Việc sử dụng vốn vay


khá nhiều để tài trợ cho hoạt động đã làm tăng chi phí tài chính của Công ty, và kết
quả là làm giảm đi đáng kể lợi nhuận của Công ty.

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT
KẾ VÀ XÂY HUY HOÀNG
3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây
Huy Hoàng
Bảng 3.1: Phân tích tổng hợp tình hình tài chính giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Chênh lệch

2013/2012

2014/2013

1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công
nợ và khả năng thanh toán
Tỷ lệ KPT so với KPTr

%

28,22

37,39

66,1

9,17

28,71

Vòng

5,35

4,72

3,39

-0,63


-1,33

Hệ số thanh toán tổng quát

Lần

1,13

1,15

1,76

0,02

0,61

Hệ số thanh toán hiện hành

Lần

0,81

0,79

1,36

-0,02

0,57


Hệ số thanh toán nhanh

Lần

0,73

0,45

0,66

-0,28

0,21

Hệ số thanh toán bằng tiền

Lần

0,45

0,03

0,002

-0,42

-0,028

Hệ số thanh toán lãi vay
2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt

động

Lần

1,13

1,19

1,04

0,07

-0,15

Số vòng quay HTK

Vòng

3,69

6,4

2,97

2,71

-3,43

Số ngày 1 vòng quay HTK


Ngày

97,49

56,28

121,19

-41,21

64,91

Kỳ thu tiền bình quân

Ngày

67,24

76,23

106,28

8,99

30,05

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Lần


4,23

4,08

5,26

-0,15

1,18

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Lần

1,04

1,35

1,21

0,31

-0,14

Vòng

1,44

1,93


1,63

0,49

-0,3

Hệ số nợ

%

88,13

86,83

56,75

-1,3

-30,08

Hệ số vốn chủ sở hữu

%

11,87

13,17

43,25


1,3

30,08

Tỷ suất ĐTTS DH

%

28,96

31,19

22,73

2,23

-8,46

Tỷ suất ĐTTS NH

%

71,04

68,81

77,27

-2,23


8,46

Lần

2,45

2,21

3,4

-0,25

1,19

Vòng quay KPT

Số vòng quay VLĐ
3. Các chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài
chính và cơ cấu tài sản

Cơ cấu TS


4. Các chỉ tiêu phản ánh các tỷ suất lợi
nhuận
Tỷ số doanh lợi doanh thu

%

0,37


0,57

0,00087

0,2

-0,56913

Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEPR)

%

4,65

5,76

3,66

1,11

-2,1

Tỷ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu
(ROE)

%

1,08


6,1

0,003

5,02

-6,097

Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)

%

0,39

0,77

0,001

0,38

-0,769

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua toàn bộ quá trình phân tích trên chúng ta đã có cơ sở để đưa ra những nhận
định tổng quát về tình hình tài chính tại công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây dựng
Đức Long như sau:


Về kết cấu tài sản, nguồn vốn
Trong giai đoạn 2012-2014, cả TSNH, TSDH đều có xu hướng tăng xuống..

Nhìn chung, qua 3 năm hoạt động của công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây dựng
Đức Long ta thấy trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tất
cả TSNH của công ty tập trung phần lớn ở khoản phải thu và hàng tồn kho. Mặt
khác, trong nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay. Việc phụ thuộc phần
lớn vào nguồn vốn vay làm cho công ty giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường
bởi vì phải chịu một khoản chi phí lớn từ lãi vay khiến cho lợi nhuận sau thuế chỉ
còn rất nhỏ, thiếu lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.



Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Ta thấy rằng mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng khả năng thanh toán của công ty trong những năm qua có xu hướng
giảm dần. Tuy nhiên, khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nhanh
năm 2014 có tăng lên nhưng không nhiều.
Tình hình công nợ của công ty chưa tốt lắm bằng chứng là BQ các khoản phải
thu ngày càng tăng lên.



Về hiệu quả sử dụng vốn
Dựa vào việc phân tích tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời
các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, vòng quay khoản
phải thu giảm và kỳ thu tiền bình quân của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ chính
sách quản lý các khoản phải thu là chưa tốt, khả năng thu hồi vốn chậm, Công ty bị


chiếm dụng vốn trong thanh toán. Công ty cần phải tìm biện pháp cải thiện chỉ số
trên, tìm kiếm nhiều khách hàng hơn nữa, tăng cường hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tăng doanh thu.

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh



Qua phân tích ta thấy doanh thu của công ty tăng qua các năm, đồng thời, giá
vốn hàng bán cũng tăng lên khá nhanh trong 3 năm qua, đặc biệt là năm 2014, tốc
độ tăng của GVHB tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, vì thế đã làm cho
LNST giảm xuống khá nhiều so với 2 năm trước đó. Và lợi nhuận sau thuế năm
2014 là 4.016.593 đồng.
3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của công ty
 Ưu điểm

Hoạt động trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhưng doanh thu của
công ty đã tăng lên qua 3 năm và công ty đều có lợi nhuận qua các năm. Đây cũng
là một điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.


 Hạn chế
Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Phần lớn được tài trợ bằng vốn vay và chiếm dụng

vốn. Nợ phải trả ngắn hạn chiếm trên 50% tỷ trọng trong tổng tài sản và có xu
hướng giảm đi. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, song đang có xu hướng
tăng dần qua 3 năm.
− Việc cơ cấu tổ chức tài sản chưa tốt, cụ thể TSNH chiếm tỷ trọng lớn 77,27% (năm


2014), TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ 22,73% (năm 2014).
Tình hình thanh toán chưa vững chắc, khả năng thanh toán các khoản nợ của Công
ty thấp đặc biệt là thanh toán tức thời là 0,66 lần (năm 2014) và thanh toán bằng


tiền là 0,002 lần (năm 2014).
− Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Cụ thể: vòng quay vốn lưu động giảm
chỉ còn 1,63 vòng (năm 2014), kỳ thu tiền bình quân tăng lên đến 106,28 ngày (năm
2014).
3.1.3 Nguyên nhân


Do hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu bằng vốn vay nên phụ thuộc rất lớn

vào thị trường tài chính.
− Cơ cấu tài sản bất hợp lý bởi vốn tập trung chủ yếu ở khoản phải thu và HTK đang
có xu hướng tăng. Trong khi vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ khiến Công ty bị ứ


đọng vốn làm giảm khả năng thanh toán và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty.
− Các KPT và HTK của công ty năm 2014 tăng so với năm trước, các khoản phải thu
tăng thêm 1.058.547.728 đồng tương ứng với tỷ lệ là 127,88%, HTK tăng thêm
1.241.959.141 đồng so với năm trước. Điều này là do chính sách bán hàng và công
tác thu hồi nợ của công ty chưa tốt.
− Chính sách quản lý các khoản phải thu là chưa tốt, khả năng thu hồi vốn chậm,
Công ty bị chiếm dụng vốn trong thanh toán. Điều này được thể hiện qua vòng quay


KPT giảm và kỳ thu tiền bình quân của công ty ngày càng tăng.
Ngoài ra, công ty còn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường vì trong
tỉnh và trên cả nước có rất nhiều Công ty xây dựng và mỗi Công ty đều có thế mạnh
riêng của mình.
Tất nhiên, việc khắc phục những hạn chế cần phải có thời gian không thể một
sớm một chiều mà khắc phục được ngay, mà chỉ có thể khắc phục dần từng bước.

3.2 Đề Xuất Hoàn Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Tư Vấn Thiết
Kế Và Xây Huy Hoàng
3.2.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới
3.2.1.1 Phương hướng phát triển
Trong thời gian tới Công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây dựng Đức Long mở
rộng quy mô để mở rộng địa bàn hoạt động vươn ra bên ngoài Tỉnh và cạnh tranh
với những Công ty xây dựng trong cả nước.
Mặt khác, bên cạnh việc mở rộng thị trường của mình ra các tỉnh bên ngoài thì
Công ty cũng cố gắng duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình bằng cách
luôn hoàn thành tốt các công trình sắp tới.
3.2.1.2 Mục tiêu chung của công ty
Chuẩn bị hoàn tất các công trình vừa nhận và tham gia nhận các gói thầu sắp tới
tại tỉnh Quảng Ngãi.
Hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ và công nhân thông qua công tác tuyển dụng
và đào tạo.
Quan tâm và chú ý hơn nữa công tác quản lý kỹ thuật thi công và chất lượng SP.


Tăng cường mua sắm thêm máy móc thiết bị thi công hiện đại, không những đối
với các máy móc thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản mà còn các trang thiết bị phục vụ
cho công tác thi công chính.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước thông qua thuế TNDN.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
3.2.1.3. Mục tiêu cụ thể
Đôn đốc các đội xây dựng nhanh chóng hoàn thành các công trình còn dở dang.
Thành lập đội kiểm tra chất lượng sản phẩm công trình, thường xuyên đến các
công trình để kiểm tra, giám sát việc thực hiện thi công các công trình, tổ chức
nghiệm thu từng cấu kiện, từng công tác thi công khi nào đảm bảo chất lượng mới
cho thi công tiếp.
Mua sắm thêm các máy móc phục vụ cho ngành xây dựng cơ bản như: xe ben,

xe ủi, máy hàn, máy trộn bê tông, máy đào, máy vận thăng, máy đầm đất…
Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động cho toàn thể công nhân đang
thi công tại các công trình thuộc công ty. Thực hiện khẩu hiệu “Làm sạch, dọn
sạch” giữ gìn vệ sinh chung cho toàn bộ các công trình trong toàn công ty.
Ngoài tiền lương hàng tháng công ty trả cho người lao động theo thỏa thuận hợp
đồng, công ty thường xuyên quan tâm đến việc tăng lương cho người lao động.
Thực hiện chế độ khen thưởng thường xuyên và kịp thời cho cán bộ công nhân viên
lao động trong công ty.
3.2.2. Giải pháp
3.2.2.1 Nâng cao khả năng sinh lợi của công ty
Thông thường mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tuy
nhiên, việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất kinh tế, phải có quan điểm
đúng đắn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan: giá cả, thị
trường, chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế. . .và chủ quan: trình độ tổ chức
quản lý. Qua phân tích ta thấy, lợi nhuận của công ty năm 2013, 2012 giảm so với
năm 2011 là do giá vốn hàng bán của công ty giảm chậm hơn so với tốc độ giảm
của doanh thu. Mà chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chiếm phần lớn trong giá vốn


hàng bán. Vì vậy, biện pháp em đưa ra ở đây là giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận
của công ty.

3.2.2.2 Một số biện pháp khác
a. Về tình hình dự trữ
Vật tư hàng hoá dự trữ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm vòng quay vốn
lưu động đồng nghĩa với việc tăng giảm vốn, tăng giảm chi phí. Trong ngành xây
dựng vật tư chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Vì vậy để hạ thấp giá
thành, tăng tính cạnh tranh thì công ty cần phải làm tốt công tác dự trữ. Công ty cần
lập kế hoạch, định mức dự trữ một cách hợp lý dựa trên các hợp đồng đã ký kết.

Đồng thời tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cung ứng, khi có nhu cầu phát sinh
công ty có thể thương lượng giá cả mua ngay để đáp ứng nhu cầu mà không cần
phải tốn chi phí dự trữ. Ngoài ra, công ty nên chú ý đến các khoản mục chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang, vì nó chiếm tỷ trọng không nhỏ trong hàng tồn kho.
b. Đẩy mạnh công tác tiếp thị đấu thầu
Khi thị trường xây dựng không còn mở ra dễ dàng cho các doanh nghiệp thì hoạt
động marketing đóng vai trò quan trọng. Trong thời gian qua công tác tiếp thị, đặc
biệt là chính sách khuyếch trương, giao tiếp của công ty còn hạn chế. Do vậy để đáp
ứng tình hình phát triển của thị trường đòi hỏi phát triển của công ty. Công ty cần:
 Đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyếch trương giao tiếp ở các tỉnh thành lân cận. Huy

động những cán bộ đã từng hoạt động trong địa bàn ngoài Tỉnh mà công ty có ý
định mở rộng tham gia đề xuất ý kiến cho kế hoạch phát triển mở rộng thị trường
của công ty.
 Duy trì và mở rộng khách hàng: việc duy trì và tìm nguồn khách hàng giúp cho

công ty có đủ thông tin trên thị trường xây dựng nhằm lựa chọn dự án phù hợp và
nhanh chóng tiếp cận hay ra quyết định trong việc tranh thầu cũng như việc loại bỏ
các thông tin sai lệch hoặc quyết định không tranh thầu sớm đảm bảo cho công ty
tiết kiệm chi phí và giảm các hao phí khác.
 Việc quảng cáo mang tính độc lập tương đối với quá trình đấu thầu song nó rất quan

trọng đối với tất cả các đơn vị kinh doanh không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng. Qua
công tác quảng cáo, giới thiệu đơn vị sẽ tạo ra được những cái nhìn chung cho


khách hàng về quy mô, đặc điểm, thế mạnh của mình giúp cho khách hàng hiểu rõ
và qua đó hỗ trợ tốt khi tham dự thầu.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính tại Công ty TMHH tư vấn thiết kế và
xây dựng Huy Hoàng thông qua, các Báo cáo tài chính của Công ty ta có thể nhận
thấy về cơ bản hoạt động của Công ty trong những năm qua cũng có nhiều bước
tiến đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Công ty cũng còn tồn tại
một số vấn đề cần phải khắc phục. Đó là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu tài sản,
tình trạng để khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng vốn khá lớn, mức độ độc lập
tự chủ về tài chính ngày giảm sút, chính sách thu hồi nợ còn kém hiệu quả…Vì vậy,
đã đặt ra nhiều nhiệm vụ cho Công ty trong thời gian tới phải kịp thời điều chỉnh để
nhanh chóng mang lại hiệu quả hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Kim Dung cùng các cô chú
anh chị phòng Kế toán, phòng Tổ chức - Hành chính đã tận tình giúp đỡ để em
nhanh chóng hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành
bài khóa luận này nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo bộ môn và cô giáo
hướng dẫn để em có thể hoàn thiện hơn trong lý luận cũng như trong thực tiễn công
việc.


PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Tư vấn thiết kế và Xây dựng Huy
Hoàng trong 3 năm (2012-2014)
(ĐVT: đồng)
CHỈ TIÊU
TÀI SẢN

NĂM 2012

A-TÀI SẢN NGẮN HẠN

1.950.433.969


1.754.219.651

3.885.957.150

I. Tiền và các khoản tương
đương tiền

1.085.007.507

57.110.393

6.478.791

III.Các khoản phải thu ngắn
hạn

682.886.881

827.791.664

1.886.339.392

1.Phải thu của khách hàng

617.860.141

805.894.141

1.645.527.871


2. Trả trước cho người bán

44.704.910

6.576.910

3.Các khoản phải thu khác

20.321.830

15.320.613

240.811.521

182.539.581
182.539.581

751.179.826
751.179.826

1.993.138.967
1.993.138.967

NĂM 2013

NĂM 2014

4.Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi(*)

IV. Hàng tồn kho
1.Hàng tồn kho
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho(*)
V.Tài sản ngắn hạn khác

118.137.768

3.Tài sản ngắn hạn khác

118.137.768

B-TÀI SẢN DÀI
HẠN(200=210+220+230+240
)
I.Tài sản cố định
1.Nguyên giá

795.114.241

795.114.214

1.143.336.467

795.114.241
874.099.222

795.114.214
874.099.222


795.114.214
874.099.222

2.Giá trị hao mòn lũy kế(*)

-78.984.981

-78.984.981

-78.984.981

3.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
IV.Tài sản dài hạn khác

348.222.226

1.Phải thu dài hạn

348.222.226

TỔNG CỘNG TÀI
SẢN(250=100+200)
NGUỒN VỐN

2.745.548.210

2.549.333.982

5.029.293.617



A-NỢ PHẢI
TRẢ(300=310+320)

2.419.784.433

2.213.693.526

2.853.959.731

I.Nợ ngắn hạn
1.Vay ngắn hạn

2.419.784.433
900.000.000

2.213.693.526
1.300.000.000

2.853.959.731
1.100.000.000

2.Phải trả cho người bán

1.317.828.637

338.986.153

1.130.998.966


197.401.134

263.911.578

241.960.765

307.590.000

381.000.000

3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
5.Phải trả người lao động
6.Chi phí phải trả
7.Các khoản phải trả ngắn hạn
khác

4.554.662

8.Dự phòng phải trả ngắn hạn

3.205.795

B-VỐN CHỦ SỞ
HỮU(400=410+430)

325.763.777


335.640.366

2.175.333.886

I.Vốn chủ sở hữu

322.557.982

335.640.366

2.172.128.091

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2.119.800.000

2.119.800.000

2.119.800.000

3.Vốn khác của chủ sở hữu

1.863.634

6.Các quỹ thuộc vốn chủ sở
hữu

1.863.634

7.Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

-1.799.105.652

II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi

3.205.795

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440=300+400)

2.745.548.210

1.863.634
-1.786.023.268

50.464.457
3.205.795

2.549.333.892

5.029.293.617


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

TỪ VIẾT TẮT
BEPR
CĐKT
CSH
DN
DLDT

DTT
ĐTDH
ĐTNH
GVHB
KQHĐKD
LNTT
LV
NDH
NNH
NPTr
NVDH
ROA
ROE
TNHH MTV
TS
TSBQ
TSCĐ
TSDH
TSNH
VCSH
VQHTK
VQKPT

DIỄN GIẢI
Sức sinh lời căn bản
Cân đối kế toán
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp
Doanh lợi doanh thu
Doanh thu thuần

Đầu tư dài hạn
Đầu tư ngắn hạn
Giá vốn hàng bán
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Lãi vay
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn
Nợ phải trả
Nguồn vốn dài hạn
Doanh lợi tài sản
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tài sản
Tài sản bình quân
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay khoản phải trả

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


×