Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập ở các trường tiểu học trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.2 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẠM THỊ QUỲNH NI

BẢN TÓM TẮT

BẢN TÓM TẮT

CÔNG TRÌNH DỰ THI HỘI NGHỊ KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ
TUỆ HỌC HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH HÀNH VI
THÍCH ỨNG CHO HỌC SINH CHẬM
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ HỌC HÒA
NHẬP
TẠI
CÁC
TRƯỜNG
TIỂU HỌC
ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA


HỌC SINH
VIÊN
THUỘC NHÓM NGÀNH XH2
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐÀ NẴNG, THÁNG 5 NĂM 2008
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Anh
TRÍ TUỆ HỌC HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
: Sư phạm Giáo dục ñặc biệt
LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀNgành
NẴNG học
SVTH: VŨ THỊ ANH
Lớp
: 05DB
Lớp 05DB, Trường Đại học Sư phạm
Cán bộ hướng dẫn : TS. Huỳnh Thị Thu Hằng
GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG
TÓM TẮT
Một trong những khó khăn mà trẻ chậm phát triển (CPTTT) gặp phải ñó là khả năng thích
ứng với xã hội rất hạn chế. Vì vậy cần thiết hình thành hành vi thích ứng (HVTƯ) cho trẻ CPTTT
nhằm giúp các em phát huy tối ña tiềm năng học tập, ñồng thời nâng cao ñược khả năng sống ñộc
lập và hội nhập vào xã hội. Chính vì vậy việc hình thành
NẴNG
THÁNG
– 6.
2009
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNHĐÀ
HÀNH
VI THÍCH

ỨNG
CHO
TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ
TUỆ HỌC HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN
CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SVTH: VŨ THỊ ANH
Lớp 05DB, Trường Đại học Sư phạm


BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH HÀNH VI THÍCH ỨNG CHO TRẺ
CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ HỌC HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SVTH: VŨ THỊ ANH
Lớp 05DB, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG

TÓM TẮT
HVTƯ là nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục hòa nhập bậc Tiểu học cho trẻ
CPTTT. Trong ñề tài này, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi khảo sát và
ñánh giá thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập khối 1 ở các trường
Tiểu học Quận Liên Chiểu-Đà Nẵng. Từ ñó chúng tôi ñề xuất các biện pháp hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường Tiểu học trên ñịa bàn quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng.
1. Mở ñầu
Một trong những khó khăn mà trẻ chậm phát triển (CPTTT) gặp phải ñó là khả năng thích
ứng với xã hội rất hạn chế. Vì vậy cần thiết hình thành hành vi thích ứng (HVTƯ) cho trẻ CPTTT
nhằm giúp các em phát huy tối ña tiềm năng học tập, ñồng thời nâng cao ñược khả năng sống ñộc
lập và hội nhập vào xã hội. Chính vì vậy việc hình thành HVTƯ là nội dung quan trọng trong quá
trình giáo dục hòa nhập bậc Tiểu học cho trẻ CPTTT.

Năm học 2008 – 2009, quận Liên Chiểu là ñịa bàn có 109 trẻ khuyết tật tham gia học hoà
nhập ở 12 trường Tiều học trên ñịa bàn. Trong ñó học sinh CPTTT là 83 em, chiếm 76.14% tổng số
học sinh học hòa nhập trong toàn quận. Theo những nghiên cứu ban ñầu cho thấy việc hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 ở các trường Tiểu học hầu như chưa ñược quan tâm dẫn
ñến mức ñộ HVTƯ của trẻ thấp. Thực trạng này dẫn ñến kết quả học tập của trẻ thường yếu và trẻ
thường bị coi là thành viên cá biệt của lớp. Điều này ngăn cản nhữg nỗ lực hòa nhập của trẻ và tất
yếu ảnh hưởng ñến hiệu quả giáo dục hòa nhập nói chung. Muốn khắc phục những hạn chế này,
cần có những nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra những biện pháp hình thành (HVTƯ) cho trẻ
CPTTT giúp trẻ có thế sống ñộc lập và hội nhập vào cộng ñồng. Tuy nhiên cho ñến nay tại Đà
Nẵng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ñầy ñủ về vấn ñề HVTƯ cho trẻ CPTTT học
hoà nhập cấp Tiểu học, ñặc biệt là việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hoà nhập lớp 1.
Chúng tôi chọn ñề tài “Biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập ở các
trường Tiểu học trên ñịa bàn Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” nhằm bước ñầu tìm hiểu
thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập ở các trường Tiểu học trên ñịa bàn
Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và ñề ra các biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học
hòa nhập.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Các khái niệm chính của ñề tài
* CPTTT: Theo DSM-IV tiêu chí chẩn ñoán bao gồm:1) Chức năng trí tuệ dưới mức trung
bình, tức là chỉ số trí tuệ ñạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần trắc nghiệm cá nhân.2) Bị thiếu
hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số 10 lĩnh vực hành vi thích ứng 3) Hiện tượng CPTTT
xuất hiện trước 18 tuổi.
* Giáo dục hòa nhập: Giáo dục hoà nhập là “Hỗ trợ mọi học sinh, trong ñó có trẻ khuyết tật,
cơ hội bình ñẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại
trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên ñầy ñủ của xã hội”


* Hành vi thích ứng: là một tập hợp các kỹ năng giúp cá nhân hội nhập thành công vào cộng
ñồng.

2.1.2. Những vấn ñề lí luận về việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
a) Cơ sở khoa học của việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT
- Mối quan hệ giữa trí tuệ, HVTƯ và CPTTT: Nhờ mối quan hệ tác ñộng qua lại giữa CPTTT
với HVTƯ và trí tuệ mà người ta có cơ sở chắc chắn hơn khi nghiên cứu về CPTTT cũng như
HVTƯ của các ñối tượng CPTTT.
- Cơ chế hình thành HVTƯ: Các nhà giáo dục cho rằng quá trình hình thành kĩ năng học tập
phải trải qua các giai ñoạn sau:
Giai ñoạn tiếp thu: học. Các kĩ năng trong giai ñoạn này thường là các kĩ năng mới.
Giai ñoạn duy trì: sử dụng thường xuyên. Các kĩ năng trong giai ñoạn này mặc dù vẫn chưa
hoàn thiện nhưng ñã ñủ tốt ñể có thể ñược sử dụng với một mức ñộ ñộc lập nhất ñịnh.
Giai ñoạn thuần thục: làm nhanh và thành thạo hơn. Trong giai ñoạn này, nhiệm vụ sẽ ñược
thực hiện nhanh hơn và với chất lượng cao hơn.
Giai ñoạn khái quát hóa: sử dụng bất kì ñâu và bất kì lúc nào cần thiết.
b) Ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
Ý nghĩa của việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hoà nhập
- Về mặt sức khoẻ: nâng cao sức khoẻ, khắc phục những khiếm khuyết về mặt thể chất.
- Về mặt giáo dục: phát triển tối ña tiềm năng học tập của trẻ; ñồng thời nâng cao ñược khả
năng sống ñộc lập và hội nhập vào xã hội.
- Về mặt văn hoá xã hội: hình thành cho trẻ những hành vi lành mạnh, có quá trình hoạt ñộng
phù hợp với ñời sống cộng ñồng, trở thành thành viên tích cực trong xã hội.
Mục tiêu của việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hoà nhập: Việc giáo dục HVTƯ cho
trẻ CPTTT cần ñạt một số mục tiêu cơ bản sau:
- Trẻ CPTTT biết và hiểu ñược sự cần thiết của các kĩ năng thích ứng cơ bản trong cuộc sống
hàng ngày.
- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thích ứng cơ bản vào các hoạt ñộng thường ngày. Để từ ñó
phát triển tối ña tiềm năng học tập, hình thành nên những phẩm chất ñạo ñức tốt và khả năng hòa
nhập cộng ñồng.
- Trẻ có thái ñộ ñúng ñắn với bản thân, có trách nhiệm với mọi người. Nâng cao lòng tự
trọng, sự tự tin trong các mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.
Việc giáo dục HVTƯ ở trường học cho trẻ CPTTT học hòa nhập cũng hết sức quan trọng và

cần thiết ñể giúp trẻ CPTTT nhanh chóng hòa nhập cộng ñồng. Những mục tiêu cơ bản cần ñạt
ñược khi hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập:
- Biết và hiểu ñược ý nghĩa của việc thực hiện những kĩ năng thích ứng ở trường học.
- Giúp trẻ tiến bộ cùng bạn bè trong học tập và có thể trở thành thành viên tích cực trong lớp
học.
- Mạnh dạn, tự tin và biết ứng xử ñúng mực trong các mối quan hệ cùng bạn bè, thầy cô.
- Có cách sống tích cực, có chí phấn ñấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Nhiệm vụ hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Việc hình thành HVTƯ cho trẻ
CPTTT học hòa nhập có hai nhiệm vụ chính:
- Một là dạy những kĩ năng thích ứng cần thiết, phù hợp với trẻ. Những kĩ năng này dần hình
thành cho trẻ thói quen thích ứng với những môi trường xã hội khác nhau và qua ñó nâng cao khả
năng hòa nhập cho trẻ.
- Hai là khắc phục và dần loại bỏ những hành vi không phù hợp của trẻ khi thực hiện những
kĩ năng thích ứng trong môi trường hòa nhập. Bên cạnh việc dạy và luyện tập cho trẻ những kĩ
năng mới hay những kĩ năng chưa vững thì việc khắc phục và loại bỏ những hành vi sai lệch của trẻ
là hết sức cần thiết.
c) Vận dụng một số lý thuyết vào việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT
Vận dụng các thuyết ña năng lực của Howard Gardner, lý thuyết về lĩnh vực nhận thức, lĩnh
vực tình cảm và tâm vận ñộng, lý thuyết về làm cho trẻ thông minh và nhạy cảm hơn (MISC) vào


hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT nhằm giúp giáo viên trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch HVTƯ một cách tổng thể, tạo hứng thú cho HS, xây dựng các mục tiêu về hành vi phù hợp
với ñặc ñiểm cá nhân của trẻ.
d) Nội dung, phương pháp, hình thức hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hào nhập
Nội dung hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Theo những nghiên cứu ban ñầu
cho thấy ñối với trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 trên ñịa bàn thành phố Đà Nẵng cần hình thành hai
lĩnh vực HVTƯ: kĩ năng học ñường chức năng và kĩ năng xã hội. Vì ñây là những kĩ năng cơ bản
nhất, thiết yếu nhất nhằm giúp trẻ CPTTT có ñiều kiện học tập tốt hơn và phát triển khả năng hòa
nhập ở trường học.

- Kĩ năng học ñường chức năng là những khả năng và kĩ năng nhận thức liên quan tới việc
học ở trường sẽ ñược áp dụng trực tiếp vào cuộc sống sau này của cá nhân. Học ñường chức năng
là các môn học dạy những kĩ năng cần thiết, áp dụng trực tiếp vào trong môi trường sống hàng
ngày của trẻ, ñặc biệt là những kĩ năng mà trẻ cần sau khi rời trường.
Cần chú trọng hai môn Tiếng Việt chức năng và Toán chức năng ngay từ lớp ñầu cấp. Vì hai
môn học chức năng này chuẩn bị kiến thức nền tảng ñể trẻ có thể tiếp tục học lên các lớp trên, ñồng
thời cũng hình thành cho trẻ những kĩ năng thích ứng cơ bản nhất trong các tình huống giao tiếp
thường nhật của trẻ trong những môi trường quen thuộc.
+ Nhiệm vụ hàng ñầu của môn Tiếng Việt là trang bị cho học sinh Tiểu học kĩ năng ñọc
thông viết thạo. Môn tập viết và môn học vần góp phần rèn luyện hai kĩ năng cơ bản này ngay từ
ñầu cấp học. Thông qua việc dạy chữ, dạy âm, học vần phát triển vốn từ ở các em. Đây chính là
ñiều kiện ñể các em học tiếp ñược môn Tiếng Việt ở lớp trên.
+ Đối với môn Toán chức năng, nhận biết các con số và ñếm các ñồ vật ñể có ñược tổng số
hoặc có ñược một số nhất ñịnh là một trong hững kĩ năng rất hữu ích và thường ñược coi là một
trong những mục tiêu học toán trẻ cần ñạt ñược.
- Kĩ năng xã hội: Theo AAMR, kĩ năng xã hội là những kĩ năng liên quan tới việc trao ñổi
với các các nhân khác. Hay kĩ năng xã hội ñược hiểu là kĩ năng liên quan tới sự tương tác xã hội
với các cá nhân khác, bao gồm các kĩ năng thiết lập và duy trì sự tương tác với người khác, giải
quyết các tình huống và nhận thức phản hồi những cảm xúc, tình cảm.
+ Trong 5 nhóm kĩ năng xã hội, kĩ năng xã hội thể hiện trong sinh hoạt tại nhà trường hay có
thể gọi là kĩ năng xã hội ở trường học là những kĩ năng trong phạm vi trường học. Kĩ năng xã hội ở
trường học là kĩ năng thiết lập và giải quyết các mối quan hệ của học sinh và giáo viên một cách
tích cực. Một số nhóm kĩ năng xã hội ở trường học như kĩ năng thực hiện nội quy, kĩ năng hợp tác
với bạn bè, kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong trường học, kĩ năng vui chơi, sinh hoạt ở nhà trường,…
+ Ngay khi trẻ bước vào ñầu lớp 1, trẻ có những mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, ñược
công nhận là những học sinh ngoan, chấp hành ñúng và ñầy ñủ nội quy trường lớp có tác dụng rất
lớn ñến hiệu quả học tập trước mắt cũng như tạo nền móng vững chắc cho trẻ phát triển sau này.
Chính vì lí do ñó, cần chú trọng vào hai nội dung kĩ năng xã hội ở trường cần hình thành cho trẻ
CPTTT học hòa nhập lớp 1: kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp và kĩ năng hợp tác với bạn bè.
Thông qua việc thực hiện tốt các nề nếp trường lớp và qua các mối quan hệ tích cực với bạn bè,

thầy cô trẻ CPTTT sẽ tự hình thành nhanh các kĩ năng giao tiếp, vui chơi, ứng xử.
Phương pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Trong quá trình hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 có ba phương pháp có phạm vi sử dụng rộng rãi ñó là
phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp ñặc thù cho trẻ CPTTT. Tùy vào
từng nội dung cần hình thành kĩ năng học ñường hay kĩ năng xã hội ở trường cho từng cá nhân trẻ
CPTTT mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của kĩ năng
ñó.
Hình thức hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Việc hình thành HVTƯ cho trẻ
CPTTT học hòa nhập có thể thực hiện bằng 3 hình thức: cá nhân, nhóm, tập thể.
- Hình thức cá nhân: việc rèn luỵện ñược tổ chức với sự tham gia của trẻ CPTTT và giáo viên
hoặc người hướng dẫn, cha mẹ, …Trẻ học và luyện tập các kĩ năng qua chính các tác ñộng trực tiếp
ñến bản thân mình.


- Hình thức nhóm: cho trẻ tham gia hoạt ñộng trong một nhóm bạn sẽ giúp trẻ không chỉ tiếp
thu kiến thức tốt hơn mà còn ñược học hỏi từ bạn bè – là các thành viên trong nhóm. Đây là hình
thức ñược sử dụng khá phổ biến khi rèn luyện kĩ năng xã hội ở trường học.
- Hình thức tập thể: tổ chức rèn luyện kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT qua việc tổ chức hoạt
ñộng cho 1 lớp học, 1 tập thể. Đây là hình thức ñược sử dụng phổ biến nhất trong các hoạt ñộng
của trường phổ thông.
Muốn sử dụng các hình thức hiệu quả căn cứ vào nội dung, biện pháp và nhóm kĩ năng cần
rèn luyện ñể lựa chọn hình thức phù hợp và hiệu quả nhất.
e) Những yêu cầu trong việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT
Vấn ñề cốt lõi trong việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT là triệt ñể ñồi mới phương pháp
dạy học. Các giáo viên phải dạy theo tinh thần: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? ñể tất cả học sinh ñếu
chiếm lĩnh ñược những ñiều bổ ích và có những thành công nhất ñịnh trong từng tiết học. Đây
chính là cơ sở cho việc giáo viên tạo ñiều kiện cho học sinh thực hiện những kĩ năng ñã học vào
các tình huống thực khác nhau, phức tạp.
Trong quá trình hình thành các kĩ năng cần phối hợp ñồng bộ, linh hoạt, tối ña các biện pháp.
Giáo dục hòa nhập luôn ñề cao vai trò của người giáo dục ñó là giáo viên, gia ñình, bạn bè, cộng

ñồng, xã hội. Các lực lượng này tham gia phải có sự hợp tác ñồng bộ với nhau trong từng giai ñoạn
của quá trình giáo dục. Xác ñịnh chính xác mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ñể kết hợp lực lượng tạo
môi trường giáo dục thuận lợi, phát triển tốt nhất.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
a) Những nhân tố thuộc về bản thân trẻ CPTTT
Các mức ñộ và nguyên nhân CPTTT:
- Mức ñộ CPTTT: Trẻ ở các mức CPTTT khác nhau thì có khác nhau về ñiểm mạnh và ñiểm
yếu trong các lĩnh vực của HVTƯ. Do ñó phải tiếp cận giáo dục và nghiên cứu HVTƯ theo hướng
cá nhân hóa, theo từng mức CPTTT và từng loại hỗ trợ cụ thể.
- Nguyên nhân CPTTT: Cần xác ñịnh nguyên nhân CPTTT, ñánh giá bệnh và hội chứng xuất
hiện ở trẻ ñể có ñịnh hướng trong phương pháp ñiều trị và giáo dục HVTƯ phù hợp cho mỗi trẻ
trong mọi thời ñiểm và mọi môi trường.
Đặc ñiểm tâm sinh lý của trẻ CPTTT: Học sinh CPTTT có những ñặc ñiểm phát triển hết sức
ñặc trưng về nhận thức, kĩ năng xã hội và hành vi, thái ñộ. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa
luận, chúng tôi ñề cập ñến một số những ñặc ñiểm cơ bản trong các lĩnh vực phát triển của học sinh
CPTTT liên quan trực tiếp ñến quá trình hình thành HVTƯ cho các em học hòa nhập.
- Đặc ñiểm thể chất: Một số trẻ CPTTT có vóc dáng không bình thường. Trẻ CPTTT thường
có bệnh hoặc hội chứng thực thể, tâm thần ñi kèm với khuyết tật CPTTT, nên có nhu cầu về chăm
sóc y tế. Đây chính là những vấn ñề ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ CPTTT.
Điều này dẫn ñến sự hạn chế tính tích cực quá trình dạy và học các HVTƯ mới.
- Đặc ñiểm hoạt ñộng nhận thức
+ Cảm giác, tri giác: tính không phân biệt thể hiện rõ và thụ ñộng trong cảm giác, tri giác.
Điều này làm trẻ khó khăn trong việc hình thành các kĩ năng học ñường.
+ Chú ý: mang tính không bền vững. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc hình thành
các kĩ năng thích ứng mới.
+ Tư duy: Ba ñặc ñiểm nổi bật về tư duy của trẻ CPTTT là tư duy mang tính cụ thể- trực
quan, thiếu tính liên tục trong tư duy và yếu tố vai trò ñiều chỉnh của tư duy rất hạn chế. Trẻ gặp
khó khăn trong việc thiết lập sự hợp tác trong các mối quan hệ mới.
+ Trí nhớ: là một trong những ñặc ñiểm ñặc trưng của học sinh CPTTT gắn liền với hiện
tượng lâu nhớ mau quên. Quá trình ghi nhớ chậm chạp, kém bền vững, không ñầy ñủ và thiếu

chính xác. Chính vì vậy các em gặp nhiều khó khăn khi phải ñối mặt với những tình huống không
quen thuộc, trừu tượng, ñòi hỏi khả năng khái quát cao.
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ CPTTT chậm hơn so với trẻ bình thường cùng ñộ tuổi. Trẻ
khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác, chậm biết nói, vốn từ ít và nghèo nàn, từ tích cực
ít, từ thụ ñộng nhiều. Trẻ thường phát âm sai, phân biệt âm kém, nói sai ngữ pháp nhiều, ít sử dụng


tính từ, ñộng từ,… và không nắm ñược quy tắc ngữ pháp. Đặc ñiểm này gây trở ngại cho trẻ
CPTTT trong việc tiếp thu và áp dụng những kiến thức mới, thiết lập các mối quan hệ mới.
Sự hạn chế về kĩ năng xã hội: Trẻ CPTTT thường khó khăn trong các tình huống như: chơi
cùng nhau, làm cùng nhau, lắng nghe người khác nói, luân phiên chờ ñến lượt mình, khó ñể hiểu
rằng có rất nhiều cách nhìn nhận khác với cái nhìn nhận của mình, khó biểu hiện ñược thái ñộ ñúng
mực và phù hợp với ai ñó hay với mọi người trong những tình huống cụ thể nào ñó và khó nhận
biết thái ñộ, ý ñịnh của người khác qua những biểu hiện trên nét mặt hay tư thế. Vì vậy trẻ gặp khó
khăn trong việc hình thành những kĩ năng xã hội ở trường.
Hành vi: Đặc ñiểm hành vi trẻ CPTTT rất phong phú, ña dạng và phức tạp. Những biểu hiện
hành vi trẻ CPTTT phụ thuộc rất nhiều vào những tương tác xã hội sớm ñể có ñược cách thể hiện
những mong muốn bản thân, nhận thấy mình có ý nghĩa và mong muốn tương tác với những người
khác. Vì vậy cần xây dựng “vòng tay bạn bè” giúp trẻ nhanh chóng hình thành ñược những kĩ năng
thích ứng trong môi trường hòa nhập.
b) Những nhân tố thuộc về gia ñình
.Trình ñộ cha mẹ, sự hiểu biết về trẻ và kỳ vọng cho tương lai của trẻ: Đa số phụ huynh trẻ
CPTTT không có nhiều thời gian ñể dạy trẻ, cũng như không có ñủ kiến thức về cách dạy con,
nhưng họ vẫn rất gần gũi và hiểu con, có những lo lắng nhất ñịnh về tương lai con. Đặc biệt một số
phụ huynh rất thực tế, biết chấp nhận tình trạng CPTTT của con và có những kỳ vọng phù hợp,
không ảo tưởng về tương lai của trẻ. Tất cả những yếu tố này là ñiều kiện rất thuận lợi ñể hợp tác
và tư vấn cho phụ huynh trong quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ.
Đời sống tâm lý và hòan cảnh kinh tế gia ñình: Tác ñộng tâm lý, không khí nặng nề trong
sinh hoạt gia ñình và khả năng kinh tế có hạn chắc chắn cũng làm hạn chế việc học tập của trẻ, hạn
chế việc hình thành HVTƯ cho trẻ.

c) Những nhân tố trong nhà trường hòa nhập
Môi trường hòa nhập: Trường hòa nhập là môi trường thuận lợi nhất ñể trẻ CPTTT ñược
phát triển HVTƯ. Đó là môi trường quan trọng giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong thiết lập và duy trì
những mối quan hệ xã hội.
Nội dung dạy học ở trường Tiểu học hòa nhập: Nội dung dạy học cho trẻ CPTTT học hòa
nhập ñược ñiều chỉnh thích ứng từ nội dung dạy học của Chương trình Tiểu học. Vì vậy, nội dung
dạy học này không tách rời khỏi nội dung dạy học ở Tiểu học nhưng lại có tính ñặc thù riêng, ñó là
những ñiều mà giáo viên cần phải làm cho học sinh CPTTT có khả năng lĩnh hội, chuyển hóa thành
kiến thức và kỹ năng của chính học sinh, phát triển trí tuệ và cao hơn là việc hình thành các phẩm
chất nhân cách. Nội dung dạy học cần ñược ñiều chỉnh thích ứng với trình ñộ nhận thức, ñặc ñiểm
hành vi, giao tiếp cũng như ñời sống tâm lí, tình cảm của chính học sinh CPTTT, tạo ñiều kiện cho
việc hình thành HVTƯ cho trẻ.
Giáo viên: Giáo viên là nguồn lực quyết ñịnh sự thành công của việc thực hiện giáo dục hòa
nhập cho trẻ CPTTT. Tuy nhiên, trình ñộ ñào tạo cũng như khả năng ñáp ứng ñược yêu cầu ñổi mới
về nội dung và phương pháp dạy chương trình Tiều học của ñội ngũ giáo viên ñứng lớp hòa nhập
còn nhiều bất cập. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến những hạn chế trong việc hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập.
Vòng tay bạn bè: Việc tổ chức tham gia hoạt ñộng cùng những học sinh bình thường ñể rèn
luyện kĩ năng thích ứng cho trẻ CPTTT là yếu tố không thể thiếu từ ñầu ñến kết thúc, ñánh giá cả
quá trình rèn luyện. Các bạn cùng lớp, cùng trường với trẻ sẽ là những người bạn cùng tiến, có thể
chia sẻ, giúp ñỡ trẻ CPTTT trong các hoạt ñộng giáo dục ở trường học mang lại hiêu quả tốt nhất.
Kết luận chương 1
Hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục trẻ CPTTT là phát triển tối ña tiềm năng học tập, hình thành
cho trẻ những kĩ năng thích ứng nhằm tạo cho trẻ khả năng sống càng ñộc lập càng tốt, hội nhập
thành công vào xã hội, cộng ñồng. Để việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập ñạt
ñược hiệu quả cao cần dựa trên ñiểm mạnh và nhu cầu của cá nhân từng trẻ. Đồng thời có biện
pháp tác ñộng vào những yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT.



2.2. Thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 tại các trường Tiểu
học quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng mức ñộ HVTƯ của trẻ CPTTT học hòa nhập khối lớp 1 ở các trường Tiểu học
quận Liên Chiểu – Đà Nẵng
- Mức ñộ kĩ năng xã hội ở trường học của trẻ CPTTT: Nhìn chung, mức ñộ kĩ năng xã hội ở
trường học của trẻ CPTTT khối lớp 1 quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng ở mức ñộ duy trì là
chủ yếu. Trong ñó: 30% trẻ có mức ñộ kĩ năng xã hội ở trường học ở mức ñộ tiếp thu: Trong số trẻ
CPTTT có mức ñộ kĩ năng ở mức ñộ này thì 20% số trẻ ñạt mức ñộ tiếp thu ở kĩ năng thực hiện nội
quy trường lớp, 50% số trẻ ñạt mức ñộ tiếp thu ở kĩ năng hợp tác với bạn bè. 50% trẻ có mức ñộ kĩ
năng xã hội ở trường học ở mức ñộ duy trì: Trong số trẻ CPTTT có mức ñộ kĩ năng ở mức ñộ này
thì có 30% số trẻ ñạt mức ñộ duy trì ở mỗi kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp và kĩ năng hợp tác
với bạn bè. 10% trẻ có mức ñộ kĩ năng xã hội ở trường học ở mức ñộ thuần thục: Trong số trẻ
CPTTT có mức ñộ kĩ năng ở mức ñộ này thì có 30% số trẻ ñạt mức ñộ thuần thục ở kĩ năng thực
hiện nội quy trường lớp và 20 % số trẻ ñạt mức ñộ thuần thục ở kĩ năng hợp tác với bạn bè. 10%
trẻ có mức ñộ kĩ năng xã hội ở trường học ở mức ñộ thành thạo và linh hoạt: Trong số trẻ CPTTT
có mức ñộ kĩ năng ở mức ñộ này thì có 20% số trẻ ñạt mức ñộ thuần thục ở kĩ năng thực hiện nội
quy trường lớp và không có trẻ nào ñạt mức ñộ thuần thục ở kĩ năng hợp tác với bạn bè.
- Mức ñộ kĩ năng học ñường chức năng của trẻ CPTTT: Nhìn chung, mức ñộ kĩ năng học ñường
chức năng của trẻ CPTTT khối lớp 1 quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng ở mức ñộ tiếp thu là
chủ yếu. Trong ñó:
70% trẻ có mức ñộ học học ñường chức năng ở mức ñộ tiếp thu: Trong số trẻ CPTTT có mức
ñộ kĩ năng ở mức ñộ này thì 60% số trẻ ñạt mức ñộ tiếp thu ở kĩ năng Tiếng Việt chức năng, 70%
số trẻ ñạt mức ñộ tiếp thu ở kĩ năng Toán chức năng.
30% trẻ có mức ñộ kĩ năng học ñường chức năng ở mức ñộ duy trì: Trong số trẻ CPTTT có
mức ñộ kĩ năng ở mức ñộ này thì có 40% số trẻ ñạt mức ñộ duy trì ở kĩ năng Tiếng Việt chức năng
và 30% ở kĩ năng Toán chức năng.
2.2.2. Thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập khối lớp 1 ở các trường Tiểu
học quận Liên Chiểu – Đà Nẵng.
- Nhận thức của giáo viên về mục tiêu hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Những
mục tiêu hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT ñược ñạt ra trên cơ sở phù hợp với mục tiêu Giáo dục

hòa nhập nói chung và phù hợp với nhu cầu của trẻ CPTTT học hòa nhập khối lớp 1 nói riêng.
Nhưng những mục tiêu phần lớn còn mang tính hình thức nhiều, chủ yếu nhằm phục vụ cho việc
học tập trước mắt của trẻ mà chưa quan tâm ñến sự phát triển lâu dài của trẻ.
- Nội dung hình thành kĩ năng xã hội ở trường cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Những nội dung
hình thành kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT học hòa nhập khối lớp 1 quận Liên Chiểu –
thành phố Đà Nẵng về cơ bản ñược giáo viên tổ chức khá ñầy ñủ. Tuy nhiên, về chất lượng chưa
ñạt ñược hiệu quả như mong muốn do hạn chế về thời gian và ñiều kiện thực hiện của giáo viên
không nhiều.
-Nội dung hình thành kĩ năng học ñường chức năng cho trẻ CPTTT học hòa nhập:Những nội
dung hình thành kĩ năng học ñường chức năng cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 ñược chú trọng
trong 2 môn Tiếng Việt chức năng và Toán chức năng chưa ñược giáo viên tổ chức ñầy ñủ. Những
kĩ năng Tiếng Việt chức năng và Toán chức năng vẫn mang nặng tính lí thuyết nhiều, trẻ CPTTT
chưa ñược rèn luyện thường xuyên do sự hạn chế về thời gian và ñiều kiện của giáo viên.
- Hệ thống các phương pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Hiện nay
giáo viên sử dụng 4 nhóm phương pháp trong việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập:
nhóm phương pháp dùng lời và dùng chữ; trực quan; thực hành; kiểm tra ñánh giá. Hiện nay phần
lớn giáo viên khối 1 quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng dựa vào kinh nghiệm và trực giác. Sự
lựa chọn phương pháp một cách mò mẫm, cảm tính như vậy không ñem lại kết quả cao trong việc
hình thành kĩ năng thích ứng cho trẻ, nhất là ñối với kĩ năng tiếng Việt chức năng và Toán chức
năng.


- Hình thức hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập: Hình thức hình thành cá nhân ñược
giáo viên ñáng giá là hiệu quả nhất trong việc hình thành kĩ năng học ñường chức năng. Kĩ năng xã
hội ở trường học, nhất là kĩ năng hợp tác nhóm phù hợp nhất với hình thức nhóm. Hình thức cả lớp
phù hợp với việc hình thành kĩ năng thực hiện nội quy cho trẻ, ñặc biệt rất thuận tiện trong mọi
hoạt ñộng giáo dục nên ñược giáo viên sử dụng thường xuyên.
- Các lực lượng tham gia vào quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập:
Phần lớp các hoạt ñộng trong quá trình hình thành kĩ năng thích ứng cho trẻ CPTTT ñều do giáo
viên chủ nhiệm các lớp dạy hòa nhập lên kế hoạch và thực hiện.

2.2.3. Đánh giá chung
Qua quá trình khảo sát thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 quận
Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng, chúng tôi rút ra một số nhận xét
sau:
a) Những khó khăn trong việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
Thứ nhất, chính sự hạn chế ñáng kể của ñặc ñiểm tâm lí từ bản thân ñã gây rất nhiều khó
khăn cho trẻ CPTTT khi hình thành HVTƯ.
Thứ hai, giáo viên nhận thức ñược tầm quan trọng của việc hình thành HVTƯ cho trẻ
CPTTT học hòa nhập. Nhưng việc lên kế hoạch hình thành kĩ năng thích ứng cho trẻ còn mang tính
hình thức, chưa ñược cụ thể hóa trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Thứ ba, hầu hết trẻ CPTTT không nhận ñược sự ñộng viên, khuyến khích, hỗ trợ từ phía gia
ñình.
b) Những thuận lợi trong việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
Bên cạnh những khó khăn nêu trên cũng có những thuận lợi nhất ñịnh trong việc hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập:
Thứ nhất, hầu hết các trẻ CPTTT ñi học hòa nhập ñã có một số kĩ năng thích ứng. Đây là
ñiều kiện hết sức thuận lợi trong việc hình thành những kĩ năng thích ứng mới cho các em.
Thứ hai, môi trường hòa nhập thuận lợi. Học sinh bình thường hầu như không có sự phân
biệt, xa lánh trẻ CPTTT.
Thứ ba, các giáo viên ñứng lớp hòa nhập nhận thức ñược tầm quan trọng của việc hình thành
HVTƯ cho trẻ CPTTT ngay từ ñầu cấp có ý nghĩa rất lớn ñối với sự phát triển lâu dài của trẻ.
c) Nguyên nhân thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 quận Liên Chiểu
– thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, các ñặc ñiểm của bản thân trẻ ñã gây rất nhiều khó khăn trong việc hình thành các
kĩ năng thích ứng.
Thứ hai, giáo viên ñược tập huấn về giáo dục hòa nhập còn rất ít. Dó ñó, họ chưa nắm rõ về
mục tiêu của giáo dục hòa nhập, về trẻ CPTTT và các kĩ năng dạy trẻ CPTTT học hòa nhập. Giáo
viên chưa ñược cung cấp các tài liệu về việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1.
Điều này dẫn ñến việc ñịnh hướng và tổ chức rèn luyện gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, chưa có sự kế hợp giữa nhà trường và gia ñình trong việc giáo dục trẻ. Do sự ñiều

kiện và trình ñộ văn hóa của nhiều phụ huynh còn hạn chế.
Kết luận chương 2
Quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập lớp 1 quận Liên Chiểu – thành phố
Đà Nẵng còn nhiều hạn chế:
Mức ñộ HVTƯ của trẻ CPTTT học hòa nhập ở mức ñộ thấp. Cụ thể: mức ñộ kĩ năng xã hội ở
trường học của các trẻ chủ yếu ở mức duy trì (khả năng thực hiện kĩ năng xã hội giới hạn trong một
số tình huống quen thuộc); mức ñộ kĩ năng học ñường chức năng của các trẻ chủ yếu ở mức tiếp
thu – chưa có khả năng thực hiện kĩ năng.
Công tác tổ chức hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập chưa hiệu quả. Nguyên
nhân chủ yếu của thực trạng này là do công tác tập huấn Giáo dục hòa nhập cho giáo viên ñứng lớp
hòa nhập còn nhiều bất cập trong hoạt ñộng và cung cấp tài liệu.
Bên cạnh ñó cũng có rất nhiều khó khăn từ nhiều yếu tố bên ngoài như từ phía nhà trường,
gia ñình, cộng ñồng, ...


Chưa có sự kết hợp giữa nhà trường và gia ñình trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế
hoạch hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập.
2.3. Biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường Tiểu học trên
ñại bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
2.3.1. Nguyên tắc sử dụng các biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
Hình thành những kỹ năng thích ứng cho trẻ CPTTT phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
trong nhà trường Tiểu học.
- Nguyên tắc ñảm bảo tính phát triển.
- Nguyên tắc ñảm bảo tính hệ thống liên tục: Nguyên tắc này ñòi hỏi việc sắp xếp nội dung,
chương trình luyện tập ñảm bảo trình tự logic, liên tục và khoa học.
- Nguyên tắc cá biệt hóa (hay nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt): Trong giáo dục hòa nhập,
trẻ có khả năng trí tuệ khác nhau, cách học và mức ñộ linh hoạt của tư duy cũng khác nhau. Bởi
vậy, trong quá trình hình thành cho trẻ những kĩ năng giáo viên phải sử dụng phương pháp cá biệt
hóa một cách linh hoạt ñảm bảo mọi trẻ trong lớp ñều ñạt ñược mục tiêu bài
học trong ñó có học sinh CPTTT.

2.3.2. Các biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường Tiểu học
trên ñịa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
a) Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng xã hội ở trường học
Luyện tập: Nhằm tạo thói quen sử dụng kĩ năng xã hội cho trẻ CPTTT. Luyện tập ñể có
ñược thói quen (tập thói quen) là tổ chức cho trẻ thực hiện một cách ñều ñặn thông qua hệ thống
bài tập, nhằm mục ñích biến các hành ñộng ñó thành thói quen ứng xử. 60% giáo viên cho rằng
biện pháp này phù hợp và 65% giáo viên cho rằng biện pháp này khả thi.
Trò chơi: Dạy các kĩ năng xã hội bằng các hoạt ñộng trò chơi. Thông qua các hoạt ñộng chơi
thú vị, bổ ích trẻ ñược thực hành sử dụng và khắc sâu các kĩ năng xã hội cần thiết. 95% giáo viên
cho rằng biện pháp này phù hợp và rất phù hợp, khả thi và rất khả thi.
Xây vòng bạn bè: Việc thiết lập cho trẻ CPTTT những mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy
cô là ñiều kiện quan trọng ñể trẻ học tập và trưởng thành. Giáo viên có thể thành lập nhóm bạn sẵn
sàng giúp ñỡ trẻ CPTTT. 100% giáo viên cho rằng biện pháp này khả thi và rất khả thi.
Nâng cao nhận thức cho phụ huynh trẻ CPTTT về vai trò của học trong chăm sóc, giáo dục
trẻ: Nhằm giúp gia ñình trẻ nhận thức ñúng ñắn về vai trò của họ trong việc chăm sóc, giáo dục
con. Từ ñó, gia ñình trẻ sẽ hợp tác tích cực với nhà trường trong việc giáo dục con nói chung và
hình thành kĩ năng thực hiện nội quy nói riêng ngay từ ñầu năm lớp 1. 100% giáo viên cho rằng
biện pháp này rất phù hợp và phù hợp, nhưng chỉ có 85% cho rằng biện pháp khả thi và rất khả thi.
b) Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng học ñường chức năng
Điều chỉnh mục tiêu dạy học: Mục tiêu tiết học cho từng học sinh CPTTT rất ña dạng trong
phạm vi, mức ñộ nhuần nhuyễn trong từng giờ học so với mục tiêu chung của cả lớp. Cụ thể là học
sinh CPTTT phải nắm bắt cùng một nội dung nhưng ở những mục tiêu nhận thức khác nhau, ñòi
hỏi thời gian không giống nhau, cách thể hiện những gì nắm bắt ñược khác nhau. Vì vậy cần xác
ñịnh mục tiêu chung cho cả lớp và mục tiêu riêng cho trẻ CPTTT. 90% giáo viên cho rằng biện
pháp này rất phù hợp và 95% giáo viên cho rằng biện pháp này rất khả thi trong việc hình thành kĩ
năng học ñường chức năng cho trẻ CPTTT học hòa nhập.
Sử dụng các phương pháp ñặc thù cho trẻ CPTTT: các phương pháp này giúp cho trẻ
CPTTT có thể tiếp nhận thông tin theo ñặc ñiểm riêng của các em, nó giúp giảm bớt những hạn chế
do khuyết tật mạng lại cho các em trong quá trình học tập, sinh hoạt và còn nhằm phục hồi chức
năng cho trẻ khuyết tật. 70% giáo viên cho rằng biện pháp này phù hợp và 30% giáo viên cho rằng

rất phù hợp. 100% giáo viên ñều cho rằng biện pháp này khả thi và rất khả thi. (55% khả thi, 45%
rất khả thi)
Rèn kĩ năng học ñường chức năng thông qua trò chơi học tập: trò chơi học tập giúp học sinh
lĩnh hội tri thức và kĩ năng khác nhau mà không có chủ ñịnh từ trước. Kết quả này mang lại niềm
vụ vô hạn, thúc ñầy tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết ở các em. Để thực
hiện biện pháp này, giáo viên cần có KN thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh


CPTTT. Nhìn chung phần lớn GV cho rằng biện pháp này phù hợp và rất phù hợp (90%). 100%
GV ñều cho rằng biện pháp này khả thi và rất khả thi (50% khả thi, 50% rất khả thi).
Dạy tiết cá nhân: : Nhằm mục ñích rèn những kĩ năng còn hạn chế cho HS mà không làm
ảnh hưởng ñến quá trình học tập chung của lớp. Phần lớn GV cho rằng biện pháp này phù hợp và
rất phù hợp (90%). 85% GV cho rằng biện pháp này khả thi và rất khả thi (50% khả thi, 35% rất
khả thi).
Phối hợp với gia ñình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ CPTT: trẻ CPTTT cần sự hỗ trợ nhất là ở gia
ñình. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với gia ñình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ CPTTT.
60% giáo viên cho rằng biện pháp này rất phù hợp. 40% giáo viên cho rằng phù hợp. Nhìn chung
hầu hết giáo viên ñều cho rằng biện pháp này khả thi và rất khả thi. Tuy vậy có 15% giáo viên cho
rằng biện pháp này không khả thi.
Kết luận chương 3
Mỗi nhóm biện pháp ñề xuất có tác ñộng ñến các kĩ năng khác nhau, nhưng ñều ảnh hưởng
ñến các chủ thể tham gia quá trình hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập. Chính vì vậy
chúng tạo nên tác ñộng tổng hợp và ñồng bộ ñến cả quá trình hình thành kĩ năng thích ứng cho trẻ
CPTTT.
Kết quả kiểm chứng cho thấy, các biện pháp mà ñề tài xây dựng là có tính phù hợp và có tính
khả thi.
Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
Trẻ CPTTT: là những trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số trí tuệ ñạt 70 – 75 hoặc thấp

hơn), hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực HVTƯ và tình trạng chậm phát triển xảy ra trước 18 tuổi.
Những nhân tố giúp chẩn ñoán CPTTT là: trí tuệ, HVTƯ, trình ñộ học tập và tình trạng thể chất,
trong ñó trí tuệ và HVTƯ là hai nhân tố cơ bản.
Đa số trẻ CPTTT thường có các bệnh hoặc hội chứng khác ñi kèm, ñặc biệt phổ biến là hội
chứng Down, ADHD, bệnh tử kỷ, bệnh bại não và ñộng kinh.
Trẻ CPTTT học hòa nhập bậc Tiểu học chủ yếu là trẻ CPTTT ở các mức: nhẹ và trung bình.
Các trẻ này ñã có một số kĩ năng giao tiếp, vui chơi.
HVTƯ: bao gồm một tập hợp các kỹ năng giúp cá nhân hội nhập thành công vào cộng ñồng.
Ý nghĩa của việc hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập bậc Tiểu học: nâng cao sức
khoẻ, khắc phục những khiếm khuyết về mặt thể chất; phát triển tối ña tiềm năng học tập của trẻ;
ñồng thời nâng cao ñược khả năng sống ñộc lập và hội nhập vào xã hội; hình thành cho trẻ những
hành vi lành mạnh, có quá trình hoạt ñộng phù hợp với ñời sống cộng ñồng, trở thành thành viên
tích cực trong xã hội.
Theo kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập
lớp 1 tại các trường Tiểu học quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng rất hạn chế: Mức ñộ HVTƯ
của trẻ CPTTT học hòa nhập ở mức ñộ thấp, chủ yếu ở giai ñoạn tiếp thu và duy trì. Công tác tổ
chức hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập chưa hiệu quả
Nguyên nhân thực trạng hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại các
trường Tiểu học quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng: do ñặc ñiểm tâm lí từ bản thân trẻ gây
nên; do giáo viên chưa ñược trang bị ñầy ñủ kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT; do chưa có
sự kết hợp giữa nhà trường và gia ñình.
Biện pháp hình thành HVTƯ cho trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường Tiểu học quận Liên
Chiểu – thành phố Đà Nẵng: sử dụng các biện pháp luyện tập, trò chơi, xây vòng bạn bè, nâng cao
nhận thức cho phụ huynh trẻ CPTTT về vai trò của họ trong chăm sóc, giáo dục trẻ trong việc hình
thành kĩ năng xã hội ở trường học cho trẻ CPTTT; sử dụng các biện pháp ñiều chỉnh mục tiêu dạy
học, sử dụng các phương pháp ñặc thù . dạy tiết cá nhân cho trẻ CPTTT, rèn kĩ năng học ñường
chức năng thông qua trò chơi học tập, phối hợp với gia ñình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ CPTTT trong
việc hình thành kĩ năng học ñường chức năng cho trẻ;
Kiến nghị



- Các cấp lãnh ñạo tạo mọi sự quan tâm, ñeiẻu kiện ñể cho giáo viên ñược trang bị ñầy ñủ
kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT.
- Nhà trường cần tạo ñiều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục cũng như có
sự khích lệ ñối với giáo viên ñứng lớp hòa nhập… Và nên có tổ chuyên môn về giáo dục ñặc biệt
trong trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT nói riêng, trẻ khuyết tật nói
riêng. Bên cạnh ñó nhà trường cần tạo ra sự hợp tác tích cực giữa nhà trường – gia ñình.
- Giáo viên ñứng lớp hòa nhập không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, kĩ năng về giáo dục
hòa nhập trẻ CPTTT.
- Các cơ sở, viện nghiên cứu cần có sự quan tâm, giúp ñỡ các trường Tiểu học và cộng ñồng
trong việc thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT nói riêng, trẻ CPTTT nói chung.
- Mọi thành viên trong gia ñình trẻ CPTTT cần có nhận thức ñúng ñắn về tình trạng CPTTT
của trẻ. Gia ñình nên có sự cộng tác cởi mở và chặt chẽ với nhà trường, ñặc biệt là giáo viên trực
tiếp dạy trẻ.



×