Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

hình thức trả lương ở CT TNHH MTV nước sạch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.26 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV
NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Nhóm 2
1. Lê Thị Tuyến
2. Lê Thị Thủy
3. Lê Thị Quỳnh_MSV 11123323
4. Nguyễn Thị Thu Hà
5. Mai Thị Hồng
6. Phạm Thị Hường_MSV 11121924
7. Lương Thị Thu Huyền
8. Nguyễn Thị Hương Lan
9. Nguyễn Thị Hảo

1


MỤC LỤC

2


1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.


a.
b.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
a.
b.
c.
d.
e.

I.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hình thức trả lương/công theo thời gian
Khái niệm
Điều kiện áp dụng
Ưu, nhược điểm
Các hình thức trả lương theo thời gian
Trả công theo thời gian đơn giản
Trả công theo thời gian có thưởng
Hình thức trả lương/công theo sản phẩm
Khái niệm
Điều kiện áp dụng
Ưu, nhược điểm
Các hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Trả công theo sản phẩm tập thể

Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng
Chế độ trả công khoán
PHẦN 2. PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG/CÔNG CỦA CÔNG TY
TNHH MTV NƯỚC SẠCH HÀ ĐÔNG
Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông.
Tên viết tắt: Công ty nước sạch Hà Đông.
Trụ sở chính: Số 2A Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
Thành lập theo quyết định số 486 ngày 01/02/1992 của UBND thành phố Hà
Nội, là một doanh nghiệp nhà nước hạng 2 thuộc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội.
Những mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công ty:
Cơ sở sản xuất ban đầu chỉ có 01 giếng khoan và hệ thống lắng lọc chậm với công
suất khai thác là 1.000m3/ngày đêm.
Ngày 25/02/1957 Cơ sở cấp nước Hà Đông chuyển thành xí nghiệp quốc doanh với
tên gọi Nhà máy nước Hà Đông.
Ngày 01/02/1992 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 486/QĐ-UB
đổi tên Nhà máy nước Hà Đông thành Công ty Cấp nước Hà Đông và được đầu tư cơ
sở cấp nước số 2 Ba La với công suất thiết kế 20.000m3/ngày đêm.

3


Năm 2010, thực hiện chủ trương của UBND Thành phố: Công ty Cấp nước Hà Đông
chuyển đổi mô hình hoạt động với tên gọi mới là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà
Đông.
Với những kết quả và thành tích đạt được trong nhiều năm qua, công ty đã
được các cấp các ngành khen thưởng và đã được Chủ Tịch Nước trao tặng Huân

chương lao động hạng Ba năm 2003, được bằng khen của Chính phủ, bằng khen của
Bộ Xây Dựng, bằng khen của UBND tỉnh Hà Tây cũ.
2. Đặc điểm và loại hình sản xuất kinh doanh
Ngành nghề đăng kí kinh doanh (Giấy phép kinh doanh số 0500237984 ngày
5/8/2011):
STT
1
2

Tên ngành
Khai thác, xử lý và cung cấp nước

Mã ngành
3600 (chính)

Chi tiết: Khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch
Sản xuất, kinh doanh nước và đá tinh khiết

Ngành nghề chưa

Xây dựng và kinh doanh nhà ở

khớp mã với Hệ

Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong thống ngành kinh
ngành cấp thoát nước

tế Việt Nam

Thiết kế, lập dự án các công trình cấp thoát nước

Tư vấn, giám sát thi công các công trình cấp thoát nước
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước
Khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
Với chức năng, nhiệm vụ chính là sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ nhu
cầu sử dụng trên địa bàn Hà Đông và các huyện, vùng lân cận.
3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

4


5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

Chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc công ty

Phó Tổng Giám đốc
phụ trách sản xuất

Phòng Kế hoạch
Sản xuất
Xí nghiệp sản xuất nước
Phú Xuyên
Xí nghiệp sản xuất nước
tinh khiết và đá viên tinh
khiết
Xí nghiệp sản xuất nước
Hà Đông

Xí nghiệp sản xuất nước
Đan Phượng

Phó Tổng Giám đốc
phụ trách kinh doanh

Ban thanh
thanh tra
tra
Ban

Phòng dịch vụ
khách hàng
Xí nghiệp kinh doanh
Xí nghiệp Thu ngân

Phó Tổng Giám đốc
phụ trách kỹ thuật dự án

Phòng kỹ thuật dự án

Xí nghiệp Thi công Xây
lắp
Xí nghiệp
Lắp đặt và Kiểm định
Đồng hồ

Kiểm soát viên

Phòng tổ chức hành chính


Phòng Tài vụ Kế toán

Bộ phận tổng hợp

Xí nghiệp Quản lý mạng
Xí nghiệp sản xuất nước
Ứng Hòa

5


6

4. Đặc điểm đội ngũ lao động công ty
Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
Năm 2012

Tiêu
chí

Giới
tính

Trình
độ

Năm 2013

Năm 2014


Số
người

Tỷ
trọng

Tỷ lệ
gia tăng

Số
người

Tỷ
trọng

Tỷ lệ
gia tăng

Số
người

Tỷ
trọng

Tỷ lệ gia
tăng

Nữ


262

48.79

120.18

281

48.78

107.25

311

48.98

110.68

Nam

275

51.21

113.34

295

51.22


107.27

324

51.02

109.83

Tổng số

537

115.48

576

107.26

635

Cao học

6

1.2

Đại học

252


46.93

Cao đẳng,
trung cấp,
phổ thông

118

21.97

110.24

7

1.22

116.67

8

1.26

114.29

114.03

274

47.57


108.73

306

48.19

111.68

126.88

234

40.63

198.31

261

111.54

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Số lượng CBCNV của công ty tăng dần qua các năm do nhu cầu mở rộng sản xuất
kinh doanh từ 465 người năm 2011 lên 635 người năm 2014. Đồng thời tỷ lệ nữ trong tổng
số CBCNV vẫn được ổn định gần 50%. Mức ổn định này giúp đảm bảo cân đối giữa lực
lượng công nhân (chủ yếu là nam) tham gia việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cấp
nước và lực lượng thu ngân và hành chính (chủ yếu là nữ).
Về chất lượng CBCNV thì ngày được nâng cao thể hiện qua sự gia tăng cả số lượng
và tỷ lệ trong tổng số CBCNV của những người lao động có trình độ cao như tốt nghiệp cao
học, đại học. Từ năm 2011 đến năm 2014 có sự thay đổi như sau:
Trình độ Cao học: từ chưa có nhân viên nào đạt trình độ cao học lên con số tám

nhân viên có trình độ cao học.
Trình độ Đại học: tăng từ 221 người lên 306 lên.
Bảng cơ cấu trình độ công nhân
TT Tiêu chí

Năm 2011
Số

bậc 1

Năm 2012
Tỷ lệ

Số

Năm 2013
Tỷ lệ

Số

Năm 2014
Tỷ lệ

ngườ

Tỷ

ngườ

Tỷ


gia

ngườ

Tỷ

gia

ngườ

Tỷ

gia

i

lệ
1.9

i

lệ
2.9

tăng
166.

i


lệ

tăng

i

lệ
3.7

tăng

3

6

5

8

7

8

4.6

160

7

8


87.5

Công nhân
1

Số

6


7

Công nhân

16.

10.

11.

111.

14.

2

bậc 2
Công nhân


25

3
27.

18

7
24.

72

20

5
21.

1

26

1
14.

130

3

bậc 3
Công nhân


42

5
11.

41

4
17.

97.6
166.

38

8
20.

92.7
116.

27

6
24.

71.1
128.


4

bậc 4
Công nhân

18

8
18.

30

9
14.

7
89.2

35

1
16.

7

45

3
17.


6
114.

5

bậc 5
Công nhân

28

3
7.8

25

9
10.

9
141.

28

1

112

32

3

10.

3
118.

6

bậc 6
Công nhân

12

4
16.

17

1

7

16

9.2
16.

94.1

19


3
15.

8

7

bậc 7

25

3

32

19

128
109.

29

7

90.6
103.

29

7


100
106.

Tổng số

153

100

168

100

8

174 100
6
185 100
3
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Tổng số công nhân tăng từ 153 công nhân năm 2011 lên 185 công nhân năm 2014. Số
lượng và tỷ lệ công nhân bậc cao (từ bậc 5 trở lên) ngày càng tăng, đồng thời tỷ lệ công nhân
bậc 1 giảm. Số lượng công nhân tăng chủ yếu là do việc tuyển dụng công nhân mới của
Công ty phục vụ mở rộng sản xuất ra địa bàn Ứng Hòa, Đan Phượng,…
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
của Công ty nước sạch Hà Đông
Năm


Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011

2012

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

45
1,7
1,3

51
1,4
7,3

83,98
0,537
8


120,68
0,731
9,268

Triệu m3

10,764

12,677 13,5

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

1
2
3

Tổng doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Sản phẩm chủ yếu

4
5
6


(nước sạch thương phẩm)
Lao động
Thu nhập bình quân

Người
250
triệu đồng/ 3,5

275
4

315
4,3
7


8

người/thán
g
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Bảng kết quả hạt động kinh doanh năm 2013
Năm 2013
TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Kế hoạch Thực hiện % đạt

năm 2013 năm 2013 được

1

Doanh thu

Tỷ đồng

125

131,995

105,6%

2

- Nước máy
- Xây lắp đường ống
- Doanh thu khác
Nước máy sản xuất và phân

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Triệu m3/năm

95
27
3
24


100,684
28,394
2,917
26,70

106%
105,2%
97,2%
111,5%

3
4
5
6
7

phối
Nước máy thương phẩm
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
Thu nhập bình quân
Tỷ lệ thất thoát toàn công ty

Triệu m3/năm
Tỷ đồng
Triệu đồng
Trđ/ng/tháng
%


19
20,76
109,3%
10
11,80
118%
700
5,4
5,6
103,7%
≤ 24
22,24
108%
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Dựa theo bảng số liệu có thể thấy, sản lượng nước sạch được sản xuất ra hàng năm
đều tăng hơn so với năm trước, đảm bảo trách nhiệm của Công ty với xã hội là đảm bảo
cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đồng thời nộp ngân sách
Nhà nước cũng tăng theo các năm. Đây là cơ sở để Công ty tiếp tục thục hiện các dự án
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư vào các hoạt động quản trị
nhân lực, trong đó có vấn đề tiền lương.
6. Đội ngũ cán bộ phụ trách tiền lương
Hiện tại công tác tính lương, quản lý tiền lương tại Công ty TNHH MTV Nước
sạch Hà Đông do các nhân viên kế toán tại các đơn vị phụ trách, mỗi đơn vị có một người
thực hiện công tác này. Các nhân viên này có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu là
kế toán và đã được đào tạo thêm về kế toán tiền lương. Tuy không được đào tạo từ
8


9


chương trình chính quy nhưng bù lại phần lớn đây đều là các nhân viên có kinh nghiệm
với thâm niên cao. Đó là lợi thế trong việc đảm bảo quản lý tiền lương được chính xác và
hiệu quả nhưng cũng đặt ra thách thức đối với Công ty khi phần lớn các nhân viên đều
sắp đến độ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy công tác đào tạo nhân viên thay thế hoặc tuyển dụng
nhân viên mới thay thế những nhân viên sắp nghỉ hưu là công việc quan trọng trong thời
gian tới của doanh nghiệp.
II. Phân tích hình thức trả lương/công của tổ chức

Tại công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông sử dụng phương pháp trả lương
theo thời gian và phương pháp trả lương khoán.
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian dùng để trả cho các CBCNV của công ty hay là những người lao động thuộc khối
gián tiếp bao gồm các nhân viên quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ.
Tiền lương được xác định gồm 2 phần:


Phần thứ nhất – tiền lương cứng (Lci): Tiền lương trả cho người lao động theo hệ số
lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ, đảm
bảo chế độ Nhà nước và có tính khuyến khích động viên những người có kinh nghiệm,
làm việc hiệu quả trong công tác; mặt khác gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lao

động trong doanh nghiệp.
• Phần thứ hai – Tiền lương mềm (L mi): Là phần tiền lương trả cho người lao động theo
công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc, hiệu suất làm việc, mức độ
hoàn thành công việc của người lao động được giao và số ngày công thực tế của
CBCNV.
 Tiền lương theo thời gian được tính theo công thức sau:


Li = Lci + Lmi
Lci = TLmin x (Hci + Pci) x Ni/22
Lmi = TLmin x Hmi x K1 x Ni/22 x Ki
Trong đó:
Li: Tiền lương thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người i trong tháng.
TLmin: Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định.
9


10

Hiện nay Công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu là 3.100.000 đồng.
Hci: Hệ số lương cứng (đóng tiền bảo hiểm) theo nghị định 205/NĐ-CP; đối với lao động
trực tiếp là hệ số lương cấp bậc công việc thực tế thực hiện.
Hệ số (bậc), mức lương

Chức danh
Chuyên viên cao
cấp, kinh tế viên
cao cấp, kỹ sư
cao cấp
Chuyên viên
chính, kinh tế
viên chính, kỹ sư
chính
Chuyên viên,
kinh tế viên, kỹ
sư (TN Đại học)
Cán sự, kỹ thuật
viên

(TN Cao đẳng,
Trung học)
Nhân viên văn
thư
Nhân viên phục
vụ (chưa có bằng
TC, CĐ, ĐH)

1

2

3

4

5

6

7

8

5.58

5.92

6.26


6.6

4,00

4.33

4.66

4.99

5.32

5.65

2.34

2.65

2.96

3.27

3.58

1.8

1.99

2.18


2.37

1.35

1.53

1.71

1,00

1.18

1.36

9

10

11

12

3.89

4.2

4.51

2.56


2.75

2.94

3.13

3.32

3.51

3.7

3.89

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15


3.33

1.54

1.72

1,90

2.08

2.26

2.44

2.62

2.8

2.98

Pci: Hệ số phụ cấp theo quy định Nhà nước và quy định của Công ty.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông có các loại phụ cấp cụ thể như sau:
STT
Loại phụ cấp
1
Phụ cấp độc hại
2
Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ

Hệ số

0,2

Trưởng phòng, giám đốc nhà máy, xi nghiệp

0.6

Phó phòng, PGĐ nhà máy xí nghiệp

0.5
10


11

Đốc công ca, trưởng phòng xí nghiệp, đội trưởng

0.4

Phó phòng xí nghiệp, đội phó

0.3

Tổ trưởng, thủ quỹ

0.2

Ni: Ngày làm việc thực tế trong tháng người thứ i
Hmi: Hệ số lương cấp bậc công việc của người thứ i do Công ty quyết định
Bảng hệ số cấp bậc công việc của công ty
Nhóm

công

Hệ số lương cấp bậc
Chức danh công tác – Nội dung công việc

việc

công việc xác định để
chi trả tiền lương,
thưởng (Hmi)
1,3

I

CBCNV tại các Phòng, Ban, Xí nghiệp

II

Tổ trưởng, đội trưởng tại các Phòng, Ban, Xí nghiệp

1,4

III

Phó trưởng phòng và tương đương

1,7

IV


Trưởng phòng và tương đương

2,0

V

Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng

2,3

VI

Tổng Giám Đốc

2,7
(Nguồn: Quy chế trả lương, thưởng tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông)
K1: Hệ số lương kinh doanh của Công ty tại thời điểm thanh toán.
Ki: Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động thứ i: Đánh giá mức
độ hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn bình xét A, B, C, D.
Bảng hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Loại

A

B

Diễn giải
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà
nước, nội quy, quy chế của công ty, không gây mất đoàn kết

nội bộ
Thời gian nghỉ ốm, nghỉ không lượng được phép tối đa là 02
ngày/tháng
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Vi phạm 01 lần nội quy lao động, quy chế của công ty

Hệ số (Ki)

1,0

0,9
11


12

Có 03 – 05 ngày nghỉ ốm, nghỉ không lương được phép trong

C

tháng
Không hoàn thành nhiệm vụ được giao
Tái vi phạm nội quy lao động, quy chế của công ty
Có 06 ngày nghỉ ốm, nghỉ không lương được phép trở lên

0,8

trong tháng.
Vi phạm kỷ luật lao động chịu hình thức xử lý từ khiển trách
D


0,6
trở lên
Nghỉ tự do không phép
(Nguồn: Quy chế trả lương, thưởng tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông)
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
 Hình thức giao khoán cho các xí nghiệp/đơn vị:
• Tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, Quy chế giao khoán nội bộ nhằm:
- Đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả sản xuất của đơn vị.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên nhận khoán.
- Gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, người lao động nhận khoán với hiệu quả công
việc bao gồm chất lượng, tiến độ, lợi nhuận và việc đảm bảo tuân thủ các chế độ chính
-

sách hiện hành của Nhà nước.
Phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của tập thể, người lao động nhận

khoán.
• Hiện tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông áp dụng chính sách trả lương khoán
cho các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm: XN sản xuất nước Hà Đông, XN sản xuất
nước Đan Phượng, XN sản xuất nước Phú Xuyên, XN sản xuất nước Ứng Hòa, XN thu
ngân, XN sản xuất nước và đá viên tinh khiết, XN xây lắp và có chế độ giao khoán riêng
với các trạm cấp nước có công suất ≤ 3000m 3/ngày đêm. Với mỗi đơn vị sẽ có quy chế
-

giao khoán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó:
Tại các xí nghiệp sản xuất nước sạch Đan Phương, Ứng Hòa, Phú Xuyên, đối tượng giao
khoán là chỉ số tiêu thụ điện năng/m 3 nước sản xuất được (Kđn) và chỉ số chỉ tiêu tồn nợ
(Ktn) ví dụ với XN Đan Phượng có các chỉ số như sau:
Chỉ tiêu Z

(Kw/m3)
Kđn

Z<0,36

0,36≤Z<0,385

0,385≤Z<0,41

0,41≤Z<0.435

Z≥0,435

1.1

1.05

1

0.95

0.9

12


13

Chỉ tiêu Y


Y<0,1
0,1≤Y<0,3
0,3≤Y<0,5
0,5≤Y<0,7
Y≥0,7
(%)
1.1
1.05
1
0.95
0.9
Ktn
Tại XN sản xuất nước sạch Hà Đông: đối tượng giao khoán là chỉ số tiêu thụ điện
năng/m3 nước sản xuất được.
Tại XN thu ngân: chỉ số tỉ lệ nợ đọng tiền hàng tháng.
Tại XN sản xuất nước và đá viên tinh khiết: mức sản lượng và mức doanh thu là đối
tượng được khoán.
Tại XN thi công và xây lắp: chỉ tiêu về chi phí sản xuất được đem ra giao khoán cho xí
nghiệp.
Đối với chỉ tiêu tỷ lệ tồn nợ (K tn - %) của Xí nghiệp nói chung do đặc thù hiện tại
chỉ số Ktn chưa phản ánh đúng hiệu quả nên không đưa chỉ tiêu này làm chỉ số đánh giá
hiệu quả SXKD trong các trạm của Xí nghiệp. Tuy nhiên Công ty yêu cầu Xí nghiệp phải
tổ chức thu hồi sản phẩm cao nhất không để tỷ lệ tồn nợ quá 1%/tháng (nếu quá 1% Công
ty sẽ có hình thức xử phạt).
 Mức lương khoán cá nhân đối với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương được tính
theo công thức:
L = ĐG x ∑sản lượng tháng x K
Trong đó:
ĐG: đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm
K: Hệ số đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng tại xí nghiệp.

Khi hoàn thành chỉ tiêu giao khoán, người lao động đều được hưởng chế độ và
quyền lợi chung của xí nghiệp:
-

Toàn bộ người lao động tham gia nộp bảo hiểm (bao gồm cả cán bộ nhân viên quản lý và
nhân viên trực tiếp tham gia khoán của xí nghiệp) được hưởng các chế độ ốm đau, thai

-

sản, nghỉ phép… theo đúng chế độ của Nhà nước quy định.
Toàn bộ cán bộ nhân viên quản lý, nhân viên trực tiếp (lao động không xác định thời hạn)
tham gia khoán của xí nghiệp được hưởng chế độ ngày lễ, tết, tiền lương, thưởng và các
chế độ khác (nếu có) theo quy định chế độ chung Công ty.
Việc áp dụng tính lương khoán theo chỉ số K, vừa đảm bảo mức thu nhập cho
người lao động theo đúng quy định pháp luật vừa đảm bảo tính khuyến khích người lao
động khi kết hợp cả việc thưởng, phạt trong hệ số K: nếu người lao động không đáp ứng

13


14

yêu cầu làm việc thì tiền lương sẽ thấp hơn với hệ số K = 0,9 hoặc 0,95; nếu người lao
động có thành tích tốt sẽ được thưởng với hệ số K = 1,05 hoặc K = 1,1.
3. Trường hợp trả lương làm thêm giờ, trả lương thử việc
• Trả lương làm thêm giờ
Trường hợp cá nhân, tập thể người lao động làm thêm giờ theo yêu cầu của công ty, phân
xưởng, rút ngắn thời gian thực hiện công việc thì được hưởng tiền lương làm thêm giờ
theo quy định của Nhà nước.
Trả lương làm thêm giờ có các hệ số như sau:


Điều kiện

Trường hợp
Hệ số làm thêm Klt (%)
150
Làm thêm ngày thường
Không nghỉ bù
200
Làm thêm ngày nghỉ hàng tuần
300
Làm thêm ngày Lễ, Tết…
50
Làm thêm ngày thường
Có nghỉ bù
100
Làm thêm ngày nghỉ hàng tuần
200
Làm thêm ngày Lễ, Tết…
Tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương thời gian xác định như sau:
Llti = × Glti× Klti
Trong đó:
Llti: tiền lương làm thêm giờ của người lao động i
Klti: hệ số làm thêm
Glti: số giờ làm thêm thực tế của người lao động
- Trả lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương khoán được xác định như sau:
Llt = ĐG × Qlt × Klt
Qlt: sản lượng làm thêm
• Trả lương cho lao động trong thời gian thử việc
Tiền lương trong thời gian thử việc là 85% tiền lương trả cho công việc người lao

động đảm nhận:
Ltvi = 85%× TLmin x (Hci + Pci) x Ni/22
III. Đánh giá, đề xuất giải pháp
1. Đánh giá

Hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
trả lương
Trả lương - Dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều Việc đánh giá thực hiện công việc còn
theo thời kiện cho cả người quản lý và mang tính chủ quan, chủ yếu do nhận
gian
người lao động có thể tính toán
xét của cấp trên dễ dẫn đến các lỗi
tiền công một cách dễ dàng.
14


15

Trả lương
theo
sản
phẩm
(lương
khoán)

- Tiền lương cứng trả cho người
lao động theo hệ số lương quy
định tại Nghị định của Chính

Phủ, đảm bảo chế độ Nhà nước
và có tính khuyến khích động
viên những người có kinh
nghiệm, làm việc hiệu quả trong
công tác; mặt khác gắn quyền
lợi và trách nhiệm của người lao
động trong doanh nghiệp.
- Tiền lương mềm là phần tiền
lương trả cho người lao động
theo công việc được giao gắn
với mức độ phức tạp của công
việc, hiệu suất làm việc, mức
độ hoàn thành công việc của
người lao động được giao và số
ngày công thực tế của CBCNV.

thường mắc phải của quá trình đánh
giá thực hiện công việc như: lỗi thiên
vị, lỗi xu hướng trung bình, lỗi thành
kiến,… làm kết quả đánh giá không
chính xác ảnh hưởng tới tiền thưởng
của người lao động, động lực làm việc
của người lao động, ảnh hưởng tới mối
quan hệ trong công ty… Nếu việc đánh
giá quá cao kết quả thực hiện công
việc của người lao động diễn ra phổ
biến thì ảnh hưởng tới kết quả kinh
doanh của Công ty do chi phí tiền
lương gia tăng.


Với hình thức trả lương khoán
giúp gắn kết quyền và nghĩa vụ
của tập thể người lao động nhận
khoán với tiến độ và chất lượng.
Phát huy tính chủ động sáng tạo
của người lao động nhận khoán.

Chế độ trả lương khoán vẫn chưa hoàn
thiện, có nhiều tiêu chí khoán chỉ quan
tâm đến kết quả cuối cùng mà không
quan tâm đến quá trình và chất lượng
sản phẩm có thể khiến chất lượng sản
phẩm giảm sút ảnh hưởng đến uy tín
của công ty như áp dụng chế độ khoán
với xí nghiệp thi công và xây lắp,
nhiều chỉ tiêu đã lỗi thời, không phù
hợp.

2. Đề xuất giải pháp
 Hoàn thiện quy chế giao khoán nội bộ

Đối với các xí nghiệp mới áp dụng chế độ giao khoán, quy chế giao khoán còn
chưa được hoàn thiện do các chỉ tiêu giao khoán chưa được sát với thực tế cần tiến hành
thành lập tổ công tác kiểm tra, giám sát để điều chỉnh các hệ số giao khoán phù hợp với
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để đảm bảo công tác này có hiệu
quả, Công ty cần lựa chọn những cán bộ thích hợp vào tổ công tác (đáp ứng các nhu cầu
về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, trách nhiệm… cụ thể) đồng thời chuẩn bị chi
phí cho quá trình kiểm tra, giám sát, điều chỉnh này. Sau khi điều chỉnh các chỉ tiêu cần
15



16









tiếp tục giám sát xem chỉ tiêu đó đã thực sự phù hợp với tình hình sản xuất trên thực tế
của xí nghiệp chưa để tiếp tục điều chỉnh.
Với các xí nghiệp đã áp dụng chế độ giao khoán được nhiều năm, cần tổ chức các
đoàn công tác kiểm tra, giám sát để điều chỉnh các hệ số giao khoán theo định kỳ (thường
là hàng năm) để đảm bảo chỉ tiêu giao khoán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
thực tế của xí nghiệp, tránh các chỉ tiêu bị lỗi thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp cũng như không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng.
Bên cạnh đó cần xây dựng các quy chế quy định về chất lượng sản phẩm sản xuất
như: chỉ tiêu chất lượng nước tinh khiết sản xuất, chỉ tiêu chất lượng thi công xây lắp…
đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên chất lượng của sản phẩm.
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Với đặc thù của Công ty, việc đánh giá thực hiện công việc dựa vào kết quả công
việc phần lớn mang tính định tính (trừ một số xí nghiệp có mức khoán cụ thể) do sự đánh
giá của thủ trưởng đơn vị, tổ trưởng tổ sản xuất,… nên kết quả đánh giá thực hiện công
việc còn nhiều hạn chế như đã nhận xét ở trên.
Do đó, để hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc ở Công ty cần thực
hiện một số hoạt động sau:
Đào tạo cán bộ đánh giá (thủ trưởng đơn vị, tổ trưởng tổ sản xuất,… ): Để đảm bảo việc

đánh giá công bằng, hiệu quả, Công ty cần mở một số lớp tập huấn, trao đổi và hoàn
thiện kỹ năng đánh giá của cán bộ đánh giá như: thống nhất các tiêu chí, các quan điểm
đánh giá đảm bảo sự nhất quán và công bằng giữa các cán bộ khác nhau; luyện tập khả
năng quan sát, nhìn nhận vấn đề để phát hiện ra lỗi cũng như thành tích của người lao
động; tránh các lỗi thường mắc phải khi đánh giá thực hiện công việc,…
Hoàn thiện phương pháp đánh giá thực hiện công việc:
Hiện nay việc đánh giá thực hiện công việc chủ yếu dựa trên Bảng hệ số đánh giá
mức độ hoàn thành công việc - dễ dẫn đến tình trạng người lao động thường được đánh
giá cao hơn so với thực tế làm việc của bản thân hoặc xuất hiện xu thế bình quân. Nguyên
nhân là do cán bộ đánh giá không thực sự phân biệt được sự khác nhau giữa các mức độ
đánh giá và ảnh hưởng trong việc tạo mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Để hoàn thiện phương pháp đánh giá công việc, Công ty cần phải:
Tiến hành hoàn thiện công tác phân tích công việc để có được các bản mô tả công việc,
bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
một cách chính xác, cụ thể với từng công việc khác nhau của tổ chức. Công ty có thể tiến
16


17

hành bằng việc thuê các chuyên gia bên ngoài hoặc sử dụng các bản phân tích công việc
của các công ty sản xuất nước sạch khác đã xây dựng từ trước.
Tiến hành xây dựng thang đo đánh giá cho các công việc cụ thể và xác định các mức
điểm cho từng mức độ hoàn thành công việc đã được nêu trên.
Ngoài ra để đánh giá có hiệu quả, Công ty có thể kết hợp thêm các biện pháp khác như:
ghi chép sự kiện quan trọng (cán bộ đánh giá sẽ thường xuyên quan sát và ghi chép lại
các sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động lao động của người lao động) làm căn cứ để
cho điểm cũng như đánh giá người lao động; giới hạn chỉ tiêu khen thưởng (ví dụ: với
mức độ 4: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chỉ được tối đa 15% số công nhân đạt
được) góp phần hạn chế xu hướng trung bình cũng như việc đánh giá quá cao kết quả

thực hiện công việc của người lao động.

17


18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng của TS. Vũ Thị Uyên
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông giai
đoạn 2011-2014
3. Báo cáo của Phòng Tổ chức – Hành chính
4. Bộ luật lao động 2012

18



×