Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên Cứu Đặc Tính Nông Sinh Học Và Kỹ Thuật Nhân Giống Cây Lê Tại Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.04 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY LÊ
TẠI TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TSKH ng

THÁI NGUYÊN - 2012


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY LÊ
TẠI TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trần Thế Tục

THÁI NGUYÊN - 2012


90i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc tính nông sinh học
và kỹ thuật nhân giống lê tại tỉnh Cao Bằng”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình của các cơ quan, các bạn đồng nghiệp và các cán bộ của
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của một số tỉnh, đặc biệt là các
hộ gia đình nơi đã thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phòng Quản lý đào
tạo sau đại học – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trần
Thế Tục - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm,
cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cơ quan chuyên môn, các bạn
bè thân thích và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2012

Nguyễn Thị Phương Oanh



ii
91

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc cụ thể.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Oanh


92iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ..................................................................................... 2
2.1. Mục đích .................................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu .................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra nghiên cứu cây lê............................................ 4
1.2. Nguồn gốc, phân loại lê.......................................................................................... 5
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................ 5

1.2.2. Phân loại ............................................................................................................... 6
1.3. Tình hình sản xuất lê trong và ngoài nước ........................................................... 9
1.3.1. Tình hình sản xuất lê ở ngoài nước .................................................................... 9
1.3.2. Tình hình sản xuất lê ở trong nước ..................................................................11
1.4. Những nghiên cứu về cây lê trong và ngoài nước .............................................13
1.4.1. Các giống lê và đặc điểm nông sinh học .........................................................13
1.4.2. Yêu cầu về sinh thái đối với cây lê ..................................................................18
1.4.3. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống lê .................................................22
1.4.4. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại ..................................................................27
1.4.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt ........................................................29
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...........................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................33
2.3.1. Điều tra, thu thập tình hình sản xuất, thành phần các dạng lê, biện pháp kỹ
thuật canh tác, thu hoạch, tiêu thụ và sâu bệnh hại lê tại tỉnh Cao Bằng ................33
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các dạng lê tại Cao Bằng .............34
2.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lê bằng phương pháp ghép cành...............37


iii
93
iv

2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................41
3.1. Thực trạng sản xuất lê ở Cao Bằng và những điều kiện tự nhiên liên quan đến
việc sản xuất lê .............................................................................................................41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lê của tỉnh Cao Bằng.................41
3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lê và cây ăn quả của tỉnh Cao Bằng .....44

3.1.3. Các dạng lê ở Cao Bằng và sự phân bố tại các huyện ...................................48
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại lê tại Cao Bằng .........................................................50
3.1.5. Kỹ thuật trồng trọt và nhân giống lê hiện tại ở Cao Bằng .............................51
3.1.6. Tình hình trồng lê ở một số hộ gia đình tại Cao Bằng ...................................53
3.1.7. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp góp phần mở rộng sản xuất
lê tại Cao Bằng .............................................................................................................55
3.2. Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các dạng lê tại thị trấn
Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh- Cao Bằng....................................................................59
3.2.1. Đặc điểm hình thái cây của các dạng lê...........................................................59
3.2.2. Đặc điểm lá của các dạng lê .............................................................................60
3.2.3. Đặc điểm lộc và tình hình rụng lá của các dạng lê .........................................61
3.2.4. Đặc điểm hoa, thời kỳ nở hoa và đậu quả của các dạng lê tại Cao Bằng .......63
3.2.5. Đặc điểm quả của các dạng lê ở Cao Bằng .......................................... 64
3.2.6. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất tại thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà
Lĩnh - Cao Bằng..........................................................................................................66
3.3. Nghiên cứu khả năng nhân giống lê....................................................................67
3.3.1. Nghiên cứu gieo hạt mác coọt làm gốc ghép ..................................................67
3.3.2. Nghiên cứu một số phương pháp ghép và thời vụ ghép ....................... 69
3.4. Đề xuất kỹ thuật nhân giống lê bằng phương pháp ghép ........................ 78
3.4.1. Kỹ thuật nhân giống mác coọt làm gốc ghép lê .................................... 78
3.4.2. Kỹ thuật ghép lê .................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................84
1. Kết luận .....................................................................................................................84
2. Đề nghị ......................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................86


v94
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng lê tại một số nước trên thế giới giai đoạn 2007 -2009 ..........10

Bảng 1.2: Sản lượng lê trên thế giới và một số khu vực ..........................................10
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lê tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
năm 2006 - 2010.............................................................................................. 12
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lê ở Cao Bằng từ năm 2006- 2010 ..44
Bảng 3.2: Diện tích lê của các huyện giai đoạn 2006 -2010 ....................................46
Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng của một số loại cây ăn quả của tỉnh Cao Bằng .....47
Bảng 3.4: Tình hình phân bố các dạng lê tại các huyện của tỉnh Cao Bằng năm
2010 ...............................................................................................................................49
Bảng 3.5: Thành phần sâu bệnh hại lê tại thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh Cao Bằng.......................................................................................................................50
Bảng 3.6: Danh sách một số hộ trồng lê điển hình có thu nhập khá tại Cao Bằng
(từ năm 2006-2008) .....................................................................................................54
Bảng 3.7: Đặc điểm hình thái cây của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện
Trà Lĩnh - Cao Bằng ....................................................................................................59
Bảng 3.8: Đặc điểm lá của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh Cao Bằng.......................................................................................................................60
Bảng 3.9: Đặc điểm lộc xuân của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện Trà
Lĩnh - Cao Bằng ...........................................................................................................62
Bảng 3.10: Thời gian ra hoa của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện Trà
Lĩnh - Cao Bằng ...........................................................................................................63
Bảng 3.11: Tỷ lệ đậu quả của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện Trà LĩnhCao Bằng.......................................................................................................................64
Bảng 3.12: Đặc điểm quả của các dạng lê tại thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh Cao Bằng.......................................................................................................................65
Bảng 3.13: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong quả của các dạng lê tại thị
trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh - Cao Bằng ...........................................................66
Bảng 3.14: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tại thị trấn Hùng Quốc,
huyện Trà Lĩnh - Cao Bằng.........................................................................................66
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ mọc của hạt mắc coọt ..............68
Bảng 3.16: Tình hình sinh trưởng của cây con mắc coọt sau ra ngôi .....................69
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ bật mầm đối với phương pháp
ghép nêm .......................................................................................................................70



vi
95
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ bật mầm đối với phương pháp
ghép mắt nhỏ có gỗ ......................................................................................................71
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ bật mầm đối với phương pháp
ghép cành chẻ bên ........................................................................................................72
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng của mắt ghép theo
phương pháp ghép nêm ...............................................................................................73
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng của mắt ghép theo
phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ ..............................................................................74
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến sinh trưởng của mắt ghép theo
phương pháp ghép cành chẻ bên ................................................................................75
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của một số thời vụ ghép và phương pháp ghép đến tỷ lệ
sống của cây lê..............................................................................................................76
Bảng 3.24: Tỷ lệ xuất vườn của cây lê con ở một số thời vụ ghép và phương pháp
ghép khác nhau .............................................................................................................77


96vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ diện tích và sản lượng lê ở Cao Bằng giai đoạn 2006-2010 .....45
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh diện tích lê với một số loại cây ăn quả khác tại Cao
Bằng năm 2010................................................................................................ 47
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các phương pháp ghép ở các thời vụ khác
nhau ...............................................................................................................................76
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ xuất vườn của các phương pháp ghép ở các thời vụ
khác nhau ......................................................................................................................77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lê là cây ăn quả ôn đới quan trọng, thường trồng ở các vùng ôn đới có khí
hậu lạnh. Quả lê có giá trị cao bởi trong thịt quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết
quả phân tích trong quả lê chín có chứa 9,44% đường tổng số; 0,4% axit nitric;
14,9mg/100g vitamin C; phần ăn được chiếm 89,88%, theo (Võ Văn Chi, 1997)
[4; 668] thì công dụng chính của lê là ăn quả, quả khô dùng làm thuốc trị lỵ, quả
tiêu thử, kiện vị, thu liễm, ngoài ra quả lê còn có một số đặc điểm và tác dụng
như sau: quả lê có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận táo, sinh
tân chỉ khát. Nhà học giả Lê Quý Đôn từ thế kỷ 18 [7] đã viết: “đi đường khát
nước và mỏi mệt, được ăn mấy quả lê thấy đỡ ngay, lúc bấy giờ nghĩ là uống
nước Quỳnh tương, Ngọc dịch cũng không hơn gì, mía và chuối so với lê thì chỉ
là hạng đầy tớ, tay gọt vỏ lê suốt ngày thấy hương thơm’’. Tại một số nước ở
Châu Âu quả lê dùng chủ yếu để ăn tươi, sấy khô, làm nước quả. Ở nước ta
quả lê chủ yếu được dùng để ăn tươi, ngoài ra ở một số nơi còn phơi khô
ngâm rượu, hoặc muối chua sử dụng làm thực phẩm thay rau xanh lúc giáp
vụ... Quả lê khi chín kỹ thịt quả màu trắng, ăn giòn vị ngọt mát và đặc biệt có
mùi thơm rất hấp dẫn, trong nhân dân còn gọi lê là "quả 7 vị 5 mùi".
Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê, được trồng nhiều nhất ở châu
Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Trên thế giới Nga, Braxin, Đức, Pháp,
Trung Quốc và các nước vùng Địa Trung Hải rất chú trọng tới việc trồng lê, ở
những nơi đó được trồng chủ yếu là những giống lê ngon và có giá trị kinh tế.
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, có rất nhiều tiềm năng về đất đai và
khí hậu thích hợp với nhiều loại cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới
như: hạt dẻ, lê, mơ, mận, đào, cam, quýt… trong đó có cây lê là loại cây ăn quả
đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, là cây ăn quả đã gắn liền với đời sống của
đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên ở Cao Bằng cây lê chỉ được


2

trồng phân tán, nhỏ lẻ trong các vườn hộ gia đình, trồng trọt chủ yếu theo lối
quảng canh không được chăm sóc nên dẫn đến những giống lê quý đang có nguy
cơ bị thoái hoá, làm cho năng suất, chất lượng giảm sút. Đồng thời kỹ thuật nhân
giống lê của người dân vẫn còn đơn giản nên hệ số nhân giống không cao, chưa
có nhiều cây giống tốt phục vụ cho việc phát triển lê tại Cao Bằng.
Để khắc phục những hạn chế trên cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề, đó
là điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất lê và khả
năng thích ứng của các giống lê đối với từng vùng sinh thái, nghiên cứu nhân
giống vô tính thích hợp đối với cây lê để nhân nhanh những giống lê có triển
vọng và phát triển mở rộng diện tích. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và kỹ thuật nhân giống cây lê tại
tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
-Xác định các dạng lê hiện được trồng ở Cao Bằng, những thuận lợi và
khó khăn của việc trồng lê
- Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của một số giống lê được trồng tập
trung tại một số vùng ở tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lê ở một số thời vụ.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, đánh giá thực trạng và xác định yếu tố hạn chế trong sản xuất lê
của tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các dạng lê phải đại diện và đủ
dung lượng mẫu cần thiết
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống lê cần bố trí ở nhiều thời vụ khác nhau


3


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc chọn lọc các dạng lê có
năng suất cao và phẩm chất tốt phù hợp cho sản xuất đồng thời nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật nhân giống lê, nhằm tạo ra nhanh những giống lê
tốt góp phần nâng cao diện tích, năng suất và chất lượng lê cho Cao Bằng.
Mặt khác còn là tài liệu tham khảo cho các nhà làm vườn, các hộ gia đình, cán
bộ khuyến nông, các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề về
chọn tạo, nhân giống lê và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây lê ở
Cao Bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần giúp tỉnh Cao Bằng xác định thực trạng về tình hình sản
xuất lê, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển cây lê và lựa chọn
ra được những dạng lê tốt, phục vụ cho việc sản suất lê thực sự có hiệu quả,
góp phần đa dạng hoá sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập và từng bước nâng cao đời sống của đồng bào vùng cao.
- Xác định biện pháp nhân giống lê bằng phương pháp ghép cành để áp
dụng rộng rãi trong công tác nhân giống, nhằm nâng cao tỷ lệ sống sau ghép
và tạo ra số lượng lớn những cây con có đủ tiêu chuẩn, chất lượng cao đưa ra
sản xuất.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra nghiên cứu cây lê
Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, với điều
kiện khí hậu, sinh thái cũng như những đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội mà đồng bào các dân tộc nơi đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông lâm

nghiệp, điều này đã cho phép nghề trồng cây ăn quả phát triển rất rộng. Hơn
nữa Cao Bằng nằm ở độ cao so với mặt nước biển trung bình từ 600 - 1000m,
khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất 00C,
mùa đông nhiệt độ trung bình từ 5-60C lạnh nhất là vào tháng 1, lượng mưa
trung bình 1.500mm, cùng với diện tích đất đai dồi dào đã cho phép Cao Bằng
có rất nhiều tiềm năng thích hợp với việc phát triển các loại cây ăn quả ôn đới,
trong đó có cây lê. Lê được trồng ở Cao Bằng từ rất lâu đời, ít nhất cũng phải
trên 100 năm trở về trước, chưa có tài liệu nào đề cập tới nguồn gốc cây lê ở
nơi đây, chỉ qua công tác điều tra phỏng vấn trực tiếp những cụ già trên 90 tuổi
ở các huyện Trà Lĩnh, Hà Quảng cho thấy, khi lớn lên đã nhìn thấy cây lê cao
chừng 10-11m. Điều này chứng tỏ cho thấy lê là cây ăn quả đặc sản và có khả
năng thích ứng cao với điều kiện sinh thái của Cao Bằng. Đây là tiền đề cơ bản
có thể mở rộng diện tích và phát triển cây lê với qui mô lớn tiến tới sản xuất
hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tập đoàn cây ăn quả tại Cao Bằng khá phong phú và đa dạng như: dẻ,
nhãn, vải, lê, cam, quýt, chuối, dứa… nhưng lê chỉ đứng ở vị trí thứ 3 sau dẻ
và mác mật [18]. Thực tế qua công tác điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy
mặc dù lê là cây ăn quả đặc sản quan trọng như vậy, song từ trước đến nay kỹ
thuật nhân giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chưa
được chú ý và áp dụng đúng, dẫn đến hiệu quả kinh tế từ cây lê đem lại thực
sự chưa phát huy hết được những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Vì vậy việc
điều tra, nghiên cứu về cây lê là rất cần thiết.


5

1.2. Nguồn gốc, phân loại lê
1.2.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây lê đã có khá nhiều tác giả đề cập tới và có nhiều ý
kiến khác nhau. Theo Bành Kính Ba và các cộng sự (1991) [1] khi nghiên

cứu về nguồn gốc của cây lê đã kết luận là lê bắt nguồn từ vùng núi phía Tây
Nam của Trung Quốc, tác giả còn cho biết ở Trung Quốc lê được trồng ở hầu
hết các tỉnh, chỉ trừ những vùng quá lạnh giá và quá khô hạn. Lê được trồng
tập trung và nhiều nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông.
Djukovxki P. M (1971)[31] lại cho rằng: nguồn gốc của cây lê là ở Hy
Lạp, vì tại đây đã có mặt cây lê dại cách đây 1000 năm trước công nguyên, cụ
thể có giống lê dại Pyrus nivalis là nguồn nguyên liệu được thuần hóa trồng ở
vườn nhà vùng Địa Trung Hải. Dẫn theo tài liệu của Ăngđrây Fêdôrốp thì
Djukovxki P. M đã chỉ ra các trung tâm khởi nguyên về loài bao gồm: trung
tâm Đông Á, cầu nối giữa vùng Đông Á và Trung Á là các loài Pyrus ở
Himalaya, Caucuse và các vùng gần đó là Iran và các nước vùng Tiểu Á là
vùng khởi nguyên quan trọng có nhiều thành phần loài. Trung tâm khởi
nguyên thứ 2 là Krưm và vùng phía đông bán đảo Balkan, Châu Âu là trung
tâm của giống lê dại P.Communis. Các giống lê trồng nổi tiếng trên thế giới
được tạo ra từ các giống lai giữa P. Communis và P.Nivalis. Cây lê được trồng
ở Liên Xô (cũ) từ rất sớm, trong đó Trung tâm cây ăn quả trên đất châu Âu là
Ycrain. Nhà cây ăn quả Nga ở cuối thế kỷ 18 Bôlôtôva A.T đã mô tả 39 giống
lê và nửa cuối thế kỷ 19 vườn thực vật Nikitxki ở Krưm đã có 1 tập đoàn các
giống lê rất lớn đến 550 giống.
Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam đã có một số tác giả đề cập tới. Theo
(Võ Văn Chi, 1997) [4,168] thì lê ở nước ta là lê Pyrus pyrifolia Nakai, cây
được nhập từ Trung Quốc vào trồng ở những vùng núi cao miền Bắc Việt
Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn... Cây trồng chủ yếu để lấy quả ăn tươi và quả
khô dùng để làm thuốc chữa bệnh. Các tác giả (Nguyễn Văn Phú, Trần Thế


6
Tục, 1969) [17,110] khi điều tra về cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc đã cho rằng các giống lê ở Cao Bằng đều thuộc dòng họ Salê (Pyrus
pyrifolia Nakai) và đều có nguyên sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc, cho đến

nay thì cây lê được trồng khá phổ biến ở các vùng cao thuộc các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta.
1.2.2. Phân loại
Lê thuộc chi Pyrus. Nhóm Pyrus gồm có:
- Lê châu Âu P.communis bao gồm có các giống: Clapps favorite,
Comise, Harraw delight…chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 600 – 1400 và
có khả năng chống chịu bệnh đốm lá ở mức trung bình, nhưng có ưu điểm là
đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt.
- Lê châu Á P. pyrifolia bao gồm có:
+ Lê Nhật Bản có những giống như: Chojuro, Hosui, Kikusui, Shinko,
Shinsui. Chúng yêu cầu có đơn vị lạnh CU từ 400 – 900.
+ Lê Trung Quốc gồm có giống: Tsuli, Yali..những giống này yêu cầu
đơn vị lạnh CU từ 300 – 450.
Cả giống lê Trung Quốc và Nhật Bản đều có khả năng chống chịu tốt
đối với bệnh đốm lá.
Theo (Rubtsov. G, 1994) [37] dựa vào một số đặc điểm của quả như số
tử phòng (ô) đài quả còn dính lại hoặc đã rụng, màu sắc vỏ quả và răng cưa ở
lá đã phân loại các giống lê Trung Quốc thành 3 nhóm giống:
1. Nhóm đại diện chính (Eupyrus Kikuchi) bao gồm:
- Thu tự lê P. ussuriensis maxim, mọc dại ở Đông Bắc, Hoa Bắc, Nội
Mông Cổ, Tây Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
- Bạch lê P. bretschneideri Rehd, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc,
Sơn Đông, Liễu Ninh, Sơn Tây; ngoài ra các tỉnh Hoa Bắc, Tây Bắc và một số
địa phương khác vùng lưu vực sông Hoàng Hà đều có trồng.


7
- Sa lê P. pyrifolia Nakai phân bố chủ yếu ở vùng lưu vực phía nam
sông Trường Giang, ngoài ra ở Nhật Bản và Triều Tiên cũng có trồng.
- Lê Tân Cương P. sinkiangensis Yu, phân bố ở Tân Cương, Cam túc,

Thanh Hán, Ninh Hạ
- Lê Châu Âu P. communis Linn, cây dại phân bố vùng Tiểu Á và phía
Bắc Iran.
2. Nhóm Đổ đường lê (Micropyrus Kikuchi) gồm:
- Lê hạt đậu P. callryana Done, mọc dại ở các tỉnh Hoa Trung, Hoa
Đông, Hoa Nam, Tây Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Là cây làm gốc ghép chủ
yếu cho Salê ở Hoa Trung.
- Đổ lê P. betulaefolia Bge, dung làm gốc ghép cho lê ở các tỉnh phía
Bắc Trung Quốc.
3. Nhóm giống trung gian ( Intermedia Kikuchi) gồm có 8 loại:
P. pashia Buch . Ham, P.pseudopashia Yu, P. serrulata Rehd…trong
số này phần lớn quả nhỏ, hạt quả thô, có vị chat, ít có giá trị sử dụng và ý
nghĩa kinh tế thấp.
Tác giả (Lưu Chí Dân và cộng sự, 1998) [6], khi nghiên cứu phân vùng
các nhóm giống lê của Trung Quốc: Bạch lê, Thu tự Lê, Sa lê, Lê Châu
Âu…cho rằng các nhóm giống Sa lê có khả năng thích nghi với điều kiện
nhiệt độ cao và ẩm độ cao hơn các nhóm giống khác. Vùng thích nghi của Sa
lê là ở Giang Nam có nhiệt độ và ẩm độ cao bao gồm phía Nam sông Hoài,
các tỉnh phía Nam sông Trường Giang, nhiệt độ bình quân năm 15 – 230C,
nhiệt độ tháng giêng từ 1 – 150C, trong năm nhiệt độ thấp < 100C có 80 – 140
ngày, lượng mưa 800 – 1900mm, đất trồng lê gồm: đất vàng, đất đỏ, đất nâu,
đất tím. Các giống lê điển hình gồm: lê thế kỷ 20, lê Thương Khê, lê Hoàng
Hoa, Minh Nguyệt, Nhị Cung Bạch, Tân Thế Kỷ, Cúc Thủy, Hạnh Thủy…
Theo (Шепелький.А.И, 1996) [39, 103] thì lê có 2 loại, đó là lê châu Á
và lê châu Âu.


8
- Lê châu Á: Gặp nhiều ở Trung Quốc, có khoảng 15 loài tất cả, được
gọi chung là “Sa li” .Sali có 2 biến chủng:

+ Var. Stapfiana Rchd (1)
+ Var. Culta Red

(2)

Trong đó biến chủng (2) là quan trọng hơn cả, nó được trồng ở Nhật
Bản và Triều Tiên, khoảng hơn 20 năm trước đây đã được nhập vào trồng ở
Lào Cai và chủ yếu ra quả trên cành một năm, khả năng chịu lạnh của chúng
kém, quả hình trứng ngược màu vàng xanh, phẩm chất khá tốt.
- Lê châu Âu: Trong những giống lê châu Âu có các giống điển hình
như sau:
+ P. Calleryana Decne
+ P. Betulaefolia Bunge
+ P. Phacocarpa Rehd
+ P. Sesrulata Rehd.
Các giống này thường gặp ở độ cao 500-1.400m so với mặt nước biển,
độ lớn của cây vừa phải, các chồi non có lông tơ mịn, lá nhỏ hơn lá lê châu Á,
có hình trứng ngược, thuôn dài và mép lá chỉ lượn sóng, cuống lá dài 3-4 cm,
quả tròn nhỏ, vỏ mịn màu nâu, loại này dùng làm gốc ghép rất tốt cho các
giống được trồng ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.
Tác giả cũng căn cứ vào thời vụ chín của Lê để chia ra thành các nhóm
giống như sau:
+ Giống chín sớm: quả chín vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.
+ Giống chín trung bình: quả chín vào hạ tuần tháng 9.
+ Giống chín muộn: là những giống quả chín sát mùa đông
Ở Việt Nam tác giả (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978) [3, 158]
cho rằng, Lê thuộc họ Hoa hồng Rosaceae, thuộc chi Pyrus. Chi Pyrus có loài
lê và loài mác coọt.



9
- Loài lê (P. communis L.) là cây ở vùng ôn đới, quả ngon và mát, có
nhập nội, ở ta được trồng ở vùng Cao - Lạng.
- Loài mác coọt (P. pashia Buch. Ham. exD. Don) là cây nhỡ, lá khía
răng, hoa màu trắng, quả có vỏ đốm nhiều, thịt quả cứng ăn chát, vị ngọt kém.
Cả lê và mác coọt đều thuộc phân họ Táo Maloideae được đặc trưng
bởi lá đơn, 2-5 lá noãn hợp, bầu dưới, đế hoa lõm, công thức hoa như sau:
K4-5 C4-5 A5-18 G(2-5
1.3. Tình hình sản xuất lê trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình sản xuất lê ở ngoài nước
Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê, được trồng nhều nhất ở châu
Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Lê thích nhiệt độ lạnh nhưng
kém chịu rét đậm. Những vùng trồng lê chính của Nga là: Cranođaxki,
Capkaja, Ucraina. Đặc biệt là vùng Địa Trung Hải và Nam Capkaja, người
ta rất chú trọng tới việc trồng lê, ở những nơi đó được trồng chủ yếu là
những giống lê ngon và có giá trị kinh tế nhất.
Ở Pháp, lê được trồng rộng rãi ở tất cả các vùng với diện tích khá lớn,
trong năm 1981 sản lượng lê của Pháp đứng thứ ba, sau Italia và Etats-Unis
với 420 nghìn tấn/ năm trên diện tích 22.000 ha. Trung bình hàng năm
trong những năm 1990 ở Pháp sản xuất được 3,5 triệu tấn quả các loại
(đứng thứ ba trong khối Tây Âu, sau Italia và Tây Ban Nha), trong đó lê
chiếm 8,5%, sản phẩm lê của nước này dùng để ăn tươi khoảng 87-89%,
còn lại 11-13% là sử dụng làm nguyên liệu chế biến.
Theo số liệu thống kê của FAO thì hiện nay sản lượng lê tại một số nước
trên thế giới khá cao và liên tục tăng trong những năm qua.


10
Bảng 1.1: Sản lượng lê tại một số nước trên thế giới giai đoạn 2007 -2009
Đơn vị tính: tấn

TT

Tên nước

2007

2008

2009

1

Austria

175,526

84,735

168,663

2

Brazil

17,074

17,391

14,856


3

Bungari

0,965

0,924

1,442

4

Canada

13,381

9,594

8,400

5

Trung Quốc

13.045,429

13.676,381

14.416,450


6

Ai Cập

50,414

48,908

52,000

7

Pháp

202,708

159,865

185,857

8

Đức

49,918

38,076

52,319


9

Italia

835,700

770,100

847,500

10

Kazaktan

11,070

7,990

11,000

11

Thổ Nhĩ Kỳ

356,281

355,476

384,244


(Nguồn: FAOSTAT. FAO. ORG)
So sánh sản lượng trong 3 năm qua chúng ta thấy một số nước liên tục tăng
như: Trung Quốc năm 2007 đạt hơn 13 triệu tấn thì đến năm 2009 đã lên tới
hơn 14 triệu tấn, kế đến là Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức. Tuy nhiên có một số
nước lại giảm như: Canada, Brazil
Bảng 1.2: Sản lượng lê trên thế giới và một số khu vực
Đơn vị tính: tấn
TT

Khu vực

1

Thế giới

2

Châu Mỹ

3

2007

2008

2009

20.893,424

21.261,587


22.466,529

634,946

684,712

652,334

Châu Á

15.065,882

15.757,684

16.517,391

4

Châu Âu

3.199,408

2.837,848

3.299,926

5

Châu Đại Dương


169,764

162,992

152,176

(Nguồn: FAOSTAT. FAO. ORG)


11
Nếu xét tại một số quốc gia thì sản lượng tăng không đều, nhưng ở các
châu lục và trên thế giới tăng liên tục qua các năm. Trên thế giới năm 2007
sản lượng là hơn 20 triệu tấn, đến năm 2009 đã đạt trên 22 triệu tấn. Giữa các
châu lục thì Châu Á tăng nhanh hơn cả, năm 2007 đạt trên 15 triệu tấn đến
năm 2009 đã hơn 16 triệu tấn.
1.3.2. Tình hình sản xuất lê ở trong nước
Cây lê được trồng ở Việt nam từ bao đời nay tại các tỉnh miền núi
phía Bắc, nơi có mùa đông lạnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào
Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn… với các giống lê phổ biến là lê
Nâu quả tròn, lê Xanh quả tròn…có năng suất, chất lượng khá tốt. Lê chủ
yếu được dùng để ăn tươi trên thị trường tiêu thụ nội địa, chưa có cơ sở chế
biến nào đối với lê, bởi sản lượng chưa cao và còn phân tán. Trong những
năm qua công tác nhập nội một số giống lê mới đã được tiến hành tại một
số địa phương, cây lê Tai Nung 6 (Đài Loan) đã được đưa vào trồng khảo
nghiệm tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ tháng 8 năm 2002 và tỏ ra khá
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Lê Tai Nung có
ưu điểm là ra hoa muộn hơn đào và mận nên có thể tránh được thời điểm
rét đậm trong mùa đông; thời gian thu hoạch vào tháng 7 (sau mùa thu
hoạch đào và mận) và chín trước lê Trung Quốc khoảng 1 tháng nên rất

thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay những cây lê Tai Nung 6
trồng tại Bắc Hà đã cho quả với năng suất khá cao, trọng lượng quả khoảng
300 – 330g, có vị ngọt đậm đà và hương thơm quyến rũ. Bên cạnh đó tỉnh
còn nhập thêm một số giống trồng thử nghiệm như: Giống Phong Thuỷ,
Thương Khê, Kim Hoa chín trong tháng 8 [22].
Tại Hà Giang từ năm 2001 – 2006 Trung tâm giống cây trồng và gia
súc Phó Bảng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang) đã nhập
nội và khảo nghiệm 5 giống lê Đài Loan, trong đó có 2 giống ký hiệu là ĐV1
và ĐV2 tỏ ra rất thích hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và có nhiều


12
ưu điểm nổi trội hơn cả như: ra hoa muộn hơn nhưng lại chín trước các giống
lê của địa phương, nên có quả bán sớm ra thị trường. Đến nay có thể nói lê
Đài Loan đang dần khẳng định được tính ưu việt, hy vọng nó sẽ trở thành cây
có thế mạnh để phát triển thành vùng chuyên canh hàng hóa và được khuyến
cáo rộng rãi ra sản xuất, các giống này khi gọt vỏ không bị thâm đen nên được
bà con rất ưa chuộng.
Ngoài ra một số nơi như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ cũng đã nhập
nội một số giống như: Hoàng Hoa, Thương Khê để trồng thử nghiệm, nhưng
kết quả thu được chưa như mong muốn, có thể tại những nơi này chưa đủ độ
lạnh cho sự phát triển của lê.
Hiện nay nguồn số liệu từ niên giám thống kê về Nông lâm nghiệp chưa
đề cập tới cây lê, các số liệu về diện tích, sản lượng của lê ở bảng 1.3 sau đây
chỉ là những số liệu thu thập từ nguồn các Sở Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn ở các tỉnh.
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lê tại một số tỉnh Miền núi Phía
Bắc năm 2006 - 2010
2006


2010

Tỉnh

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

1

Cao Bằng

159,0

630,6

203,0

1.280,45

2


Hà Giang

571,2

4.056,8

580,0

4.656,8

3

Lào Cai

180,0

750,0

230,0

1.100,5

4

Bắc Kạn

148,0

612,3


166,0

677,8

5

Lạng Sơn

178,6

625,4

192,2

1.120,4

6

Tuyên Quang

98,0

566,2

176,0

1.020,0

7


Yên Bái

65,2

405,6

87,0

532,4

TT

(Nguồn: Sở NN&PTNT các tỉnh)


13
Ở nước ta lê chủ yếu được dùng để ăn tươi. Ngoài ra, ở một số địa phương
người ta còn chế biến bằng cách ngâm rượu lê, muối lê, sử dụng làm thực phẩm
thay rau xanh lúc giáp vụ... Ngoài giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng của quả lê đã
được các nhà khoa học khẳng định thì bên cạnh đó giá trị kinh tế mà cây lê đem lại
là rất lớn, chính vì vậy tại một số hộ gia đình ở một số tỉnh đã trồng lê và cho thu
nhập rất khá. Theo tác giả (Trần Hoàn, 2001) [11, 10] đã đề cập tới cây lê ở Ngân
Sơn- Bắc Kạn như sau: “Năm 1999 toàn huyện Ngân Sơn có 4,25 ha lê đang cho
thu hoạch và 8,43 ha trồng mới. Đến năm 2001 đã trồng thêm được 11 ha và
người trồng lê không phải trăn trở tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Theo tính
toán 1 cây lê tốt có tuổi thọ cao thì cho thu nhập 500.000-600.000đ, 1kg quả to bán
tại thị trường Ngân Sơn hiện nay với giá dao động từ 8.000-12.000đ”. Theo tác giả
(Lê Phương Bắc, 2003) [2, 10] thì ở huyện Simacai tỉnh Lào Cai thì có thể coi cây lê
là cây xóa đói giảm nghèo, nhất là cây lê xanh với giá bán 5.000đ tại chợ huyện,
ông Vàng A Chứ ở xã Mản Thẩn cho biết: “Tôi có 6 cây lê trồng từ vài năm nay đã

cho thu hoạch. Ngày nào tôi cũng bán ít nhất là một gùi lê, chưa bao giờ bị ế. Loại lê
này được bà con, đặc biệt là những khách dưới xuôi mê lắm. Ông khoe hôm nọ có
mấy người vào tận vườn của ông chọn và xin chiết mấy cây về để trồng”.
Tại bản Khau Tràng, xã Hồng Thái, tỉnh Tuyên Quang có gia đình
ông Đặng Văn Tình là chủ vườn lê lớn nhất, hiện nay vườn của ông có tới
100 cây lê, mỗi vụ cũng có thu nhập gần 20 triệu đồng. Như vậy hiệu quả
từ cây lê đem lại là rất lớn, thực sự là cây ăn quả quý mang đến cho người
dân vùng cao cuộc sống ngày ổn định và được nâng cao.
1.4. Những nghiên cứu về cây lê trong và ngoài nước
1.4.1. Các giống lê và đặc điểm nông sinh học
Hiện nay trên thế giới lê được trồng ở rất nhiều nước, nhất là những
nước có khí hậu lạnh.Vì vậy thành phần giống lê cũng khá phong phú, mỗi
giống ở mỗi vùng, miền lại có những đặc điểm khác nhau, sau đây là mô tả
tóm tắt về đặc điểm nông sinh học của một số giống mang tính đại diện


14
Kết quả nghiên cứu của Chevalier A(1942) [30, 373-376] đã mô tả một
số giống lê ở Pháp như sau:
- Pyrus loquiho: Cây leo, lá nhẵn, không biểu sinh, tựa vào các cây khác,
cao từ 6-8m, phát triển làm rám nắng những cành con, để lại những vết tròn
tương ứng với lá rụng. Lá hơi dài, có đầu nhọn, thót ở hai đầu, hơi tù, nhạt phía
trên, vàng nhạt và bẹ ở phía dưới, gân phụ từ 5 đến 8 đôi, mảnh khảnh nhưng
lồi ra ở phía dưới,cuống lá từ 15 đến 25mm chiều dài. Quả đơn ở kẽ lá, hình lê,
bẹt ở phía trên, dài từ 15 đến 25mm, 3 ngăn, cuống từ 10 đến 15.
- Pyrus candidissima: Cây nhỏ cao từ 5 đến 6 m, ban đầu rụng lá sau đó
thì đến quả, thân cây đường kính 80cm, cành nhỏ với vỏ nâu và những lỗ bì
trắng hình nấm. Lá vàng, phủ trên hai mặt của lá kể cả lá non và cụm hoa có
lông trắng như bông, không bền, hình oval nhọn, dài có mũi nhọn ở đầu, hình
nêm ở cuống, dài 4-5cm, rộng 2cm, có răng cưa rất nhỏ, gân phụ 5-6 đôi,

cuống lá có lông trắng 2-2,5cm chiều dài. Hoa trắng rất thơm, một cụm ở
ngọn, cuống hoa 2-3mm, loại 3, dính liền theo cột vào gốc. Quả tròn hoặc lê
cụt đầu, có vết tròn, không có vết của đài hoa, đường kính 10mm, 3 ngăn.
- Pyrus (Micomeles) rhamnoides Dcne: Cây nhỏ 5-6m, cây biểu sinh, lá
có đầu nhọn, dài, uốn nếp theo gân phụ rất bẹt từ 12-14 đôi, cuống lá ngắn 515mm và mảnh khảnh, cụm hoa có lông, rất nhiều hoa, quả nhỏ tròn, không
chấm, 2 ngăn.
- Pyrus ligustrifolia: Cây biểu sinh cao 4m, thân đường kính 3cm, cành
nhỏ với lá tập trung ở đầu cành. Lá hơi dài, nhạt ở phía trên, hình oval có đầu
nhọn, hơi tù, dài 4-6cm, rộng 1,5-3cm, hơi răng cưa ở viền, 6-8 đôi gân phụ
hơi khó nhìn ở trên và ở dưới, cuống lá ngắn 3-6mm. Quả đơn hoặc đôi, tròn,
đường kính 8-12mm, nâu với chấm nhạt hơn, cuống từ 1,5-2cm.
Tác giả (Chattopadhyay.T.K,2003) [29, 53] đã mô tả 25 giống lê,
nhưng đáng chú ý là 1 số giống sau:


15
- Victoria: Đó là giống giữa mùa, quả chín từ tháng 7 tới đầu tháng 8.
Quả trung bình hoặc to, màu sắc của vỏ quả có màu xanh vàng pha lẫn hơi đỏ.
Thịt quả mịn, nhiều nước và ngọt, là giống có sản lượng cao.
- Conference: Đây là giống chín giữa mùa, cỡ quả trung bình và có hình
dạng của lê điển hình, vỏ quả có màu xanh pha chút nâu đỏ. Thịt quả màu
hồng, vị ngọt và nhiều nước. Đó là giống tốt có giá trị tương đối và nhiều quả,
thu hoạch quả từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 8.
Lê không những cho sản phẩm là quả, mà nó còn là cây cảnh rất có giá
trị, các loài điển hình như: P.amygdaliformis Will, P.elaeagrifolia Pall,
P.pyrifolia (Burm)Nakai và P.ussuriensis Maxim, chúng đang được trồng phổ
biến tại Washington State University ở trung tâm nghiên cứu Puyallup.WA.
Chúng được lựa chọn bởi khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, có đặc
điểm là: cây xanh, hình dáng nhỏ gọn, đẹp, rất phù hợp khi chọn chúng làm
cây cảnh.

Ở Việt Nam lê được trồng ở vùng núi cao nơi có mùa đông lạnh, đặc
điểm chung về cây lê là loại cây thân gỗ, sống lâu năm có thể cao tới 9-11m,
tán hình mâm xôi, đường kính tán từ 7- 13m, đường kính thân có thể đạt tới
30-40cm, độ cao phân cành từ 37 - 102cm, cành cấp 1 có góc phân cành 30700. Lá lê hình mai rùa, có 90 đến 140 răng cưa và rụng vào mùa đông. Lê ra
hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, màu hoa trắng và khi nở rộ tạo cảnh rất đẹp
cho vườn lê. Lộc phát vào mùa xuân, quả hình thành sau khi hoa tàn và phát
triển tới cuối tháng 8 thì chín. Quả lê hình tròn hơi dẹt (lê nâu) xong đa phần
hình bóng điện với trọng lượng bình quân 350 - 500g/quả. Khi chín vỏ quả
chuyển nâu hoặc xanh vàng, vỏ nhẵn. Thịt quả màu trắng, giòn, ngọt mát hơi
pha chua chát, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu. Các tác giả Hoàng Ngọc Đường
và các cộng sự (1996) [8, 18 - 23] nghiên cứu cây ăn quả đặc sản ở vùng núi
Đông Bắc Việt Nam, đã nghiên cứu và mô tả quả lê và mác cọt của một số
tỉnh phía Bắc:


16

- Mác cọt nâu vàng (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình tròn, vỏ quả màu
nâu vàng, chiều dài quả 3,3cm, rộng 3,4cm. Trọng lượng 50g/quả, thịt quả
màu trắng độ sạn ít, ăn có vị chua chát, tâm bì 5 chứa từ 8-10 hạt, màu sắc hạt
nâu sáng.
- Lê xanh quả tròn dẹt (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình tròn dẹt, vỏ
quả màu xanh sáng, chiều dài quả 3,1cm, rộng 4,3cm. Trọng lượng 75g/quả
- Lê xanh quả tròn (Sìn Hồ- Lai Châu): Quả có hình tròn , vỏ quả màu
xanh vàng, chiều dài quả 5,2cm, rộng 5,3cm. Trọng lượng 149g/quả , cuống
dài 1,2cm, thịt quả màu trắng, độ sạn trung bình, ăn có vị ngọt nhạt, tâm bì 5
chứa từ 8-10 hạt, màu sắc hạt nâu sáng.
- Lê xanh quả bầu dục (Sìn Hồ - Lai Châu): Quả có hình bầu dục, vỏ
quả màu xanh, chiều dài quả 5,9cm, rộng 5,8cm. Trọng lượng 200g/quả
- Lê nâu (Văn Chấn - Yên Bái): Quả có hình tròn, vỏ quả màu nâu,

chiều dài quả 5,4cm, rộng 5,0cm. Trọng lượng 150g/quả , cuống dài 3,0cm,
thịt quả màu trắng, độ sạn rất ít, ăn có vị ngọt, nhạt, nhiều nước, tâm bì 5 chứa
khoảng 2 hạt, hạt màu nâu .
- Lê nâu (Ngân Sơn- Cao Bằng): Quả có dạng hình tròn, vỏ quả màu
nâu, chiều dài quả 5,0cm, rộng 5,2cm. Trọng lượng 210g/quả , cuống dài
4,4cm, thịt quả màu trắn vàng, độ sạn rất ít, ăn có vị ngọt,thơm mát, tâm bì 5
chứa từ 3-8 hạt.
- Lê xanh má đào (Hà Giang): Quả có hình tròn, vỏ quả màu xanh vàng
xen lẫn chút đỏ, chiều dài quả 5,2cm, rộng 6,0cm. Trọng lượng 175g/quả, thịt
quả màu trắng, độ sạn rất ít, ăn nhạt và nhiều nước, tâm bì 5 chứa từ 5-6 hạt,
màu sắc hạt nâu sáng.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu 1 số giống lê Tứ Xuyên tại huyện Bắc
Hà- Lào Cai thì hiện nay Lào Cai mới nhập nội một số giống mới gồm:
- Giống Phong Thuỷ: Chín trong tháng 8. Quả hình cầu trung bình 230 250 gram, vỏ quả màu nâu vàng nhạt.


×