Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Sản Hữu Tính Ở Một Số Dòng, Giống Cây Thuộc Họ Cam Quýt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-------------------

TRẦN THỊ DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN HỮU TÍNH Ở MỘT SỐ DÒNG,
GIỐNG CÂY THUỘC HỌ CAM QUÝT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Khoa học cây trồng
60.62.01.10
PGS.TS. Ngô Xuân Bình

THÁI NGUYÊN - 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều
đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Trần Thị Diệu Linh

Xác nhận của
Khoa chuyên môn

Xác nhận của
Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. Ngô Xuân Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu
tính ở một số dòng, giống cây thuộc họ cam quýt” em luôn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của:
- Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Xuân Bình, Khoa Công nghệ
sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban Chủ nhiệm khoa Nông học, Phòng Quản lý Sau đại học - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban quản lý Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên.
- Các thầy giáo, cô giáo, các anh chị, bạn bè.
Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn, giúp đỡ
quý báu trên!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2012
Học viên


Trần Thị Diệu Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ.............................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
1.2. Những nghiên cứu về cây họ cam quýt...................................................... 5
1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố cam quýt........................................................ 5
2.2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................ 5
1.2.1.2. Sự phân bố............................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại và đặc điểm sinh vật học đáng chú ý của họ cam................... 9
1.2.2.1. Phân loại............................................................................................... 9
1.2.2.2. Mét sè ®Æc ®iÓm sinh häc c¬ b¶n cña họ cam quýt ........................ ….9
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ............................................... 11
1.2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới ....................... 11
1.2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ở Việt Nam ........................ 14
1.2.3.3. Thực trạng phát triển cam quýt ở Việt Nam ...................................... 16

1.2.4. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu tính ở cam quýt ............. 17
1.2.4.1. Những nghiên cứu về hiện tượng đa phôi ở cam quýt....................... 17
1.2.4.2. Những nghiên cứu quá trình thụ phấn thụ tinh .................................. 20
1.2.4.3. Đặc điểm và sinh lý ra hoa, đậu quả, hình thành hạt cây họ cam quýt ...... 25
1.2.4.4. Những vấn đề về sinh trưởng và ra hoa của cam quýt....................... 26
1.2.4.5. Đặc điểm một số giống thuộc họ cam quýt........................................ 28
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 31


iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu........................................................ 31
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2. Nội dung, phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu ....................................... 33
2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 33
2.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm đa phôi của một số dòng, giống cam quýt.............. 33
2.2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu ính liên quan đến quá trình thụ
phấn thụ tinh.................................................................................................... 33
2.2.1.3. Nghiên cứu khả năng duy trì sinh sản hữu tính liên quan đến sự nảy
mầm và bảo quản hạt phấn.............................................................................. 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 41
2.2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm đa phôi của một số dòng, giống cam quýt ...... 41
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu tính liên quan đến quá trình thụ
phấn thụ tinh.................................................................................................... 34
2.2.2.3. Nghiên cứu khả năng duy trì sinh sản hữu tính liên quan đến sự nảy
mầm và bảo quản hạt phấn.............................................................................. 34
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 44
2.2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm đa phôi của một số dòng, giống cam quýt...... 34
2.2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu tính liên quan đến quá trình thụ

phấn thụ tinh.................................................................................................... 37
2.2.3.3. Nghiên cứu khả năng duy trì sinh sản hữu tính liên quan đến sự nảy
mầm và bảo quản hạt phấn…………………………………………………..37
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 40
3.1. Kết quả nghiên cứu hiện tượng đa phôi của một số dòng, giống thuộc họ
cam quýt .......................................................................................................... 40
3.1.1. Nghiên cứu tỷ lệ hạt đa phôi của một số dòng, giống thuộc họ cam quýt.. 40
3.1.1.1. Khả năng mang hạt đa phôi của một số dòng, giống bưởi ................ 40
3.1.1.2. Kết quả nghiên cứu khả năng mang hạt đa phôi của một số dòng,
giống cam thuộc họ cam quýt ......................................................................... 41
3.1.2. Nghiên cứu số phôi trong hạt của một số dòng, giống thuộc họ cam
quýt mang hạt đa phôi ..................................................................................... 42


v

3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh sản hữu tính liên quan đến quá trình
thụ phấn thụ tinh.............................................................................................. 43
3.2.1. Khả năng tạo quả khi tự thụ và thụ phấn tự do của các dòng, giống cây
thuộc họ cam quýt ........................................................................................... 43
3.2.1.1. Khả năng tạo quả khi tự thụ và thụ phấn tự do của một số dòng,
giống bưởi ...................................................................................................... 43
3.2.1.2. Khả năng tạo quả khi tự thụ và thụ phấn tự do của một số dòng, giống
cam ................................................................................................................. 45
3.2.1.3. Tương quan giữa số lượng hạt và trọng lượng quả ở một số dòng
giống cây thuộc họ cam quýt khi thụ phấn tự do............................................ 46
3.2.2. Nghiên cứu sự duy trì sinh sản hữu tính với các nguồn hạt phấn khác
nhau của các dòng, giống thuộc họ cam quýt ................................................. 50
3.2.2.1. Khả năng tạo quả và hạt với nguồn hạt phấn khác nhau trên các dòng,

giống bưởi ....................................................................................................... 50
3.2.2.2. Khả năng tạo quả và hạt với nguồn hạt phấn khác nhau trên các dòng,
giống cam ........................................................................................................ 53
3.3. Kết quả nghiên cứu quá trình thụ phấn thụ tinh thông qua quan sát sinh
trưởng của ông phấn trong nhụy hoa .............................................................. 54
3.3.1. Nghiên cứu khả năng thụ tinh thông qua quan sát sinh trưởng của ống
phấn trong nhụy hoa của một số giống, dòng bưởi với các nguồn hạt phấn
khác nhau......................................................................................................... 55
3.3.1.1. Khả năng thụ tinh thông qua quan sát sinh trưởng của ông phấn trong
nhụy hoa bưởi Phúc Trạch với các nguồn hạt phấn khác nhau ...................... 55
3.3.1.2. Khả năng thụ tinh thông qua quan sát sinh trưởng của ông phấn trong
nhụy hoa bưởi Năm Roi với các nguồn hạt phấn khác nhau .......................... 57
3.3.1.3. Khả năng thụ tinh thông qua quan sát sinh trưởng của ông phấn trong
nhụy hoa của bưởi Da xanh với các nguồn hạt phấn khác nhau..................... 58
3.3.1.4. Kết quả nghiên cứu quá trình thụ phấn thụ tinh thông qua quan sát
sinh trưởng của ông phấn trong nhụy hoa của dòng bưởi 2XB, bưởi đỏ với các
nguồn hạt phấn khác nhau............................................................................... 59


vi

3.3.2. Nghiên cứu quá trình thụ phấn thụ tinh thông qua quan sát sinh trưởng
của ông phấn trong nhụy hoa của các giống, dòng bưởi với các nguồn hạt
phấn khác nhau................................................................................................ 61
3.3.2.1. Sự sinh trưởng của ông phấn trong nhụy hoa của các giống, dòng
bưởi khi tự thụ................................................................................................. 61
3.3.2.2. Sự sinh trưởng của ông phấn trong nhụy hoa của các giống bưởi với
các nguồn hạt phấn khác giống ....................................................................... 63
3.3.2.3. Thử nghiệm ảnh hưởng của phương pháp bao hoa đến năng suất
quả của một số giống bưởi, cam ..................................................................... 65

3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng nẩy mầm của hạt phấn ............................. 65
3.3.1. Nghiên cứu khả năng nẩy mầm của hạt phấn tại thời điểm hoa nở...... 66
3.3.2. Nghiên cứu khả năng nẩy mầm của hạt phấn sau khi bảo quản ........... 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Đề nghị ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất............ 10
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi trên thế giới ............... 11
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi ở một số châu
lục, quốc gia trên thế giới................................................................................ 12
sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới năm 2011 ................................................ 12
Bảng 1.4: Sản lượng các loại cây ăn quả của Việt Nam năm 2011................ 15
Bảng 2.1: Đặc điểm nguồn vật liệu nghiên cứu.............................................. 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ đa phôi ở một số dòng, giống bưởi ....................................... 40
Bảng 3.2: Tỷ lệ đa phôi ở một số dòng, giống cam và quýt ........................... 48
Bảng 3.3: Số lượng phôi/hạt của các dòng, giống thuộc họ cam, quýt cho hạt
đa phôi ............................................................................................................. 43
Bảng 3.4: Sự so sánh về tỷ lệ đậu quả, trọng lượng quả khi tự thụ và thụ phấn
tự do ở các dòng, giống bưởi .......................................................................... 44
Bảng 3.5: So sánh về tỷ lệ đậu quả, trọng lượng quả khi tự thụ và thụ phấn tự
do ở các dòng, giống cam, quýt ...................................................................... 45
Bảng 3.6: Số lượng hạt và trọng lượng quả ở một số dòng, giống cây thuộc họ
cam quýt khi thụ phấn tự do ........................................................................... 51
Bảng 3.7: Tỷ lệ đậu quả và số hạt khi thụ phấn với nguồn hạt phấn khác nhau

của một số dòng, giống bưởi........................................................................... 58
Bảng 3.8: Tỷ lệ đậu quả và số hạt khi thụ phấn với nguồn hạt phấn khác nhau
của một số dòng, giống cam, quýt .................................................................. 53
Bảng 3.9: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây bưởi
Phúc Trạch ....................................................................................................... 55
Bảng 3.10: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây
bưởi Năm Roi.................................................................................................. 57


viii

Bảng 3.11: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây
bưởi Da Xanh .................................................................................................. 59
Bảng 3.12: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây
bưởi 2XB......................................................................................................... 60
Bảng 3.13: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp thụ phấn trên cây
bưởi đỏ ............................................................................................................ 60
Bảng 3.14: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp bưởi tự thụ....... 62
Bảng 3.15: Số lượng ống phấn trong nhụy hoa ở các tổ hợp bưởi giao phấn 64
Bảng 3.16: Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của phương pháp bao hoa đến
năng suất quả của một số giống bưởi, cam thí nghiệm................................... 65
Bảng 3.17: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của một số dòng, giống bưởi, cam tại
thời điểm nở hoa.............................................................................................. 67
Bảng 3.18: Tỷ lệ nảy mầm sau bảo quản của hạt phấn một số dòng giống
bưởi, cam thuộc họ cam quýt (ở nhiệt độ 5oC) ............................................... 68


ix

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, CÁC HÌNH

Đồ thị 3.1: Tương quan giữa số hạt/quả và trọng lượng quả của dòng bưởi TN4....47
Đồ thị 3.2: Tương quan giữa số hạt/quả và trọng lượng quả của dòng bưởi TN2....48
Đồ thị 3.3: Tương quan giữa số hạt/quả và trọng lượng quả của dòng cam TN6 ....48
Đồ thị 3.4: Tương quan giữa số hạt/quả và trọng lượng quả của dòng cam TN1 ....49
Đồ thị 3.5: Tương quan giữa số hạt/quả và trọng lượng quả của bưởi Phúc trạch ...49
Hình 3.1: Hạt phấn nẩy mầm và tạo thành các ống phấn (mũi tên) sinh trưởng ở đầu
nhụy (SM) của bưởi Phúc Trạch tự thụ 8 ngày sau thụ phấn. ..................................56
Hình 3.2: Ống phấn sinh trưởng ở phần 1/3 giữa vòi nhụy (MS) của bưởi Phúc
Trạch tự thụ 8 ngày sau thụ phấn. .............................................................................56
Hình 3.3: Ống phấn bị ức chế sinh trưởng và bị dừng sinh trưởng ở phần 1/3 phía
dưới vòi nhụy (LS) của bưởi Phúc Trạch tự thụ 8 ngày sau khi thụ phấn................56
Hình 3.4: Không quan sát thấy ống phấn trong bầu hoa (OV) của bưởi Phúc Trạch
tự thụ 8 ngày sau thụ phấn ........................................................................................56
Hình 3.5: Ống phấn sinh trưởng trong bầu hoa của tổ hợp bưởi Phúc Trạch x bưởi
Đỏ 8 ngày sau thụ phấn.............................................................................................56
Hình 3.6: Ống phấn sinh trưởng trong noãn của tổ hơp bưởi Phúc Trạch x bưởi Đỏ
8 ngày sau thụ phấn...................................................................................................56
Hình 3.7: Không quan sát thấy ống phấn ở phần 1/3 phía dưới vòi nhụy (phía trên
bầu hoa) ở hoa của bưởi Năm Roi 8 ngày sau khi tự thụ phấn .................................58
Hình 3.8: Ống phấn được quan sát ở phấn 1/3 phía dưới vòi nhụy (phần nằm phía
trên bầu hoa) ở công thức Năm Roi x Da Xanh 8 ngày sau khi thụ phấn ................58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Họ cam quýt gồm nhiều loài cây có giá trị kinh tế, dinh dưỡng, giá trị
y học và văn hóa - xã hội cao [21], [23]. Cam, bưởi có vị trí quan trọng trong
chuyển đổi giống cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế,

chính trị, xã hội [22]. Ở Việt Nam, 1ha cam quýt độ tuổi 8 năm – độ tuổi kinh
doanh cho năng suất trung bình 16 – 20 tấn quả/năm [21], [22]. Nhiều nhà
vườn trồng bưởi Diễn, sau 4 - 5 năm có thể thu lãi 40 – 100 triệu đồng/ha,
năng suất cao tới 250 quả/cây ở vườn có mật độ khoảng 1000 – 1200 cây/ha.
Quả của cây có múi được dùng ăn tươi, chế biến thành rất nhiều sản
phẩm có giá trị như: Nước quả, mứt, rượu,…[48]. Cây thuộc họ cam quýt có
giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc
[25], [30]. Chúng là loại nam dược quý để chữa các bệnh đường ruột, tim
mạch; lá bưởi dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi; lá bưởi non chữa sưng
khớp, bong gân. Thịt quả có tác dụng giải khát, tiêu đờm, lợi tiểu và tiêu
hoá... [21], [22].
Sinh sản hữu tính ở cây trồng là quá trình hình thành hạt (hạt hữu
tính) sau khi thụ tinh với sự tham gia của cả giao tử đực (cây bố) và giao tử
cái (cây mẹ). Sinh sản hữu tính tồn tại ở hầu hết các loại cây trồng [53]. Đối
với cây thuộc họ cam quýt, quá trình sinh sản hữu tính phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Hiện tượng hạt đa phôi (trong đó chỉ có một phôi hữu tính và một
hoặc nhiều phôi vô tính), quá trình thụ phấn, thụ tinh, hiện tượng tự bất hòa
hợp và bất hòa hợp, hiện tượng bất dục đực, bất dục cái... [47], [49], [50].
Nhiều đặc tính liên quan đến sinh sản hữu tính bao gồm cả quá trình duy trì
và ức chế sinh sản hữu tính của cây họ cam quýt mang đến một số đặc tính
kinh tế có giá trị, các giống mang đặc tính tự bất hòa hợp, giống bất dục có
khả năng rất cao trong việc tạo quả không hạt có chất lượng cao [27], [32].


2

Việc nghiên cứu hiểu rõ đặc điểm sinh sản hữu tính ở cam quýt là rất cần
thiết, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các kỹ thuật tạo quả không hạt và giúp
các nhà chọn tạo giống và sản xuất phát huy các đặc điểm có lợi, hạn chế các
đặc điểm không có lợi trong chọn giống và sản xuất đối với cây trồng thuộc

họ cam quýt.
Từ thực tiễn sản xuất và nghiên cứu, việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm sinh sản hữu tính ở một số dòng, giống cây thuộc họ cam quýt" là rất
cần thiết. Kết quả nghiên cứu làm tiền đề cho việc tạo quả không hạt, có năng
suất và chất lượng cao. Đồng thời bổ sung thêm kiến thức hiểu biết về cây cam
quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định đặc điểm sinh sản hữu tính ở một số giống, dòng cây thuộc
họ cam quýt nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống và thâm
canh cây cam quýt.
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định hiện tượng đa phôi liên quan đến đặc điểm sinh sản hữu
tính ở một số giống, dòng thuộc họ cam quýt;
- Xác định đặc điểm của quá trình thụ phấn thụ tinh liên quan đến
sinh sản hữu tính ở một số giống, dòng thuộc họ cam quýt;
- Xác định cơ chế thụ phấn thụ tinh liên quan đến khả năng duy trì
sinh sản hữu tính của một số giống, dòng thuộc họ cam quýt.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Hiện tượng đa phôi là hiện tượng sinh học điển hình liên quan đến
quá trình sinh sản hữu tính của cây cam quýt. Đây là phương thức duy trì nòi
giống, chống thoái hóa qua các thế hệ của nhiều loài thực vật trong đó có họ
cam quýt [21], [22].
Hiện tượng tạo quả không hạt của cam quýt được giải thích do 3 trường

hợp: Giao tử đực bất dục, giao tử cái bất dục và tự bất hòa hợp. Trong đó thường
gặp là hiện tượng tự bất hòa hợp. Đây là hiện tượng ống phấn không kéo dài trong
vòi nhuỵ nên không có sự thụ tinh mặc dù có sự thụ phấn [42], [49], [53].
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên các loài cây ăn quả (trừ
những giống cho quả không hạt), đã chứng minh: Nguồn hạt phấn khác nhau
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và cuối cùng là năng suất,
chất lượng quả [35]. Ở một số cây ăn quả như: Cây hồng (D. Kaki) có 2 nhóm
giống chính, nhóm tự thụ phấn và nhóm giao phấn, trong đó nhóm giao phấn
khi cho tự thụ quả rất hay rụng, có thể rụng tới 100%. Đối với nho, cam quýt,
tiến hành tự thụ bắt buộc lại tạo ra quả không hạt có năng suất chất lượng cao
[25], [31], [32]. Khi tiến hành các thí nghiệm thụ phấn với các nguồn hạt phấn
khác nhau, ta có thể xác định các tổ hợp lai, nguồn hạt phấn cho năng suất,
chất lượng quả cao.
Để xác định đặc điểm sinh sản hữu tính ở thực vật nói chung và cây
có múi nói riêng chúng ta cần quan tâm nghiên cứu: Khả năng nảy mầm của
hạt phấn (quá trình thụ phấn); khả năng hoàn thiện của hoa cái để tiếp nhận
thụ tinh (quá trình thụ tinh); khả năng kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
để hình thành hợp tử (quá trình thụ tinh); quá trình đậu quả, tạo hạt từ phôi


4

hữu tính (quá trình kết hạt) [53]. Thụ phấn là cần thiết trong việc sản xuất hạt
và ngay cả trong việc kích thích sinh trưởng bầu nhụy ở các giống gần như
không hạt [52], [53].
Trong các vấn đề liên quan đến đặc điểm sinh sản hữu tính của cây
thuộc họ cam quýt, chúng ta cần quan tâm các vấn đề liên quan đến phôi hạt,
quá trình thụ phấn thụ tinh và đặc điểm hạt phấn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 95% vườn bưởi Năm Roi được

trồng xen với các loại cây cam quýt khác đều xuất hiện hạt [15]. Về hình dạng
quả bên ngoài của quả, chúng ta rất khó phân biệt được quả có hạt và quả
không hạt. Hiện tượng xuất hiện nhiều hạt này cũng xảy ra với giống bưởi Da
Xanh và nguyên nhân được cho rằng do thụ phấn chéo [25]. Trên một số
giống bưởi không hạt nhưng khi thụ phấn chéo thì có nhiều hạt, số hạt/quả
thông thường khoảng 100 [15].
Trong thực tiễn sản xuất, nhiều nông trại sản xuất đã ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật tác động đến các hiện tượng sinh học của họ cây có múi để
nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả kinh tế. Họ lợi dụng hiện
tượng đa phôi để tạo nguồn gốc ghép, con giống đồng đều; tự thụ tạo quả
không hạt có năng suất, chất lượng cao trên bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, cam,…
[6]; trồng xen với cây trồng khác giống để cung cấp phấn bổ sung, kích thích
giao phấn tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao năng suất chất lượng, chống thoái hóa
ở bưởi Đoan Hùng, Phúc trạch [7], [12].
Do đó chúng ta cần nghiên cứu, giải thích nguyên nhân các giống,
dòng thuộc họ cam quýt có hạt hoặc không có hạt. Đồng thời phát hiện ứng
dụng các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng quả bằng cách tác động
vào quá trình thụ phấn thụ tinh, tạo hạt, hạt phấn và phôi hạt.


5

1.2. Những nghiên cứu về cây họ cam quýt
1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố cam quýt
2.2.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nhà khoa học nhất trí: Cam quýt có nguồn gốc từ miền Nam
châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya xuống vùng quần đảo Philippin,
Malaysia, miền Nam Inđônesia hoặc kéo đến lục địa Úc [23], [44], [46]. Một
số báo cáo khoa học gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có
thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm

thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại [26], [33]. Citrus medica có nguồn gốc
tại miền Nam Trung quốc là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa
Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỉ 1 sau công nguyên [21]. Các loài
chanh vỏ mỏng (Lime, C. Auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc
ở miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó các thuỷ thủ đầu tiên
đến Ấn Độ đã mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải, châu Âu... [23], [33].
Các loài chanh núm (Lemon, Citruslemon) chưa xác định được nguồn
gốc, nhưng nhờ kĩ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm
là con lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantiflia, do chanh núm có
dạng hình thái trung gian giữa 2 loại vừa kể trên [33]. Chanh núm được sử
dụng sớm nhất vào năm 1150 ở Bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải và châu
Âu. Cam ngọt (Citrus Sinensis.L) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonexia, sau đó cũng giống như loài
Citrus medica chúng được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang
về trồng ở châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 17 [33].
Giống cam nổi tiếng thế giới (Washington Navel), ở Việt Nam vẫn thường gọi
là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt,
giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824; ở
Florida (Mỹ) năm 1835; ở Califorlia năm 1870 và nó trở nên rất nổi tiếng ở


6

Washington [44]. Sau đó, giống Wasshington Navel được du nhập và trồng
khắp các vùng trồng cam quýt trên thế giới.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được xác định có nguồn gốc ở
Malaysia, Ấn Độ [51]. Thuyền trưởng Shaddock (người Ấn Độ) đã mang
giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ
bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và ở châu Âu
sau thời gian đó [46]. Bưởi chùm (Citrus paradisis) là dạng đột biến hay dạng

con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở vùng
Barbadas miền tây Ấn Độ, được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809
và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ [43].
Các giống quýt cũng được xác định có nguồn gốc ở miền Nam châu
Á, gồm miền Nam - Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó những người
đi biển đã mang đến trồng ở Ấn Độ [46]. Quýt (Citrus reticulata) được trồng
ở vùng Địa Trung Hải, châu Âu và châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có
múi khác vào khoảng năm 1805 [33].
Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của
cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc
chiến tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi
các đoàn thuyền buôn, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và
thuyền buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
1.2.1.2. Sự phân bố
Cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trải dài từ 40o vĩ
bắc xuống 40o vĩ nam. Hiện nay, vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam,
Cuba, Thái Lan, Malaysia và miền Nam Trung Quốc đang bị thu hẹp diện tích
trồng cây có múi do một số bệnh hại điển hình của vùng khí hậu nhiệt đới:
Bệnh Greening [13], [16], [17]. Khí hậu á nhiệt đới hạn chế được nhiều loại


7

sâu bệnh hại nên cam quýt ở vùng này ngày càng có xu hướng tăng nhanh,
phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả [39].
Theo phân vùng địa lý, hiện nay thế giới có các vùng trồng cam quýt
chính như sau:
* Vùng cam quýt châu Mỹ: Vùng cam quýt châu Mỹ trải dài từ Trung
Mỹ, kéo lên phía bắc đến khoảng 40o vĩ Bắc, xuống phía Nam đến vĩ độ tương
đương [20], [21] bao gồm các nước như: Mexico, Cuba, Hoa Kỳ, Brazil,

Honduras, Costarica, Equado... Ngoài ra cam quýt còn được trồng trong nhà
kính và ở những vùng ấm áp ven biển miền nam Canada. Tuy không phải là
nơi khởi nguyên của cam quýt nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn
liền với lịch sử khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu,
đặc biệt là của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có nhiều ý kiến khác
nhau về lịch sử du nhập cam quýt vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám
hiểm người Tây Ban Nha, phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu
Mỹ trong chuyến đi lần thứ 2 năm 1483 [23], [33], [40], [41].
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cam quýt được đưa vào châu Mỹ
từ những người đi biển Bồ Đào Nha trước năm 1483 [26], nhận định này cũng
giống như một số ý kiến của các nhà sử học cho rằng châu Mỹ được người Bồ
Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt chân lên châu lục này. Nhờ điều
kiện thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh về mọi mặt của lục địa
châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản
lượng [51].
Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng, cam Navel được chọn
lọc ở đây. Ngoài các giống cam ngọt nổi tiếng, bưởi chùm (Citrus paradisis)
cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng, có mùi vị
thơm mềm, độ chua ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa chuộng làm
món tráng miệng trên thế giới. Châu Mỹ là nơi sản xuất, xuất khẩu chủ yếu
bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác. Năm 1997 sản lượng cam


8

quýt của châu Mỹ đã đạt khoảng trên 30 triệu tấn cam, trên 2 triệu tấn quýt,
trên 3 triệu tấn chanh, trên 4 triệu tấn bưởi các loại [23] [48].
* Vùng cam quýt Địa Trung Hải và châu Âu: Bao gồm các nước như:
Algeria, Ai Cập, Hy Lạp, Isarel, Italia, Moroco, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Syrian, Tunisia, Thổ Nhĩ Kì. Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời

hơn cam quýt châu Mỹ, được du nhập từ châu Á theo gót chân những người
lính viễn chinh và các thủy thủ Ấn Độ. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương
khá ôn hòa mát mẻ, điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát
triển, nổi tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica [23][33].
Các loài cam quýt được trồng ở đây có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suất
khá [36], [37] nên nhiều nước trong vùng xuất khẩu và chế biến cam quýt với
số lượng lớn: Tây Ban Nha, Italia, Isrel... [23].
* Vùng cam quýt châu Á: Châu Á là quê hương của cam quýt, tuy có
sản lượng cao ở Trung Quốc và Nhật Bản, Đài Loan nhưng do điều kiện kinh
tế xã hội kém phát triển của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa
được quan tâm nhiều [38], [39]. Công tác chọn tạo giống kĩ thuật canh tác (trừ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng
cam quýt khác trên thế giới [51]. Nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn
của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippin.... [19], [20].
Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở một số nước
thuộc châu Đại Dương như Australia, Niuzilan... [20]. Hiện nay cam quýt bắt
đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh như Nauy,
Thụy Điển, Phần Lan,... Tuy nhiên sản lượng ở những nước này không nhiều,
chủ yếu là chế biến phục vụ nhu cầu trong nước [29].


9

1.2.2. Phân loại và đặc điểm sinh vật học đáng chú ý của họ cam
1.2.2.1. Phân loại
Họ cam quýt có những đặc điểm phân loại: Cây có mang tuyến dầu
(chủ yếu ở lá), bầu mọc nối trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh viền răng cưa,
quả gồm 2 hay nhiều noãn bên trong [26].
Cam quýt thuộc bộ cam (Rutales). Họ cam quýt (Rutaceae) được

phân chia thành 130 giống (genera) thuộc 7 họ phụ khác nhau, trong đó họ
phụ hoa hồng (Aurantirideae) có ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới
họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28 giống) và tộc phụ Citrinae (13
giống), 3 nhóm tộc phụ Citrinae (13 giống), 3 nhóm: "tiền cam quýt", "gần
cam quýt” và cam quýt thực sự (True Citrus Group) được phân nhóm từ
Citreace [22].
Sự phân loại cam quýt khá phức tạp vì có các yếu tố: Nhiều giống
(Cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của các giống này (Hybrids),
hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân
tố gây khó khăn cho phân loại cam quýt [21], [33].
Hiện nay tồn tại 2 hệ thống phân loại cam quýt được nhiều người áp
dụng. Trong đó chủ yếu là theo sự phân loại của Tanaka (Nhật Bản): Cam
quýt gồm 160 - 162 loài (species). Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất và cho
rằng các giống (cultivars) cam quít qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở
thành giống mới. Ông quan sát, ghi chép tỉ mỉ đặc điểm hình thái của các
giống đã biến dị và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới với tên
khoa học được bắt đầu bằng tên của giống hoặc loài đã sinh ra chúng và kết
thúc bằng chữ Horticulture Tanaka. Swingle đã phân chia cam quýt ra thành
16 loài [33], bảng phân loại của Swingle đơn giản hơn nên được sử dụng
nhiều hơn, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn phải dùng bảng phân loại của
Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết đến tên


10

từng giống. 10 loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con người nhất trong
nhóm “true citrus group” và nhóm con lai được liệt kê ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tên loài
C. sinensis

C. aurantium
C. reticulata
C. paradisis
C. grandis
C. limon
C. medica
C. aurantifolia
C. trifoliate
C. F. margarita

Tên tiếng Anh
Sweets orange
Sour orange
Mandarin
Pomelo (grapefruit)
Shadock (pummelo)
Lemon
Citron
Lime
Tritoliate (poncirus)
Kumquat

Tên tiếng Việt
Cam ngọt
Cam chua
Quýt
Bưởi chùm
Bưởi
Chanh ta
Chanh núm

Chanh vỏ mỏng có núm
Chanh đắng (chanh 3 lá)
Quất

Bưởi (C.grandis): quả to nhất trong các loài cam quýt, vị chua hoặc
ngọt, bầu có từ 13–15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi
phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới
như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc. Việt Nam có rất nhiều giống
bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi... [21].
Bưởi chùm (C.paradisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của
bưởi C.grandis vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi C.grandis
nhưng lá nhỏ hơn, eo cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua
nhẹ. Bưởi chùm cho những giống ít hạt như Duncan, phần lớn các giống bưởi
chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép [27], [28].
Cam ngọt (C.sinensis): Cam ngọt quả to hơn các loài cam khác, mùi
vị tinh dầu ở các loài cam quýt là một đặc điểm để phân loại, lá quýt có mùi
cay đậm hơn các loại lá khác. Đặc điểm cam ngọt có vị rất ngọt, quả có từ 9–
13 múi, vỏ mỏng và mịn.
Quýt (C. reticulata): Tuyến dầu của quýt có mùi đặc trưng nên dễ
dàng phân biệt được với các loài khác, quả quýt nhỏ, vỏ nhẵn, rất rễ bóc vỏ, lá


11

có răng cưa điển hình, ở một số giống, mặt dưới lá có màu xanh nhạt, hoa
mọc đơn hoặc chùm nhưng không bao giờ mọc thành chùm có nhánh, màu
sắc vỏ quả rất hấp dẫn từ vàng đến vàng – đỏ, đỏ [22].
Các loại chanh: Chanh núm (C. medica), chanh núm vỏ mỏng (C.
aurantifolia), chanh ta (C. limon). Các giống chanh được chia chủ yếu thành 2
nhóm chanh chua và chanh ngọt. Hạt chanh đa số là hạt đa phôi, mùi tinh dầu

của lá cũng đặc trưng cho từng loài, chanh chua độ axit có thể lên đến 7-8%.
Việt Nam có cả 3 loại bao gồm chanh yên, phật thủ (C. medica), chanh giấy,
chanh vỏ mỏng có núm (C. aurantifolia), chanh ta (C. limon).
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt
1.2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 6 - 10 triệu tấn trái cây có múi.
Chủ yếu là cam, bưởi, chanh, quýt. Những năm gần đây diện tích, năng suất,
sản lượng cây có múi tăng nhanh theo nhu cầu tiêu dùng.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi trên thế giới
Chỉ tiêu

Diện tích (1000ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (1000 tấn)

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008

1035,2
63,5
6.576,3

1087,1
74,8
8.129,2

1200,5
87,7
10.533,4

Năm 2009


Năm 2010

1257,2
93,5
11.759,1

1264,6
93,1
11.776,3

Nguồn: FAOSTAT, 2011 [28]
Về diện tích: Năm 2000 toàn thế giới có 1035,2 nghìn ha, sau 5 năm
đến 2005 tổng diện tích này tăng 5% (2005/2000) với 53,1 nghìn ha. Sau 3
năm tiếp theo diện tích đã tăng 10,4% (2008/2000), 113,4 nghìn ha. Năm
2009, thế giới có tốc độ tăng diện tích cây ăn quả có múi cao nhất với 257,3
nghìn ha. Năm 2010, diện tích cam quýt thế giới chỉ tăng 7,4 nghìn ha và đạt
1264,6 nghìn ha.
Về năng suất: Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng về năng suất
của cây thuộc họ cam quýt tăng trung bình 2,26 tấn/ha/năm. Giai đoạn 20052008, sự tăng trưởng cao hơn với 4,3 tấn/ha/năm. Năng suất cam quýt đạt


12

ngưỡng cao nhất vào năm 2009 (93,5 tấn/ha) cao hơn năm 2008 là 5,8 tấn/ha.
Năm 2010, do sâu bệnh hại nặng ở một số quốc gia châu Á nên năng suất cây
có múi giảm 0,4 tấn/ha so với năm 2009.
Về sản lượng: Cùng với sự tăng nhanh về diện tích, năng suất, sản
lượng cây ăn quả có múi của thế giới tăng tương ứng. Năm 2009 thế giới có
sản lượng cao nhất với 11.759,1 nghìn tấn tăng 1.225,7 nghìn tấn so với năm

2008. Năm 2010, sản lượng cây có múi thế giới chỉ tăng 23,2 nghìn tấn do
năng suất giảm.
Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi của một số châu lục và quốc gia
năm 2010 được thể hiện trong bảng số liệu 1.3:
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi năm 2010
ở một số châu lục, quốc gia trên thế giới
TT

Châu lục/quốc gia

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Thế giới
Châu Phi
Châu Mỹ

Châu Á
Mỹ
Trung Quốc
Cô-lôm-bi-a
Guinea
Kenya
Nigieria
Ả - rập Xê - út
Sierra Leone
Ấn Độ
Syrian Arab Republic
Mexico
Nhật Bản

17
18

Angola
Phi-lip-pin

Diện tích thu
hoạch (1000ha)
1.264,6
857,1
88,8
312,9
1,9
186,4
42,0
44,4

11,8
141,3
14,2
17,5
63,0
6,9
21,2
5,7
13,3
21,0

Năng suất
(tấn/ha)
93,1
49,7
116,8
205,6
195,6
262,3
173,8
53,2
88,7
47,1
95,1
61,9
124,1
297,4
48,9
158,9
75,0

89,7

Nguồn: FAOSTAT, 2011 [28]

Sản lượng
(1000 tấn)
11.776,3
4.257,7
1.036,7
6.434,8
37,2
4.888,6
730,0
236,4
104,7
3.488,4
135,0
108,4
781,8
205,2
103,6
90,6
99,7
188,3


13

Trái cây thuộc học cam quýt được sản xuất tập trung ở một số quốc
gia trên thế giới như: Mêhico, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nigieria, Côlôm-bi-a, Guinea ….

Châu Á là cái nôi phát sinh của cam quýt đồng thời là khu vực sản
xuất lớn trên thế giới. Nơi đây có sự phát triển cây ăn quả không đồng đều.
Sản lượng cây ăn quả có múi cao ở Trung Quốc, Phi - lip - pin, Nhật Bản và
Đài Loan. Ở các nước châu Á khác, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng
nhiều nên diện tích, năng suất, sản lượng thấp. Mặt khác, vùng này hiện nay
có diễn biến sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng do một số bệnh
hại như bệnh Greening, Tristeza….
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ quả cây thuộc
họ cam quýt. Ở Trung Quốc các cây có múi được trồng nhiều tại các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và
Đài Loan... Theo một số tài liệu mới: Các loại cây ăn quả có múi ở Trung
Quốc phát triển mạnh hơn so với các loại cây ăn quả khác. Năm 1989 diện
tích cây có múi của Trung Quốc là hơn 50 nghìn ha, sản lượng trên 210 nghìn
tấn. Năm 2010 diện tích cây trồng này đã đạt gần 186,4 nghìn ha, năng suất,
sản lượng đạt cao nhất thế giới (năng suất đạt 262,3 tấn/ha; sản lượng đạt
4.888,6 nghìn tấn quả).
Ấn Độ: Tại đây, cây ăn quả có múi trồng trên quy mô thương mại ở
một số vùng. Năm 2010, Ấn Độ sản xuất được 781,8 nghìn tấn quả cam quýt các
loại [29]. Trong đó, sản lượng bưởi quả cao nhất đạt trên 200 nghìn tấn xếp
thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở các nước châu Á. Dự kiến năm 2015, Ấn Độ sẽ
tăng gấp đôi diện tích trồng bưởi xuất khẩu và sản lượng dự kiến tăng 30% [29].
Châu Phi là châu lục có diện tích trồng cây có múi cao nhất và sản
lượng đứng thứ 2 trong số các châu lục nhưng năng suất tại dây rất thấp chỉ
đạt 49,7 tấn/ha bằng 1/2 năng suất bình quân của toàn thế giới. Tại đây có


14

Nigieria l quc gia ng th 2 th gii v din tớch v sn lng cam quýt
nhng nng sut ch t 47,1 tn/ha.

Chõu M ch cú 88,8 nghỡn ha cam quýt tp trung mt s nc: Cụ
- lụm - bi -a, Mexico, Cuba, Hoa K, Brazil.... Trong ú ng u v nng
sut l Hoa K, v din tớch v sn lng l Cụ - lụm - bi - a.
1.2.3.2. Tỡnh hỡnh sn xut v tiờu th cam quýt Vit Nam
Việt Nam là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây
trồng, với điều kiện khí hậu và địa bàn phức tạp Việt Nam là một trong những
nớc có thể trồng đợc nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây ăn quả [22], [23].
Cam quýt mới thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau năm 1945, thời
kỳ xây dựng XC hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế
kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ. Diện tích và sản
lợng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trờng trồng cam quýt đợc hình thành
trong giai đoạn này ở miền Bắc: Nông trờng Sông Lô, Cao Phong, Sống Bôi,
Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ.... Diện tích hàng
ngàn ha cam quýt ở các nông trờng quốc doanh này, cùng với các vùng cam
quýt truyền thống nh bởi Đoan Hùng, Bởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, Quýt
vàng Bắc Sơn, cam sành Tuyên Quang, nghề trồng cam quýt đC vơn lên trở
thành một nghề sản xuất - xuất khẩu có thu nhập cao [13], [22].
Nhúm cõy n qu cú mỳi l mt trong 4 loi cõy n qu ch lc.
Trng cam, quýt, bi mang li hiu qu kinh t cao. Thụng thng nhng
nh vn trng 30 cõy bi oan Hựng l thu c mi nm 15 - 20 triu
ng/nm [13], [15]. Nhng nm gn õy, cõy n qu cú mỳi ngy cng c
quan tõm phỏt trin. Theo s liu ca B Nụng nghip v phỏt trin Nụng
thụn, nm 2011 c nc t 8 triu tn trỏi cõy n qu, trong ú sn lng
cam, quýt l 700 nghỡn tn, sn lng bi l 417,6 nghỡn tn [1]. Bng 1.5
th hin tm quan trng ca cõy thuc h cam quýt i vi sn xut cõy n
qu ca Vit Nam:


15


Bng 1.4: Sn lng cỏc loi cõy n qu ca Vit Nam nm 2011
TT

Tờn loi

Sn lng thu
hoch (1000tn)
8000,0

T l
(%)
100,00

1

Tng sn lng cõy n qu

2

Cõy cú mỳi

1.117,6

13,97

3

Chui

1.670,0


20,86

4

Da

533,0

6,66

5

Xoi

595,8

7,45

6

Nhón

616,4

7,705

7

Chụm chụm


700,0

8,75

8

Cõy n qu khỏc

2.767,2

34,59

Ngun: B Nụng nghip v Phỏt trin nụng thụn [1]
C nc hin cú trờn 800.000 ha cõy n trỏi vi nhng loi trỏi cõy
ch yu nh: Da, chui, cam, quýt, bi, xoi, thanh long, vi thiu, nhón,
chụm chụm, su riờng. Kim ngch xut khu trỏi cõy trong nhng nm gn
õy trờn 180 triu USD/nm [1], [3]. Cõy n qu cú mỳi chim v trớ th 2
trong bng xp hng v sn lng vi 1.117,6 nghỡn tn t 13,97% tng sn
lng cõy n qu cỏc loi. Trong cỏc ging cam quýt cú giỏ tr, cam snh,
bi Nm Roi l 2 trong 11 loi cõy n qu cú li th cnh tranh ch lc phc
v xut khu [1], [6].
Sự phân bố vùng trồng cam quýt ở nớc ta tập trung ở cả 3 min Bắc,
Trung, Nam v đợc chia làm các vùng sinh thái trồng cam quýt khác nhau.
Theo cỏc tỏc gi Trn Th Tc v cụng s [19], [20], [21] nc ta cú 4 vựng
trng cõy cú mỳi ch yu l:
- Vựng ng bng sụng Cu Long: õy cú tp on cam quýt rt
phong phỳ: Cam chanh, cam snh, cam giy, bi, quýt, qut. Cỏc ging c
a chung v trng nhiu hin nay l cam snh, cam mt, bi Nm Roi, bi
Long Tuyn. Ch yu trng ti cỏc tnh Tin Giang, Hu Giang, Vnh Long,



×