Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số câu hỏi ôn tập môn luật hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.32 KB, 7 trang )

Một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. Việc thực hiện quyền hành pháp là do CP thực hiện.
2. Việc thực hiện quyền lập pháp ở nước ta hiện nay hoàn toàn do QH thực hiện.
3. Việc thực hiện quyền tư pháp ở nước ta hiện nay hoàn toàn do TA thực hiện.
4. Viện trưởng VKSND-TC báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước UBTVQH.
5. Viện trưởng VKSND-TC báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ Tịch
Nước.
6. Bầu cử HĐND các cấp là quan hệ XH thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành
Chính VN.
7. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc Hội.
8. UBTVQH có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng CP về việc miễn nhiệm,
cách chức các Phó thủ tướng giữa 2 kỳ họp QH.
9. Ngoài chịu trách nhiệm trước QH, Chính phủ còn chịu trách nhiệm trước
UBTVQH và Chủ tịch nước.
10. - Tất cả cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh ra quyết
định thành lập.

ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP TM31B
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu
Câu 1: (5 điểm) Anh chị hãy trình bày nội dung và ý nghĩa những điểm mới của chế định
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp
1980?


Câu 2: (5 điểm) Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở hiến định và cơ sở thực tiễn về sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội.
ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP DS31B


THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu
Câu 1: (4.5 điểm) Anh chị hãy trình bày các quyền của công dân theo Hiến pháp 1980
không mang tính khả thi và giải thích vì sao Hiến pháp 1980 lại quy định các quyền này
như thế? Hiến pháp 1992 đã khắc phục tình trạng không khả thi của các quyền này như
thế nào?
Câu 2: (3.5 điểm) Tại sao trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 nước ta không có Hiến
pháp? Trình bày những khuynh hướng lập hiến chủ yếu ở nước ta trong giai đoạn này và
cho ý kiến nhận xét của anh chị về từng khuynh hướng vừa nêu?
Câu 3: (2 điểm) Hiến pháp 1980 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chỗ dựa vững
chắc của Nhà nước. Hiến pháp 1992 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân. Anh chị hãy cho biết ý nghĩa của sự khác nhau này.
ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP QT31B
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu
Câu 1: (3 điểm) Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên trong việc tham gia xây dựng pháp luật ở nước ta. Anh chị hãy nêu ý kiến nhận xét
của mình về thực tế thực hiện vai trò nói trên.
Câu 2: (3 điểm) Anh chị hãy phân tích và chứng minh nguyên tắc hạn chế tình trạng
không quốc tịch trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998.
Câu 3: (4 điểm) Trình bày hiểu biết của mình về quy định tại điều 50, Hiến pháp 1992:
“Ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật”.


ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP HS31A
THỜI GIAN: 90 PHÚT

Sinh viên không được sử dụng tài liệu
Câu 1: ( 4 điểm) Anh chị hãy trình bày các tiền đề về kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng
của sự ra đời các bản hiến pháp đầu tiên trên thê giới. Liên hệ với sự ra đời Hiến pháp
1946 của Việt Nam.
Cậu 2: (3 điểm) Phân tích vai trò của kinh tế nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3: (3 điểm) Trình bày những hiểu biết của anh chị về nguyên tắc: “ Quyền của công
dân không tách rời nghĩa vụ của công dân”.
ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP CLC31
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu
Điều 46 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi năm 2001) quy định: “ Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi
văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Anh chị hãy:
1. Giải thích vì sao Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Liên hệ với Hiến pháp
1992( sửa đổi năm 2001) của nước ta. (5 điểm).
2. Nêu và phân tích những điểm hạn chế khi điều 46 hiến pháp 1992(sửa đổi năm 2001)
quy định: “ Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. (5 điểm).
ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
LỚP HS31B
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu


Câu 1: (3.5đ) Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch sử
lập hiến Việt Nam và giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 2: (4.5đ) Anh chị hãy nêu và phân tích ý nghĩa của những điều hoàn toàn mới trong
chế định “ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” theo Hiến pháp 1992 so với Hiến
pháp 1980.

Câu 3: (2đ) Hiến pháp 1980 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến Pháp và
pháp luật quy định”. Hiến pháp 1992 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do
HIến Pháp và luật quy định”. Anh chị hãy cho biết ý nghĩa của sự khác nhau này.
Đề thi học kỳ I năm học 2008_2009
Lớp hành chính và hình sự 33A
thời gian 90 phút ( được sử dụng hiến pháp )
Câu 1(3d): nhận định đúng sai, giải thích ngắn gọn
1.Các tổ chức là thành viên của mặt trận tổ quốc viêt nam hiện nay đều được hiến pháp
và pháp luật thừa nhận là các tổ chức chính trị xã hội và là cơ sở chính trị của chính
quyền toàn dân TL: sai. chỉ có 6 tổ chức: MTTQVN, đoàn thanh niên cộng sản HCM, hội
liên biệp phụ nữ VN, hội nông dân, tổng liên đoàn lao động VN, hội cựu chiến binh
2. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau.
TL: sai. Because: chủ thể quyền con người bao giờ cũng rộng, đông đảo hơn quyền công
dân. về nội dung: quyền con người phong phú đa dạng hơn quyền công dân. Cách quy
định quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp là khác nhau.
Câu 2: (2.5d) Hoàn cảnh ra đời hp 1946 có tác động như thế nào đến mới quan hệ pháp
lý giữa chủ tịch nước với nghị viện nhân dân được quy định trong hiến pháp? TL: chủ
tịch nước do nghị viện bầu ra, nhiệm kỳ của chủ tịch nước dài hơn nghị viện, sở dĩ như
vậy là các nhà làm luật muốn tạo ra sự độc lập giữa chủ tịch nước và nghị viện - quyền
lực nằm trong tay chủ tịch nước, chủ tịch nước không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
đây là thiết chế được thiết kế để chống thù trong, giặc ngoài, nhưng vẵn đảm bảo sự lãnh
đạo của đảng cộng sản trong khi nhà nước có đa đảng - hình ảnh chủ tịch nước là hình
ảnh âu mỹ (có quyền phủ quyết, chống nghị viên,..)
Câu 3: (4.5d) chọn 1 trong 2 đề
3a: sự lãnh đạo của đảng được ghi nhận khác nhau ntn trong lịch sử lập hiến VN? hãy
phân tích những nội dung thể hiện sự lãnh đạo của đảng trong hệ thống chính trị. giải


thích vì sao nói sự lãnh đạo đảng của đảng đối với hệ thống chính trị mang tính định
hướng?

3b: hãy nêu và phân tích ý nghĩa của những điều hoàn toàn mới trong chế định "quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân' theo hiến pháp 1992 so với hiến pháp 1980 TL 3b: điều
50, 57,72, 81
CLC33
Câu 1: (3đ) Anh/ chị hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai và giải thích
ngắn gọn tại sao:
1. HP k thành văn là HP chỉ đc cấu thành từ 1 nguồn duy nhất bao gồm các tập tục chính
trị mang tính HP (SAI) - HP k thành văn cấu thành ở nhiều nguồn # nhau, có 2 fần chính:
+ Phần thành văn của HP : trong các văn bản luật khác dưới dạng các đạo luật mang tính
HP + Phần k thành văn của HP : là những tập tục chính trị mang tính HP
2. Việc k trực tiếp quy định nguyên tắc "Tôn trọng quyền con người" trong các bản HP
trc HP92 hoàn toàn đồng nghĩa với việc nhà nc ta k tôn trọng q` con ng. (SAI) - Các bản
HP trước HP92 k ghi nhận q` con ng thay vào đó là ghi nhận q` Công Dân. Mà q` con ng
thì bao trùm lên q` Công Dân.
Câu 2: (2đ) Anh/ chị hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản trong thủ tục sửa đổi HP theo
HP46 và HP92 (đã đc sửa đổi bổ sung). Anh/chị có nhận xét j về vấn đề này? (Xem Đ70
HP92 & Đ147 HP1992) - Khác biệt : HP92 đã xoá bỏ trình tự đưa HP ra cho nhân dân
phúc quyết - Nhận xét : HP46 mang tính dân chủ rõ rệt hơn, HP92 cho thấy mô hình NN
mà QH có toàn quyền
Câu 3: (5đ) Anh/chị chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 3a: Anh/chị hãy chứng minh rằng HP46 đã sáng tạo ra 1 chế định Chủ tịch nc rất
độc đáo và 1 chính thể Cộng hòa mới mẻ. Sự độc đáo và mới mẻ thể hiện tư duy j của các
nhà lập hiến ? *Chế định Chủ tịch nc độc đáo: - Chủ tịch nc do Nghị Viện bầu, nhiệm kì
5 năm (dài hơn nk của Nghị viện) -> độc lập hoạt động với NV -> kiềm chế đối trọng NV
- CTN có thể fủ q' luật của NV (gần giống như Tổng thống) -> tránh việc ban hành những
Luật đi trái với Cách Mạng VN trong tình trạng đa đảng lúc bấy h - CTN đứng đầu NN,
đứng đầu CPhủ, kiêm tổng chỉ huy quân đội -> tập trung nhất quán, trong tình trạng NN
còn non trẻ, dễ bị xâm lược trở lại thì có thể nhanh chóng thực hiện kháng chiến - CTN k
fải chịu trách nhiệm j trc NV, ngoại trừ tội phản quốc *Chính thể cộng hoà mới mẻ: hình
thức cộng hoà hỗn hợp (lưỡng tính), quyền hành pháp lưỡng đầu



Câu 3b: "Quyền con ng" đc ghi nhận # nhau ntn trong LSử lập hiến VN và giải thích vì
sao có sự # nhau đó? Anh/chị có nhận xét j về cách quy định "Quyền con ng" torng HP92
(đã đc sửa đổi bổ sung) ?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------câu 1 (4 điểm): anh ( chị ) hãy cho biết các nậhn định sau đây đúng hay sai và giải thích
ngắn gọn tại sao
1. các tổ chức là thành viên của mặt trận tổ quốc việt nam hiện nay đều được hiến pháp
và pháp luật thừa nhận là các tổ chức chính trị xã hội và là " cơ sở của chính quyền nhân
dân"
2. theo quy định của pháp luật hiện hành, các thành viên của thường trực hội đồng nhân
dân phải hoạt động chuyên trách
3. theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của uỷ ban nhân dân bao gồm chủ
tịch, phó chủ tịch, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cùng cấp.
4 theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ tư pháp là cơ quan có thẩm quyền quản lý
toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức
câu 2 (1.5 điểm): xử lý tình huống 1 tổng thanh tra chính phủ chỉ được 30% số phiếu tín
nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội 2 hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành
Nghị Quyết trái với hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan cấp trên
câu 3( 4.5 điểm) chọn 1 trong 2 câu sau
1 phân tích điểm káhc nhau cơ bvản của chế định chủ tịch nước theo HP 46 và HP 92
theo các tiêu chí sau: vị trí pháp lý, nhiệm kỳ, quyền hạn và trách nhiệm trước quốc hội,
sự khác nhau này phản ánh tư duy gì của các nhà lập hiến ?
2 phân tích mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa quốc hội va chính phủ theo quy định của
hiến pháp và pháp luật hiện hành, điểm khác nhau cơ bản trong mối quan hệ này với mối
quan hệ giữa hội đồng bộ trưởng và quốc hội theo hiến pháp 1980 và giải tích vì sao có
sự khác nhau đó
Câu 1 (3 điểm):
Theo hiến pháp hiện hành, những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?
a/ Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, có quyền quyết định

Quốc hội họp kín
b/ Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian


Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc
hội.
c/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ nghị quyết
trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Câu 2 (3 điểm):
Phân tích quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định tại Điều 57 Hiến pháp
1992
Câu 3 (4 điểm)
Phân tích nội dung và ý nghãi của nguyên tắc: "Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật" (điều 130 Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đố anh chị hãy đề
xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện có hiệu quả .



×