Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU KHI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.33 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN SAU KHI SẮP
XẾP, ĐỔI MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
1. Hoạt động doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1.1.Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Bắc Giang là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên
3.841,57 km2, dân số hiện nay khoảng 1,567 triệu người, có 10 đơn vị hành chính
cấp huyện (1 thành phố và 9 huyện) với 230 xã, phường, thị trấn.
Là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế
Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh,
Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía
Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang cách không xa các trung
tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh. Bắc Giang có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ,
đường sắt và đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân bay
quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân…
Tuy nhiên, đến nay Bắc Giang vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo, GDP
bình quân/người mới đạt trên một nửa mức trung bình của cả nước, lao động trình
độ thấp, nhiều tiềm năng là lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy, khai thác
và sử dụng có hiệu quả.
Từ khi tỉnh Bắc Giang được tái lập đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc
phục khó khăn nên tình hình KT-XH của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất
kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục
và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn được giữ vững. Trong 10 năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục tăng
trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9% năm; GDP bình quân đầu người
tăng hơn 2,7 lần (năm 2010 đạt 650 USD/người). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển
dịch tích cực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 8,3%, giai đoạn (20062010) đạt 9%,. Tính chung giai đoạn (2001-2010) đạt 8,7%; trong đó công nghiệp xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây


dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm. Năm
2001, công nghiệp - xây dựng chiếm 14,7%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 49,8%. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa
3 lĩnh vực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 32,5%; công nghiệp - xây
dựng chiếm 33,6%; dịch vụ chiếm 33,9%.


- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Sản xuất lương thực ổn định, sản lượng rau, quả, chăn nuôi, thuỷ sản tăng
nhanh góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều mô hình sản xuất với hệ thống cây
trồng, vật nuôi phù hợp đã được xây dựng ở hầu hết các huyện, thành phố. Đã hình
thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn như: Vùng cây ăn quả với diện tích
năm 2010 đạt 48,2 nghìn ha, trong đó diện tích vải thiều đạt trên 36 nghìn ha, lớn nhất
toàn quốc; sản lượng quả tươi bình quân hàng năm đạt 150-200 nghìn tấn, sản lượng
vải thiều đạt tiêu chuẩn hàng hoá chiếm 90%.
Cây lương thực diện tích gieo trồng năm 2010 đạt trên 124,5 nghìn ha, sản
lượng đạt 642 nghìn tấn. Hình thành vùng sản xuất lúa thâm canh cao, năng xuất
đạt bình quân 57 - 58 tạ/ha, vùng rau chế biến tập trung với diện tích trên 1,2 nghìn
ha.
Ngoài ra, đã hình thành vùng sản xuất cây rau màu thực phẩm với diện tích
đạt 25,5 nghìn ha, sản lượng 362 nghìn tấn; trong đó sản lượng hàng hóa 200 nghìn
tấn; vùng sản xuất lạc hàng hóa và lạc giống đứng thứ 5 toàn quốc, diện tích đạt
11,5 nghìn ha, sản lượng 25,5 nghìn tấn.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã khẳng định vai trò là ngành sản xuất chính
trong nông nghiệp. Tổng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh, đưa Bắc Giang trở thành
tỉnh có thứ hạng về chăn nuôi trong cả nước với đàn lợn gần 1,2 triệu con, đàn gia
cầm 15,4 triệu con, đàn bò 150,9 nghìn con…
Thuỷ sản phát triển mạnh về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Quy mô
diện tích được mở rộng, một số huyện triển khai chuyển đổi diện tích sản xuất đất

nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng từ
9,7 nghìn ha năm 2005 lên 11,9 nghìn ha năm 2010; sản lượng tăng từ 14 nghìn tấn
năm 2005 lên khoảng 22 nghìn tấn năm 2010.
Về sản xuất lâm nghiệp: Đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung với diện
tích gần 50 nghìn ha, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân mỗi năm đạt trên
100 nghìn m3. Trồng rừng sản xuất đã có sự đầu tư thâm canh rừng, sử dụng 100%
cây giống có chất lượng nên đã nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
- Lĩnh vực công nghiệp - TTCN
Bắc Giang có 5 khu CN tổng diện tích 1.209 ha; 33 cụm công nghiệp tổng
diện tích trên 654,9ha. Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 600 dự
án đầu tư, trong đó 507 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 28.175 tỷ đồng và 93
dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 613,5 triệu USD. Vốn thực hiện các dự án đầu
tư trong nước ước đạt 38,3%; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 37,2%
vốn đăng ký.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 9.839,3 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so
với năm 2005.


Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định. Sản
xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời
sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.
- Lĩnh vực dịch vụ
Năm 2010, GDP dịch vụ đạt 6.014 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2001. Phát triển
còn mang tính tự phát, chất lượng thấp, lao động phần lớn chưa qua đào tạo. Các
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại... mới bước đầu được
hình thành.
1.2. Hoạt động của DNNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 1991 - 1997
Năm 1991, trước khi thực hiện Nghị định 388/HĐBT, toàn tỉnh Hà Bắc (cũ)
có 279 DNNN hạch toán độc lập; trong đó, có 25 doanh nghiệp Trung ương quản
lý, 123 doanh nghiệp tỉnh quản lý và 131 doanh nghiệp trực thuộc cấp huyện. Sau

khi thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp và thành lập mới, đến 31/12/1997
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 77 doanh nghiệp nhà nước, trong đó, có 68 doanh
nghiệp hạch toán độc lập (56 doanh nghiệp địa phương và 12 doanh nghiệp trung
ương) và 9 DNNN hạch toán phụ thuộc do trung ương quản lý.
Biểu số 1: Số lượng DNNN sau khi thực hiện Nghị định số 388/HĐBT (Năm
1994).
CHỈ TIÊU
1. Trước khi thực hiện NĐ
388/HĐBT
2. Kết quả thực hiện NĐ
388/HĐBT
Trong đó:- Thành lập lại
- Thành lập mới
- Chờ giải quyết
3. Năm 1997

Tổng
số

TW q.lý

Phân ra
Tỉnh q.lý
123

Huyện q.lý

279

25


131

95

26

69

0

87
1
7
68

26
X
X
12

61
1
7
56

-

(Nguồn: Báo cáo Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh năm 1997)
Các doanh nghiệp sau khi được thành lập lại và chia tách tỉnh (có 18 DNNN

thuộc diện chia tài sản và vốn về cho 2 tỉnh trong năm 1996) đã từng bước đi vào
ổn định tổ chức, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, xác định và điều chỉnh phương
hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường, giải quyết công nợ tồn đọng nên hiệu quả sản
xuất kinh doanh đã có chuyển biến.
2.1.2.1. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước năm 1997


- Phân theo cấp quản lý:
Trung ương quản lý 21 doanh nghiệp chiếm 27,2%.
Địa phương quản lý 56 doanh nghiệp chiếm 72,8%.
Từ năm 1993 trên địa bàn tỉnh Hà Bắc không còn DNNN do cấp huyện quản
lý.
Số doanh nghiệp trung ương thuộc 7 Bộ, nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn có 6 doanh nghiệp, tiếp theo là Bộ Xây dựng có 4 doanh
nghiệp.
Số doanh nghiệp địa phương thuộc 9 Sở quản lý, nhiều nhất là Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn có 21 doanh nghiệp (chiếm 37% doanh nghiệp địa
phương), Sở Xây dựng quản lý 11 doanh nghiệp, Sở Công nghiệp – TTCN có 9
doanh nghiệp, các Sở còn lại quản lý từ 1 đến 3 doanh nghiệp.
- Phân theo ngành kinh tế:
DNNN có ở hơn 10 ngành kinh tế, tập trung ở một số ngành như: Công
nghiệp 30%, Nông – Lâm nghiệp 27%, Thương nghiệp 14%, Xây dựng 13%.
- Phân theo lãnh thổ:
77 doanh nghiệp phân bố ở cả trên 10 huyện và thị xã, tập trung nhiều nhất là
thị xã Bắc Giang có 45 doanh nghiệp chiếm 59%, 5 huyện: Sơn Động, Yên Dũng,
Hiệp Hòa, Lục Nam, Tân Yên mỗi huyện có từ 1 đến 2 doanh nghiệp hoạt động
công ích (chủ yếu là các Xí ngiệp Thủy nông).
- Phân theo quy mô doanh nghiệp:
Sau khi đã loại bỏ hơn 100 doanh nghiệp qua các đợt sắp xếp, chuyển đổi
hình thức sở hữu, nhưng số lượng DNNN vẫn còn nhiều. Trừ một số doanh nghiệp

của trung ương và các doanh nghiệp thủy nông, còn lại các doanh nghiệp của địa
phương phần lớn nhỏ bé, vốn nhỏ, lao động ít.
+ Về vốn: Vốn Nhà nước tại 77 doanh nghiệp: 418.110 triệu đồng, trong đó,
doanh nghiệp trung ương: 225.057 triệu đồng (chiếm 61%), doanh nghiệp địa
phương: 186.092 triệu đồng (chiếm 39%).
Vốn lưu động: 83.457 triệu đồng (doanh nghiệp trung ương 62.373 triệu
đồng, doanh nghiệp địa phương 21.102 triệu đồng).
Vốn cố định của doanh nghiệp do địa phương quản lý nhỏ bé, chỉ có 141.951
triệu đồng, trong khi đó 5 doanh nghiệp Thủy nông đã chiếm 96.753 triệu động
(bằng 68%), còn lại 51 doanh nghiệp: 45.198 triệu đồng (bằng 32%).
Nhìn chung, các doanh nghiệp còn nhỏ và thiếu vốn, nguyên giá tài sản cố
định bình quân một doanh nghiệp 11,69 tỷ đồng và 5,43 tỷ đồng vốn kinh doanh;
bình quân nguyên giá tài sản cố định 01 doanh nghiệp trung ương 24,8 tỷ đồng và
12,1 tỷ đồng vốn; bình quân nguyên giá tài sản cố định 01 doanh nghiệp địa
phương 6,76 tỷ đồng và 2,9 tỷ đồng vốn (bằng 24% mức vốn trung bình doanh
nghiệp trung ương). Lao động bình quân của một doanh nghiệp 199 người (doanh
nghiệp trung ương 405 người; doanh nghiệp địa phương 121 người) trong tổng số
77 doanh nghiệp, có 17 doanh nghiệp (chiếm 18%) có nguyên giá tài sản cốn định
trên 10 tỷ đồng, trong đó 05 doanh nghiệp nguyên giá tài sản cố định trên 50 tỳ


đồng (6,5%); tuy nhiên chỉ 07 doanh nghiệp (9%) vốn trên 10 tỷ đồng, và 01 doanh
nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng (Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc).
Đến 31/12/1997, sau khi Nhà nước cấp bổ sung 13,77 tỷ đồng vốn lưu động
cho 30 DNNN trên địa bàn vẫn còn 9 doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 100
triệu đồng (chiếm 21%).
+ Tích tụ và tập trung vốn: Số lượng DNNN nhiều, vốn đầu tư của Nhà nước
bị phân tán, không đảm bảo được yêu cầu tích tụ và tập trung vốn. Tính đến
31/12/1997 mức độ tích tụ và tập trung vốn của các DNNN trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang như sau:

Biểu số 2: Tích tụ và tập trung vốn ở các DNNN hạch toán độc lập
Đơn vị: tỷ đồng
T. số DNNN
DNNN TW
DNNN ĐP
MỨC VỐN
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
%
Tổng số DNNN
68
100
12
100
56
100
Số DN có vốn < 1 tỷ
27
40
27
48
đồng
Số DN có vốn 1-5 tỷ
30
44
8

67
22
39
đồng
Số DN có vốn 5-10 tỷ
6
9
1
8
5
9
đồng
Số DN có vốn > 10 tỷ
5
7
3
25
2
4
đồng
(Nguồn: Báo cáo 7 năm hoạt động DNNN, Cục QLV &TSNN tại DN).
Số liệu trên bảng cho ta thấy mức độ tích tụ và tập trung vốn ở các doanh
nghiệp rất thấp. Trên địa bàn có 40% doanh nghiệp có mức vốn dưới một tỷ.7%
doanh nghiệp mức vốn trên 10 tỷ đồng trong đó, 03 doanh nghiệp trung ương:
Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty Xăng dầu, công ty Rừng nguyên
liệu miền Bắc; 02 doanh nghiệp địa phương: Xí nghiệp thủy nông Sông Cầu, Xí
nghiệp Thủy nông Cầu Sơn.
+ Về lao động:
Năm 1997 các doanh nghiệp quản lý và sử dụng 15.294 người, bằng 2% lao
động xã hội toàn tỉnh và bằng 42,28% cán bộ công nhân viên chức toàn tỉnh

(36.173 người, trong đó trung ương 11.060 người, địa phương 25.113 người). Có
37 doanh nghiệp chiếm 48% quản lý sử dụng dưới 100 lao động (trung ương 5, địa
phương 32).
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đội ngũ công nhân đào tạo từ thời bao cấp,
chưa được đào tạo lại. Hiện tượng chảy máu chất xám làm cho các doanh nghiệp đã
thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề lại càng thiếu.
Biểu số 3: Lao động trong các DNNN trên địa bàn tỉnh


CHỈ TIÊU

1991

1992

1993

1994

1995

- Tổng số
LĐXH
- T.số lđ trong
DN
+ DNTW q.lý
+ DNĐP q. lý

7140
00

1908
5
1050
0
8585

7170
00
1784
4
1011
2
7732

72100
0
17212
9800
7412

7250
00
1568
5
8951
6734

7300
00
1564

9
8922
6727

Đơn vị tính: người
1996 1997
97/9
1
73500 73500 103
0
0
15459 15294 80
8631 8512
81
6828 6782
79

Tỷ trọng
2,67
2,49 2,4
2,16
2,12
2,1
2,0
75
LĐDNNN
So với LĐXH
(%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 1991-1997)
+ Trang bị kỹ thuật:

Trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp nhìn chung còn lạc hậu về công
nghệ, trong nông nghiệp, lao động thủ công là chủ yếu, tỷ lệ cơ giới hóa thấp, sơ
chế là chính.
+ Đất đai: Các DNNN được giao quản lý 77.577 ha, chủ yếu là đất các nông,
lâm trường quốc doanh trong đó, đã sử dụng 77.568 ha bằng 99%, cụ thể:
67.406 ha phục vụ trực tiếp sản xuất (87%)
10.162 ha phục vụ gián tiếp: làm trụ sở, nhà ở (13%).
1.2.2.Hoạt động doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Khi chưa sắp xếp lại các doanh nghiệp (trước năm 1991) các cơ sở kinh tế
quốc doanh đều nằm trong tình trạng:
- Tài sản - tiền vốn bị phân tán, sử dụng đồng vốn kém hiệu quả, kết quả
kinh doanh thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường như: Liên
hiệp công ty Xuất nhập khẩu, năm 1991 có 20 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hầu
hết là lỗ vốn, số lỗ toàn liên hiệp là 1,5 tỷ đồng, trong khi toàn liên hiệp chỉ có 2 tỷ
đồng vốn lưu đông, lao động có 987 người, phần lớn không có việc làm.
- Các doanh nghiệp không khẳng định được sự tồn tại trong cơ chế thị
trường, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp, giá thành cao, không được người tiêu
dùng chấp nhận, trong khi đó hàng hóa nhập ngoại, đặc biệt hàng nhập lậu từ Trung
Quốc có chất lượng, mẫu mã hơn hẳn, giá bán lại rẻ. Sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp bị đình trệ, cán bộ công nhân viên không có việc làm, nhà máy sản
xuất cầm chừng hoặc đóng cửa như: nhà máy Cơ khí, nhà máy Phân lân, xí nghiệp
Điện cơ Việt Đức, Công ty Vật tư Nông nghiệp, Bia Việt Yên,…. Từ năm 1989 trở
về trước ít xuất hiện các đơn vị kinh doanh thua lỗ, nhưng từ năm 1991, đã xuất
hiện nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, không thực hiện được nghĩa vụ với nhà nước phải


giải thể như: Xí nghiệp than Đồng Rì, Xí nghiệp đá Đồng Tiến, Công ty Giống thức
ăn chăn nuôi, công ty Thủy sản, các công ty Thương nghiệp cấp huyện (16 doanh
nghiệp), các công ty Vật tư Nông nghiệp (16 doanh nghiệp),….
Năm 1991, 20% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lãi, 80% doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh hòa và lỗ vốn, chủ yếu là các doanh nghiệp huyện quản lý.
- Các doanh nghiệp sau khi được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT và
sắp xếp củng cố lại sau khi chia tách tỉnh đã từng bước đi vào ổn định tổ chức, sắp
xếp lại sản xuất kinh doanh, xác định và điều chỉnh phương hướng sản xuất, tìm
kiếm thị trường, giải quyết công nợ tồn đọng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đã
có chuyển biến.
- Năm 1997, doanh thu các DNNN đạt: 1.299 tỷ đồng, trong đó doanh
nghiệp trung ương: 914 tỷ đồng; doanh nghiệp địa phương: 385 tỷ đồng. Tổng lãi
kinh doanh 13.147 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trung ương 11,362 tỷ đồng,
doanh nghiệp địa phương 1,785 tỷ đồng.
DNNN chưa có sản phẩm mũi nhọn (trừ URE), sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại
tỉnh và một vài tỉnh miền núi phía Bắc.
Biểu số 4: Các sản phẩm chủ yếu của DNNN
CHỈ TIÊU

ĐVT

1994

1995

1996

1997

- Sản lượng xi măng
- Gạch các loại
- May mặc
- Bia
- Đạm URE

- Vận chuyển hành
khách

Tấn
Tr.viên
Tr.sp
Tr.lít
Vạn tấn
1000ng

4500
20
0,2
0,5
10
750

5000
60
0,2
0,5
11
780

5800
70
0,3
1,3
12
800


25000
90
0,6
2,4
13
900

97/94
(lần)
5,5
4,5
3
4,8
1,3
1,2

(Nguồn: Niên giám Thống kế tỉnh Bắc Giang năm 1997)
a. Hoạt động của DNNN theo ngành kinh tế quốc dân:
Các DNNN chủ yếu tập trung ở ngành Công nghiệp, Nông – Lâm nghiệp và
thương nghiệp dịch vụ. Ba ngành này chiếm 71% số doanh nghiệp (55doanh
nghiệp), 76,8% số lao động (11.746 người) và 78,6% vốn (328,6 tỷ đồng), cụ thể:
Công nghiệp chiếm 30% số doanh nghiệp, lao động chiếm 43,8% và vốn
chiếm 37,8%.
Ngành Nông – Lâm nghiệp chiếm 31,1% vốn (có 130 tỷ đồng) trong đó 5
doanh nghiệp Thủy nông có 98,374 tỷ đồng bằng 87,4 % vốn của 21 doanh nghệp
ngành Nông – Lâm nghiệp.
Thương nghiệp, dịch vụ chiếm 14% số doanh nghiệp, 10,6 số lao động và 9,7
% vốn.



Biểu số 5: Một số chỉ tiêu chủ yếu của DNNN tỉnh Bắc Giang năm 1997

I Ngành
KTQD
1. Công nghiệp
2. Thương
nghiệp
3. Nông
L.nghiệp
4. Xây dựng
5. Giao thông
6. Bưu điện
7. Điện lực

Số
Số
Tổng vốn
D.nghiệp Lao động
Số
% Số tđ %
Số
%


77 10 1529 100 418 100
0
4
23 30 6709 43, 158 37,
8

8
11 14 1622 106 40,6 9,7
27

3415

9 12
2
3
1 1,3
1 1,3

959
256
877
369

8. Ngân hàng

3 3,9

521

9. Các ngành #

6 6,2

II. Theo cấp
q.lý
1. DN TW q.lý

T.đó:- HT độc
lập
- HT p. thuộc
2. Do Đp q.lý

21

22,
3
6,3
1,7
5,7
2,4
0
3,4
1
3,7

130
12
5,78
31,9
24,3

31,
1
2,9
1,4
7,6
5,8


384
482,
7
83

30,
7
38,
5
6,6

18,9

42

1,01

2,3

53
10
25,7
118

4,2
0,8
2,1
9,4


3,56 7,9
0,56 1,3
1,13 2,5
10,6 23,5

5,0
5
33,3 2,6
5
125 100
3
868 69
639 51

0,22 0,49
2
2,71 6,02

63,3

21
12

10
0
27
15

2,2
1

566
6,16 1,4
9
1529 100 418 100
4
8512
255 61
6291
186 44

9
56

12
73

2221
6782

229
385

77

9,26

Doanh
Nộp
thu
NSNN

Số
% Số tđ %

12 100
45 100

69
163

17
39

18
31

6,6 14,4

45

100

32
19

71
42

13
14


29
29

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của DNNN năm 1997, Cục QLV &
TSNN tại Hà Bắc)
- Cơ cấu kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp theo
ngành kinh tế quốc dân đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn dàn trải ở nhiều
ngành nghề. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Một số ngành, số doanh
nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ bé, thiếu vốn, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản
xuất kinh doanh không cao (các xí nghiệp gạch thủ công thuộc ngành Công
nghiệp).
- Thực trạng đó đòi hỏi phải sắp xếp lại các DNNN, phải kiên quyết chuyển
hoạt động của các doanh nghiệp sang cơ chế thị trường, thực hiện đa dạng hóa các


hình thức sở hữu. Cần tập trung vốn, sức lực để duy trì và phát triển các doanh
nghiệp đã thích nghi với cơ chế thị trường.
b. Tình hình hoạt động của DNNN theo cấp quản lý
Số doanh nghiệp do trung ương quản lý chiếm 27,2%, tập trung 55,6 lao
động, 61% vốn và nộp ngân sách Nhà nước chiếm 71%. Số doanh nghiệp địa
phương chiếm 72,8%, nhưng chỉ tập trung 44,4% lao động, 39% vốn và nộp ngân
sách 29%. Năm 1997, các doanh nghiệp địa phương lãi sản xuất kinh doanh 1.875
triệu đồng, bằng 15,7 tổng lãi các doanh nghiệp do trung ương quản lý.
Các doanh nghiệp địa phương hiện nay trừ ngành Nông – Lâm nghiệp (Có 8
DNNN hoạt động công ích), ba ngành: Thương nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng
vẫn chiếm phần lớn số doanh nghiệp, phần lớn tiền vốn và lao động. Cũng là ba
ngành nộp ngân sách nhà nước lớn nhất. Ba ngành này chiếm 57,1% số doanh
nghiệp, 54,25 số lao động, 25% vốn và nộp ngân sách 75%. Trong ngành Xây dựng
bình quân một lao động nộp ngân sách 3,875 triệu đồng, gấp 6 lần ngành Công
nghiệp. Ngành Thương nghiệp bình quân một lao động nộp 5,773 triệu đồng, gấp

10 lần ngành Công nghiệp, mặc dù số vốn bình quân một lao động không chênh
lệch cao như vậy. Tuy vậy, trong từng ngành, giữa các ngành nghề sản xuất cũng
rất khác nhau. Trong ngành Công nghiệp thì ngành Nhựa, Điện cơ nộp ngân sách
nhiều, ngược lại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu như: gạch, thép,… nộp ngân
sách rất thấp, Trong các ngành Thương nghiệp, Nông – Lâm nghiệp, Giao thông
vận tải cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành nghề và giữa các doanh
nghiệp trong cùng ngành.
Các doanh nghiệp trung ương hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn đặc
biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Trong số 12 doanh nghiệp hạch toán
độc lập, năm 1996 có 6 doanh nghiệp hạch toán lỗ và tổng số lỗ 8.424 triệu đồng.
Doanh nghiệp có số lỗ lớn nhất trong năm 1996 là công ty gạch Tân Xuyên, lỗ
4.494 triệu đồng, 5 doanh nghiệp còn lại lỗ 3.930 triệu đồng, trung bình mỗi doanh
nghiệp lỗ 786 triệu đồng. 6 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi với tổng số lãi
3.307 triệu đồng, trung bình mỗi doanh nghiệp lãi 551 triệu đồng.
c. Hoạt động của DNNN theo lãnh thổ.
Trong số 77 DNNN trên địa bàn, riêng thị xã Bắc Giang có 45 DNNN
( trong đó: Trung ương 13 doanh nghiệp, địa phương 32 doanh nghiệp) chiếm
58,4%, tập trung 10.565 lao động, chiếm 69% và 286 tỷ đồng tiền vốn, chiếm
68,4%; còn 32 doanh nghiệp nằm rải rác ở 9 huyện.
Bình quân một lao động trong doanh nghiệp đóng tại thị xã Bắc Giang có
doanh thu 109 triệu đồng, cao gấp 5,2 lần doanh thu của các doanh nghiệp huyện,
trong khi vốn bình quân các doanh nghiệp ở thị xã Bắc Giang chỉ cao hơn 2,2 lần.
Một lao động trong các doanh nghiệp trung ương bình quân nộp ngân sách 3,78
triệu đồng cao gấp 1,8 lần so với các doanh nghiệp địa phương. Đặc biệt các doanh
nghiệp trung ương đóng tại thị xã Bắc Giang bình quân một lao động nộp ngân
sách Nhà nước 4,27 triệu đồng, cao hơn 3,7 lần mức nộp của các doanh nghiệp
huyện, mặc dù vốn chỉ cao hơn 2,5 lần. Điều đó cho ta thấy các doanh nghiệp lớn,


trang bị vốn cho một lao động ngày càng nhiều, càng nộp ngân sách nhà nước được

nhiều. Mặt khác cũng thấy rằng các doanh nghiệp lớn do trung ương quản lý đóng
tại thị xã Bắc Giang, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn là các doanh nghiệp
trung ương đóng rải rác tại các huyện có quy mô nhỏ hơn. Doanh nghiệp trung
ương đóng tại thị xã Bắc Giang có quy mô vốn bình quân 18,336 tỷ đồng và một
triệu đồng vốn các doanh nghiệp đó nộp NSNN được 126.426 đồng. Vốn bình quân
một doanh nghiệp trung ương đóng tại các huyện là 2,08 tỷ đồng và một triệu đồng
vốn nộp ngân sách được 112.079 đồng.
1.3. Kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
2.1.3.1. Giai đoạn thí điểm (1998-2001)
Thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các
đơn vị, có kế hoạch, lộ trình cụ thể và đã tiến hành thực hiện việc sắp xếp, tổ chức
lại DNNN, đã CPH và đa dạng hoá hình thức sở hữu 12 DNNN, trong đó:
- Thực hiện CPH 6 doanh nghiệp: Công ty Nhựa; Công ty Vận tải hành
khách; Công ty Vận tải thuỷ bộ; Công ty Dược; Xí nghiệp Điện cơ Việt Đức; một
đơn vị trực thuộc Công ty Thương mại.
- Bán 05 doanh nghiệp cho tập thể, người lao động trong doanh nghiệp, sau
đó chuyển thành Công ty CP theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP gồm: Xí nghiệp
Gạch Ngọc Lý; Xí nghiệp Gạch Thượng Lan; Công ty Cơ khí nông nghiệp; Công
ty Xây lắp Lâm nghiệp; Xí nghiệp Sứ Gốm sông Thương.
- Thực hiện giao khoán kinh doanh 01 doanh nghiệp: Công ty Rượu bia nước
giải khát Việt Yên.
2.1.3.2. Giai đoạn thực hiện NQ TW 3 (từ năm 2001-2007)
Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 BCH TW ĐCSVN khoá IX họp về
DNNN và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Để triển khai Nghị quyết TW 3, Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 08/02/2002 về việc tiếp tục sắp xếp,
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, và Chính phủ ra Nghị định số
64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về chuyển DNNN thành công ty CP. Các văn
kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của việc CPH DNNN.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng
phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới 42 DNNN (thời điểm 31/12/2002) trực thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2003 – 2005 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 30/01/2003 với nội dung như
sau:
- 15 DNNN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và giữ nguyên pháp
nhân, trong đó:
+ 05 DNNN hoạt động công ích: Các Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi:
Sông Cầu, Nam Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn, Cầu Sơn.


+ 10 DNNN hoạt động sản xuất - kinh doanh: 06 lâm trường: Sơn Động I,
Sơn Động II, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Mai Sơn, Yên Thế; 02 nông trường:
Bố Hạ, Yên Thế; 02 công ty: Xổ số Kiến thiết Bắc Giang, Cấp nước Bắc Giang.
- Lộ trình sắp xếp 27 DNNN:
Lộ trình sắp xếp DNNN 2003 – 2004:
Năm
DN CPH, Nhà nước giữ dưới
DN CPH, Nhà nước
thực
50% VĐL hoặc không giữ
Sáp nhập
giữ trên 50% VĐL
hiện
CP
2003 Thực hiện sx, cph 18 doanh nghiệp:
1. Cty Muối I ốt
1.Nhà máy Phân lân Việt Yên 1.Cty Xây dựng
thị xã BG vào
2. Xí nghiệp In

2.Cty Công trình giao thông
Cty Quản lý
3. Cty Truyền giống gia 3.Xí nghiệp Hoá chất Barium
công trình đô thị
súc
BG
4. Cty Giống cây trồng 4.Cty Gạch ngói Hồng Thái
5. Xí nghiệp Giống dịch 5.Cty Xây lắp đường dây và
vụ thuỷ sản
trạm
6.Cty Vật tư kỹ thuật nông
nghiệp
7.Xí nghiệp Cơ khí Lục Ngạn
8.Cty Xây dựng số I
2. Cty Phát hành
sách vào Cty
9.Cty Phát triển nhà và đô thị
10.Cty Bia, Nước giải khát
HaBaĐa
11.Cty Vật liệu xây dựng Sông
Thương
2004 Thực hiện cph 9 doanh nghiệp:
1.Cty Qlý công trình đô 1.Cty Tư vấn khảo sát thiết kế
thị
2.Cty SGK và Thiết bị 2.Cty Xây lắp thuỷ lợi
trường học
3.Cty Du lịch
4.Cty Xuất nhập khẩu
5.Cty May
6.Cty Xi măng

7.Cty Điện ảnh
Tổng cộng năm 2003 – 2004 thực hiện sản xuất, CPH 27 doanh nghiệp
Công tác đổi mới, CPH đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:
- Năm 2002: Sắp xếp, CPH, đa dạng hoá hình thức sở hữu 09 doanh nghiệp,
trong đó: CPH 05 doanh nghiệp và 01 bộ phận doanh nghiệp để thành lập 16 công
ty CP: Phân xưởng Đũa thuộc Công ty Giấy xuất khẩu, Công ty Vật tư tổng hợp,
Công ty Thương mại Bắc Giang (CPH các bộ phận và công ty để thành lập 11 công


ty CP), Công ty Công trình Giao thông, Xí nghiệp Cơ khí Lục Ngạn, Nhà máy
Phân lân; Giao 01 doanh nghiệp theo Nghị định 103/CP: Công ty Giấy xuất khẩu;
sáp nhập Công ty Xây dựng thị xã vào Công ty Quản lý Công trình Đô thị.
- Năm 2003: CPH 10 doanh nghiệp để thành lập 10 công ty CP: Xí nghiệp
Hoá chất Barium, Công ty Xây lắp Đường dây và trạm, Công ty Giống cây trồng,
Công ty Giống chăn nuôi, Xí nghiệp In, Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng,
Công ty Phát triển nhà và Đô thị, Xí nghiệp Muối Iốt, Công ty Sách giáo khoa &
Thiết bị trường học, Công ty Phát hành sách.
- Năm 2004: chuyển đổi, sắp xếp, CPH 12 doanh nghiệp, trong đó: CPH 10
doanh nghiệp để thành lập 10 công ty cổ phần: Công ty Bia HaBada, Xí nghiệp
Gạch Hồng Thái, Công ty Vật liệu Xây dựng Sông Thương, Công ty Xây dựng số 1
Bắc Giang, Công ty Xi măng Bắc Giang, Công ty Du lịch, Công ty May, Công ty
Xây lắp thuỷ lợi, Công ty Rượu bia Nước giải khát, Công ty Quản lý Công trình Đô
thị; 01 doanh nghiệp chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu :Xí nghiệp Giống dịch
vụ thuỷ sản; 01 doanh nghiệp chuyển thành công TNHH1TV: Công ty Cấp thoát
nước;
- Năm 2005: việc sắp sếp đổi mới DNNN địa phương thuộc tỉnh UBND tỉnh
Bắc Giang theo quyết định số 134/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành.
Thực hiện nghị quyết số 28/NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp các nông
lâm trường quốc doanh, tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
chuyển Lâm trường Sơn Động I thành BQLR Phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn

vị sự nghiệp có thu; 5 lâm trường: Sơn Động II; Yên Thế; Lục Nam; Lục Ngạn;
Mai Sơn chuyển thành Công ty Lâm nghiệp. Giải thể 2 nông trường: Bố hạ và Yên
Thế. Đến hết ngày 30/9/2007, công tác sắp xếp các nông lâm trường quốc doanh
trên địa bàn thỉnh theo nghị quyết số 28/NQ/TW đã hoàn thành.
1.3.3. Giai đoạn 2008-2011
(sắp xếp theo NQ 28 và thực hiện Luật Doanh nghiệp)
Tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới các Xí nghiệp thuỷ lợi và các nông, lâm
trường Quốc doanh.
Thực hiện Nghị định 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ và
Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 3/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê
duyệt Kế hoạch sắp sếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2009. UBND tỉnh đã cho tiến hành làm thủ tục
chuyển đổi 05 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi thành 5 Công ty TNHH1TV
và Công ty Xổ số Kiến thiết Bắc Giang thành Công ty TNHH1TV Xổ số Bắc
Giang.
Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyển đổi công
ty nhà nước thành công ty TNHH1TV và tổ chức quản lý Công TNHH1TV do Nhà
nước làm chủ sở hữu. UBND tỉnh Bắc Giang tiến hành lập Kế hoạch và thực hiện
các quy trình chuyển 05 Công ty Lâm nghiệp và 01 Đoạn Quản lý đường bộ thành
công ty TNHH1TV.


Đến thời điểm ngày 31/12/2010 tỉnh Bắc Giang đã thực hiện xong việc
chuyển đổi 13 doanh nghiệp thành Công ty TNHH1TV do Nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ gồm: 05 Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi; 05 Công ty Lâm nghiệp;
01 Công ty Cấp nước Bắc Giang; 01 Công ty Xổ số kiến thiết; 01 Đoạn Quản lý
đường bộ.
2.1.4. Hoạt động của DN sau khi sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết TW3
1.4.1. Kết quả tích cực
Các doanh nghiệp nhìn chung được hoạt động trong môi trường bình đẳng,

không phân biệt giữa các thành phần kinh tế; từng bước hoàn thiện tổ chức quản lý,
quản trị doanh nghiệp, trong đó quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối
với doanh nghiệp đã được sửa đổi theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện các quyền và
nghĩa vụ như các chủ đầu tư, sở hữu vốn góp vào doanh nghiệp như các chủ đầu tư,
chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ
chế thị trường nhằm giải phóng và phát huy tối đa các nguồn lực trong doanh
nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
- Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách khác cũng được ban hành tạo điều
kiện cho quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển khu vực DNNN như ban hành cơ
chế quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN, thành lập Công ty mua bán nợ và
tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – công cụ hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh hóa tài
chính, góp phần tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh, chính sách
đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN…
Sơ đồ 3. Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn trên địa bàn

Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang
Vốn điều lệ của các DNNN sau khi chuyển đổi và các công ty TNHH1TV đã
tăng từ 605,532 tỷ đồng (năm 2006) lên 982,906 tỷ đồng (2011), vốn của cổ đông
không phải của nhà nước tại doanh nghiệp sau khi CPH đã tăng từ 90,841 tỷ đồng
(năm 2006) tăng lên 309,134 tỷ đồng (2011).


Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty CP được thành lập từ DNNN
năm 2011 tăng khá cao so với năm 2006, cụ thể: doanh thu năm 2011 đạt 3.026,025
tỷ đồng tăng 1.735,751 tỷ đồng so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2011 đạt 115,45
tỷ đồng tăng 101,659 tỷ đống so với năm 2006. Nộp ngân sách năm 2011 đạt
53,569 tỷ đồng tăng 20,735 tỷ đồng so với năm 2006.
Năm 2011, Doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm 85,9 %, hòa vốn chiếm 1,8
% và thua lỗ 12,3 %; tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ của 49 công ty CP năm

2011 đạt 30,6 % (115,450 tỷ /354,127 tỷ đồng).
Kết quả đánh giá, phân loại doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100 % vốn trên
địa bàn tỉnh năm 2011 như sau: 69,99 % doanh nghiệp xếp loại A; 22,01 % doanh
nghiệp xếp loại B và 8,05 % doanh nghiệp xếp loại C.
Việc chuyển công ty nhà nước sang công ty TNHH1TV tạo điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước phát huy quyền chủ động,
sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác. Tính đến 31/12/2006, tỉnh Bắc Giang có 13 DNNN với
tổng số vốn điều lệ là 458,3 tỷ đồng; Tính đến 31/12/2011, Vốn điều lệ của 13
doanh nghiệp trên (nay chuyển thành công ty TNHH1TV do nhà nước làm chủ sở
hữu) đã tăng lên 628,79 tỷ đồng, Kết quả bước đầu cho thấy hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp sau chuyển đổi dần đi vào ổn định và phát triển. Ví dụ, như
Công ty TNHH1TV xổ số kiến thiết Bắc Giang doanh thu hàng năm 2011 đạt
75,236 tỷ đồng tăng 1,87 lần so với năm 2006, nộp ngân sách năm 2011 đạt 15,852
tỷ đồng tăng 2,1 lần so với năm 2006; Công ty TNHH1TV cấp thoát nước Bắc
Giang doanh thu năm 2011 đạt 39,335 tỷ đồng tăng 1,95 lần so với năm 2006, nộp
ngân sách năm 2011 đạt 1,450 tỷ đồng tăng 1,8 lần so với năm 2006; Công ty Cổ
phần may Bắc Giang doanh thu năm 2011 đạt 450 tỷ đồng tăng 7,17 lần so với năm
2006, lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 90 tỷ đồng tăng 32,5 lần so với năm 2006
(Có biểu tổng hợp doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận trước thuế, cơ cấu vốn điều
lệ của các công ty cổ phần, công ty TNHH1TV kèm theo).
1.4.2. Hạn chế, tồn tại
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, đổi mới vẫn còn một số vấn đề
tồn tại, hạn chế đó là:
Cho đến nay vẫn chưa có các tiêu chí cụ thể và thống nhất để xác định vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước, đánh giá về hiệu quả DNNN nên nhận định chưa
đúng về tác dụng của các chủ trương và biện pháp cải cách DNNN và các định
hướng tiếp theo. Biểu hiện là vẫn còn có tình trạng sử dụng rất nhiều tiêu chí như tỷ
trọng DNNN trong tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ

đóng góp vào ngân sách nhà nước, chỉ tiêu về tăng quy mô về vốn, mức doanh thu,
nộp ngân sách, lãi hoặc lỗ; lãi trên doanh thu, lãi trên tổng vốn hoặc vốn nhà
nước…


Số lượng DNNN năm 2011 đã giảm 73,36 % (42 doanh nghiệp / 55 doanh
nghiệp) so với năm 2000, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đã chuyển đổi là
những doanh nghiệp có vốn nhà nước nhỏ. Do vậy, tính đến 31/12/2011 phần vốn
nhà nước tại các DNNN thực hiện CPH mới đạt tỷ lệ 36,03 % (354,127 tỷ đồng /
982,906 tỷ đồng) tổng số vốn của các DNNN trên địa bàn. Vì vậy, việc sắp xếp,
điều chỉnh cơ cấu trong thời gian qua phần nhiều mang ý nghĩa sắp xếp, điều chỉnh
trong nội bộ khu vực DNNN (giảm bớt doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp lỗ,
doanh nghiệp không cần nắm giữ, giảm bớt đầu mối, chuyển từ cấp quản lý này
sang cấp quản lý khác…), mà chưa tạo được cơ cấu hợp lý và chưa điều chỉnh được
cơ cấu tương quan giữa DNNN với các loại hình doanh nghiệp khác.
Việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN chưa được thực hiện theo một đề án tổng thể
kết hợp giữa ngành và địa bàn mà lại được thực hiện theo đề án của từng ngành, địa
phương nên còn có sự chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, giữa doanh nghiệp
trung ương và doanh nghiệp địa phương trên cùng một địa bàn.
Năm 2011, mặc dù số doanh nghiệp có lãi chiếm tới 87,5 % nhưng số có mức
lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại chỉ khoảng
15 %. Nếu tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ như khấu hao tài sản cố định, các
khoản trích dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá tồn kho, xử lý nợ khó đòi thì lãi
thực tế sẽ còn thấp hơn. Tuy tổng số nộp ngân sách của khu vực DNNN sau chuyển
đổi đã tăng lên nhưng chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
chiếm tỷ lệ thấp.
- Một số doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, khả năng thanh toán nợ
thấp: Công ty cổ phần HaBaDa, Công ty cổ phần xây lắp thuỷ lợi...thậm chí phải
phá sản như: Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm (muối Iốt).
CPH còn mang tính “khép kín”, trong cơ cấu vốn điều lệ chủ yếu cổ phần

người ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp năm 2006 mới đạt 3,9 % còn lại là
người lao động, quản lý trong doanh nghiệp và Nhà nước (tỷ lệ trên năm 2011 đã
tăng lên 11,4 %). Tỷ lệ cổ phần của người ngoài doanh nghiệp và cổ đông chiến
lược còn ít nên quản trị của các công ty cổ phần vẫn chưa có chuyển biến tích cực.
Cơ cấu vốn điều lệ của 49 Cty CP được thành lập, chuyển đổi từ DNNN
- Năm 2006:

Sơ đồ 4: Cơ cấu vốn điều lệ của 49 Cty CP năm 2006


- Năm 2011:
Sơ đồ 5: Cơ cấu vốn điều lệ của 49 Cty CP năm 2011

2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với DN sau khi chuyển đổi
.2.1. Về thể chế chính sách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Trước hết phải khẳng định, hệ thống cơ chế chính sách QLNN đối với doanh
nghiệp trong thời gian qua đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ,
liên tục sửa đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, đã góp
phần ngày càng hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách tài chính, hạn chế rủi ro, thất
thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hệ thống cơ
chế chính sách tài chính doanh nghiệp đã được hình thành và đang dần được hoàn
thiện thống nhất với mọi thành phần kinh tế, góp phần tạo lập môi trường kinh
doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được
điều chỉnh theo hướng giảm dần việc hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho
các DNNN sang hỗ trợ gián tiếp cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp đảm bảo
phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Qua đó góp phần thực hiện phân bổ lại
nguồn lực trong từng nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Sự đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp trong thời

gian qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu can thiệp hành chính
của cơ quan QLNN gắp với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất
lượng quản trị, năng lực cạnh tranh, công khai minh bạch thông tin thích ứng với


điều kiện hội nhập. Với hệ thống cơ chế quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước
tại doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện
tách chức năng QLNN với chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước từ quản lý hành chính sang
quan hệ đầu tư, kinh doanh vốn, xác định rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn,
người quản lý điều hành doanh nghiệp, tăng cường tính tự chủ cho doanh nghiệp
có vốn nhà nước. Vì vậy, bước đầu đã xác lập rõ được quyền và nghĩa vụ của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo sự phân công, phân
cấp giữa các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố, Hội đồng thành
viên. Thay đổi phương thức quản lý, giám sát từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn
với việc phân loại đánh giá doanh nghiệp.
Công tác quản lý giám sát tài chính doanh nghiệp đã được triển khai thông
qua các hoạt động kiểm toán, báo cáo tài chính, phân tích đánh giá xếp loại doanh
nghiệp, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách tài chính
doanh nghiệp, công bố công khai thông tin về kết quả kinh doanh và tình hình tài
chính doanh nghiệp. Thông qua giám sát phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp đưa ra kiến nghị và cảnh báo về rủi ro trong hoạt động của các doanh
nghiệp để chủ sở hữu có giải pháp khắc phục.
2.2.1.2. Tồn tại, hạn chế
Qua nghiên cứu, có thể thấy khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh
nghiệp còn một số hạn chế sau đây:
- Các vấn đề phát sinh trong việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối
với doanh nghiệp còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật.

- Pháp luật về DNNN không còn duy trì được tính đồng bộ và tính hệ thống.
Kể từ ngày 01/7/2010, các công ty nhà nước hoạt động theo Luật DNNN năm 2003
đã phải chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Như vậy,
một quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên đã không còn được áp dụng nữa
vì không còn đối tượng điều chỉnh là công ty nhà nước.
- Những quy định điều chỉnh việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối
với doanh nghiệp còn sơ sài, chưa đầy đủ, nhất là đối với các công ty TNHH1TV
do nhà nước làm chủ sở hữu. Chính vì vậy, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động
của các doanh nghiệp này chưa có pháp luật để điều chỉnh.
- Nội dung của một số quy định còn chưa hợp lý. Chẳng hạn, Nghị định
07/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở DNNN và công khai tài
chính ở DNNN và Nghị định 87/2007/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở công
ty cổ phần, công ty TNHH đều giới hạn việc công khai tài chính (kết quả kiểm toán
và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp) cho các đối tượng trong nội bộ
doanh nghiệp. Như vậy, các bên có liên quan ở bên ngoài doanh nghiệp không thể


tiếp cận các thông tin này để thực hiện quyền giám sát của mình. Rõ ràng đây là
một quy định bất hợp lý, cần phải được khắc phục.
2.2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.1. Những kết quả đạt được
+ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã giảm
thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25%.Việc giảm thuế suất thuế TNDN góp phần
giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ nộp thuế, tăng tích lũy cho tái đầu tư mở rộng
phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện ưu đãi thuế thống nhất, không phân biệt các loại hình doanh
nghiệp; giảm và thu hẹp các ưu đãi có sự phân biệt đối xử (ưu đãi CPH DNNN).
+ Khuyến khích đổi mới công nghệ thông qua quy định cho trích lập quỹ phát
triển công nghệ trước thuế TNDN.
+ Trong quá trình thực hiện , Bộ Tài chính đã kịp thời xem xét, nghiên cứu

sửa đổi bổ sung Thông tư số 18/2011/TT- BTC ngày 10/2/2011. Thông tư này đã
xử lý được nhiều vướng mắc, bất cập của doanh nghiệp có tác dụng tăng tính khả
thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của người nộp thuế.
2.2.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, Luật thuế TNDN hiện hành vẫn còn bộc lộ một số
tồn tại, hạn chế sau:
+ Về thuế suất: Thuế suất thuế TNDN 25% hiện đang ở mức trung bình so
với các nước trong khu vực (bằng Trung quốc) nhưng còn cao hơn một số quốc gia,
vùng lãnh thổ như Hồng kông, Singapore....nên chưa thực sự tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tích tụ vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Xác định mức
thuế suất chính là xác định mức độ điều tiết về thuế của Nhà nước đối với thu nhập
của doanh nghiệp. Mức thuế suất cao sẽ tăng điều tiết tập trung cho NSNN, nhưng
việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ có tác động tăng động viên cho NSNN; do giảm
thuế suất thuế TNDN chính là tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài
chính, tăng tích lũy tái đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Khi doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều hàng hóa, của cải
vật chất cho xã hội, tạo thêm nhiều lợi nhuận và thuế thu nhập nộp cho NSNN cũng
sẽ tăng thêm.
+ Về tính minh bạch: Theo quy định tại Luật thuế TNDN và các văn bản
hướng dẫn thực hiện thì cách sử dụng ngôn ngữ còn khó hiểu, gây nhầm lẫn, ví
dụ: Thông tư số 130/2008/TT- BTC quy định, phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản
xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế
vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm vay.Theo đó vay của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế không bị khống chế
còn vay của cá nhân, tổ chức không kinh doanh sẽ bị khống chế ...nhưng cách viết
gây khó hiểu cho DN.
Luật thuế TNDN có quy định DN sản xuất, xây dựng ....sử dụng nhiều lao
động nữ thì khoản chi cho lao động nữ được giảm, miễn thuế TNDN. Nhưng tại các



văn bản hướng dẫn thực hiện không có quy định: thế nào là DN sử dụng nhiều lao
động nữ, vì vậy gây ra sự không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
+ Tính thống nhất: Nội dung quy định tại Luật, Nghị định và các văn bản
hướng dẫn chưa thống nhất.
Ví dụ: Quy định về phần Phần giá trị hàng hóa tổn thất:
Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn phần giá trị tổn thất do thiên tai,
dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được hạch
toán vào chi phí để trừ khi tính thuế TNDN, nhưng Thông tư số 18/2011/TT-BTC
hướng dẫn bổ sung: hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch
bệnh, hoả hoạn (không quy định trường hợp bất khả kháng khác) được tính vào chi
phí để trừ.
+ Tính hợp lý:
Một số hướng dẫn thực hiện Luật còn có sự phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế:
Ví dụ: Một số khoản chi phí không hướng dẫn và cũng không nêu nguyên tắc
phân bổ nên khi xác định chi phí gặp khó khăn cho doanh nghiệp: như tiền điện
thoại khoán cho người quản lý doanh nghiệp, văn phòng phẩm ...dẫn đến khó thực
hiện, đôi khi bị áp đặt.
+ Tính khả thi: Một số quy định nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, cũng như quyền đánh thuế của Việt nam, nhưng tính khả thi không cao, khó
thực hiện:
Ví dụ: Một số khoản chi tuy không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
nhưng thực tế phát sinh không được hạch toán vào chi phí còn thiếu tính khả thi
như chi hiếu hỷ, chi hỗ trợ đoàn thể tại doanh nghiệp, quy định cụ thể về chi tuyên
truyền quảng cáo.
2.3. Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN
Hiện nay, nhà nước chưa có văn bản pháp lý về giám sát hoạt động tài chính
của DNNN sau CPH nhưng theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày
06/10/2006 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN có các hình thức
giám sát sau:

- Giám sát từ bên trong doanh nghiệp là giám sát nội bộ do doanh nghiệp tự
tổ chức thực hiện.
- Giám sát từ bên ngoài là giám sát do chủ sở hữu và cơ quan QLNN tổ chức
thực hiện. Việc giám sát từ bên ngoài được thực hiện dưới hai hình thức:
+ Giám sát gián tiếp: là việc theo dõi và kiểm tra hoạt động của doanh
nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định
của pháp luật và của chủ sở hữu.
+ Giám sát trực tiếp: là việc kiểm tra nắm tình hình trực tiếp tại doanh
nghiệp. Việc giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định
hiện hành về công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp. Các chủ thể giám sát có thể
sử dụng các công ty tư vấn như: Công ty tư vấn tài chính kế toán, thuế, Công ty


kiểm toán độc lập, Công ty đánh giá tài sản để thực hiện giám sát và đánh giá
doanh nghiệp.
- Giám sát trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp:
Giám sát trước hoạt đông của doanh nghiệp là việc kiểm tra tính khả thi của
các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; các dự án đầu tư, xây dựng, đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp, phương án huy động vốn và các dự án phương án khác;
Giám sát trong hoạt động của doanh nghiệp là việc theo dõi, kiểm tra quá
trình thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, thực hiện các quy định của
pháp luật và của chủ sở hữu;
Giám sát sau hoạt động của doanh nghiệp là việc kiểm tra kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ; kết quả chấp hành các quyết định
của chủ sở hữu hoặc Điều lệ doanh nghiệp; việc tuân thủ các quy định của pháp
luật.
Về cơ bản các hình thức giám sát trên khá toàn diện và đều được thực hiện ở
các DNNN sau CPH. Tuy nhiên, việc thực hiện giám sát lại không đạt được hiệu
quả. Cụ thể, công tác giám sát bên trong của các DNNN sau CPH hiện nay hầu như
mới chỉ là hình thức, chưa phát huy được vài trò của giám sát, chưa được chú trọng

ở nhiều doanh nghiệp. Giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp sau
CPH bị buông lỏng. Hầu như không thực hiện giám sát trước và trong hoạt động
của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều quyết định đầu tư sai lầm của người quản lý
đã không được cảnh báo trước gây thiệt hại cho doanh nghiệp và chủ sở hữu.
Ngoài hai hệ thống giám sát trên đối với doanh nghiệp còn có những đối
tượng khác cũng tham gia giám sát doanh nghiệp như: Những tổ chức cá nhân
ngoài doanh nghiệp không có chức năng giám sát nhưng họ phát hiện hoặc tố cáo
vi phạm của doanh nghiệp về các hoạt động vi phạm pháp luật, các cơ quan truyền
thông báo chí, kiến nghị của hệ thống kiểm toán độc lập,...Hệ thống thuế, hệ thống
tín dụng cũng là những nội dung quan trọng của hoạt động giám sát tài chính doanh
nghiệp. Cơ quan thuế là người thu thuế đồng thời thực hiện chức năng chủ yếu về
kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ nộp thuế của doanh nghiệp. Các ngân hàng
trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn tín dụng của doanh nghiệp.
Hệ thống giám sát hoạt động tài chính của DNNN sau CPH đến nay có thể
được khái quát như sau:
Cơ quan giám sát nhà nước: hiện nay, không có một cơ quan chuyên trách
nào chịu trách nhiệm giám sát DNNN sau CPH. Tuy nhiên, Nhà nước đã uỷ quyền
quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp này cho các đại diện chủ sở hữu
nhà nước. Đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt
động tài chính của các doanh nghiệp này. Hiện nay, đại diện chủ sở hữu nhà nước
là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), công ty mẹ của các
tập đoàn, tổng công ty, các bộ, UBND cấp tỉnh, thành.
Cơ quan giám sát, kiểm soát nội bộ của DNNN sau CPH: Hiện nay, các
DNNN sau CPH chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đều đã


thành lập Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có chức năng giám sát tình hình tài chính
nội bộ nhằm đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý được thực hiện đúng.
Cơ quan kiểm toán độc lập: Bên cạnh công tác kiểm soát nội bộ, công tác
kiểm toán độc lập được coi là công cụ quan trọng trong việc quản lý và điều hành

doanh nghiệp. Hiện nay, nhà nước cũng đã có những quy định doanh nghiệp nào
niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính.
Những doanh nghiệp nào chưa niêm yết thì khuyến khích kiểm toán độc lập.
Những ưu điểm trong hoạt động giám sát:
Việc giám sát của nhà nước trong thời gian qua đối với DNNN sau CPH đã
có những mặt tích cực như sau:
Giúp cơ quan nhà nước nắm bắt kịp thời thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp về các mặt cơ bản doanh thu và thu nhập khác so với năm
trước; lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; nợ phải trả quá
hạn và khả năng thanh toán; tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật.
Triển khai được vai trò giám sát hoạt động tài chính, đánh giá hiệu quả
DNNN sau CPH của chủ sở hữu nhà nước.
Tạo cơ sở để nhìn nhận, đánh giá sát thực hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh
cũng như năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó có cơ sở
đưa ra các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng hoặc đề ra các biện
pháp chế tài, khắc phục tình trạng yếu kém của doanh nghiệp. Việc giám sát đánh
giá hiệu quả của doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho bản thân doanh nghiệp chủ
động triển khai các hoạt động theo quy định của pháp luật, đề ra các biện pháp khắc
phục tồn tại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh
tranh.
Những tồn tại trong hoạt động giám sát:
- Có sự chồng chéo vai trò chủ thể giám sát hoạt động tài chính và QLNN
đối với DNNN sau CPH.
+ Hoạt động giám sát của nhà nước đối với DNNN sau CPH chưa thực sự
hiệu quả, chưa đi vào bản chất là giám sát của chủ sở hữu đối với DNNN sau CPH
vì hiện nay đang diễn ra sự chồng chéo giữa hoạt động giám sát tài chính của nhà
nước với vai trò chủ sở hữu và hoạt động giám sát quản lý của cơ quan QLNN.
+ Hiện nay, bộ máy QLNN đồng thời là bộ máy thực hiện quyền sở hữu vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sau CPH không có sự phân định rõ vai trò của
nhà nước đối với DNNN sau CPH với tư cách là chủ thể giám sát vì nhà nước chỉ

là chủ thể giám sát đối với DNNN sau CPH khi nhà nước là chủ sở hữu vốn. Do đó,
các nội dung giám sát hoạt động tài chính của nhà nước đối với DNNN sau CPH
(căn cứ trên mối quan hệ chủ thể sở hữu vốn - đầu tư vốn với chủ thể tiếp nhận
vốn) và nội dung quản lý giám sát của nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH
(căn cứ vào mối quan hệ hành chính nhà nước) cũng không được tách bạch rõ ràng.
- Hệ thống pháp luật làm cơ sở giám sát tài chính doanh nghiệp vẫn còn thiếu
tính thống nhất và tính đồng bộ. Về cơ bản các quy định pháp luật về tài chính mới


chỉ được thiết kế dựa trên quyền lợi của nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp
mà chưa tính đến trách nhiệm của Nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp. Chính
vì vậy, doanh nghiệp không thấy tác dụng và hiệu quả của giám sát tài chính mà chỉ
coi đó là công cụ quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp. Mặc dù Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quy chế giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp,
nhưng mới tập trung chủ yếu vào DNNN. Trong quy chế đó đề cập đối tượng giám
sát có cả các công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước nhưng chưa đầy đủ đối
với công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối.
- Chưa có đơn vị đầu mối thực hiện và chịu trách nhiệm về hoạt động giám
sát tài chính đối với DNNN sau CPH.
Hiện nay, những DNNN sau CPH được chuyển giao cho SCIC quản lý thì
SCIC chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tài chính của các doanh nghiệp này
thông qua người đại diện. Những DNNN sau CPH không chuyển về cho SCIC
quản lý thì vẫn đang bị quản lý phân tán ở UBND cấp tỉnh.
Các nội dung giám sát hoạt động tài chính của chủ sở hữu nhà nước không
tập trung tại một đầu mối mà tản mát do nhiều sở, ngành khác nhau thực hiện,
không đảm bảo tính kịp thời dẫn đến tính hiệu quả của hoạt động giám sát của nhà
nước đối với doanh nghiệp sau CPH có nhiều hạn chế. Đồng thời thực tế này cũng
dẫn đến bất cập là sẽ không có đơn vị cơ quan đầu mối nào thực hiện và chịu trách
nhiệm về hoạt động giám sát tài chính đối với DNNN sau CPH.
- Các nội dung giám sát tài chính của nhà nước đối với các doanh nghiệp sau

CPH còn mang tính hình thức chưa thực sự đầy đủ và hiệu quả. Các DNNN sau
CPH trở thành công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh
nghiệp, được chủ động trong việc huy động vốn, đầu tư và sử dụng vốn. Nhà nước
chỉ là một trong các chủ sở hữu, dù có vốn góp chi phối. Hiện tại, nhà nước vẫn
chưa kiểm soát được các hoạt động đầu tư ra bên ngoài ngành nghề kinh doanh
chính của các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của nhà nước. Do vậy, hiệu quả
của số vốn đầu tư này cũng không đánh giá được. Hiện nay, chưa có một báo cáo
cụ thể nào về hoạt động kinh doanh cũng như tính hiệu quả của hoạt động kinh
doanh sang ngành nghề khác của các DNNN sau CPH.
- Hệ thống công cụ giám sát tài chính của nhà nước đối với các DNNN sau
CPH chưa phát huy hiệu quả. Chỉ tiêu giám sát còn chưa phù hợp để nhận biết để
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chuẩn xác.
Hiện tại, việc đánh giá doanh nghiệp chỉ thông qua các chỉ tiêu tài chính như:
doanh thu, lợi nhuận thực hiện, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư và chỉ
tiêu khả năng thanh toán và nợ quá hạn của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này vẫn
chưa thực sự phản ánh được thực trạng về tình hình tài chính, về rủi ro của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu giám sát chưa đầy đủ mới chỉ thiên về các chỉ tiêu
tài chính. Công tác bổ nhiệm cán bộ, cử người đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh
nghiệp,...chưa được quy định cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng hoặc dễ lượng
hoá phục vụ cho công tác đánh giá.


- Về thực hiện quyền của người đại diện chủ sở hữu và trách nhiệm của chủ
tịch HĐQT:
+ Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính của DNNN
và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì “Đại diện chủ sở hữu
DNNN là cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền thực hiện chức năng
đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành,
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, HĐQT tập đoàn, Tổng công
ty,...”. Tuy nhiên, trên thực tế Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành,

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quá nhiều công việc khó
có thể thực hiện tốt vai trò người “Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp”. Trong nhiều
trường hợp những người được nêu ở trên uỷ quyền cho người khác thực hiện nghĩa
vụ, quyền hạn thay mình.
+ Như vậy, cơ chế quản lý trao quyền cho những người giám sát, quản lý
nguồn vốn nhà nước nhưng họ lại không có điều kiện đi sâu đi sát với hoạt động
của các doanh nghiệp, các bộ phận trung gian dày đặc luôn tạo lên khoảng cách
giữa Chủ tịch UBND tỉnh của một tỉnh, lãnh đạo một ngành với hoạt động của
doanh nghiệp. Khoảng cách quản lý bị lới rộng cung cách quản lý lại nặng tính
mệnh lệnh hành chính, thủ tục giấy tờ, hội họp, báo cáo, rút kinh nghiệm,... dẫn đến
tính phòng ngừa, giám sát còn yếu. Theo quy chế về quản lý tài chính tại các công
ty TNHH1TV sau khi chuyển đổi, Hội đồng thành viên có quyền quyết định các dự
án đầu tư có giá trị tới 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của công
ty được công bố tại quý gần nhất, bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng thành viên còn
được toàn quyền quyết định đầu tư ra ngoài công ty với các dự án đầu tư nhỏ hơn
hoặc bằng 50% vốn điều lệ của công ty. Ngoài ra các quyền khác như huy động
vốn, bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cũng rất rộng rãi như: đựơc huy động
vốn tối đa gấp ba lần vốn điều lệ hoặc bán tài sản có giá trị dưới một nửa tổng tài
sản của doanh nghiệp mà không phải xin phép cơ quan quản lý nào. Mỗi doanh
nghiệp thường có tài sản lớn vì vậy quyền hạn mà quy chế trao cho chủ tịch hội
đồng thành viên là rất lớn. Điều lo ngại là việc trao quyền rộng rãi cho hội đồng
thành viên lại không đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Cho đến
nay, các công ty TNHH1TV do nhà nước làm chủ sở hữu, công ty cổ phần có vốn
nhà nước chưa bắt buộc phải thực hiện chế độ kiểm toán định kỳ, điều mà tất cả các
công ty đại chúng phải làm. Quy chế báo cáo đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh
định kỳ cũng không thống nhất và tuỳ thuộc vào từng cơ quan cụ thể được uỷ
quyền làm chủ sở hữu vốn nhà nước thông thường báo cáo thì phải làm mỗi năm
một lần, nhưng đa phần chỉ mang tính thủ tục nên chất lượng báo cáo không cao,
độ tin cậy thấp.
+ Trên thực tế các công ty TNHH1TV do nhà nước làm chủ sở hữu, các công

ty cổ phần có vốn nhà nước đều có ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra là ban kiểm
soát có đủ quyền lực cần thiết trong thực tế để thực hiện nhiệm vụ của mình
không ? Họ bị chi phối hoặc thậm chí là vô hiệu hoá bởi lãnh đạo của doanh


nghiệp. Thực tế, nhà nước có thể giám sát tài chính thông qua các cơ quan như
thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước, tuy nhiên thanh tra, kiểm toán, kiểm tra
không phải là quy định bắt buộc mang tính định kỳ mà thông thường chỉ được tiến
hành khi có dấu hiệu không bình thường ở các đơn vị.
- Thiếu chế tài xử lý nghiêm khắc:
+ Những tồn tại trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau
khi CPH không đạt được như kỳ vọng thậm chí còn bị thất thoát thua lỗ diễn ra từ
nhiều năm nay nhưng các chế tài xử lý hành vi vi phạm này vẫn chưa đủ mạnh và
còn thiếu. Cho đến nay, chưa có quy định cụ thể về chế tài đối với hành vi thuộc về
năng lực quản trị, điều hành việc sử dụng vốn, huy động vốn,... dù Nghị định số
09/2009/NĐ-CP đã có quy định về vấn đề này nhưng các quy định vẫn còn quá
chung chung. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định cụ thể chế tài đối với từng hành vi
cụ thể khi xét thấy sự vi phạm và vi phạm phải được xử lý.
+ Chủ tịch HĐQT được giao quyền lớn, quyết định đối với nguồn vốn nhà
nước nên dễ dàng đổ tiền mạnh vào các dự án không rõ ràng về mục tiêu, hiệu quả
kinh tế. Thiếu sự thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hoạt động của các doanh nghiệp
sau khi chuyển đổi chính là cơ hội để một bộ phận người nắm quyền biến của công
thành của tư, biến dự án công trình, kế hoạch KT-XH của nhà nước thành những
mục đích của một người hoặc một nhóm người. Nhưng thật khó có thể thấy tương
xứng những hậu quả nghiêm trọng với mức xử phạt theo quy định của pháp luật.
Quy định của Luật doanh nghiệp, giám đốc Công ty TNHH1TV do nhà nước làm
chủ sở hữu sẽ bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng nếu công ty lỗ 2 năm liên tiếp trở
lên hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước giảm 2 năm trở lên hoặc trong tình
trạng lãi lỗ đan xen nhau không khắc phục được. Nhẹ hơn thì không được tăng

lương, không được thưởng, bị hạ lương hoặc phải bồi thường thiệt hại vật chất cho
doanh nghiệp. Các trường hợp đặc biệt như lỗ được phê duyệt trước, có lý do khách
quan được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thì giám đốc được miễn trừ trách
nhiệm.
Những quy định xử lý hành vi vi phạm, làm thất thoát tài sản nhà nước tại
các công ty TNHH1TV do nhà nước làm chủ sở hữu còn thiếu nghiêm khắc như
vậy thì khó có thể loại bỏ được các hành vi vi phạm.
2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của QLNN. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp phàn nàn hoạt động thanh tra,
kiểm tra của các cơ quan nhà nước đã gây không ít phiền hà cho doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có trường hợp gây nhũng
nhiễu. Để tránh sự tùy tiện trong hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo đảm hoạt động
này đúng pháp luật, ngoài Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản liên quan đến
hoạt động thanh tra, kiểm tra Chính phủ đã ban hành NĐ61/1998 về “Công tác
thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp” và Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định
về việc “Thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Nhưng trên thực tế,


do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
nhà nước vẫn gây một số khó khăn cho doanh nghiệp. Những bất cập về mặt pháp
luật và thực tiễn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và những vướng mắc từ hoạt
động này mà các doanh nghiệp thường gặp tập trung ở một số mặt sau đây:
- Do có nhiều cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra nên số lượng các
cuộc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhiều. Theo quy định của pháp luật
hiện hành, doanh nghiệp trước hết phải chịu sự thanh tra của các cơ quan thanh tra
nhà nước. Ngoài ra doanh nghiệp còn chịu sự kiểm tra của rất nhiều cơ quan nhà
nước khác nhưng ở phạm vi hẹp hơn và hoạt động đó được quy định cụ thể trong
các văn bản pháp luật. Doanh nghiệp được thành lập chủ yếu là để kinh doanh, vì
thế trước hết phải chịu sự kiểm tra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

như: kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, giá cả, tiêu chuẩn
chất lượng và trong các lĩnh vực khác như lao động, vệ sinh môi trường… Trong
trường hợp doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về các lĩnh vực QLNN hoặc có tin
tố giác về tội phạm liên quan đến doanh nghiệp thì lực lượng cảnh sát kinh tế, an
ninh kinh tế, an ninh văn hóa, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội,
cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cảnh sát phòng chống ma túy có quyền kiểm tra sổ
sách, hồ sơ, chứng từ, tài liệu của các doanh nghiệp.
- Do doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan với
những lĩnh vực và nội dung khác nhau, vì vậy có thể xảy ra tình trạng trùng lặp về
nội dung, thời gian. Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Điều 3 NĐ61-1998
quy định “Không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội
dung trong một năm đối với doanh nghiệp”; Luật doanh nghiệp quy định “Việc
thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối với một
doanh nghiệp”. Điều đó có nghĩa là: trong một năm, cùng một nội dung tại một
doanh nghiệp đã được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra,
kiểm tra; kết luận thì không một cơ quan nào khác được thanh tra, kiểm tra một lần
nữa (trừ trường hợp bất thường và phúc tra) thực tế việc trùng lặp vẫn xảy ra.
- Đối với các DNNN tỉnh Bắc Giang trong số 49 công ty cổ phần được thành
lập từ DNNN chỉ tính riêng cơ quan thuế đã thực hiện 25 cuộc thanh tra, kiểm tra
trong năm 2011 (50% số doanh nghiệp) trong đó 100% số doanh nghiệp đã được
thanh tra, kiểm tra phải xử lý hành vi khai sai về thuế, truy thu và phạt vi phạm
hành chính 2.440 triệu đồng, giảm lỗ 912 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2012 thanh
tra, kiểm tra thuế 02 doanh nghiệp sau CPH do tỉnh quản lý truy thu và phạt 296
triệu đồng.
2.5. Thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp
Chủ sở hữu và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà
nước đầu tư tại các doanh nghiệp chưa có tiến triển rõ nét. Mặc dù, Luật DNNN
năm 2003 đã xác định thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) nhằm chuyển việc quản lý vốn của chủ sở hữu sở hữu nhà nước tại công ty
TNHH1TV, công ty nhà nước độc lập có vốn nhà nước, quản lý phần vốn nhà nước

tại công ty cổ phần sang phương thức đầu tư, kinh doanh vốn theo cơ chế phù hợp


×