Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

sở hữu toàn dân về đất đai hay nên thay đổi bằng chế độ sở hữu tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.47 KB, 5 trang )

Có nên giữ nguyên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hay thay đổi bằng chế độ sở
hữu tư nhân trong những bản Hiến pháp sắp tới?

Khái niệm :
-

-

Sở hữu toàn dân về đất đai : Là khái niệm dung để chỉ một hình thức sở hữu đối
với đất đai trong đó toàn dân là chủ thể nhưng không thể đứng ra thực hiện những
quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu như quyền chiếm hữu , định đoạt, sử
dụng mà phải thông qua chủ thể đại diện cho mình, chủ thể đó chỉ có thể là Nhà
nước bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Sở hữu tư nhân về đất đai : Điều 211 BLDS 2005 đưa ra khái niệm về sở hữu tư
nhân như sau: “ Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp
của mình” . Vì vậy ta có thể suy ra sở hữu tư nhân về đất đai là việc cá nhân có
quyền trực tiếp sở hữu hợp pháp đối với đất đai (bao gồm chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt ) mà không cần thông qua cơ quan đại diện là Nhà nước.

Quy định của hiến pháp về quyền sở hữu đối với đất đai:
-

Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đều thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Cụ
thể:
+ Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định:
“Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan
niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một
quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến
pháp.
+ Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định: “Nhà nước
công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”.


Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).

-

Sau khi thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992
công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” (Điều 17 Hiến pháp năm 1992). Cụ thể:
+ Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài
nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân
hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường
sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ
lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh,
truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã


hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước – đều thuộc sở
hữu toàn dân”.
+ Hiến pháp năm 1992 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành
phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể là nền tảng.
-

Hiến pháp hiện hành 2013 tiếp tục kế thừa ý chí của hiếp pháp 1992 về hình thức
sở hữu và khẳng định rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. (Điều 53)
Về quản lý và sử dụng đất đai: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được

quản lý theo pháp luật” (khoản 1 Điều 54), đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã bổ
sung quy định: “quyền sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ” (khoản 2 Điều 54).

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
- Ưu điểm:
+ Thể hiện đúng bản chất của đất đai là tặng vật của tự nhiên – không của riêng ai.
+ Phù hợp quan điểm chính trị của quốc gia: Quan điểm của nước ta là “Tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân” nên nhân dân phải là chủ sở hữu của đất đai. Đất đai
là thành quả của công cuộc giữ nước và dựng nước lâu dài của dân tộc, không thể
chỉ thuộc quyền sở hữu, độc chiếm của một số người.
+ Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa và
đô thị hóa. Quá trình này đòi hỏi chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp và cần chủ thể đại diện cho nhân dân là Nhà
nước đứng ra thực hiện. Nhà nước phải đứng ra mới có thể dễ dàng làm việc với
người dân.
+ Tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai tự do.
Người lao động được hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn
và bình đẳng hơn. Vì quyền sở hữu là của toàn dân, nên ai ai cũng có khả năng
nhận được lợi ích từ đất đai.
-

Nhược điểm:
+ Người sử dụng không có động lực để đầu tư và phát triển đất một cách tốt nhất
vì đó suy cho cùng thì vẫn không phải hoàn toàn là tài sản riêng của họ.
+ Dễ dẫn đến tham nhũng, lạm quyền: Quyền định đoạt đất đai hiện nay được trao
cho các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương nên dễ dẫn đến việc lạm


quyền, can thiệp quá mức vào giá đất, quyền sử dụng đất của người dân (thu hồi
đất với lý do không hợp lý, bồi thường sau khi thu hồi với giá rẻ mạt…).

+ Khái niệm “Sở hữu toàn dân” là một khái niệm mơ hồ, không thực tiễn: chủ thể
“toàn dân” trong sở hữu đó là ai?, ai thật sự là người có quyền sở hữu đất khi tất
cả đều được xem là chủ sở hữu? Nói đến “sở hữu toàn dân” đương nhiên có thể
hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất
cả mọi người dân (tức các đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và
“hưởng lợi” từ quyền sở hữu này. Tuy nhiên, dân số vốn là một đại lượng có tính
biến động, do đó, không bao giờ xác định được những ai đã, đang và sẽ là đồng
chủ sở hữu. Để đơn giản hoá, sẽ có thể có cách lý giải rằng, Quốc hội chính là chủ
thể của sở hữu toàn dân vì là “cơ quan đại diện cao nhất”. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ
do các công dân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự bầu ra chứ
không phải toàn dân; hơn nữa, về thực chất, bầu cử là hành vi thực hiện các quyền
chính trị (để cấu tạo ra bộ máy nhà nước) chứ không phải hành vi uỷ quyền dân sự
trong quan hệ sở hữu. Bên cạnh đó, quyền sở hữu do 3 yếu tố cấu thành: quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, vậy thì toàn dân có được phép có đủ tất cả
những thành tố đó của quyền sở hữu hay không?
+ Quy định pháp luật còn nhiều bất cập: Thực trạng quy định pháp luật chồng
chéo, gây khó hiểu cho định nghĩa thế nào là sở hữu toàn dân, dẫn đến khó áp
dụng pháp luật: Điều 200 BLDS 2005 định nghĩa “Tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước bao gồm đất đai,…” trong khi theo như định nghĩa trong các văn bản
được nêu ra ở trên thì đất đai là thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước chỉ là chủ thể
đại diện thực hiện quyền sở hữu đó.
Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai
-

Ưu điểm:
+ Tạo động lực cho người sử dụng đất được tự do đầu tư, phát triển đất của mình
một cách tốt nhất do nắm được quyền sở hữu về đất đai của mình. Lợi ích từ việc
quản lý và sử dụng đất sẽ do chính người dân đảm bảo (vì là tài sản cá nhân, ảnh
hưởng trực tiếp nên họ phải có sự cân nhắc nhất định khi quyết định thực hiện một

việc gì liên quan đến phần đất là tài sản của họ).
+ Giảm sự lạm dụng của quan chức nhà nước trong vấn đề này, giảm tham nhũng.
+ Phù hợp với thực tế hiện nay người dân cũng tự do sử dụng và định đoạt những
mảnh đất mà họ được giao quyền sử dụng, đất của ai thì đứng tên người đó, và
người đứng tên có toàn quyền sở hữu với đất của mình

-

Nhược điểm:


+ Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai và đồng thời cho phép người nước
ngoài mua đất từ tư nhân thì dễ dẫn đến nguy cơ mất nước do việc mua bán đất đai
với người nước ngoài. Vì đất đai hình thành nên lãnh thổ quốc gia. Mặt khác, nguy
cơ ly khai cũng cao hơn, do đất sở hữu tư nhân thì Nhà nước khó có thể kiểm soát
được những hoạt động bên trong phần đất của chủ sở hữu.
+ Tình trạng đầu cơ đất: Có thể dẫn đến việc hình thành giai cấp chủ đất mới (do
áp dụng sở hữu tư nhân về đất đai), tình trạng một số người có nhiều tiền thực hiện
đầu cơ đất. Với chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, người sở hữu đất có quyền đối xử
với đất như đối với tài sản riêng, có quyền mua bán, chuyển nhượng, bỏ hoang
không sử dụng, cũng như chuyển mục đích sử dụng. Không ai có quyền thu hồi, sử
dụng đất của người khác nếu không được chủ đất cho phép. Do đất là tài sản riêng
nên người dân có quyền định đoạt nó như hàng hóa trên thị trường bất động sản.
Người càng có nhiều đất thì sẽ có thể đẩy giá đất lên cao.
+ Thiếu công bằng xã hội: Lợi dụng khó khăn hoặc kém hiểu biết của nông dân,
một bộ phận người có nhiều tiền có thể thu gom đất đai để trở thành địa chủ. Người
giàu sẽ ngày càng sở hữu nhiều đất hơn, người nghèo sẽ càng ít cơ hội có đất đai.
+ Không phù hợp với chế độ kinh tế, chính trị của đất nước. Sở hữu tư nhân tức là
quyền sở hữu đất đai của chủ sở hữu là tuyệt đối nên việc thu hồi đất để đầu tư vào
các dự án xây dựng, giao thong vận tải, phát triển kinh tế sẽ khó khăn hơn.

-

-

Lựa chọn của nhóm: giữ nguyên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Trước tiên phải thừa nhận rằng không có một chế độ sở hữu nào là ưu việt tuyệt
đối.
Tuy nhiên, những bất cập của người dân trong vấn đề quản lý đất đai xảy ra trên
thực tế không phải do chế độ sở hữu về đất đai mà là do quy định của pháp luật
chồng chéo và sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và cán bộ nhà
nước, bên cạnh đó còn có cả lí do người dân không hiểu được lợi ích chung như
trong vấn đề về quy hoạch đô thị. Thay đổi chế độ sở hữu mà không thay đổi
những nguyên nhân này thì bất cập vẫn sẽ tiếp diễn.
Nhóm cho rằng, đất đai không thể được coi là một loại hàng hóa trong nền kinh tế
thị trường “có cầu ắt có cung” không thay đổi nhưng nhu cầu được sở hữu đất đai
thì không bao giờ ít đi mà chỉ ngày càng nhiều lên. Vấn đề nhỏ là sự thiếu công
bằng giữa người dân trong cùng một nước, người này có ít đất, người kia có nhiều
đất, cũng có người chẳng có mảnh đất cắm dùi. Vấn đề lớn hơn là giữa các quốc
gia trên thế giới, lợi ích của người dân trong quốc gia của mình sẽ phải được đặt
lên trên quốc gia khác, quỹ đất của quốc gia thì có hạn, làm sao đảm bảo cho
người dân trong quốc gia mình có đất, như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ lãnh thổ của


-

-

các quốc gia bị xâm phạm. Đây là điều có thể hoàn toàn nhận ra trong bối cảnh
Trung Quốc với Việt Nam có những tranh chấp về lãnh thổ.
Thêm nữa, trình độ lập pháp của Việt Nam còn kém, để chuyển đổi trên thực tế từ

chế độ này sang chế độ khác không phải chỉ đơn thuần là thay đổi Hiến pháp, mà
phải thay đổi những văn bản pháp luật dưới nó nữa. Chúng ta sẽ phải mất bao
nhiêu thời gian và tiền của để nghiên cứu, ban hành và thực hiện quy định về chế
độ sở hữu mới khi mà không có sự chắc chắn nào về chế độ ấy?
Cuối cùng, thực chất, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay mang tính chất
chính trị nhiều hơn pháp lý, nên nếu muốn thay đổi chế độ sở hữu này khi mà chế
độ chính trị vẫn giữ nguyên là điều không khả thi.



×