Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng các quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT ở khối lớp 3 trường tiểu học hải vân (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.93 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo số liệu của Viện chiến lược và chương trình giáo dục năm 2005 thì có
đến 40% trong tổng số trẻ CPTTT có những hành vi bất thường( HVBT). HVBT
của trẻ CPTTT không những ảnh hưởng tới chính bản thân trẻ CPTTT mà còn ảnh
hưởng tới các học sinh bình thường khác trong lớp và ảnh hưởng đến tiến trình lên
lớp, hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
Vì vậy việc định hướng các biện pháp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT học
hoà nhập và thực hiện triệt để các biện pháp quản lí HVBT của học sinh CPTTT là
điều cần thiết và cấp bách, đồng thời đảm bảo mục tiêu và tính hiệu quả của giáo
dục hoà nhập. Theo nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm thực tiễn thì có nhiều
phương pháp, nhiều cách để quản lí HVBT của trẻ CPTTT học hoà nhập. Và một
trong những phương pháp quản lí HVBT cho học sinh CPTTT học hoà nhập có
hiệu quả là sử dụng các quy định của lớp học. Thực tế giáo dục đã chỉ rõ ở nơi nào
giáo viên biết cách sử dụng đúng quy định của lớp học để quản lí HVBT của học
sinh CPTTT thì ở đó chất lượng GDHN cho học sinh CPTTT được nâng cao.
Trường Tiểu học Hải Vân là một trong những trường tiên phong trong lĩnh vực
giáo dục hoà nhập của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh những thành tựu mà nhà
trường đã đạt được thì việc quản lí HVBT của học sinh CPTTT học hoà nhập cũng
còn nhiều hạn chế. Đó là những lí do mà chúng tôi nghiên cứu đề tài “Sử dụng các
quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT ở khối lớp 3 Trường Tiểu học Hải Vân ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực trạng sử dụng quy định của lớp học trong việc quản lí hành vi bất thường
của học sinh CPTTT khối lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Vân. Trên cơ sở đó xây
dựng hệ thống quy định của lớp học phù hợp để quản lí HVBT của học sinh CPTTT
trong lớp học hòa nhập có hiệu quả.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lí hành vi bất thường của học sinh
CPTTT khối lớp 3 tại Trường Tiểu học Hải Vân – TP.Đà Nẵng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT của
học sinh CPTTT ở khối lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân.


4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc giáo dục quản lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT ở khối
lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, học sinh còn có
nhiều hành vi không phù hợp, gây mất trật tự trong lớp học. Nếu xây dựng được các
quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT thì việc

1


giáo dục quản lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT sẽ hiệu quả hơn, giúp các
em học tập tốt hơn.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về việc sử dụng quy định của lớp học để quản lí
HVBT của học sinh CPTTT.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng các quy định của lớp học trong việc quản lí hành
vi bất thường của học sinh CPTTT ở khối lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân.
- Sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường của học sinh
CPTTT khối lớp 3 học hòa nhập tại Trường Tiểu học Hải Vân.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường của học sinh
CPTTT khối lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng Anket
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
6.2.4. Phương pháp thống kê toán học


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ngoài, vấn đề hành vi của trẻ được quan tâm từ rất sớm. Các nhà tâm
lý-giáo dục đang hết sức quan tâm, họ đang cố gắng tìm ra những biện pháp điều
chỉnh những hành vi của trẻ. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu các
biện pháp quản lí HVBT của học sinh CPTTT. Trường Tiểu học Hải Vân cũng đã áp
dụng một số biện pháp để quản lí HVBT của học sinh CPTTT. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu đầy đủ về biện pháp sử dụng các quy định của lớp học để
quản lí HVBT của học sinh CPTTT.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.2.2. Nguyên nhân gây ra tật chậm phát triển trí tuệ
1.2.3. Phân loại trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ CPTTT
1.3. Quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT
1.3.1. Khái niệm quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT
Theo cách hiểu của tôi: Quản lí HVBT của trẻ CPTTT trong lớp học
hòa nhập là việc giáo viên sử dụng các biện pháp nhằm khắc phục những hành vi
không mong muốn, hình thành ở trẻ những hành vi tích cực nhằm giúp trẻ học tập
tốt hơn.
1.3.2. Một số vấn đề về hành vi bất thường của trẻ CPTTT
1.3.2.1. Khái niệm hành vi bất thường của trẻ CPTTT
1.3.2.2. Đặc điểm hành vi của trẻ CPTTT
1.3.2.3. Phân loại hành vi bất thường
1.3.2.4. Nguyên nhân gây hành vi bất thường
1.3.2.5. Hậu quả của hành vi bất thường

1.3.2.6. Mục đích quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT
1.3.3. Sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường của học
sinh CPTTT
1.3.3.1.Khái niệm quy định của lớp học
Quy định của lớp học ( trong quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT) được
coi là một công cụ/phương tiện mà giáo viên sử dụng để quản lí hành vi bất thường
của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập, làm cho trẻ tham gia tích cực nhất vào
hoạt động học tập của lớp.

3


1.3.3.2. Hệ thống các quy định của lớp học để quản lí HVBT của trẻ CPTTT
1.3.3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng quy định của lớp học trong việc quản lí HVBT
của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập
1.3.3.4. Quy trình sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường
của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập
1.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các quy định của lớp học để quản lí
HVBT của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập
Tiểu kết chương 1:
Quản lí HVBT của trẻ CPTTT trong lớp học hòa nhập là việc giáo viên sử
dụng các biện pháp nhằm khắc phục những hành vi không mong muốn ở trẻ, hình
thành ở trẻ những hành vi tích cực nhằm giúp trẻ học tập tốt hơn.
Quy định của lớp học (trong quản lí hành vi bất thường của trẻ CPTTT) được
coi là một công cụ/phương tiện mà giáo viên sử dụng để quản lí hành vi bất thường
của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập, làm cho trẻ tham gia tích cực nhất vào
hoạt động học tập của lớp.
Quy trình khoa học của việc áp dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT
của học sinh CPTTT gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định hành vi.

Bước 2: Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện HVBT của trẻ.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Bước 5: Giám sát thực hiện kế hoạch.
Bước 6: Đánh giá
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các quy định của lớp học để quản lí
HVBT của học sinh CPTTT trong lớp học hoà nhập: giáo viên, học sinh CPTTT,
bạn bè trong lớp của học sinh, cha mẹ học sinh CPTTT, môi trường lớp học hòa
nhập.

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LỚP
HỌC TRONG VIỆC QUẢN LÍ HVBT CỦA HỌC SINH CPTTT KHỐI
LỚP 3 – TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát
2.1.1. Trường Tiểu học Hải Vân
2.1.2. Khối lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân
2.2. Khái quát quá trình khảo sát
- Thời gian khảo sát: từ ngày 14/04/2011 đến 28/04/2011.
- Địa điểm khảo sát: Khối lớp 3 – Trường Tiểu học Hải Vân.
- Đối tượng khảo sát: 6 học sinh CPTTT ở 2 lớp 3/1 và 3/3 và 7 giáo viên đang
giảng dạy tại khối lớp 3 có học sinh CPTTT.
- Nội dung khảo sát:
+ Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT.
+ Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của học sinh CPTTT.
+ Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các quy định của lớp học trong việc
quản lí HVBT của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập.
- Phương pháp và công cụ khảo sát:

+ Phương pháp: quan sát; điều tra; phỏng vấn, trò chuyện.
+ Công cụ: Bảng quan sát hành vi trẻ và phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên.
2.3. Thực trạng giáo viên sử dụng các quy định của lớp học trong việc quản lí
hành vi bất thường của học sinh CPTTT ở khối lớp 3 - Trường Tiểu học Hải
Vân.
2.3.1. Thực trạng hành vi bất thường của học sinh CPTTT khối lớp 3
Qua quan sát học sinh CPTTT cùng với sự đánh giá của giáo viên, chúng tôi
nhận thấy những HVBT mà học sinh CPTTT biểu hiện là những hành vi hướng
ngoại, gây phiền nhiễu cho giáo viên và những học sinh khác trong lớp. Trong đó
các hành vi mà trẻ thường biểu hiện nhất là: Không thể ngồi yên, quá hiếu động; nói
tự do trong giờ học; gây tiếng động lạ trong giờ học; không vâng lời khi ở trường;
làm phiền những bạn khác.
Qua trò chuyện với các giáo viên đang giảng dạy tại khối lớp 3 có học sinh
CPTTT thì có 2/7 giáo viên cho rằng trong giờ học của mình các HVBT của học
sinh CPTTT diễn ra một cách thường xuyên, 3/7 giáo viên lại cho rằng những hành
vi đó thỉnh thoảng mới diễn ra và 2/7 giáo viên cho rằng những hành vi đó diễn ra
vào những hoạt động mà trẻ không hứng thú. Các giáo viên cho rằng khi các hành
vi đó xẩy ra đã ảnh hưởng rất nhiều đến lớp học.

5


2.3.2. Nhận thức của giáo viên về quản lí HVBT của học sinh CPTTT
- Qua việc phát phiếu trưng cầu ý kiến và trò chuyện với giáo viên đang trực tiếp
dạy học hòa nhập trẻ CPTTT ở khối lớp 3, chúng tôi nhận thấy có 57,14% số giáo
viên đã hiểu rõ khái niệm HVBT của trẻ CPTTT, 42,86% giáo viên hiểu chưa đầy
đủn khái niệm.
- Nhìn chung các giáo viên đều quan tâm đến học sinh CPTTT trong lớp của mình,
đã biết sử dụng các phương pháp phù hợp để quản lí HVBT của các em, có giáo
viên đã áp dụng các quy định của lớp học. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa cao.

2.3.3. Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các quy định của lớp học trong
việc quản lí HVBT của học sinh CPTTT trong lớp học hòa nhập
- Qua điểu tra chúng tôi nhận thấy phương pháp sử dụng các quy định của lớp học
để quản lí HVBT của học sinh CPTTT không phải là phương pháp mới lạ mà đã có
28,57% giáo viên hiểu rõ và vận dụng tốt các quy định của lớp học để quản lí
HVBT của học sinh CPTTT. Có 28,57% giáo viên đã nghe đồng nghiệp nhắc tới
nhưng chưa áp dụng. Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên đã từng sử dụng nhưng hiệu quả
không cao chiếm tỉ lệ khá cao (42,85%).
- Tất cả các giáo viên đều nhận thức được tính cần thiết phải sử dụng các quy định
của lớp học để quản lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT.
- Tuy nhiên, chỉ mới có 2/7 giáo viên nhận thức đúng đắn về các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình sử dụng các quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh
CPTTT, đó là các yếu tố: cha mẹ học sinh, bạn bè trong lớp của học sinh, bản thân
học sinh, môi trường lớp học, giáo viên. Còn các giáo viên khác chưa hiểu đúng về
các yếu tố trên, có giáo viên chỉ chọn lựa 2 hoặc 3 yếu tố ảnh hưởng, có giáo viên
cho rằng chỉ có 1 yếu tố ảnh hưởng.
- Có 28,57% giáo viên đã biết được quy trình thực hiện các bước khi sử dụng quy
định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT. Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên
chưa biết đến quy trình các bước còn khá cao ( 71,435).
- Khi sử dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT thì có
3/7 giáo viên gặp khó khăn về vấn đề trẻ không hợp tác, 3/7 giáo viên gặp khó khăn
về vấn đề thời gian và có 1 giáo viên gặp khó khăn vì chưa nắm rõ phương pháp
này.
2.3.4. Việc các giáo viên sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất
thường của học sinh CPTTT ở khối lớp 3- Trường Tiểu học Hải Vân
Chúng tôi đã đưa ra hệ thống các quy định của lớp học để giáo sử dụng khi
học sinh CPTTT có biểu hiện hành vi bất thường. Qua quá trình quan sát việc sử
dụng của 7 giáo viên chúng tôi nhận thấy những quy định được các giáo viên sử
dụng thường xuyên để quản lí hành bất thường của trẻ như: Chú ý nghe giảng


6


(100%). Giờ nào việc đó (100%). Không nói chuyện trong giờ học (100). Không
được phá bạn trong giờ học, giờ chơi (71,43%).
2.3.5. Nguyên nhân của thực trạng trên
Tiểu kết chương 2:
Qua phân tích phiếu điều tra của giáo viên và qua quá trình quan sát, trao đổi
với giáo viên chúng tôi có kết luận:
Hành vi bất thường của trẻ CPTTT chủ yếu là những hành vi hướng ngoại.
Những hành vi này gây phiền nhiễu cho giáo viên và những học sinh khác trong lớp
và ảnh hưởng rất nhiều đến lớp học.
Nhìn chung các giáo viên đều quan tâm đến học sinh CPTTT trong lớp của
mình, đã biết sử dụng các phương pháp phù hợp để quản lí HVBT của các em.
Phương pháp sử dụng các quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh
CPTTT không phải là phương pháp mới lạ mà các giáo viên đã nghe đến phương
pháp này và đã nhận thức được tính cần thiết của việc sử dụng các quy định của lớp
học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên chưa nhận
thức đúng đắn về các yếu tố ảnh hưởng cũng như quy trình thực hiện các quy định
của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT còn khá cao. Điều này sẽ gây
khó khăn cho giáo viên khi sử dụng các quy định đó.
Vấn đề khó khăn giáo viên gặp phải nhiều nhất khi sử dụng các quy định của
lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT là trẻ không hợp tác và không có
thời gian.

7


CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LỚP HỌC ĐỂ QUẢN
LÍ HÀNH VI BẤT THƯỜNG CỦA HỌC SINH CPTTT Ở KHỐI LỚP 3

– TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN
3.1. Mô tả một trường hợp trẻ CPTTT cụ thể
Họ và tên: Đoàn Anh Huy
Ngày sinh: 02/11/2001
Lớp 3/3 – Trường Tiểu học Hải Vân
3.1.1. Một vài nét về bản thân trẻ
3.1.2. Kết quả quan sát
3.1.2.1. Quan sát chung
3.1.2.2. Bảng kiểm tra hành vi
3.1.3. Kết luận
Qua bảng kiểm tra hành vi chúng tôi nhận thấy các hành vi bất thường xảy ra ở
Huy là những hành vi hướng ngoại, không những gây ảnh hưởng đến giáo viên và
các học sinh khác trong lớp mà còn ảnh hưởng đến chính quá trình học tập của em.
Vì vậy cần phải có kế hoạch quản lí phù hợp để giảm thiểu những hành vi đó.
3.2. Mô tả quy trình sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất
thường của học sinh CPTTT ở khối lớp 3
3.2.1. Xác định hành vi
Qua thực tế quan sát chúng tôi nhận thấy Huy có những biểu hiện hành vi xẩy
ra với mức độ thường xuyên như:
1. Gây tiếng động lạ trong giờ học.
2. Không thể ngồi yên, quá hiếu động.
3. Làm phiền những bạn khác.
4. Ngủ trong giờ học.
5. La hét nhiều.
6. Nói lẩm bẩm một mình.
7. Nói tự do trong giờ học.
8. Ngồi trong lớp hay gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục.
9. Đi lại, ra vào tự do trong lớp.
10. Hay trêu chọc các bạn trong lớp.
11. Không làm bài tập khi giáo viên ra

12. Đánh lại bạn khi bị đánh hoặc giành đồ chơi.

8


3.2.2. Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện hành vi của trẻ
Qua quan sát và ghi chép chúng tôi nhận thấy những hành vi mà Huy thường
biểu hiện là những hành vi bất thường cần phải khắc phục và quản lí.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch
3.2.3.1. Lập kế hoạch sử dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh
CPTTT
3.2.3.2. Đưa ra bản cam kết thực hiện
3.2.4. Thực hiện kế hoạch
3.2.5. Giám sát thực hiện kế hoạch
3.2.6. Đánh giá
3.3. Thử nghiệm tính khả thi và phù hợp của bản kế hoạch
3.3.1. Khái quát quá trình thử nghiệm
Chúng tôi áp dụng bản kế hoạch để quản lí HVBT của em Đoàn Anh Huy
trong 2 tuần, từ 03/05/2011 đến 16/05/2011.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
3.3.2.1. Kết quả thực hiện kế hoạch quản lí HVBT của học sinh CPTTT
STT

1

2

Tình
huống xẩy
ra hành vi


Hành vi

Nguyên
nhân

Trong giờ
học Toán,
cô giáo
đang hướng
dẫn bài mới
cho cả lớp.

Gây tiếng
động bằng
cách gõ
thước lên
bàn hoạc
đẩy bàn ghế
của mình ra
chỗ khác .
Huy cứ lắc
người qua
lại, nhìn
ngó xung
quanh,
muốn ra
khỏi chỗ
ngồi của
mình để đi


Cảm thấy
chán nản
với tiết học, - Giờ nào
muốn gây
việc đó.
sự chú ý
của cô giáo
và các bạn.

Trong khi
cả lớp đang
làm bài tập
toán, Huy
không làm
bài của
mình.

Không
muốn làm
bài tập nên
muốn
đi
chơi.

Quy định
của lớp
học được
sử dụng
- Chú ý

nghe giảng.

Kết quả
thực hiện

Trẻ chú ý
nghe

giáo giảng
bài, không
gây tiếng
động
lạ
nữa.

- Giờ nào Trẻ chăm
việc đó.
chỉ làm bài
tập
của
- Không
được đi lại mình,
ra
tự do trong không
khỏi
chỗ
giờ học.
nữa.

9



3

4

5

6

Cả lớp
đang lắng
nghe cô
giáo giảng
bài mới.

chơi.
Trêu chọc
bạn: kéo
áo, lấy bút,
thước của
bạn.

Thu hút của
giáo viên
không hợp
lí,
không
muốn nghe


giáo
giảng bài.

- Chú ý Trẻ chú ý
nghe giảng. nghe

Không giáo giảng
được phá bài, không
phá
bạn trong chọc
các
bạn
giờ học.
nữa.

Không duy
trì được sự
chú ý, cảm
thấy buồn
ngủ khi
nghe cô đọc
bài.

- Chú ý Trẻ không
nghe giảng. ngủ nữa mà
bài
- Giờ nào chép
cùng
các
việc đó.

không bạn.

Trong giờ
Chính tả,
cô giáo
đang đọc
bài cho các
bạn chép.

Gục mặt
xuống bàn
và ngủ.

Trong giờ
học, cả lớp
đang học
bài.

Đột nhiên
Huy hét lên
rất lớn như
nhớ đến
một điều gì
đó.
Tự nói
Cảm thấy
chuyện một buồn chán
mình.
vì không ai
nói chuyện

với mình.

Cả lớp
đang học
bài, không
ai nói
chuyện với
Huy.

Trong giờ
Tập đọc, cô
giáo đang
đọc bài cho
cả lớp

được ngủ
trong giờ
học.
Do bị kích - Chú ý Trẻ không
động
khi nghe giảng. hét
lên
đang nghĩ - Tham gia trong
lúc
đến điều gì hoạt động học
bài
đó.
nữa.
nhóm.


Huy đọc
theo lời cô
giáo hoặc
quay sang
nói chuyện

Không có
tính kỉ luật,
không hiểu
đúng sai.

- Chú ý Trẻ
tham
nghe giảng. gia
hoạt
Không động nhóm
được
nói với các bạn,
không nói
chuyện
trong giờ chuyên một
mình nữa.
học.
- Tham gia
hoạt động
nhóm.
- Chú ý Trẻ chú ý
nghe giảng. nghe

đọc

Không giáo
được
nói bài, không
đọc theo cô
chuyện

10


7

8

9

10

11

nghe.

với bạn bên
cạnh.

trong
học.

giờ nữa.

- Giờ nào

việc đó.
Trong giờ
Huy không Không
- Giờ nào Trẻ
hoàn
Tập viết, cả viết bài của muốn viết việc đó.
thành bài
lớp đang
mình mà cứ bài mà cô
viết mà cô
viết bài.
ngồi lắc
giáo ra.
giáo ra.
người qua
lại, tay
chân cứ
đưa qua.
đưa lại như
đang chơi
trò chơi nào
đó
Trong giờ
Huy ra khỏi Không có - Giờ nào Trẻ
ngồi
học buổi
chỗ ngồi, đi tính kỉ luật việc đó.
trật tự làm
chiều, khi
đến chỗ

tập
Không bài
cả lớp đang những bạn
các
được
nói cùng
làm bài tập khác để nói
bạn.
chuyện
tăng cường. chuyện
trong giờ
hoặc đi đến
học.
vứt rác ở
Không
thúng rác
được đi lại
cuối góc
tự do trong
lớp.
giờ học.
Trong giờ
ra chơi, khi
không có ai
chơi cùng.

Cô giáo ra
bài tập toán
cho Huy
làm.


Huy đi
chọc phá
những bạn
khác trong
lớp.

Cô đơn, ít
bạn, muốn
gây sự chú
ý của bạn
bè để cùng
chơi.
Huy không Trẻ
ham
chịu làm
chơi, không
bài của
muốn làm
mình mà cứ bài mà cứ
nói chuyện muốn
đi
với những
chơi.

Không
được phá
bạn trong
giờ chơi.


Trẻ không
chọc
phá
các
bạn
nữa.

- Giờ nào Trẻ
hoàn
việc đó.
thành bài
Không tập mà cô
được
nói giáo ra.
chuyện

11


bạn khác.

12

Trong giờ
ra chơi, khi
đang chơi
cùng các
bạn.

Nếu bị các

bạn đánh
hoặc giành
đồ chơi thì
Huy sẽ
đánh trả
ngay lập
tức.

Cảm thấy
bị tổn
thương, dễ
bị nổi
khùng khi
bị đánh và
khi bị giành
đồ chơi.

trong giờ
học.
- Không
Trẻ chơi vui
được đánh vẻ cùng các
bạn.
bạn, không
nổi khùng
- Giúp đỡ
nữa.
lẫn nhau.

3.3.2.2. Kết quả phiếu xin ý kiến

Chúng tôi xin ý kiến của 7 giáo viên đã sử dụng quy định của lớp học để
quản lí hành vi bất thường của em Đoàn Anh Huy sau 2 tuần (từ 03/05/2011 đến
16/05/2011).
- Có 71,43 % giáo viên nhận thấy khi sử dụng quy định của lớp học để quản lí hành
vi bất thường của học sinh CPTTT thì trẻ có thái độ hợp tác và hiệu quả đem lại
cao. Có một giáo viên cho rằng trẻ ít hợp tác, thỉnh thoảng trẻ mới nghe lời và thực
hiện theo những quy định mà giáo viên đưa ra. Và 1 giáo viên cho rằng trẻ không
hợp tác và cảm thấy khó chịu khi phải thực hiện theo những quy định này.
- Có 71,43% giáo viên đánh giá bản kế hoạch quản lí hành vi bất thường của học
sinh CPTTT là phù hợp với đặc điểm hành vi và nhu cầu của trẻ, trẻ hợp tác tốt và
mang lại hiệu quả cao. Chỉ có 2 giáo viên cho rằng bản kế hoạch đó ít phù hợp vì
trong quá trình sử dụng trẻ ít hợp tác và không hợp tác, nhất là trong giờ thể dục và
các hoạt động ngoại khóa rất khó để áp dụng các quy định của lớp học.
- Đa số giáo viên (71,43%) đều đánh giá việc sử dụng quy định của lớp học để quản
lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT là có hiệu quả cao, trẻ sẽ giảm thiểu
những hành vi không mong muốn, trẻ ngoan và có ý thức học tập tốt hơn. Tuy
nhiên, vẫn còn 28,57% giáo viên cho rằng việc sử dụng các quy định của lớp học
đem lại hiệu quả ít.
- Trong quá trình sử dụng các quy định của lớp học để quản lí hành vi bất thường
của học sinh CPTTT, có đến 57,14% giáo viên gặp khó khăn về vấn đề không có
thời gian. Có 28,57% gặp khó khăn vì trẻ không hợp tác, không nghe theo những
quy định mà mình đưa ra. Còn 14,29% giáo viên gặp khó khăn vì chưa nắm rõ quy
trình thực hiện các bước thực hiện quy định của lớp học. Ngoài những khó khăn mà
chúng tôi đưa ra, có 2 giáo viên cho rằng họ vẫn còn gặp khó khăn khác, đó là

12


không có sự phối hợp từ phía gia đình, các giáo viên khác và những học sinh khác
trong lớp.

Với những khó khăn đó, các giáo viên nhận thấy mình cần phải có sự hỗ trợ về
mặt thời gian để có thể quan sát và lập kế hoạch can thiệp trẻ một cách khoa học,
đồng thời cần có sự phối hợp từ phía gia đình, các giáo viên khác cũng như những
học sinh trong lớp. Như vậy kế hoạch quản lí hành vi bất thường cho học sinh
CPTTT mới đạt hiệu quả cao.
Kết luận: Qua việc lấy ý kiến của các giáo viên đã sử dụng các quy định của lớp
học để quản lí hành vi bất thường của học sinh CPTTT chúng tôi nhận thấy đây là
một biện pháp quản lí có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao trong việc quản lí
hành vi bất thường của học sinh CPTTT. Tuy nhiên để giáo viên thực hiện tốt thì
cần có sự hỗ trợ về mặt thời gian và các lực lượng khác, đồng thời cần có sự điều
chỉnh cho phù hợp với tiết học thể dục và các hoạt động ngoại khóa.
Tiểu kết chương 3:
Qua quan sát và bảng kiểm hành vi, chúng tôi nhận thấy những hành vi bất
thường xẩy ra ở Huy là những hành vi hướng ngoại, như: gây tiếng động lạ trong
giờ học, không thể ngồi yên, quá hiếu động, làm phiền những bạn khác.... gây ảnh
hưởng nhiều cho giáo viên và lớp học. Vì vậy cần phải có kế hoạch quản lí và khắc
phục.
Sau khi áp dụng kế hoạch quản lí hành vi bất thường mà chúng tôi xây dựng
để quản lí HVBT của Huy, Huy đã có nhiều tiến bộ, em đã giảm thiểu những hành
vi không mong muốn và tập trung học bài hơn.
Đa số giáo viên đều đánh giá là trẻ có thái độ hợp tác tốt, bản kế hoạch đưa
ra phù hợp với đặc điểm hành vi và nhu cầu của trẻ và khi sử dụng các quy định của
lớp học để quản lí HVBT của trẻ thì đem lại hiệu quả cao, trẻ sẽ giảm thiểu những
hành vi không mong muốn. Tuy nhiên, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn về
thời gian.

13


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận chung
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1.1. Việc định hướng các biện pháp quản lí HVBT của học sinh CPTTT học hoà
nhập và thực hiện triệt để các biện pháp quản lí HVBT của học sinh CPTTT là điều
cần thiết và cấp bách, đồng thời đảm bảo mục tiêu và tính hiệu quả của giáo dục hoà
nhập.
1.2. Một trong những phương pháp quản lí HVBT của học sinh CPTTT học hoà
nhập có hiệu quả là sử dụng quy định của lớp học. Quy trình khoa học của việc áp
dụng quy định của lớp học để quản lí HVBT của học sinh CPTTT gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định hành vi.
Bước 2: Quan sát và ghi chép để hiểu rõ hơn về biểu hiện HVBT của trẻ.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch.
Bước 5: Giám sát thực hiện kế hoạch.
Bước 6: Đánh giá
1.3. Đa số các giáo viên đang giảng dạy ở khối lớp 3 - Trường Tiểu học Hải Vân
đều chưa hiểu đầy đủ về HVBT của học sinh CPTTT đồng thời chưa nắm được các
phương pháp để quản lí HVBT của trẻ nói chung và các quy định của lớp học được
sử dụng trong quản lí HVBT của học sinh CPTTT nói riêng nên khi sử dụng hiệu
quả chưa cao.
1.4. Trên cơ sở đánh giá một trẻ cụ thể, phát hiện những vấn đề về hành vi của trẻ
chúng tôi đã sử dụng các quy định của lớp học để quản lí HVBT của trẻ. Sau một
thời gian ngắn áp dụng các quy định đó thì các giáo viên đã đánh giá việc sử dụng
các quy định của lớp học là phương pháp có tính khả thi và có hiệu quả, hỗ trợ
nhiều cho giáo viên trong việc quản lí HVBT của học sinh CPTTT.
2. Khuyến nghị:
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với giáo viên.
- Giáo viên cần thấy rõ được vai trò và ý nghĩa của việc quản lí HVBT của học sinh
CPTTT trong lớp học hòa nhập.

- Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn và kĩ năng về GDHN cho
trẻ CPTTT nói chung và việc sử dụng các quy định của lớp học để quản lí HVBT
của trẻ CPTTT nói riêng.

14


- Cần có sự huy động từ các lực lượng xã hội, gia đình học sinh CPTTT, các giáo
viên khác và bạn bè trong lớp học của học sinh cùng tham gia vào công tác GDHN
trẻ CPTTT.
- Nâng cao nhận thức cho các học sinh bình thường trong lớp về khả năng và những
hạn chế của trẻ CPTTT, khuyến khích trẻ có thái độ đúng mực với trẻ CPTTT, cùng
giúp đỡ trẻ CPTTT để cùng nhau tiến bộ. Phổ biến các quy định của lớp học được
sử dụng để quản lí HVBT của học sinh CPTTT cho các em biết để các em giúp đỡ
bạn CPTTT loại bỏ những hành vi không mong muốn.
- Cần phối hợp với gia đình trong việc quản lí HVBT của trẻ CPTTT để gia đình
củng cố những hành vi tích cực của trẻ được hình thành ở trường, lớp. Đồng thời
thu nhận thông tin phản hồi từ phía gia đình về sự tiến bộ của trẻ cũng như những
hành vi của trẻ khi ở nhà để có thể nắm bắt toàn diện về HVBT của trẻ, từ đó có kế
hoạch quản lí phù hợp.
2.2. Với BGH nhà trường.
- BGH nhà trường cần có những biện pháp động viên, khuyến khích và hỗ trợ kịp
thời cho các giáo viên trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ CPTTT nói chung và
việc quản lí HVBT của trẻ CPTTT nói riêng.
- BGH nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các lớp, huy động
các lực lượng xã hội và gia đình trẻ CPTTT tham gia vào việc hỗ trợ trẻ CPTTT học
hoà nhập.
- Cần bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp tài liệu để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho
giáo viên về GDHN trẻ CPTTT, giúp giáo viên hiểu rõ HVBT của trẻ CPTTT. Nâng
cao hiểu biết về các quy định của lớp học được sử dụng trong quản lí HVBT của trẻ

CPTTT cũng như các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sử dụng và quy trình thực
hiện các quy định đó để khi sử dụng đem lại hiệu quả cao. Tổ chức những buổi trao
đổi phương pháp và kinh nghiệm giữa giáo viên toàn trường với các giáo viên các
trường hoà nhập khác.
- Cần có sự phân công công việc hợp lí trên cơ sở khả năng của mỗi giáo viên, hỗ
trợ giáo viên khi cần thiết.
- Mỗi trường Tiểu học hoà nhập cần có ít nhất 1 giáo viên có chuyên môn về
GDHN cho trẻ khuyết tật để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và hỗ trợ các
giáo viên trong công tác giáo dục hoà nhập.

15



×