Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Sinh Thái Ảnh Hưởng Đến Sự Tồn Tại Và Phát Triển Của Loài Thiết Sam Giả Lá Ngắn (Pseudotsuga Brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) Tại Huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

ĐINH THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN
(PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975)
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Nông lâm kết hợp
Khoa
: Lâm nghiệp
Lớp
: 42 - NLKH
Khóa học
: 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : 1. Th.S Phạm Thu Hà
2. Th.S Lê Văn Phúc
Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------------------

ĐINH THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN
(PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG & L.K.FU, 1975)
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: 42 - NLKH

Khóa học

: 2010 – 2014


Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Ths. Phạm Thu Hà

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đinh Thị Hằng

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Hiện nay việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế ngày càng mở
rộng, người cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo từ các trường đại học
không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn giỏi cả về thực hành. Để đáp ứng được yêu
cầu đào tạo, thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp sinh viên
vận dụng những kiến thức lý luận đã học vào thực tế sản xuất lâm nghiệp,
bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và tích lũy kinh nghiệm thực tế
phục vụ cho công tác sau này. Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp –
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng &
L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.
Trong suốt quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, của UBND huyện Nguyên Bình,
của trạm kiểm lâm Phia Oắc - Phia Đén và các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là
cô giáo Th.S Phạm Thu Hà và thầy giáo Th.S Lê Văn Phúc, người đã trực tiếp
hướng dẫn đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự
giúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức bản thân còn nhiều hạn
chế nên trong bài luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và
các bạn đồng nghiệp để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đinh Thị Hằng


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Dt

: Đường kính tán

D1.3

: Đường kính tại vị trí 1,3m

Hdc

: Chiều cao dưới cành

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

OTC

: Ô tiêu chuẩn

IUCN

: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

TSGLN

: Thiết sam giả lá ngắn


STT

: Số thứ tự

S

: Diện tích

TB

: Trung bình

VU

: Cấp bảo tồn sắp nguy cấp theo IUCN


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình ................................................... 15
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra số lượng cây TSGLN xuất hiện
trong các OTC ................................................................................. 29
Bảng 4.2. Hiện trạng phân bố loài TSGLN phân theo độ cao trên 1000m và
dưới 1000m. .................................................................................... 30
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành nơi có loài TSGLN ở độ cao trên 1000m. ......... 31
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành nơi có loài TSGLN ở độ cao dưới 1000m. ...... 32
Bảng 4.5. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở độ
cao trên 1000m. ............................................................................... 34
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở độ

cao dưới1000m................................................................................ 35
Bảng 4.7. Bảng phân tích nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn
tái sinh ............................................................................................. 36
Bảng 4.8.Bảng điều tra đất tại khu vực nghiên cứu ........................................ 40
Bảng 4.9. Bảng phân tích một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu. ........ 40
Bảng 4.10. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi................................................. 41


v

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Điều kiện thực hiện đề tài ....................................................................... 2
1.2.1. Điều kiện của bản thân...................................................................... 2
1.2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực hiện đề tài ................................................. 3
1.3. Mục đích ................................................................................................. 3
1.4. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
2.1.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với đời sống thực vật ............. 4
2.1.2. Một số dẫn liệu về loài Thiết sam giả lá ngắn .................................. 6
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 8
2.3. Những nghiên cứu ở trong nước ........................................................... 10
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................ 12
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................... 12
2.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ................................................ 17

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
3.3.1. Hiện trạng phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng.................................................................................. 22
3.3.2. Phân tích các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển loài Thiết sam giả lá ngắn................................................................. 22
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài. ............................................ 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23


vi

3.4.1. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................ 23
3.4.2. Ngoại nghiệp ................................................................................... 23
3.4.3. Nội nghiệp ....................................................................................... 26
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 29
4.1. Hiện trạng phân bố của loài .................................................................. 29
4.1.1. Hiện trạng phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn ............................... 29
4.1.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ........................................................ 30
4.1.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh.................................................. 33
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển loài thiết sam giả lá
ngắn .............................................................................................................. 37
4.2.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố địa lý – địa hình ............................. 37
4.2.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khí hậu – thủy văn .......................... 38
4.2.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng ........................ 39
4.2.4. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khu hệ thực vật ............................... 41
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn .................................... 43

4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 43
4.3.2. Giải pháp về chính sách .................................................................. 44
4.3.3. Bảo vệ và khai thác hợp lý loài Thiết sam giả lá ngắn ................... 44
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................. 45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì sự suy giảm về đa dạng cũng
đang diễn ra, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nhiều giá trị về mặt sinh
thái cũng như kinh tế như loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifovila
W. C Cheng & L.K.Fu, 1975) họ Thông (Pinaceae) cũng đang đứng trước
nguy cơ đó.Trong tiến trình phát triển tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận thức
và hành động đầy đủ hơn để đạt sự bền vững, trong đó có nhu cầu nghiên cứu
và bảo tồn các loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và có nhiều giá
trị không chỉ về sinh học, sinh thái môi trường, mà còn cho đời sống xã hội,
trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn.
Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường, luôn giữ một vai trò quan trọng
không gì thay thế được đối với việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo
vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nhiều loại lâm sản quý
phục vụ nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi… đáp ứng
những nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, khi xã hội
ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số càng không thể thay thế được trong
việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, rừng càng ngày bị thu hẹp
về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự

can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Với đời sống khó khăn, nghèo đói thì
con người đã tác động vào rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó.
Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các
kỹ thuật lâm sinh, hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã
làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng. Ở Việt Nam, trong vòng 50
năm trở lại đây rừng đã bị tàn phá rất nhiều, diện tích rừng hiện nay chỉ còn
khoảng 13,8 triệu ha rừng, phần lớn những khu rừng còn lại này tập trung ở
những vùng núi cao. Với mọi nỗ lực trồng và bảo vệ rừng năm 2012 tỷ lệ che
phủ rừng đạt 40,7%. Tuy nước ta có nhiều loài động, thực vật và côn trùng rất
phong phú và đa dạng nhưng hiên nay tình trạng xâm hại trái phép nguồn tài
nguyên rừng đang diễn ra ngày càng phức tạp dẫn đến nhiều loài cây gỗ có
giá trị cao hoặc quý hiếm, đặc hữu dần mất đi như Thiết sam giả lá ngắn


2

(Pseudotsuga brevifovila W. C Cheng & L.K.Fu, 1975), Pơ Mu (Fokienia
hodginsii), Du sam (Keteleeria evelyniana Master), Bách xanh (Calocedrus
macrolepis Kurz ),…và thay vào đó là các loài cây ít giá trị. Đây là mối nguy
hại lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài
Thiết sam giả lá ngắn nói riêng ở đây.
Thiết sam giả lá ngắn đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh, vùng
phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của
loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do
khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm đồ mỹ nghệ, điều kiện
sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém.
Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị là loài bổ xung vào danh lục các loài
quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006 nghiêm cấm khai thác
và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo sách đỏ Việt Nam
2007 và danh lục đỏ IUCN. Nếu không có những biện pháp bảo vệ và nhân

rộng thì loài này sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cho tới nay, mặc dù đã có một số nghiên cứu về loài cây này nhưng chỉ
tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, những thông tin về khả
năng tái sinh ngoài tự nhiên còn rất ít. Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu
chi tiết về đặc tính sinh thái học nào có hệ thống về cây Thiết sam giả lá ngắn.
Vì vậy, cần có một nghiên cứu đầy đủ hơn ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái đến loài nghiên cứu là cần thiết, góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt
ra cho bảo tồn một loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị về nhiều mặt nhưng đang
đứng trước nguy cơ bị xâm hại và tuyệt chủng. Với ý nghĩa đó, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn
tại và phát triển của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia
W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Điều kiện thực hiện đề tài
1.2.1. Điều kiện của bản thân
Là sinh viên chuyên ngành Nông lâm kết hợp – Khoa Lâm nghiệp với
những kiến thức đã được học trên lớp và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề
tài tốt nghiệp này.


3

Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thu Hà và
thầy giáo Lê Văn Phúc – giảng viên Khoa Lâm nghiệp - trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền,
người dân địa phương và bạn bè đồng nghiệp.
1.2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực hiện đề tài
Huyện Nguyên Bình nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ
yếu là núi đá vôi và núi đất, khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Vì vậy hệ
thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt vùng này nằm trong khu

vực phân bố của nhiều loài cây bản địa, quý hiếm.
1.3. Mục đích
Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của loài Thiết sam giả lá ngắn làm cơ sở cho việc đề
xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn có hiệu quả.
1.4. Mục tiêu
- Xác định được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của loài Thiết sam giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm bảo tồn loài
thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng này tại huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học, vận dụng vào
thực tế sản xuất.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài
cụ thể.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
loài Thiết sam giả lá ngắn tại địa phương nghiên cứu đề tài.
- Biết được tầm quan trọng của cây, tầm quan trọng của công tác bảo tồn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với đời sống thực vật

2.1.1.1 Vai trò của nhiệt độ đối với đời sống thực vật
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu, đến sinh
lý và từng giai đoạn phát triển cá thể của thực vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thực vật, gồm quang hợp,
hô hấp, thoát hơi nước, sự hình thành và hoạt động của diệp lục. Cây quang
hợp tốt ở nhiệt độ 20ºC đến 30ºC, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến
quá trình này. Ở nhiệt độ 0ºC cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị
biến dạng, ở nhiệt độ từ 40ºC trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ. Các cây ôn đới
có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 0ºC, ở một số loài
tùng, bách, mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống đến âm 20ºC.
Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ ẩm bão
hòa, cây thoát hơi nước càng nhiều. Trong ngày nắng, sự thoát hơi nước tăng
dần từ sáng sớm đến gần trưa, sau đó giảm dần cho đến chiều. Khi nhiệt độ
thấp, độ nhớt của chất nguyên sinh tăng lên, áp suất thẩm thấu giảm, rễ hút
nước khó khăn, không đủ cho cây, cây phản xạ lại bằng cách rụng lá [8].
2.1.1.2. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống, là nguồn cung cấp
năng lượng cho toàn bộ sự sống, thông qua quang hợp của thực vật; nó điều
khiển chu kỳ sống của thực vật. Ánh sáng vừa là yếu tố điều chỉnh vừa là yếu
tố giới hạn đối với đời sống sinh vật (nhất là đối với thực vật). Nó có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của cây (từ khi hạt nảy mầm đến khi ra
hoa, đậu quả). Quang hợp của thực vật chỉ xuất hiện ở phổ ánh sáng mà mắt
thường có thể nhìn thấy được với các bước sóng từ 380-780n.m. Cường độ
ánh sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới thực vật.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng của thực vật mang
tính chất rất phức tạp, nó liên quan tới rất nhiều yếu tố ngoại cảnh [8].


5


2.1.1.3. Vai trò của nước đối với đời sống của thực vật
Nước có vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật, là thành phần không
thể thiếu được của các cơ thể sống. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp;
là phương tiện vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, là môi trường cho
các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống; nó tham gia vào
quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước có vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống và trong sinh sản
của sinh vật: thụ tinh, phát tán bào tử, hạt, quả.
Nước chiếm tới 80-95% khối lượng của các mô sinh trưởng, chỉ cần
giảm sút một ít hàm lượng nước trong tế bào đã làm giảm các chức năng sinh
lý của cơ thể [8].
2.1.1.4. Vai trò của đất đối với đời sống thực vật
Đất không chỉ là “yếu tố” của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt động
sống của sinh giới; đất là kết quả tổng hợp của các tác động khí hậu và sinh
vật, đặc biệt là thực vật trên vật liệu gốc.
Trước hết cấu trúc của đất ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm của hạt.
Những hạt nhỏ và nhẹ thường nảy mầm nhanh hơn trong đất nhỏ, do hạt nhỏ
dễ tiếp xúc với các thành phần đất mịn tốt hơn. Đất vừa là giá thể cho cây
đứng vững, vừa cung cấp nước và các chất khoáng cần thiết cho cây.
Ảnh hưởng của môi trường đất đến thực vật: Chế độ ẩm, độ thông khí và
nhiệt độ cùng với cấu trúc của lớp đất mặt đã ảnh hưởng đến sự phân bố các
loại cây và hệ rễ của chúng. Hệ rễ của những cây gỗ ở những vùng bị đóng
băng phân bố nông và rộng. Những nơi không có sự đóng băng thì hệ rễ vừa
ăn sâu và phát triển nhiều rễ ở lớp đất mặt để hút các chất. Ở vùng núi đá vôi,
do thiếu chất dinh dưỡng và thể nền rất cứng, nên rễ các cây gỗ đã len lỏi vào
các khe hở, vách đá, hay ôm chặt lấy các tảng đá lớn. Các rễ này tiết ra axit
hòa tan đá vôi để lấy một phần chất khoáng.
Một số loài thực vật có tính chỉ thị vì sống ở các loại đất đặc trưng: Có
loại ưa đạm nitrat, như cây lá rộng rừng nhiệt đới, rau Dền gai,…Cây ưa vôi
như Nghiến, Trai.

Ở điều kiện khí hậu ẩm, lạnh sẽ có một khuynh hướng hình thành đất
chua, nhiều mùn thô, chất dinh dưỡng bị rửa trôi và trở thành màu tro.


6

Đất núi đá vôi có ở vùng nhiệt đới. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm,
đá vôi dễ bị mục nát, kết quả của sự bào mòn đã để lại chỉ còn các ngọn núi
dạng tháp đứng riêng lẻ hay còn lại các sống núi rời nhau, có vách dựng đứng.
Cả vùng đất núi đá vôi này biến thành nơi đất hoang và có nhiều hang động
dạng phễu tròn và sâu có khi tới hàng trăm mét. Đất ở vùng núi đá vôi là đất
kiềm (pH >7). Ví dụ, ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Tây,
Quảng Bình… của Việt Nam.
Đất ở rừng mưa nhiệt đới là loại đất nghèo chất dinh dưỡng và chua
(pH=4,5-5,5), nhưng thảm thực bì lại phát triển tốt. Nguồn chất dinh dưỡng
mà thực vật cần, lại tập trung trong phần sinh khối trên mặt đất. Hàng năm
một lượng sinh khối đó chết đi, rụng xuống và nhanh chóng bị khoáng hóa,
giải phóng các chất dinh dưỡng và cũng nhanh chóng được rễ hấp thu [8].
2.1.1.5. Vai trò của nhân tố không khí đối với đời sống thực vật
Không khí có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể sống. Nó cung cấp oxy cho
các sinh vật hô hấp, không khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng rõ rệt đến
nhiệt độ, độ ẩm và làm thay đổi chúng, gió nhẹ có vai trò quan trọng trong
việc làm phát tán vi sinh vật, bào tử, hạt phấn hoa, quả, hạt và nhiều động vật,
mở rộng khu phân bố và thành phần loài trong quần xã, gió mạnh cũng làm
tổn hại đến chúng [8].
2.1.2. Một số dẫn liệu về loài Thiết sam giả lá ngắn
Hiện nay các nghiên cứu về loài này còn rất ít và phân tán. Theo báo cáo
dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp,
quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” của
Trung tâm tài nguyên và môi trường Lâm Nghiệp, Viện điều tra quy hoạch

rừng thực hiện [11].
Tên Việt Nam: Thiết sam giả lá ngắn
Tên khoa học: Pseudotsuga brevifovila W. C Cheng & L.K.Fu, 1975
Họ: Thông (Pinaceae)
Bộ: Thông (Pinales)
* Đặc điểm hình thái cây trưởng thành
Đặc điểm thân: Thiết sam giả lá ngắn là cây gỗ lớn, thường xanh, thân
thẳng, phân cành cao. Vỏ cây màu xám đen, bên ngoài có vết nứt dọc, sau đó


7

đến lớp vỏ màu nâu đỏ, thịt vỏ màu hồng nhạt, có mùi thơm do có nhựa cây.
Tán có xu hướng lệch sườn âm, phân cành theo từng đốt, mỗi đốt cách nhau 2030cm, đối xứng kiểu chữ thập, cành sườn âm thường nhiều hơn sườn dương
( Hình 1,2, phần phụ lục).
Vỏ cây: Vỏ cây màu xám đen, bên ngoài có vết nứt dọc, sau đó đến lớp
vỏ màu nâu đỏ, thịt vỏ màu hồng nhạt, bề dày từ 0,5 – 0,6cm, có mùi thơm do
có nhựa cây. Vỏ cành non có nhiều sơ (Hình 3, phần phụ lục).
Đặc điểm lá: lá đơn, mọc cách vòng, xếp sang 2 bên, lá phân cành ở
cành tam cấp, lá tập trung ở đầu cành (Hình 6,7, phần phụ lục).
- Lá cây trưởng thành: có 1 gân nổi rõ ở giữa màu xanh đậm, mặt trên lá
màu xanh thẫm, đồng màu, mặt dưới có 2 bên sọc trắng, màu trắng xanh.
Cuống có chiều dài 1mm, chiều rộng 0,5 - 1mm. Lá có chiều dài là 2mm.
- Lá trên cành non: Thường có kích thước lớn hơn lá trên cành cây
trưởng thành, có chiều dài 3mm, mặt trên xanh vàng, mặt dưới có sọc trắng.
Đặc điểm nón: Nón cái rộng 2 - 3cm, cuống nón ngắn, cách mở theo
từng tầng, vảy ốc, ở giữa mỗi vảy đính 1 hạt. Đỉnh sinh trưởng hình chóp nón,
màu nâu, những vảy xếp trên đỉnh chóp nón theo hình hoa sen nhìn thấy rõ
(Hình 4, phần phụ lục).
Đặc điểm rễ: Bộ rễ của Thiết sam giả lá ngắn là rễ cọc dài phát triển rất

mạnh đặc biệt là các cây trưởng thành, rễ giúp cây bám chặt vào các tảng đá
và lan tỏa ra xung quanh. Rễ hút chất dinh dưỡng nuôi cây và tạo cho cây một
thế vững chắc để chống chọi với điều kiện tự nhiên.
* Đặc điểm hình thái cây tái sinh
Đặc điểm thân cây: Cây thường cong queo, phân cành theo từng đốt
(hình zíc zắc), đều sang 2 bên. Vỏ cây màu nâu vàng. Đỉnh sinh trưởng bé,
màu nâu đỏ (Hình 5, phần phụ lục).
Đặc điểm lá: Mặt trên xanh bóng, ngọn xanh vàng, mặt dưới có gân ở
giữa, sọc xanh trắng 2 bên, có gân ở mép. Chiều dài từ 3 - 4,5cm.
Đặc điểm rễ: Cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh có bộ rễ cọc dài, bám
sâu vào đất để lấy chất dinh dưỡng, cây có rễ con ít.
* Phân bố: Trên thế giới Thiết sam giả lá ngắn thường gặp ở các vùng núi
đá vôi của hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Ở Việt Nam, kết


8

quả điều tra nhiều năm cho thấy, thiết sam giả lá ngắn được phân bố trên núi đá
vôi của các tỉnh vùng Đông Bắc như Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Mèo
Vạc), Cao Bằng (Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Bảo Lạc), Bắc Kạn (Na Rì).
Số lựơng quần thể: mọc rải rác trên các đỉnh núi đá vôi ở vùng Đông Bắc,
có nơi mọc gần như thuần loài (Kim Hỷ).
* Công dụng: Thớ thẳng, dễ gia công, được dùng trong xây dựng, làm
cầu, đồ gia dụng, cột điện. Thân thẳng, dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh. Cây
lớn có thể sử dụng làm nhà hay làm đồ gỗ.
* Đặc điểm sinh thái : thường mọc trên đai cao 500-1500 m, trên núi đá vôi.
* Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa : loài nằm trong nhóm sắp nguy cấp
(VU) Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Trong 10 năm trở lại đây, kích thước quần thể
suy giảm tới 50%. Diện tích nơi cư trú hiện nay < 2000km2 , bị chia cắt.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới

Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một hệ sinh thái
hoàn chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về số lượng và chất lượng
khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi, rừng và con người có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
A.tansley (1953) đã đưa ra khái niệm về hệ sinh thái (ecosystem). Theo
ông, mặc dù các cơ thể sống có kỳ vọng muốn tách mình ra để giành được sự
chú ý đặc biệt, nhưng thực tế các cơ thể không thể tách ra khỏi môi trường cụ
thể xung quanh mà chúng cùng với môi trường đó làm thành một hệ thống vật
lý thống nhất. Những hệ thống vật lý như thế là những đơn vị cơ bản của tự
nhiên, gọi là hệ sinh thái [3]. Hệ sinh thái bao gồm thành phần không sống
( các chất vô cơ, các chất hữu cơ, chế độ không khí) và thành phần sống ( sinh
vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ) [5].
Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về sinh thái, đặc biệt là mỗi
quan hệ giữa các loài thực vật, các quần thể đối với rừng mưa nhiệt đới, trong
đó đáng chú ý là công trình cấu trúc rừng mưa đã mang lại kết quả có giá trị
như Baur G.N (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề sinh thái trong kinh doanh
rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng mưa nhiệt đới, khi nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, tác giả có
nhận xét: trong rừng nhiệt đới nếu thiếu ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng đến sự


9

phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm thì
ảnh hưởng không rõ ràng. Odum E.P (1971) [5] đã nghiên cứu các vấn đề
sinh thái nói chung và sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới làm cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu sinh thái loài và cấu trúc rừng.
Trong chế độ khí hậu có các nhân tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ,
không khí. Việc nghiên cứu các nhân tố đó để làm căn cứ tác động kỹ thuật
lâm sinh đã được nhiều tác giả thực hiện. Theo Laslo pancel, 99% năng lượng

của trái đất thu nhận được từ mặt trời. Nhà lâm sinh học người Đức Bếch-sơ
đã nói: “ ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà lâm học điều khiển sự sống của rừng
theo hướng có lợi về kinh tế” [3].
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh lý ở thực vật đã được các
nhà thực vật học nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. M.Ia. Oscretcov đã
nghiên cứu cường độ quang hợp của lá Thông trong bóng và ngoài ánh sáng ở
điều kiện chiếu sáng khác nhau và thu được kết quả sau: ở độ chiếu sang thấp
( vào khoảng 1000 đến 2000 lux), cường độ quang hợp lá trong bóng bằng 2
đến 4 lần so với ngoài sáng. Nhưng ở cường độ chiếu sáng cao ( 2000 đến
4000 lux) thì cường độ quang hợp là ngoài sáng tăng hơn nhiều lần [2].
Các nhân tố sinh thái chủ yếu dưới tán rừng như chế độ chiếu sáng, chế
độ nhiệt, ẩm…có sự biến động rất khác nhau theo chiều đứng và theo chiều
ngang và sự biến động này phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc rừng, vào thành
phần loài cây, thời gian sinh trưởng và tuổi rừng. đồng thời đến nay còn nhiều
quy luật biến đổi các nhân tố sinh thái chưa được khám phá, đặc biệt ở dưới
tán rừng nhiệt đới thường xanh ( A.A.Aleceev, 1965, 1982; B.C.Belov, 1974,
1880; X.N.Xelnov, 1977, 1980) [2].
Sự biến động các nhân tố tiểu khí hậu rừng đều tuân theo những quy luật
nhất định và chính có sự biến đổi đó đôi khi tạo ra điều kiện rất có lợi cho đời
sống của cây tái sinh dưới tán rừng ( C.B.Belov, 1982; Alecev, 1965, 1982) [2].
Đối với nhiệt độ không khí, sự biến đổi theo chiều thẳng đứng trong và
ngoài rừng rất khác nhau. Ở chỗ trống, ban ngày mặt đất chịu tác động trực
tiếp và mạnh mẽ của bức xạ mặt trời, nhiệt độ biến đổi theo quy luật: nhiệt độ
không khí ở mặt đất cao nhất, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ban đêm do
bức xạ mạnh của mặt đất nên tình hình biến đổi theo chiều ngược lại, nhiệt độ


10

mặt đất thấp nhất và càng lên cao nhiệt độ càng tăng ( trong phạm vi một độ

cao nhất định). Tán rừng là nơi ban ngày nhận được bức xạ nhiều nhất còn
mặt đất thì được tán rừng che phủ, ban ngày nhận ít bức xa mặt trời, ban đêm
bức xạ tỏa nhiệt bị tán cây chắn lại [4]. Nhiệt độ là nhân tố sinh tồn giữ vai trò
quyết định các hoạt động sinh lý như quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, hút
các chất dinh dưỡng…nhiệt độ là nhân tố quan trọng trong kích thích hạt
giống nảy mầm [3].
2.3. Những nghiên cứu ở trong nước
Về nghiên cứu hệ sinh thái rừng và các mối quan hệ sinh thái giữa các
loài cho thấy hệ sinh thái rừng là một tổng hợp phức tạp các mối quan hệ lẫn
nhau của các quá trình, trong đó sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường là quá trình cơ bản nhất.
Trong bài giảng Rừng và môi trường của PGS.TS Nguyễn Văn Thêm
(2008) [8] có đưa ra một số khái niệm như:
- Nhân tố sinh thái: Đó là những thành phần cấu thành môi trường sống
của các sinh vật. Ví dụ: ánh sáng, CO2, nước, khoáng chất, đất, địa hình...
- Nhân tố sinh tồn: Nhân tố sinh thái tối quan trọng đối với sự sống của
sinh vật. Ví dụ: Đối với thực vật là ánh sáng, CO2, nước, khoáng chất.
- Nhân tố sinh thái chủ đạo: Đó là những nhân tố sinh thái mà khi chúng
thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của những nhân tố sinh thái khác.
- Nhân tố sinh thái thứ yếu: (1) Những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng
không lớn đối với sinh vật. (2) Những nhân tố sinh thái mà đặc tính và sự hoạt
động của chúng phụ thuộc vào những nhân tố sinh thái khác.
- Nhân tố sinh thái độc lập: Đó là những nhân tố sinh thái mà đặc tính
và sự hoạt động của chúng là độc lập với hoạt động sống của sinh vật. Ví dụ:
Địa hình, ánh sáng mặt trời ở mặt trên tán rừng.
- Nhân tố sinh thái phụ thuộc. Đó là những nhân tố sinh thái mà đặc tính và
sự hoạt động của chúng phụ thuộc vào những nhân tố sinh thái khác. Ví dụ:
Cường độ ánh sáng dưới tán rừng giảm dần theo độ khép tán của rừng…
- Nhân tố sinh thái giới hạn: ( 1) Những nhân tố sinh thái nằm ở lân cận
vùng gây ra ức chế hoặc tử vong của sinh vật. (2) Những nhân tố sinh thái

làm cho sinh vật lâm vào tình trạng bị ức chế hoặc tử vong. Ví dụ: Nhiệt độ


11

(ánh sáng, độ ẩm…) quá cao hoặc quá thấp đối với hoạt động bình thường của
thực vật.
- Tính chống chịu sinh thái của loài. Khả năng của sinh vật có thể chịu
đựng được sự tác động của nhân tố sinh thái ở mức độ nào đó. Ví dụ: Thực
vật có khả năng chịu được biên độ biến đổi nhất định của ánh sáng, nhiệt,
nước, hàm lượng khoáng trong dung dịch đất, địa hình….
Còn trong giáo trình Sinh thái học của Nguyễn Đình Sinh (2009) [7] thì
nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau
thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên cơ thể sinh vật.
Sự phân chia các nhóm nhân tố sinh thái. Theo Mai Sỹ Tuấn (Phạm Văn
Lập, chủ biên, 2008), các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: Nhóm
các nhân tố vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường
xung quanh sinh vật. Nhóm các nhân tố hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi
trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với
một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân
tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh
hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
Theo Thái Văn Trừng (1978) [10] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng
Việt Nam, đã kết luận: Ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh. Nếu các
điều kiện khác của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng
chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và
cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian
mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh

vật và môi trường.
Phạm Hoàng Quốc (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Lim xanh tại khu vực Hữu lũng - Lạng sơn.
Theo tác giả, dưới mỗi độ tàn che các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ có
quan hệ với nhau tạo thành một tiểu khí hậu riêng. Điều này có ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh trực


12

tiếp chịu ảnh hưởng này. Độ biến động về cường độ ánh sáng cao hơn sự biến
động về nhiệt độ, còn biến động về ẩm độ là nhỏ nhất [6].
Hà Thanh Tiến (2012) đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố và tình
trạng của một số loài cây lá kim vùng núi thấp và trung bình tại xã Vũ Nông,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cho thấy các loài cây hạt trần sống trên
núi đá hoặc núi đá vôi ở độ cao trên dưới 1000m nên chủ yếu là đất mùn thô
trên núi, có lý tính tốt, kết cấu tơi xốp, thoát nước. Màu sắc của đất hầu hết có
màu xám đen, tỷ lệ đá lộ đầu lớn từ 80 – 95% [9].
Nguyễn Minh Đức (1998) đã nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh
thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của chúng đến tái sinh loài Lim xanh tại
vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa. Theo tác giả việc tác động vào lớp cây
tái sinh nói chung, cây tái sinh Lim xanh nói riêng phải dựa vào mối quan hệ
giữa cường độ ánh sáng và độ ẩm dưới tán rừng thông qua việc điều chỉnh độ
tàn che. Từ đó, tác giả đề xuất biện pháp nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh loài
Lim xanh [2].
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.4.1.1.Vị trí địa lý
Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105040’ kinh độ Đông, 22030’
đến 22050’ vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn
- Phía Đông giáp huyện Hòa An
Dọc theo Huyện có Quốc lộ 34 từ thị xã qua trung tâm huyện Nguyên
Bình đến huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm sang huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Đường tỉnh lộ 212 từ Nguyên Bình đi Ba Bể ra Quốc lộ 3. Ngoài ra Huyện
còn có nhiều khu di tích lịch sử như: Hang Kéo Quảng – xã Minh Tâm, Đồn
Nà Ngần, khu rừng Trần Hưng Đạo – xã Tam Kim. Dọc theo Quốc lộ 34 về
phía Tây, cách thị trấn Nguyên Bình 15km, là vùng có tiềm năng về đất đai
cũng như các nguồn lực khác, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của
Huyện trong tương lai.


13

2.4.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi,
độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là 1.931m
(Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là 1.100 m.
Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình nằm trên
vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo, Mai Long)
đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên Lạc).
- Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi đất gồm các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh
Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể
Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình.
+ Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên,
Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc.
Theo kết quả đo trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 của Huyện thì diện

tích có độ dốc tương đối bằng (từ 80 trở xuống) chiếm 3,12 % diện tích đất
của toàn Huyện; diện tích đất có độ dốc trên 250 chiếm 83,54 % diện tích đất
cả huyện; xen kẽ giữa các dãy núi cao là thung lũng tương đối bằng và hẹp,
tạo thành những cánh đồng nhỏ để trồng lúa từ một đến vài chục ha.
2.4.1.3. Khí hậu
Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài
kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2); Độ ẩm không khí trung
bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6 mm, lượng bốc hơi
lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này
thường xuyên xảy ra khô hạn;
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng
mưa trung bình 1200 mm. Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2.043,7 mm.
Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6,
tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 200C, cao nhất khoảng
35 - 360C, thấp nhất từ 00C đến 60C.


14

+ Gió bão: Gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của
huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh
hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Sương muối năm nào cũng tập trung vào
tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày,
sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời
gian từ 2 - 4 giờ/ngày.
Thời tiết khí hậu huyện Nguyên Bình thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, nhất là đồng
bào sống ở độ cao trên 300 m của vùng núi đá, nơi thiếu nước, xa sông suối.

2.4.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả
năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với diễn biến lượng mưa hàng tháng
trong năm thì chế độ thủy văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai mùa
rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện
Nguyên Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 m ở các xã
Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà
An. Qua số liệu thống kê hàng năm cột ngập lụt trung bình là 196,5 m theo
bản đồ hiện trạng đo vẽ năm 1993, lũ xuất hiện tần suất 50- 60%.
2.4.1.5. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp hiện nay tính toàn huyện có: 71.876,67 ha chiếm
85,65 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 54.689,72 ha, trong đó
có: rừng sản xuất 1.567,09 ha; rừng phòng hộ 50.038,63ha và rừng đặc dụng
3.093,00 ha.
Nhiều loại gỗ quý như Lát, Nghiến, gỗ nhóm 1,2,3 tuy đã được chăm sóc
bảo vệ nhưng tỷ lệ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng tái sinh; hiện còn chủ yếu là
chủng loại cây thuộc nhóm 4, 5, 6. Về rừng trồng, ngoài thông và xa mộc, cây
trúc sào là cây có giá trị kinh tế đang được nhiều địa phương quan tâm phát
triển. Trên rừng còn có nhiều động vật hoang dã, các loại lâm sản có khả năng
khai thác như: Măng, Nấm hương, Mộc nhĩ, Sa nhân, Thảo quả đang bị khai
thác vô tổ chức, không có kế hoạch bảo vệ nguồn gen lâu dài.


15

2.4.1.6. Tài nguyên đất
Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Nguyên Bình khá phong phú. Theo
kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 thì trên địa bàn huyện có
18 loại đất chính trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình

Hạng mục


hiệu

Diện
tích
(ha)

1. Đất phù sa sông suối

Py

297,24

2. Đất sám bạc màu trên
là sa cổ

B

30

Tỷ lệ
(%d)

Phân bổ tập trung ở các xã

Ven sông Nguyên Bình, sông
Năng (Phan Thanh) sông
0,36

Hiến (Tam Kim, Hưng Đạo,
Quang Thành)
0,04 Tập trung ở các xã Yên Lạc
Tập trung ở các xã: Lang
Môn, Tam Kim, Bắc Hợp,
0,84 Thái Học, Minh Thanh, Mai
Long, Thành Công, thị trấn
Tĩnh Túc…
Minh Tâm, Tam Kim, Minh
Thanh, Hưng Đạo, Quang
1,48
Thành, Phan Thanh, thị trấn
Nguyên Bình.
Vũ Nông, Thể Dục, Thái
1,95 Học, Minh Thanh, Bắc Hợp
và thị trấn Nguyên Bình

3. Đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ

D

704

4. Đất đỏ vàng biến đổi
do trồng lúa

Fl

1.242


5. Đất nâu đỏ trên đá
mắc Bazơ và trung tính

Fk

1.630

Fv

240

0,29 Xã Triệu Nguyên

Fn

360

0,43 Thái Học, Minh Tâm, Bắc Hợp

6. Đất đỏ nâu trên đá
vôi
7. Đất nâu vàng trên đá
vôi
8. Đất đỏ vàng trên đá
sét và biến chất

Fs

39.950 47,72


Thịnh Vượng, Hoa Thám, Lang
Môn, Thể Dục, Tam Kim.


16

Hạng mục
9. Đất đỏ vàng trên mắc
ma axít
10. Đất vàng nhạt trên
bãi cát
11. Đất mùn nâu đỏ trên
đá vôi
12. Đất mùn nâu đỏ trên
đá mắc ma Bazơ trung
tính
13. Đất mùn đỏ vàng
trên đất sét biến chất
14. Đất mùn đỏ trên đá
mắc ma axít
15. Đất mùn vàng nhạt
trên đá cát
16. Đất mùn vàng trên
núi cao
17. Đất núi đá
18. Sông suối


hiệu


Diện
tích
(ha)

Fa

800

Fq

1.050

Hv

1.233,4

Hk

2.410

Hs

Tỷ lệ
(%d)

Phân bổ tập trung ở các xã

0,96 Tập trung ở xã Quang Thành
Tam Kim, Bắc Hợp, Lang

Môn
Tập trung ở xã Yên Lạc,
1,47
Triệu Nguyên
1,25

2,88 Ca Thành, Yên Lạc

12.470 14,89

Ha

4.680

5,59

Hq

922

1,1

A

246
15.200 18,16
255,36

Vũ Nông, Triệu Nguyên,
Phan Thanh, Ca Thành, Thể

Dục, Thành Công
Quang Thành, Thị trấn Tĩnh
Túc
Ca Thành, Tam Kim, Hưng
Đạo
Quang Thành, Phan Thanh,
Thành Công, Thị trấn Tĩnh
Túc
Các vùng thuộc núi đá

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của huyện Nguyên Bình và thống kê của
tỉnh Cao Bằng).
2.4.1.7. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mặt
phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch ... và nguồn nước
ngầm tập trung ở các thung lũng.
Đặc điểm chung của huyện nơi vùng núi đá vôi cao có nhiều hang động
catxtơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó
khăn cho những xã vùng cao núi đá của huyện.


17

2.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Dân số và lao động
- Dân số
Trên địa bàn toàn huyện Nguyên Bình có 07 dân tộc sinh sống kết quả
điều tra dân tộc có:
Dân tộc Tày, Nùng chiếm 47,0 %
Dân tộc Dao chiếm

38,7 %
Dân tộc Mông chiếm
5,6 %
Dân tộc kinh chiếm
8,6 %
Và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít 0,1%
Mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc riêng, phong tục tập quán riêng,
tạo nên nền văn hóa phong phú đa dạng, có lễ hội truyền thống vẫn được tổ
chức thường xuyên hàng năm đó là bản sắc văn hóa quý báu của huyện cần
được bảo vệ. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Dao. Dân tộc Mông và
dân tộc Dao sống chủ yếu ở vùng cao hẻo lánh và vùng núi đá. Một bộ phận
đồng bào này thường sống du canh, du cư hoặc định cư nhưng còn du canh.
Tổng dân số toàn huyện là 39 644 người. Mật độ dân số bình quân chung
của huyện là 47người/Km2. Nhưng điều đáng lưu ý là sự phân bố dân cư
không đều giữa các xã trong huyện. Nơi có mật độ đông dân nhất là Thị trấn
Nguyên Bình 207người/Km2 và Thị trấn Tĩnh Túc 165 người/Km2. Nơi có
mật độ thấp nhất là xã Thịnh Vượng 16 người/Km2. Vì vậy dẫn đến đòi hỏi
yêu cầu bố trí đất dành cho xây dựng nhà ở và các công trình văn hoá phúc lợi
cũng có sự khác nhau giữa các khu vực, chính vì thế trong quy hoạch sử dụng
đất đai cần chú ý đến đặc điểm này.
- Lao động
Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là theo mùa vụ, do vậy hướng giải
quyết việc làm là khắc phục tình trạng bán thất nghiệp bằng các hình thức đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đầu tư thâm canh tăng vụ,
nâng cao giá trị sản xuất của ruộng đất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề, phát triển kinh tế dịch vụ. Tạo điều kiện cho nhân dân được vay
vốn lãi suất ưu đãi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm trang
bị cho nông dân kiến thức thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản



×